Trang 1 Luận Văn 24 Chuyên Cung Cấp Các Dịch Vụ Luận Văn Uy TínTHỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊNVÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤCKỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺMẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI Trang 2 L
Trang 1Luận Văn 24 Chuyên Cung Cấp Các Dịch Vụ Luận Văn Uy Tín
THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN
VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2Luận Văn 24 Chuyên Cung Cấp Các Dịch Vụ Luận Văn Uy Tín
THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN
VÀ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” là sản phẩm
quá trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa có ai công bố trongbất kỳ công trình nào
Trang 4LỜI CẢM
ƠN
Trong khi thực hiện đề tài “Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi”, tôi đã nhận
được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể cùng với sự nổlực của bản thân để hoàn thành luận văn này
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh cùng quý Thầy Cô giảng dạy tôi trong suốt 2 năm học.Những kiến thức và phương pháp Thầy Cô truyền đạt là nền tảng quan trọng đểgiúp tôi hoàn thành luận văn Đồng thời tôi xin cám ơn các Thầy Cô Phòng Sau đạihọc và Thư viện của trường đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập Đặc biệt tôixin gửi lời cám ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô TS Lê Xuân Hồng đãtận tình quan tâm, hướng dẫn nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng chân thành cám ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên mầm non ở
4 trường mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh: mầm non Hoa Sen vàmầm non Hoa Thiên Lý 1 (huyện Bình Chánh), mầm non Thiên Đức (huyện HócMôn), mầm non 19/5 Thành Phố (Quận 1) và một số giáo viên mầm non đang côngtác tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạomọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, quan sát, phỏng vấn để hoànthành luận văn
Cuối cùng, tôi gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình và các bạn học viên khóa
28 đã luôn ủng hộ, động viên và khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cứu
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ
HUYNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
1.2 Lý luận về sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh 15
1.2.5 Nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
1.2.6 Các nguyên tắc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong chăm sóc
Trang 6MỤC LỤC
1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 351.3.4 Sự hình thành kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 361.3.5 Những điều kiện để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
Chương 2 THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH
TRONG VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu điều tra thực trạng 52
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp giữa GVMN và PH trong việc giáo dục
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non 602.2.1 Thực trạng nhận thức của GVMN, CBQL, PH về giáo dục kỹ năng tự phục
vụ và sự hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 60
Trang 7MỤC LỤC
2.2.2 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và mục đích của việc phối hợp giữa
GVMN và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ MG 3 – 4
2.2.3 Thực trạng sử dụng những hình thức phối hợp giữa GVMN và PH trong
việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 662.2.4 Thực trạng GVMN, CBQL, PH sử dụng những cách, những phương pháp
để giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ tại trường và gia đình 722.2.5 Đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 77
2.2.6 Những nguyên nhân trẻ thực hiện tốt và chưa tốt các kỹ năng tự phục
2.2.7 Thực trạng giao tiếp, trao đổi giữa GVMN và PH về giáo dục kỹ năng
2.2.8 Những khó khăn về phía GVMN và PH trong việc phối hợp để giáo dục kỹ
2.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao phối hợp giữa GV và PH trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 102
2.3.2 Một số biện pháp nâng cao phối hợp giữa GV và PH trong việc giáo dục
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 1022.3.3 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của một số biện pháp đã đề xuất 116
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTChữ viết tắt của nội dung viết tắt Nội dung viết tắt
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2 Một số đặc điểm về phía giáo viên mầm non (N=124) 55
Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN và PH về mục đích của
việc phối hợp để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
Bảng 2.5 Thực trạng sử dụng những hình thức phối hợp giữa GVMN và PH trong
việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi 66Bảng 2.6 Thực trạng CBQL và GVMN sử dụng những cách giáo dục kỹ năng
Bảng 2.7 Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của
trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi từ của GVMN, CBQL và PH 77Bảng 2.8 Những nguyên nhân trẻ thực hiện chưa tốt các kỹ năng tự phục vụ
Bảng 2.9 Những khó khăn của GVMN trong việc phối hợp với PH để giáo
Bảng 2.10 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 117
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non 55Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lí 56Biểu đồ 2.3 Thâm niên công tác quản lí của cán bộ quản lí 57
Biểu đồ 2.5 Thực trạng nhận thức của GVMN, CBQL, PH về giáo dục KN TPV 61Biểu đồ 2.6 Thực trạng nhận thức của GVMN, CBQL, PH về sự hình thành và phát
Biểu đồ 2.7 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp giữa
GVMN và PH trong việc giáo dục KN TPV cho trẻ mẫu giáo
Biểu đồ 2.8 Thực trạng GVMN, CBQL và PH sử dụng những phương pháp để giáo
dục KN TPV cho trẻ tại trường và gia đình 76Biểu đồ 2.9 Kết quả quan sát các KN TPV của trẻ ở trường MN tại TP.HCM 79Biểu đồ 2.10 Thực trạng đánh giá của PH về kỹ năng quan trọng và không quan
Biểu đồ 2.11 Những nguyên nhân trẻ thực hiện tốt các KN TPV của trẻ mẫu giáo 3
Biểu đồ 2.12 Thực trạng PH trao đổi ý kiến với GVMN trong việc giáo dục KN
Biểu đồ 2.13 Thực trạng những phương án xử lí tình huống của GVMN và CBQL
khi PH than phiền về những khuyết điểm của con mình trong KN TPV
92Biểu đồ 2.14 Phụ huynh làm gì khi GVMN trao đổi với PH về việc giáo dục KN
Biểu đồ 2.15 Những nguyên nhân mà GVMN ngại trao đổi với PH, khi thấy trẻ
Biểu đồ 2.16 Những nguyên nhân mà PH ngại trao đổi với GVMN, khi thấy trẻ
Biểu đồ 2.17 Những khó khăn của PH trong việc phối hợp với GVMN để giáo dục
Biểu đồ 2.18 So sánh tính khả thi của các biện pháp đề xuất 118Biểu đồ 2.19 So sánh tính rất khả thi của các biện pháp đề xuất 119
Trang 111 Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Trẻ mầm non được xem là thế hệ tương lai của đất nước và giáo dục trẻ khôngchỉ chịu tác động trực tiếp từ nhà trường, giáo viên mà còn có giáo dục từ gia đình,phụ huynh Vì gia đình, phụ huynh là nơi trẻ được sinh ra và được tiếp xúc đầu tiên,nơi trẻ được gần gũi và chứa đầy tình yêu thương, góp phần hình thành nhân cách.Cho nên môi trường và cách giáo dục từ gia đình, phụ huynh sẽ ảnh hưởng rất nhiềuđến trẻ, việc phụ huynh chăm sóc – giáo dục trẻ không chỉ là công việc riêng tư màcòn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của người làm cha mẹ Điều đó,
có thể khẳng định: “Giáo dục gia đình là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo
dục chung” (Nguyễn Thị Sinh Thảo, 2013).
Luật Giáo dục (2005) đã nêu trách nhiệm của nhà trường là chủ động phối hợpvới gia đình để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục, và trách nhiệm của gia đình
là tạo điều kiện cho con em được học tập tốt, được tham gia các hoạt động và phốihợp cùng nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục Ngoài ra, trong luật bảo vệ chămsóc và giáo dục trẻ em (2012) đã nêu nhà trường và các cở sở giáo dục phải có tráchnhiệm thực hiện giáo dục trẻ đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình đểnâng cao hiệu quả giáo dục (Quốc hội, 2012) Chương trình GDMN (2017) đã đưa
ra cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng đểchăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017) Việc phối hợp giữagia đình, phụ huynh và nhà trường, giáo viên là điều cần thiết và quan trọng giúpquá trình chăm sóc – giáo dục trẻ được thống nhất về nội dung và phương pháp, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục Trẻ mầm non được xem là thế hệ tương lai củađất nước, do vậy nhà trường và gia đình cần giáo dục tốt cho trẻ, không chỉ cũngcấp những kiến thức mà còn giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống cho bản thân,giúp trẻ độc lập trong mọi hoạt động Giai đoạn trẻ bắt đầu tách mình ra khỏi ngườikhác và có ý thức về khả năng của chính mình Trẻ biết so sánh mình với người lớn
và mong muốn được làm người lớn, những công việc của người lớn, tính tự lập bắtđầu xuất hiện, trẻ có nhu cầu thực hiện những hành động độc lập theo ý muốn củabản thân để khẳng định chính mình Giai đoạn này rất thích hợp cho việc giáo dục
Trang 12những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹnăng sống rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi trẻ và là nội dung không thể thiếutrong chương trình GDMN Theo tác giả Vũ Hoàng Vân (2017) kỹ năng tự phục vụ
là biểu hiện về khả năng trẻ có thể làm những việc đơn giản trong cuộc sống: Xúc
ăn, mặc quần áo, chải tóc, đi giày dép… hoặc giúp đỡ người lớn một số công việc
trong cuộc sống hàng ngày Maria Montessori đã từng nói “Điều cốt yếu của sự tự
lập là có thể tự làm việc gì đó cho mình Những trải nghiệm ấy không chỉ là trò chơi Đó là việc trẻ phải làm để trưởng thành” do đó người lớn cần nên để trẻ tự
lập, làm những công việc để phục vụ cho chính mình, điều đó giúp trẻ trở nên độclập, tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống (Tim Seldin, 2015)
Nhà tâm lí học nổi tiếng Maslow đã từng nói: “Thất bại, đối với trẻ con, chưa
hẳn đã là chuyện xấu, điều cốt yếu là thái độ của chúng khi đối mặt với thất bại”.
Trong cả đời người của con trẻ không thể nào tránh khỏi những việc khó khăn, thấtbại vì thế bậc phụ huynh, cha mẹ cần tạo điều kiện và bồi dưỡng cho con những khảnăng tự lập, để có thể đối mặt và giải quyết vấn đề, từ đó giúp trẻ bước ra khỏi vòngtay của cha mẹ (Trần Hân, 2013) Tuy nhiên, thực tế ngày nay còn nhiều trẻ thụđộng, hay ỷ lại vào người lớn, chưa có thể làm những công việc nhỏ để phục vụ bảnthân, đa phần do người lớn cưng chiều nghĩ trẻ còn nhỏ nên sẽ không làm được,không tin vào khả năng của trẻ, sợ trẻ làm sai hoặc do không đủ kiên nhẫn để chờđợi trẻ làm, với mong muốn tiết kiệm thời gian nên người lớn thường làm hộ trẻmọi việc Nhưng đáng ra những công việc đó trẻ phải được làm để phục vụ cho nhucầu của bản thân Từ đó, cho thấy việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là rấtcần thiết, để chuẩn bị hành trang cho trẻ vào bậc học phổ thông, về phía nhà trườnggiáo viên đã giáo dục cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ ở các độ tuổi Tuy nhiên,hiện nay việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ chưa chú trọng nên chưa đồng bộgiữa giáo viên và phụ huynh, nên hiệu quả giáo dục chưa cao, phụ huynh chưa quantâm nhiều đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ ở trẻ, cũng như chưa nhận thứcđược những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của việc phối hợp với giáo viên, nhàtrường để nâng cao hiệu quả giáo dục và hiện nay còn ít đề tài nghiên cứu đến lĩnhvực này
Trang 13Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng phối hợp
giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
Hoạt động phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
4 Giả thuyết nghiên cứu
Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi chưa được chú trọng Nếu nghiên cứu các cơ sở lýluận và khảo sát, phân tích đúng thực trạng thì người nghiên cứu sẽ có cơ sở đề xuấtmột số biện pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việcgiáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Khảo sát và đánh giá thực trạng sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Trang 146 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sự phối hợp giữa giáo viên và phụhuynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một sốtrường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
6.2 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 20 trường mầm non công lập và tư thục tạiThành phố Hồ Chí Minh Trong đó công lập gồm có 11 trường (MN Hoa Sen – MNHoa Thiên Lý – MN Hoa Thiên Lý 1 – MN 30/4 – Hoa Phượng 1 ở huyện BìnhChánh, MN Hoàng Yến ở quận Thủ Đức, MN 14 – MN Bàu Cát ở quận Tân Bình,
MN Hoa Lan – MN Hoa Hồng ở quận Tân Phú), MN 19/5 Thành Phố ở quận 1 vàtại 9 trường tư thục (MN Mầm Xanh – MN Bình Minh ở huyện Bình Chánh, MNNhật Mỹ – MN Thiên Đức – MN Khai Trí ở huyện Hóc Môn, MN Minh Quang –
MN Hoa Mai 2 ở quận 12, MN Vinschool ở quận Bình Thạnh), MN Mai Khôi ởquận Gò Vấp
- 124 giáo viên mầm non đang công tác chăm sóc – giáo dục tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi
- 39 cán bộ quản lí đang quản lí tại các trường mầm non tư thục và công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 254 phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một
số trường mầm non trên tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Quan sát tại 8 nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, tại 4 trường mầm non tư
thục và công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo các công trình nghiên cứu, báo, sách, tạp chí chuyên ngành về cácvấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và gia đình, phụ huynhtrong việc chăm sóc – giáo dục trẻ và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Từ đó hệthống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiêncứu
Trang 157.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Mục đích: Để thu thập thêm thông tin và tìm hiểu thực trạng sự phối hợp giữagiáo viên và phụ huynh trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ và đánh giá các kỹ năng
tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Nội dung quan sát: Sự chuẩn bị của giáo viên mầm non, các biện pháp giáoviên sử dụng trong việc phối hợp với phụ huynh, ghi nhận lại quá trình trao đổi,phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong các giờ đón – trả trẻ Quan sát các kỹnăng tự phục vụ của trẻ trong giờ sinh hoạt hằng ngày của trẻ
Mẫu quan sát: Quan sát giờ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở 8 nhóm lớp mẫugiáo 3 – 4 tuổi: 2 lớp ở trường mầm non Hoa Sen, 2 lớp ở trường mầm non HoaThiên Lý 1, 2 lớp ở trường mầm non 19/5 Thành Phố và 2 lớp ở trường mầm nonThiên Đức
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập thông tin để chứng minh giả thuyết nghiên cứu
Nội dung: Thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáodục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi Tìm hiểu những nguyên nhândẫn đến trẻ chưa thực hiện tốt những kỹ năng tự phục vụ Giáo viên có sử dụngmạng xã hội để trao đổi với phụ huynh hay không và những mong muốn của phụhuynh khi cho trẻ học tại trường mầm non và những đánh giá của phụ huynh về các
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích điều tra: Nhằm tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụhuynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi và thựctrạng nhận thức của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh về giáo dục kỹ
Trang 16năng tự phục vụ Những khó khăn ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụcho trẻ.
Nội dung điều tra thể hiện trong phiếu hỏi bao gồm:
● Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh vềgiáo dục kỹ năng tự phục vụ cũng như tính cần thiết và mục đích của việcphối hợp giữa giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
● Thực trạng sử dụng những hình thức, phương pháp phối hợp trong việc giáodục kỹ năng tự phục vụ và những đánh giá của giáo viên mầm non, cán bộquản lí, phụ huynh về sự phối hợp cũng như mức độ thực hiện các kỹ năng
tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
● Thực trạng giao tiếp, trao đổi giữa giáo viên mầm non và phụ huynh, cũngnhư những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giáo dục kỹ năng tự phục vụcho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
● Những khó khăn về phía giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc phốihợp để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
● Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ của giáo viênmầm non và cán bộ quản lí
● Những đề xuất của giáo viên mầm non, cán bộ quản lí, phụ huynh nhằmnâng cao hiệu quả phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh trong việc giáodục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Mẫu điều tra:
● 124 giáo viên mầm non đang chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
● 254 phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi
● 39 cán bộ quản lí đang quản lí tại các trường mầm non tại Thành phố HồChí Minh
● Cách thực hiện: Phát bảng hỏi cho từng giáo viên mầm non đang công táctại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi, cán bộ quản lí tại các trường mầm non,
Trang 17phụ huynh có con đang học tại nhóm lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở các trườngmầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó thu hồi và tổng hợp đánh giá.
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Mục đích: Nhằm tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụcho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi của giáo viên mầm non và những nhận xét đánh giá củagiáo viên và phụ huynh về kỹ năng tự phục vụ của trẻ
Nội dung: Nghiên cứu các kế hoạch năm/tháng/sổ bé ngoan của giáo viênmầm non tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi
7.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu điều tra sau khi thu thậpđược từ việc nghiên cứu thực trạng
8 Những đóng góp của luận văn
Hệ thống các cơ sở lí luận về hoạt động phối hợp giữa giáo viên và phụ huynhtrong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Làm rõ thực trạng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở một số trường mầm non tại Thànhphố Hồ Chí Minh
Đề xuất một số biện pháp phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữagiáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 –
4 tuổi
Xây dựng một số tài liệu tuyên truyền và các bước giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo
Trang 18PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUĐ̣N VỀ PHỐI HỢP GIỮA GIÂO VIÍN VĂ PHỤ HUYNH TRONG VIỆC GIÂO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ
MẪU GIÂO 3 – 4 TUỔI 1.1 Lịch sử nghiín cứu vấn đề
1.1.1 Câc công trình nghiín cứu ở nước ngoăi
Năm 1979 nhă tđm lý học người Mỹ Urie Bronfenbrenner, đê xđy dựng lýthuyết hệ sinh thâi để giải thích những phẩm chất vốn có của một đứa trẻ vă nhữngảnh hưởng của môi trường đến sự phât triển Ông tin rằng sự phât triển của một cânhđn sẽ bị tâc động bởi mọi thứ xảy ra xung quanh trong môi trường sống của nó vẵng đê đưa ra những ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự phât triển của trẻ:
Hệ vi mô (Microsystem) lă lớp môi trường nhỏ nhất vă gần với trẻ nhất từ gia đình,
người chăm sóc trẻ, thầy cô giâo vă bạn cùng trang lứa, trường học, khu vui chơi…
Hệ tương tâc (Mesosystem) lă sự liín hệ, phối hợp giữa câc nhđn tố trong hệ vi mô,
đặc biệt lă mối liín hệ giữa câc trải nghiệm trong gia đình vă trường học Hệ ngoại
vi (Exosystem) lă môi trường rộng hơn, liín quan tới cộng đồng lớn mă trẻ đang
sinh sống Hệ vĩ mô (Macrosystem) lă lớp ngoăi cùng bao gồm câc nhđn tố như: Câc
khuôn mẫu hănh vi, niềm tin, câc giâ trị văn hóa, phong tục tập quân của dđn tộc…
Hệ thời gian (Chronosystem) lă chu trình phât triển của cả cuộc đời câ nhđn qua câc
sự kiện, câc giai đoạn chuyển tiếp… đều có tâc động trực tiếp đến quâ trình phât
triển của trẻ Ông cho rằng quâ trình phât triển của mỗi câ nhđn điều có sự tương tâc
với câc hệ thống ở trín Qua đó cho thấy rằng môi trường xung quanh có ảnh hưởngrất nhiều đến sự phât triển của trẻ, đặc biệt lă gia đình vă người chăm sóc trẻ lă nhđn
tố tâc động vă tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhiều nhất Vì thế việc giâo dục trẻkhông chỉ có ở nhă trường, GV mă còn phải có sự chung tay, hợp tâc, phối hợpcùng với gia đình để giâo dục trẻ
Xu thế xê hội hóa GDMN ở nước Nga đê thể hiện rất rõ, giữa gia đình, nhătrường MN vă câc lực lượng xê hội cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tâcGDMN (Nguyễn Thị Hòa, 2011)
Trang 19Tác giả Pirchio, Tritrini, Passiatore, Taeschner (2013) cho rằng: “Công tácphối hợp giữa giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ là một công tác quan trọng vàkhông thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ”.
Santiago Nieto Martí (2017) cho rằng: “Mối quan hệ giữa gia đình và nhà
trường không được hiểu là những ảnh hưởng riêng biệt mà là những ảnh hưởng chồng chéo” Điều này nhấn mạnh sự liên quan của sự phối hợp và làm việc tập thể
của các ông bố, bà mẹ và GV Nhà trường và gia đình khác nhau về các loại hình vàhình thức tương tác, chiến lược dạy/học, mô hình giao tiếp và tổ chức quan hệ củahọ… Và chúng ta phải hiểu chúng như là sự thay đổi nguồn kích thích khác nhaucủa sự phát triển
A.X Ma-ca-ren-cô cho rằng: “Để giải quyết một cách có kết quả nhiệm vụgiáo dục thế hệ trẻ, gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội phải phối hợp hoạt
động một cách chặt chẽ” Việc thống nhất giữa gia đình, các bậc PH cũng như nhà
trường và các đoàn thể xã hội, sẽ cung cấp những điều kiện thuận lợi để tiến hànhgiáo dục trẻ một cách có hiệu quả Cho nên nghĩa vụ của các bậc PH, cha mẹ trẻ làphải tích cực chủ động giúp đỡ, chung tay cùng GV để giúp trẻ phát triển một cáchtoàn diện hơn (A.M BAC-ĐI-AN, 1977)
Bộ giáo dục Virginia ở Hoa Kỳ 2002 (Virginia Department of Education).Trong bối cảnh cải cách giáo dục, các gia đình có nhiều đóng góp cho giáo dục concái của mình Nhưng để tối ưu hóa những đóng góp của gia đình, trước tiên các nhàgiáo dục phải phát triển mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa gia đình và nhà trường.Trong quan hệ đối tác đó đầu vào của cả gia đình và trường học đều có giá trị vàtrọng tâm là những gì cả PH và nhà giáo dục có thể làm để thúc đẩy việc học tậpcủa học sinh Sự tham gia của gia đình vào giáo dục không phải là một khái niệmmới Trong nhiều năm, các nhà giáo dục đã đặc biệt tin tưởng vào giá trị sự thamgia của PH, và các bậc PH đã tham gia với các trường học để giúp con cái của họhọc hỏi tiềm năng
Trong chương trình HighScope (2019) của Mỹ trong mối quan hệ đối tác, thìngười GV phối hợp với PH và các thành viên khác trong gia đình để thúc đẩy việchọc của trẻ em GV cung cấp thông tin về chương trình giảng dạy và học tập sớm,
Trang 20mời các thành viên gia đình tham gia vào các hoạt động trong lớp và hội thảo PH,thảo luận về sự tiến bộ của trẻ em và chia sẻ ý tưởng để mở rộng việc học trên lớp
và ở nhà Do đó, các GV báo cáo rằng PH sẽ hiểu rõ hơn về cách con cái họ pháttriển và học tập Ngoài ra, trong chương trình HighScope trẻ được tham gia các hoạtđộng nhóm nhỏ và lớn, hỗ trợ dọn dẹp cùng nhau, phát triển những KN TPV, trẻ cóthể tự lập tự chăm sóc bản thân mình
Trong báo cáo gửi UNESCO của Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI, đãđưa ra vấn đề gia đình và nhà trường phối hợp nâng cao thành tích học tập của họcsinh ở Philippine Một thí nghiệm đầu tiên về chương trình giáo dục mới này ở mộttập thể ở tỉnh Leyte và một khu dân ở thành phố Quezon, Metro Manila Chươngtrình có tính đổi mới công nhận cha mẹ là những người thầy giáo của con cái mình
và cần tăng cường sự hợp tác của họ với những nhà giáo chuyên nghiệp Chươngtrình này được nhóm cha mẹ và GV chỉ đạo ở tất cả các trường học GV và hiệutrưởng được trang bị những KN quản lí như xây dựng cơ cấu hợp tác có hiệu quả,cách thức cùng người khác đưa ra quyết định cũng như KN trao đổi giữa GV và cha
mẹ, và giữa GV với học sinh Tại các cuộc thảo luận, các bậc cha mẹ được tư vấn
về cách thức giáo dục con mình và có một cuộc hội thảo có sự tham gia của cha mẹ
và con cái Các bậc cha mẹ đã bị lôi cuốn vào các quá trình dạy học GV hướng dẫncác bậc cha mẹ giúp con mình làm những bài tập về nhà/ở trường Cha mẹ còn giúp
GV điều khiển các lớp học, nhà trường yêu cầu cha mẹ quan sát hành vi của conmình trong lớp học cũng như các phương pháp dạy học Những nhận xét và gợi ýcủa cha mẹ được đưa ra thảo luận tại các cuộc họp giữa GV và cha mẹ học sinh, qua
đó những biện pháp cụ thể được mọi người thông qua Và sau khi áp dụng chươngtrình này dựa vào thành tích học tập và việc giảm được một số lượng lớn học sinh
bỏ học, chương trình sau đó được áp dụng ở tất cả mọi nơi khác trên đất nướcPhilippin và chúng đạt được những kết quả tốt (Jacques Delors, 2002)
Nhìn chung các nghiên cứu ở nước ngoài đều cho thấy tầm quan trọng của sựphối hợp giữa nhà trường, GV và gia đình, PH trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.Trong đó, cho thấy GV đóng vai trò chủ động trong hoạt động phối hợp, PH sẽ làngười tích cực tham gia, chung tay hỗ trợ cùng GV để đạt được mục đích giáo dục
Trang 21Và điều quan trọng để cả GV và PH cùng hợp tác lâu dài, cần tạo ra mối quan hệ tốtđẹp, để cả hai tin tưởng và tích cực cùng nhau phối hợp.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Luật Giáo dục Việt Nam (2005) thông tư số 07/VBHN-VPQH đã nêu rõtrách nhiệm của nhà trường là chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thựchiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục Ngược lại trách nhiệm của gia đình, cha mẹ hoặcngười giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện chocon em được học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động của nhà trường, người lớn
có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chấtlượng hiệu quả giáo dục (Quốc Hội, 2005)
Điều lệ trường MN (2015) thông tư số 04/VBHN-BGDĐT, đã nêu nhiệm vụ
và quyền hạn của trường MN, trường MG, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp MG độc lập làphối hợp với gia đình, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc – giáo dục trẻ Năm 2018 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra chuẩn nghề nghiệpGVMN thông tư số 26/2018/TT – BGDĐT, đã nêu sự phối hợp của GVMN với cha
mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em và được thể hiện ở 3 mức độ: Đạt – khá – tốt
Trong lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ MG 3 – 4 tuổi, chương trình GDMN(2017) cũng đã đưa ra nội dung tập trẻ làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạtnhư: Làm quen cách đánh răng, lau mặt, tập rửa tay bằng xà phòng Với kết quảmong đợi trẻ thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:Rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần áo… và khi thực hiện chương trìnhcần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở GDMN với gia đình và cộng đồng để chămsóc giáo dục trẻ tốt nhất
Theo tác giả Phạm Thị Châu (2008) cho rằng“Gia đình là một lực lượng quan
trọng góp phần tạo nên chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non”
do đó Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợpvới gia đình nhằm tạo mối quan hệ hai chiều mật thiết, chặt chẽ để thống nhất vềmục tiêu, nội dung, phương pháp, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, nhằmthực hiện mục tiêu GDMN
Trang 22Tác giả Trần Ngọc Tuấn (2015) trên bài báo giáo dục TP.HCM, với bài viết
“Vai trò của phụ huynh” tác giả cho rằng nhà trường, xã hội và gia đình là các yếu
tố tác động đến sự hình thành nhân cách của trẻ Trong đó gia đình, PH đóng vai tròquan trọng ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến trẻ Do vậy trong giáo dục trẻ luônđòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, PH Tác giả chorằng thực tế hiện nay PH chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc phối hợp vớinhà trường để giáo dục trẻ, dẫn đến nhiều cuộc họp PH chưa phát huy hết vai trò,tác dụng của mối liên hệ từ nhà trường và gia đình Cuộc họp chủ yếu được triểnkhai từ một phía GV, các bậc PH dường như không có sự đóng góp ý kiến, cũngnhư những nhận xét, ít thấy trao đổi, bàn luận về việc học của con em mình
Năm 2015 tác giả Huỳnh Lâm Anh Chương đã nghiên cứu đề tài “Biện pháp
quản lí sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả đã đưa ra các
nghiên cứu trên thế giới đã tập trung nhiều đến vai trò và tác động của GV hoặcngười huấn luyện mà chưa nghiên cứu nhiều về vai trò và tác động của cha mẹ họcsinh đối với quá trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh cũng như sự phối hợpgiữa nhà trường và gia đình trong công tác này
Tác giả Thanh Thanh (2018) trên một bài báo viết về chủ đề “Cảm xúc về một
phiên họp phụ huynh ở lớp mầm non” Tác giả cho rằng: Giáo dục luôn đề cao vai
trò của “chân kiềng” vững chắc giữa gia đình – nhà trường và xã hội và mối quan
hệ này được thắt chặt bằng những phiên họp cha mẹ học sinh trong năm
Năm 2013 trong Module 40 của tác giả Nguyễn Thị Sinh Thảo cũng nói vềvấn đề phối hợp giữa nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ MN Module này giúpngười đọc hiểu rõ hơn về sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và có ý nghĩaquan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ Kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ có đạtkết quả cao hay không còn phụ thuộc phần lớn vào việc phối hợp chung tay cùngnhau chia sẻ trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình Ngoài ra, tác giả đã đưa ramục đích, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động phối hợp giữa gia đình vànhà trường và có thể lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường
và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 23Năm 2017 tác giả Nguyễn Thị Dư đã nghiên cứu “Kỹ năng phối hợp của giáo
viên mầm non với phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ”, được đăng trên tạp chí
giáo dục, trường cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Theo tác giả đối với lứa tuổi MN, PHcần phối hợp với nhà trường để theo dõi và chăm sóc trẻ tốt hơn về: Chế độ ănuống, sinh hoạt hằng ngày của trẻ, cũng như dạy cho trẻ các hành vi, thói quen tốt,giáo dục tình yêu thương đối với những người xung quanh Từ vấn đề đó, ngườilàm công tác chăm sóc – giáo dục trẻ cần phải biết làm những gì và phối hợp với
PH như thế nào để giáo dục trẻ mang lại kết quả cao
Tác giả Hoàng Hải Quế (2018) cho rằng “Mối quan hệ nhà trường, gia đình
và xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển cộng đồng, đây là mối quan hệ tác động qua lại”, việc chăm sóc và giáo dục
trẻ nhằm phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và liên tục và chúng diễn ra ởnhiều môi trường khác nhau Vì thế việc chăm sóc, giáo dục nói chung và giáo dụctrẻ mầm non nói riêng luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, PH và xã hội.Trong bài phát biểu của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo
dục tháng 6/1957 Bác Hồ đã chỉ ra “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần,
cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thi kết quả cũng không hoàn toàn” Sự phối
hợp chặt chẽ 3 môi trường gia đình, nhà trường và xã hội góp phần đảm bảo sựthống nhất trong nhận thức cũng như trong các hoạt động, để giúp nội dung giáodục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo nên sứcmạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời vàmâu thuẫn trong cách giáo dục Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn
ra dưới nhiều hình thức và tất cả các lực lượng giáo dục trẻ phải phát huy tinh thầntrách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục giúptrẻ phát triển và đào tạo ra những thế hệ trẻ góp phần hình thành những công dân cóích cho xã hội đất nước (Hoàng Hải Quế, 2018)
Năm 2018 trong quyển “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN
mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)” tác giả Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm và Lê Thị
Trang 24Ánh Tuyết đã nêu: Việc chăm sóc – giáo dục trẻ được chia sẻ trách nhiệm giữa giađình, nhà giáo dục và cộng đồng Trường MN chia sẻ trách nhiệm với gia đình vàcộng đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (2005) trong quyển“Giáo dục mầm non những
vấn đề lí luận và thực tiễn” đã nêu: Để sự kết hợp có hiệu quả GVMN và PH, cha
mẹ trẻ nên thường xuyên liên hệ với nhau để trao đổi về mục tiêu, nội dung, phươngpháp chăm sóc – giáo dục trẻ, đồng thời thông tin cho nhau biết về những đặc điểm,những biến đổi về tính tình, khả năng cũng như sức khỏe của trẻ cùng với nhữngbiện pháp chăm sóc và giáo dục cụ thể
Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Năm 2013 tác giả Hương Thủy đã đăng trên báo giáo dục TP.HCM với nội
dung “Giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ”, tác giả cho rằng: “Tự phục vụ bản
thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cáchtốt nhất Và đó là cơ hội vàng để giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thànhhơn trong cuộc sống”
Năm 2017 tác giả Vũ Hoàng Vân với đề tài “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ mầm non theo phương pháp giáo dục Montessori”, tạp chí giáo dục số đặc biệt.
Tác giả cho rằng KN TPV ở trẻ MN là một trong những kỹ năng rất cần thiết vàquan trọng đối với cuộc sống của mỗi đứa trẻ Trẻ có thể tự mình làm những côngviệc đơn giản như: Tự xúc ăn, mặc quần áo, mang giày dép, chải tóc… Và tác giảcũng đã nêu ra được những nguyên nhân của thực trạng, làm cản trở việc giáo dục
KN TPV ở trẻ, đó chính là xuất phát từ gia đình, PH của trẻ
Như vậy, từ những cơ sở lí luận trên có thể thấy rằng để giáo dục trẻ mang lạihiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường, GV với gia đình, PH củatrẻ Để thống nhất về mục tiêu, nội dung cũng như các phương pháp giáo dục, xâydựng môi trường giáo dục thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu GDMN Ngoài ra,còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của PH trong việc phối hợp chung tay cùng với
GV để chăm sóc – giáo dục trẻ, góp phần tạo mối quan hệ hai chiều mật thiết, chặtchẽ với nhau
Trang 251.2 Lý luận về sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
1.2.1 Giáo viên
a Khái niệm
Giáo viên (Teachers) là những người được tham gia chương trình đào tạo đểtrở thành giáo viên (Nayor, 2016) Các chuyên gia giáo dục của Reggio Emilia nhìnnhận rằng: GV là bạn đồng hành, người nuôi dưỡng và người hướng dẫn (LouiseBoyd Cadwell, 2018) Muốn trở thành một GV đòi hỏi cá nhân phải trải qua mộtmột chương trình đào tạo về sư phạm, được cung cấp những kiến thức chuyên môn
và những kỹ năng và cũng như đạo đức của nghề nghiệp GV không chỉ là ngườithầy truyền đạt cho học sinh những kiến thức và kỹ năng mà còn có thể thay thế cha
mẹ chăm sóc khi đau ốm, giúp hòa giải trong các cuộc xung đột, những tình huốngkhó khăn trong trường lớp…
Theo đề tài nghiên cứu GV giáo dục trẻ MG 3 – 4 tuổi nên được xem làGVMN Ở các nước phát triển rất quan tâm đến GDMN nên họ đầu tư rất mạnh choGDMN Vì các nhà tâm lí học, giáo dục học đã coi giáo dục tiền học đường (làGDMN ở nước ta) có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệtrẻ Nên việc đào tạo người nuôi dạy trẻ (GVMN) được tiến hành hết sức công phu
Ở Anh để trở thành người nuôi dạy trẻ sinh viên phải trải qua ít nhất 5 hay 6 nămđại học, ở Nhật Bản sinh viên phải lấy đủ hơn 40 chứng chỉ khoa học, đặc biệt làkhoa học về sự phát triển của trẻ em, sinh viên phải nắm giỏi lý thuyết đồng thờiphải giỏi về thực hành và có các kỹ năng nuôi dạy trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 2005) ỞViệt Nam, để trở thành một GVMN cần phải tốt nghiệp các bậc học chuyên môn (từtrung cấp, cao đẳng, đại học) Tuy nhiên, năm 2018 trong luật giáo dục Việt Nam,đang được đề xuất nâng chuẩn GVMN trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên Thông
tư số 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN Cho thấyGVMN không chỉ đòi hỏi về mặt chuyên môn mà còn phải tuân thủ các quy định,rèn luyện đạo đức, tạo dựng phong cách nhà giáo, nắm vững chuyên môn và thườngxuyên cập nhật nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng môi trường giáo dục antoàn lành mạnh thân thiện, phát triển mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với giađình và cộng đồng, biết sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công
Trang 26nghệ thông tin và khả năng nghệ thuật Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng trình
độ chuyên môn và kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho GVMN Nghề GVMN lànghề đòi hỏi lòng yêu thương nghề và yêu thương trẻ, người thầy không chỉ dạy chotrẻ mà còn phải chăm sóc, dỗ dành yêu thương con trẻ và phải biết kiềm chế cảmxúc của bản thân
Như vậy, giáo viên mầm non được hiểu là người đang làm việc tại các cơ sở
giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi (Bùi
Nữ Mai Hoa, 2018)
b Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên mầm non
GVMN là người tổ chức hướng các hoạt động giáo dục cho trẻ, tạo cơ hội, tạonhững tình huống, sự tin tưởng và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động tìm tòikhám phá thế giới xung quanh Giúp trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạtđộng, trải nghiệm các tình huống trong cuộc sống và làm giàu vốn kinh nghiệm củamình (Nguyễn Thị Hòa, 2011) GVMN tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khám phátheo chủ đề, hoạt động với các dự án ngắn và dài hạn, chỉ dẫn các kinh nghiệm về
kết nối, các khám phá mở và cách xử lý vấn đề GVMN lắng nghe và quan sát trẻ
một cách tỉ mỉ từ đó lên kế hoạch giáo dục trẻ GV đặt câu hỏi, tìm ra ý tưởng củatrẻ, các giả thuyết trẻ đưa ra và mở ra những cơ hội cho sự khám phá và học hỏi củatrẻ Ngoài ra, giáo viên được xem là nhà nghiên cứu, các GV được làm việc theonhóm duy trì mối quan hệ hợp tác với đồng nghiệp và những nhân viên khác; họtham gia vào những cuộc thảo luận Những cuộc trao đổi này đóng vai trò nhưnhững buổi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho GV GV chuẩn bị tài liệu đểcùng làm việc với trẻ và trẻ cũng là những nhà nghiên cứu nhỏ tuổi (Louise BoydCadwell, 2018)
John Dewey tin rằng: “GV không chỉ đơn thuần tham gia vào việc đào tạonhững con người cá nhân mà còn góp phần vào việc xây dựng đời sống xã hội tốtđẹp hơn Theo ông điều quan trọng là các GV phải quan sát trẻ và xác định từnhững quan sát ấy xem trẻ quan tâm và đã sẵn sàng cho những loại trải nghiệm nào”(Carol Garhart Mooney, 2016)
Trang 27Theo tác giả Phạm Thị Châu (2008) để phát huy vai trò của nghề giáo, ngườiGVMN phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu GDMN, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình chăm sóc GDMN
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc nuôidưỡng, giáo dục trẻ và tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dạytrẻ cho các bậc PH
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật vàđiều lệ trường MN, tích cực tham gia các hoạt động xã hội
- Luôn giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng, đối xửcông bằng với trẻ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, bảo
vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ
- Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, biết bảo quản và sử dụng tốt trang thiết bịtài sản chung của nhóm lớp
- Đoàn kết và có trách nhiệm xây dựng tập thể không ngừng tiến bộ
- Không ngừng rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trẻ
- Thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng
và các cấp quản lí giáo dục
Các nhiệm vụ của người GVMN có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qualại, bổ sung cho nhau và được tiến hành thống nhất trong quá trình chăm sóc giáodục trẻ
Như vậy, GVMN có vai trò nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc và giáodục trẻ theo chương trình GDMN GV cần quan sát, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻkhám phá, phát triển tiềm năng của bản thân Ngoài ra, GVMN là người chủ độngphối hợp chặt chẽ với gia đình, PH trẻ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dụctrẻ và tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho các bậc PH
1.2.2 Phụ huynh
a Khái niệm
Theo từ điển triết học (2002) thì “Gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã
Trang 28hội), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân vàquan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữaanh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung”.
Theo từ điển tâm lý của Nguyễn Khắc Viện thì “Gia đình gồm bố mẹ, con và cóhoặc không có một số người khác nữa ở trong một nhà” (Bộ giáo dục và đào tạoTrung tâm nghiên cứu GDMN, 2001)
Theo Bùi Ngọc Sơn (2008) “Gia đình là tế bào hợp thành đời sống xã hội, là tổchức cở sở đầu tiên đối với đời sống của mỗi cá nhân, là một nhóm tâm lí tình cảm
xã hội đặc thù được xây dựng trên cơ sở hôn nhân tạo nên quan hệ máu mủ, ruột thịt
và quan hệ tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng đã gắn bó các thành viên lại với nhaubằng sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời”
Dưới góc độ xã hội học, “Gia đình được xem là một nhóm nhỏ xã hội, gắn bóvới nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm vợ chồng, cha mẹ vàcon cái Hoặc gia đình là nhóm người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà
có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung” Ngoài ra, theo Hồ NgọcĐại cho rằng “Gia đình là một khái niệm mới được hình thành từ 3 thành phần, gồmnhững đại lượng khác tên là bố (B) mẹ (M) và con cái (C) và ông gọi đó là tam giácgia đình” (An Thị Ngọc Trinh, Lê Ngọc Dũng & Nguyễn Nguyên Bình, 2010).Như vậy, có thể hiểu PH, cha mẹ trẻ là những thành viên trong gia đình có quan
hệ huyết thống và có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc – giáo dục trẻ
Phụ huynh (Parents) theo từ điển tiếng việt thì:“Phụ huynh là người có trách
nhiệm trong gia đình đối với việc giáo dục con em”.
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu PH được hiểu là “Phụ huynh là cha mẹ
hoặc người giám hộ thay mặt, đại diện cho gia đình trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ”.
b Vai trò, nhiệm vụ của gia đình, phụ huynh
Theo luật giáo dục (2005) PH, cha mẹ trẻ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng,giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện tham giacác hoạt động xã hội của nhà trường
Nhóm tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng,Nguyễn Văn Diện & Lê Tràng Định (2008) cho rằng môi trường gia đình là cơ sở
Trang 29đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và pháttriển nhân cách, đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân PH,cha mẹ sẽ là người thầy giáo đầu tiên giáo dục con cái mình những phẩm chất nhâncách cơ bản (gốc) làm nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực,thể lực, thẫm mĩ, lao động theo các yêu cầu của xã hội Giáo dục từ gia đình cónhững mặt mạnh, tích cực là mang tính xúc cảm cao, gắn bó với quan hệ ruột thịt,máu mủ nên có khả năng cảm hóa rất lớn.
Theo tác giả Phạm Thị Châu (2008) đối với trẻ thơ, gia đình là môi trườngthuận lợi nhất để hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục gia đình là giáo dụcbằng tình cảm huyết thống, với những ưu thế riêng không một tổ chức xã hội nàothay thế được Vì vậy, giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng, gắn bóhữu cơ trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói chung và giáo dục trẻ MN nói riêng.Nguyễn Thị Sinh Thảo (2013) đã khẳng định: “Giáo dục gia đình là một bộphận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục chung” Vì tác giả cho rằng gia đình là tế bào
tự nhiên của xã hội, là một cuộc sống môi trường xã hội vi mô Gia đình có ý nghĩađặc biệt, có vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của trẻ, là môi trườngđảm bảo sự giáo dục và truyền lại cho trẻ những giá trị văn hóa truyền thống, cótính xúc cảm cao, linh hoạt, thiết thực, thích ứng nhanh Và môi trường gia đình ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ
Tác giả Hoàng Hải Quế (2018) những truyền thống, nếp sống của gia đình sẽ
ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ em Gia đình là nơi trẻ được nuôi dưỡng
và giáo dục góp phần hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách cho trẻ và là cầunối của trẻ với nhà trường và xã hội
Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hương (Module MN 12 – 2014) để phát triển khảnăng tự tin, tự lập cho trẻ gia đình, PH nói riêng và xã hội nói chung cần tạo điềukiện, phát huy khả năng của trẻ, thường xuyên khen ngợi, khuyến khích động viêntrẻ thực hiện, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh tự tin và sáng tạo
Trần Thị Cẩm (2001) đã cho rằng những đứa trẻ từ bụng mẹ sinh ra, nơi đầutiên trẻ được tiếp xúc với môi trường văn hóa và xã hội là gia đình Cho nên giađình giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, và quyết
Trang 30định trong sự thích nghi, sự nhập cuộc xã hội của trẻ Vì thế cần trang bị cho trẻ mộtnền tảng tâm lí, một nhân cách phong phú và vững vàng Gia đình, PH cung cấp chotrẻ những kiến thức cơ bản để giúp trẻ tiến công vào xã hội và đồng thời dạy cho trẻnhững chuẩn mực và quy tắc xã hội, những thói quen lao động, sự yêu thương lẫnnhau,… Từ đó, giúp cho trẻ ứng dụng vào trong thực tiễn khi trẻ đến trường hoặcngoài xã hội, ở từng giai đoạn lứa tuổi.
Trong điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã
viết: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt” Giáo dục từ
gia đình, PH có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi
cá nhân trong suốt cuộc đời, đặc biệt đối với trẻ MN Gia đình, PH lại có vai trò ýnghĩa quan trọng, có thể nói gia đình là trường học đầu tiên của trẻ và PH là ngườithầy đầu tiên của trẻ, giúp trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm sống đầu tiên về thếgiới xung quanh và những kỹ năng thói quen sống trong xã hội (Bộ giáo dục và đàotạo trung tâm nghiên cứu GDMN, 2001)
Santiago Nieto Martí (2017) cho rằng giáo dục trong gia đình có tính liên tụctheo thời gian hơn, nhưng chúng khá bất thường PH và GV không chỉ chia sẻ cùngmột nền văn hóa cho trẻ mà còn có chức năng chăm sóc – giáo dục chúng Báo cáonăm 1975 của FOESSA nói rằng thiếu GDMN là hình thức phân biệt và phân biệtđối xử Nó đã được quan sát thấy rằng kinh nghiệm của một số PH thực hiện cáchoạt động để chuẩn bị cho trẻ bắt đầu đi học mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, cáckiến thức và kỹ năng giúp trẻ hòa nhập tốt hơn ở trường và cơ hội thành công caohơn Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong mức độ thành tích của học sinh vànhững nỗ lực cải thiện kết quả của học sinh, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được các giađình hưởng ứng đồng hành và hỗ trợ
Theo tác giả Nguyễn Thị Dư (2017) môi trường sống xung quanh ảnh hưởngrất nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ Tác giả cho rằng để mang lại hiệu quảgiáo dục cao thì gia đình, PH và nhà trường, GV cần có sự phối hợp với nhau
Theo Spaggiari PH được xem là bạn đồng hành Sự tham gia của PH, bố mẹdưới nhiều hình thức đóng vai trò tích cực trong kinh nghiệm học tập của con trẻ,những ý tưởng và các kỹ năng mà trẻ nhận được từ gia đình Quan trọng hơn là sự
Trang 31phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo ra sự đồng thuận trong phương thức giáodục mới, khiến sự tham gia của PH, bố mẹ không trở thành áp lực đối với GV, mà
là bản chất của sự đồng điệu và là sự giao thoa của minh triết (Louise BoydCadwell, 2018)
Ở rất nhiều quốc gia, chăm sóc con là thiên chức của cha mẹ, họ cần giúp conmặc quần áo, đúc cơm cho con, còn phải nhẹ nhàng khuyên bảo con đi ngủ…Nhưng ở Mỹ PH, cha mẹ lại cho rằng việc ăn, mặc, ngủ là việc của con, con phải tựhoàn thành, như thế mới có lợi trong việc bồi dưỡng khả năng tự chăm sóc bản thân,
từ đó trẻ mới đứng vững được trong xã hội khi trưởng thành PH ở Mỹ thường bồidưỡng ý thức tự lập cho con từ rất sớm, thường tạo điều kiện cơ hội cho trẻ tự làm,
PH rất ít khi giúp đỡ Khi con có thể làm được các việc, PH sẽ sử dụng chiến thuật
“việc con con làm”…họ luôn để trẻ tự làm và luôn tin tưởng ở trẻ Họ thường nhấnmạnh đến tính độc lập “việc mình mình làm”, chỉ có như thế mới rèn luyện đượctính không ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác, một người độc lập trong xã hội và
có khả năng sinh tồn độc lập, tiến lên phía trước bằng chính nổ lực bản thân mình(Trần Hân, 2013)
Từ những quan điểm trên có thể thấy gia đình, PH, cha mẹ là nơi trẻ được tiếpxúc và là người giáo dục đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa sâu sắc đối với quátrình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Các mối quan hệ ruột thịt từ giađình, PH, cha mẹ có những mặt mạnh tích cực là mang tính xúc cảm cao, nên cókhả năng cảm hóa rất lớn đến trẻ Vì thế gia đình, PH cha mẹ cần tăng cường sựphối hợp chặt chẽ với nhà trường, GV để góp phần vào việc nâng cao chất lượng vàhiệu quả giáo dục trẻ
Trang 32Theo hai tác giả Claiborne & Lawson (2005) cho rằng phối hợp là một dạnghoạt động tập thể để cùng quyết định và giải quyết các vấn đề Theo quan niệm trên,hành động phối hợp được diễn ra trong môi trường tập thể (từ hai cá thể trở lên)cùng suy nghĩ và cùng quyết định để giải quyết sự việc Nếu như 2 tác giả trên nhấnmạnh đến khía cạnh hoạt động mang tính tập thể, liên kết với nhau để có quyết địnhchung thì Nayor (2016) lại cho rằng phối hợp là sự tương tác để thảo luận, chia sẻtrách nhiệm trong việc thực hiện các chương trình Tác giả Nayor lại tập trung vàoviệc chia sẻ trách nhiệm khi phối hợp Như vậy, rõ ràng phối hợp không dừng lại ởkhía cạnh hoạt động mang tính tập thể mà còn là sự phân chia trách nhiệm trongcông việc Phối hợp là hoạt động mang tính đồng bộ dưới sự nỗ lực của các thànhviên để cùng nhau chia sẻ, xây dựng và giải quyết một vấn đề (Bùi Nữ Mai Hoa,2018).
Theo tác giả Huỳnh Lâm Anh Chương (2015) thì “Phối hợp là hoạt động cùngnhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việcchung” Trong quá trình phối hợp, mỗi bên cần nhận thức rõ mục đích phối hợp, nộidung và cách thức phối hợp, nhiệm vụ của mỗi bên và các điều kiện cần thiết để sựphối hợp nhịp nhàng và đạt mục đích đã đề ra Để phối hợp hiệu quả, mỗi bên cần ýthức mục đích phối hợp, nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung, nội dung vàhình thức phối hợp, các điều kiện phối hợp
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi hiểu “Phối hợp là
hoạt động cùng nhau, hỗ trợ nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung”.
1.2.4 Mục đích của việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục trẻ mầm non
- Nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ MN đến PH trẻ
- Phối hợp với PH trẻ nhằm để thống nhất về nội dung và phương pháp giáodục trẻ
- Phối hợp giữa GV và PH nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc –giáo dục trẻ và PH cùng thực hiện giáo dục theo chương trình GDMN giúptrẻ phát triển toàn diện theo các lĩnh vực phát triển
Trang 33- Nhằm nâng cao trách nhiệm của PH trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ vàtăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và PH Từ đó, có được sự ủng hộ,giúp đỡ của PH đối với các hoạt động giáo dục của GV và nhà trường(Nguyễn Sinh Thảo, 2013).
1.2.5 Nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong giáo dục trẻ mầm non
a Nội dung
Dựa trên nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ MNcủa tác giả Nguyễn Thị Sinh Thảo trong Module MN 40 (2013) chúng tôi đưa ra nộidung phối hợp giữa GV và PH trong giáo dục trẻ như sau:
GV và PH phối hợp giáo dục trẻ theo chương trình GDMN Bao gồm:
- Phối hợp giáo dục trẻ theo mục tiêu chương trình GDMN: Mục tiêu pháttriển về các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội
- Phối hợp giáo dục trẻ theo nội dung chương trình GDMN:
● Về thể chất: Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
● Về ngôn ngữ: Nghe, nói và làm quen với sách, làm quen với việc đọc,viết
● Về nhận thức: Tập luyện phối hợp các giác quan, dạy trẻ khám phá khoahọc, khám phá xã hội và làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
● Về tình cảm – kỹ năng xã hội: Dạy trẻ biết ý thức về bản thân, nhận biếtmột số trạng thái cảm xúc, thể hiện mối quan hệ với con người và sự vậtxung quanh, biết và thực hiện một số hành vi văn hóa, biết bảo vệ môitrường xung quanh, thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp ở giađình, trường lớp và cộng đồng
- Phối hợp giáo dục trẻ theo phương pháp của chương trình GDMN Có 5nhóm phương pháp sau:
● Phương pháp thực hành, trải nghiệm
● Phương pháp trực quan – minh họa
● Phương pháp dùng lời nói
Trang 34● Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
● Phương pháp nêu gương – đánh giá
- Phối hợp giáo dục trẻ theo hình thức giáo dục của chương trình GDMN.Các hoạt động giáo dục được tổ chức tùy vào mục đích, nội dung mà tổchức hình thức giáo dục cho phù hợp Có thể tổ chức trong các dịp lễ, hộicũng như các sự kiện liên quan đến trẻ MN: Tết trung thu, ngày hội đếntrường, tết cổ truyền, Tết thiếu nhi, ngày 8/3, sinh nhật Có thể tổ chứchoạt động ở trong lớp học hoặc ngoài trời và có thể thực hiện theo cánhân hoặc theo từng nhóm/lớp
- Phối hợp đánh giá trẻ theo thang đánh giá của chương trình GDMN Kếtquả giáo dục và chất lượng giáo dục của trẻ, được kiểm chứng bằng kếtquả mong đợi và có thể kết hợp với chuẩn phát triển 5 tuổi Việc đánh giánày giúp cho GV có thể điều chỉnh nội dung giáo dục cho phù hợp vớikhả năng của trẻ, tránh làm chậm sự phát triển của trẻ
Phối hợp giữa GV và PH trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trìnhGDMN
- Kiểm tra và đánh giá những nội dung sau:
● Kiểm tra kế hoạch chăm sóc – giáo dục của GV đứng lớp
● Nội dung, phương pháp giáo dục
● Môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của trường lớp
● PH đóng góp ý kiến về thái độ, tác phong sư phạm của GV
● PH đóng góp ý kiến về cách giáo dục trong trường MN có tương đồngvới cách giáo dục tại gia đình của PH không và ngược lại Nếu chưa có
sự thống nhất từ hai phía thì GV và PH cần trao đổi với nhau để đi đếnthống nhất
Phối hợp về vấn đề PH tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho trường:
- Đóng góp về tài chính
- Đóng góp bằng vật chất có sẵn của gia đình, PH
- Đóng góp bằng công lao động
Trang 35b Hình thức
Theo tác giả Phạm Thị Châu (2008) gồm có các hình thức xây dựng sự phốihợp giữa GV và PH như sau:
- Trao đổi trực tiếp với PH thông qua giờ đón và trả trẻ
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ với PH, để thông báo cho PH những côngviệc cũng như thảo luận về những nội dung cần chỉnh sửa hoặc nhữngkhó khăn từ phía PH trong quá trình phối hợp để giáo dục cho trẻ
- Qua bảng thông báo hoặc qua góc tuyên truyền của nhà trường/ở nhómlớp Thông tin tuyên truyền đến PH các kiến thức chăm sóc – giáo dụctrẻ Những nội dung mà PH cần phối hợp với GV trong việc giáo dục chotrẻ
- Tổ chức đến thăm hỏi PH, gia đình của trẻ
- Tổ chức những buổi sinh hoạt, chuyên đề về giáo dục trẻ và mời PH thamgia
- Tổ chức các hoạt động tham quan cho trẻ, đồng thời mời PH tham gia
cùng với trẻ vào một số hoạt động ở trường/lớp
- Thông qua các hội thi của trường/lớp mời PH tham gia cùng với trẻ
- Trao đổi thông qua sổ bé ngoan/sổ liên lạc
- Hòm thư cha mẹ, PH
- Liên hệ với PH qua số ĐT, email, mạng xã hội…
- Thông qua hội PH học sinh
- Tuyên truyền vận động PH thông qua các phương tiện thông tin đạichúng
c Phương pháp
Phương pháp trao đổi, tọa đàm: Dùng lời nói để trao đổi nói chuyện trực tiếpvới PH về vấn đề giáo dục trẻ Có thể thực hiện trong cuộc họp PH hay trao đổithường xuyên hằng ngày trong giờ đón – trả trẻ Khi trao đổi tọa đàm với PH, GVphải khéo léo nhẹ nhàng và biết cách thuyết phục PH để đạt được mục đích phốihợp
Trang 36Phương pháp tuyên truyền: Nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức và tăngcường mối quan hệ gắn kết giữa GVMN và PH trong giáo dục trẻ, qua tờ rơi, panô,
áp phích quảng cáo, tranh poster, phương tiện thông tin đại chúng… Và nội dungbài tuyên truyền nên ngắn gọn, xúc tích nói rõ về mục đích, có hình ảnh kèm theo
để nhấn mạnh nội dung giúp PH dễ nhớ
Phương pháp thực hành: Là tổ chức cho PH tham gia trực tiếp vào các hoạtđộng của nhà trường/lớp học để thực hiện phối hợp giáo dục trẻ Với phương phápnày cần phải lên kế hoạch nội dung cụ thể và dự kiến tham gia trước khi đề nghị PHphối hợp
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng những kết quả và bài học kinhnghiệm rút ra từ những hoạt động phối hợp của nhà trường, GV với gia đình, PHcũng như với cộng đồng và các tổ chức xã hội của chính trường mình và những kinhnghiệm của các nơi khác Từ những kinh nghiệm đó, GV đề ra những cách làm cụthể cho từng hoạt động một cách phù hợp hơn Khi thực hiện phương pháp này GVkhông nên rập khuôn máy móc theo kinh nghiệm đã có, mà cần có những thay đổilinh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của trường/lớp (Nguyễn Sinh Thảo, 2013)
1.2.6 Nguyên tắc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
Theo nhóm tác giả Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa & Đinh VănVang (2005), để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của PH vào các hoạt độngchăm sóc – giáo dục trẻ tại trường/lớp thì GVMN cần phải:
- GVMN luôn lắng nghe ý kiến của PH trẻ và chủ động xây dựng các mốiquan hệ tốt với PH
- Sẵn sàng tư vấn cho PH những kiến thức về chăm sóc – giáo dục trẻ
- Thông tin đầy đủ cho PH về chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ởtrường/lớp có thể thông qua cuộc họp, bảng thông báo, góc trao đổi vớiPH
- Nếu trẻ lần đầu đến trường, GVMN cần trao đổi với PH cụ thể về chế độsinh hoạt của trường/lớp Thời gian đầu có thể cho PH vào cùng với trẻ,
để cho trẻ làm quen với lớp và các bạn
Trang 37- GV thống nhất với PH về những nội quy, các hình thức và biện pháp giáodục để nhằm phối hợp giữa PH và GV để chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Trong quá trình phối hợp với PH, GV cần dựa vào điều kiện và hoàn cảnhtừng gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao
- Thường xuyên thông tin đến gia đình, PH về sự phát triển của trẻ Từ đó,
có thể điều chỉnh bổ sung nội dung, phương pháp cho phù hợp với đặcđiểm của trẻ
- Khi lập kế hoạch tuần, tháng GV cần đưa nội dung phối hợp với PH vào
kế hoạch và nêu ra những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với PH.Những yêu cầu này có thể thông báo trực tiếp cho PH trong giờ đón – trảtrẻ, sổ bé ngoan/sổ liên lạc hoặc ở bảng thông báo, góc tuyên truyền
- GV cần có những đánh giá, nhận xét về hoạt động phối hợp với PH(những gì đã thực hiện và chưa thực hiện được, những khó khăn của PHtrong quá trình phối hợp và từ đó tìm ra những hướng giải quyết)
1.2.7 Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh
Theo tác giả Phạm Thị Châu để giáo dục trẻ một cách đồng bộ và mang lạihiệu quả cao, đòi hỏi nhà trường cần xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợpchặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Trong đó GV được xem là người tác độngtrực tiếp đến trẻ và PH là người hỗ trợ nên GV cần tạo ra môi trường giáo dục thuậnlợi cho sự hình thành và phát triển của trẻ Từ đó, giúp cho PH phát huy được thếmạnh của mình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ
Sự phối hợp nhà trường và gia đình, đặc biệt là giữa GV và PH cần phải đượctiến hành sớm ngay từ khi trẻ mới đến trường Để tránh tình trạng mâu thuẫn về tư
tưởng giáo dục “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược” làm hạn chế hiệu quả giáo dục.
Hơn thế nữa việc phối hợp này cần được duy trì thường xuyên trong suốt quá trìnhtrẻ học tại trường MN GVMN là người chịu trách nhiệm chính trong sự phối hợpvới PH, đòi hỏi GV phải chủ động, tích cực trong suốt quá trình thực hiện, cũng nhưcần tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ để có hình thức phối hợpcho phù hợp
Trong việc phối hợp với PH của trẻ, GVMN cần giúp cho PH nắm được mục
Trang 38tiêu, nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục của lớp mình, cũng như sẵn sànggiải đáp thắc mắc, tư vấn giúp đỡ cho PH những phương pháp giáo dục tại nhà vànhững quy định chung của nhà trường khi phối hợp với PH GV cần lắng nghe, tiếpthu những đóng góp ý kiến từ phía PH, để có thể điều chỉnh nội dung giáo dục chophù hợp, cần quan sát theo dõi ghi nhận lại quá trình hoạt động của từng trẻ, thôngbáo cho PH về tiến độ và đặc điểm của trẻ để được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn
từ gia đình Về phía PH cần tạo môi trường tốt để trẻ được thực hiện những nộidung ở trường yêu cầu, không nên quá cưng chiều trẻ Gia đình cần có những quyđịnh chung, thường xuyên bên trẻ, quan tâm trẻ nhiều hơn và giúp trẻ được tự lập,
PH cần tiếp thu và vận dụng những tri thức khoa học vào chăm sóc – giáo dục trẻ(Phạm Thị Châu, 2008)
1.2.8 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
trong việc giáo dục trẻ mầm non
Theo đề tài nghiên cứu của Tạ Thị Thanh An (2013) tác giả đã đưa ra trongviệc phối hợp giữa nhà trường và gia đình có những yếu tố thuận lợi và khó khăn.Trong đó, có thể thấy người chủ động phối hợp trực tiếp là GVMN và người thamgia vào hoạt động phối hợp là PH của trẻ
a Về phía nhà trường, giáo viên mầm non
GV chưa thể hiện rõ vai trò nòng cốt khi phối hợp với PH trẻ GV và CBQL
hỗ trợ tư vấn phổ biến thông tin phối hợp cho PH chưa đầy đủ kịp thời Ngoài ra, sỉ
số trẻ trong lớp đông nên khó khăn trong việc trao đổi, phối hợp với PH
b Về phía gia đình, phụ huynh
Tích cực:
PH những người trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ chủ yếu là ba mẹ, có trình
Trang 39độ, kiến thức để chăm sóc – giáo dục trẻ, sẵn sàng tích cực trong hoạt động phốihợp với GV và nhà trường để giáo dục trẻ Ngoài ra, gia đình, PH chỉ có từ 1 đến 2con, sẽ có thời gian trong việc phối hợp với GV.
Tiêu cực:
Nhận thức của gia đình, PH về sự cần thiết của việc phối hợp với GVMN đểgiáo dục cho trẻ còn chưa cao Cách giáo dục tại gia đình của PH và giáo dục tạitrường của GVMN chưa thống nhất Nên gây khó khăn cho việc giáo dục trẻ Quanniệm của PH cho rằng trẻ còn nhỏ nên chỉ cần được GV chăm sóc tốt về mặt sứckhỏe là chủ yếu
Sự phối hợp giữa PH và GVMN chưa thường xuyên Mối quan hệ giữa PH vàGVMN chưa tốt, nên còn ngại trao đổi và sợ mất lòng GV Ngoài ra, còn có một số
PH còn giao phó trách nhiệm giáo dục trẻ cho nhà trường, GVMN
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (2005) cho rằng: “Văn hóa gia đình là một
môi trường đặc biệt rất phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ” Có thể nói văn hóa
gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được nuôi dưỡng và dạy
dỗ theo một phương thức đặc biệt – Phương thức gia đình – khác với phương thức
nhà trường Như vậy, có thể thấy nếu gia đình có nền văn hóa tiến bộ môi trường tốtthì sẽ giúp cho trẻ lĩnh hội những tri thức văn hóa tốt từ những thành viên trong giađình, đặc biệt là người mẹ, và gia đình sẽ quan tâm nhiều hơn về việc học của concái tại trường và có thể phối hợp cùng với nhà trường, GV trong việc giáo dục trẻ.Tuy nhiên, nếu là gia đình cổ truyền thường là một môi trường khép kín, ít có điềukiện để tiếp xúc rộng rãi với đời sống xã hội Người mẹ và những thành viên kháctrong gia đình ít được trang bị những kiến thức khoa học về chăm sóc – giáo dục trẻnên thường mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, tính chất tùy tiện và một số tậptục lạc hậu chi phối nhất là ở nông thôn và miền núi Từ đó, cho thấy những giađình này thường chỉ quan tâm với việc chăm sóc trẻ và việc giáo dục trẻ là nhiệm vụcủa nhà trường và GVMN Nên họ thường không quan tâm đến phối hợp cùng vớinhà trường, GV để chăm sóc giáo dục trẻ
Tác giả Shakenova năm 2017 đã cho thấy những ảnh hưởng đến hoạt độngphối hợp của GV đó là: Thời gian và sự bất đồng quan niệm kết quả phải đạt được
Trang 40Về thời gian GV cảm thấy mình không đủ thời gian để trao đổi, chia sẻ với PH củatrẻ, vì ở trường quá nhiều công việc phải làm và cần giải quyết, công việc ở trường
và ở nhà đều quá tải đối với họ Ngoài ra, còn có sự bất đồng quan niệm kết quảphải đạt được trong hoạt động phối hợp này giữa GVMN và người quản lý
Ngoài ra, năm 2018 tác giả Hoàng Quế Hải thì lại cho rằng, ngày nay đời sốngvật chất của các gia đình ngày càng được nâng cao chất lượng nên các bậc PH, cha
mẹ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc học của con mình Cũng như công tácchỉ đạo của ngành giáo dục đối với hoạt động phối hợp đã có nhiều định hướng đổimới, nên cao chất lượng giáo dục cho trẻ, điều này góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục trẻ Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp cũng gặp những khó khăn như: Một
số PH nhận thức còn hạn chế nên không quan tâm tới việc học của con tại trườngcũng việc như giáo dục con tại gia đình, và mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và
xã hội còn mờ nhạt (Bùi Nữ Mai Hoa, 2018)
Như vậy, có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa GV và
PH trong việc giáo dục trẻ Trong đó, cần phát huy những yếu tố tích cực và khắcphục những yếu tố tiêu cực để giúp cho quá trình phối hợp đạt hiệu quả
1.3 Lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
1.3.1 Khái niệm giáo dục kỹ năng
a Khái niệm giáo dục
Theo tác giả Hà Thế Ngữ (2001) thì “Giáo dục là quá trình đào tạo con ngườimột cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con người tham gia vào đời sống xã hội, thamgia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinhnghiệm lịch sử – xã hội của loài người”
Theo nhóm tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm ViếtVượng, Bùi Minh Hiền, Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân, Phan Hồng Vinh & TừĐức Văn (2008) thì:
“Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới ngườiđược giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ”