Đối với đề tài này, nhóm chúngem đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài, tuy nhiên, vì vốn kiến thức còn nhiều giới hạnvà khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn bài tiểu
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -o0o - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA MỸ MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Vĩnh Phước NHÓM 9 Thành viên: 1 Nguyễn Thị Bích Ngọc (NT) : 2036213794 2 Lương Thị Hồng Thắm : 2036213863 3 Nguyễn Thị Hà Vy : 2036213931 4 Ngô Ánh Linh : 2036210614 5 Hồ Thu Thảo : 2036213860 TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan đề tài “Thực trạng đầu tư quốc tế của Mỹ” là do nhóm chúng em làm – nhóm 9 nghiên cứu và thực hiện Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành Kết quả làm bài của đề tài “Thực trạng đầu tư quốc tế của Mỹ” là trung thực và không có sự sao chép nào từ bài của nhóm khác Tất cả các tài liệu được sử dụng trong bài đều có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Vĩnh Phước – giảng viên bộ môn Đầu tư quốc tế lớp 12DHKDQT02 Trong suốt quá trình học tập, thầy đã rất tâm huyết dạy và hướng dẫn cho chúng em nhiều điều bổ ích trong môn học và truyền đạt những kiến thức mang tính thực tế cao Đối với đề tài này, nhóm chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài, tuy nhiên, vì vốn kiến thức còn nhiều giới hạn và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác Mong thầy xem xét và góp ý đề tài tiểu luận của nhóm để chúng em có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá và hoàn thiện tốt ở các bài sau hơn Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Thầy có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp của mình Chúng em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2 4 Bố cục của đề tài báo cáo 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HOA KỲ .3 1.1 Ngữ cảnh về Mỹ 3 1.1.1 Vị trí địa lý 3 1.1.2 Dân số 3 1.1.3 Kinh tế 4 1.2 Sự quan trọng của đầu tư quốc tế: Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ 4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ 6 2.1 Lịch sử và tiến trình phát triển của đầu tư quốc tế tại Hoa Kỳ .6 2.2 Các số liệu về lượng vốn FDI (Foreign Direct Investment) và loại hình đầu tư quốc tế khác trong Hoa Kỳ 7 2.2.1 Lượng vốn FDI vào Hoa Kỳ 7 2.2.2 Vốn FDI vào Hoa Kỳ theo khu vực 8 2.2.3 Vốn FDI vào Hoa Kỳ theo ngành 11 2.3 Loại hình đầu tư quốc tế khác của Hoa Kỳ 13 CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT CỦA HOA KỲ VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 14 CHƯƠNG IV: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ 16 4.1 Thực trạng đầu tư của Mỹ vào ASEAN 16 4.2 Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam 17 CHƯƠNG V: LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI HOA KỲ 21 5.1 Cơ hội 21 5.2 Thách thức 21 PHẦN KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 đạt 23,2 nghìn tỷ USD Hoa Kỳ cũng là quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới, với tổng vốn FDI lũy kế đến cuối năm 2022 đạt 9,6 nghìn tỷ USD Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, việc nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với việc hiểu rõ hơn về xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ, từ đó có những định hướng phù hợp cho chính sách thu hút FDI của Việt Nam Thứ nhất, nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ Xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ có thể thay đổi theo thời gian, do các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Hoa Kỳ và của các quốc gia khác Việc nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ, từ đó có thể dự báo xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương lai Thứ hai, nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ giúp chúng ta đánh giá hiệu quả của chính sách thu hút FDI của Hoa Kỳ Chính sách thu hút FDI của Hoa Kỳ luôn được cập nhật và cải thiện để thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài Việc nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ giúp chúng ta đánh giá hiệu quả của chính sách thu hút FDI của Hoa Kỳ, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính sách thu hút FDI của Việt Nam Thứ ba, nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các tác động của vốn FDI đối với nền kinh tế Hoa Kỳ Vốn FDI có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Hoa Kỳ, như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ, Việc nghiên cứu thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các tác động của vốn FDI đối với nền kinh tế 1 Document continues below Discover more fQroumản: trị dự án đầu tư qtda23 Trường Đại học… 10 documents Go to course BT QT 2023 - Bài tập ôn tập QTDADT 3 None Thong-tu-03-2021- tt-bkhdt-mau-van… 220 None TMDT- hondastrategy 45 Thương mại None điện tử Viruses - E- None commerce 5 Thương mại điện tử Case study: WSJ 6 Thương mại None điện tử BÁO CÁO GIỚI THIỆU Ngành Hoa Kỳ, từ đó có thể có những định hướng phù hợp11cho việc thu hút FDI vào Việt Nam Thương mại None điện tử Những lý do trên cho thấy tính cấp thiết của đề tài "Thực trạng vốn FDI vào Hoa Kỳ" Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách thu hút FDI của Việt Nam, từ đó thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định và đánh giá quy mô tổng cộng của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Hoa Kỳ Nghiên cứu sẽ phân tích xu hướng biến đổi của quy mô FDI trong một khoảng thời gian cụ thể để hiểu sự phát triển của vốn FDI vào Hoa Kỳ Xác định các quốc gia, khu vực hoặc tập đoàn kinh tế mà FDI đổ vào Hoa Kỳ xuất phát từ Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ phân loại vốn FDI theo các ngành công nghiệp quan trọng để hiểu rõ sự phân bố và phát triển của FDI trong các lĩnh vực cụ thể Cung cấp các đề xuất và khuyến nghị chính sách dựa trên các kết quả và thông tin thu thập Điều này có thể bao gồm việc đề xuất các biện pháp để thúc đẩy FDI, cải thiện môi trường đầu tư, và quản lý tác động tiêu cực có thể xuất phát từ việc thu hút FDI 3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Bài viết sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp qua: Báo, Báo cáo tổng kết của Tổng cục Thống kê, Các nghiên cứu khoa học trên internet, Cổng thông tin Chính Phủ, OECD và các bài báo Quốc Hội 4 Bố cục của đề tài báo cáo Chương I: Giới thiệu về Hoa Kỳ Chưogn II: Tổng quan về đầu tư quốc tế của Hoa Kỳ Chương III: Pháp luật của Hoa Kỳ về đầu tư nước ngoài Chương IV: Đầu tư quốc tế của Hoa Kỳ Chương V: Cơ hội và thách thức của đầu tư quốc tế tại Hoa Kỳ 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HOA KỲ 1.1 Ngữ cảnh về Mỹ 1.1.1 Vị trí địa lý Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ (USA) gọi tắt là Hoa Kỳ hoặc ngắn gọn là Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu bang lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York Hoa Kỳ nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo biển Bering Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương Hoa Kỳ có 14 vùng lãnh thổ trực thuộc nằm rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ Nước Mỹ là nước Cộng Hoà Liên Bang có tới 50 tiểu bang lớn nhỏ và 1 đặc khu liên bang Nhờ có đặc điểm dân số đông nên nước Mỹ đa dạng từ sắc tốc, vị trí địa lý được trải dài xuyên suốt và nét văn hóa đặc sắc của nước “trung tâm kinh tế trọng điểm này” 1.1.2 Dân số Mỹ (Hoa Kỳ) là đất nước có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc với tổng diện tích đất là 9.155.898 km2 Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 337.195.766 người vào ngày 10/10/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Hoa Kỳ hiện chiếm 4,19% dân số thế giới Hoa Kỳ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Hoa Kỳ là 37 người/km2 Với tổng diện tích đất là 9.155.898 km2 83,09% dân số sống ở thành thị (278.196.393 người vào năm 2019) Độ tuổi trung bình ở Hoa Kỳ là 38,8 tuổi Cũng giống như nhiều quốc gia khác ở trên thế giới, mật độ dân số Mỹ sống ở khu vực thành thị và nông thôn không đồng đều Bởi cơ hội kiếm được việc làm ở thành thị cao hơn, nên người dân thường đổ xô về khu vực thành thị Cho nên, tỉ lệ dân cư sinh sống ở thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rất lớn ở Mỹ 3 1.1.3 Kinh tế Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và hệ thống đô la dầu mỏ (Petrodollar System).Một vài quốc gia sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức, và nhiều quốc gia khác coi nó như đồng tiền thứ hai phổ biến nhất Những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm: Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ và Đài Loan Hoa Kỳ đã duy trì vị trí là nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 1871 Quy mô của nền kinh tế Hoa Kỳ là 19,39 nghìn tỷ đô la vào năm 2017 theo giá trị danh nghĩa Hoa Kỳ thường được gọi là siêu cường kinh tế, và đó là vì nền kinh tế chiếm gần ¼ nền kinh tế toàn cầu Nền kinh tế dựa vào dịch vụ của Mỹ đóng góp gần 80% GDP thì lĩnh vực sản xuất chỉ đóng góp khoảng 15% sản lượng Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao Đây không chỉ là một nền kinh tế phát triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP) Nền kinh tế Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng này vào năm 2022, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 25,5 nghìn tỷ USD 1.2 Sự quan trọng của đầu tư quốc tế: Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Hoa Kỳ Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và châu Âu sụp đổ vào cuối thế kỷ XX, trật tự thế giới hai cực Yalta và chiến tranh lạnh đã làm thay đổi cục diện thế giới, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị và kinh tế của nhiều nước Các nước tư bản chủ nghĩa (trong đó có Hoa Kỳ) tranh thủ phát huy vai trò ảnh hưởng của mình, chi phối kinh tế và chính trị thế giới, thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa Khi đó, toàn cầu hóa kinh tế trở thành sự phát triển tất yếu khách quan, xu hướng bao trùm của sự vận động kinh tế thế giới Với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, nhiều hình thức hợp tác đầu tư quốc tế ra đời 4 nước ngoài vào thiết bị vận tải, chủ yếu là sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đạt tổng cộng 180 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái Thiết bị y tế và thực phẩm lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5, trị giá hơn 115 tỷ USD vào năm 2020 Đầu tư quốc tế vào lĩnh vực thiết bị điện, thiết bị và linh kiện đạt tổng cộng hơn 110 tỷ USD cho đến năm 2021 2.3 Loại hình đầu tư quốc tế khác của Hoa Kỳ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Outward Foreign Direct Investment - OFDI): Đây là loại hình đầu tư mà các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào các quốc gia khác Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài Hoa Kỳ (Bureau of Economic Analysis), OFDI của Hoa Kỳ đã tăng từ 311,8 tỷ USD vào năm 2000 lên 5.955 tỷ USD vào năm 2019 Mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A): Đây là loại hình đầu tư mà các công ty Hoa Kỳ mua lại hoặc sáp nhập với các công ty nước ngoài Theo số liệu của Dealogic, tổng giá trị các thỏa thuận M&A mà các công ty Hoa Kỳ tham gia đã tăng từ 1.100 tỷ USD vào năm 2000 lên 2.200 tỷ USD vào năm 2019 13 CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT CỦA HOA KỲ VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Nhìn chung, chính sách của Hoa Kỳ là khuyến khích và ủng hộ đầu tư nước ngoài và áp đặt rất ít hạn chế và quy định để quản lý giám sát đầu tư nước ngoài Tuyên bố của Tổng thông Barack Obama trong Hội nghị thượng định về đầu tư tại Hoa Kỳ năm 2015 thể hiện chính sách này, nêu rõ Hoa Kỳ tự hào mở cửa cho các doanh nghiệp và tạo ra một môi trưòng đơn giản và hấp dẫn nhất có thể cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Hoa Kỳ Đạo luật Đầu tư Nước ngoài (FINSA) là một phần quan trọng của pháp luật Hoa Kỳ về đầu tư nước ngoài Đạo luật này đã được thông qua vào năm 2018 và đã tăng cường quyền và trách nhiệm của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) trong việc đánh giá và kiểm soát các giao dịch đầu tư nước ngoài có tiềm năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ CFIUS là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ đánh giá và phê duyệt các giao dịch đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ Theo FINSA, CFIUS có quyền yêu cầu các bên liên quan thông qua quy trình đánh giá và phê duyệt giao dịch CFIUS có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến giao dịch, tiến hành cuộc điều tra và đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt, từ chối hoặc điều chỉnh giao dịch Mục tiêu chính của FINSA là bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ CFIUS đánh giá các yếu tố như khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, công nghệ quan trọng, nguồn cung ứng quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng Nếu CFIUS kết luận rằng giao dịch có tiềm năng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, họ có thể đề xuất các biện pháp bảo vệ, yêu cầu sửa đổi giao dịch hoặc ngăn chặn hoàn toàn giao dịch Đạo luật Cạnh tranh Ngoại thương (FTAIA) là một đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua vào năm 1982 Đạo luật này được thiết lập nhằm kiểm soát và hạn chế các hành vi không công bằng, trái phép trong lĩnh vực thương mại liên quan đến đầu tư nước ngoài Theo FTAIA, các hành vi cạnh tranh không công bằng, trái phép của các công ty nước ngoài đối với thị trường Hoa Kỳ sẽ bị cấm và phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự Đạo luật này đặt ra các quy định cụ thể về việc xác định các hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp trừng phạt phù hợp 14