1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố đà nẵng

145 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả Hoàng Ngọc Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Cường
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Các nghiên cứu này chưa đánh giá được mức độ CBTT và sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT đối với các đơn vị khác như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại một

Trang 1

HOÀNG NGỌC THANH

NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU

TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2021

Trang 2

TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hữu Cường

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Thanh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU CÔNG BỐ THÔNG TIN 8

1.1.1 Khái niệm về công bố thông tin 8

1.1.2 Phân loại công bố thông tin 9

1.1.3 Yêu cầu về công bố thông tin 10

1.2 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 11

1.3 LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 12

1.3.1 Lý thuyết đại diện 12

1.3.2 Lý thuyết tín hiệu 14

1.3.3 Lý thuyết chi phí sở hữu 14

1.3.4 Lý thuyết chi phí chính trị 15

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 16

1.4.1 Đặc điểm của hội đồng quản trị 16

1.4.2 Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 17

1.4.3 Quy mô doanh nghiệp 17

1.4.4 Khả năng sinh lời 18

1.4.5 Đòn bẩy tài chính 18

1.4.6 Khả năng thanh toán 18

1.4.7 Thời gian hoạt động 19

1.4.8 Chủ thể kiểm toán 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2 20

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 20

Trang 5

2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 20

2.2 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 22

2.2.1 Mô hình lý thuyết nghiên cứu 22

2.2.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu 22

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.3.1 Mô hình nghiên cứu 30

2.3.2 Mẫu nghiên cứu 31

2.3.3 Đo lường biến phụ thuộc 33

2.3.4 Đo lường biến độc lập 39

2.3.5 Công cụ xử lý dữ liệu 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 41

CHƯƠNG 3 42

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 42

3.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 42

3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 45

3.2.1 Thống kê mô tả các biến độc lập 45

3.2.2 Phân tích hồi quy bội giữa mức độ công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng 48

3.2.3 Kết quả phân tích lại hồi quy bội giữa mức độ công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng 60

3.2.4 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 67

3.3 KẾT LUẬN 71

3.4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 73

3.4.1 Đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 73

3.4.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 75

3.4.3 Đối với nhà đầu tư, ngân hàng, và tổ chức tín dụng 75

3.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 76 3.5.1 Hạn chế của đề tài 76

3.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78

KẾT LUẬN 81

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 1 89

Danh sách doanh nghiệp được khảo sát 89

PHỤ LỤC 2 98

Danh mục các nhóm chỉ mục thông tin công bố bắt buộc 98

PHỤ LỤC 3 110

Danh mục các chỉ mục thông tin công bố tự nguyện 110

PHỤ LỤC 4 111

Minh họa đánh giá mức độ CBTT trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần “SOVITCOM” 111

PHỤ LỤC 5 126

Thống kê số lượng chỉ mục thông tin theo tỷ lệ % số lượng doanh nghiệp công bố 126

PHỤ LỤC 6 137

Thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo định danh 137

Trang 7

2.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 29

2.3 Danh mục các nhóm chỉ mục thông tin công bố 37 2.4 Kết quả đo lường chỉ số CBTT công ty cổ phần “SOVITCOM” 39

3.2 Thống kê mô tả chỉ số CBTT tổng hợp theo loại báo cáo 44 3.3 Mức độ CBTT chi tiết theo từng chỉ mục 45 3.4 Thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo tỷ lệ 46 3.5 Thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo định danh 47 3.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 49 3.7 Tóm tắt kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình 50 3.8 Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể 51 3.9 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT 52 3.10 Kết quả tương quan giữa phần dư chuẩn hóa với biến độc lập 54 3.11 Một số điểm ngoại vi của biến đòn bẩy tài chính 58 3.12 Một số điểm ngoại vi của biến khả năng thanh toán 59 3.13 Thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo tỷ lệ (phân tích lại) 60 3.14 Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập (phân tích lại) 61 3.15 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình (phân tích lại) 62 3.16 Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể

Trang 8

DANH MỤC CÁC CÔNG THỨC

Số hiệu

công

thức

2.1 Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh

3.1 Biểu đồ Histogram của phần dư đã chuẩn hóa 55 3.2 Biểu đồ Normal P-P của phần dư đã chuẩn hóa 56 3.3 Biểu đồ Boxplot thể hiện điểm ngoại vi của đòn bẩy tài chính 58 3.4 Biểu đồ Boxplot thể hiện điểm ngoại vi của khả năng thanh toán 59 3.5 Biểu đồ Histogram của phần dư đã chuẩn hóa (Phân tích lại) 65 3.6 Biểu đồ Normal P-P của phần dư đã chuẩn hóa (Phân tích lại) 66

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Công bố thông tin (CBTT) trong báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi cao về sự minh bạch thông tin Mức độ CBTT lớn hay nhỏ ảnh hưởng đến độ minh bạch thông tin cao hay thấp Điều này dẫn đến thông tin làm cơ sở ra quyết định thực hiện hành động của các đối tượng sử dụng thông tin đầy đủ hay không đầy đủ Nghiên cứu CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp giúp đo lường mức độ CBTT và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT Kết quả nghiên cứu cung cấp được bằng chứng về thực tế vận dụng các quy định về CBTT nhằm làm cơ sở đề ra các giải pháp đảm bảo thực thi các chính sách và thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện mức độ CBTT trong BCTC

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các công ty niêm yết có những đặc điểm riêng như số lượng không quá nhiều, trải rộng trên toàn quốc

và có quy định riêng về CBTT Các nghiên cứu này chưa đánh giá được mức

độ CBTT và sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT đối với các đơn vị khác như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại một địa phương nhất định

Ở phương diện địa phương, nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế và xã hội ở các địa phương cấp tỉnh ngày càng cao Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải nổ lực triển khai thực hiện các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư như xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp và đưa ra các cơ chế ưu đãi, khuyến khích về thuế, phí Trong xu thế đó, thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang triển khai quyết liệt nhằm tận dụng nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, phát triển, đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố du lịch phát triển và sản xuất công

Trang 10

nghệ cao, có môi trường sống và làm việc lý tưởng Tuy nhiên, việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài cần phải được chọn lọc kỹ càng nhằm chọn ra những nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính, năng lực triển khai dự án thực tế, hoạt động kinh doanh trên cơ sở minh bạch và công khai Qua đó góp phần xây dựng môi trường đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh của thành phố ngày càng trở nên minh bạch, lành mạnh và bền vững

Xuất phát từ thực tế trên, luận văn này được thực hiện nhằm giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu sau nhằm góp phần cung cấp thêm bằng chứng định lượng trong lĩnh vực CBTT và rút ngắn khoảng trống nghiên cứu ở lĩnh vực này:

 Mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng như thế nào?

 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng?

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là đánh giá mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu CBTT trong BCTC năm của

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 11

Phạm vi nghiên cứu:

 Nội dung: Nghiên cứu CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài

 Không gian: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng

 Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu thuộc niên độ kế toán năm 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đo lường bằng việc áp dụng phương pháp phân tích nội dung trên

cơ sở hệ thống các chỉ mục CBTT được tác giả tự tổng hợp dựa trên quy định hiện hành có liên quan Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC năm được kiểm chứng bằng phương pháp phân tích hồi quy bội

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, danh mục các công thức

và phụ lục, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về công bố thông tin trong báo cáo tài chính

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu, kết luận và hàm ý chính sách

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Cho đến ngày nay, đã có khá nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực CBTT Các nghiên cứu này được thực hiện ngày càng nhiều nhằm đánh giá thực tiễn

áp dụng các quy định về CBTT, phần nào đáp ứng hỏi đáp của cả những nhà khoa học và những người sử dụng thông tin tài chính Nhiều nghiên cứu trước

Trang 12

đây đã có những đóng góp tích cực cả về học thuật và thực tiễn, giúp lĩnh vực nghiên cứu CBTT ngày càng trở nên phổ biến và có chất lượng hơn Một số nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam như:

Galani, Alexandridis và Stavropoulos (2011) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm của công ty và mức độ CBTT bắt buộc trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Athens, Hy Lạp Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên mức trung bình và mức độ CBTT này chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy

mô doanh nghiệp nhưng lại không chịu tác động của thời gian hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, và thành phần hội đồng quản trị

Phạm Thị Thu Đông (2013) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được mức độ CBTT của các công ty niêm yết chưa đầy đủ và mức độ CBTT này chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của khả năng sinh lời (ROA), tài sản cố định (tỷ trọng tài sản cố định) nhưng lại không chịu sự tác động của quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán và thời gian hoạt động

Holtz và Neto (2014) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm của hội đồng quản trị đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, hàng hóa và hợp đồng tương lai Brazil Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận chất lượng của thông tin kế toán được công bố chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của tính độc lập của hội đồng quản trị, sự tách biệt vai trò giữa chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành nhưng lại chịu sự tác động nghịch chiều của quy mô hội đồng quản trị (lớn hơn 9 thành viên)

cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của công ty niêm yết

Trang 13

trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu

đã ghi nhận mức độ CBTT trong BCTC của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh không cao và mức độ CBTT này chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy mô doanh nghiệp, thời gian niêm yết, công ty kiểm toán nhưng lại chịu sự tác động nghịch chiều của mức độ sinh lời (ROS), tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài Và kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận một số yếu tố có ý nghĩa trong các nghiên cứu trước đây trên thế giới thì không ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty trong phạm vi nghiên cứu này như tỷ lệ sở hữu nhà nước, đòn bẩy tài chính, quản trị công ty, số công ty con, lĩnh vực hoạt động, khả năng thanh toán, thị trường niêm yết và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh

Anna Białek-Jaworska (2015) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC được trình bày theo Chuẩn mực BCTC quốc tế của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Ba Lan Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mức độ CBTT chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy mô doanh nghiệp, được kiểm toán bởi bốn công ty kiểm toán lớn (Big4) nhưng lại chịu sự tác động nghịch chiều của khả năng sinh lời (ROE) tuy nhiên, trong báo cáo quản trị, ảnh hưởng này là thuận chiều Và kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận đòn bẩy tài chính và tỷ lệ phân tán cổ đông chỉ có ảnh hưởng thuận chiều đối với mức độ CBTT tự nguyện

Đặng Ngọc Hùng (2016) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT kế toán trong BCTC hợp nhất của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con đang hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mức độ CBTT trong BCTC hợp nhất của các doanh nghiệp ở mức khá và chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy mô thành viên hội đồng quản trị, kiểm toán bởi Big4, khả năng sinh lời (ROE) và quy mô doanh nghiệp nhưng lại chịu sự tác động nghịch chiều của

Trang 14

sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ CBTT không chịu sự ảnh hưởng bởi sở hữu của cổ đông nước ngoài, sở hữu của cổ đông nhà nước, đòn bẩy tài chính và số lượng công ty con

Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mức độ CBTT của các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu chưa thật sự cao và mức độ CBTT này chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy mô doanh nghiệp nhưng lại chịu sự tác động ngược chiều của khả năng thanh toán, được kiểm toán bởi Big4 Kết quả nghiên cứu cũng

đã ghi nhận mức độ CBTT này không chịu sự ảnh hưởng của khả năng sinh lời,

tỷ suất nợ, tài sản cố định, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị, tính độc lập của chủ tịch hội đồng quản trị, và thời gian niêm yết

Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng (2019) đã nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mức độ CBTT của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn thấp và mức độ CBTT này chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy

mô doanh nghiệp và kiểm toán Và kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ CBTT của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam không chịu sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, mức độ sinh lời (ROE) và khả năng thanh khoản

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các công ty niêm yết có những đặc điểm riêng như số lượng không quá nhiều, trải rộng trên toàn quốc

và có quy định riêng về CBTT Các nghiên cứu này chưa đánh giá được mức

độ CBTT và sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT đối với các đơn vị khác như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại một địa

Trang 15

phương nhất định Với mong muốn rút ngắn khoảng trống nghiên cứu nêu trên,

kế thừa các nghiên cứu trước, luận văn này thực hiện việc đánh giá mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nội dung chương này trình bày về cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu

về CBTT trong BCTC mà luận văn này áp dụng Mục 1.1 trình bày về khái niệm, phân loại và yêu cầu CBTT Mục 1.2 trình bày về đo lường mức độ CBTT Mục 1.3 trình bày lý thuyết khung về CBTT Mục 1.4 trình bày về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT Cuối cùng là kết luận chương

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU CÔNG BỐ THÔNG TIN

1.1.1 Khái niệm về công bố thông tin

Thông tin là những sự kiện được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,

có ích với người sử dụng trong việc ra quyết định vì làm giảm sự không chắc chắn về một vấn đề cần xử lý (Gelinas và Dull, 2008) CBTT của doanh nghiệp chính là quá trình công khai các thông tin liên quan của đơn vị đến các đối tượng sử dụng CBTT là sự chuyển tải các thông tin kinh tế, tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Những thông tin này

có thể ảnh hưởng đến quyết định hành động của các đối tượng sử dụng thông tin

Theo Malik (2004) thì CBTT minh bạch là cung cấp thông tin một cách đáng tin cậy và đầy đủ về tình hình hoạt động, năng lực tài chính, cơ hội cũng như thách thức trong kinh doanh của doanh nghiệp Còn theo Toutaev (2004), CBTT minh bạch là cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp một cách đầy đủ và có chất lượng cho các đối tượng khác nhau

CBTT trong BCTC là việc cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin này

Trang 17

có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, quyết định cho vay của các chủ nợ và quyết định hành động trong điều hành quản lý của các cơ quan nhà nước Việc doanh nghiệp CBTT đầy đủ, kịp thời và tuân thủ theo các quy định về CBTT, đồng thời trình bày thêm các thông tin hữu ích sẽ làm tăng tính minh bạch của BCTC Từ đó, đem lại sự hiểu biết sâu hơn về doanh nghiệp cho người sử dụng thông tin và giúp người sử dụng thông tin ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp để thực hiện các hành động của mình

1.1.2 Phân loại công bố thông tin

a Phân loại công bố thông tin theo tính chất tần suất

- CBTT định kỳ: các thông tin được CBTT theo một mốc thời gian được quy định cụ thể như BCTC năm; BCTC giữa niên độ (BCTC quý hoặc 6 tháng)

và các thông tin phải CBTT định kỳ khác

- CBTT bất thường: các thông tin không được quy định CBTT định kỳ nhưng ảnh hưởng đến quyết định hành động của các đối tượng sử dụng thông tin như tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bị phong tỏa; thay đổi tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và các thông tin bất thường khác

- CBTT theo yêu cầu: các thông tin ngoài được CBTT định kỳ hay bất thường phải được CBTT theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin như

cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư và các đối tượng khác

b Phân loại công bố thông tin theo tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện

- CBTT bắt buộc là việc các đơn vị báo cáo trình bày các thông tin được

yêu cầu phải công bố theo quy định của pháp luật

- CBTT tự nguyện là việc các đơn vị báo cáo trình bày các thông tin không được yêu cầu phải công bố theo quy định của pháp luật Thông tin được công

bố nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin cho các đối tượng sử dụng để làm

Trang 18

rõ hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp và làm thỏa mãn nhu cầu thông

tin của các đối tượng sử dụng

1.1.3 Yêu cầu về công bố thông tin

a Yêu cầu công bố thông tin kế toán

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 (Bộ Tài chính, 2002) quy định các yêu cầu cơ bản đối với kế toán gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh và các yêu cầu này phải được thực hiện đồng thời

b Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính

Chuẩn mực kế toán số 21 (Bộ Tài chính, 2003) quy định và hướng dẫn các yêu cầu, nguyên tắc chung về việc lập và trình bày BCTC từ mục đích, yêu cầu,

và nguyên tắc lập BCTC đến kết cấu và nội dung chủ yếu của các BCTC Chuẩn mực này được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp

Thông tư số 200/2014/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2014) và Thông tư số 133/2016/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2016) đều có quy định về mục đích, đối tượng áp dụng, yêu cầu đối với thông tin trình bày, nguyên tắc lập, trình bày BCTC và hệ thống biểu mẫu BCTC Một số yêu cầu chung giữa hai thông tư đối với thông tin trình bày trong BCTC gồm:

- Thông tin trình bày trong BCTC phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót, để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng BCTC dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế

- Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử

Trang 19

dụng BCTC Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trong BCTC của một đơn vị cụ thể

- Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu

- Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; so sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau

Theo quy định hiện hành thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC được khuyến khích thực hiện hoặc vận dụng thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

c Yêu cầu công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

CBTT trên thị trường chứng khoán đảm bảo các nguyên tắc được hướng dẫn tại Thông tư số 96/2020/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2020) như sau:

- CBTT phải đầy đủ, chính xác, kịp thời Việc công bố các thông tin cá nhân chỉ được thực hiện nếu cá nhân đó đồng ý

- Đối tượng CBTT phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý

do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó

- Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố

- Việc CBTT của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền CBTT thực hiện Việc CBTT của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện

1.2 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Theo Marston và Shrives (1991), một trong những phương pháp đánh giá mức độ CBTT là đếm tất cả các mục thông tin bằng cách đếm số lượng các từ hoặc câu trong BCTC hàng năm Số lượng câu công bố nhiều hơn, không nhất thiết mức độ CBTT có chất lượng hơn Một số chỉ mục thông tin có thể được tính trọng số khi được xem là quan trọng hơn các mục thông tin khác

Trang 20

Còn theo Urquiza, Navarro, và Trombetta (2010), mức độ CBTT được đánh giá theo ba chỉ số gồm: "chỉ số chất lượng" dùng để đo lường chất lượng của thông tin, "chỉ số phạm vi" dùng để đo lường phạm vi của thông tin và "chỉ

số số lượng" dùng để đo lường số lượng thông tin được công bố

Theo cách tiếp cận của các nghiên cứu trước – như Cooke, 1989; Wallace

và Naser, 1994; Phạm Thị Thu Đông, 2013; Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018; Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng, 2019 – thì chỉ số CBTT của mỗi công

ty được tính như sau:

Ij =

∑ Xij

nji=1

nj

(Công thức 1.1)

Trong đó,

o Ij là chỉ số CBTT của công ty j

o nj là số lượng thông tin có thể được công bố bởi công ty j

o Xij nhận giá trị là 1 nếu thông tin i được công bố và nhận giá trị là 0 nếu thông tin không được công bố

1.3 LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

1.3.1 Lý thuyết đại diện

Lý thuyết này giải thích mối quan hệ giữa người chủ và người làm, theo

đó người chủ cử ra đại diện hoặc thuê người làm thực hiện các công việc thông qua một hợp đồng (Jensen và Meckling, 1976) Do xuất hiện tình trạng bất cân xứng thông tin giữa người chủ và người đại diện, dẫn đến xung đột mục tiêu giữa hai bên, từ đó làm phát sinh chi phí đại diện

Theo Jensen và Meckling (1976), chi phí đại diện bao gồm: chi phí kiểm soát, chi phí ràng buộc và chi phí cơ hội Chi phí kiểm soát là chi phí được trả

Trang 21

cho các kiểm soát viên nhằm cảnh báo cho những người chủ sở khi người quản

lý có các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của những người chủ sở hữu Chi phí ràng buộc là chi phí được trả nhằm ngăn ngừa những bất lợi xảy ra từ những hành vi thiếu trung thực của các nhà quản lý Còn chi phí cơ hội là những tổn thất xảy ra do sai khác giữa các quyết định trên thực tế của các nhà quản lý

và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của những người chủ sở hữu Theo Mak và Li (2001), trong mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và chi phí đại diện, chính phủ thường có xu hướng ít chủ động trong việc kiểm soát các khoản đầu tư của mình, đồng thời việc huy động vốn dễ dàng, dẫn đến các công ty có vốn nhà nước có cơ chế kiểm soát yếu hơn Trái với quan điểm trên,

Bos (1991) cho rằng ở những công ty có vốn nhà nước lớn, chính phủ có động

cơ để kiểm soát công ty một cách chặt chẽ, hiệu quả, do đó có thể làm giảm chi phí đại diện và nâng cao khả năng sinh lời cho công ty

Trong nghiên cứu của Ang, Cole và Lin (2000), chi phí đại diện có xu hướng giảm đi cùng với sự kiểm soát tăng lên từ phía các chủ nợ Tương tự,

Zhang và Li (2008) chỉ ra rằng chi phí đại diện tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ trên tài sản của các công ty ở Anh, đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với việc công ty chịu nhiều sự kiểm soát hơn từ các chủ nợ, từ đó làm giảm chi phí đại diện nhằm đáp ứng những yêu cầu về tính minh bạch trong quản lý hoạt động của công ty từ phía các chủ nợ

Lý thuyết này thường được các nghiên cứu trước đây áp dụng để luận giải

và kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ CBTT như đặc điểm của hội đồng quản trị, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính (như Singhvi và Desai, 1971), sở hữu của cổ đông nước ngoài (như

Singhvi, 1968), tài sản cố định (như Jensen và Meckling, 1976), và chủ thể kiểm toán (như Chalmers và Godfrey, 2004)

Trang 22

1.3.2 Lý thuyết tín hiệu

Lý thuyết tín hiệu mô tả hành vi giữa người gửi tín hiệu và người nhận tín hiệu, cơ bản giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin giữa bên gửi và bên nhận Theo lý thuyết này, để khắc phục vấn đề bất cân xứng thông tin, doanh nghiệp cần công bố nhiều thông tin tự nguyện, phát tín hiệu cho các đối tượng

sử dụng thông tin nhằm thể hiện tính tích cực trong việc cung cấp thông tin đầy

đủ và chính xác nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác (Watts và Zimmerman, 1986)

Lý thuyết này giải thích việc CBTT của doanh nhiệp nhiều hơn thường tạo được một vị thế tốt hơn cho đơn vị Những doanh nghiệp hoạt động tốt hơn thường cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn nhằm phát đi nhiều tín hiệu tích cực hơn về đơn vị cho nhà đầu tư, từ đó có tác động tích cực đến giá cổ phiếu của công ty (Giner, 1997)

Lý thuyết này thường được các nghiên cứu trước đây áp dụng để luận giải

và kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ CBTT như quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời (như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị

bẩy tài chính, khả năng thanh toán (như Nguyễn Thị Thủy Hưởng, 2014; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018), và thời gian niêm yết (như

Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014)

1.3.3 Lý thuyết chi phí sở hữu

Theo lý thuyết chi phí sở hữu, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chịu ảnh hưởng nhiều đến lợi thế cạnh tranh của đơn vị nếu gia tăng mức độ CBTT (Giner, 1997) Còn theo Darrough (1993), các doanh nghiệp hạn chế CBTT để tránh làm giảm vị thế cạnh tranh trên thị trường dù phải gánh chịu chi phí huy động vốn cao hơn

Trang 23

Ngoài ra, các doanh nghiệp hạn chế CBTT trên thị trường tài chính là vì

sự tồn tại của chí phí công bố hay chi phí sở hữu (Verrecchia, 1983) Các khoản chi phí phát sinh không chỉ ở khâu chuẩn bị và trình bày thông tin mà còn phát sinh ở khâu CBTT vì việc CBTT có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh do các đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan khác sử dụng thông tin được công bố gây bất lợi cho đơn vị

Theo Singhvi và Desai (1971), các nhà quản lý có khả năng CBTT chi tiết hơn khi khả năng sinh lời cao hơn, nhằm phát đi tín hiệu tích cực về khả năng tối đa hóa giá trị cổ đông và giảm thiểu rủi ro cho họ Tương tự, Alsaeed (2006)

cho rằng nhà quản lý thể hiện sự thành công của họ khi đạt được lợi nhuận cao thông qua việc CBTT tài chính đến công chúng nhằm mục đích tăng ấn tượng tích cực của bản thân họ Ngược lại, khi công ty có tỷ suất sinh lời thấp, nhà quản lý có khuynh hướng CBTT ít đi và che dấu nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận

Các nghiên cứu này cũng xem xét chi phí phải chịu khi thực hiện thu thập

và chuẩn bị thông tin như một rào cản trong việc CBTT nhiều hơn Theo đó, các công ty có quy mô lớn và khả năng sinh lời cao hơn thường có khuynh hướng CBTT nhiều hơn nhằm giảm thiểu các chi phí này

Lý thuyết này thường được các nghiên cứu trước đây áp dụng để luận giải

và kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ CBTT như quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời (như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Đặng Ngọc Hùng, 2016)

1.3.4 Lý thuyết chi phí chính trị

Lý thuyết chi phí chính trị cho rằng nhà nước thu thập thông tin hoạt động thực tế từ các công ty thông qua bắt buộc cung cấp thông tin nhằm phục vụ hoạch định các chính sách, làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty (Watts và

Trang 24

Zimmerman, 1986) Theo lý thuyết này, các công ty chịu chí phí chính trị cao

sẽ công bố nhiều thông tin hơn nhằm giảm những chi phí này

Lý thuyết này thường được các nghiên cứu trước đây áp dụng để luận giải

và kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ CBTT như quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lời (như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014)

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC được tìm thấy đa

số ở các nghiên cứu trước đây gồm đặc điểm của hội đồng quản trị, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, thời gian niêm yết hay hoạt động và chủ thể kiểm toán

1.4.1 Đặc điểm của hội đồng quản trị

Theo Fama và Jensen (1983), các thành viên hội đồng quản trị đóng vai trò giám sát, làm giảm sự xung đột đại diện giữa chủ sở hữu và người đại diện,

và thông qua hệ thống kiểm soát thực hiện kiểm tra hoạt động của người đại diện nhằm nâng cao hiệu quả của hội đồng quản trị Từ đó, tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành tăng lên thì chi phí đại diện sẽ giảm và mức độ CBTT tăng lên Còn theo Barako (2007) thì sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị làm giảm vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị và tăng khả năng thỏa thuận mức thưởng cho người quản lý cấp cao Người kiêm nhiệm dễ dàng

sử dụng quyền lực để che dấu thông tin, để thực hiện những hành vi cơ hội, gây bất lợi cho các cổ đông khác Từ đó, sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và người quản lý làm giảm mức độ CBTT Cũng theo nghiên cứu của

Holtz và Neto (2014) ghi nhận tính độc lập của hội đồng quản trị, sự tách biệt

Trang 25

vai trò giữa chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT, nhưng quy mô hội đồng quản trị (lớn hơn 9 thành viên) lại có tác động nghịch chiều đối với mức độ CBTT

1.4.2 Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Do có sự khác biệt về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa nên nhà đầu tư nước ngoài thường thận trọng khi đầu tư, do đó để giảm khoảng cách sự khác biệt này đòi hỏi các công ty gia tăng mức độ CBTT Theo Singhvi (1968), để tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư nước ngoài, công ty phải tăng mức độ CBTT Còn theo Haniffa và Cooke (2002), có mối liên hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và mức độ CBTT Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài càng lớn thì mức độ CBTT càng nhiều Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các thông tin liên quan đến hoạt động của công ty để giám sát hoạt động

sử dụng vốn của người quản lý

1.4.3 Quy mô doanh nghiệp

Theo Ahmed và Nicholl (1994), các doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết trong việc thu thập và trình bày BCTC, từ

đó lập BCTC tốt hơn và CBTT nhiều hơn Còn theo Chavent và cộng sự (2006)

thì quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ CBTT do: có lợi thế về quy

mô hoạt động và lưu trữ thông tin; áp lực từ cạnh trạnh; chi phí CBTT là một rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ; và các doanh nghiệp lớn cần phải huy động vốn nhiều do nhu cầu vốn lớn Do đó, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT càng lớn Tương tự, theo Anna Białek-Jaworska (2015),

khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC được trình bày theo Chuẩn mực BCTC quốc tế của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Ba Lan, kết quả nghiên cứu đã ghi nhận mức độ CBTT

Trang 26

chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy mô doanh nghiệp Và Alexandridis và Stavropoulos (2011) cũng có kết quả nghiên cứu ghi nhận tương tự.

1.4.4 Khả năng sinh lời

Theo Singhvi và Deasi (1971), các công ty có khả năng sinh lời cao thể hiện hoạt động hiệu quả thì người quản lý sẽ chủ động CBTT nhiều hơn để thỏa thuận về mức thưởng của họ, cũng như nâng cao giá trị của họ trên thị trường lao động (Barako, 2007) Đồng thời, thông tin về khả năng sinh lời cao phát đi tín hiệu tích cực, tác động tích cực đến giá cổ phiếu trên thị trường vốn (Inchausti, 1997) Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng các công ty có khả năng sinh lời thấp sẽ gia tăng CBTT để giải thích tình trạng của công ty cho cổ đông, nhà đầu tư (Bujaki và McConomy, 2002)

1.4.6 Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán thể hiện khả năng đáp ứng tình hình nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn Có hai quan điểm trái chiều về mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và mức độ CBTT Theo Singhvi (1968), các công ty có khả năng thanh toán càng cao thì càng CBTT nhiều nhằm tăng vị thế cạnh tranh thông qua tình hình hoạt động hiệu quả của công ty Ngược lại, theo Wallace

và Naser (1994), các công ty có khả năng thanh toán thấp có xu hướng công bố nhiều hơn để giải thích tình trạng của công ty

Trang 27

1.4.7 Thời gian hoạt động

Theo Galani, Alexandridis và Stavropoulos (2011), các công ty hoạt động lâu năm có kinh nghiệm trong thu thập, lập BCTC và chi phí CBTT thấp Các công ty này có nhiều kết quả đạt được trong thời gian hoạt động để báo cáo nhằm tăng vị thế cạnh tranh của công ty Với các công ty mới đi vào hoạt động, việc CBTT sẽ có tác động không tốt

1.4.8 Chủ thể kiểm toán

Đơn vị kiểm toán như một cơ chế trong hệ thống kiểm soát hoạt động của người quản lý, giảm chi phí đại diện bằng cách hạn chế hành vi cơ hội của người quản lý Theo DeAngelo (1981), các công ty kiểm toán lớn luôn quan tâm bảo vệ danh tiếng của mình nên các công ty này sẽ quan tâm đến công tác kiểm toán báo cáo của khách hàng Cũng theo Chalmers và Godfrey (2004), các công ty kiểm toán lớn có nhiều khả năng đòi hỏi mức độ CBTT tương đối lớn từ khách hàng Vì vậy, các doanh nghiệp chọn được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán lớn được xem là một tín hiệu tích cực trong CBTT

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng hợp cơ sở lý luận về CBTT, nêu được các khái niệm, phân loại, yêu cầu về CBTT, đo lường mức độ CBTT, và các lý thuyết giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của doanh nghiệp Chương 1 cũng đã tổng hợp được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC được tìm thấy đa số ở các nghiên cứu trước đây gồm: (1) Đặc điểm của hội đồng quản trị; (2) Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; (3) Quy

mô doanh nghiệp; (4) Khả năng sinh lời; (5) Đòn bẩy tài chính; (6) Khả năng thanh toán; (7) Thời gian niêm yết hay hoạt động; và (8) Chủ thể kiểm toán Tám nhân tố ảnh hưởng này sẽ được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu này

Trang 28

CHƯƠNG 2THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương trình bày thiết kế nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ CBTT trong BCTC và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC Mục 2.1 trình bày quy trình nghiên cứu Mục 2.2 trình bày nội dung xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các lý thuyết nền tảng và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây Mục 2.3 trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu, lựa chọn mẫu nghiên cứu, cách thức đo lường biến phụ thuộc và các biến độc lập Cuối cùng là kết luận chương

2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu của luận văn được tổng hợp, xây dựng thể hiện qua

Hình 2.1 cụ thể như sau:

Đầu tiên, phân tích các lý thuyết và nghiên cứu trước đây về CBTT, từ đó trên cơ sở kế thừa, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC Tiếp theo, các giả thuyết và mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT được thiếp lập, đồng thời xây dựng các chỉ mục và thang đo mức độ CBTT Sau đó là cách thức thu thập dữ liệu các biến độc lập và đo lường biến phụ thuộc trong BCTC của các doanh nghiệp Sử dụng phần mềm

để tiến hành phân tích thống kê mô tả đánh giá mức độ CBTT trong BCTC, và phân tích hồi quy bội để xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra các hàm ý chính sách để nâng cao mức độ CBTT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài nói riêng, và các doanh nghiệp nói chung tại thành phố Đà Nẵng

Trang 29

Nguồn: Tác giả xây dựng

Trang 30

2.2 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.2.1 Mô hình lý thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở các lý thuyết, nghiên cứu trước đây và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT được nhận diện, mô hình lý thuyết nghiên cứu được thể hiện ở Hình 2.2 dưới đây

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.2.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng được nhận diện đưa vào mô hình nghiên cứu, luận văn tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng trong mô hình nghiên cứu như sau:

a Giả thuyết về tính độc lập của chủ tịch công ty

Theo lý thuyết đại diện, nhằm mục đích giảm thiểu bất cân xứng thông tin, hội đồng quản trị thiết lập hệ thống kiểm soát đối với nhà quản lý Đặc điểm của hội đồng quản trị được xem xét trên hai khía cạnh gồm tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập và sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị

Mức độ CBTT trong BCTC

Khả năng sinh lời tài chínhĐòn bẩy

Khả năng thanh toán

Thời gian hoạt động

Chủ thể kiểm toán

Hình 2.2 Mô hình lý thuyết nghiên cứu

Trang 31

Do các doanh nghiệp được khảo sát trong nghiên cứu này bao gồm cả các doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và là công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên nên chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, và chủ tịch công ty được gọi chung là chủ tịch công ty Và cũng từ lý do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, đặc điểm của hội đồng quản trị chỉ được xem xét ở khía cạnh sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành của chủ tịch công ty

Một số nghiên cứu trước đây có kết quả kiểm chứng cho thấy tính độc lập của hội đồng quản trị có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ CBTT (Singhvi và Desai, 1971; Holtz và Neto, 2014), nhưng có một số nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng nghịch chiều (Pérez, 2004) hay không tồn tại ảnh hưởng nào từ đặc điểm của hội đồng quản trị đối với mức độ CBTT (như Lopes và Rodrigues, 2007; Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018)

Dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện và bằng chứng định lượng đã có, nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 1 Các doanh nghiệp có tính độc lập của chủ tịch công ty càng cao thì

mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

b Giả thuyết về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Theo lý thuyết đại diện, sự bất cân xứng thông tin giữa người chủ và người đại diện làm phát sinh mâu thuẫn về lợi ích Đối với nhà đầu tư nước ngoài lại xảy ra sự khác biệt về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa nên nhà đầu tư nước ngoài luôn

có sự thận trọng trong đầu tư Việc tăng mức độ CBTT sẽ làm giảm sự khác biệt này

Các nghiên cứu trước đây chưa cung cấp được minh chứng thống nhất về

sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến mức độ CBTT Một số nghiên

Trang 32

cứu có kết quả ghi nhận có sự ảnh hưởng thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và mức độ CBTT (như Haniffa và Cooke, 2002), nhưng cũng

có kết quả nghiên cứu khác ghi nhận tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài ảnh hưởng nghịch chiều đối với mức độ CBTT (Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014), hay như không có sự tác động của tỷ lệ sở hữu của

cổ đông nước ngoài đến mức độ CBTT (Đặng Ngọc Hùng, 2016)

Do đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có điểm khác biệt so với các nghiên cứu trong nước trước đây nên dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện và bằng chứng định lượng đã có, nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 2 Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài càng

cao thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

c Giả thuyết về quy mô doanh nghiệp

Theo các lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí sở hữu và

lý thuyết chi phí chính trị thì các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có xu hướng cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn nhằm gia tăng sự nhận diện khác biệt so với các đối thủ, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh

Kết quả của nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây ghi nhận quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT của doanh nghiệp (như Singhvi và Desai, 1971; Watts và Zimmerman, 1978; Verrecchia, 1983; Inchausti, 1997; Galani, Alexandridis và Stavropoulos, 2011;Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Anna Białek-Jaworska, 2015; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018; Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng, 2019) Do đó, thống nhất với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này dự đoán rằng:

Trang 33

H 3 Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT trong BCTC

năm của các doanh nghiệp càng lớn

d Giả thuyết về khả năng sinh lời

Vận dụng các lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí sở hữu và lý thuyết chi phí chính trị, khả năng sinh lời thường được dự đoán có mối liên hệ với mức độ CBTT của doanh nghiệp Cụ thể, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao và hoạt động có hiệu quả tốt hơn thường có xu hướng CBTT nhiều hơn (Singhvi và Desai, 1971)

Một số nghiên cứu trước đây có kết quả ghi nhận mức độ CBTT chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của khả năng sinh lời (như Phạm Thị Thu Đông, 2013; Đặng Ngọc Hùng, 2016) Ngược lại, cũng có kết quả ghi nhận mức độ CBTT chịu sự ảnh hưởng ngược chiều của khả năng sinh lời (như Bujaki và McConomy, 2002; Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Anna Białek-Jaworska, 2015), hay không có sự tác động của khả năng sinh lời đến mức độ CBTT (như Galani, Alexandridis và Stavropoulos, 2011; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018; Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng, 2019)

Thống nhất với các nghiên cứu trước đây (như Phạm Thị Thu Đông, 2013; Đặng Ngọc Hùng, 2016), nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 4 Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

e Giả thuyết về đòn bẩy tài chính

Theo lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu thì các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao có xu hướng CBTT nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông

Trang 34

tin cho các chủ nợ, nhằm giảm tác động kiểm soát của chủ nợ thông qua các ràng buộc vay nợ và làm giảm chi phí lãi vay

Một số nghiên cứu trước đây có kết quả ghi nhận có sự ảnh hưởng thuận chiều giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT (như Ahmed và Nicholls, 1994; Naser, 1998; Chavent và cộng sự, 2006) Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong nước lại có kết quả ghi nhận không tồn tại mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính

và mức độ CBTT (như Phạm Thị Thu Đông, 2013; Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Đặng Ngọc Hùng, 2016; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018; Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng, 2019)

Do đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có điểm khác biệt so với các nghiên cứu trong nước trước đây nên dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và bằng chứng định lượng đã có, nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 5 Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ CBTT

trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

f Giả thuyết về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán thể hiện năng lực tài chính mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn Theo lý thuyết tín hiệu, doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao có xu hướng CBTT nhiều hơn nhằm phát đi tín hiệu chất lượng hoạt động tốt, tình hình tài chính ổn định, vững chắc và tạo lợi thế cạnh tranh

Kết quả từ các nghiên cứu trước đây còn chưa có sự thống nhất cao về sự tác động của nhân tố này Một số kết quả ghi nhận khả năng thanh toán có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ CBTT (như Singhvi, 1968; Lopes và Rodrigues, 2007; Nguyễn Thị Thủy Hưởng, 2014), cũng có một số kết quả ghi nhận khả

Trang 35

năng thanh toán có ảnh hưởng nghịch chiều với mức độ CBTT (như Wallace

và Naser, 1994; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018), và không có mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và mức độ CBTT (như Galani, Alexandridis và Stavropoulos, 2011; Phạm Thị Thu Đông, 2013; Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Nguyễn Văn Linh và Đặng Ngọc Hùng, 2019)

Vận dụng lý thuyết tín hiệu và kế thừa kết quả của một số nghiên cứu trước như Singhvi (1968), Lopes và Rodrigues (2007), hay Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014), nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 6 Các doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ CBTT

trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

g Giả thuyết về thời gian hoạt động

Theo lý thuyết tín hiệu, doanh nghiệp mới ra đời thường che dấu thông tin liên quan đến các chi phí nhằm làm giảm ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, ngược lại các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu hơn có xu hướng CBTT nhiều hơn nhằm phát đi tín hiệu nhận diện về chất lượng hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh

Một số nghiên cứu trước đây nghiên cứu sự ảnh hưởng tích cực của thời gian niêm yết đến mức độ CBTT (như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014) Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu có kết quả chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa thời gian niêm yết và mức độ CBTT (như Galani, Alexandridis và Stavropoulos, 2011; Phạm Thị Thu Đông, 2013; Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018)

Trên cơ sở lý thuyết tín hiệu, nghiên cứu trước đây (Nguyễn Công Phương

và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014) và nhân tố được phân tích là thời gian

Trang 36

hoạt động của doanh nghiệp được tính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nghiên cứu, nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 7 Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng dài thì mức độ CBTT

trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

h Giả thuyết về chủ thể kiểm toán

Theo lý thuyết đại diện, kiểm toán độc lập là một trong những giải pháp trong hệ thống thông tin kiểm soát nhằm giảm mâu thuẫn về lợi ích giữa người chủ và người đại diện Các doanh nghiệp kiểm toán lớn có xu hướng đòi hỏi cao về mức độ CBTT của khách hàng, nhằm bảo vệ danh tiếng của mình Bằng chứng định lượng từ các nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp kiểm toán lớn (thường dùng trong nghiên cứu là Big4, bao gồm PWC, Deloitte, EY và KPMG) đến mức độ CBTT cũng còn khá khác nhau Có nghiên cứu ghi nhận được sự ảnh hưởng thuận chiều (như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Anna Białek-Jaworska, 2015; Đặng Ngọc Hùng, 2016), ngược lại cũng có nghiên cứu ghi nhận được mối liên hệ ngược chiều (Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc, 2018) và

có cả những nghiên cứu chứng tỏ rằng không có mối liên hệ nào (như Phạm Thị Thu Đông, 2013)

Trên cơ sở lý thuyết đại diện và thống nhất với các nghiên cứu trước đây (như Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014; Anna Białek-Jaworska, 2015; Đặng Ngọc Hùng, 2016), nghiên cứu này dự đoán rằng:

H 8 Các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán thuộc Big4

có mức độ CBTT trong BCTC năm lớn hơn các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán khác

Trang 37

Bảng 2.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

3 Quy mô doanh

Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

4 Khả năng sinh lời H4

Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

5 Đòn bẩy tài chính H5

Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

6 Khả năng thanh

Các doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

7 Thời gian hoạt

Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng dài thì mức độ CBTT trong BCTC năm của các doanh nghiệp càng lớn

Trang 38

STT Nhân tố ảnh hưởng thuyết Giả Nội dung giả thuyết

8 Chủ thể kiểm

Các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán thuộc Big4 có mức độ CBTT trong BCTC năm lớn hơn các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán khác

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT được đặt ra các giả thuyết, nghiên cứu thiết lập mô hình hồi quy mẫu, hay nói cách khác là mô hình kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và mức độ CBTT như sau: 𝑪𝑩𝑻𝑻𝒊 = 𝐵0+ 𝐵1𝑫𝑳𝒊+ 𝐵2𝑺𝑯𝒊 + 𝐵3𝑸𝑴𝑖 + 𝐵4𝑺𝑳𝒊

+ 𝐵5𝑫𝑩𝒊+ 𝐵6𝑻𝑻𝒊+ 𝐵7𝑻𝑮𝒊+ 𝐵8𝑲𝑻𝑖 + (Công thức 2.1) Trong đó,

 CBTTi: mức độ CBTT tổng hợp trong BCTC năm của doanh nghiệp

i, được tính bằng tổng số của chỉ mục CBTT bắt buộc và CBTT tự nguyện

 B0: tham số tự do

 B1 đến B8: các tham số chưa biết của mô hình

 ε: sai số ngẫu nhiên

 DL: tính độc lập của chủ tịch công ty và giám đốc điều hành doanh nghiệp

 SH: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

 QM: quy mô doanh nghiệp

 SL: khả năng sinh lời

 DB: đòn bẩy tài chính

 TT: khả năng thanh toán

 TG: thời gian hoạt động

 KT: chủ thể kiểm toán

Trang 39

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT, mô hình trên được kiểm định bằng cách thực hiện phân tích hồi quy bội về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến mức độ CBTT

2.3.2 Mẫu nghiên cứu

Luận văn lựa chọn khảo sát BCTC năm 2019, đây là năm tài chính gần nhất vì thời điểm thực hiện nghiên cứu này là những tháng cuối năm 2020 và quý 1 năm 2021 bởi vì BCTC năm 2020 chưa được công bố hoặc chỉ một số ít doanh nghiệp công bố Chính vì thế, luận văn không thể lựa chọn BCTC năm tài chính năm 2020 để nghiên cứu Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu thể hiện ở

Bảng 2.2 dưới đây được thực hiện theo ba bước như sau:

Bước 1 Lập danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ

sở chính tại thành phố Đà Nẵng đang hoạt động và có BCTC năm 2019 tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, kết quả có 583 doanh nghiệp

Bước 2 Loại trừ 44 doanh nghiệp có BCTC năm 2019 không đáp ứng cho

nghiên cứu này do không có thuyết minh BCTC hoặc thuyết minh BCTC không đầy đủ thì số doanh nghiệp còn lại là 539 doanh nghiệp Và tác giả loại thêm một công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội do đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải tuân thủ thêm quy định về CBTT trên thị trường chứng khoán, nhằm mục đích tập trung phạm vi nghiên cứu vào các đối tượng cùng chịu điều chỉnh của một chính sách quy định về CBTT Kết quả số lượng doanh nghiệp còn lại là 538 doanh nghiệp

Bước 3 Thống kê phân loại 538 doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp

thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC là 276 doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC là 262 doanh nghiệp Việc áp dụng hai chế độ kế toán doanh

Trang 40

nghiệp khác nhau có những điểm khác nhau trong yêu cầu và nội dung CBTT Luận văn này chỉ thực hiện nghiên cứu đối với 276 doanh nghiệp áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Cỡ mẫu bao gồm 276 doanh nghiệp này đáp ứng được để thực hiện ước lượng hồi quy theo Tabachnick và Fidell (2007) và theo công thức xác định kích thước mẫu Slovin (1960) Cụ thể là cỡ mẫu đảm bảo được theo Tabachnick

và Fidell (2007) là lớn hơn 114 (bằng 50 + 8x8) và theo Slovin (1960) là lớn hơn 237 [bằng 583/(1+583x(5%)2)] Danh sách 276 doanh nghiệp này được trình bày chi tiết ở Phụ lục 1

Một điểm đáng lưu ý là trong số doanh nghiệp được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu chỉ có 245 doanh nghiệp có báo cáo kiểm toán độc lập và 31 doanh nghiệp không có báo cáo kiểm toán độc lập Do đó việc đánh giá mức độ CBTT tổng hợp, mức độ CBTT bắt buộc và mức độ CBTT tự nguyện được thực hiện cho tất cả 276 doanh nghiệp Tuy nhiên, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng chỉ bao gồm 245 doanh nghiệp có báo cáo kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo đủ

dữ liệu để kiểm chứng tám giả thuyết đã được xây dựng

Bảng 2.2 Mô tả tóm tắt mẫu nghiên cứu

1 Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở tại

thành phố Đà Nẵng và có BCTC năm 2019

583

2 Số doanh nghiệp có BCTC năm 2019 không đáp ứng cho

nghiên cứu này do không có thuyết minh BCTC hoặc

thuyết minh BCTC không đầy đủ

Ngày đăng: 26/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w