1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín – chi nhánh sông hàn

136 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Sông Hàn
Tác giả Phan Thị Tuyết Khanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 6,25 MB

Nội dung

Trang 1 PHAN THỊ TUYẾT KHANHHOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH SƠNG HÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI

Trang 1

PHAN THỊ TUYẾT KHANH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH SÔNG HÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2022

Trang 2

PHAN THỊ TUYẾT KHANH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH SÔNG HÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mã số: 834.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hữu Mẫn

Đà Nẵng - Năm 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Đặng Hữu Mẫn

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Tác giả luận văn

PHAN THỊ TUYẾT KHANH

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 5

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6

1.6 Bố cục dự kiến của luận văn 7

1.7 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 19

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 19

1.1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế 19

1.1.2 Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế 19

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế 20

1.1.4 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 21

1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 23

1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 23

1.2.2 Đặc điểm của giao dịch tín dụng chứng từ (L/C) 25

1.2.3 Phân loại thư tín dụng chứng từ (L/C) 26

1.2.4 Vai trò của phương thức L/C trong thanh toán quốc tế 31

1.2.5 Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán L/C 33

1.2.6 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán L/C 35

1.2.7 Rủi ro trong phương thức thanh toán L/C 38

Trang 5

1.3.1 Nội dung hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 44 1.3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C của NHTM 47 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động TTQT bằng phương thức L/C tại NHTM 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH SÔNG HÀN 58

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK SÔNG HÀN 58 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Sacombank Sông Hàn 58 2.1.2 Mô hình tổ chức và chức năng của từng bộ phận 60 2.1.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sông Hàn giai đoạn 2018-2020 62 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C TẠI SACOMBANK SÔNG HÀN GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 66 2.2.1 Nội dung hoạt động TTQT bằng phương thức L/C tại Sacombank Sông Hàn 66 2.2.2 Tình hình hoạt động TTQT bằng phương thức L/C tại Sacombank Sông Hàn giai đoạn 2018 – 2020 74 2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C TẠI SACOMBANK SÔNG HÀN GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 81

Trang 6

2.3.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 86

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH SÔNG HÀN 87

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK SÔNG HÀN 87

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 87

3.1.2 Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn 89

3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH SÔNG HÀN 90

3.2.1 Tăng cường nắm bắt nhu cầu của khách hàng 90

3.2.2 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng 91

3.2.3 Tăng cường thực hiện công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ 92

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 93

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trước, trong và sau khi giao dịch L/C 95

3.3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 96

Trang 7

3.3.2 Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và đối tượng khách hàng sử dụng

SPDV L/C 97

3.3.3 Xây dựng chính sách giá, phí đa dạng, linh hoạt 98

3.3.4 Hỗ trợ đơn vị trong công tác marketing 99

3.3.5 Hội sở cập nhật chính sách, văn bản mới qua nhiều kênh thông tin 100

3.3.6 Hoàn thiện chính sách, chiến lược tuyển dụng nhân sự 100

3.3.7 Tăng cường công tác đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài, mở rộng quan hệ đại lý và phòng ngừa rủi ro 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102

KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC I QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

PHỤ LỤC II BIỂU PHÍ DỊCH VỤ THƯ TÍN DỤNG - LC (KHDN)

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1(BẢN SAO)

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2 (BẢN SAO)

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN(BẢN CHÍNH)

Trang 8

7 NHTB Ngân hàng thông báo

8 NHTM Ngân hàng Thương mại

9 TCTD Tổ chức tín dụng

10 TT.TTQT

Trung tâm thanh toán quốc tế - Trung tâm tác nghiệp thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

11 TTQT Thanh toán quốc tế

12 SPDV Sản phẩm dịch vụ

13 KHDN Khách hàng doanh nghiệp

14 KHCN Khách hàng cá nhân

15 TMCP Thương mại cổ phần

Trang 9

Số hiệu

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Sông Hàn

giai đoạn 2018 - 2020 62

2.2 Doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề của doanh

nghiệp tại Sacombank Sông Hàn giai đoạn 2018 – 2020 74

2.3 Doanh số TTQT theo các phương thức thanh toán quốc

tế tại Sacombank Sông Hàn giai đoạn 2018 - 2020 75

2.4 Số món L/C tại Sacombank Sông Hàn giai đoạn 2018 –

2.5 Doanh số phát hành L/C, thanh toán L/C nhập khẩu tại

Sacombank Sông Hàn giai đoạn 2018-2020 76 2.6 Thời gian xử lý hồ sơ TTQT bằng L/C 78

2.7 Doanh thu từ hoạt động TTQT bằng L/C của Sacombank

Sông Hàn giai đoạn 2018 - 2020 79

2.8 Số lượng các ngân hàng đã thiết lập quan hệ

đại lý với Sacombank 80

Trang 10

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, các NHTM hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng ra các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,…Trong các nghiệp vụ ngoại bảng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế có lẽ là nghiệp vụ quan trọng nhất,

vì có thể tạo tiền đề cho các dịch vụ còn lại, mang lại nguồn thu rất lớn cho NHTM và thêm vào đó là tăng tính cạnh tranh của NHTM với các NHTM trong và ngoài nước Do đó, hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoàn thiện phương thức thanh toán L/C trong thanh toán quốc tế - phương thức phổ biến nhất trong hoạt động TTQT nói riêng, đã thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ của các NHTM mà còn là sự quan tâm của các doanh nghiệp, của nhà nước Đã có khá nhiều bài viết và công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển, nâng cao năng lực hoạt động TTQT và phương thức thanh toán L/C trong TTQT đồng thời hạn chế các rủi ro trong hoạt động này của các NHTM

Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam, có hệ thống mạng lưới và quy mô vốn thuộc hạng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP, luôn đi đầu trong các mảng kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế Năm 2015, sau thương vụ sáp nhập giữa Sacombank và Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank); bên cạnh những mặt tích cực như quy mô hoạt động của Sacombank được mở rộng về phạm vi địa lý và danh mục khách hàng, lọt vào Top 5 ngân hàng lớn nhất về quy mô; Sacombank đã phải đối mặt với nhiều thách thức, đáng chú ý là Sacombank phải loay hoay với vòng xoay tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu tăng cao,

Trang 11

trích lập dự phòng tăng làm lợi nhuận giảm mạnh sau sáp nhập

Sacombank – Chi nhánh Sông Hàn với tiền thân là Southern Bank – Chi nhánh Đà Nẵng là một trong những chi nhánh tham gia trực tiếp vào quá trình sáp nhập này Khó khăn là vậy, nhưng đến thời điểm hiện tại Sacombank Sông Hàn đã có những bước tiến vượt bậc về các mảng dịch vụ truyền thống

và dịch vụ ngoại bảng, trở thành một trong những chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Tuy nhiên, nói riêng về mảng dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán L/C – mảng kinh doanh mang lại nguồn thu dịch vụ rất lớn của các NHTM và của cả Sacombank, vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng

và chất lượng tại Sacombank Sông Hàn, mặc dù, trụ sở Chi nhánh được đặt tại thị trường Đà Nẵng vô cùng tiềm năng về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Số lượng khách hàng sử dụng SPDV liên quan đến L/C còn rất thấp, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lượng KHDN tại Chi nhánh Năm 2020, tổng số lượng KHDN tại Chi nhánh là 2.491 khách hàng, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ L/C chỉ khoảng 7 khách hàng Thu từ dịch

vụ L/C chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu dịch vụ Năm 2020, tổng thu dịch

vụ tại Chi nhánh là 37,5 tỷ đồng, trong đó, thu dịch vụ từ L/C là 1,7 tỷ đồng, chiếm 4,53% trên tổng thu dịch vụ Với vai trò là một chi nhánh cấp 1 đã tham gia trực tiếp vào công cuộc tái cấu trúc, Sacombank Sông Hàn cần phải

nỗ lực nhiều hơn nữa và có những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán L/C để góp phần giữ vững vị thế của Sacombank trong hệ thống các NHTM trong nước và giữ vững uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế Đây là nhu cầu thật sự cấp thiết

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề

tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh

Trang 12

Sông Hàn" làm đề tài nghiên cứu của mình là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và là công trình khoa học độc lập

1.2 Mục tiêu của đề tài

* Mục tiêu chung:

Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ và phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn, Luận văn được thực hiện nhằm đề xuất những khuyến nghị mang tính thực tiễn để hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ cho Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn trong giai đoạn tới

- Nghiên cứu và đề xuất một số khuyến nghị mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

* Câu hỏi nghiên cứu:

Để giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đặt ra, luận văn cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ bao gồm những nội dung nào?

- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM là gì?

Trang 13

- Các nhân tố chính tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM là gì?

- Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn trong những năm qua đạt được những kết quả gì và còn tồn tại những hạn chế nào? Nguyên nhân gây ra những hạn chế đó là gì?

- Khuyến nghị nào có thể đặt ra để khắc phục những hạn chế, từ đó có thể hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn?

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng

phương thức tín dụng chứng từ tại một chi nhánh ngân hàng thương mại

- Đối tượng khảo sát: Các cán bộ thuộc bộ phận quản lý khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn trong 3 năm 2018 - 2020

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, và nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank Sông Hàn; từ đó,

Trang 14

khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này tại Sacombank Sông Hàn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Hai phương pháp phân tích và tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau Phân tích được tiến hành theo phương pháp tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích Tác giả kết hợp hai phương pháp này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ trong chương 1 bài luận văn

Phươngi pháp i phân i tích i lý i thuyết i được i tác i giả i sử i dụng i bằng i cách i nghiên icứui các i nguồn i tài i liệu, i các i lý i luận i khác i nhau i liên i quan i đến i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ vài phân i tích i các i lý i thuyết iliêni quan i đến i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ i thành i từngi phần i như:i Kháii niệm, i đặci điểm,i chứci năng,i vaii trò;i tiêui chíiđánhi giá; i các i nhân i tố i ảnh i hưởng; i xem i xét i lợi i ích i mang i lại i và i hạn i chế i của i các i

lýi thuyết i trước i đó; i từ i đó i chọn i lọc i những i thông i tin i cần i thiết i phục i vụ i cho i đề itàii nghiên i cứu i Một i số i nguồn i tài i liệu i được i tác i giả i tham i khảo i như i sau:

+i Cáci văni bảni pháp lý điều chỉnh hoạt độngi thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

+i Một i số i bài i báo i nghiên i cứu i liên i quan i đến i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ i được i tác i giả i tìm i kiếm i trên i các i tạp i chí ikhoai học i

+i Một i số i bài i luận i văn i tham i khảo i về i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đượci tác i giả i tìm i thấy i ở i Trung i tâm i Thông i tin ihọci liệu i – i Đại i học i Đà i Nẵng, i Trung i tâm i thư i viện i – i Đại i học i kinh i tế i Đà i Nẵng + Tổng hợp các văn bản quy định liên quan đến hoạt động thanh toán

Trang 15

quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ i tại i Sacombank Sông Hàn i trên i

hệi thống i lưu i giữ i công i văn i của i Sacombank

Táci giả i sử i dụng i các i phương i pháp i sau i khi i thu i thập i dữ i liệu i như i tổng i hợp i

lýi thuyết i để i liên i kết i những i nội i dung i đến i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ,i từ i đó i tạoi nên i mộti hệi thốngi lý i thuyết i hoànichỉnhi về i đề i tài i nghiên i cứu i liên i quan i đến i hoạt i động i bảo i lãnh

-i Phương i pháp i thống i kê i mô i tả, so sánh

Phươngi pháp i thống i kê i mô i tả i được i tác i giả i sử i dụng i để i thu i thập i và i phân itíchi các i chỉ i tiêu i khác i nhau i đối i với i các i dữ i liệu i liên i quan i đến i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ,i hoạt i động i kinh i doanh i của iSacombank Sông Hàn trongi khoảng i thời i gian i từ i năm i 2018-2020 i từ i phòng i Kế itoán & Quỹi

Tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh số liệu về mặt thời gian Soisánhi kết i quả i hoạt i động i kinh i doanh hoạt động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank Sông Hàn thông qua các tiêu chí đánh giá qua các năm để thấy được những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank Sông Hàn

-i Phương i pháp i khảo sát

Thựci hiện i khảo i sát i ý i kiến i đối i với i Chuyên viên tại i Phòng i Doanh i nghiệp inhằmi tìm i hiểu i về i quy i trình i nghiệp i vụ i thanh thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ,i chất i lượng i công i việc, i cáci yếu i tối tác i động i đến i hoạt iđộngi thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, i những i đánh i giá i

vềi thực i trạng, i hạn i chế i trong i hoạt i động i thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ vài cách i khắc phục i những i hạn i chế i đó

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

* Về mặt lý luận:

Trang 16

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Những quy định chủ yếu của pháp luật hiện hành và chuẩn mực quốc tế liên quan đến thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

* Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu sẽ giúp cho ban lãnh đạo của Sacombank Sông Hàn có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết về thực trạng, những điểm tích cực, hạn chế và những nguyên nhân xuất phát của các hạn chế này trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Từ đó áp dụng những khuyến nghị hữu hiệu mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mảng thanh toán quốc tế nói riêng và hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh nói chung

1.6 Bố cục dự kiến của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của Luận văn dự kiến gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ;

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn;

Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

1.7 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế tất yếu diễn

ra trên toàn cầu Theo đó, trong tiến trình đi đến hội nhập quốc tế, Việt Nam

đã cho thấy sự tích cực của mình qua việc chủ động gia nhập khối ASEAN;

Trang 17

tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO; ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ; tham gia vào các tổ chức kinh tế quan trọng khác thúc đẩy thương mại song phương Những động thái này cho thấy hoạt động kinh tế quốc tế được đặt lên hàng đầu và là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam

Trong tiến trình đó, vai trò của ngân hàng thương mại nói chung và dịch

vụ thanh toán quốc tế nói riêng trong hoạt động giao thương quốc tế trở nên đặc biệt quan trọng Thanh toán quốc tế là khâu mang tính trọng yếu của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới, giúp giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi quốc gia Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ giúp thúc đẩy ngoại thương phát triển Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng về cách thức tiến hành thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, đảm bảo an toàn và tạo sự tin cậy cho khách hàng

Các ngân hàng thương mại đang trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện dịch vụ thanh toán quốc tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia, trong đó phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến nhất Cơ chế tín dụng chứng từ sử dụng chứng từ làm

cơ sở của mọi giao dịch giao hàng và thanh toán thông qua trung gian là hệ thống ngân hàng đã đáp ứng và giải tỏa những lo ngại của các bên tham gia giao dịch khi người bán và người mua ở những quốc gia khác nhau, bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý và pháp lý

Trang 18

Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng đã được một số tác giả nghiên cứu trước đây, trong các bài báo và đề tài có liên quan như:

* Các bài báo khoa học:

1 Tôn Nguyễn Trọng Hiền (2018), Gian lận trong phương thức thanh

toán tín dụng chứng từ: Một bài học, Tạp chí khoa học Đại học Văn Lang

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tham khảo các vụ kiện quốc tế nổi bật liên quan đến việc vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế Theo đó, bài viết cho người đọc thấy được sự nguy hiểm của hành vi vi phạm đánh tráo hàng hóa và nguy hiểm hơn cả là hành vi

vi phạm chứng từ thanh toán Tất cả đều được tác giả liên hệ với các điều khoản được quy định trong các phiên bản của Quy tắc thực hành thống nhất

về tín dụng chứng từ (UCP) tùy vào từng thời điểm xảy ra sự kiện Tác giả đã đưa ra nhận định rằng những quy định của UCP đã cố gắng bảo vệ lợi ích các bên, nhưng hành vi gian lận trong tín dụng chứng từ là “vô thời & phổ quát” Qua đó, bài viết đúc kết được bài học cho các bên: ở khía cạnh nhà xuất khẩu cần cân nhắc đàm phán các điều khoản để tránh trường hợp bất lợi về sau như ngày phát hành, ngày đáo hạn, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận,… đặc biệt là các từ ngữ quy định trong thư tín dụng, bên cạnh đó, nhà xuất khẩu phải quan tâm đến chứng minh tính hợp lệ như chữ ký, chứng minh giấy tờ gốc,…; ở khía cạnh nhà nhập khẩu ngoài việc cẩn trọng đàm phán các điều khoản thương mại, họ nên cân nhắc xem xét các đối tác thương mại (kể cả ngân hàng bảo lãnh) một cách cẩn trọng (dựa trên uy tín, danh tiếng,…); ở khía cạnh ngân hàng phải kỹ lưỡng và sáng suốt xem xét tính hợp lệ của bộ

hồ sơ tín dụng chứng từ trước khi có quyết định thanh toán cho người thụ hưởng, trường hợp từ chối bộ chứng từ vì bất hợp lệ, ngân hàng phải có bằng chứng rõ ràng của hành vi hoặc dấu hiệu gian lận

Trang 19

2 Phan Thị Hồng Hải và Đặng Thị Nhàn (2017), Gian lận và giả mạo

chứng từ trong hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại, Tạp Chí Ngân hàng

Bài báo đưa ra nhận định về vai trò quan trọng của chứng từ trong thanh toán quốc tế, đặc biệt khi các bên xuất nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh toán được xem là phổ biến nhất hiện nay là phương thức L/C Vấn đề trọng tâm của bài báo thảo luận về thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các đề xuất nhằm ngăn ngừa rủi ro do gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức L/C nói riêng Theo đó, các chứng từ

bị làm giả, gian lận thường là một số chứng từ như: Vận tải đơn, chứng nhận xuất xứ và hoá đơn thương mại… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giả mạo và gian lận chứng từ có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh chung như khoảng cách địa lý; khe hở рháр lý; cơ сhế hоạt động dựa trên сơ sở сhứng từ; sự рhứс tạр сủа hệ thống рháр luật và sự hạn сhế сủа biệt lệ đối với giаn lận, giả mạо trоng рhương thứс thаnh tоán bằng L/С; hay mặt khác, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giả mạo và gian lận chứng từ có thể đến từ các chủ thể như từ ngân hàng hoặc từ doanh nghiệp Dù nguyên nhân của việc làm giả chứng từ xuất phát từ bên nào hay khía cạnh nào thì những hậu quả mà nó để lại là vô cùng nặng nề Để ngăn ngừa đề rủi ro do gian lận và giả mạo chứng từ, tác giả đưa

ra một số khuyến nghị như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với vấn đề giáo dục đạo đức trong kinh doanh, đào tạo lý thuyết xen lẫn thực tiễn cho các nhân viên ngân hàng hay sinh viên; bên cạnh đó, ngân hàng và doanh nghiệp phải tự tìm ra những giải pháp cho vấn đề này như nâng cao cảnh giác khi thực hiện kiểm tra bộ chứng từ, tăng cường công tác đào tạo nhân viên; chính phủ các nước nên đàm phán về quy ước quốc tế chung và thống nhất để đối phó với hành vi gian lận và làm giả chứng từ

Trang 20

3 Phạm Thị Thái Hà – Nguyễn Thị Thanh Trầm (2020), Ứng dụng

blockchain trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, Tạp chí

Công thương

Bài báo nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Theo đó, bài viết cho người đọc thấy được ưu và nhược điểm của phương thức L/C trong thanh toán quốc tế, nhược điểm đáng chú ý nhất là hiện nay, bên mua và bên bán sử dụng chứng từ L/C giấy để thực hiện các giao dịch Các giấy tờ được vận chuyển đến các bên bằng đường bưu điện, người đưa thư hay fax Trong khi những chứng

từ này mang vai trò quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ giao dịch L/C, thì thời gian và chi phí phát sinh trong việc xử lý các chứng từ này lại là rào cản lớn cho các bên liên quan Các bên đều phải rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ Một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để người thụ hưởng không nhận được khoản thanh toán Ứng dụng Blockchain ra đời có thể hạn chế được những rủi ro này, giúp giảm tình trạng bất cân xứng về thông tin, cho phép tạo ra sự đồng thuận, chấp nhận giữa các bên và tiến hành thanh toán tự động cũng như các nghiệp vụ kiểm soát tuân thủ thông tin, hàng hóa, thanh toán được trao đổi nhanh và an toàn hơn Bài báo cũng đã đưa ra một số ví dụ minh họa thực trạng ứng dụng Blockchain tại các ngân hàng Việt Nam như HSBC, BIDV Việc ứng dụng công nghệ này cho thấy được điểm tích cực trong vấn đề cải thiện tốc độ xử lý giao dịch, nâng cao tính thanh khoản, tính nhất quán, minh bạch giúp tất cả các bên tham gia giao dịch đều được làm chủ, giám sát giao dịch trong suốt quá trình thực hiện cùng những lợi ích khác, bên cạnh đó, bài báo cũng đưa ra một số thách thức đối với các ngân hàng thương mại khi ứng dụng công nghệ này như công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi hệ thống, quy trình nghiệp vụ mới, đòi hỏi phải có một tiêu chuẩn chung thống nhất cho các chứng từ; đối với ngân hàng trung

Trang 21

ương thách thức đặt ra là nghiên cứu chính sách, quy định pháp luật phù hợp để thúc đẩy, kiểm soát công nghệ blockchain cùng các tiêu chuẩn và tất cả mạng lưới kỹ thuật liên quan đến các giao dịch tài chính thương mại khi công nghệ blockchain được áp dụng rộng rãi

5 Hamed Alavi (2016), Risk Analysis in Documentary Letter of Credit

Operation, Financial Law Review No.1 (4)/2016, DOI: 10.1515/flr-2016-0021

Bài báo tập trung phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) Phương thức thanh toán L/C có thể dung hòa các xung đột về lợi ích giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu bằng cách chuyển rủi ro thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh hơn Tuy nhiên, các bên tham gia giao dịch L/C vẫn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro có thể tạo ra các vấn đề trong hoạt động thương mại Vì vậy, bài báo sử dụng các nguyên tắc hoạt động của L/C và lý thuyết quản lý rủi ro để giải quyết cho câu hỏi “Những rủi ro chính gây ra cho mỗi

bên trong hoạt động L/C là gì?” để cảnh báo các bên về sự tồn tại của những

rủi ro đó và chuẩn bị phương pháp quản lý rủi ro thích hợp Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt và nguyên tắc độc lập là hai nguyên tắc hoạt động chính của L/C đã được tác giả định nghĩa và mô tả chi tiết Tuy nhiên, luôn tồn tại những ngoại lệ có thể gây ra một số rủi ro bao gồm:

Đối với nhà nhập khẩu: rủi ro gian lận từ nhà xuất khẩu; rủi ro mất mát

về số lượng, chất lượng hàng hóa kém, không tuân thủ chất lượng đã đặt hàng; rủi ro biến động tỷ giá hối đoái; rủi ro do sơ suất của ngân hàng phát hành khi ngân hàng không kiểm tra kỹ lưỡng và phát hành các tài liệu có vấn

đề làm nhà nhập khẩu có nguy cơ không nhận được hàng mặc dù khoản thanh toán đã được chi trả

Đối với nhà xuất khẩu: sự lơ là của nhà nhập khẩu đối với các điều khoản trong hợp đồng mua bán, nhà nhập khẩu có thể bỏ qua hoặc cố gắng

Trang 22

thêm các điều khoản mới vào L/C; sự áp đặt các hạn chế có chủ đích từ nhà nhập khẩu; rủi ro do xung đột giữa các điều khoản L/C và Luật áp dụng của hợp đồng mua bán; rủi ro do gian lận từ nhà nhập khẩu; rủi ro do sai lệch chứng từ, tài liệu

Đối với ngân hàng: rủi ro mang tính vĩ mô liên quan đến các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, pháp luật của các nước, do đó, ngân hàng cần phải xem xét kỹ các yếu tố xác định mức độ tín nhiệm của các bên liên quan tại các quốc gia khác Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chịu rủi ro liên quan đến đảm bảo giao dịch, ngân hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng về tình trạng tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng, bản chất của hàng hóa, vị thế của ngân hàng và mối quan hệ của ngân hàng với các ngân hàng liên quan khác trong hoạt động L/C

6 Vladimir Anatolevich ERMAKOV; Elena Mikhailovna BURMISTROVA; Nikolay Borisovich BODIN; Alexander Alexandrovich

CHURSIN; Elena Aleksandrovna SHEVEREVA (2017), A letter of credit as

an instrument to mitigate risks and improve the efficiency of foreign trade transaction, Revista, Vol 39 (# 06) Year 2018 Page 31

Nghiên cứu này phân tích xu hướng hiện đại trong việc tài trợ cho các giao dịch ngoại thương nói chung và việc sử dụng L/C trong các giao dịch ngoại thương ở Nga nói riêng Nghiên cứu chỉ ra rõ L/C là một phương thức thanh toán có khả năng giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

vì nhờ có ngân hàng là bên trung gian trong quan hệ thanh toán này Mặc dù thực tế L/C là hình thức thanh toán phổ biến nhất cho các hợp đồng ngoại thương trên thế giới nhưng thị phần thanh toán L/C trên thị trường ngân hàng Nga vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,15% tổng khối lượng thanh toán Theo đó, nghiên cứu phân tích những vấn đề chính làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phương thức L/C trong thương mại quốc tế tại Nga bao gồm:

Trang 23

tính khả dụng của L/C khá thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chi phí

và mức độ phức tạp của việc tuân thủ các yêu cầu quy định, bao gồm cả Basel III; rủi ro kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng Theo ý kiến của tác giả, công nghệ blockchain có thể trở thành một trong những cách đầy hứa hẹn để cải thiện phương thức thanh toán L/C cho các giao dịch quốc tế Công nghệ này

có thể giúp giải quyết một trong những vấn đề chính trong thương mại toàn cầu là luồng tài liệu khổng lồ khi thực hiện các giao dịch giữa các bên liên quan Việc sử dụng công nghệ này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng, và cuối cùng nó có thể chuyển hóa tài trợ thương mại vì lợi ích của các doanh nghiệp trên toàn thế giới

* Các luận văn:

1 Võ Thành Nam (2019), Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng

ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ gồm: rủi ro nghiệp vụ thường xuất phát từ quy định chứng từ xuất trình, thành lập chứng từ và kiểm tra chứng từ xuất trình; rủi ro đạo đức thường xảy ra do thông tin bất cân xứng

Trang 24

giữa các bên tham gia, rủi ro này được đánh giá là rủi ro quan trọng nhất; rủi ro thị trường như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị hiếu người tiêu dùng; rủi ro pháp lý xuất phát từ sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật quốc gia với hệ thống pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới hoặc từ hình thức cấm vận – rào cản thương mại; rủi ro mang tính hệ thống là nhóm rủi ro tác động đến tất

cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế như bạo động chính trị, khủng hoảng kinh tế, thảm hoạ tự nhiên,…Các nhân tố tác động đến các rủi ro trên bao gồm nhân tố khách quan (thể chế chính trị quốc gia, các chính sách kinh tế, giai đoạn phát triển của nền kinh tế) và nhân tố chủ quan (năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các bên tham gia; uy tín, đạo đức và trách nhiệm của các bên)

Tác giả cũng đã có những đánh giá chi tiết về thực trạng và nguyên nhân rủi ro tại Vietcombank Bình Thuận và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro bao gồm nhóm giải pháp vi mô (giải pháp được đưa ra do Vietcombank Bình Thuận & Hội sở Vietcombank thực hiện) và nhóm giải pháp vĩ mô (kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước như NHNN, Chính phủ)

2 Dương Huỳnh Anh Thư (2015), Hoàn thiện công tác thanh toán tín

dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế

- Đại học Đà Nẵng

Luận văn nghiên cứu các vấn đề trong công tác thanh toán tín dụng chứng

từ tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân (BIDV Hải Vân) nói riêng

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và công tác thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM Để phân tích công tác thanh toán tín dụng chứng

Trang 25

từ của NHTM, tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề như bổi cảnh kinh doanh, mục tiêu của hoạt động, công tác tổ chức cũng như việc triển khai các biện pháp, đánh giá các kết quả đạt được thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả

và cuối cùng là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm bao gồm: nhân tố bên ngoài (khách hàng, cạnh tranh

từ các ngân hàng thương mại, chính sách kinh tế của quốc gia, tỷ giá hối đoái), nhân tố bên trong ngân hàng (tiềm lực tài chính và uy tín ngân hàng, định hướng chiến lược kinh doanh ngân hàng, hệ thống thông tin của ngân hàng, các chính sách của ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác liên quan) Chương 2 và Chương 3, tác giả phân tích thực trạng công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân bằng cách xem xét bối cảnh kinh doanh của Chi nhánh qua việc phân tích tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, đưa ra các biện pháp mà Chi nhánh đã và đang triển khai, đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu được đặt ra trong Chương

1, đồng thời lồng ghép việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ;

từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh và đề xuất các kiến nghị đối với trụ sở chính, cơ quan chức năng hỗ trợ đối với các giải pháp mà luận văn đưa ra khi vượt thẩm quyền của Chi nhánh

3 Nguyễn Trung Kiên (2017), Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế,

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và đề xuất các giải pháp

và kiến nghị để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp

Trang 26

so sánh, phương pháp dự báo thống kê, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp đồ thị & mô hình hóa

Trong chương 1, luận văn đã cho người đọc nắm rõ các cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Tác giả đã mô tả chi tiết các phương thức thanh toán quốc

tế, bao gồm phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ Tiếp đó, khái niệm về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM được đưa ra cùng các tiêu chí đánh giá việc phát triển này gồm các tiêu chí đánh giá theo chiều rộng (doanh thu, số lượng giao dịch, số lượng khách hàng, ) và các tiêu chí đánh giá theo chiều sâu (thời gian xử lý, tính chính xác trong khâu luân chuyển và xử lý hợp đồng, phí dịch vụ, sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ, ) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TTQT tại NHTM cũng được xem xét kỹ lưỡng trên hai khía cạnh khách quan

và chủ quan Chương 2 nêu lên phương pháp nghiên cứu của luận văn Chương 3 và Chương 4, tác giả phân tích thực trạng của hoạt động TTQT và phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng Trên cơ sở phân tích các biện pháp Sacombank đã thực hiện để phát triển hoạt động TTQT và các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động TTQT, luận văn đã cho thấy được ưu điểm đồng thời chỉ ra những trở ngại, khó khăn, hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp

để phát triển hoạt động này tại Sacombank và kiến nghị đối với Ngân hàng

Nhà nước và Chính phủ

Khoảng trống nghiên cứu:

Trong số các nghiên cứu về hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung, khoảng trống về mặt thực tiễn thể hiện ở việc chưa có đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn

Trang 27

Từ những giá trị tham khảo được từ các công trình nghiên cứu của các tác giả, cùng với thực tế hoạt động, những điểm tích cực và hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn, đây là cơ

sở lý luận và thực tiễn quan trọng để học viên nghiên cứu và thực hiện đề tài

của mình: “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Sông Hàn”

Trang 28

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC

TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế

Các nước trên thế giới luôn có những điều kiện địa lý, tự nhiên, trình độ phát triển con người, điều kiện và năng lực sản xuất khác nhau Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh, mỗi quốc gia sẽ được lợi khi quốc gia đó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mình có lợi thế về chi phí sản xuất, ngược lại, quốc gia đó cũng sẽ được lợi nếu nhập khẩu những hàng hóa mà mình bất lợi về chi phí sản xuất Từ đó các quốc gia có lợi thế so sánh khác nhau phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa, điều này hình thành nên nghiệp vụ ngoại thương

Nghiệp vụ ngoại thương hình thành dẫn đến sự ra đời của các nghiệp vụ

bổ trợ như nghiệp vụ vận tải giao nhận hàng hóa quốc tế để đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa giữa các quốc gia cách biệt về vị trí địa lý; nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình giao nhận; nghiệp vụ thanh toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu “bán hàng – thu tiền”, góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ,

Như vậy, cơ sở hình thành nên thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương hay hoạt động mua bán hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia Hoạt động cơ sở là hoạt động ngoại thương, hoạt động thanh toán quốc tế là

hoạt động phát sinh của hoạt động ngoại thương

1.1.2 Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế

Nói đến quan hệ quốc tế, có thể nói rằng quan hệ kinh tế (hay ngoại thương) là quan hệ chiếm vai trò chủ đạo, là cơ sở hình thành nên các quan hệ khác như chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa, luật pháp,…Quá trình

Trang 29

của hoạt động ngoại thương làm phát sinh nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, từ đó hoạt động thanh toán quốc tế được ra đời và phát triển, trong đó, ngân hàng được xem là cầu nối giữa các bên tham gia

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương (GS.TS Nguyễn Văn Tiến và TS Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013): “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan

Hiện nay, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực là thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên

cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương

Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài,

nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.”

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế có một số đặc điểm sau:

Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế

Chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế thuộc hai hay nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, do đó, các chủ thể này không chỉ phải chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý, tập quán quốc tế nhằm tạo ra một môi trường kinh tế và khung pháp

Trang 30

lý bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế, tránh những mâu thuẫn, tranh chấp có thể xảy ra

Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện phần lớn thông qua

hệ thống ngân hàng

Doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống tất cả các ngân hàng thương mại của một quốc gia phản ánh được kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia đó Theo quy định của pháp luật, người xuất khẩu và người nhập khẩu tại hai quốc gia khác nhau không được phép thanh toán trực tiếp cho nhau mà phải tiến hành thông qua hệ thống ngân hàng trung gian Việc thanh toán qua trung gian thứ ba là ngân hàng đảm bảo cho các khoản thanh toán được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Trong thanh toán quốc tế, tiền mặt hầu như không được sử dụng trực tiếp mà dùng các phương tiện thanh toán

Kỳi phiếui, hối phiếui và séci thanh toáin là cáic phương tiện thường được

sử dụng tirong thanh tioán quốc tế

Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ

Hai hay nhiều quốc gia giao dịch hàng hóa, dịch vụ với nhau; mỗi quốc gia sử dụng đồng tiền riêng, do đó, hoạt động thanh toán quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và viấn đề qiuản liý diự triữ ngoạii hốii củia

quiốc giia

Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu bằng tiếng Anh

Giải quyết tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế

1.1.4 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế

a Đối với nền kinh tế

Hoạt động thanh toán quốc tế đáp ứng nhu cầu trọng tâm của hoạt động thương mại quốc tế hay hoạt động ngoại thương, do đó, nếu không có hoạt

Trang 31

động thanh toán quốc tế thì hoạt động ngoại thương cũng không thể tồn tại và phát triển

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển ở mỗi quốc gia nói riêng và thị trường quốc tế nói chung Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thông suốt, an toàn và nhanh chóng giúp thúc đẩy các quốc gia gia tăng sản lượng xuất nhập khẩu để tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình

Hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài, giúp thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp thúc đẩy các dịch vụ xuyên quốc gia phát triển như du lịch hay hợp tác quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp thị trường kinh tế mỗi quốc gia được hòa nhập với nền kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó, mỗi quốc gia sẽ tự tìm ra bài học cho mình để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ vươn ra tầm quốc tế

b Đối với doanh nghiệp

Nhu cầu thanh toán và giao hàng là nhu cầu tất yếu trong bất cứ quan hệ kinh tế nào Theo đó, hoạt động thanh toán quốc tế giúp đáp ứng nhu cầu thanh toán cho hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện bởi bên thứ ba hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp xuất nhập khẩu là ngân hàng thương mại, điều này giúp cho doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro khi thực hiện giao dịch

Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian trong hoạt động thanh toán quốc tế là tổ chức có kỹ năng, nghiệp vụ và điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn giao dịch quốc tế cần thiết, giúp quá trình thanh toán được diễn ra nhanh

Trang 32

chóng, an toàn, tiện lợi, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Từ đó có thể thấy, thanh toán quốc tế có vai trò trọng yếu đối với doanh nghiệp, đó chính là cầu nối giữa nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng thương mại với vai trò đặc biệt quan trọng là trung gian thanh toán

c Đối với ngân hàng thương mại

Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ ngoại bảng mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng thương mại, giúp đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụ mang lại cho khách hàng, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo dựng niềm tin cho khách hàng và giúp tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường Hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp thúc đẩy những hoạt động khác của ngân hàng thương mại phát triển như tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh trong ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, tăng trưởng nguồn vốn huy động,…

Thanh toán quốc tế còn giúp thúc đẩy hệ thống công nghệ tại ngân hàng ngày càng được phát triển và hiện đại hóa, bắt kịp xu hướng toàn cầu để có thể thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ

Hoạt động thanh toán quốc tế còn làm tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại với các ngân hàng khác trên toàn cầu, giúp tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế

1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)

1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ

a Khái niệm thư tín dụng (L/C)

Thư tín dụng được mô tả bằng các tên gọi khác nhau như thư tín dụng, tín dụng chứng từ, tín dụng thư,…Dù được gọi dưới bất kỳ hình thức nào thì bản chất của thư tín dụng vẫn không đổi và được định nghĩa cụ thể trong Quy

Trang 33

tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ 600 (UCP 600 – The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits 600) do Phòng thương mại quốc tế (ICC - International Chamber of Commerce) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007 Cụ thể, Điều 2 UCP 600 đề cập:

“Thư tín dụng cho dù được mô tả và đặt tên dưới dạng nào thì nó là một thoả thuận không thể huỷ ngang nên nó là một cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán toàn bộ cho một bộ chứng từ hợp lệ

Thanh toán theo nghĩa là:

- Trả ngay khi xuất trình nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán trả ngay

- Cam kết thanh toán và thanh toán tại ngày đến hạn nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán trả chậm

- Chấp nhận hối phiếu đòi nợ được ký phát bởi người thụ hưởng và thanh toán tại ngày đến hạn nếu thư tín dụng có giá trị cho phép chấp nhận thanh toán.”

Như vậy, thư tín dụng là văn bản thể hiện một cam kết thanh toán có điều kiện của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP)” (Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, tác giả Nguyễn Văn Tiến, 2018)

b Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là hình thức mà tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) thay mặt người đề nghị mở L/C (người

Trang 34

nhập khẩu/người mua hàng) cam kết với người thụ hưởng (người xuất khẩu/người bán hàng/người cung cấp dịch vụ) sẽ trả tiền trong thời gian quy định với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong thư tín dụng đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP)

1.2.2 Đặc điểm của giao dịch tín dụng chứng từ (L/C)

L/C là giao dịch kinh tế hai bên

L/C là giao dịch kinh tế giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu, mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại diện

L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa

Theo Điều 4 UCP 600: “Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở

để hình thành giao dịch L/C Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này.”

Như vây, mặc dù L/C được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó hoàn toàn không phụ thuộc vào hợp đồng ngoại thương

Các ngân hàng giao dịch L/C chỉ dựa trên trên chứng từ

Theo Điều 5 UCP 600: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch khác mà các chứng

từ có liên quan.”

Như vậy, các ngân hàng chỉ làm việc dựa trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa dịch vụ Cho dù người bán giao hàng thiếu, kém chất

Trang 35

lượng, không đúng quy cách quy định trong đơn đặt hàng,…nhưng nếu chứng

từ được xuất trình phù hợp với nội dung quy định trong L/C thì người thụ hưởng sẽ nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán từ ngân hàng phát hành

L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ

Nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C là yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ Bộ chứng từ xuất trình phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng và nội dung của chúng Để đảm bảonhận được khoản thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán từ ngân hàng của bên nhập khẩu, người xuất khẩu bắt buộc phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C

L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ

từ chối thanh toán và lừa đảo?

Bản chất của L/C là giao dịch dựa trên chứng từ và kiểm tra xem xét chỉ trên bề mặt chứng từ, vì vậy, khả năng L/C bị lạm dụng thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán là có thể xảy ra L/C có thể trở thành công cụ để thực hiện gian lận và lừa đảo

1.2.3 Phân loại thư tín dụng chứng từ (L/C)

L/C cơ bản

- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là L/C mà người đề nghị

pháti hiànhi iL/C có qiuyền đề nghị ngâin hàing phát hành sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy biỏ miột hoặci mộti sối điềui khoảni của L/C đã phát hành mà không cầin cói

sựi xáic nhận của người thụ hưởng Do đó, người thụ hưởng không được đảm bảo thanh toán Tuy nhiên, ngân hàng phát hành vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán nếu ngân hàng được chỉ định đã thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc chiết khấu trước khi nhận thông báo hủy L/C Việc siửa đổi, bổ siung haiy

hủy bỏ nội dung L/C chỉ có hiệu lực trước khi hàng hóa được giao L/C có

Trang 36

thểi hủiy nganig giây rủii rio ciho nigười thụ hưởng, vì vậy trên thực tế loiại Li/C này không đượic áip diụng

- L/C không huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà ngân hàng

phát hành không được phép sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ khi chưa có sự đồng

ý bởi người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có) Do đó, quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo, đây là loại L/C được sử dụng phổ biến

Một L/C không ghi cụm từ “KHÔNG HỦY NGANG” hay “Irrevocable” thì vẫn được xem là L/C không hủy ngang

- L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là L/C không hủy

ngang Trong L/C này, một ngân hàng khác ngân hàng phát hành đứng ra đảm bảo thanh toán, do đó, người thụ hưởng sẽ nhận được đảm bảo thanh toán bởi

2 ngân hàng là ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc trách nhiệm trả tiền giống ngân hàng phát hành Vì vậy, ngân hàng phát hành trả phí xác nhận và ký quỹ cho ngân hàng xác nhận (nếu có) Loại L/C này được sử dụng khi nhà xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành hoặc tình hình kinh tế - chính trị của quốc gia ngân hàng phát hành

L/C đặc biệt

- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)

Là L/C không hủy ngang Theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền cho người hưởng lợi thứ hai Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và quyền được kí phát hối phiếu đòi tiền

L/C chuyển nhượng được sử dụng khi người hưởng lợi đầu tiên không tự mình cung cấp được hàng hóa, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như người hưởng lợi thứ nhất không có khả năng cung cấp đủ hàng hóa như đã ký

Trang 37

kết trên hợp đồng xuất khẩu hoặc người hưởng lợi thứ nhất là đại lý, là người bao tiêu, nắm độc quyền phân phối hàng hóa đó hoặc là người kinh doanh xuất khẩu nhưng do không có vốn và không được tài trợ đủ vốn,…

Như vậy, người thụ hưởng thứ nhất (nhà trung gian) có thể là nhà môi giới, nhà bao tiêu, đại lý và có thể là nhà kinh doanh xuất khẩu thực sự

L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng 1 lần Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi thứ nhất chịu

Việc chuyển nhượng phải thực hiện theo L/C gốc Việc chuyển nhượng L/C khác với chuyển nhượng hợp đồng mua bán: Người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) luôn là người chịu trách nhiệm chính đối với người nhập khẩu Nếu người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hoặc giao hàng không đúng hoặc chứng từ không hoàn hảo, thì người hưởng lợi thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm với người nhập khẩu Những người hưởng lợi thứ hai phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ theo như hợp đồng đã ký với người hưởng lợi đầu tiên

- L/C giáp lưng (Back to Back L/C)

L/C giáp lưng là loại L/C được phát hành dựa trên L/C gốc, hai L/C này độc lập với nhau Người thụ hưởng của L/C gốc chính là người đề nghị mở L/C thứ hai Hay nói cách khác, L/C giáp lưng dựa vào L/C gốc và được L/C gốc đảm bảo

L/C giápi lưngi đượci áp diụng ciho việci muai báni hàngi hóai quai trungi giani, khii L/Ci gốci lài L/Ci khônig thiể chuyểni nhượnig (doi ngườii nhậpi khẩu không đồng ý), trong khi nhà trung gian không thể tự mìnhhi cungi cấpi hàngi hóai Vì vậy, người trung gian mang L/C này làm đảm bảo để mở L/C đối (Li/C giáp lưnig) ciho nigười ciung ciấp hiàng hióa hưởngi Hoặci khii nhài cunig cấpi khôngi

đồngi ýi L/iC chuyểni nhượing ivì inó không đảm bảo khả năng thanh toán, khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theoL/C gốc không thể khớp với các

Trang 38

cihứng tiừ pihải xiuất trình theo L/C đối, người trungi giani khiôngi muốni côngi

khaii tấit ciả thôngi tin liên quan đến điều kiện giao hàng, người mua cuối cùng, nơi hàng đến và giá cả…

Nhìn chung 2 L/C này có nội dung tương tự nhau, ngoại trừ một số điều khoản như đơn giá, số loại chứng từ, thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C

- L/C tuần hoàn (Revolving L/C)

Là L/C không hủy ngang L/C tuần hoàn quy định nếu được sử dụng hết trị giá L/C hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C sẽ sử dụng lại trị giá L/C theo mức ấn định như cũ và tiếp tục được sử dụng cho tới khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện

Áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu, nhập khẩu có quan hệ thường xuyên, tin cậy lẫn nhau và đối tượng thanh toán không đổi

L/C tuần hoàn chia làm hai loại gồm L/C tuần hoàn có tích lũy (Cumulative Revolving L/C) và L/C tuần hoàn không tích lũy (Non-Cumulative Revolving L/C) hoặc chia làm ba loại theo cách tuần hoàn bao gồm tự động, bán tự động và không tự động

L/C tuần hoàn giúp cho nhà nhập khẩu tiết kiệm được chi phí mở L/C cho cùng một đơn đặt hàng, tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu có thể mua được hàng hóa với giá ưu đãi hoặc phẩm chất tốt khi thị trường đang diễn biến tích cực trong một thời gian dài, ngoài ra còn giúp cho nhà nhập khẩu tiết kiệm được chi phí lưu kho khi cùng một lúc không phải tích trữ quá nhiều hàng hóa Bên cạnh đó, mặt lợi đối với nhà xuất khẩu là tiết kiệm được thời gian khi nhà nhập khẩu thực hiện các thủ tục đề nghị mở L/C mới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao hàng và nhận tiền nhanh chóng

- L/C dự phòng (Standby L/C)

Trang 39

Trường hợp L/C đã được mở, người xuất khẩu đã nhận được tiền đặt cọc hay khoản ứng trước từ nhà nhập khẩu nhưng lại cố tình không thực hiện dung nghĩa vụ giao hàng hoặc không có khả năng giao hàng, khi đó, rủi ro sẽ

về phía người nhập khẩu Trong trường hợp này, để tránh rủi ro cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu người xuất khẩu mở L/C dự phòng tại ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng thông báo trong nghiệp vụ L/C thông thường) Theo đó, L/C dự phòng giúp bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu khi nhà xuất khẩu không thực hiện đúng cam kết như L/C quy định L/C dự phòng thường áp dụng để đảm bảo cho nghiệp vụ thanh toán tiền ứng trước, hoàn tiền đặt cọc, bảo đảm giao hàng,…

- L/C đối ứng (Reciprocal L/C)

L/C quy định chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng đã được mở L/C đối ứng thường được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở hàng đổi hàng (Barter), gia công hàng hóa xuất khẩu L/C đối ứng giúp tạo sự công bằng và tin tưởng lẫn nhau giữa các bên đối tác

Người mở L/C này là người thụ hưởng L/C kia và ngược lại

L/C mở trước ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng ghi:

“L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại ngân hàng… ”

- L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Ngâin hàng pihát hàinh chio phiép nigân hiàng thiông biáo ứing triước chio ngườii thiụ hiưởng điể miua hàing hóa, nguiyên liiệu phiục viụ siản xuấit hiàng hióa theio L/iC điã miở Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người đề nghị mở L/C

Hiện nay, L/C điều khoản đỏ được sử dụng khá phổ biến đối với kinh doanh xuất nhập khẩu các hàng hóa mang tính mùa vụ như cà phê, lúa gạo, ngô, hạt điều, lông cừu…

Trang 40

Ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ sau:

+ Hối phiếu của số tiền ứng trước

+ Hoá đơn

+ Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng

+ Giấy bảo lãnh của ngân hàng người hưởng

1.2.4 Vai trò của phương thức L/C trong thanh toán quốc tế

Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận về việc cung ứng hàng hóa dịch

vụ giữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau, do đó sự ngăn cách về khoảng cách địa lý là tất yếu, do đó, việc giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán gặp không ít khó khăn, người mua luôn muốn nhận thanh toán sau khi nhận được hàng trong khi người bán thì lại muốn giao hàng và nhận được thanh toán ngay Vì vậy, cần phải có phương thức thanh toán phù hợp để dung hòa lợi ích giữa các bên Các phương thức thanh toán căn bản như nhờ thu và chuyển tiền bộc lộ những mặt hạn chế nhất định, vì thế các bên tham gia bắt buộc phải thỏa hiệp bằng cách trả tiền khi giao chứng từ chứng nhận quyền kiểm soát hàng hóa và được bên thứ ba độc lập đứng ra làm trung gian chịu trách nhiệm thanh toán cho người bán và chuyển giao chứng từ phục vụ mục đích nhận hàng cho người mua

Các ngân hàng thương mại với uy tín cao và khả năng tài chính tốt, được đảm bảo đứng ra chịu trách nhiệm trung gian nói trên, cam kết với người xuất khẩu là sẽ trả tiền nếu người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp theo mọi quy định mà người nhập khẩu đề ra Như vậy, lợi ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu được cân bằng dưới sự tham gia của ngân hàng vào phương thức tín dụng chứng từ

- Đối với người xuất khẩu:

Ngày đăng: 26/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w