Bên cạnh đó, cuộc cách mạng 4.0 tác động đến các DNNVV của tỉnh Champasak nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại, cải thiện ch t lượng, mẫu mã, nân
Trang 1XAYBANDITH PHONETHITH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 2XAYBANDITH PHONETHITH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 834 01 01
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ MINH HẰNG
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 3được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cô TS Lê Thị Minh Hằng
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật
Tác giả luận văn
Xaybandith Phonethith
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 T nh c p thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục đề tài 5
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 13
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 13
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước 13
1.1.2 Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
1.1.3 Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa 21
1.2 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 23
1.2.1 Khái niệm 23
1.2.2 Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 23
1.3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 25
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 25
1.3.2 Các yếu tố bên trong 30
1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 32
1.4.1 Kinh nghiệm của Việt Nam 32
Trang 51.5 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHO TỈNH CHAMPASAK 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH CHAMPASAK TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 41
2.1 ĐIỆU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CHAMPASAK 41
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 41
2.1.2 Điều kiện xã hội 43
2.1.3 Điều kiện kinh tế 44
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH CHAMPASAK 48
2.2.1 Nguồn hình thành doanh nghiệp nhỏ và vừa 48
2.2.2 Số lượng và cơ c u các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa 48
2.2.3 Tiềm năng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Champasak 52
2.2.4 Thị trường và sức cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa 56
2.2.5 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Champasak 56
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH CHAMPASAK 58
2.3.1 Những kết quả đạt được 58
2.3.2 Những v n đề hạn chế với việc phát triển DNNVV ở Champasak 61 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế với việc phát triển DNNVV ở Champasak 63 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH CHAMPASAK ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 66
Trang 63.1.1 Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Champasak 66 3.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Champasak 68 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH CHAMPASAK ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 70 3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng 70 3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành ch nh nhà nước theo hướng phục vụ 71 3.2.3 Đồng bộ hóa hệ thống các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 73 3.2.4 Xây dựng chiến lược sản xu t kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Champasak 76 3.2.5 Nâng cao tiềm lực của của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Champasak 80 3.2.6 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7bảng
1.1 Tiêu ch phân loại DNNVV của World Bank 15
1.2 Tiêu ch phân loại DNNVV tại một số quốc gia 16
1.3 Tiêu ch xác định DNNVV tại Việt Nam theo Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Ch nh phủ 171.4 Tiêu ch xác định DNNVV tại Vương quốc Thái Lan 18
1.5
Tiêu ch xác định doanh nghiệp nhỏ của nước CHDCND Lào theo nghị định số 25/CP ngày 16/01/2017
19
1.6 Tiêu ch xác định DN vừa của CHDCND Lào theo nghị
2.1 GDP của Champasak giai đoạn 2018 – 2022 45
2.2 Cơ c u ngành kinh tế tại tỉnh Champasak giai đoạn
53
2.6 Tỷ lệ lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 55
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thi t củ đ tài
Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là hình thức tổ chức doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế của đ t nước Trong công cuộc đổi mới, phát triển đ t nước và tiến hành hội nhập quốc tế, các DNNVV Lào đã
có những đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Lào Nhờ có
ưu thế linh hoạt, năng động và th ch ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp này đã khẳng định vai trò và vị tr của mình trong nền kinh tế quốc dân Các DNNVV đã góp phần t ch cực vào quá trình phát triển sức sản xu t, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Lào, tăng kim ngạch
xu t khẩu, tăng thu ngân sách, và đặc biệt là góp phần vào tăng trưởng GDP, giải quyết có hiệu quả các v n đề xã hội như tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đưa Lào thoát khỏi tình trạng là nước kém phát triển vào năm
2022 Măc dù vậy, các DNNVV cũng bộc lộ những điểm yếu trong hoạt động sản xu t kinh doanh của mình như công nghệ còn lạc hậu, năng lực tiếp cận vốn, thị trường hạn chế, năng su t th p Ngoài ra còn có những hạn chế xu t phát từ c u trúc bên trong của doanh nghiệp như mô hình tổ chức quản lý, cách điều hành của lãnh đạo, trình độ nguồn nhân lực… Vì vậy, DNNVV ở Lào đã có sự tăng trưởng về số lượng, tuy nhiên ch t lượng và sức cạnh tranh còn yếu
Champasak là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh miền Nam Lào Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên, tài nguyên du lịch, đ t đai, đặc điểm văn hóa đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển một số ngành nghề mà các DNNVV tiến hành sản xu t kinh doanh Trong những năm gần đây, các DN của tỉnh Champasak đã có sự gia tăng về số lượng, đóng góp vào quá trình kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động
Trang 10Nhưng bên cạnh đó, do tình trạng suy giảm kinh tế sau đại dịch Covid 19 cũng như khủng hoảng tài ch nh, Lào trở thành nước có mức lạm phát cao
nh t Đông Nam Á, do đó tác động mạnh đến hoạt động sản xu t, kinh doanh của các DNNVV ở tỉnh Champask Các DNNVV đã được Đảng, nhà nước cũng như ch nh quyền các c p tạo điều kiện hỗ trợ với nhiều chủ trương,
ch nh sách nhưng nhìn chung các DNNVV phát triển thiếu ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về các nguồn lực vốn có cũng như mong muốn của bản thân các DN và của tỉnh
Trong điều kiện hiện nay, khi tình hình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DNNVV, đồng thời yêu cầu đặt ra với các DNNVV phải có sự ứng phó với kịp thời với quá trình này Bên cạnh đó, cuộc cách mạng 4.0 tác động đến các DNNVV của tỉnh Champasak nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại, cải thiện ch t lượng, mẫu mã, nâng cao ch t lượng nguồn nhân lực và có sự cạnh tranh bình đẳng với DN nước ngoài ; sự biến đổi kh hậu gây ra thiên tai dẫn đến tăng chi ph sản xu t, vận chuyển hàng hóa khó khăn, giảm cầu… nhưng đem lại cơ hội cho các DN thay đổi tư duy phát triển, tìm ra hướng đi và phương thức kinh doanh bền vững
Có thể th y, phát triển DNNVV ở tỉnh Champasak, Lào là một yêu cầu
c p bách cần được giải quyết Với bối cảnh y để duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh của DNNVV, Nhà nước phải tạo lập những điều kiện thuận lợi nh t cho các DN này; cải thiện môi trường kinh doanh; tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn và công nghệ; mở rộng thị trường
xu t khẩu; tăng khả năng cạnh tranh của DNNVV Vì vậy, cần có những nghiên cứu mang t nh hệ thống trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn
để tìm ra giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV ở Champasak
Trang 11Cũng vì lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu “Giải pháp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Champasak, Lào đến năm 2030” làm đề tài
nghiên cứu với mong muốn đưa ra những giải pháp th ch hợp để DNNVV
phát triển bền vững, tận dụng được thế mạnh, tiềm năng của loại hình DN này
để khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Làm rõ về hệ thống cơ sở lý luận về DNNVV; phân t ch thực trạng hoạt động DNNVV giai đoạn 2018 - 2022 tại tỉnh Champasak; tổng kết những đặc điểm thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển DNNVV
Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao ch t lượng hoạt động của DNNVV tại tỉnh Champasak trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động phát triển DNNVV tại tỉnh Champasak
trong giai đoạn 2018 -2022 dựa trên những cơ sở lý luận đã được khái quát hóa
- Xác định được các đặc điểm, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển DNNVV giai đoạn 2018-2022
- Đề xu t các giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xu t kinh doanh
của DNNVV tỉnh Champasak đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
tỉnh Champasak như thế nào trong giai đoạn 2018 – 2022?
Câu hỏi 2: Có xác định được đặc điểm thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân hạn chế như thế nào?
Trang 12Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để nhằm nâng cao phát triển DNNVV ở
tỉnh Champask đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là tình hình hoạt động sản xu t kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Champasak nước CHDCND Lào Chủ thể là ch nh quyền tỉnh Champasak với đối tượng tham gia là các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế của tỉnh Champasak, Lào
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu các DNNVV ở tỉnh Champasak
nước CHDCND Lào
Về thời gian: tập trung phân t ch và đánh giá thực trạng DNNVV trong
giai đoạn 2018 - 2022 và đưa ra các giải pháp phát triển DNNVV đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Về nội dung: Luận văn tập trung xây dựng hệ thống hóa cơ sở lý luận về
DNNVV Từ đó, phân t ch và đánh giá thực trạng về phát triển DNNVV trong giai đoạn 2018 – 2022 và rút ra những mặt thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế về phát triển DNNVV trong thời gian qua Trên cơ sở luận nhằm trình bày quan điểm và đề xu t những giải pháp nâng cao phát triển DNNVV đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó: Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để nghiên cứu, phân t ch những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển DN nói chung, DNNVV nói riêng; kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước Từ
Trang 13đó, hình thành báo cáo tổng quan tình hình nghiên cứu về DNNVV và phát triển DNNVV, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận văn
Phương pháp phân t ch, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn từ việc nghiên cứu bản ch t, vai trò, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVNVV; các chỉ tiêu đánh giá DNNVV; phân tích các kết quả đạt được trong phát triển DNNVV ở tỉnh Champasak; phân t ch chỉ ra nguyên nhân và tổng hợp các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế phát triển DNNVV ở tỉnh Champasak, CHDCND Lào Đồng thời, phương pháp phân t ch, tổng hợp còn được sử dụng trong định hướng và giải pháp phát triển DNNVV
Phương pháp thống kê, so sánh: Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu để phân t ch, đánh giá, so sánh tình hình phát triển DNNVV ở tỉnh Champasak theo các giai đoạn cụ thể
Phương pháp dự báo được sử dụng trong dự báo các yếu tố tác động đến phát triển DNNVV, dự báo xu hướng phát triển DNNVV, những thuận lợi, khó khăn trong phát triển DNNVV trong thời gian tới
- Nguồn tài liệu nghiên cứu
Nguồn tài liệu thứ c p được sử dụng, tổng hợp và phân t ch trong luận văn là các tài liệu đã được công bố trên báo, tạp ch , sách, các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và ngoài nước; các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Champasak và các cơ quan quản lý tỉnh Champasak
5 Bố cục đ tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dụng của Luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 14Chương 2 : Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Champasak giai
kể đến như:
6.1 Các nghiên cứu ở Việt N m và nước ngoài
Thanh Hai Nguyen, Quamrul Alam, Daniel Prajogo (2008) trong “Phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế chuyển đổi - Từ lý luận đến thực tiễn: Mô hình cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” (Developing
Small and Medium Enterprises (SMEs) in a Transitional Economy-from Theory to Practice: An Operational Model for Vietnamese SMEs) [38], theo các tác giả không có mô hình hoàn hảo nào để áp dụng vào phát triển DNNVV ở t t cả các nước mà cần phải xem xét đến môi trường kinh doanh
và điều kiện nguồn lực Đồng thời, phải tập trung cải thiện ch t lượng, không tập trung quá nhiều vào tăng số lượng; duy trì mối quan hệ cân bằng giữa vai trò điều tiết của Nhà nước và thị trường để tạo điều kiện tốt nh t cho sự phát triển của DNNVV
Hoàng Xuân Nghĩa (2009) với nghiên cứu "Giải pháp phát triển doanh
nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội" [7], tác giả cho rằng không phải chỉ cần sự
thay đổi về số lượng hay quy mô thuần túy mà phải có sự thay đổi về năng
Trang 15su t lao động, ch t lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững mới là điều kiện quyết định đế sự phát triển của DNNVV.Từ
đó, nghiên cứu đã đề cập đến các nhóm giải pháp: (1) Mở rộng liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế, tham gia vào chuỗi phân công lao động toàn cầu; (2) Giải quyết những khó khăn về vốn, tăng cường đa dạng hóa thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn; (3) Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đ t đai, mặt bằng; đào tạo nguồn nhân lực và kỹ năng quản trị hiện đại; hỗ trợ chuyển gia
và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin; (4) Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh và các nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp Nhờ vậy, các DNNVV mới có thể t ch lũy nhanh, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời kỳ mới
Võ T n Vũ (2010) trong "Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh
Long trong xu thế hội nhập" [23] Từ việc phân tích bối cảnh, những cơ hội
và thách thức, thành tựu và hạn chế của các DNNVV tỉnh Vĩnh Long, tác giả đưa ra các giải pháp xu t phát từ ph a DNNVV để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nâng cao năng lực và mang lại lợi ích cho kinh tế địa phương như: Chủ doanh nghiệp cần nâng cao trình độ, hiểu biết cho mình và cán bộ quản lý, người lao động; thực hiện phương châm hợp tác và liên kết để nâng cao ch t lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường; chú trọng sản xu t xanh sạch hơn, giảm giá thành, phát triển dựa vào thương hiệu Bên cạnh đó, nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương cũng được đề xu t, gồm: Hỗ trợ đào tạo các chủ và cán bộ điều hành để nâng cao năng lực quản trị kinh doanh; tăng cường hỗ trợ nâng cao vai trò của các câu lạc bộ, hiệp hội và các
tổ chức chuyên môn; thực hiện các đề án triển khai chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn; cải cách thủ tục hành chính và tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Trang 16Chuthamas Chittithaworn, Md Aminul Islam, Thiyada Keawchana,
Dayang Hasliza Muhd Yusuf (2011) trong "Các nhân tố ảnh hưởng đến thành
công của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Lan" (Factors Affecting Business
Success of Small & Medium Enterprises (SMEs) in Thailand) [35] Các tác giả đưa ra các yếu tố quan trọng nh t ảnh hưởng đến thành công của DNNVV
là đặc điểm của DNNVV, khách hàng và thị trường, cách thức kinh doanh, nguồn lực và tài ch nh, và môi trường bên ngoài Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở Thái Lan Mục đ ch của nghiên cứu này là cung c p sự hiểu biết về cách mọi người nên bắt đầu kinh doanh bằng cách xem xét t t cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro th t bại và tăng cơ hội thành công Nghiên cứu đã đề cập đến tám yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan Những yếu tố này gồm: Đặc điểm, quản lý và bí quyết của DNNVV; sản phẩm và dịch vụ; Khách hàng và Thị trường; phương thức kinh doanh và hợp tác; nguồn lực và tài chính; Chiến lược và môi trường bên ngoài Các khung lý thuyết đã đưa ra và bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các yếu tố đã chọn Toàn bộ các giả thuyết đã được kiểm định thành công bằng SPSS và có 5 giả thuyết được ch p nhận Kết quả phân tích hồi quy cho th y các yếu tố quan trọng nh t ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh của các DNVVN ở Thái Lan là đặc điểm của DNVVN; khách hàng và thị trường; phương thức kinh doanh; nguồn lực và tài chính, và các yếu tố bên ngoài môi trường.
Tác giả Corina Ana Borcosi (2016) trong “Chiến lược phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa” (The strategies of SMES development) [36], nghiên cứu
đã chỉ ra rằng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan tới việc tạo ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới hoặc tái phát triển hoặc mở rộng các DNNVV hiện tại
Trang 17Nguyễn Trường Sơn (2012) trong “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam hiện nay” [14], từ việc đi sâu phân t ch, giải quyết các v n đề đặc
thù của DNNVV Việt Nam trong bối cảnh hội nhập lại đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực Nhà nước trong việc hỗ trợ sự phát triển các DNNVV, bao gồm: Hoàn thiện môi trường hành chính, pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với DNNVV; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các DNNVV; nâng cao nhận thức, kiến thức cho công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các DNNVV; tăng cường sự lãnh đạo và kiểm tra của Đảng và tổ chức công đoàn đối với công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp; tăng cường sự giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội đối với cơ quan nhà nước quản lý DNNVV; cải cách phương thức và nội dung hỗ trợ DNNVV
Ph Vĩnh Tường, Trần Thị Vân Anh và Tạ Phúc Đường (2013) trong
“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế - Kinh
nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” [20] Từ việc phân tích kinh nghiệm
hỗ trợ của một số nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc trong phát triển DNNVV để đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tình hình tái cơ
c u kinh tế là: (1) tạo điều kiện giúp các DNNVV trong việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ; (2) hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ bằng các nguồn tài chính; (3) thành lập các cơ sở hỗ trợ nghiên cứu công để hỗ trợ các DNNVV; (4) đề ra chính sách liên kết các DNNVV và phát triển các tổ hợp sản xu t
Nguyễn Thế Bính (2013) với nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế về chính
sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam” [1],
tác giả đã tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Đức đã có sự thành công trong phát triển DNNVV và đưa ra một số kinh nghiệm phù hợp với
Trang 18điều kiện của Việt Nam: Đánh giá đúng mức về vị trí và vai trò của DNNVV trong quá trình phát triển; thành lập thêm các tổ chức nhằm xúc tiến và hỗ trợ các DNNVV; tạo điều kiện để phát triển các mối quan hệ giữa DNNVV với nhau và giữa các DNNVV với các DN khác; có sự chỉ đạo và điều phối của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ, đồng thời tiếp tục luật hóa các ch nh sách trên để phù hợp với từng giai đoạn cũng như đặc điểm của nền kinh tế của đ t nước
Lê Thế Phiệt (2016) với nghiên cứu “Định hướng phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” [10], luận văn đã đưa ra những
đặc điểm của DNNVV như: đó là những DN khởi sự từ kinh tế tư nhân, nguồn vốn nhỏ; dễ khởi nghiệp; chưa được tạo điều kiện thuận lợi nh t trong hoạt động và tiếp cận các nguồn vốn; chưa quan tâm nhiều đến văn hóa DN; công nghệ còn lạc hậu; khả năng quản lý điều hành của chủ DN và trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế; khả năng tiếp cận thị trường kém
Nguyễn Thị Bích Liên (2017) trong “Cách thức đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp nhỏ và vừa” [6] đã chỉ ra: Có r t nhiều nhà quản trị DNNVV ở
Việt Nam còn lúng túng trong việc chọn lựa cách thức đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mình Để có thể tồn tại và phát triển, không có cách nào khác là
DN cần nâng cao năng lực của chính mình bằng cách ứng dụng công nghệ tiên tiến Luận văn đã đi sâu làm rõ bốn hình thức đổi mới công nghệ của DNNVV là: Đổi mới tuần tự, đổi mới mô-đun, đổi mới kết c u hệ thống công nghệ và đổi mới căn bản Tùy theo mục tiêu phát triển, mỗi DN có sự lựa chọn hình thức đổi mới công nghệ phù hợp
Ngoài các công trình trên, còn có nhiều bài viết tham luận về chính sách
hỗ trợ phát triển DNNVV đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Các nghiên cứu này đã chỉ ra ý nghĩa vô cùng quan trọng của các ch nh sách nhà nước nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội là nền tảng cho sự phát triển
Trang 19của các DNNVV Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng các ch nh sách đó chủ yếu nhằm tạo môi trường thuận lợi để gia tăng số lượng doanh nghiệp, nhưng để nâng cao ch t lượng và tăng năng lực cạnh tranh cần phải có sự điều chỉnh theo hướng phát huy vai trò tích cực của chính bản thân DN, xem doanh nghiệp là chủ thể chính trong việc nâng cao năng lựa cạnh tranh của họ
6.2 Các nghiên cứu ở Lào
Thalonsay Thammavong (2016) “Quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Thủ đô Viêng Chăn, nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [16] Trong nghiên cứu, tác giả đã phân t ch, đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước đối với DNNVV ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2010-2015; chỉ
rõ những thành công; hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của Từ đó, tác giả đề
xu t một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với DNNVV ở thủ đô Viêng Chăn trong những năm tới
Korkeo Phommyvanh (2017), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào [11] Luận văn đã nêu ra được cái
nhìn tổng quát về phát triển DNNVV, các nhân tố tác động, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm phát triển các DNNVV từ một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng Luận văn còn nghiên cứu thực trạng các DNNVV tại tỉnh Xiêng Khoảng, Lào trong giai đoạn 2010-2016 Qua đó, luận văn đưa ra định hướng phát triển DNNVV của Lào nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng
để đưa ra một số giải pháp phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh
Sattakoun Vannasinh (2017) “ Ảnh hướng của năng lực nhà khởi nghiệp
và môi trường khởi nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào”[21]; tác giả đề cập đến các yếu tố thuộc năng lực nhà khởi
nghiệp và môi trường khởi nghiệp tác động đến kết quả hoạt động của các
Trang 20doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào Trên cơ sở đó, đề xu t giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Lào
Trang 21CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1 Khái niệm v do nh nghiệp nhỏ và vừ ở một số nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tên viết tắt bằng tiếng Anh là SMEs (Small and medium enterprise), đó là những DN có số lao động hay doanh số ở một mức nào đó theo tiêu ch Ở các nước như châu Âu, Mỹ và một số tỏ chức Ngân hàng thế giới (WB), Liên hợp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ viết tắt SMEs được dùng một cách rộng rãi.[13]
Ngân hàng thể giới đã xác định DNNVV là doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động, nguồn vốn 200 tỷ đến dưới 100 tỷ; doanh nghiệp nhỏ có 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống
Định nghĩ củ Việt Nam
Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được đưa ra ở Việt Nam theo từng giai đoạn cho phù hợp với mục đ ch của việc xác định, mức độ phát triển DN Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Ch nh phủ đã định nghĩa cơ bản các doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh được gọi là doanh nghiệp nhỏ và vừa, được phân loại theo ba c p độ: siêu nhỏ, nhỏ và vừa Chúng cũng được phân loại theo tổng nguồn vốn (tương đương với tổng tài sản có trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc
số lao động trung bình trong năm
DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật Nó được phân loại thành ba loại: siêu nhỏ, nhỏ, vừa dựa trên tổng nguồn vốn (tương đương với tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) [5]
Trang 22Định nghĩ củ Lào
Ở CHDCND Lào, theo quy định tại Điều 2 Luật Khuyến kh ch Đầu tư năm 2016 thì DNNVV là đơn vị kinh doanh đã đăng ký, được c p gi y phép đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng theo pháp luật của CHDCND Lào Quy mô của DNNVV được xác định theo từng ngành nghề kinh doanh, dựa trên số lượng lao động trung bình trong một năm, tổng giá trị tài sản và tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng năm [27] Do đó, DNNVV ở CHDCND Lào được coi là các tổ chức sản xu t kinh doanh có quy mô nhỏ trong nền kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH VÌ vậy, cần có các công trình nghiên cứu để tìm ra ch nh sách điều tiết, quản lý
và hỗ trợ
Các khái niệm về DNNVV nêu trên tác giả đã tổng hợp lại khái niệm DNNVV là DN có quy mô được giới hạn bởi các tiêu thức lao động, vốn hoặc giá trị tài sản, hoặc doanh thu tùy theo quy định của mỗi quốc gia Việc nhậndiện DNNVV ở các quốc gia có một số điểm khác biệt, nhưvề số lượng các tiêu thức và tiêu lượng hóa các tiêu thức ở mỗi nước Như vậykhái niệm DNNVV chỉ mang t nh tương đối, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vào đặc điểm phát triển của mỗi loại ngành, nghề
1.1.2 Đặc điểm các do nh nghiệp nhỏ và vừ
Số lao động và số vốn là hai tiêu chí thường được sử dụng để phân loại
DN, nhiều nước dựa vào tiêu chí số lượng lao động hơn để phân loại quy mô của DN
Có thể th y, các tiêu chí được sử dụng khác nhau ở từng nước, nhưng khái quát lại thì việc xác định các DNNVV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Đặc điểm của mỗi quốc gia và trình độ phát triển kinh tế
- Đặc thù của từng lĩnh vực sản xu t kinh doanh;
Trang 23- Mục tiêu cụ thể của các chính sách kinh tế của từng nước;
Bảng 1.1 Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank
Quy mô công ty Nhân viên Tài sản Doanh thu hàng năm
Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng thị trường của các DNNVV là r t lớn và
quan trọng, vẫn có nhiều khái niệm và cách phân loại khác nhau về v n đề này
Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra tiêu ch để phân loại DNNVV thành 3
loại theo quy mô: DN siêu nhỏ, DNNVV và DN vừa Các tiêu ch được Ngân hàng
Thế giới sử dụng để phân loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa trên số
lượng nhân viên trung bình, tài sản và doanh thu của công ty qu từng năm Đồng
thời, Ngân hàng Thế giới bổ sung thêm tiêu chí quy mô vốn vay bình quân để phân
loại DNNVV (Bảng 1.1)
Ngoài ra, các nước có quy mô kinh tế khác nhau có quan điểm khác nhau về
DNNVV theo trình độ phát triển kinh tế Ví dụ: ở cộng đồng Châu Âu, doanh
nghiệp vừa và nhỏ là công ty có dưới 250 nhân viên và doanh thu hàng năm dưới 50
triệu EUR Tại châu Mỹ, đặc biệt là ở Mỹ, một doanh nghiệp nhỏ là một công ty có
dưới 500 nhân viên (đối với hầu hết các hoạt động sản xu t và khai thác), và một
công ty có dưới 500 nhân viên với thu nhập dưới 7 triệu USD/năm Hầu hết trong số
đó là phi sản xu t (doanh thu lên tới 35,5 triệu USD)
Trang 24Ở châu Á, trong đó có Hồng Kong, các DNNVV được phân loại theo ngành
và số lượng nhân viên Vì vậy, DNNVV được chia thành ngành sản xu t dưới 100 lao động và ngành phi sản xu t dưới 50 lao động Ngoài ra, các ngân hàng Hong Kong cũng đưa ra cách phân loại dựa trên các tiêu ch như doanh thu hàng năm, mức độ tập trung vốn và mức độ tín nhiệm dưới góc độ nhà cung c p dịch vụ [2]
Bảng 1.2 Tiêu chí phân loại DNNVV tại một số quốc gi
Nước
Tiêu thức áp dụng
Số l o động Tổng vốn hoặc giá trị tài
sản
Nhật Bản < 100 trong bán buôn < 100 triệu Yên
< 50 trong bán lẻ < 10 triệu Yên
Nguồn; Tổng hợp số liệu của tác giả
Đối với Việt Nam, Ch nh phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CPngày 11/03/2018.Theo nghị định này: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh, đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành
ba c p: siêu nhỏ,nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
Trang 25tương đương tổng tài sản được xác định trong bản cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm , cụ thể như bảng trên
Bảng 1.3 Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt N m theo Nghị định số
39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ
Khu vực
DN siêu nhỏ
Do nh nghiệp nhỏ Do nh nghiệp vừ
Số LĐ (người)
Tổng vốn (VND)
Số LĐ (người)
Tổng vốn (VND)
Số LĐ (người)
Trang 26Bảng 1.4 Tiêu chí xác định DNNVV tại Vương quốc Thái L n
Quy đổi: 1 bath - 695 đồng
ký và hoạt động đúng theo pháp luật của CHDCND Lào, được phân chia theo tiêu chuẩn và điều kiện dưới đây:
Trang 27Bảng 1.5 Tiêu chí xác định do nh nghiệp nhỏ củ nước CHDCND Lào
theo nghị định số 25/CP ngày 16/01/2017
Ngành nghề
kinh doanh
Số người lao động TB trong năm Giá trị tài sản (k p)
Thu nhập hàng năm
( kíp) Sản xu t
hàng hóa 6-50 ≤ 1.000.000.000 ≤ 2.000.000.000
Thương mại 6-50 ≤ 1.000.000.000 ≤ 3.000.000.000
Dịch vụ 6-50 ≤ 1.500.000.000 ≤ 1.5.000.000.000
Nguồn: [33]
Doanh nghiệp nhỏ là các đơn vị DN có người lao động hàng năm trung
bình từ 6-50 người, có tài sản dưới 1.000.000.000 kíp đối với ngành nghề sản
xuất hàng hóa, thương mại và dưới 1.500.000.000 kíp đối với ngành dịch
vụ,có thu nhập hàng năm cho 3 ngành sản xuất hàng hóa, thương mại và
Thu nhập hàng năm
( kíp) Sản xu t
hàng hóa 51-99 ≤ 4.000.000.000 ≤ 4.000.000.000
Thương mại 51-99 ≤ 4.000.000.000 ≤ 6.000.000.000
Dịch vụ 51-99 ≤ 6.500.000.000 ≤ 4.000.000.000
Nguồn: [33]
Còn: Doanh nghiệp vừa là các đơn vị DN với người lao động trung bình
hàng năm từ 51-99 người, có tài sản dưới 4.000.000.000 kíp ở ngành nghề
sản xuất hàng hóa, thương mại và dưới 6.500.000.000 kíp đối với doanh
nghiệp ngành dịch vụ; thu nhập hàng năm đối với ngành sản xuất hàng hóa
Trang 28và dịch vụ dưới 4.000.000.000 kíp và thu nhập dưới 6.000.000.000 kíp đối với ngành thương mại
Bên cạnh những đặc trưng chung của một DN thì DNNVV có những đặc điểm riêng biệt:
Thứ nhất, quy mô hoạt động sản xu t kinh doanh, tiềm lực tài chính nhỏ, lao
động dưới 100 lao động, mặc dù vậy DNNVV có lợi thế như dễ thành lập, gia nhập thị trường nhanh, khả năng thu hồi vốn tốt hơn Bên cạnh đó, còn bị hạn chế về v n
đề tìm kiếm và đầu tư vào mặt bằng, máy móc thiết bị, nhà xưởng và nguyên vật liệu để tiến hành hoạt động sản xu t kinh doanh Từ đó, các DN này phải phụ thuộc vào nguồn vốn phi chính thức, lợi nhuận giữ lại Đồng thời, còn hạn chế về tài sản thế ch p để vay vốn ngân hàng do chưa đáp ứng đủ nhu cầu, điều kiện
Thứ hai, DNNVV hoạt động ở nhiều loại hình, ngành nghề khác nhau như hộ
kinh doanh cá thể, hợp tác xã, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Với quy mô nhỏ, các DN dễ tiếp cận với lao động và nguyên liệu thô tại địa phương, đồng thời th ch nghi nhanh hơn với từng thay đổi của nhu cầu thị trường, cho phép DN phát triển nhanh hơn và góp phần ổn định kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao ch t lượng cuộc sống của người dân Tiểu thương thường chọn kinh doanh các lĩnh vực như thực phẩm, quần áo, nông sản, dịch vụ du lịch Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng có thể không mua nhà, xe hơi và các hàng hóa khác, nhưng
họ không thể không ăn và mặc [18]
Thứ ba, Các DNNVV thiếu chiến lược sản xu t kinh doanh, chủ yếu là kế
hoạch tạm thời và ngắn hạn, hạn chế về công nghệ thông tin, khả năng cạnh tranh Nguồn vốn ít, việc đầu tư nhằm hiện đại hóa, cập nhật thay thế máy móc, nhà xưởng, quy trình sản xu t không thực hiện thường xuyên và công nghệ đa số còn lạc hậu, quản lý yếu kém Do đó, các sản phẩm sản xu t hàng hóa của DNNVV có chi phí sản xu t khá cao, nhiều chủ DN chưa đủ kinh nghiệ, kỹ năng khi thu thập thông tin thị trường và tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình
Thứ tư, sự thay đổi của môi trường kinh doanh tác động đáng kể đến hiệu
quả hoạt động của DNNVV Tuy nhiên, một phần do các DNNVV dễ thay đổi
Trang 29hướng kinh doanh sản xu t, số lượng lao động có thể tăng giảm tùy thời kỳ, việc di dời cơ sở sản xu t dễ dàng hơn so với các công ty lớn
Thứ năm, do số lượng lao động ít nên tổ chức sản xu t và quản lý của
DNNVV tương đối gọn nhẹ, ít có tầng lớp trung gian Điều này cải thiện hiệu quả hoạt động của DN Các quyết định và ý kiến được truyền đạt nhanh chóng đến nhân viên, tiết kiệm chi phí hành chính Vận dụng mô hình kiểm soát trực tiếp thường dẫn đến các quyết định được đưa ra nhanh chóng và phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh [3]
Khi nói về DNNVV, nói chung chúng ta đều nghĩ đến đặc điểm chung
nh t đó là: số lượng lao động t, trình độ không cao, vốn đầu tư nhỏ nhưng tỷ
lệ vốn cao và thời gian hoàn vốn nhanh, chi ph sản xu t khá cao dẫn đến giá thành đơn vị sản xu t cao hơn so với sản phẩm của các DN lớn Các DNNVV
bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu rộng nhưng lại có ưu thế khi đáp ứng nhu cầu đặc thù, các DN này dễ phân tán và t gây tác động mạnh tới nền KT
- XH
1.1.3 V i trò do nh nghiệp nhỏ và vừ
Ở các nước đang phát triển, DNNVV được coi là nền tảng của nền kinh
tế, chiếm khoảng 90% số lượng DN, đem lại việc làm cho 50-70% lực lượng lao động, hàng năm đóng góp vào GDP khoảng 25-33% Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các DNNVV chiếm tới 98% tổng số các DN, khu vực kinh
tế tư nhân tạo ra tạo ra khoảng 60% việc làm, 50% giá trị gia tăng, 30% giá trị
xu t khẩu trực tiếp Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế là quan trọng thể hiện ở các mặt sau: DNNVV là doanh nghiệp có sự phù hợp, linh hoạt để điều chỉnh theo tình hình chung của đ t nước và cũng là doanh nghiệp không đòi hỏi lượng vốn nhiều như các doanh nghiệp lớn Nó cũng giúp hỗ trợ người lao động từ khu vực nông nghiệp khi kết thúc mùa vụ có thể tham gia Đồng thời, DVVVN ở các đại phương có thể giú ngăn chặn làn sóng di cư của người lao động để tìm việc làm ở thành thị lớn và vùng lân cận [15]
Trang 30Có thể huy động mọi nguồn lực xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
DNVVN có t nh tư nhân cao và có thể cùng nhau thực hiện ở b t kỳ đâu, nhờ các cá nhân có vốn tự đầu tư hoặc góp vốn chung Lĩnh vực hoạt động ở quy mô nào cũng
có thể huy động được tiền tiết kiệm từ gia đình, bạn bè cho doanh nghiệp Đồng thời, sự phát triển hoạt động có thể trải dài trên cả nước, ở mọi vùng miền, sử dụng mọi nguồn nhân lực các độ tuổi, trình độ, các nguồn nguyên liệu, ngay cả lao động phổ thông, người khuyết tật đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng giá trị xu t khẩu hàng hóa và chuyển dịch cơ c u kinh tế của đ t nước
Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội: DNNVV giải quyết
được việc làm, giải quyết việc làm cho người dân Ở nhiều quốc gia, các DNNVV
là một trong những nguồn việc làm lớn nh t và tích cực nh t Đây rõ ràng là một đòng góp quan trọng của DNNVV, giúp những người th t nghiệp ở thành thị và những người tìm việc ở nông thôn bị bỏ lại ph a sau do tái cơ c u doanh nghiệp nhà nước có cơ hội tiếp cận việc làm
Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh: Môi trường cạnh tranh không
chỉ dành cho các DNNVV, ngay cả các công ty lớn cũng đang gặp thách thức trong việc nâng cao ch t lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển Các DNNVV linh hoạt hơn các doanh nghiệp khác, với mức độ tự chủ cao, họ tích cực nắm l y quyền tự do cạnh tranh và nắm bắt mọi cơ hội để phát triển hơn nữa, góp phần thúc đẩy nền kinh
tế có sự năng động và hiệu quả hơn
Là vệ tinh và là tiền đề hình thành các DN lớn: Các DNNVV cung c p
nguyên vật liệu đầu vào, các dịch vụ, hoặc là trung gian tiêu thụ sản phẩm đầu
ra, hoặc gia công một vài công đoạn sản phẩm của DN lớn Đồng thời, khi DNNVV phát triển cũng là quá trình t ch tụ vốn, tìm kiếm, mở rộng thị
trường để phát triển thành các DN lớn
Trang 311.2 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.2.1 Khái niệm
Từ quan niệm về sự phát triển là quá trình thay đổi theo hướng tích cực
cả về ch t và lượng của một đối tượng cụ thể, có thể hiểu khái niệm phát triển DNNVV đó là sự thể hiện quá trình biến đổi cả về ch t và lượng của các DNNVV với tư cách là phần quan trọng của nền kinh tế mỗi nước
Theo Luật Khuyến khích DNNVV của Lào, năm 2011 thì Phát triển DNNVV là việc đề ra các ch nh sách và quy định các tiêu chuẩn để xây dựng môi trường và các điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp trong việc tiến hành sản xu t kinh doanh đạt hiệu quả
và đáp ứng nhu cầu phát triểnnền kinh tế quốc gia [27, tr 2]
Vì vậy, khái niệm sự phát triển của DNNVV có thẻ được hiểu là quá
trình gia tăng về số lượng và không ngừng nâng cao trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần phục vụ đầy đủ hơn và tốt hơn các nhu cầu của con người, của xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2 Nội dung phát triển do nh nghiệp nhỏ và vừ
Chủ thể kinh doanh của các DNNVV có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của DN họ Do đó, người chủ DN phải có chính sách, kế hoạch để có nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh doanh đạt hiệu quả dựa vào những điều kiện hiện có, năng lực kinh doanh, tình hình thị trường Các nội dung
đó cần thực hiện cho từng DN, xu t phát từ những t t yếu kinh tế của quá trình tái sản xu t cá biệt của các ngành kinh tế, hoặc là sản xu t những sản phẩm nào đó Mặc dù vậy, DNNVV còn có những hạn chế, nên để thúc đẩy
sự phát triển của DNNVV đi đúng hướng và hiệu quả thì cần tới vai trò quản
lý, hỗ trợ của Nhà nước Do đó, xét về phương diện QLNN đối với DN, phát triển DNNVV có những nội dung sau:
Trang 32Thứ nh t, nhà nước ban hành các luật và hướng dẫn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường với tư cách là chủ thể kinh doanh Các DNNVV hoạt động để mang lại lợi ích kinh tế và do đó cần có một khung pháp
lý đầy đủ, đồng bộ, thống nh t, minh bạch, tạo động lực đầu tư phát triển DN của mình
Nhà nước cần bảo đảm cho các DN có quyền tự chủ và bình đẳng trong kinh doanh, thể chế hóa chúng về mặt pháp lý, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của
DN bằng việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao, cho phép các DNNVV đảm bảo môi trường cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác một cách bình đẳng
Nhà nước cần các cơ quan thực thi pháp luật ở t t cả các c p, từ trung ương đến địa phương, thực hiện phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến DN xuống các địa phương hoặc khu vực và chỉ đạo việc thực hiện các văn bản pháp luật này
Đồng thời, nhà nước cần thực hiện biện pháp phát triền đồng bộ hệ thống thị trường, đặc biệt là các loại thị trường yếu tố sản phẩm sản xu t để tạo điều kiện hỗ trợ DNNVV tiếp cận đến các nguồn lực kinh tế một cách dễ dàng hơn
Thứ hai, xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV cần phải có kế hoạch dài
hạn, trung hạn và ngắn hạn Trong đó phải thể hiện rõ mục tiêu định hướng phát triển DNNVV- một trong những phương diện của định hướng phát triển
KT - XH Vì vậy, kế hoạch đề ra phải phù hợp với định hướng và điều kiện thực tiễn của địa phương,đồng thời phát huy được những thế mạnh của mình
Để định hướng hỗ trợ và phát triển DNNVV, Nhà nước cần nghiên cứu đánh giá đúng đắn tình hình phát triển của DNNVV, nắm bắt được xu thế phát triển DNNVV trong tổng thể phát triển KT - XH, từ đó xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển DNNVV trong từng giai đoạn phát triển của đ t nước
Trang 33Thứ ba, chiến lược phát triển DNNVV phải có mục tiêu, quan điểm và
các giải pháp mang tính dài hạn với tầm nhìn xa, phù hợp với sự phát triển các ngành nghề kinh tếv à sự phát triển chung của đ t nước Trong quy hoạch phát triển DNNVV cần th y rõ định hướng về quy mô, giới hạn phạm vi của
sự phát triển DNNVV theo ngành, lĩnh vực và địa bàn Ch t lượng của quy hoạch có vai trò r t quan trọng đối với phát triển DNNVV để có thể tránh được những th t thoát, lãng phí nguồn lực Kế hoạch phát triển DNNVV là bước tiếp theo của việc cụ thể hóa của chiến lược và quy hoạch phát triển DNNVV, thể hiện được những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển cũng như những nguyên tắc cần thực hiện
Thứ tư, về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh
của DNNVV Do mục tiêu lợi ích kinh tế và trình độ hiểu biết, tuân thủ pháp luật hạn chế, không ít các chủ DNNVV có các hành vi vi phạm pháp luật như lập hồ sơ giả để trốn, lậu thuế, kinh doanh hàng giả, hàng hóa và dịch vụ kém
ch t lượng, kinh doanh trên các địa bàn trái quy hoạch Vì vậy,các cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của DNNVV nhằm đảm bảo việc ch p hành nghiêm chỉnh của các DN này, tạo sự thống nh t, thực hiện tuân thủ pháp luật trong sản xu t kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện phát hiện kịp thời nhằm xử
lý các sai sót, khó khăn phát sinh trong quá trình phát triển DNNVV
1.3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.3.1 Các y u tố bên ngoài
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên có tác động đến quá trình sản xu t và chu kỳ kinh tế của địa phương, cũng như việc dự trữ, bảo quản hàng hóa Hoạt động sản xu t kinh doanh có liên quan đến các yếu tố tự nhiên ở từng địa điểm khai thác, sử dụng vốn
Trang 34vốn, tài nguyên thiên nhiên, lao động địa phương DNNVV lựa chọn ngành, lĩnh vực kinh doanh đặc thù theo điều kiện tự nhiên Các bên liên quan cần chú ý đến yếu tố vị tr địa lý khi lựa chọn nhà cung c p dịch vụ, vì bản ch t của hoạt động kinh doanh của DNNVV cần có sự giao tiếp trực tiếp giữa nhà cung c p dịch vụ và người tiêu dùng Điều này th y r t rõ vì sao các DNNVV lại chọn khu vực đông dân
cư, khu đô thị, khu dân cư làm cơ sở hoạt động Do đó, cần đặc biệt lưu ý v n đề này khi xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DNNVV Nhu cầu tiêu dùng theo mùa của dân cư cả về sản xu t và sinh kế ảnh hưởng đến việc quyết định sản phẩm, nguyên liệu, công nghệ và cách thức giao hàng, cung c p dịch vụ của DNNVV
1.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Các yếu tố trình độ học v n, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng đầu tư và xu hướng chuyển dịch cơ c u kinh tế đều được
t nh đến Khi GDP và thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, tăng sức mua của nền kinh tế cũng sẽ tăng, nâng cao khả năng tồn tại của DNNVV Các yếu tố kinh tế
có thể tạo thuận lợi cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường của lĩnh vực này nhưng lại hạn chế sự phát triển ở các lĩnh vực khác Nó còn ảnh hưởng đến sức mua, quá trình thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng phát triển các ngành hàng Các yếu tố kinh tế bao gồm:
- Hoạt động ngoại thương: Xu hướng mở cửa và đóng cửa nền kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của DNNVV, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng khai thác lợi ích quốc gia
- Lạm phát và khả năng quản lý nó có tác động đến thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư
- Sự thay đổi cơ c u nền kinh tế tác động đến vai trò của các thành phần kinh
tế và xu hướng phát triển dẫn đến sự thay đổi phương hướng phát triển của các DN
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Mức độ tăng đầu tư và hướng chuyển đổi cơ c u nền kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, tác động đến quá trình phát triển của các DN Bên cạnh đó, sự phát triển KT - XH cũng thách thức về ch t
Trang 35lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của các DNVVN Tại Lào, quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp điển hình, nông lâm kết hợp là ngành chính Tốc độ tăng trưởng chậm, tình trạng thiếu việc làm, mức thu nhập, trình độ học v n th p là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của DNVVN
Một yếu tố nữa cần thiết để DNNVV hình thành hoạt động và phát triển, đó là kết c u hạ tầng vật ch t - kỹ thuật Hệ thống này nếu được phát triển đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV sản xu t kinh doanh và giảm chi phí, nếu không nó
sẽ là trở ngại Đây là yếu tố quan trọng để các chủ thể đầu tư thông qua các quyết định và triển khai thực tế một cách nhanh chóng Yêu cầu đáp ứng là phải có hệ thống giao thông vận tải với cầu cảng, đường, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ khắp các địa phương và quốc gia, đủ tầm hoạt động quốc tế; hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông có thể nối mạng trên cả nước và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện, nước đầy đủ đáp ứng nhu cầu của các DNNVV
Các yếu tố văn hóa - xã hội chỉ ra thói quen trong sản xu t và định hướng tiêu dùng của người dân, đồng thời giúp các DNNVV trong lĩnh vực thương mại và dịch
vụ có điều kiện phát triển Yếu tố này có ảnh hưởng r t lớn đến khách hàng và hoạt động kinh doanh của các công ty, nó là yếu tố hình thành tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng Dựa vào các yếu tố văn hóa - xã hội, các DN có thể hiểu được nhóm đối tượng ở các mức không giống nhau, để từ đó lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp Điều này dễ dàng nhận th y ở những vùng có trình độ phát triển văn hóa cao hơn sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho DNNVV phát triển Trong việc lựa chọn loại hình, ch t lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thì thu nhập của người dân
có vai trò quyết định, tạo thái độ ũng như hành vi mua sắm trên thị trường
1.3.1.3 Cơ chế và chính sách
Thứ nhất, môi trường kinh doanh:
B t cứ một loại hình tổ chức nào muốn hình thành, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp Môi trường kinh doanh vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến DNNVV Do đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của DNNVV là c p thiết Đó ch nh là
Trang 36điều kiện sống còn để hình thành và phát triển DNNVV DNNVV có thể hình thành và hoạt động hiệu quả cần có các môi trường thuận lợi như:
Việc hình thành, khai thác các cơ hội kinh doanh và thực hiện các mục tiêu kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn từ các nhân tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật
Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh Một hệ thống luật pháp đồng bộ và sự nghiêm minh sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
DN, ngăn ngừa buôn lậu, lừa đảo,… Các cơ chế chính sách có tác dụng khuyến khích hay hạn chế sự hoạt động của DNNVV trong từng ngành nghề, từng vùng miền nh t định nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực của địa phương hay cả nước Nó thể hiện r t rõ qua hành xử của hệ thống cơ quan lãnh đạo quản lý Nhà nước các c p đối với các v n đề liên quan đến hoạt động của DNNVV cũng như cho phép hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các Hiệp hội nhằm giúp các DNNVV đảm bảo quyền lợi của mình
Hiện nay, CHDCND Lào đang dần tạo lập hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế đ t nước, từng bước tiến sâu vào quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Đồng thời, tình hình chính trị ổn định, đ t đai rộng rãi giúp các DNNVV tại Lào đã bắt đầu bắt kịp dần với các nước Với việc ban hành Nghị định số 42/Ttg của Thủ tướng, ngày 20/04/2004 về khuyến khích DNNVV, Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến kh ch đầu tư trong nước, Luật Đ t đai Đây
ch nh là môi trường chi phối quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và hoạt động của DNNVV
Thứ hai, hoạt động định hướng, hỗ trợ của Nhà nước DNNVV có vai trò
quan trọng trong phát triển KT - XH ở mỗi địa phương cũng như cả nước Mặc dù vậy, DNNVV còn gặp nhiều khó khăn mà tự bản thân các DN khó có thể khắc phục được.Vì vậy, r t cần sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước để phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đ t nước và điều kiện
Trang 37cụ thể của mỗi địa phương ở từng giai đoạn Làm được như thế sẽ tạo thuận lợi và góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém để DNNVV phát triển, phát huy t nh năng động, dễ thích ứng với công cuộc toàn cầu hóa, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, ứng dụngcông nghệ một cách phù hợp, tạo chu trình tích luỹ và tái đầu tư nhanh, nhờ đó phát huy vai trò tích cực của DNNVV đối với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội Sự hỗ trợ này từ các cơ quan, các tổ chức và các hiệp hội, nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò quan trọng
nh t Nhà nước hỗ trợ các hoạt động của DNNVV với nguyên tắc: nh t quán, lâu dài, đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch, phù hợp với thực tế và đảm bảo phát trển bền vững, phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển KT - XH của
đ t nước và từng địa phương
Trong Chiến lược phát triển KT - XH của CHDCND Lào thời kỳ 2021 -
2025 đã xác định cần đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 8,5%/năm; đến năm 2025 cơ c u ngành kinh tế với tỷ trọng các ngành kinh tế: nông nghiệp 18,2%, công nghiệp 45,4%, dịch vụ 36,4% Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ được xác định phải đạt mức trung bình là 6,5%/năm [29]
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng dịch vụ Chiến lược chỉ rõ, cần phải phát triển DNNVV và thông qua đó tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, thu nhập bình quân trên đầu người tăng, thực hiện xóa đói giảm nghèo Trong Chiến lược cũng chỉ rõ, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ cho DNNVV với các nội dung chủ yếu là: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thúc đẩy DNNVV hình thành, phát triển và mở rộng quy mô; hỗ trợ về tài chính, tín dụng; hỗ trợ
về công nghệ, kỹ thuật; hỗ trợ tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đào tạo NNL; hỗ trợ thành lập và hoạt động các hiệp hội
Thứ ba, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương Đây cũng là
yếu tố có sự ảnh hưởng đến sự hoạt động của DNNVV Bởi các DNNVV vốn
là những cơ sở kinh doanh chủ yếu là do tư nhân tự khởi nghiệp, vì vậy r t
Trang 38cần sự quan tâm hỗ trợ của xã hội, đặc biệt của chính quyền địa phương sở tại trong việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động Trong đó phải kể đến việc tổ chức thực hiện cơ chế, pháp luật, chính sách của Nhà nước trên địa bàn Nó phụ thuộc vào sự quan tâm chỉ đạo, sự năng động, tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phượng, mà trước hết là c p lãnh đạo Nếu địa phương nào duy trì quá lâu các quy định trái luật thì sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của DNNVV Chính quyền địa phương có quan tâm đến sự phát triển của các DNNVV hay không còn thể hiện ở việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ riêng của địa phương đối với DNNVV như tạo mặt bằng sản xu t kinh doanh, gỡ bỏ vướng mắc của DNNVV
1.3.1.4 Yếu tố khách hàng
Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng chi trả việc mua hàng hóa
và sử dụng dịch vụ có từ các DNNVV Trong nền kinh tế thị trường, DNNVV có thành công hay th t bại thì khách hàng là một trng những yếu tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng Bới nhóm đối tượng này có những nhu cầu r t khác nhau và đa dạng tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, thói quen… Mỗi nhóm khách hàng có một đặc điểm riêng phản ánh quá trình mua hàng của họ Vì vậy, DNNVV phải có ch nh sách đáp ứng nhu cầu của từng nhóm
1.3.2 Các y u tố bên trong
1.3.2.1 Nguồn lực tài chính
Đây được coi là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của mỗi DN qua số lượng vốn mà DN huy động được cho hoạt động kinh doanh Việc phân bổ, đầu tư hiệu quả các nguồn vốn; khả năng quản lý DN Tỷ lệ vốn quyết định quy mô của DN và những cơ hội mà DN có thể khai thác, thể hiện mức độ phát triển của các DN và dựa vào đó để đánh giá DN có hiệu quả hay không trong hoạt động sản xu t kinh doanh Mọi hoạt động kinh doanh đều cần đến tài chính Với sự giúp đỡ của sự di chuyển vốn, có thể xác định tình hình hoạt động của các DN và điều kiện vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tại Lào, nguồn vốn ít và khó tiếp cận Tình trạng
Trang 39thiếu vốn tại các DNNVV diễn ra khá phổ biến, không đủ tài ch nh để sản xu t kinh doanh hiệu quả, nh t là đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng và đổi mới, ứng dụng công nghệ trong sản xu t kinh doanh Hiện tại tỉnh Champasak chưa có thị trường vốn dài hạn, thị trường chứng khoán và nếu có thì cơ hội cho các DNNVV tham gia thị trường chứng khoán là r t lớn Ngoài ra, cơ hội và điều kiện để DNNVV tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường tín dụng còn hạn chế
1.3.2.2 Nguồn nhân lực
Để đảm bảo việc sản xu t kinh doanh của các DN thành công thì yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố r t quan trọng Lao động là thành phần sáng tạo tạo ra những sản phẩm, kiểu dáng mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, lợi nhuận cho DN Đồng thời, con người với tư cách là lực lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng su t lao động và mức độ sử dụng các nguồn lực khác Vì vậy, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN, trong đó có DNVVN Ch t lượng nguồn nhân lực của DNNVV thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm, trách nhiệm cao với DN, hoàn thành xu t sắc nhiệm vụ, người lao động trung thành với DNNVV, luôn hướng đến doanh nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết, năng động, biết khai thác và tận dụng cơ hội kinh doanh
1.3.2.3 Trình độ kỹ thuật, công nghệ
Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến, có trình độ chuyên môn kỹ thuật vào hoạt động của mình, thì DN đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh, khả năng luân chuyển vốn lưu động, tăng lợi nhuận để đảm bảo tái sản xu t mở rộng Bởi trình độ kỹ thuật - công nghệ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sản phẩm Nếu trình độ công nghệ
th p, không đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì không những giảm khả năng cạnh tranh của DN mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự phát triển Như vậy, yếu tố năng lực, kỹ thuật, công nghệ giúp DNNVV tăng năng su t, ch t lượng, giảm chi phí sản xu t; giúp tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng luân chuyển vốn và tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN
Trang 401.3.2.4 Tiềm lực vô hình
Đây ch nh là những yếu tố tạo nên sức mạnh thị trường cho DNNVV Nó thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, ch p nhận và sức mua của khách hàng Trong quan hệ kinh doanh, một yếu tố tiềm ẩn vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng, tạo nguồn hàng và khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng,
mở rộng thị trường kinh doanh Tiềm năng vô hình của DNNVV có thể là hình ảnh của DN trên thị trường hay sự nổi tiếng của thương hiệu
1.3.2.5 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Đối với các DNNVV, việc cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, công nghệ, sản phẩm là r t cần thiết cho hoạt động sản xu t, kinh doanh của DN Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn r t hạn chế về trình độ hiểu biết cũng như thu thập, xử lý thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình Vì vậy, việc tiếp cận thông tin đối với các DNVVN ở Champasak còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn Chỉ có tiếp cận và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nắm bắt thông tin thị trường mới
có thể tham gia vào thị trường quốc tế Nhưng nhiều DNNVV của tỉnh Champasak vẫn đang sử dụng trang thiết bị được thải ra từ các DN nhà nước Bên cạnh đó, trình độ nắm bắt thông tin, xử lý và cập nhật thông tin của chủ
DN còn hạn chế Do đó, cần phải quan tâm đến đào tạo nâng cao trình độ công nghệ cho người quản lý, điều hành DN cũng như người lao động để họ
có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại
1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.4.1 Kinh nghiệm củ Việt N m
DNNVV là loại hình DN chiếm ưu thế trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, loại hình DN này có vai trò quan trọng trong huy động các nguồn lực
xã hội, nh t là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo Cụ thể, có hơn 500.000 lao động mới được tạo ra mỗi năm Sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% vào GDP