1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tâm lý của lão hạc khi bán cậu vàng trong truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao

27 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

Song song với đó, thì các yêu cầu về năng lực của con người, cách hành xử văn minh của mỗi người trong xã hội cũng ngày một cao lên.. Và câu chuyện Lão Hạc nuốt nước mắt vào trong để bán

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỀ TÀI: TÂM LÝ CỦA LÃO HẠC KHI BÁN CẬU VÀNG TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO Giảng viên hướng dẫn: TS HUỲNH THANH TÚ Học viên thực hiện: LÊ THỊ THANH TRANG TP HCM, 2023 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỀ TÀI: TÂM LÝ CỦA LÃO HẠC KHI BÁN CẬU VÀNG TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS HUỲNH THANH TÚ LÊ THỊ THANH TRANG Mã số HV: C21607106 Lớp: QTKD-SDH2021 TP HCM, 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 Lý do chọn đề tài .1 Phạm vi nghiên cứu 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO 2 1.1 Các khái niệm 2 2 2 1.1.2.1 Tính khí 3 1.1.2.2 Tính cách .4 1.1.2.3 Năng lực 4 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý lãnh đạo 5 5 5 .5 6 Chương 2: PHÂN TÍCH TÂM LÝ CỦA LÃO HẠC KHI BÁN CẬU VÀNG TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO 7 2.1 Thực trạng về tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nhà văn Nam Cao 7 7 7 2.2 Phân tích thực trạng về tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nhà văn Nam Cao .8 8 2.2.1.1 Tính khí trầm 8 2.2.1.2 Tính khí u sầu .9 10 2.2.2.1 Tính cách thiên về tình cảm 10 .11 2.2.3.1 Tài năng .11 2.3 Đánh giá thực trạng tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nhà văn Nam Cao 11 11 2.3.1.1 Tính khí 11 2.3.1.2 Tính cách 12 2.3.1.3 Năng lực 12 .12 2.3.2.1 Tính khí 12 2.3.2.2 Tính cách 13 2.3.2.3 Năng lực 13 13 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ CỦA LÃO HẠC KHI BÁN CẬU VÀNG TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO 15 3.1 Mục tiêu của giải pháp 15 3.2 Giải pháp đánh giá tâm lý lãnh đạo của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn của tác giả Nam Cao 15 15 3.2.1.1 Tính khí 15 3.2.1.2 Tính cách 15 3.2.1.3 Năng lực 16 16 3.2.2.1 Tính khí 16 3.2.2.2 Tính cách 16 3.2.2.3 Năng lực 17 17 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đất nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt là khi đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ 4.0 vào đời sống và sản xuất, kinh doanh Song song với đó, thì các yêu cầu về năng lực của con người, cách hành xử văn minh của mỗi người trong xã hội cũng ngày một cao lên Trong đó, để nâng cao năng lực và phẩm chất của các cá nhân, thì nghiên cứu về tâm lý học, tâm lý lãnh đạo là một nội dung vô cùng quan trọng Việc hiểu rõ các khái niệm trong tâm lý lãnh đạo về tính cách, tính khí và năng lực sẽ giúp mỗi cá nhân tự nhìn nhận và đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu trong tâm lý lãnh đạo của mình, từ đó có những sự học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân hơn Vì vậy mà nghiên cứu về tâm lý lãnh đạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống “Lão Hạc” là tác phẩm văn học gần gũi và in sâu trong kí ức của những người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ Lão Hạc là nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ, đáng thương trước Cách mạng tháng Tám Và câu chuyện Lão Hạc nuốt nước mắt vào trong để bán đi cậu Vàng đã khiến bao người xúc động, cảm thương cho số phận vất vả, lam lũ tới mức bế tắc của Lão Hạc và cũng chính là cuộc sống của rất nhiều người dân lương thiện, đáng thương khác Đến tận hôm nay, câu chuyện về Lão Hạc bán cậu Vàng vẫn được mọi người nhắc tới như một nỗi thống khổ thấu tâm can Một trong những điểm sáng giá nhất của tác phẩm “Lão Hạc” chính là sự phân tích tinh tế, sâu sắc và vô cùng chân thật tâm lý nhân vật Lão Hạc, qua đó khiến người đọc cảm thông và nhìn thấy mình trong những diễn biến tâm lý đó Để hiểu rõ hơn về câu chuyện và tâm lý của Lão Hạc khi phải bán đi chú chó mà mình yêu thương như con, em chọn đề tài “Tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong Truyện ngắn Lão Hạc của Nhà văn Nam Cao” để làm tiểu luận môn học, từ đó phân tích tâm lý của Lão Hạc trong tình huống phải bán đi cậu Vàng và rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao Document continues below Discover more fTrâomml:ý và nghệ thuật lãnh đạo Trường Đại học… 4 documents Go to course 2 LÝ THUYẾT XÁC LẬP 2 MỤC TIÊU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO None 1.1 Các khái niệm Để kết luận - Có nhiều tác giả nổi tiếng đã đưa ra quan điểm về lãnh đdạoz,dtikêdu gbikểdu glàkcdácsgkhdáki sm niệm sau: 1 None - Theo George R.Terry: “Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm.” - Theo John Quincy Adams (Tổng thống thứ 6 Hoa Kỳ) “NCếuhnahpữntgehrà0nh1&độ0ng2của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiềuEhsơsne, hnọtciahỏlsi nBhiuềusihnơen,ss… 70 làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo.” Thống kê 100% (1) - Lãnh đạo được hiểu là quá trình thúc đẩy một tổ chức hayứmnộgt ndhụónmggồm nhiều cá nhân tiến triển theo cùng một định hướng nhất định bằng cách áp dụng những cách thức không mang tính ép buộc Theo cách tiếp cận này, khái niệm lãnh đạo hiệu quả được hiểu là việc lãnh đạo tạo ra được những bước tiến trCiểnhmaapntgetrín7h lZợivíichBocado ie nhất và lâu dài cho tập thể trong tổ chức (Kotter, 1998) Alex Kane Alan J.… 52 Thống kê 100% (1) ứng dụng Để hiểu về tâm lý lãnh đạo, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm tâm lý trước: - V.I.Lênin cho tâm lý là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan SƠ ĐỒ ÔN THI MÔN - Tác giả Phạm Minh Hạc và cộng sự đưa ra cách hiểu: Tâm lý bao gồm tất cả những THỐNG KÊ ỨNG… hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều khiển 2 mọi hành động, hoạt động của con người Thống kê 100% (1) - Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005): Tâm lý là thuộc tínhứncủga dvụậtncghất có tổ chức cao (não bộ), là hình thức đặc biệt của sự phản ánh hiện thực khách quan, kết quả của sự tác động qua lại của chủ thể sống với môi trường xung quanh Bài tập unit 1 - A,an, - Tâm lý là tất cả hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người, the chuyên ams - -… nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động củ1a2 con người (Ths Đinh Thùy Dung, 2023) Digital 100% (3) Marketing - Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đã định nghĩa về tâm lý học như sau: Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi Tâm lý học là một ngành học đa dạng và 3 bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu phụ như phát triển con người, thể thao, sức khỏe, lâm sàng, hành vi xã hội và quá trình nhận thức (Saul McLeod, 2019) Khái niệm tâm lý lãnh đạo: Tâm lý lãnh đạo là một phân hệ của tâm lý học nói chung, chuyên nghiên cứu về các quy luật tâm lý của con người trong hoạt động kinh doanh mà người lãnh đạo phải biết để sử dụng Đối tượng nghiên cứu của tâm lý lãnh đạo và quản lý là phát hiện và sử dụng các quy luật tâm lý trong kinh doanh (tâm lý người lao động, tâm lý khách hàng, tâm lý cạnh tranh, tâm lý của các quan chức quản lý nhà nước ) (PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, 2012) 1.1.2.1 Tính khí “Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân, gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững của con người, là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của họ hàng ngày” (TS Huỳnh Thanh Tú, 2013) Theo TS Huỳnh Thanh Tú (2013) có các kiểu tính khí sau: - Tính khí nóng: Là tính khí của những người có hệ thần kinh thuộc kiểu mạnh, không cân bằng, linh hoạt Những người có tính khí nóng tác phong thường rất mạnh bạo, vội vàng, hấp tấp, làm việc sôi động, thiên về dùng cơ bắp hơn là trí tuệ - Tính khí linh hoạt: Là tính khí thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt Những người có tính khí này thường có tác phong tự tin, hoạt bát, vui vẻ, quan hệ rất rộng rãi, dễ thích nghi với môi trường, nhiều sáng kiến, lắm mưu mẹo - Tính khí trầm: Là tính khí của những người thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt Những người này thường có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, họ ít bị môi trường tác động, làm việc thường rất nguyên tắc và ít sáng kiến - Tính khi u sầu: Là tính khí của những người có hệ thần kinh thuộc kiểu yếu, không cân bằng, không linh hoạt Những người có tính khí này thường có tác phong rụt rè, tự ti, họ thường có suy nghĩ hết sức tiêu cực, thậm chí có khi tới chỗ bệnh hoạn, họ hại giao du, họ khó thích nghi với các biến đổi của môi trường 4 1.1.2.2 Tính cách Khái niệm tính cách: Là sự kết hợp các thuộc tính cơ bản và bền vững của con người mà những thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện trong hành vi của con người (TS Huỳnh Thanh Tú, 2013) Có hai xu hướng tính cách chính: - Tính cách thiên về tình cảm: Tính nhã nhặn và thành thật, thường quan tâm, coi trọng tới những vấn đề về đạo đức, tình cảm, quan hệ với con người Đôi khi họ tập trung quá nhiều vào những vấn đề liên quan đến con người và môi trường xung quanh hơn là sự việc Luôn có đủ thời gian để dành cho người khác, sẵn sàng chia sẻ, trái tim rất dễ đập cùng nhịp với người khác Họ dễ xúc động và hay mơ mộng, họ chỉ có thể làm việc một mình hoặc trong một nhóm nhỏ Họ sống nhiều vào nội tâm, nhút nhát và ít nói - Tính cách xã hội: Thích nói, thích đùa, dễ làm quen, đùa giỡn Có tính sáng tạo, thích giải quyết các vấn đề bằng cách đưa ra các giải pháp mới, tuy nhiên dễ bỏ cuộc, thiếu kiên nhẫn Dạng người này thích giao thiệp rộng, giúp đỡ người khác Họ có tâm hồn vị tha, họ quan tâm đến các vấn đề tâm lý, xã hội, đạo đức Họ thích tranh cãi các đề tài triết học: Thiện và ác, cứu cánh cuộc đời, chất lượng cuộc sống 1.1.2.3 Năng lực Theo Ths Lê Thị Ánh (2020): “Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả cao” Có các mức độ năng lực khác nhau như sau: - Năng khiếu: Năng khiếu là nhân tố bên trong, dựa trên những tư chất bẩm sinh-di truyền được phát triển trong mổi con người, con người đó có khả năng giải quyết được những bài tập, những nhiệm vụ được giao nhanh hơn, tốt hơn những người khác cùng lứa tuổi, cùng môi trường sống (ThS Ngô Mạnh Phụng, 2010) - Tài năng: “Tài năng là một danh từ chỉ năng lực xuất sắc, có khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong một công việc, một ngành, một lĩnh vực cụ thể…” (Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, 2002) 7 Chương 2: PHÂN TÍCH TÂM LÝ CỦA LÃO HẠC KHI BÁN CẬU VÀNG TRONG TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO 2.1 Thực trạng về tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nhà văn Nam Cao Nhà văn Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nước ta, với những tác phẩm văn học vô cùng chân viết về người nông dân nghèo khổ bị vùi dập và người trí thức nghèo khó, sống dằn vặt trong xã hội cũ Trong đó, tác phẩm “Lão Hạc” được đánh giá là truyện ngắn tiêu biểu nhất viết về về đề tài người nông dân của văn học Việt Nam Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống tại làng quê nhỏ, vợ mất sớm, lão Hạc một mình vất vả nuôi con khôn lớn Cả gia tài của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều nhỏ sống qua ngày và một chú chó mà lão coi như con, lão đã đặt tên cho chú là cậu Vàng, ngày ngày bầu bạn cùng chú Tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng lão Hạc lại có một nhân cách tốt, với tình yêu thương vô hạn dành cho cậu con trai của mình, với sự yêu thương dành cho người dân lối xóm và lão còn đặc biệt yêu thương cậu Vàng, lão đối xử với cậu như con của lão vậy, yêu thương, tâm tình cùng nó Lão còn là một người rất giàu lòng tự trọng, dù nghèo khó nhưng sống lương thiện, không nhận sự giúp đỡ từ ông Giáo, mà tự thân làm lụng Tình thương con bao la tới mức lão thà chịu đựng cái đói hành hạ mà kiên quyết không chịu bán đi mảnh vườn, của hồi môn của con trai mình Và đỉnh điểm là lão đã lựa chọn cái chết để không động đến số tiền dành cho con Một trong những việc làm khiến lão day dứt nhất chính là phải tự tay bán đi cậu Vàng, người bạn thân thiết của lão Đây cũng là chi tiết đắt giá, khiến người đọc xúc động và cảm thương với cuộc đời cơ cực của lão Hạc, càng thêm nể phục cách sống nhân nghĩa, tình cảm của lão Câu chuyện được tái hiện qua lời kể của ông Giáo, người hàng xóm thân thiết của lão Hạc về cuộc đời đầy khổ đau và bất hạnh của lão, câu chuyện đã khiến người đọc phải rưng rưng xúc động Lão Hạc đã già và hàng ngày ông vẫn phải đi làm thuê để kiếm sống Gia đình không còn ai, vợ ông mất đã lâu, con trai thì đi vào tận trong miền Nam để làm việc cho đồn điền cao su Sau một trận bão, mùa màng của lão đã bị mất trắng, mọi công sức dồn vào ba sào đất đó cũng không còn Đã vậy, Lão Hạc lại còn ốm 8 đau liên miên, không có gì để ăn, nhiều hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì ăn sung luộc, rau má, củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc để sống qua ngày Rồi cuối cùng, dù rất đau khổ và không nỡ nhưng lão đã phải bán đi cậu Vàng, người bạn thân thiết mà lão coi như con mình, người bạn đã giúp lão ít cô đơn hơn trong túp lều đổ nát để lấy tiền gửi ông Giáo lo ma chay sau khi lão chết, vì lão không muốn động vào mảnh vườn, là của hồi môn của con trai lão Sau khi bán cậu Vàng đi, lão Hạc sang kể chuyện với ông Giáo, lão rất đau khổ và tự trách, lão thấy mình thật tệ vì đã lừa chú chó bầu bạn bên mình, lão khóc như một đứa trẻ Ít hôm sau, lão sang xin Tư Bình một ít bả chó, khi biết chuyện này thì ông Giáo đã rất buồn vì nghĩ rằng đói khổ đã khiến lão Hạc tha hóa, lão xin bả chó để ăn trộm chó của dân làng Nhưng bỗng lão Hạc chết một cách đột ngột, cái chết đau đớn khủng khiếp và dữ dội Mọi người trong xóm không ai biết về lí do lão chết, chỉ có Tư Bình và ông Giáo biết rằng lão đã tự kết liễu mình bằng bả chó, ông Giáo lúc này vô cùng đau khổ và tự trách vì đã hiểu nhầm về lão Hạc 2.2 Phân tích thực trạng về tâm lý lãnh đạo của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn của tác giả Nam Cao 2.2.1.1 Tính khí trầm Tính khí trầm của lão Hạc biểu hiện qua việc lão rất nguyên tắc và không có sự linh hoạt Điều này thể hiện qua chi tiết khi con trai của lão nhất quyết muốn bán mảnh vườn để gom tiền sính lễ cưới vợ, là cô gái mà con trai lão rất ưng, cô gái đó cũng thương con lão nhưng cha mẹ cô gái lại thách cưới quá cao Dù thương con, muốn con cưới được người mình thương, nhưng lão vẫn kiên định với nguyên tắc không bán vườn đi, lão nghĩ “Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu?” Rồi lão còn kiên quyết giữ nguyên tắc với suy nghĩ mảnh vườn là của con trai lão, mảnh vườn ấy là người vợ của lão khi còn sống đã làm lụng, chắt chiu mới mua được, của mẹ nó mua thì là vườn của nó Vì vậy mà lão trồng hoa màu trên mảnh vườn nhỏ, nhưng lại nhất quyết không tiêu vào tiền hoa màu mà để dành cho con trai lão, để đến khi con trai lão kiếm đủ tiền về cưới vợ thì lão sẽ phụ vào cho con trai Chính bởi vậy mà dù đã già yếu, lão vẫn quyết đi làm thuê kiếm sống, tiền hoa màu thì để dành riêng cho con, quyết không động vào dù chỉ một đồng Ở đây ta thấy sẽ kiên quyết, bền bỉ tuân thủ nguyên tắc trong cả suy nghĩ và hành động của lão Hạc, trong một thời gian rất dài Rồi khi bão 9 tàn phá, khiến hoa màu trên mảnh vườn bị phá sạch, còn lão Hạc thì lại ốm yếu triền miên, không thể đi làm, không có gì ăn nhưng lão vẫn kiên quyết không động vào tiền hoa màu của con cũng như quyết không bán mảnh vườn-của hồi môn cho con trai lão Lão thà ăn khoai, sung luộc, rau má rồi rau cỏ dại để sống qua ngày, chứ không động vào tiền của, đất đai của con trai Ta có thể thấy, ngay cả khi bị dồn đến đường cùng, phải sống lay lắt, ốm đau, đói khát nhưng lão Hạc vẫn không hề phá nguyên tắc của mình Ngoài ra, lão Hạc còn là người rất tự trọng, lão sống và giữ tự trọng cho mình, dù khó khăn nhưng lão vẫn từ chối sự giúp đỡ âm thầm của ông Giáo, lão rất kiên định với cách sống của mình Rồi nguyên nhân lão Hạc bán cậu Vàng đi, cũng là vì muốn có tiền gửi ông Giáo để lo ma chay khi lão mất đi, lão không muốn phiền tới bà con lối xóm, cũng không muốn động tới mảnh vườn của con Ngay cả với quyết định bán đi cậu Vàng, lão cũng suy nghĩ, trăn trở rất lâu, tới mức mà lão đã nói với ông Giáo không biết bao nhiêu lần, nói nhiều tới mức ông Giáo nghĩ “Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu” Rồi lão giải thích nguyên nhân khiến lão trăn trở, suy nghĩ lâu như thế là vì con chó là của con trai ông mua, để đến lúc cưới vợ thì giết thịt, và cũng là vì ông quá yêu thương cậu Vàng, ông âu yếm, trò chuyện với cậu hàng ngày, thì trong căn nhà hiu quạnh đó suốt bao năm nay chỉ có cậu Vàng bầu bạn với ông Qua đó có thể thấy, trước mỗi quyết định gì, lão Hạc đều rất cân nhắc, ở lão ít có sự linh hoạt, mà rất tuân thủ những nguyên tắc đã đặt ra 2.2.1.2 Tính khí u sầu Tính khí u sầu là tính khí nổi bật mà ta thấy ở lão Hạc, trông lão lúc nào cũng rất khắc khổ, buồn rầu Lão suy nghĩ nhiều và khá tiêu cực Như khi định bán cậu Vàng, lão đã suy nghĩ đắn đo rất nhiều, lão bị dằn vặt trong lòng và vô cùng khổ tâm Lão khổ tâm, buồn rầu vì lão rất thương cậu Vàng, lão đối xử với cậu Vàng như với một người bạn chứ không chỉ là con vật nuôi Lão mỗi ngày chỉ thui thủi một mình, lão chỉ có cậu Vàng bầu bạn để vơi bớt nỗi buồn, những lúc rảnh, “lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”, rồi lão còn cho chú chó ăn uống trong một cái bát như nhà giàu vậy, lão đã đối xử với cậu Vàng bằng cả tâm tình của mình, yêu thương, trân trọng, những khi lão ngồi uống rượu thì cậu Vàng cũng được lại cạnh lão, lão cứ ăn vài miếng thì lại gắp cho cậu Vàng một miếng, nhìn vào cứ như cách mà người ta chăm sóc một đứa trẻ vậy Lão còn nói chuyện, tâm tình với cậu Vàng, mắng yêu cậu, rồi than thở với cậu Không chỉ 10 vậy, lão Hạc còn suy nghĩ nhiều, trăn trở nhiều khi định bán cậu Vàng bởi vì đây là con chó mà con trai lão đã mua, đó là của con trai lão Lão sợ bán đi rồi thì ảnh hưởng tới con, cứ như vậy, lão dằn vặt, buồn rầu hết ngày này qua ngày khác Rồi khi lão bán cậu Vàng đi, bao trùm lên lão là sự tiêu cực, tự trách, đau khổ và dằn vặt Lão sang nói với ông Giáo về việc đã bán cậu Vàng, lão cố tỏ ra vui vẻ, lão cười mà mặt ầng ậng nước, nhìn lão mếu máo đau khổ tới độ ông Giáo chỉ muốn ôm lão mà vỗ về, an ủi Rồi lão khóc nấc như một đứa trẻ, lão thấy như cậu Vàng nhìn lão oán trách, rằng lão đã lừa cậu, lão thấy mình thật “khốn nạn”, lại đi lừa một con vật đã bầu bạn cùng mình Có thể thấy, lão Hạc vô cùng sâu sắc và rất nặng tình cảm, lão đã đấu tranh rất nhiều rồi mới hạ quyết tâm bán cậu Vàng đi, nhưng lão lại cứ mãi đau khổ, buồn rầu, thương xót cho cậu Vàng 2.2.2.1 Tính cách thiên về tình cảm Tính cách của lão Hạc chính là tính cách của những người thiên về tình cảm Qua lời kể của ông Giáo, thì lão Hạc là người rất thành thật, nhã nhặn Bởi vì lão thành thật, nên ngay cả khi bị dồn vào bước đường cùng, lão vẫn giữ sự lương thiện, giữ sự thành thật của mình, ngay cả khi ông Giáo và Tư Bình tưởng rằng lão đã vì nghèo khó mà bị tha hóa, thì lão Hạc vẫn không làm điều sai trái lương tâm, mà lão chọn kết liễu đời mình bằng bả chó, chấp nhận chết một cách đau đớn, dữ dội mà giữ vững lương tri con người Lão Hạc còn là người vô cùng tình cảm, rất quan tâm những vấn đề về đạo đức, quan tâm tới mọi người và ngay cả cậu Vàng, con vật mà lão nuôi lão cũng rất quan tâm, yêu thương nó Với con trai lão, lão yêu thương và quan tâm nhiều tới mức làm gì cũng suy nghĩ cho con, thà sống nghèo khó, hàng ngày đi làm thuê dù đã già cũng vẫn chọn không động vào tiền hoa màu để dành cho con Quan tâm con tới mức quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con, kể cả chết đi lão cũng lo liệu trước tiền ma chay để không đụng vào tài sản của con trai mình Với cậu Vàng, lão yêu thương và đối xử với nó như một con người, lão cho ăn trong bát như nhà giàu vậy, lão vuốt ve, âu yếm nó, bắt bọ cho nó, khi lão ăn, cậu Vàng cũng được ăn, lão không để cậu phải đói Có thể thấy, lão dành sự yêu thương, quan tâm sâu sắc cho cậu Vàng, tới mức khi đọc truyện chúng ta thấy lão đối xử với cậu Vàng như với một đứa con, chứ không phải cách một người chủ đối xử với con vật nuôi Lão Hạc còn là người sống nội tâm và rất dễ xúc động Lão suy 11 nghĩ, trăn trở rất nhiều khi phải bán đi cậu Vàng, lão khóc nức nở như một đứa trẻ, vai lão run lên, mắt ậng nước, khuân mặt mếu xệch khi kể với ông Giáo về chuyện bán cậu Vàng 2.2.3.1 Tài năng Ở lão Hạc, chúng ta không thấy một năng lực quá xuất sắc như năng khiếu hay thiên tài Nhưng lão Hạc chính là một người nông dân chăm chỉ, cần cù, cố gắng và đã rất bền bỉ với công việc nhà nông của mình Vợ lão mất sớm, lão đã siêng năng làm lụng để nuôi con trai khôn lớn Rồi ngay cả khi đã già yếu, lão vẫn trồng hoa màu để thu hàng vụ, từ đó có tiền để dành cho con trai mình sau này cưới vợ Dù sức khỏe đã yếu đi nhiều, lão vẫn kiên trì đi làm thuê những công việc nhà nông vất vả để lấy tiền lo cho cuộc sống của mình, lo cơm ăn lo lão và cả cậu Vàng Nhờ vào việc chăm chỉ, cố gắng lao động không ngừng, lão đã nuôi được con trai mình khôn lớn và còn tự lo được cho bản thân mình để sống khi về già, cùng với lo cho cậu Vàng, người bạn thân thiết của lão Dù là cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo nhưng nhờ sự siêng năng lao động chân chính, lão đã tự sống bằng đôi tay của mình, không phiền hà tới hàng xóm, không tạo gánh nặng cho con trai và giữ vững lương tri, đạo đức cùng sự lương thiện của mình 2.3 Đánh giá thực trạng tâm lý của Lão Hạc khi bán cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nhà văn Nam Cao 2.3.1.1 Tính khí Tính khí của lão Hạc trong truyện ngắn của tác giả Nam Cao có những ưu điểm là: - Lão Hạc có ưu điểm của tính khí trầm, lão rất giữ nguyên tắc, tuân thủ nguyên tắc của bản thân mình Nhờ vậy mà lão sống rất có lòng tự trọng, lão đã từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo, dù khó khăn nhưng vẫn tự mình cố gắng Lão cũng kiên định giữ nguyên tắc không động tới của cải của con trai mình, để khi về con trai có tiền cưới vợ Đặc biệt, với việc bán cậu Vàng, lão đã giữ nguyên tắc rất lâu, rất kiên định, dù khó khăn nhưng vẫn không muốn bán cậu đi, lão yêu quý cậu, chỉ muốn một lòng giữ cậu lại bầu bạn bên mình 12 2.3.1.2 Tính cách Ưu điểm về tính cách của lão Hạc: - Lão Hạc có những ưu điểm của tính cách thiên về tình cảm, đó là sự thật thà, chân thành, lão luôn sống một cách chất phác, thật thà, dù có nghèo khó tới đâu cũng không tha hóa, không lừa lọc hay làm điều sai trái - Lão còn rất coi trọng và giữ gìn những giá trị về đạo đức, đó là cách sống đầy trách nhiệm của một người cha, luôn yêu thương và hy sinh cho con trai của mình, là trách nhiệm với con vật mà lão nuôi, dù đói khổ, lão có ăn thì cậu Vàng vẫn sẽ có ăn, lão không để cậu phải nhịn đói - Lão có sự quan tâm tới mọi người, lão rất quan tâm con trai của mình, quan tâm tới cuộc sống và tương lai của con, lão quan tâm lắng nghe ông Giáo chia sẻ Và lão đặc biệt quan tâm chú chó của mình, lão bắt bọ cho nó, tắm cho nó, chăm sóc nó ăn, vuốt ve, nói chuyện cùng nó Lão Hạc là một người vô cùng ấm áp, chân thành và giàu lòng yêu thương 2.3.1.3 Năng lực Lão Hạc có ưu điểm là một người nông dân cần cù, siêng năng, lão đã chăm chỉ làm lụng để một mình nuôi con trai khôn lớn Lão đã siêng năng trồng hoa màu để thu hoạch và dành tiền cho con, có thể thấy lão rất chuyên tâm vào công việc đồng áng, những công việc của một nông dân Lão chịu thương chịu khó, đi làm thuê khắp vùng để lo được bữa ăn cho bản thân và cho cậu Vàng, người bạn mà lão vô cùng yêu thương 2.3.2.1 Tính khí Lão Hạc có những nhược điểm trong tính khí như sau: - Lão Hạc quá u sầu, buồn rầu và đau khổ, lão luôn dằn vặt bản thân về mọi việc, như việc con trai lão không đủ tiền sính lễ để cưới vợ, việc lão đã bán đi cậu Vàng, lão thấy như mình đã lừa con vật tin tưởng mình, lão thấy mình thật khốn nạn Lão Hạc suy nghĩ quá tiêu cực, luôn thấy bản thân mình có lỗi, lão suy nghĩ tiêu cực về việc con trai mình không đủ tiền cưới vợ, con trai bỏ vào Nam làm và cả việc bán đi cậu Vàng Việc suy nghĩ quá tiêu cực khiến lão khắc khổ, bế tắc nhiều hơn 13 - Lão Hạc thiếu sự linh hoạt, trong những tình huống gặp khó khăn như con trai không đủ tiền sính lễ cưới vợ, mùa màng bị bão phá tan, bản thân ốm đau triền miên, lão đã không tìm tới những giải pháp linh hoạt hơn, tốt hơn để vượt qua khó khăn mà nhất nhất với việc sống khắc khổ, hy sinh 2.3.2.2 Tính cách Lão Hạc có nhược điểm trong tính cách là: - Lão Hạc khá rụt rè, sống khép kín, ít có sự giao lưu tạo quan hệ với mọi người xung quanh, vì vậy mà lão khó nhận được những sự giúp đỡ từ những người hàng xóm của mình để vượt qua giai đoạn khó khăn - Lão quá sợ làm phiền người khác, điều này khiến ông Giáo cũng không có cơ hội giúp đỡ khi lão đau ốm triền miên, cuộc sống thiếu thốn - Lão ít nói và ít chia sẻ về sự khó khăn của mình, lão đã không tìm tới sự giúp đỡ của con trai khi mình ốm đau triền miên, không thể đi làm 2.3.2.3 Năng lực Lão Hạc có nhược điểm về năng lực là: - Lão có cuộc sống quá nghèo khó, lão siêng năng làm công việc đồng áng nhưng trong điều kiện khó khăn của xã hội cũ không đủ cho lão trang trải cuộc sống, hơn nữa khi ốm đau lão không thể đủ khả năng để lo cho cuộc sống của chính mình cũng như cậu Vàng - Sức khỏe của lão Hạc đã yếu đi nhiều do tuổi già, sự lam lũ vất vả và bệnh tật, khiến lão khó duy trì công việc của một nông dân Chương 2 đã giới thiệu cậu chuyện về lão Hạc, một người nông dân nghèo khó trong xã hội cũ, với tấm lòng lương thiện, giàu tình yêu thương dành cho con trai và cả chú chó mà mình nuôi nấng, cùng với hoàn cảnh bế tắc mà lão Hạc đã rơi vào, đó là khi mùa màng bị bão tàn phá, bản thân lão thì ốm yếu không đi làm được và lão đã phải bán đi cậu Vàng để gửi tiền lo ma chay cho mình, rồi kết liễu cuộc đời một cách đau đớn bằng bả chó Qua phân tích, thấy được lão Hạc có tính khí trầm và tính khí u sầu, lão rất nguyên tắc, thiếu linh hoạt và hay buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực Lão có tính cách tình 14 cảm, giàu tình yêu thương, thành thật và quan tâm tới mọi người, tới cậu Vàng mà lão nuôi Cuối chương 2 đã đánh giá những ưu, nhược điểm trong tâm lý lãnh đạo của lão Hạc dựa vào những phân tích về tâm lý của lão Hạc

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:59

w