1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm tiếng việt thực hành nội dung tìm hiểu đoạn văn

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Về hình thức: Mỗi đoạn văn đều có một cấu trúc nhất định và được nhậndiện về mặt hình thức:- Mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng, viết hoa.- Kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn, xuống dòng.- Là ph

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC BÀI TẬP NHÓM TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH NỘI DUNG TÌM HIỂU: ĐOẠN VĂN Giảng viên: Lê Sao Mai Nhóm thực hiện: BEAUTIFUL Đà Nẵng - 10 / 2023 THÀNH VIÊN NHÓM 1 Đào Thị Lan Anh 22STH3 2 Lê Thị Thu Thúy 22STH3 3 Đỗ Thị Hoài Linh 22STH3 4 Pơloong Thị Trịu 22STH3 5 Hồ Thị Oanh 22STH3 6 Đinh Thị Thủy 22STH5 7 Nguyễn Hoàng Lan Anh 22STH5 8 Lê Thị Lan Anh 22STH4 9 Võ Tá Đại 22STH4 10.Bùi Hoàng Lê 22STH4 I NỘI DUNG I KHÁI NIỆM Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành 1 Về hình thức: Mỗi đoạn văn đều có một cấu trúc nhất định và được nhận diện về mặt hình thức: - Mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng, viết hoa - Kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn, xuống dòng - Là phần nằm giữa hai khoảng trống trong văn bản - Ở dạng nói, việc nhận diện đoạn văn (còn gọi đoạn lời) khó khăn hơn Tuy vậy, dựa vào ngữ điệu, chỗ ngừng và vài từ ngữ đánh dấu như mặt khác, tiếp theo, thứ nhất, thứ hai,… ta có thể nhận diện được đoạn lời 2 Về nội dung: biểu đạt tương đối trọn vẹn một ý 3 Về cấu tạo: Cấu tạo đoạn văn khá đa dạng Nếu căn cứ vào số lượng câu trong đoạn văn thì có thể chia đoạn văn làm hai loại: đoạn bình thường (gồm có nhiều câu) và đoạn đặc biệt (chỉ có một câu) Nếu dựa vào câu chủ đề, đoạn văn cũng chia làm hai loại: đoạn văn có câu chủ đề (gồm đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn kết hợp diễn dịch và quy nạp) và đoạn văn không có câu chủ đề (gồm đoạn song hành, đoạn móc xích) Nếu dựa vào cách thức lập luận, đoạn văn chia thành năm loại: đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn kết hợp diễn dịch và quy nạp, đoạn song hành và đoạn móc xích Chẳng hạn, cho đoạn văn: Nghệ thuật thơ trong “Nhật kí trong tù” thật là phong phú Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay Có bài lại dùng lối ngụ ngôn rất thâm thúy Có bài tự sự Có bài trữ tình hay vừa tự sự vừa trữ tình Lại có bài châm biếm Đoạn văn trên, là đoạn văn bình thường, nếu căn cứ vào số lượng câu; là đoạn văn có câu chủ đề, nếu dựa vào câu chủ đề; là đoạn diễn dịch, khi ta nhìn từ cách thức lập luận II CHỦ ĐỀ CỦA ĐOẠN VĂN 1 Từ ngữ chủ đề: Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần thường là các đại từ, các từ đồng nghĩa, ) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt trong đoạn văn Ví dụ: Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim Một kỉ niệm cũ đã đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật  Từ “tôi” đại từ) nhắc lại nhiều lần để duy trì đối tượng được nói đến 2 Câu chủ đề: Ví dụ: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về làng và mời bác về nhà mình Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường a Về ý nghĩa: - Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát của toàn đoạn văn - Câu chủ đề có chức năng nêu rõ đề tài, chủ đề mà đoạn văn biểu đạt Nó chi phối toàn bộ nội dung đoạn văn Các câu khác trong đoạn văn phải phụ thuộc nó và làm sáng tỏ cho nó bằng các lí lẽ, dẫn chứng, con số,… - Câu chủ đề giúp người viết thể hiện nội dung tập trung, thống nhất hơn; giúp người tiếp nhận nắm được nhanh chóng, chính xác nội dung đoạn văn b Về cấu tạo: - Lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính CN – VN), thường là câu khẳng định hoặc phủ định c Về vị trí: Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn - Đứng đầu đoạn văn sẽ có nhiệm vụ giới thiệu, nêu trước chủ đề của đoạn văn - Đứng cuối đoạn văn có nhiệm vụ tổng kết, khái quát những nội dung đã trình bày Khi đứng cuối đoạn, câu chủ đề có thể kết hợp thêm với những từ ngữ mang ý tổng kết khái quát như: vì vậy, tóm lại, vì thế, cho nên,…  Muốn xác định câu chủ đề: - Xác định nội dung chính mà đoạn văn biểu đạt - Tìm xem nội dung ấy được thể hiện trong câu văn nào  Lưu ý: Có những đoạn văn không có câu chủ đề song hành, móc xích) Chủ đề của đoạn văn không được bộc lộ trực tiếp trong một câu văn nào mà toát lên từ nội dung của tất cả các câu trong đoạn văn Ví dụ: Mưa đã ngớt Trời rạng dần Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran Mưa tạnh Phía đông, một mảng trời trong vắt Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh Tô Hoài) III CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG TRONG ĐOẠN VĂN 1 Diễn dịch có câu chủ đề) Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn mà câu đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề Các câu tiếp theo được triển khai bằng cách chứng minh, phân tích, giải thích, có thể đưa vào một số nhận xét, bộ lộ cảm xúc của cá nhân Ví dụ: Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc Ông có vợ và một người con trai duy nhất Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi đồn điền cao su Trước khi đi, lão được người con trai tặng con chó vàng làm kỷ niệm nên ông rất yêu quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay Năm ấy, vì mất mùa đói kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo Cuộc sống khốn khó đã ép lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải cắt ruột bán đi con chó vàng yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất của ông, vì lỡ tâm lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục Cái chết của lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng 2 Quy nạp có câu chủ đề) Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày cụ thể chi tiết từ nhỏ đến lớn, từ các ý rất chi tiết đến ý khái quát hơn, từ ý luận cứ cụ thể đến luận điểm bao trùm Do đó mà nằm ở cuối đoạn văn thường là các câu chủ đề khái quát Ở vị trí này, câu chủ đề không nhằm mục đích định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn ở các ý tiếp theo mà là đóng vai trò khép lại toàn bộ nội dung của đoạn ấy Các câu trên được trình bày bằng các phương pháp như giải thích, lập luận, cảm nhận và rút ra quan điểm cá nhân Ví dụ: Con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành phần lớn đều chịu ảnh hưởng và được chăm sóc từ mẹ hơn là cha Các em được bú mẹ, được ẵm, được dỗ dành, được tắm rửa, được mẹ ru ngủ, được mẹ cho ăn, được chăm sóc khi ốm đau, Bằng sự nhận thức về thế giới thông qua quá trình tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày Và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của người mẹ, đã dần dần hình thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" Ngoài ra, đứa trẻ thường thích bắt chước người khác thông qua mẹ bởi đó là người mẹ nó gần gũi nhất Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình 3 Song hành không có câu chủ đề) Đoạn văn song hành là đoạn văn triển khai nội dung song song giữa các câu, không nội dung nào khái quát, bao trùm lên nội dung nào Mỗi câu trong đoạn văn đều nêu lên một khía cạnh riêng biệt, không câu nào khái quát câu nào, là một mắt xích quan trọng để làm rõ lên nội dung đoạn văn Ví dụ: Mẹ sở hữu làn da trắng, khuôn mặt trái xoan Mẹ lúc nào trông cũng có vẻ già hơn tuổi bởi vì những lắng lo, sự khó khăn của cuộc sống mà đã khiến mặt mẹ thêm nhiều nếp nhăn Khi đi làm mẹ thường trang điểm nhẹ nhàng, đôi môi đỏ hồng Mẹ có đôi tay đẹp lắm! Tròn trịa, trắng nõn nà Mẹ thường ôm tôi vào lòng, tâm sự với tôi như một người bạn Mẹ có giọng ấm, em rất thích được nghe mẹ hát 4 Móc xích Đoạn văn móc xích là đoạn văn mà có kết cấu vô cùng chặt chẽ với nhau, câu trước liên kết với câu sau, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại ý nghĩa, một vài từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước vào câu sau Ở đoạn văn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề Ví dụ: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người Thiên nhiên, đó là rừng vàng mang lại cho ta một lượng gỗ khổng lồ, muôn vàn loại thảo dược quý hiếm, những động vật thú vị, một bầu khí quyển trong lành và vô vàn loại khoáng sản qúy báu Thiên nhiên còn là biển bạc với nguồn thủy sản phong phú, những khoảng sản nguyên liệu giàu có và là đường giao thông quốc tế quan trọng thông giữa các đại dương Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là đất đai – nơi con người sinh sống và cư trú, là nơi nuôi lớn những cây lương thực thực phẩm và là nơi chôn giấu biết bao khoáng sản để ta làm trang sức, sử dụng trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay trong lao động sản xuất Ngoài ra còn cho ta ánh sáng để tồn tại, cung cấp lương thực nuôi sống con người và xây dựng nên trong tâm hồn ta một thế giới kiến thức sâu rộng và lí thú 5 Tổng – phân – hợp có câu chủ đề) Tổng - phân - hợp là đoạn văn có sự phối hợp cả diễn dịch và quy nạp Câu mở đầu đoạn nêu lên được ý khái quát bao trùm toàn bộ nội dung của toàn đoạn, các câu tiếp theo sẽ triển khai ý và câu kết là ý khái quát lại một lần nữa toàn bộ nội dung bao trùm cả đoạn văn, mang tính chất nâng cao, mở rộng Những câu trong đoạn văn được triển khai bằng cách thực hiện lập luận, minh chứng, bình luận, nhận xét, để từ đó đề xuất được những quan điểm cá nhân, khẳng định vấn đề Ví dụ: Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo, … mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại IV TÁCH ĐOẠN VĂN 1 Tách đoạn văn là gì? - Việc phân tách đoạn văn trong văn bản là một thủ pháp phong cách học, giúp cho việc thể hiện ý đồ của tác giả được rõ ràng hơn, cụ thể hơn Nhưng không phải lúc nào người viết cũng có thể tách đoạn một cách tuỳ ý, bất chấp việc tách đoạn đó có cơ sở hay không Vậy nên, người viết có quyền tự do nhưng không phải vì thế mà có thể tuỳ tiện trong việc tách đoạn - Đoạn văn có thể tự do về phía người tạo văn bản nhưng mặt khác đoạn văn lại chịu sự chi phối của chính nội dung mà người viết chọn trình bày Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, hình thức phải phù hợp với nội dung, góp phần thể hiện nội dung Bởi vậy, việc tách đoạn của tác giả nấu không phù hợp với nội dung sẽ đẩy nội dung tới chỗ khó hiểu hoặc không thể hiểu được b Một vài cơ sở để tách đoạn - Khi chuyển từ tiểu chủ đề này sang tiểu chủ đề khác thì ranh giới giữa hai tiểu chủ đề có thể được tách ra và phân thành những đoạn văn khác nhau Như vậy mỗi tiểu chủ đề thường lập thành một đoạn văn Ví dụ: Ruộng lúa do thực dân Pháp chiếm cũng tang nhanh, nhất là ở Nam Bộ Ngoài lúa ở các đồn điền, nhiều công ty thương mại khác còn vơ vét thóc gạo ở thôn quê để xuất khẩu Hàng năm, thực dân Pháp đã xuất khẩu 1.763.587 tấn thóc, vượt xa thời kỳ trước chiến tranh và thóc lúa chiếm 60 – 70% tổng thu nhập xuất khẩu trong thời gian này - Khi văn bản trình bày những sự việc hiện tượng ở nhiều điểm không gian khác nhau thì ứng với mỗi điểm không gian có thể tách riêng thành một đoạn Ví dụ: (Theo Thi Sảnh) Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật nhộn nhịp Khi tiếng coi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò Tiếng coi bíp inh ỏi… Dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tầu, hay cảng Mới những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa… Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lón đốm - Khi văn bản trình bày những sự việc ở nhiều thời điểm khác nhau thì ứng với mỗi thời điểm có thể tách riêng ra thành một đoạn văn Ví dụ: (Theo Tô Hoài) Máy bay vừa lên, trả lại một tĩnh mạc trên đồng cỏ tranh, người đứng dưới đường băng lại nghe tiếng mõ trâu ở một bụi lau nào gần đấy Một con gà trong đồi cất tiếng gáy trưa Không biết gà rừng hay gà nhà Những bánh xe lam đã khách rời sân bay sang phố rào rạo, xa xa qua cầu Nậm-khan Đến lúc trông thấy nhà hai bên đường mới biết đã vào thành phố Ở dưới sông Mê-kông, sông Nậm-khan trông lên phố cũng không thấy nhà, chỉ thấy bụi tre trúc, cây dừa, đôi chỗ một bậc dốc xuống bến như bất cứ làng nào ven sông Đến khi thấy thấp thoáng chọm tháp nhọn vòng ngôi đỉnh núi Phu-xi, mới biết đây là Luông-pha-băng - Khi cần nhấn mạnh vào một ý nào đó thì ý ấy có thể tách riêng thành một đoạn văn Ví dụ: (Trích Quà của bố - Duy Khán) Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng Những con cá sộp, cá chuối quẫy toé nước, mắt thao láo…  Kết luận: - Những cơ sở tách đoạn vừa nêu trên chỉ là chỗ dựa cho chúng ta khi xem xét, lí giải cách tách đoạn trong văn bản chứ không phải là tiêu chuẩn đánh giá đúng sai trong việc tách đoạn khi xây dựng và phân tích văn bản - Việc tách đoạn có hợp lý, có cơ sở hay không chỉ có thể được đánh giá chính xác trong từng văn bản, trong sự phối hợp giữa các đoạn với nhau chứ không thể đánh giá một cách chung chung, hình thức V LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN Liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ, có tác dụng liên kết làm cho đoạn văn, văn bản đó có nghĩa và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn ý kiến của người nói, người viết a) Liên kết nội dung: Trong cách phân loại này sẽ có 2 loại chính, đó là: - Liên kết chủ đề: Là kiểu liên kết mà các đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ một chủ đề chung của cả đoạn văn - Liên kết logic: Là kiểu liên kết mà các đoạn văn, các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý  Lưu ý khi sử dụng phép liên kết nội dung: - Nếu không có liên kết logic thì liên kết chủ đề sẽ bị phá vỡ - Liên kết nội dung phải được trình bày một cách hợp lý, sắp xếp các đoạn văn, câu, không gian, thời gian, quy mô,… b) Liên kết hình thức: Được chia thành 4 loại, gồm có: - Phép lặp từ vựng: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước Ví dụ: “Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng rộng theo gió nhẹ đưa vào.” - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng liên tưởng với các từ đã có ở câu trước Ví dụ: “Cái cửa hàng hai chị em trông coi – là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc Một không gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình.” - Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau, các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước Ví dụ: “Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống – Ðường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố – để bán hàng, may ra còn có một vài người mua Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.” - Phép thế: Sử dụng câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước đó Ví dụ: “Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc vạm vỡ… Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận… Tuy thế người trai làng Phù Đổng chẳng mong nhận bổng lộc gì…” VI LỖI VÀ CÁCH CHỮA LỖI ĐOẠN VĂN 1 Chữa lỗi về nội dung a) Lạc ý - Đây là một trong những lỗi hay gặp nhất trong đoạn văn có câu chủ đề nêu lên một ý nào đó nhưng khi triển khai, các câu đứng ở phần sau lại phân tán, không tập trung làm rõ ý đó hoặc đang triển khai ý đó lại đột ngột chuyển sang trình bày ý khác - Để chữa lỗi này, cần loại bỏ những câu không đi đúng vào đề tài và chủ đề đã định và viết lại các câu khác sao cho nội dung tập trung thể hiện đề tài và chủ đề một cách chặt chẽ hơn b) Thiếu ý - Là lỗi thường gặp trong đoạn văn có câu chủ đề nêu nhiều ý nhưng khi triển khai đoạn, các ý đó lại không được trình bày đầy đủ - Để chữa lỗi này, cần viết thêm một số câu khác nữa, bổ sung cho ý nêu trong câu chủ đề còn thiếu hụt chưa được triển khai đầy đủ c) Loãng ý - Là loại lỗi thường gặp trong đoạn văn có chứa quá nhiều câu bậc 2 hoặc câu bậc 3 Sự lấn át về mặt số lượng của những loại câu này sẽ làm cho nội dung bị dàn trải, phân tán và vì thế gây nên tình trạng loãng ý - Để chữa lỗi này, cần mạnh dạn lược bỏ các câu bậc 2, bậc 3 và thêm vào đoạn văn những câu bậc 1, trực tiếp phục vụ cho đề tài và chủ đề d) Lặp ý - Đây là hiện tượng một đoạn văn có chứa nhiều câu trùng ý nhau, câu sau lặp lại nội dung đã có trong câu trước - Để sửa lỗi này, cần loại bỏ những câu lặp, ý lặp e) Mâu thuẫn ý - Trong đoạn văn nếu ý câu trên trái ngược ý câu dưới, còn ý câu dưới lại bác bỏ ý câu trên thì ta nói đoạn văn bị mâu thuẫn - Để chữa lỗi này, cần đảm bảo hiện thực khách quan, trình bày đối tượng theo đúng quy luật của tư duy f) Đứt mạch ý - Là đoạn văn không tạo thành chuỗi lien tục ý, giữa các câu có sự gián đoạn hoặc nhảy cóc ý, khiến mối quan hệ giữa các câu không rõ ràng - Để sửa lỗi này, cần xác định mối quan hệ giữa các câu, dựa vào mối quan hệ đó thêm các từ ngữ chuyển tiếp hoặc câu chuyển tiếp sao cho phù hợp 2 Chữa lỗi về hình thức a) Tách đoạn không phù hợp - Dung lượng quá lớn, chất chứa nhiều ý vượt quá sức tải của một đoạn văn hoặc dung lượng quá nhỏ, ý trong đoạn văn trở nên rời rạc, vụn vặt - Cơ sở phân chia đoạn văn không phù hợp hoặc thiếu nhất quán b) Phương tiện lien kết không phù hợp - Dung lượng không chính xác phương tiện lien kết khiến cho mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn không phù hợp với nhau, không ăn nhập ý với nhau - Dùng thiếu các phương tiện lien kết làm cho mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn trở nên không rõ ràng khiến cho nội dung đoạn văn trở nên mơ hồ, thiếu chặt chẽ VII NHỮNG LƯU Ý KHI VIẾT ĐOẠN VĂN - Khi mới tập viết đoạn văn, các em có thể viết theo những câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên - Các câu trong đoạn văn cần phải có sự liên kết cả về nội dung và hình thức Khi viết các câu thành một đoạn văn các em cần thêm những từ nối để tạo ra sự liên kết về nội dung giữa các câu thay vì chỉ trả lời theo những câu hỏi gợi ý - Miêu tả theo trình tự: Sắp xếp trật tự các câu, từ khái quát đến cụ thể Quan sát và miêu tả những điểm nổi bật Khi viết một đoạn văn, người viết phải đảm bảo ba yếu tố: câu chủ đề, tính thống nhất, tính liên kết VIII KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Yêu cầu cần đạt Nội dung VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN Kiến thức Tiếng Việt Quy trình viết 4.2 Đoạn văn - Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu - Đoạn văn kể lại một sự hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ việc trợ của giáo viên, chỉnh sửa được các lỗi dấu - Đoạn văn miêu tả ngắn, kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ đơn giản theo gợi ý Thực hành viết - Đoạn văn nói về tình cảm - Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã của mình với những người chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý thân yêu - Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, - Đoạn văn giới thiệu loài quen thuộc dựa vào gợi ý vật, đồ vật; văn bản hướng - Viết được 4 - 5 câu nói về tình cảm của mình dẫn thực hiện một hoạt đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý động, bưu thiếp, danh sách, - Viết được 4 - 5 câu giới thiệu về một đồ vật mục lục sách, thời khoá quen thuộc dựa vào gợi ý biểu, thời gian biểu - Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi Nội dung Kiến thức Tiếng Việt LỚP 3 4.2 Sơ giản về đoạn văn và Yêu cầu cần đạt văn bản có nhiều đoạn: dấu VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN hiệu nhận biết Quy trình viết 4.4 Kiểu văn bản và thể loại Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết - Đoạn văn kể lại câu chuyện (viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết đã đọc hoặc một việc đã làm thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt - Đoạn văn miêu tả đồ vật câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý - Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, Thực hành viết tình cảm - Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã - Đoạn văn nêu lí do vì sao chứng kiến, tham gia mình thích một nhân vật - Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật trong câu chuyện - Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm - Đoạn văn giới thiệu về đồ xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý vật, văn bản thuật lại một - Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao hiện tượng gồm 2 - 3 sự mình thích hoặc không thích một nhân vật việc, thông báo hoặc bản tin trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn, tờ khai in sẵn - Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân - Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in Nội dung sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè Kiến thức Tiếng Việt (thư viết tay hoặc thư điện tử) 4.2 Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng LỚP 4 4.4 Kiểu văn bản và thể loại Yêu cầu cần đạt - Bài văn kể lại một sự việc VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN bản thân đã chứng kiến; bài Quy trình viết văn kể lại câu chuyện, có - Biết viết theo các bước: xác định nội dung kèm tranh minh hoạ viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để - Bài văn miêu tả: bài văn viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết miêu tả con vật, cây cối đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, - Đoạn văn thể hiện tình chính tả) cảm, cảm xúc về một nhân - Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý vật tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại - Đoạn văn nêu ý kiến về văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các một câu chuyện, nhân vật câu, đoạn có mối liên kết với nhau hay một sự việc, nêu lí do vì Thực hành viết sao có ý kiến như vậy - Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã - Văn bản hướng dẫn các chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia bước thực hiện một công sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó việc; giấy mời, đơn, thư, báo - Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, cáo công việc đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe Nội dung - Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; Kiến thức Tiếng Việt sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả - Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết - Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe - Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước - Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè LỚP 5 Yêu cầu cần đạt Đọc hiểu hình thức - Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa 4.2 Liên kết giữa các câu (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, trong một đoạn văn, một số đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông biện pháp liên kết câu và các tin đơn giản từ ngữ liên kết: đặc điểm và VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN tác dụng Quy trình viết 4.3 Kiểu văn bản và thể loại - Biết viết theo các bước: xác định mục đích và - Bài văn viết lại phần kết nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan thúc dựa trên một truyện kể sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, - Bài văn tả người, phong lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa cảnh (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả) - Đoạn văn thể hiện tình - Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng cảm, cảm xúc trước một sự và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp việc hoặc một bài thơ, câu với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển chuyện khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau - Đoạn văn nêu ý kiến về Thực hành viết một hiện tượng xã hội - Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, - Bài văn giải thích về một đã nghe với những chi tiết sáng tạo hiện tượng tự nhiên, bài giới - Viết được bài tả người, phong cảnh có sử thiệu sách hoặc phim, báo dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả cáo công việc, chương trình để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả hoạt động, có sử dụng bảng - Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm biểu; văn bản quảng cáo (tờ xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một rơi, áp phích, ) bài thơ, câu chuyện - Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống - Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ) - Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu IX NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ ĐOẠN VĂN TRONG SGK TIỂU HỌC 1 Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - Kết Nối tri thức Tuần 1 Bài 1 Viết: Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề, trang 10 Ví dụ ở trang 11 Câu 2: Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn a Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ b Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi - Đoạn 1: Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực Mẹ bận gói giò tai – món khoái khẩu của bố Chị hái những nắm mùi già đun một nồi nước tắm tất niên thật to Sóc quanh quẩn dọn dẹp, thỉnh thoảng lại chạy ra đảo giúp mẹ mẻ mứt gừng, mứt bí Bố từ đơn vị về mang theo một cành đào Cành đào nhỏ thôi nhưng chứa đựng cả mùa xuân của núi rừng Tây Bắc - Đoạn 2: Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải Chim ổ dộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lửng trên cành Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị - nơi có nhiều mầm non vừa nhú Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo  Trả lời: - Đoạn 1: Chọn câu chủ đề b, đặt ở cuối câu - Đoạn 2: Chọn câu chủ đề a, đặt ở đầu câu  Nhận xét: - Kiến thức về câu chủ đề của đoạn văn được áp dụng trực tiếp vào bài tập ứng dụng SGK Tuần 2 Bài 3 Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến, trang 21 Bài 4 viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến (trang 21, 22) Tuần 3 Bài 5 Viết: Trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến, trang 25 Tuần 11 Bài Viết: Viết đoạn văn tưởng tưởng trang 88 2 Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - Kết nối tri thức Tuần 19 Bài 1 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc, trang 10 Bài 2 Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết, trang 14 Tuần 20 Bài 3 Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết (trang 19) Bài 4 Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học, trang 22 Tuần 21 Bài 5 Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học, trang 27 Tuần 29 Bài 20 Viết: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối (trang 95, 96) 3 Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Tuần 1, 2, 3: Việt Nam - Tổ quốc của em Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (trang 14)  Nhận xét: - Vận dụng kiến thức về liên kết nội dung trong đoạn văn Tuần 4, 5, 6: Cánh chim hòa bình Tập làm văn: Tả cảnh (kiểm tra viết), trang 43 Tuần 7, 8: Con người với thiên nhiên Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài kết bài) trang 70, 71, 72  Nhận xét: - Vận dụng kết cấu của đoạn văn tổng – phân – hợp Tuần 12, 13: Giữ lấy màu xanh Tập làm văn: Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết) trang 123 (tả ngoại hình) Tuần 15, 16: Vì hạnh phúc con người Tập làm văn: Luyện tập tả người (tả hoạt động) trang 105 Tập làm văn: Tả người, trang 152 4 Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Tuần 19: Người công dân Tập làm văn: Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài, kết bài) Tuần 27: Nhớ nguồn Tập làm văn: Tả cây cối (kiểm tra viết) trang 99 Tuần 30: Nam và nữ Tập làm văn: Tả con vật, trang 125 Tuần 32, 33, 34: Những chủ nhân tương lai Tập làm văn: Tả cảnh, trang 144 Tập làm văn: Tả người, trang 152

Ngày đăng: 25/03/2024, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w