Đề bài Sinh viên lựa chọn một trong số những nội dung sau làm đề bài giữa kỳ : - Phân tích vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.. Đề bài Phần 1 : Anh/Chị chọn một tr
Trang 1nội dung kiểm tra, đánh giá nhập môn khoa học du lịch
mục lục
1 Đề bài, yêu cầu và đánh giá 2
1.1 Giữa kỳ 2
1.1.1 Đề bài 2
1.1.2 Yêu cầu 3
1.2 Cuối kỳ 3
1.2.1 Đề bài 3
1.2.2 Yêu cầu 4
1.3 Các bước thực hiện 4
1.4 Đánh giá, điểm 5
2 Một số gợi ý và hướng dẫn 5
2.1 Một số gợi ý 5
2.2 Hướng dẫn lập kế hoạch nghiên cứu 6
2.2.1 Hướng dẫn chung 7
2.2.2 Hướng dẫn chi tiết 7
3 Hình thức, quy cách 10
4 Tài liệu tham khảo cho sinh viên 11
5 Danh sách lớp 12
Trang 21 Đề bài, yêu cầu và đánh giá
1.1 Giữa kỳ
1.1.1 Đề bài
Sinh viên lựa chọn một trong số những nội dung sau làm đề bài giữa kỳ :
- Phân tích vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch Làm rõ bằng ví dụ cụ thể Lập kế hoạch phát triển một sản phẩm du lịch, trong đó mô
tả rõ cách thức phát huy vai trò của cộng đồng địa phương Lý giải sự cần thiết phải thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch (1)
- Phân tích tác động của du lịch đến văn hóa Làm rõ bằng ví dụ cụ thể tại một địa phương/điểm đến (Anh/Chị cần làm rõ các khái niệm; mô tả đặc điểm văn hóa của địa phương/điểm đến, làm rõ sự biến đổi văn hóa dưới tác động của du lịch v.v…) (2)
- Tại sao nói du lịch là một ngành kinh tế? Du lịch có tác động trực tiếp và gián tiếp thế nào đến kinh tế của một quốc gia/khu vực/cộng đồng? Bằng ví dụ cụ thể, hay phân tích tác động của du lịch đến kinh tế (3)
- Vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch? Phân tích tác động của du lịch đến môi trường Làm rõ bằng ví dụ cụ thể (4)
- Phân tích tính thời vụ tại một địa điểm cụ thể Đề xuất giải pháp khắc phục tính thời vụ và lý giải căn cứ đưa ra giải pháp đó (5)
- Phân tích mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và du lịch Làm rõ bằng ví dụ cụ thể (6)
- Phân tích các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Lập kế hoạch phát triển
du lịch bền vững cho một điểm đến cụ thể Giải thích rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của kế hoạch (7)
- Lựa chọn một loại hình du lịch đặc thù của một vùng/khu vực/địa phương Phân tích đặc điểm của loại hình du lịch đó Tại sao nói nó đặc thù? (8)
- Lựa chọn một loại hình du lịch mới/đặc biệt/độc đáo/lạ (không lựa chọn những loại hình phổ biến) Phân tích đặc điểm của loại hình đó Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đánh giá khả năng phát triển của nó trên thế giới và ở Việt Nam (9)
- Nhà cung ứng có vai trò gì trong du lịch? Trong vai một doanh nghiệp du lịch, hãy lập kế hoạch lựa chọn/sử dụng các nhà cung ứng để thiết kế một chương trình/sản phẩm du lịch Giải thích rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của kế hoạch (10)
- Phân tích tác động của du lịch đến di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam Làm rõ bằng ví dụ cụ thể (11)
- Phân tích tác động của du lịch đến di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam Làm
rõ bằng ví dụ cụ thể (12)
- Phân tích vai trò của giao thông vận tải đối với hoạt động du lịch Làm rõ bằng
ví dụ cụ thể Các loại hình giao thông có ý nghĩa thế nào đối với việc tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn? (13)
- Tìm hiểu về các loại hình cơ sở lưu trú trong du lịch ở Việt Nam Đánh giá vai trò của văn hóa lưu trú trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn
- Phân tích vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên trong phát triển du lịch Làm
rõ bằng một tài nguyên cụ thể (14)
Trang 3- Các hoạt động mua sắm, trao đổi, buôn bán, thương mại có vai trò như thế nào trong du lịch Làm rõ bằng ví dụ cụ thể (15)
- Tìm hiểu và đánh giá về các loại hình vui chơi giải trí trong du lịch ở Việt Nam (16)
- Vai trò của tôn giáo-tín ngưỡng trong du lịch Làm rõ bằng việc phân tích một
ví dụ cụ thể (17)
- Vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch Làm rõ vấn đề bằng phân tích vai trò của quản lý nhà nước tại một điểm đến cụ thể (18)
- Các dịch vụ ăn uống có vai trò như nào trong du lịch? Phân tích nội dung đó trong mối liên hệ với văn hóa và nghệ thuật ẩm thực Việt Nam (19)
- Vai trò của quảng bá, xúc tiến du lịch trong bối cảnh du lịch Việt Nam đương đại Làm rõ bằng ví dụ cụ thể (20)
1.1.2 Yêu cầu
- Trả lời tường minh các câu hỏi trong đề bài Có thể tham khảo gợi ý, hướng dẫn ở mục [2] để làm bài
- Báo cáo giữa kỳ được làm cẩn thận như một bài nghiên cứu, có tài liệu tham khảo
- 01 tuần trước buổi trình bày (02 ngày đối với các nhóm báo cáo đầu tiên), nhóm nộp báo cáo bản mềm và các tài liệu liên quan vào địa chỉ sau
:https://drive.google.com/drive/folders/1nULz88yRDiX-bmDNdLe_Ccq8nY6hTZwC?usp=share_link
1.2 Cuối kỳ
1.2.1 Đề bài
Phần 1 :
Anh/Chị chọn một trong những nội dung sau để viết tiểu luận :
- Nội dung 1 : Lựa chọn một điểm đến cụ thể, phân tích các điều kiện phát
triển du lịch tại điểm đến đó
- Nội dung 2 : Vận dụng kiến thức từ môn học này và từ ngành học của
mình, Anh/Chị hãy viết một bài luận thể hiện mối quan hệ giữa chúng; trong đó, thiết kế một chương trình du lịch tại Việt Nam cho đối tượng khách (thuộc ngành học của anh/chị) trong một không gian và thời gian cụ thể
- Nội dung 3 : Anh/Chị hãy lựa chọn một loại hình/sản phẩm du lịch (khuyến
khích những chọn lựa liên quan đến ngành học của mình [nếu có]), phân tích đặc điểm của loại hình/sản phẩm du lịch đó1 Anh/Chị nên làm rõ những nội dung sau:
o Lý do lựa chọn loại hình/sản phẩm du lịch: tính khoa học và thực tiễn
o Tóm tắt những mục tiêu/công việc sẽ trình bày trong bài, bài làm sẽ trả lời những câu hỏi gì v.v…
o Mô tả khái quát loại hình/sản phẩm du lịch, hiện trạng của nó trên thế giới và ở Việt Nam, những lý luận và tình hình nghiên cứu về loại hình/sản phẩm đó (nếu có)
1 Đối với những sinh viên đã làm bài giữa kỳ về loại hình du lịch: Không lựa chọn nội dung trùng lặp để làm bài cuối kỳ Có thể chọn một loại hình/sản phẩm du lịch khác
Trang 4o Phân tích thực trạng, đặc điểm hoạt động du lịch liên quan đến loại hình/sản phẩm đó, chẳng hạn: đặc điểm khách, chương trình, doanh thu, sản phẩm, giá cả, tour tuyến, quảng bá/xúc tiến; ưu điểm, nhược điểm/tồn tại/hạn chế v.v…
o Đề xuất giải pháp, khuyến nghị, định hướng phát triển loại hình/sản phẩm đó (nếu có) Nêu rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của những đề xuất/giải pháp/khuyến nghị
Phần 2 :
Anh chị nhận thức như thế nào về tổng thể các báo cáo giữa kỳ của lớp ? Anh chị hãy đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức tích lũy từ môn học này cho định hướng công việc tương lai của mình
1.2.2 Yêu cầu
- Chung:
o Đánh giá: Nội dung: 0.9; Hình thức: 0.1
o Bài viết là của cá nhân, thể hiện quan điểm của người viết Tất cả những bài giống nhau sẽ nhận điểm 0
o Các trích dẫn phải có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ Xem cách trích dẫn ở mục [3] (Hình thức, quy cách) Tất cả các bài thiếu trích dẫn và có lỗi sao chép (từ các tài liệu khác hoặc sao chép của nhau) đều nhận điểm
0 Báo cáo/tiểu luận phải có danh mục tài liệu tham khảo
o Hình thức:
▪ Hình thức, quy cách trình bày của báo cáo cá nhân tuân thủ quy
định ở mục [3]
▪ Đánh máy hoặc viết tay trên giấy 1 mặt A4
▪ Không giới hạn số trang
▪ Không đóng bìa ni-lông (bản cứng)
▪ Bìa báo cáo ghi đầy đủ thông tin như quy định
- Thời hạn, hình thức nộp bài:
o Thời gian nộp báo cáo: 09/5/2024
o Nộp bài: Sinh viên sẽ nộp bản mềm và bản cứng báo cáo cá nhân
Bản mềm:
▪ Ghi tên bài làm như sau: Số thứ tự Họ và tên mã số sinh viên [Ví dụ: 1 Lê Thị Tú Anh 19041392] Nếu trùng tên với sinh viên khác trong danh sách, bổ sung ngày sinh Sinh viên xem và ghi đúng thông tin như danh sách lớp ở mục [5]
▪ Xuất file bài làm ở định dạng PDF Tự đăng tải vào đường link sau đây (link tự đóng sau thời gian quy định ngày 09/05/2024):
https://drive.google.com/drive/folders/1dtQDU_fQVHkvwNoGg6g4HeGB1YEJ BsZ5?usp=sharing
Bản cứng: Sinh viên nộp bài cho lớp trưởng và ký vào danh sách xác nhận
1.3 Các bước thực hiện
- Bước 1 (Tuần thứ 5): Tất cả các nhóm họp, thảo luận về đề bài Sau khi thống
nhất về nội dung (và loại đề) và cách thức làm việc, tiến hành nhận chủ đề trên
cơ sở nguyện vọng/thế mạnh của nhóm, hoặc các trưởng nhóm tự thống nhất
Trang 5phân chia chủ đề Các nhóm đăng ký thứ tự trình bày, báo cáo với cán sự lớp Lớp trưởng và lớp phó phụ trách tổng thể, điều phối các công việc của lớp thông qua các trưởng nhóm
- Bước 2 (từ 30/2 đến 10/4/2024): Các nhóm tiến hành nghiên cứu chủ đề được
giao Lựa chọn một đề tài cụ thể để làm rõ nội dung của chủ đề (Nếu cần thiết) Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa (nếu cần thiết) để làm rõ vấn đề nghiên
cứu Trưởng nhóm tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên (ghi rõ vào báo cáo nhóm)
- Bước 3 (11/4 – 02/05/2024): Trình bày kết quả nghiên cứu Báo cáo nhóm
được nộp đầy đủ, hoàn chỉnh theo yêu cầu Các nhóm lựa chọn bất kể hình thức trình bày khả dụng và phù hợp (khuyến khích sáng tạo) để báo cáo kết quả nghiên cứu trước lớp Bài thuyết trình có thể trình chiếu video, kết hợp hỏi đáp (phát vấn), xử lý tình huống, đóng vai (role play) sao cho sinh động và hiệu quả nhất
Phản biện/Tranh luận : Mỗi một nhóm sẽ chịu trách nhiệm đọc tài liệu và
chuẩn bị các câu hỏi phản biện cho báo cáo của một nhóm khác Những nhóm này sẽ tranh luận với nhau về các vấn đề liên quan đến chủ đề thuyết trình Các nhóm bốc thăm thứ tự phản biện (lớp trưởng điều hành)
Mỗi buổi sẽ có 4 nhóm báo cáo Các tài liệu liên quan đến phần thuyết trình của nhóm được nộp trước buổi báo cáo 01 tuần Các báo cáo sẽ được thành viên lớp và giảng viên cùng thảo luận, góp ý để hoàn thiện
- Bước 4 (09/5/2024) : Sinh viên nộp báo cáo/tiểu luận cuối kỳ Báo cáo/tiểu
luận được viết với kết cấu chặt chẽ như một bài nghiên cứu Đảm bảo có đầy
đủ nội dung theo yêu cầu ở mục [1.3.3]
1.4 Đánh giá, điểm
- Điểm chuyên cần/thường xuyên : 10%
- Điểm giữa kỳ (30%), trong đó :
o Quá trình làm việc, phần trình bày kết quả nghiên cứu và báo cáo giữa kỳ của sinh viên: 100% tổng điểm giữa kỳ Cơ chế đánh giá như
sau:
▪ Thành viên mỗi nhóm tự đánh giá, trên cơ sở đó, Nhóm họp
và đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng thành viên (20%)2
▪ Lớp đánh giá khách quan sự chuẩn bị và kết quả nghiên cứu của nhóm thông qua báo cáo và thuyết trình: phản biện :
10% ; lớp : 10%
▪ Giảng viên đánh giá dựa trên báo cáo và phần trình bày của
sinh viên (60%)
▪ Điểm thành phần sẽ được công bố ngày
- Điểm cuối kỳ là điểm báo cáo/tiểu luận cá nhân của sinh viên, chiếm 60% tổng điểm trung bình chung học phần, công bố 02 tuần sau ngày nộp bài
2 Một số gợi ý và hướng dẫn
2.1 Một số gợi ý 3 :
2 Xem mẫu đánh giá ở Phụ lục Báo cáo nhóm phải có nội dung này
Trang 6- Lựa chọn đề tài và xác định hướng triển khai:
o Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin sơ bộ, sau đó thảo luận nhóm để chọn một đề tài/nội dung/đối tượng nghiên cứu phù hợp với chủ đề được giao
o Đánh giá tài nguyên du lịch của đối tượng nghiên cứu Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa (nếu cần thiết)
- Mô tả hiện trạng và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
o Thực hiện điều tra và tiến hành quan sát sâu, mô tả khách quan và toàn diện về đối tượng nghiên cứu
o Đối chiếu, so sánh và tiến hành mô tả sơ bộ những thay đổi của đối tượng theo lịch đại
- Làm rõ mối quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu với các hoạt động du lịch (nói chung) thông qua việc lập kế hoạch chi tiết phát triển một sản phẩm
du lịch dựa trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị tài nguyên du lịch đó
o Chẳng hạn tiếp cận trên các khía cạnh: dạng thức tài nguyên, điều kiện phát triển, khả năng phát triển, tính chất tài nguyên, đối tượng khách, các dịch vụ, chuỗi cung ứng, các bên liên quan, chủ trương/chính sách phát triển, những tuyến điểm, kế hoạch quảng bá/xúc tiến, những mâu thuẫn/khó khăn/hạn chế v.v…
- Nhận diện tài nguyên du lịch4:
o Xem xét không gian và thời gian của đối tượng nghiên cứu
o Xác định yếu tố tương tác của đối tượng nghiên cứu (chú ý các bên liên quan trong các mối quan hệ tương tác)
o Xem xét đặc điểm, tính chất tài nguyên của đối tượng nghiên cứu
- Khai thác tài nguyên du lịch:
o Xác định công đoạn du khách có thể tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm tài nguyên
o Xác định các công đoạn du khách có thể quan sát hoạt động du lịch đang diễn ra tại điểm tài nguyên
o Xác định giá trị vật chất/vật thể (vật liệu/tạo tác/kỹ thuật, nghệ thuật trang trí, tạo hình, chạm trồ v.v…) hoặc phi vật thể (các giá trị tinh hoa, nghệ thuật biểu diễn, nghi thức, diễn xướng v.v…)
o Xác định giá trị giá trị tinh thần/tâm linh/thiêng (sự tích, huyền thoại, giai thoại, các yếu tố chìm/nhòe/ngầm ẩn, các yếu tố tâm linh v.v…) của đối tượng và các giá trị phi vật thể/tinh thần khác
o Xác định vai trò, ý nghĩa thực tiễn của đối tượng
o Xác định những nội dung và hình thức cụ thể của đối tượng
o Làm rõ khả năng khai thác của nó trong thực tiễn hoạt động du lịch: Khả năng quan sát và tham gia của du khách vào công đoạn/trình tự nhất định của đối tượng/sản phẩm du lịch
2.2 Hướng dẫn lập kế hoạch nghiên cứu
3 Chú ý: Những gợi ý này không hệ thống, không phải là yêu cầu; chủ yếu phục vụ cho các vấn đề văn hóa du lịch/du lịch văn hóa, có thể không liên quan trực tiếp đến vấn đề mà sinh viên nghiên cứu nên sinh viên không nhất thiết triển khai theo các nội dung này
4 [Trích lược] Có thể xem kỹ hơn trong giáo trình: Trần Thúy Anh (Chủ biên), Giáo trình du lịch văn hóa, NXB
ĐHQGHN, 2014
Trang 72.2.1 Hướng dẫn chung
Mục đích của các nội dung đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ tập trung vào cách sinh viên thực hiện, triển khai nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung, kiến thức của học phần Do đó, những gợi ý/hướng dẫn dưới đây sẽ chủ yếu
đưa ra những định hướng về mặt phương pháp
- Xác định vấn đề nghiên cứu
o Đề tài cần nêu tường minh các vấn đề, thể hiện sự logic giữa các nội dung Đề tài nên có tính mới, không trùng lặp và thể hiện sự sáng tạo:
Ý tưởng nghiên cứu → Vấn đề nghiên cứu → Đề tài nghiên cứu
- Các bước tiến hành nghiên cứu sau khi đã xác định tên đề tài
o Tổng quan tài liệu
o Xây dựng đề cương nghiên cứu
o Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu
o Tổng hợp, phân tích dữ liệu/thông tin
o Viết báo cáo và kết quả nghiên cứu
o Thiết lập các hình thức trình bày báo cáo
2.2.2 Hướng dẫn chi tiết 5
a Xác định đối tượng nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cốt lõi, bản chất của sự vật, hiện tượng phải làm
rõ trong nghiên cứu Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu là vấn đề trọng tâm phải được làm sáng tỏ của nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu là việc người thực hiện đề tài đưa ra những thắc mắc cần giải quyết/giải thích Câu hỏi nghiên cứu là trọng tâm của đề tài Câu hỏi nghiên cứu có thể là bản chất sự vật, hiện tượng nhưng cũng có thể liên quan đến những nội dung có ý nghĩa trọng yếu cần quan tâm giải quyết Hoặc cũng có thể hiểu câu hỏi nghiên cứu là vấn đề người nghiên cứu muốn khám phá khi thực hiện công trình nghiên cứu của mình
- Giả thuyết nghiên cứu là các vấn đề phát sinh, khởi nguồn từ những câu hỏi nghiên cứu Giải thuyết nghiên cứu có thể được đưa ra dưới dạng quan hệ nhân-quả hoặc dạng nếu-thì Các giả thuyết đưa ra nhằm trả lời
sơ bộ các câu hỏi nghiên cứu, các vấn đề cần chứng minh Những điều kiện giả thuyết cần thỏa mãn có thể là: giả thuyết này có thể triển khai trong thực tiễn không? Có thể tiến hành thực tế, thực nghiệm không? Điểm nào cần chú trọng giải quyết? Xác định cách thức để giải quyết vấn
đề mà nội dung nghiên cứu quan tâm
b Xác định mục tiêu, mục đích nghiên cứu (giải quyết các câu hỏi nghiên cứu)
- Mục tiêu nghiên cứu là hướng tới điều người nghiên cứu muốn đạt được
của nghiên cứu, là cái đích mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, định hướng nghiên cứu, thường được phân thành hai mức độ là mục tiêu
5 Trích lược và diễn giải từ một số sách, giáo trình về văn hóa du lịch, du lịch văn hóa dưới đây Sinh viên có thể tham khảo các sách, giáo trình sau để hiểu thêm về cách tiến hành nghiên cứu liên quan đến các nội dung văn
hóa du lịch: Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Nguyễn Văn Thắng (chủ biên), Phương pháp nghiên cứu văn hóa du lịch, NXB ĐHQGHN, 2021; Trần Thúy Anh (chủ biên), Giáo trình du lịch văn hóa, NXB ĐHQGHN, 2014
Trang 8chung (tổng quát) và mục tiêu cụ thể Mục tiêu nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi của vấn đề nghiên cứu
o Mục tiêu chung là mục tiêu bao trùm toàn bộ nghiên cứu, nói cách khác là mục tiêu này mong đợi kết quả nghiên cứu là gì
o Mục tiêu cụ thể là các mục tiêu theo các bước, hay mục tiêu của từng nội dung trong nghiên cứu cần đạt để góp phần hoàn thành mục tiêu chung của nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là hướng tới một công việc nào đó mà nghiên cứu
muốn hoàn thành Nói cách khác, mục đích nghiên cứu sẽ làm rõ câu hỏi nghiên cứu “nghiên cứu làm gì? nghiên cứu để làm gì? nghiên cứu phục
vụ cho cái gì?”
c Xác định giới hạn của đề tài
- Giới hạn thời gian
- Giới hạn không gian
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: xác định khuôn khổ nội dung của nghiên cứu, tránh việc xác định nội dung quá rộng hoặc quá hẹp dẫn tới không thể thực hiện được
d Xác định nhiệm vụ nghiên cứu
Thường chia thành ba nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Mô tả thực trang, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Đề xuất biện pháp, giải pháp, khuyến nghị
e Phương pháp nghiên cứu
- Làm rõ phương pháp nghiên cứu nào phù hợp với đề tài mà người nghiên cứu thực hiện là điều quan trọng, vì kết quả nghiên cứu sẽ tương ứng với phương pháp được sử dụng
- Trước hết, cần xác định nghiên cứu thuộc loại nghiên cứu gì? (cơ bản, ứng dụng, phát triển)
- Xác định mục tiêu, chức năng của đề tài Là mô tả, giải thích vấn đề, tìm
ra thực trạng để đề xuất kiến nghị giải pháp hay kết quả nghiên cứu là phân tích xu hướng đưa ra giải pháp
- Xác định các nguồn thông tin/dữ liệu mà đề tài cần có/quan tâm (thư viện, bảo tàng, điền dã thực địa v.v…)
Từ các nhận thức trên, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề
f Xác định tình trạng của nghiên cứu (mới, cũ, tiếp nối v.v…)
- Là quá trình phân tích và tổng hợp mang tính phê phán các nghiên cứu trước đó nhằm nêu những phát hiện, chứng cứ còn cần thảo luận/trao đổi/tranh cãi và những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đó chưa đề cập về một chủ đề nhất định
g Tổng quan nghiên cứu, tài liệu
- Tổng quan nghiên cứu nhằm làm rõ những công trình, những tác giả đã quan tâm và giải quyết vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.Việc tổng quan nghiên cứu thường được triển khai theo hai hình thức là tổng
quan theo công trình nghiên cứu và tổng quan theo vấn đề nghiên cứu:
Trang 9o Tổng quan theo công trình nghiên cứu được hiểu là người viết đánh
giá từng công trình nghiên cứu của từng tác giả theo diễn tiến thời gian
o Tổng quan theo vấn đề nghiên cứu là cách thực hiện đánh giá các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề liên quan tới chủ điểm nghiên cứu
đề tài Cách tổng quan tài chú tâm làm rõ nhóm công trình đã viết về đề
tài theo trật tự tên tác phẩm, năm xuất hiện tác phẩm
- Tổng quan nghiên cứu là việc đánh giá, xem xét điểm chú ý và những mặt còn chưa được công trình đó đề cập, giải thích thấu đáo Đồng thời, từ những nhận định, phân tích của tác phẩm ấy, người viết tiếp nhận được gì,
kế thừa được gì và sẽ làm rõ những gì trong nghiên cứu của mình
- Khi tổng quan tài liệu, chú ý:
o Thu thập và tổng hợp từ các tài liệu sẵn có về một chủ đề xác định, trong đó bao gồm các thông tin, ý tưởng, số liệu và bằng chứng Từ
đó nêu lên các quan điểm về bản chất của một vấn đề và cách thức
các thông tin được thu thập
o Tóm tắt lại các lý thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề
tài
o Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước
o Tổng quan tài liệu nhằm giúp người đọc có kiến thức hệ thống về chủ
đề cụ thể; giúp nhà nghiên cứu tìm ra những tác giả, công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời giúp ích cho việc xác định câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, định hướng được nội
dung cho các hướng nghiên cứu tương lai
o Các kỹ năng thu thập thông tin trong tổng quan tài liệu:
▪ Thu thập những bài báo/tài liệu liên quan đến chủ đề tổng quan
▪ Xác định từ khóa và khái niệm chính
▪ Các dạng tài liệu cụ thể:
• Sách, giáo trình
• Tạp chí chuyên ngành
• Nghiên cứu khoa học
• Luận án/luận văn
• Tài liệu từ internet (chú ý nguồn dữ liệu cần đảm bảo tính tin cậy,
minh bạch)
h Thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích Quá trình thu thập thông tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm
gì, phục vụ cho công việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề?
- Tùy yêu cầu về thông tin/dữ liệu mà áp dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin cho phù hợp
- Các kênh, nguồn thông tin có đặc điểm khác nhau Người thu thập thông tin cần có quá trình phê phán, đánh giá thông tin để tránh sa vào việc thu thập vô tội vạ các nguồn thông tin sai/không tin cậy
- Thông tin có thể phân loại theo nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, có thể chia thành hai dạng thông tin: thứ cấp và sơ cấp
Trang 10o Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin sẵn có từ các chủ đề khác nhau cung cấp, chẳng hạn: các hồ sơ tài liệu, văn bản; sách, báo, tạp chí, phương tiện truyền thông đại chúng v.v…
o Thông tin sơ cấp thông tin mới, được thu thập thông qua các phương pháp, kỹ thuật xác định mà người nghiên cứu thực hiện, chẳng hạn: Quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, bảng hỏi, phỏng vấn qua điện thoại/trao đổi trực tiếp v.v…
- Phân tích dữ liệu Tùy vào loại dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu mà người nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật phân tích thích hợp, chẳng hạn: Phân tích định tính, phân tích mô tả, phân tích định lượng
i Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
- Giải thích ý nghĩa của dữ liệu và các kết quả phân tích Cần phải trả lời rõ
những nội dung:
o Kết luận như nào về giả thuyết nghiên cứu?
o Ý nghĩa của nó đối với vấn đề nghiên cứu
o Ý nghĩa học thuật và ý nghĩa thực tiễn
Giá trị của kết quả nghiên cứu đối với các nghiên cứu kế cận/liên quan
3 Hình thức, quy cách
- Yêu cầu chung: Sinh viên tham gia viết bài báo cáo chịu trách nhiệm về nội dung
khoa học của báo cáo/tiểu luận, đảm bảo thực hiện đúng quy định về quyền sở hữu
trí tuệ
- Trình bày báo cáo/tiểu luận:
o Trang mở đầu: Ghi tiêu đề bài viết, tên sinh viên, lớp
o Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13,
o Lề trái 3 cm; lề phải 2cm; phía trên 2,5cm; phía dưới 2 cm;
o Cách dòng: đơn (single), cách giữa các khổ: Before 6 pt
o Mở đầu, Kết luận, Tiêu đề cấp 1: chữ in hoa, đậm; đánh thứ tự theo ký
tự La mã (I, II, III,…) (nếu sử dụng cấu trúc này)
o Tiêu đề cấp 2: chữ thường, đậm; đánh thứ tự theo ký tự La tinh (2.1.;
3.2.,…)
o Tiêu đề cấp 3: chữ thường, in nghiêng, đậm, đánh thứ tự theo ký tự La
tinh (2.1.1.; 3.2.1.,….)
o Bảng: tên bảng sử dụng chữ in đậm, đánh số theo thứ tự 1, 2, 3 (Bảng 1., Bảng 2., Bảng 3,…), tiêu đề của bảng viết chữ thường và viết ở phần trên của bảng
o Hình: tên hình sử dụng chữ in đậm, đánh số theo thứ tự (Hình 1., Hình 2., Hình 3.,…) tiêu đề của hình viết chữ thường và viết ở phần dưới của hình
o Phía cuối bảng và hình ghi rõ nguồn trích dẫn, căn lề phải
o Tài liệu tham khảo: chữ in hoa, đậm; không đánh theo số thứ tự
▪ Tên tác giả theo ABC (Năm XB) Tên bài báo Tên tạp chí, Số
tạp chí, Trang
▪ Tên tác giả theo ABC (Năm XB) Tên chương Tên tác giả sách,
Tên sách, (trang) Nơi xuất bản – Tên nhà xuất bản
▪ Tên tác giả theo ABC (Năm XB) Tên sách (Lần tái bản) Nơi
xuất bản – Tên nhà xuất bản