Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh.. Cậu học chăm chỉ,miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu x
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 Năm học 2021 - 2022 A Kiểm tra đọc I Đọc thầm Bông sen trong giếng ngọc Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước) Theo Lâm Ngũ Đường Chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây và hoàn thành các bài tập còn lại: Câu 1 (0.5đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? A Là người có ngoại hình xấu xí B Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh C Là người rất thông minh D Là người dũng cảm Câu 2 (0.5đ) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? A Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo B Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí C Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí D Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có Câu 3 (1đ) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai” Thông tin Trả lời Mạc Đĩnh Chi là người học trò giỏi nhất trường Đúng Sai Bài phú “Bông sen giếng ngọc” không phải do Mạc Đĩnh Chi làm Đúng Sai Bài phú đề cao nhân phẩm cao quí khác thường của loài sen Đúng Sai Vua Nguyên đã tặng ông danh hiệu Lưỡng quốc Trạng nguyên Đúng Sai Câu 4 (0.5đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”? A Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta B Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất C Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên D Vì ông được mọi người kính trọng Câu 5 (1đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi Câu 6 (1đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Câu 7 (1đ) Chọn trạng ngữ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (mùa đông, trên đường phố, vì mải chơi, nhờ bác lao công) A ., Tuấn không làm bài tập B ., sân trường lúc nào cũng sạch đẹp C , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom cằn cỗi D , xe cộ đi lại tấp nập Câu 8 (0.5đ) Động từ trong câu: Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm A quan sát, thấy, có B ống nhòm, địch, chiến hạm C quan sát, ống nhòm, địch D tôi, thấy, địch Câu 9 (0.5đ) Gạch chân dưới vị ngữ trong câu dưới đây: Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây Câu 10 (1đ) Chuyển câu: “Mai hát hay.” thành a) Câu cảm: b) Câu khiến: B KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1 Chính tả nghe – viết (2 điểm): Bài viết: Tiếng cười là liều thuốc bổ: (Viết từ đầu đến cảm giác sảng khoái, thỏa mãn) (SGK/TV4 tập 2 – trang 153 ) 2 Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, GHI ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II A Kiểm tra đọc I Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm) Câu 1 2 4 8 Đáp án C B C A Câu 3 Đúng – Sai – Đúng – sai Câu 5 Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ, tài giỏi nên được mọi người nể trọng Câu 6 Người có đức có tài luôn hết lòng vì đất nước thì sẽ được mọi người nể trọng và ngưỡng mộ Câu 7: Chọn trạng ngữ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: A Vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập B Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch đẹp C Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom cằn cỗi D Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập Câu 9 Tìm vị ngữ của câu sau: Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây Câu 10 Chuyển câu: “Mai hát hay.” thành a) Câu cảm: Ôi, Mai hát hay quá! b) Câu khiến: Mai hãy hát thật hay nhé! B Kiểm tra Viết I Chính tả (2 điểm – 20ph) * ND kiểm tra: GV đọc cho HS viết * Thời gian KT: 20 phút * HD chấm: + Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1đ) + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1đ II Tập làm văn: ( 8 điểm – 35ph) Đề: Em hãy tả một con vật mà em thích DÀN Ý 1 Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng) Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) 2 Thân bài: a Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu) - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da - Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi b Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu) - Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật - Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa ) - Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật - Kĩ năng (1đ) : KN diễn đạt, dùng từ đặt câu, sắp xếp ý, liên kết câu, đoạn… - Cảm xúc (1đ) Tình cảm của em với con vật 3 Kết bài: - Ý thức, chăm sóc, bảo vệ, - Viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu (0,5đ) - Sáng tạo (0,5 đ)