Khái niệm về chu kỳ kinh tế “Chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh là một loại dao động ngắn hạn xung quanh đường tăng trưởng dài hạn, được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợ
Trang 1MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG
CHỦ ĐỀ: LÝ THUYẾT VỀ CHU KỲ KINH TẾ THỰC THEO PHÁI CỔ
ĐIỂN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NÓ
NHÓM THUYẾT TRÌNH : 6
Hà nội, 2024
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Stt Mã học viên Họ và tên Nhiệm vụ chính thuyết trình Phân công Nhiệm vụ khác
1 CH320976 Nguyễn Ngọc Lan
Cả nhóm chuẩn bị tất cả nội dung bài thuyết trình, họp thống nhất sau đó tổng hợp thành một bài duy nhất
Phần III Đặc điểm của chu kỳ kinh doanh thực tế
- Chuẩn bị slide
- Tổng hợp file word
2 CH320978 Đặng Nhật Lệ
Phần IV Hạn chế của chu kỳ kinh doanh thực tế
- Tổng hợp file word
- Đóng góp ý kiến sửa đổi slide
3 CH320992 Lưu Việt Linh
Phần II Tổng quan về lý thuyết
về chu kỳ kinh doanh thực tế
- Đóng góp ý kiến sửa đổi slide, file word
4 CH320995 Nguyễn Hải Linh
Phần I Tổng quan về chu kỳ kinh tế
- Đóng góp ý kiến sửa đổi slide, file word
Trang 3MỤC LỤC
I Tổng quan về chu kỳ kinh tế 4
1 Khái niệm về chu kỳ kinh tế 4
2 Đặc điểm của chu kỳ kinh tế 4
II Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế 5
1 Khái niệm về chu kỳ kinh tế thực (RBC) 5
2 Cú sốc thực tế và cú sốc danh nghĩa 5
III Đặc điểm của chu kì kinh tế thực 6
1 Các giả định theo trường phái cổ điển 6
2 Đặc điểm của chu kỳ kinh tế thực theo trường phái cổ điển 6
3 Giải thích về tăng trưởng và suy thoái trong chu kỳ kinh tế thực 7
IV Hạn chế của chu kỳ kinh tế thực theo phái Cổ điển 7
1 Tổng quan 7
2 Phân tích chi tiết 8
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
I Tổng quan về chu kỳ kinh tế
1 Khái niệm về chu kỳ kinh tế
“Chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh là một loại dao động ngắn hạn xung quanh đường
tăng trưởng dài hạn, được nhận thấy trong những hoạt động kinh tế tổng hợp, biểu hiện ở sự dao động của một loạt các chỉ tiêu kinh tế như đo bằng tổng sản phẩm quốc (GDP) thực tế Sự biến động GDP thực theo trình tự 3 pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh
Giai đoạn chu kỳ kinh tế suy thoái là khi sự sụt giảm của GDP thực trong nền kinh tế, khi
đó các hoạt động kinh tế nhìn chung sẽ có xu hướng thu hẹp và giảm sút Phục hồi là giai đoạn
mà GDP thực tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái, điểm ngoặt giữa hai pha này được gọi
là đáy của chu kỳ kinh tế Giai đoạn Hưng thịnh sẽ là giai đoạn cho thấy một sự gia tăng trong đầu tư đồng thời diễn ra ở rất nhiều các hoạt động kinh tế; ở giai đoạn này GDP tăng trưởng một cách mạnh mẽ
Ví dụ: Minh họa về các giai đoạn của chu kỳ kinh tế ảnh hưởng bởi sự đột phá lớn trong công nghệ, như sự ra đời của internet và công nghệ thông tin trong những năm 1990:
…
Giai đoạn Suy thoái (Recession): Các công ty có thể đối mặt với khó khăn khi phải điều chỉnh quy trình làm việc và chuyển đổi sang sử dụng công nghệ mới, dẫn đến sự suy giảm tạm thời trong năng suất
Giai đoạn Hồi phục (Recovery): Sau khi thích ứng được với công nghệ mới, doanh nghiệp có thể bắt đầu tận dụng lợi ích của sự gia tăng năng suất, dẫn đến giai đoạn hồi phục
Giai đoạn Hưng Thịnh (Expansion): Sự đầu tư vào công nghệ thông tin mới có thể tạo ra
sự gia tăng đáng kể trong năng suất lao động và làm tăng giá trị thêm của nhiều ngành
2 Đặc điểm của chu kỳ kinh tế
Đặc điểm của chu kỳ kinh tế
Xảy ra ở một loạt các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
như GDP thực, lạm
phát và cũng ảnh
hưởng đến các hoạt
động kinh tế như đầu
tư, chi tiêu, sản xuất,
Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh tư nhân và các quyết định đầu tư và hành vi tiêu dùng
Lặp đi lặp lại nhưng có tính định kì và mức độ dai dẳng không thể dự đoán được
VD: - nền kinh tế Việt Nam suy thoái giai đoạn đầu năm 2008 do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ, giai đoạn phục hồi của Việt nam bắt đầu từ năm 2009 đến 2010, mãi khi sang năm
2011, giai đoạn này có thể nói nền kinh
tế Việt Nam đang bắt đầu hưng thịnh khi tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế
- Giai đoạn cuối 2019, suy thoái toàn cầu tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế VN cho đến năm 2022, nền kinh tế VN mới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi
Trang 5II Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế
1 Khái niệm về chu kỳ kinh tế thực (RBC)
Chu kỳ kinh tế thực (hay còn gọi là lý thuyết RBC) là một mô hình kinh tế vĩ mô tân cổ
điển, mà trong đó các biến động của chu kỳ kinh tế được tính bằng các cú sốc thực tế chứ không phải là các cú sốc danh nghĩa Lý thuyết Chu kỳ kinh tế thực này giả định rằng giá cả và tiền lương linh hoạt - có nghĩa rằng hai yếu tố đó có thể thay đổi một cách linh hoạt để giúp cho nền kinh tế nhanh chóng lấy lại cân bằng khi có cú sốc xảy ra làm thị trường mất cân bằng Do đó, sự can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế là không cần thiết
Không giống với các lý thuyết hàng đầu khác về chu kỳ kinh tế, lý thuyết RBC coi việc biến động chu kỳ kinh doanh là phản ứng hiệu quả đối với những thay đổi bên ngoài trong môi trường kinh tế thực Tức là, mức sản lượng của quốc gia phải tối đa hóa mức lợi ích kỳ vọng, và các chính phủ nên tập trung vào những thay đổi chính sách cơ cấu dài hạn và không can thiệp vào chính sách tài chính được thiết kế để chủ động giải quyết các biến động kinh tế ngắn hạn
Lý thuyết RBC cho rằng các chu kỳ kinh doanh có thật ở việc chúng không phản ánh sự thất bại của thị trường mà phản ánh hoạt động hiệu quả nhất của nền kinh tế dựa trên cấu trúc của chính nó
Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực (RBC) cho rằng, giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế có thể bắt nguồn từ một cú sốc phía tổng cung, làm cho năng suất tiềm năng của nền kinh tế bị giảm Tương tự vậy, giai đoạn phục hồi có thể cũng bắt nguồn từ phía tổng cung thể hiện việc khả năng sản xuất của nền kinh tế được hồi phục và cải thiện Những cú sốc về phía tổng cung có thể gây
ra một chu kỳ kinh tế bao gồm: Biến động giá cả nguyên liệu đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, công nghệ thay đổi phát minh công nghệ mới giúp năng suất cải thiện đáng kể), thay đổi của quy định chính phủ,…
2 Cú sốc thực tế và cú sốc danh nghĩa
Những thay đổi đột ngột trong các biến số hoặc mối quan
hệ kinh tế cơ bản có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh
tế vĩ mô như là thất nghiệp, tiêu dùng và lạm phát như cú
sốc năng suất hay cú sốc công nghệ (RBC cho rằng chu kỳ
kinh doanh được thúc đẩy bởi công nghệ hay năng suất, do
vậy khi công nghệ hay năng suất phát triển hoặc đi xuống
cũng sẽ khiến chu kỳ kinh doanh chịu ảnh hưởng thuận
chiều là phát triển hoặc suy thoái.)
Ví dụ: Cú sốc thực tế tại Việt Nam có thể kể đến là đại
dịch COVID-19 Cú sốc này đã làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến GDP - ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm
2021 Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ
lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm tính chung năm 2021
cao hơn năm trước và số người có việc làm cùng với thu
nhập của người làm công hưởng lương cũng thấp hơn các
năm trước
Sự thay đổi một cách đột ngột trong giá cả hoặc tiền tệ mà không phản ánh sự thay đổi trong giá trị thực của hàng hóa hay dịch vụ
Ví dụ: giả định như việc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quyết định in thêm tiền mặt và đưa vào thị trường để tăng cung tiền trong nền kinh tế Việc tăng cung tiền này không hề làm tăng tổng sản lượng hay giá trị thực của hàng hóa dịch vụ mà chỉ làm tăng giá cả Thực tế hơn, năm
2004, IMF đã đưa ra một báo cáo tại Việt Nam và nhận định rằng “tín dụng đang tăng tốc và tổng lưu lượng tiền mặt tiếp tục tăng nhanh” khi xảy ra lạm phát
Trang 6Khi cú sốc trong nguồn cung xảy ra, làm giảm năng suất
sản xuất của nền kinh tế, được biểu diễn bởi đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển từ LRAS1 sang LRAS2, dẫn đến
sự dịch chuyển của nền kinh tế từ điểm A sang điểm B, kéo
theo giá tăng từ P1 lên P2 và sản lượng giảm từ Y1 xuống
Y2, nền kinh tế rơi vào suy thoái Sản lượng giảm kết hợp
với lạm phát tăng nên giai đoạn này còn được gọi là giai
đoạn trì trệ và lạm phát kéo dài Khi sản lượng giảm xuống
Y2, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân công, tạo áp lực
làm giảm tiền lương Nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia
đình cũng sẽ được điều chỉnh giảm, kéo theo đường tổng
cầu dịch chuyển từ AD1 sang AD2 và giá P cuối cùng
giảm xuống P3 tại điểm C
cùng năm đó tại Việt Nam Đây
có thể coi như một ví dụ về một
cú sốc danh nghĩa gây ra lạm phát và làm tăng CPI tại Việt Nam năm đó
III Đặc điểm của chu kì kinh tế thực
1 Các giả định theo trường phái cổ điển
Gỉa định theo trường phái cổ điển
1 Gía cả và
tiền lương
hoàn toàn linh
hoạt kể cả
trong ngắn hạn
2 Thông tin đầy đủ:
tất cả các cá nhân và
tổ chức kinh tế đều
có thể quan sát được
P và W/P hiện hành
3 Có sự tách biệt giữa các biến thực và các biến danh nghĩa Các biến danh nghĩa không ảnh hưởng tới các biến thực tế
4 Tiền có tính trung lập, chỉ là phương tiện trao đổi Sự thay đổi trong cung tiền không tác động tới các biến thực tế.
2 Đặc điểm của chu kỳ kinh tế thực theo trường phái cổ điển
Đặc điểm của chu kỳ kinh tế thực
1 Qui luật Say: “cung tạo ra cầu
của chính nó” cho rằng qui mô
của nền kinh tế có thể không bao
giờ bị hạn chế bởi sự thiếu hụt
trong tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường, việc
2 Đường tổng cung trong ngắn hạn là thẳng đứng
Dựa trên giả thuyết về giá và tiền lương là linh hoạt: giá sẽ điều chỉnh sao cho Q sản xuất đúng bằng Q mong muốn
3 Tiền có tính trung lập (vô hại) kể cả trong ngắn hạn và dài hạn, theo hướng chúng chỉ là những phương tiện giúp thực hiện những giao
Trang 7Đặc điểm của chu kỳ kinh tế thực
sản xuất ra một mức sản lượng
nhất định đồng nghĩa với việc tạo
ra mức thu nhập đúng bằng chi
phí để sản xuất ra sản lượng đó
Nếu thu nhập được đem ra chi
tiêu, thì nó chỉ vừa đủ để mua sắm
sản lượng đã sản xuất ra Chẳng
hạn, khi sản xuất hàng hóa A, bạn
sẽ phải thuê nhân công, nghĩa là
bạn đang tăng cầu về lao động;
ngoài ra, bạn còn phải thuê công
xưởng, vay vốn, mua linh kiện (từ
các nhà sản xuất khác),… cũng
đều tạo thêm nhu cầu cho nền
kinh tế Sản xuất càng nhiều thì
tạo ra nhu cầu càng nhiều, đó
chính là Định luật Say
Giả định chủ yếu của định luật
Say là hệ thống kinh tế bị chi phối
bởi mặt cung và toàn bộ thu nhập,
bao gồm cả tiết kiệm, phải được
chi tiêu.
(AD=AS); tiền công linh hoạt
sẽ cho phép NLĐ làm việc tại mức tiền công đó đều có việc làm, doanh nghiệp sử dụng đúng/ đủ số lượng NLĐ
Tuy nhiên khi L không thể gia tăng, Q sẽ không thể gia tăng
Do đó, hãng cạnh tranh để tăng L nên đẩy lương và giá lên cao AS trở lên dốc đứng
dịch kinh tế thực
4 Những biến động của sản
lượng, việc làm và các biến khác
là những phản ứng tối ưu đối với
những thay đổi ngoại sinh của môi
trường kinh tế
5 Những thay đổi của việc làm phản ánh những thay đổi
tự nguyện của cung lao động
6 Cú sốc năng suất (Productivity shocks) ngoại sinh trong ngắn hạn là nguyên nhân cơ bản gây ra các dao động kinh tế
3 Giải thích về tăng trưởng và suy thoái trong chu kỳ kinh tế thực
Tăng trưởng
Nếu những công nghệ mới giúp
công việc của mọi người có năng
suất hơn, tăng trưởng sẽ tăng tốc
dù không có nhiều người gia nhập
lực lượng lao động, tạo ra sự tăng
trưởng
Suy thoái
Theo lý thuyết RBC, người dân phản ứng hợp lý theo những thay đổi trong nền kinh tế Cho nên nếu tốc độ thay đổi công nghệ chậm hơn làm giảm tiền lương thực theo cận biên, thì một số người lao động sẽ quyết định nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn với mức lương hiện tại Lực lượng lao động sẽ co lại, kết quả là tăng trưởng kinh tế chậm đi.
Điều này đảo ngược hiểu biết truyền thống của chúng ta
về thất nghiệp trong giai đoạn suy thoái Chúng ta thường xem thất nghiệp có tính không tự nguyện: nghĩa là người dân mất việc vì công ty của họ không đủ khả năng giữ họ
ở lại RBC thì dựa vào quan điểm kỳ vọng hợp lý cho rằng người dân sử dụng thông tin hiệu quả và nhìn chung dự
Trang 8báo chính xác tương lai Theo quan điểm này, các cá nhân duy lý, có thể không bao giờ bị thất nghiệp mà không tình nguyện Họ sẽ đơn giản nhận thấy mức lương thực cận biên đã giảm do thay đổi công nghệ chậm và nhận công việc có mức lương thấp hơn Theo quan điểm này, một số người muốn có thời gian nhàn rỗi hơn là nhận công việc
có mức lương thấp Do đó toàn bộ thất nghiệp thật ra là do
tự nguyện, dưới dạng chọn thời gian nghỉ ngơi Cung lao động giảm đi và tốc độ thay đổi công nghệ chậm kết hợp lại sẽ tạo ra suy thoái.
IV Hạn chế của chu kỳ kinh tế thực theo phái Cổ điển
1 Tổng quan
Dưới đây là một số hạn chế về lý thuyết chu kỳ kinh tế thực theo trường phái cổ điển:
Hạn chế của chu kỳ kinh tế thực
1 Cách giải thích về Quy luật Say: “Cung
tạo ra cầu của chính nó” chưa đầy đủ khi
áp dụng vào thực tế: Lý thuyết về chu kỳ
kinh tế thực nhấn mạnh vai trò của tổng
cung như là nguyên nhân biến động của chu
kỳ, tức là các chính sách về phía cầu không
hiệu quả Khi áp dụng vào thực tế thì cách
giải thích như vậy là chưa đầy đủ Chu kỳ
kinh doanh cũng có thể diễn ra do những cú
sốc tổng cầu
2 Lý thuyết RBC không chú trọng vào ngắn hạn và tin rằng giá cả và tiền lương linh hoạt
trong ngắn hạn, nền kinh tế có thể tự điều chỉnh
trong ngắn hạn: động năng của hệ thống tài
chính tạo ra những thời kỳ bùng phát và đổ vỡ dẫn đến kết quả tổng cung và cầu không hướng đến cân bằng một cách tự nhiên, ít nhất là trong ngắn hạn
3 Theo lý thuyết RBC những thay đổi của
việc làm phản ánh những thay đổi tự nguyện
của cung lao động tuy nhiên, thất nghiệp
không tự nguyện vẫn có thể xảy ra, trong
thời kỳ suy thoái
4 Kinh tế học cổ điển không đưa ra được một lý thuyết rõ ràng về khả năng chúng ta
dự đoán theo hướng đi của những biến cố tương lai mà chỉ nói rằng giá cả và tiền lương
trong dài hạn sẽ điều chỉnh để cân bằng thị trường, tức là kiến thức về tương lai là hoàn hảo
2 Phân tích chi tiết
Dưới đây là các phân tích chi tiết và ví dụ cho các hạn chế nêu trên:
Cách giải thích về Quy luật Say: “Cung tạo ra cầu của chính nó” chưa đầy đủ khi áp dụng vào thực tế: Lý thuyết về chu kỳ kinh tế thực nhấn mạnh vai trò của tổng cung như là
nguyên nhân biến động của chu kỳ, tức là các chính sách về phía cầu không hiệu quả Khi áp
dụng vào thực tế thì cách giải thích như vậy là chưa đầy đủ Chu kỳ kinh doanh cũng có thể
diễn ra do những cú sốc tổng cầu
Ví dụ: Cuộc Đại suy thoái ở Mỹ (1929-1933) xảy ra do cuộc khủng hoảng về tổng cầu.
Nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc khủng hoảng là do sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong giai đoạn ổn định nhưng nhu cầu và sức mua của người dân lại không tăng tương ứng, khiến hàng hoá ế thừa dẫn tới suy thoái trong sản xuất Cụ thể, khả năng sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ thực tế, một phần lớn thu nhập quốc dân lại chỉ thuộc về một số ít
Trang 9người Lợi nhuận của công ty tăng, trong khi người lao động không được nhận phần xứng đáng, không có khả năng mua hàng hoá do chính họ sản xuất
- Sự mất niềm tin quy mô lớn đã dẫn đến giảm đột ngột trong tiêu dùng và chi tiêu đầu tư Một khi hoảng loạn và giảm phát bắt đầu, nhiều người tin rằng họ có thể tránh bị thiệt hại thêm bằng cách tránh chi tiêu Giữ tiền trở nên có lãi khi giá giảm xuống và một lượng tiền nhất định mua được nhiều hàng hơn, đã làm trầm trọng thêm sự sụt giảm nhu cầu
- Do vậy, để giữ cho mọi người được làm việc đầy đủ, các Chính phủ phải thâm hụt khi nền kinh tế đang chậm lại, vì khu vực tư nhân sẽ không đầu tư đủ để duy trì sản xuất ở mức bình thường và đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái Như vậy, Chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế buộc phải can thiệp để giải quyết tình trạng trì trệ bằng cách tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế
- Hình 1: Cho thấy sự thay đổi trong tổng cầu giữa năm 1929, khi nền kinh tế đang hoạt
động ngay trên mức sản lượng tiềm năng và năm 1933 Sự sụt giảm tổng cầu đã tạo ra khoảng cách suy thoái -> làm mức lương giảm -> làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải Thực tế, tiền lương danh nghĩa giảm khoảng 20% từ năm 1929 đến năm 1933 Nhưng chúng ta thấy rằng sự thay đổi trong tổng cung ngắn hạn không đủ để đưa nền kinh tế trở lại mức sản lượng tiềm năng -> Khiến nền kinh tế rơi vào khoảng cách suy thoái sâu nhất từng được ghi nhận trong thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ Một yếu tố nữa cản trở nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng là chính sách liên bang Tổng thống Franklin Roosevelt cho rằng tiền lương và giá cả giảm phần lớn là nguyên nhân gây ra cuộc Suy thoái; các chương trình do chính quyền của ông khởi xướng vào năm 1933 nhằm ngăn chặn việc cắt giảm thêm tiền lương và giá cả Điều đó đã ngăn chặn việc tiếp tục cắt giảm tiền lương danh nghĩa vào năm 1933, do đó ngăn chặn những thay đổi tiếp theo trong tổng cung Với sự phục hồi bị cản trở từ phía cung và không có chính sách nào nhằm thúc đẩy tổng cầu, giờ đây có thể dễ dàng hiểu tại sao nền kinh tế vẫn bị mắc kẹt trong khoảng cách suy thoái quá lâu
- Hình 2: Cuộc Đại suy thoái chấm dứt khi Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách tài khóa mở
rộng (tăng chi tiêu của Chính phủ) Hoa Kỳ đã không thực hiện chính sách như vậy cho đến khi chiến tranh thế giới thúc đẩy liên bang tăng chi tiêu cho quốc phòng “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cuộc đại suy thoái” cho thấy, các chính sách tài khóa mở rộng do chiến tranh ép
Trang 10buộc đã đưa sản lượng trở lại mức tiềm năng vào năm 1941 Việc Mỹ tham gia Thế chiến thứ hai sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào lực lượng Mỹ ở Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941 dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ hơn trong mua sắm của chính phủ Đến năm 1942, tổng cầu ngày càng tăng đã đẩy GDP thực vượt quá sản lượng tiềm năng
Lý thuyết RBC không chú trọng vào ngắn hạn và tin rằng giá cả và tiền lương linh
hoạt trong ngắn hạn, nền kinh tế có thể tự điều chỉnh trong ngắn hạn Tuy nhiên, động năng của
hệ thống tài chính tạo ra những thời kỳ bùng phát và đổ vỡ dẫn đến kết quả tổng cung và cầu không hướng đến cân bằng một cách tự nhiên, ít nhất là trong ngắn hạn
- Tiền lương danh nghĩa thay đổi rất chậm hay cứng nhắc trong ngắn hạn: Dù thị
trường lao động phải đối mặt với tình trạng dư cung nhưng doanh nghiệp không thể giảm lương
Họ bị ràng buộc bởi hợp đồng làm việc với nhân viên và chỉ được điều chỉnh sau khi kết thúc hợp đồng hoặc đến kỳ điều chỉnh lương Một lý do khác dẫn đến tính cứng nhắc của tiền lương
là sự can thiệp của Chính phủ trong việc ấn định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động không được phép trả lương cho người lao động dưới mức này
- Giá cả cứng nhắc: Giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh hay thay đổi chậm
trước những thay đổi của điều kiện kinh tế do các hợp đồng cung ứng hàng hóa và dịch vụ có những điều khoản về mức giá cố định, mức giá này chỉ được điều chỉnh sau khi kết thúc hợp đồng, hoặc theo thỏa thuận với khách hàng Ngoài ra, nhà cung cấp còn phải chịu chi phí thực đơn (phí tổn in ấn catolo hay bao bì, nhãn mác,… và phân phối tài liệu, sản phầm và cần thời gian để thay đổi giá niêm yết) khi thay đổi giá, nên họ cân nhắc thay đổi giá hay không Điều này tạo ra tính cứng nhắc của giá cả
Ví dụ: Đại khủng hoảng năm 1929-1933 tại Mỹ, khi tỷ lệ thất nghiệp cao, suy giảm sản
xuất, dẫn đến sản lượng giảm Tuy nhiên, giá cả và tiền lương không thể tự điều chỉnh để khôi phục kinh tế Chính phủ Mỹ sau đó đã phải can thiệp tăng chi tiêu để khôi phục sự toàn dụng
(Minh họa qua Hình 2 bên trên).
Theo lý thuyết RBC những thay đổi của việc làm phản ánh những thay đổi tự nguyện
của cung lao động tuy nhiên, thất nghiệp không tự nguyện vẫn có thể xảy ra trong thời kỳ suy
thoái.
- Thất nghiệp không tự nguyện là tình trạng người lao động mong muốn làm việc ở mức tiền công hiện hành nhưng vẫn không có việc làm
Ví dụ: Trong thời kỳ đại suy thoái (1929-1933), mọi người có thể vẫn thất nghiệp khi việc
làm giảm sút Họ không thể tìm được việc làm ngay cả khi họ đang tìm việc và giảm kỳ vọng về mức lương đặt ra Đây chính là tình trạng thất nghiệp không tự nguyện