Đề tài sự ảnh hưởng của vốn đầu tư fdi và xuất, nhập khẩu đến tổng sản phẩm quốc nội (gdp) việt nam trong giai đoạn 2012 2022 Đề tài sự ảnh hưởng của vốn đầu tư fdi và xuất, nhập khẩu đến tổng sản phẩm quốc nội (gdp) việt nam trong giai đoạn 2012 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING - - BÀI THẢO LUẬN KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀ XUẤT, NHẬP KHẨU ĐẾN TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2022 Nhóm: 03 Mã lớp học phần: 231_AMAT0411_14 Giảng viên: Thầy Trần Anh Tuấn 1 MỤC LỤC TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.2 Khái niệm: .5 1.3 Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết 5 1.3.1 Phương pháp tính theo luồng sản phẩm: 5 1.3.2 Phương pháp tính theo tiền thu nhập hoặc chi phí: 6 1.4 Lý thuyết đưa các biến phụ thuộc vào mô hình: 7 1.5 Cơ sở lý luận về khuyết tật và cách khắc phục khuyết tật 8 1.5.1 Đa cộng tuyến và hậu quả của đa cộng tuyến 8 1.5.2 Phát hiện đa cộng tuyến và biện pháp khắc phục 8 1.5.2.1 Phát hiện đa cộng tuyến .8 1.5.2.2 Cách khắc phục đa cộng tuyến .9 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 2.1 Thiết lập đề tài .11 2.2 Thiết lập mô hình hồi quy .12 2.3 Ý nghĩa hệ số của mô hình hồi quy 12 2.4 Ước lượng hệ số hồi quy .13 2.5 Kiểm định và ước lượng các hệ số hồi quy 13 2.5.1 Kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy 13 2.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .15 2.6 Dự báo giá trị trung bình 15 2.7 Phát hiện và khắc phục các hiện tượng trong mô hình hồi quy 16 2.7.1 Đa cộng tuyến 16 2.7.2 Phương sai sai số thay đổi .17 2.7.2.1 Kiểm định White 17 2.7.2.2 Kiểm định Glejser .17 2.7.3 Tự tương quan 19 2.7.4 Khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến .20 KẾT LUẬN 23 3.1 Kết luận chung 23 3.2 Đề xuất giải pháp 23 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Kết quả chạy Eviews mô hình hồi quy mẫu 12 Hình 2: Kết quả Eviews ước lượng hệ số hồi quy với độ tin cậy 95% 13 Hình 3: Kết quả kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi quy 14 Hình 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình 15 Hình 5: Kết quả dự báo giá trị trung bình 16 Hình 6: Hệ số tương quan giữa các cặp biến .16 Hình 7: Kiểm định White 17 Hình 8: Kiểm định Glejser 18 Hình 9: Kiểm định Durbin – Watson 19 Hình 10: Kiểm định Breush – Godfrey xét hiện tượng tự tương quan bậc 2 .20 Hình 11: Khắc phục hiện tượng đã cộng tuyến – bỏ biến Z 21 Hình 12: Khắc phục hiện tượng đã cộng tuyến – bỏ biến T 21 Hình 13: Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình mới sau khi bỏ biến T 22 3 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia Bởi vậy, GDP là một công cụ quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng, toàn diện nền kinh tế Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nổ lực của chính phủ Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đây là những vấn đề vĩ mô mà ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm Đó là lý do nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Sự ảnh hưởng của vốn đầu tư FDI và xuất khẩu ròng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022” 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều không phân biệt khuynh hướng chính trị, mỗi quốc gia đều tự xác định riêng cho mình một chiến lược riêng để phát triển kinh tế - xã hội Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia Không riêng một đất nước nào cả, ở Việt Nam cũng vậy luôn xem việc phát triển kinh tế là một nhiệm vụ rất bức thiết Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, đã có những bước phát triển đáng kể, đất nước ta từ nền kinh tế thời bao cấp trì trệ đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Tổng thu nhập quốc dân hằng năm đã tăng lên Hơn thế nữa đất nước chúng ta hiện nay gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu WTO, hội nhập kinh tế quốc tế Đây là một bước tiến rất quan trọng và mở ra cho nền kinh tế nước nhà nhiều hứa hẹn Tăng trưởng kinh tế diễn ra nó biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng cao và ổn định trong thời gian dài, nền kinh tế sẽ có nhiều thành tựu to lớn Như vậy thu nhập và mức sống của người dân càng ổn định thì đất nước càng phát triển Chính vì vậy mà việc tăng trưởng kinh tế được xem như là vấn đề hấp dẫn trong nghiên cứu kinh tế, nó chính là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc gia Để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia, các nhà kinh tế đánh giá qua tổng sản phẩm quốc nội GDP 1.2 Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia Đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài (viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư FDI dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này Xuất khẩu: là những hàng hoá được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – làm tăng GDP) Nhập khẩu: là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu nội địa (lượng tiền trả cho nước ngoài do mua hàng hóa và dịch vụ – làm giảm GDP 1.3 Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP): có 3 phương pháp 1.3.1 Phương pháp tính theo luồng sản phẩm 5 Hàng năm dân cư của mỗi nước tiêu thụ rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng như: gạo, thịt, cam, táo, xoài ;chăm sóc y tế, thương mại và du lịch những hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua và sử dụng Toàn bộ các khoản chi tiêu tính bằng tiền để mua các sản phẩm cuối cùng, sẽ có được toàn bộ GDP của nền kinh tế hàng hóa đơn giản này Như vậy, trong nền kinh tế giản đơn, ta có thể dể dàng tính được thu nhập hay sản phẩm quốc dân bao gồm tổng số hàng hóa cuối cùng cộng với dịch vụ Vậy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của luồng sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia tạo ra GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong thời gian một năm Được thể hiện như sau: GDP = C + I + X – Z – Te = C + I + G +NX – Te Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm quốc nội C: Tiêu dùng của hộ gia đình I: Đầu tư của các nhà sản xuất X: Xuất khẩu Z: Nhập khẩu Te: Thuế gián thu NX: Xuất khẩu ròng G: Chi tiêu của Chính phủ 1.3.2 Phương pháp tính theo tiền thu nhập hoặc chi phí: Đây là phương pháp thứ hai tương tự để tính GDP trong một nền kinh tế giản đơn Các ngành kinh doanh thanh toán tiền công, tiền lãi, tiền thuê nhà và lợi nhuận Đó là các khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật dùng để sản xuất ra luồng sản phẩm GDP được tính dựa vào tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy động cho quá trình sản xuất GDP cũng bao gồm nhiều thuế gián thu và khấu hao mà chúng không phải là thu nhập của các yếu tố Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất bao gồm: Tiền lương và các khoản tiền thưởng mà người lao động được hưởng: (W) Thu nhập của người cho vay: Tiền lãi (i) Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác: Tiền thuê ® Thu nhập của các doanh nghiệp: Lợi nhuận (r) 6 Thuế gián thu (Te) Khấu hao (De) Như vậy, tổng sản phẩm quốc nội cũng có nghĩa là tổng tiền thu nhập về các yếu tố sản xuất (lương, tiền lãi cho vay, thuê nhà và lợi nhuận), dùng làm chi phí sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng của xã hội GDP theo tiền thu nhập được thể hiện như sau: GDP = W + i + R + r + Te + De Tóm lại, việc tính toán bằng nhiều phương pháp đều cho những kết quả giống nhau Tuy nhiên trên thực tế có những chênh lệch nhất định do những sai sót từ những con số, thống kê hoặc tính toán 1.4 Lý thuyết đưa các biến phụ thuộc vào mô hình: Theo PGS – TS Nguyễn Văn Công, GDP chính là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong thời kỳ nhất định Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của GDP gồm các nhân tố chủ chốt sau: Thứ nhất, nguồn nhân lực Một số quan điểm cho rằng con người là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế Con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề cao, có nhiệt huyết, động lực, nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế Thứ hai, vốn đầu tư Để sản xuất hàng hóa, để mua máy móc thiết bị, để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, chúng ta cần có vốn đầu tư Harod Domar đã nêu lên mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế với công thức ICOR, đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng GDP Thứ ba, tài nguyên thiên nhiên Các nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Không những có thể khai thác đưa vào sản xuất mà còn có thể phục vụ xuất khẩu, mua về những hàng hóa cần thiết Thứ tư, tri thức công nghệ Khoa học kỹ thuật luôn là chìa khóa thần kỳ mở cánh cổng bước vào tăng trưởng kinh tế vượt bậc Khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất và hiệu suất sản xuất, có thể khiến sản lượng tăng đột biến Thứ năm, đó là xuất khẩu ròng Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, tham gia vào nền kinh tế thế giới và có quan hệ với các nước khác thông qua thương mại và tài chính Chúng ta xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ nhất trong nước và nhập khẩu những hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí Khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng Xuất khẩu ròng tác động trực tiếp lên tăng trưởng kinh tế, vì nó là một phần của hàng hóa dịch vụ sản xuất ra Xuất khẩu ròng tăng sẽ thúc đẩy sản xuất sản phẩm nhiều hơn Tuy nhiên, trong tất cả các yếu tố trên, được quan tâm nhắc đến nhiều nhất, vẫn là vốn đầu tư và xuất khẩu ròng (xuất khẩu và nhập khẩu) Vì hai yếu tố trên chịu ảnh 7 hưởng tác động nhiều nhất của các chính sách kinh tế, và cũng do hai nhân tố trên dễ thống kê với số liệu chính xác hơn nên thường xảy ra bàn cải xoay quanh các chính sách về hai nhân tố này Do tính thời sự của hai nhân tố này, chúng tôi quyết định đưa đầu tư, xuất khẩu và nhập khẩu vào mô hình, nghiên cứu mối quan hệ của chúng với tăng trưởng kinh tế của nhóm Qua đó sẽ thấy được mối tương quan, độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố này tăng trưởng kinh tế 1.5 Cơ sở lý luận về khuyết tật và cách khắc phục khuyết tật 1.5.1 Đa cộng tuyến và hậu quả của đa cộng tuyến Đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính có mối tương quan chặt chẽ với nhau, thể hiện dưới dạng hàm số Khi các biến độc lập có mối tương quan chặt chẽ với nhau, thì các ước lượng hồi quy sẽ không chính xác và không đáng tin cậy Hậu quả của đa cộng tuyến: Sai số chuẩn của các hệ số hồi quy tăng lên: Sai số chuẩn của các hệ số hồi quy là thước đo mức độ chính xác của các ước lượng Khi đa cộng tuyến xảy ra, sai số chuẩn của các hệ số hồi quy sẽ tăng lên, điều này làm giảm độ tin cậy của các ước lượng Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy rộng hơn: Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy thể hiện mức độ chắc chắn của các ước lượng Khi đa cộng tuyến xảy ra, khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy sẽ rộng hơn, điều này làm giảm độ tin cậy của các ước lượng Thống kê t của các hệ số hồi quy kém ý nghĩa hơn: Thống kê t của các hệ số hồi quy là thước đo mức độ ý nghĩa của các ước lượng Khi đa cộng tuyến xảy ra, thống kê t của các hệ số hồi quy sẽ kém ý nghĩa hơn, điều này làm giảm khả năng bác bỏ giả thuyết H0 Các hệ số hồi quy không thể phân biệt được: Khi đa cộng tuyến xảy ra, các hệ số hồi quy có thể không thể phân biệt được, điều này làm giảm khả năng hiểu được mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 1.5.2 Phát hiện đa cộng tuyến và biện pháp khắc phục 1.5.2.1 Phát hiện đa cộng tuyến Hệ số xác định bội R2 cao nhưng tỷ số t thấp Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra nếu: Trong trường hợp có hệ số xác định bội R cao Thường thì hệ số này thường lớn hơn 0,8 (R2 > 0,8) Trong trường hợp mà trong đó mọi hệ số hồi quy đều không có ý nghĩa (nghĩa là có giá trị t thấp) 8 Khi xuất hiện 2 điều kiện trên ta có thể kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra Ngược lại, nếu không thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện trên thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Hệ số tương quan giữa các biến giải thích cao Nếu hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích cao (> 0,8) thì có khả năng có tồn tại đa cộng tuyến Xét mô hình: Yi= B1+ B2X2i + B3X3i +…+ BkXki + Ui (*) Chỉ cần có 1 cặp biến độc lập có hệ số tương quan tuyến tính cao (tầm từ 0.8 trở lên) thì có thể kết luận là mô hình (*) có hiện tượng đa cộng tuyến: Nếu ∃i≠j sao cho |𝝆 (xi ,xj )| >0,8 => Có hiện tượng đa cộng tuyến Xét hồi quy phụ Một cách có thể tin cậy được đề đánh giá mức độ của đa cộng tuyến là hồi quy phụ Hồi quy phụ là hồi quy mỗi một biến giải thích X theo các biến giải thích còn lại Nếu xét hồi quy phụ một biến độc lập theo một hoặc một số biến độc lập còn lại, nếu hồi quy phụ này là phù hợp (có X3 phụ lớn hơn 0.8 (R2 > 0.8) hoặc p-value của thống kê nhỏ hơn alpha) thì có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF Một thước đo khác của hiện tượng đa cộng tuyến là nhân tử phóng đại phương sai gắn với biến Xi, ký hiệu là VIF(Xi) VIF(Xi) được thiết lập trên cơ sở của hệ số xác định R2 trong hồi quy của biến Xi với các bước như sau: Chạy mô hình hồi quy phụ để tìm được R2 phụ Tính VIF=1 1-R2, nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến 1.5.2.2 Cách khắc phục đa cộng tuyến Có một số cách để khắc phục đa cộng tuyến, bao gồm: Bỏ biến giải thích có khả năng là tổ hợp tuyến tính của các biến còn lại: Khi có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng thì cách “đơn giản nhất” là bỏ biến cộng tuyến ra khỏi phương trình Khi phải sử dụng biện pháp này thì cách thức tiến hành như sau: Giả sử trong mô hình hồi quy của ta có Y là biến được giải thích còn X2, X3, Xk là các biến giải thích Chúng ta thấy rằng X2 tương quan chặt chẽ với X3 Khi đó nhiều thông tin về Y chứa ờ X2 thì cũng chứa ở X3 Vậy nếu ta bỏ một trong hai biến X2 hoặc X3 khỏi mô hình hồi quy, ta sẽ giải quyết được vấn đề đa cộng tuyến nhưng sẽ mất đi một số thông tin về Y Bằng phép so sánh R2 và R2 trong các phép hồi quy khác nhau để có thể quyết định nên bỏ biến nào trong 2 biến khỏi mô hình Thu thập số liệu và lấy mẫu mới: 9 Vì đa cộng tuyến là đặc trưng của mẫu nên có thể có mẫu khác liên quan đến cùng các biến trong mẫu ban đầu mà cộng tuyến có thổ không nghiêm trọng nữa Điều này chỉ có thể làm được khi chi phí cho việc lấy mẫu khác có thể chấp nhận được trong thực tế Đôi khi chỉ cần thu thập thêm số liệu, tăng cỡ mẫu có thổ làm giảm tính nghiêm trọng của đa cộng tuyến Kiểm tra lại mô hình Biện pháp kiểm tra lại mô hình để khắc phục đa cộng tuyến là cách kiểm tra lại kết quả của mô hình hồi quy sau khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục đa cộng tuyến Việc kiểm tra lại mô hình giúp xác định xem các biện pháp khắc phục đã hiệu quả hay chưa Đổi biến số Biện pháp đổi biến số để khắc phục đa cộng tuyến là cách thay đổi cách đo lường hoặc biểu diễn các biến độc lập trong mô hình hồi quy Cách này có thể giúp giảm thiểu độ tương quan giữa các biến độc lập, từ đó khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến 10 Theo kết quả trong bảng Eviews, ta thấy Pvalue = 0,0139 < 0,05 → Bác bỏ H0 , chấp nhận H1 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, có thể nói rằng giá trị nhập khẩu có ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội 2.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Hình 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, kiểm định giả thuyết: { H0 : β2=β3¿ β4=0 H1: ∃ β j≠ 0( j=2´,4) (H0 : Mô hình không phù hợp ; H1: Mô hình phù hợp ) Theo kết quả trong Eviews, ta thấy P−value = 0.000000 < 𝛼 = 0.05 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1=¿Mô hình hồi quy phù hợp Kết luận: Với mức ý nghĩa 𝛼 = 0,05, hàm hồi quy phù hợp, hay có ít nhất một trong ba yếu tố đầu tư FDI FDI, giá trị xuất khẩu hoặc giá trị nhập khẩu có ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 15 2.6 Dự báo giá trị trung bình Bài toán: Với độ tin cậy 95%, hãy dự báo tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2023, nếu đầu tư FDI FDI là 32 tỷ USD, giá trị xuất khẩu là 372 tỷ USD và giá trị nhập khẩu là 360 tỷ USD Ta có bảng dự báo giá trị trung bình: Hình 5: Kết quả dự báo giá trị trung bình Kết luận: Với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của GDP năm 2023 nằm trong khoảng (400,0297 ; 415,2175) khi đầu tư FDI FDI là 32 tỷ USD, giá trị xuất khẩu là 372 tỷ USD và giá trị nhập khẩu là 360 tỷ USD 2.7 Phát hiện và khắc phục các hiện tượng trong mô hình hồi quy 2.7.1 Đa cộng tuyến Với mức ý nghĩa α = 0,05 Ta có bảng thể hiện hệ số tương quan cặp giữa các biến: 16 Hình 6: Hệ số tương quan giữa các cặp biến Với mức ý nghĩa α=0,05, nhận thấy hệ số tương quan giữa cặp biến Z ( giá trị xuất khẩu), T(giá trị nhập khẩu): | ρ (Z,T)|= 0.998047 > 0.8 => Mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến 2.7.2 Phương sai sai số thay đổi 2.7.2.1 Kiểm định White Hồi quy mô hình: Dùng phần mềm Eviews phân tích phương sai sai số thay đổi, ta có kết quả: Hình 7: Kiểm định White 17 Với α=0.05 Kiếm định giả thuyết: {H0: Mô hình không xảy ra hiệntượng phương sai sai số thay đổi H1 : Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi Ta có: P-value = 0.3493 > 0,05 => Chưa đủ cơ sở bác bỏ H0 => Kết luận: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi 2.7.2.2 Kiểm định Glejser Dùng phần mềm eviews phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Hình 8: Kiểm định Glejser Với mức ý nghĩa α=0.05, kiểm định giả thuyết: {H0: Mô hình không xảy ra hiệntượng phương sai sai số thay đổi H1 : Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi Ta có: P-value = 0.0441 < 0.05 => Bác bỏ H0, chấp nhập H1 => Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, mô hình gốc xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi 18 2.7.3 Tự tương quan * Kiểm định Durbin-Watson (DW) Hình 9: Kiểm định Durbin – Watson Hồi quy mô hình gốc thu được d = 1.69867 Ta có: n = 11, k’ = 3, α=0.05 dU=1.928, d L=0.595 Do d thuộc khoảng (0.595; 1.928), nên không có tự tương quan bậc 1 => Kết luận: Mô hình không có tự tương quan bậc 1 19 * Kiểm định Breush – Godfrey (BG) Hồi quy mô hình gốc, tiến hành kiểm định BG: Hình 10: Kiểm định Breush – Godfrey xét hiện tượng tự tương quan bậc 2 Với =0.05, Kiểm định giả thuyết: {H0: Mô hìnhkhông có hiệntượng tự tương quan bậc 2 H1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quanbậc 2 Theo bảng kiểm định Breush – Godfrey ta thấy: P_value (Resid (-2)) = 0.5531 > 0.05 => Chưa đủ cơ sở bác bỏ H0 => Kết luận: Mô hình không có tự tương quan bậc 2 => Kết luận: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc từ 1 đến 2 2.7.4 Khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến Nhận thấy Z và T có sự tương quan lớn Bỏ biến Z (giá trị xuất khẩu) ta được bảng như sau: 20