Trang 2 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên môn học Mục tiêu môn học Phương pháp giảng dạy Phương pháp đánh giá Nội dung chi tiết môn học Bài 1: Chế độ sở hữu đất đai Bà
TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO KHÓA 47 MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 (Lưu hành nội bộ) MỤC LỤC Trang Nội dung PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1 Tên môn học 1 Mục tiêu môn học 1 Phương pháp giảng dạy 1 Phương pháp đánh giá 2 Nội dung chi tiết môn học 4 Bài 1: Chế độ sở hữu đất đai 4 Bài 2: Những vấn đề chung về Luật đất đai 7 Bài 3: Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai 17 Bài 4: Điều phối đất đai 25 Bài 5: Quyền của người sử dụng đất 43 Bài 6: Nghĩa vụ của người sử dụng đất 51 Bài 7: Các hoạt động đảm bảo việc chấp hành pháp luật đất đai 56 PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP 62 PHẦN 3: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI DÀNH CHO CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 - PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1 Tên môn học: Luật Đất đai 2 Số tín chỉ: 02 tín chỉ (gồm 23 tiết lý thuyết và 14 tiết thảo luận) 3 Mục tiêu môn học: 3.1 Về kiến thức: - Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mang tính lý luận về Luật đất đai, giúp sinh viên nhận thức được chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam mang tính đặc biệt, chi phối việc quản lý và sử dụng đất đai thông qua các quy phạm pháp luật đất đai - Trang bị cho sinh viên những kỹ năng đọc, hiểu, kỹ năng phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật đất đai, để từ đó có thể vận dụng giải quyết các tình huống thực tế về quản lý và sử dụng đất - Giúp sinh viên nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật đất đai trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội 3.2 Về kỹ năng: Giúp sinh viên hình thành kĩ năng tìm kiếm, đọc hiểu những văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và những tài liệu có liên quan; vận dụng được kiến thức để so sánh với thực tiễn áp dụng pháp luật; phân tích, bình luận và giải quyết các vụ việc phát sinh trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai 3.3 Về thái độ: Giúp sinh viên có ý thức tôn trong pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai; hình thành ý thức bảo vệ, tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng đất 4 Phương pháp giảng dạy: 2 Phương pháp giảng dạy đối với môn Luật Đất Đai chủ yếu là thuyết giảng Bên cạnh đó, các giảng viên kết hợp một số phương pháp giảng dạy khác như: thảo luận nhóm, tình huống và tiếp cận so sánh luật, thuyết trình, sử dụng phim ảnh và các tài nguyên điện tử, tranh tụng… tùy vào nội dung bài giảng 5 Phương pháp đánh giá: - Kiểm tra lấy điểm bộ phận (50%): viết tiểu luận, thuyết trình nhóm hoặc bài kiểm tra trên lớp - Thi kết thúc học phần (50%): Tuỳ thuộc vào số lớp học của từng học kỳ, số sinh viên của từng lớp và số giáo viên có thể tham gia hỏi thi sẽ đề nghị lựa chọn giữa một trong hai hình thức sau: + Thi viết + Thi vấn đáp - Thang điểm 10 sẽ được áp dụng cho tất cả các hình thức thi và kiểm tra 3 6 Nội dung chi tiết học phần: Bài 1 CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm chế độ sở hữu đất đai (Giáo trình) Chế độ sở hữu đất đai là toàn bộ các yếu tố pháp lý chi phối quan hệ phát sinh trong xác lập và vận động của quan hệ sở hữu đất đai Chế độ sở hữu đất đai không chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu mà nó còn bao gồm những yếu tố pháp lý khác tác động đến cơ chế vận hành của quan hệ sở hữu 2 Những yếu tố cơ bản chi phối chế độ sở hữu đất đai (Giáo trình) * Tổng quan về quan hệ sở hữu đất đai trên thế giới - Mô hình công hữu: xác lập quyền sở hữu chung đối với đất đai -> Nhà nước là người nắm giữ quyền sở hữu Các nước áp dụng mô hình công hữu: + Việt Nam, Lào (sở hữu toàn dân); + Trung quốc (sở hữu tập thể & sở hữu nhà nước); + Cuba, Bắc Triều tiên (sở hữu nhà nước) Có thông tin cho biết, thực tế Bắc Triều tiên đã cho phép sở hữu tư nhân đất đai hạn chế1 - Mô hình tư hữu: thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai => Mô hình tư hữu được áp dụng rộng rãi Các nước theo mô hình tư hữu đất đai thường phát triển mạnh, bền vững 3 Lược sử quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam (Giáo trình) * Chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai ở Việt nam được xác lập từ Hiến pháp 1980 (18/12/1980) 1 Elizabeth Shim (2016), North Korea recognizes private ownership of land, https://www.upi.com/Top_News/World-News/2016/06/28/North-Korea-recognizes-private-ownership-of- land/8011467131729/, truy cập 13/01/2022 4 4 Những đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt nam (Giáo trình) 5 Chế độ sở hữu toàn dân và hình thức sở hữu Nhà nước đối với đất đai ở Việt Nam 5.1 Khái niệm - Pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về “toàn dân” cũng như “sở hữu toàn dân” - Sở hữu toàn dân về mặt thuật ngữ có thể diễn giải là sở hữu của toàn thể nhân dân - Toàn dân: khái niệm chưa xác định - Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam thực chất thuộc về Nhà nước - Sở hữu nhà nước là hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai ở Việt Nam 5.2 Cơ sở xác lập A Cơ sở lý luận: học thuyết Karl Marx-Friedrich Engels – Vladimir Llyich Lenin (về CNXH) * Mục đích của công hữu hoá đất đai: - Đảm bảo công bằng, xóa bỏ bóc lột - Phát triển kinh tế XHCN B Cơ sở thực tiễn: tình hình Việt Nam - Miền Bắc từ 1954: + Cải cách ruộng đất (tham khảo thêm hoạt động “Đấu tố”); + Hợp tác hóa nông nghiệp - Miền Nam từ 1975: + Cải tạo nhà đất XHCN (xem thêm QĐ 111/CP 14/4/1977) + Hợp tác hóa nông nghiệp 5.3 Quá trình hoàn thiện chế độ sở hữu * Lý do phải hoàn thiện: 5 - Hiệu quả SDĐ kém, kinh tế không phát triển; - Công bằng xã hội chưa được đảm bảo -> Các mục đích ban đầu của việc thiết lập chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai không đạt được * Giải pháp hoàn thiện Có 2 phương án: - Thay đổi chế độ sở hữu? - Giữ nguyên chế độ sở hữu, thay đổi phương thức quản lý, SDĐ? => Nhà nước giữ nguyên chế độ sở hữu đất đai * Quá trình hoàn thiện: - Hiến pháp 1980 (ngày 18/12/1980): xác lập sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai (Điều 19) - Luật Đất đai 1987 được ban hành (29/12/1987) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Đặc trưng: + Không thừa nhận hàng hoá đất đai + Cấm chuyển QSDĐ như một loại hàng hóa - Luật Đất đai 1993 (ban hành ngày 14/7/1993, có hiệu lực từ 15/10/1993) Những điểm mới: + Quy định giá đất (thừa nhận hàng hoá đất đai) + Thay đổi phương thức phân phối đất đai + Cho phép chuyển QSDĐ + Có quy định đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người SDĐ => Thị trường QSDĐ chính thức xuất hiện - Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 1993 được ban hành: + Lần 1: ngày 2/12/1998 (có hiệu lực từ 01/01/1999) + Lần 2: ngày 29/06/2001 (có hiệu lực từ 01/10/2001) 6 - Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ 01/7/2004 (thay thế LĐĐ 1993) - Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013 (thay thế LĐĐ 2003), hiệu lực: 01/7/2014 (được sửa đổi một lần vào năm 2018 phần quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ Điều 35 – Điều 51) - Dự kiến Luật Đất đai mới sẽ được thông qua vào đầu năm 2024 Bài 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm Luật Đất đai 1.1 Định nghĩa Luật đất đai (xem thêm Giáo trình) Luật đất đai là lĩnh vực pháp luật gồm: “toàn bộ những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai” => Cần phân biệt LĐĐ với tư cách là “đạo luật” với LĐĐ với tư cách là “ngành luật” 1.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh 1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai - Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau: phát sinh trong quá trình phối hợp quản lý đất đai (quan hệ giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới; quan hệ giữa cơ quan thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn) - Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người SDĐ và các chủ thể khác của QHPL đất đai: phát sinh trong quá trình thực hiện quyền sở hữu & quản lý đất đai (chẳng hạn quan hệ giao đất, cho thuê đất) - Nhóm quan hệ giữa người SDĐ với nhau và với các chủ thể khác: phát sinh trong quá trình thực hiện QSDĐ (như quan hệ giao dịch quyền sử dụng đất) 1.2.2 Phương pháp điều chỉnh 7 - Phương pháp quyền uy (mệnh lệnh): điều chỉnh mối quan hệ giữa: + các cơ quan nhà nước với nhau + các cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác - Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: điều chỉnh mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong quá trình thực hiện QSDĐ 1.3 Các nguyên tắc của Luật Đất đai 1.3.1 Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu a Cơ sở xác lập: học thuyết Marx – Lenin về CNXH b Cơ sở pháp lý: Điều 53 HP 2013, Điều 4 LĐĐ 2013 c Thể hiện nguyên tắc: - Nhà nước là chủ thể duy nhất có đủ quyền năng của chủ sở hữu đất đai (người có đủ các quyền năng của chủ sở hữu đất đai); - Việc thực hiện QSH đất đai của Nhà nước phải vì lợi ích toàn dân 1.3.2 Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật a Cơ sở xác lập: Xuất phát từ vai trò của quy hoạch và pháp luật * Quy hoạch SDĐ: quyết định hiệu quả SDĐ; * Pháp luật: quyết định hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai b Cơ sở pháp lý: Điều 1 LĐĐ 2013 c Thể hiện nguyên tắc * Về quy hoạch: - Là nội dung quan trọng của Luật Đất đai (Điều 35 – 51 LĐĐ 2013 đã sửa đổi; TT 01/2021/TT-BNTMT ngày 12/01/2021) - Là căn cứ thực hiện tất cả các hoạt động điều phối đất đai * Về mặt pháp luật: 8 - Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để quản lý đất đai; - Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đất đai thống nhất; - Xác lập chế độ sử dụng đất thống nhất đối với từng loại đất 1.3.3 Nguyên tắc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp a Cơ sở xác lập Xuất phát từ vai trò của đất nông nghiệp: - Ổn định kinh tế xã hội; - An ninh lương thực; - Bảo vệ môi trường b Cơ sở pháp lý: xuyên suốt các quy định về quản lý đất đai c Thể hiện nguyên tắc (Điều 54, 57, 58, 59, 134 – 137, Điều 169, 191, 192 LĐĐ 2013) - Ưu tiên: ưu đãi đối với người sản xuất nông nghiệp - Bảo vệ: hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác 1.3.4 Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, khuyến khích người sử dụng đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất a Cơ sở xác lập Xuất phát từ vai trò của đất đai đối với đời sống tự nhiên, xã hội loài người b Cơ sở pháp lý (Điều 6, 9 LĐĐ 2013) c Thể hiện nguyên tắc (Giáo trình) 1.4 Nguồn của Luật đất đai 1.4.1 Định nghĩa (Giáo trình) 1.4.2 Phân loại nguồn Dựa trên cơ sở thẩm quyền ban hành và giá trị áp dụng: * Văn bản pháp luật của TW * Văn bản pháp luật của địa phương * Các án lệ của Tòa án Tối cao về giải quyết tranh chấp đất đai 9