Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --- PHẠM THU HIỀN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC LUẬN V
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
PHẠM THU HIỀN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
PHẠM THU HIỀN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào của tác giả khác
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn PHẠM THU HIỀN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thu Hằng, người đã giúp em có được những định hướng rõ ràng, tận tình hướng dẫn, hỗ trợ khi em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài và luôn tạo cơ hội để
em có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các
em học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hạ Long, trường Tiểu học trần Hưng Đạo, trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi suốt quá trình khảo sát và thử nghiệm sư phạm
Để hoàn thành luận văn: “Xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học” tôi đã sử
dụng, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu các tác giả trước, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè,
người thân đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn PHẠM THU HIỀN
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các bảng và biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học ở một số nước trên thế giới 5
1.1.2 Những nghiên cứu giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học ở Việt Nam 6
1.1.3 Nhận xét chung 7
1.2 Khái quát môn Đạo đức ở trường tiểu học 8
1.2.1 Mục tiêu và yêu cầu cần đạt 8
1.2.2 Nội dung môn Đạo đức 10
1.2.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 12
1.2.4 Đánh giá kết quả giáo dục 13
1.3 Năng lực điều chỉnh hành vi trong môn Đạo đức ở tiểu học 14
Trang 61.3.1 Khái niệm 14
1.3.2 Biểu hiện 15
1.3.3 Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học môn Đạo đức 16
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học với việc thiết kế các bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi 16
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học 16
1.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học với việc tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi 18
1.5 Thực trạng dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học 18
1.5.1 Khái quát quá trình điều tra 18
1.5.2 Kết quả điều tra 19
Kết luận chương 1 24
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 25
2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lục điều chỉnh hành vi cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức 25
2.1.1 Bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm 25
2.1.2 Bảo đảm tính hệ thống 25
2.1.3 Chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục trong nội bộ môn học 25
2.1.4 Gắn với việc giải quyết vấn đề thực tiễn 26
2.1.5 Hướng đến điều chỉnh và phát triển hành vi cho học sinh 26
2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học 26
2.3 Thiết kế một số bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức 33
2.3.1 Các dạng bài tập phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh trong môn Đạo đức 33
2.3.2 Thiết kế một số bài tập phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh 34
Trang 72.4 Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực điều chỉnh
hành vi cho học sinh 66
Kết luận chương 2 67
Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 68
3.1 Mục đích thử nghiệm 68
3.2 Nhiệm vụ thử nghiệm 68
3.3 Đối tượng tham gia thử nghiệm 68
3.4 Thời gian thử nghiệm 69
3.5 Quy trình thử nghiệm 69
3.6 Nội dung thử nghiệm 69
3.7 Kết quả thử nghiệm 73
3.7.1 Đánh giá định lượng 73
3.7.2 Đánh giá định tính 76
3.7.3 Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh 77
3.8 Những kết luận rút ra sau thử nghiệm 77
Kết luận chương 3 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH Công nghiệp hóa CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDĐĐ Giáo dục đạo đức
GV Giáo viên HĐH Hiện đại hóa
HS Học sinh LĐC Lớp đối chứng LTN Lớp thử nghiệm NLĐCHV Năng lực điều chỉnh hành vi
SGK Sách giáo khoa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng:
Bảng 1.1 Các biểu hiện cụ thể của năng lực đặc thù môn Đạo đức 9
Bảng 1.2 Nội dung môn Đạo đức cấp Tiểu học 11
Bảng 1.3 Hiểu biết của giáo viên về dạy học phát triển năng lực trong môn Đạo đức 20
Bảng 1.4 Quan điểm của giáo viên về những phương diện có thể tiếp cận và khai thác để tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi 21
Bảng 1.5 Mức độ tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học môn Đạo đức của giáo viên 22
Bảng 2.1 Nội dung phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh trong các chủ đề dạy học Đạo đức lớp 1 27
Bảng 2.2 Hệ thống bài tập hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho chủ đề Thể hiện cảm xúc bản thân (lớp 2) 31
Bảng 2.3 Một số bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức 34
Bảng 3.1 Kế hoạch thử nghiệm 70
Bảng 3.2 Bảng tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh 71
Bảng 3.3 Kết quả bài kiểm tra trước khi thử nghiệm 73
Bảng 3.4 Kết quả bài kiểm tra sau khi thử nghiệm 74
Hình: Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra trước thử nghiệm 74
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra sau thử nghiệm 75
Trang 101.2 Môn Đạo đức giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân; góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam
Đây là môn học bắt buộc; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật
Chương trình môn Đạo đức góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới
1.3 Kết quả quan trọng nhất của dạy học môn Đạo Đức là những hành vi và thói quen đạo đức tương ứng được hình thành cho học sinh Vì vậy, phương pháp phù hợp nhất là dạy học theo định hướng phát triển năng lực Tự nhận thức, tự điều chỉnh
Trang 11hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác, nhằm phát triển Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội cho học sinh
Mặc dù, dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã được vận dụng vào giảng dạy bộ môn Đạo đức, song hiệu quả đạt được chưa cao Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập
Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học” để nghiên cứu Hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh có
ý thức trách nhiệm với hành vi, hành động của mình trong học tập và sinh hoạt phù hợp với giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quy tắc của cộng đồng, quy định của pháp luật, quy luật của tự nhiên và xã hội
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Đạo đức nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức nói riêng và việc giáo dục phẩm chất nói chung cho học sinh ở trường tiểu học
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức
Trang 125 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được hệ thống bài tập trong môn Đạo đức cho học sinh tiểu học một cách phù hợp sẽ giúp học sinh hình thành năng lực nhận thức về chuẩn mực hành
vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, từ đó hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học
- Thiết kế các mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra giáo viên tại một số trường tiểu học để làm rõ quan điểm của GV về dạy học Đạo đức và thực trạng tổ chức hoạt động phát triển năng lực điều chỉnh hành vi tại một số trường tiểu học hiện nay
- Xây dựng quy trình và thiết kế một số bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy và học môn Đạo đức cho học sinh cấp tiểu học
- Tổ chức thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá giả thuyết nêu ra
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, triết học, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam về hoạt động dạy và học môn Đạo đức cho học sinh tiểu học để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành điều tra, quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục nhằm xác định hiểu biết và quan điểm của GV về việc
tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
- Tiến hành trao đổi trực tiếp với giáo viên để tìm hiểu những nội dung, phương pháp, hình thức mà giáo viên thường sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy và học Những thuận lợi và khó khăn của họ thường gặp trong quá trình tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
- Trò chuyện với học sinh nhằm tìm hiểu thái độ, hứng thú trong học tập và các hoạt động giáo dục của các em, những điều mà các em mong muốn có được trong những giờ học tại trường
Trang 13- Xây dựng và sử dụng các bảng kiểm tra năng lực của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập Xác định nhiệm vụ và xây dựng nội dung, tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm
7.3 Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục
Sử dụng các phần mềm thống kê để liệt kê, mô tả, phân tích, xử lí các số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm nhằm làm rõ các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trong môn Đạo đức nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học
Chương 3 Thử nghiệm sư phạm
Trang 14NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học ở một số nước trên thế giới
Đạo đức là vấn đề được các nhà tư tưởng và triết học đề cập đến từ lâu, được xã hội mọi thời đại cả ở phương Tây lẫn phương Đông quan tâm và coi trọng
Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà triết học lớn, nhà giáo dục lớn của Trung Quốc đã khai sinh ra Nho giáo với quan điểm bồi dưỡng người có “đức nhân”, người “quân tử” có đủ phẩm cách và năng lực thi hành “đạo lớn” Ông đã viết tác phẩm bất hủ “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu”, trong đó rất xem trọng việc giáo dục đạo đức
Ở phương Tây, Nhà triết học Socrate (470 - 399 TCN) coi cái gốc của đạo đức
là tính thiện, đạo đức và sự hiểu biết quy định nhau, tức là có đạo đức là nhờ sự hiểu biết và con người sau khi có hiểu biết mới trở thành đạo đức
Aristoste (384 -322 TCN) cho rằng thượng đế không áp đặt để có công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức
Petxtalôdi (1746 - 1827), một trong những nhà giáo dục tiêu biểu của thế kỷ XIX, đã đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đạo đức (GDĐĐ) Ông cho rằng nhiệm
vụ trung tâm của giáo dục là GDĐĐ cho trẻ em trên cơ sở chung nhất là tình yêu về con người Tình yêu ấy bắt nguồn từ gia đình, trước hết là đối với cha mẹ, anh chị em rồi đến bạn bè và mọi người trong xã hội
C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho rằng:
“Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa
và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn
có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm
mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra chung quanh, ”
Trang 15Vào thế kỷ XX, nhà sư phạm A.C Macarenco của Liên Xô với tác phẩm “Bài
ca sư phạm” đã đề cập đến vấn đề giáo dục công dân (giáo dục trẻ em phạm pháp và không gia đình) Trong tác phẩm này ông đã nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục đạo đức thông qua nhiều phương pháp như phương pháp nêu gương, giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể
Các nhà nghiên cứu trên thế giới quan niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức cần tập trung rèn luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách như tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác
Tại Hội nghị khoa học “Đẩy mạnh giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa quốc tế”
tổ chức ở Tokyo vào tháng 2 năm 1994 với sự tham gia của 12 nước trong khu vực Hội nghị đã tổng kết kinh nghiệm và đã thống nhất đưa ra mô hình giáo dục giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa quốc tế gồm 8 nhóm giá trị:
1/ Nhóm giá trị liên quan đến quyền con người;
2/ Nhóm giá trị liên quan đến dân chủ;
3/ Nhóm giá trị liên quan đến hợp tác và hòa bình;
4/ Nhóm các giá trị liên quan đến bảo vệ môi trường;
5/ Nhóm giá trị liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa;
6/ Nhóm các giá trị liên quan đến bản thân và những người khác;
7/ Nhóm các giá trị liên quan đến tính dân tộc;
8/ Nhóm liên quan đến tâm linh
1.1.2 Những nghiên cứu giáo dục Đạo đức cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành giáo dục cũng nghiên cứu việc giáo dục đạo đức của người Việt Nam Điều này được phản ánh trong tác phẩm "Đạo đức học" của Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thơ và các tác phẩm khác; tác phẩm "Đạo đức hiếu sinh-nhân cách của người Việt Nam" của Fan Kezhong; Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Văn Phúc "Đạo đức trong các vấn đề giáo dục của nền kinh tế thị trường của đất nước tôi"; "Phương pháp giáo dục trẻ nghịch ngợm "của Phạm Công Sơn - Tô Quốc Tuấn (1997),
Với định vị chiến lược xây dựng đạo đức con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (HĐH) của Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu
Trang 16đã được thực hiện theo hướng này, như “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa” Yuwen (1996); Ủy ban chăm sóc trẻ em đã thực hiện một dự án nghiên cứu quốc gia
"Hiện trạng và vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" vào năm 1999-2000 Tất cả những nghiên cứu này đều nói về chức năng và vai trò rất quan trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2016) đã chỉ ra những biện pháp
cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục thông qua nghiên cứu Đó là: nhóm các biện pháp nhận thức giáo dục đại học, các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục đại học và các biện pháp rèn luyện hành vi đạo đức Có như vậy, giáo viên mới lựa chọn và vận dụng các phương pháp phù hợp theo tình hình thực tế của trường, lớp để nâng cao tác dụng giáo dục
Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh tiểu học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” (2011) đã nêu ra những điểm cần lưu ý để GDĐĐ qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao như: hiểu và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể, làm tốt công tác tham mưu với các đơn vị liên quan, tạo điều kiện để học sinh phát huy tính khả năng, đảm bảo thông tin hai chiều và công tác tổ chức khen thưởng kịp thời
1.1.3 Nhận xét chung
Nhìn chung, các đề tài và công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong GDĐĐ, như phân tích khái niệm và đặc điểm của giáo dục phổ thông, xây dựng chương trình giáo dục có nội dung và chủ đề phù hợp để dạy học với
HS, hình thành các năng lực cần thiết cho giáo viên khi tổ chức dạy học để đạt hiệu quả trong trường tiểu học Tuy nhiên, việc nghiên cứu hình thành hệ thống bài tập nhằm phát triển kĩ năng của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế Đặc biệt, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập môn Đạo đức nhằm hình thành và phát triển khả năng điều chỉnh hành vi của học sinh vẫn chưa được nghiên cứu nào đề cập đến
Vì chưa có lý thuyết, cuốn sách hay bài báo nghiên cứu nào được xuất bản nên tôi muốn thực hiện các nghiên cứu khoa học, bài bản và có hệ thống hơn về sự hình
Trang 17thành và phát triển khả năng hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi qua
hệ thống bài tập môn Đạo đức
1.2 Khái quát môn Đạo đức ở trường tiểu học
1.2.1 Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
1.2.1.1 Mục tiêu
a Mục tiêu chung
Chương trình môn Đạo đức góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)
1.2.1.2 Yêu cầu cần đạt
Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Đạo đức góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong
Chương trình tổng thể
Trang 18Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Các năng lực được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức (năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã nêu trong Chương trình tổng thể Yêu cầu cần đạt về các năng lực này đối với cấp Tiểu học như sau:
Bảng 1.1 Các biểu hiện cụ thể của năng lực đặc thù môn Đạo đức
Nhận xét được tính chất đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác; thể hiện thái
độ đồng tình hay không đồng tình với một số thái độ, hành vi đạo đức
và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt
Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác
Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lý
Trang 19Năng lực Biểu hiện
2 Năng lực phát triển bản thân
Có được cách cư xử, thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết
Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức
Đề xuất được những phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm
1.2.2 Nội dung môn Đạo đức
Dựa trên mục tiêu môn học và yêu cầu cần đạt về năng lực phẩm chất, cũng như đặc điểm tâm lý học sinh ở mỗi khối lớp, chương trình đưa ra nội dung khái quát cấp tiểu học như sau:
Trang 20Bảng 1.2 Nội dung môn Đạo đức cấp Tiểu học
Quê hương
em
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Biết ơn người lao động
Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
Nhân ái Quan tâm,
chăm sóc người thân trong gia đình
Kính trọng thầy giáo,
cô giáo và yêu quý bạn
bè
Quan tâm hàng xóm láng giềng
Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Tôn trọng
sự khác biệt của người khác
Chăm
chỉ
Tự giác làm việc của mình
Quý trọng thời gian
Ham học hỏi
Yêu lao động
Vượt qua khó khăn
Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Trách
nhiệm
- Sinh hoạt nền nếp
- Thực hiện nội quy trường, lớp
Bảo quản
đồ dùng cá nhân và gia đình
Tích cực hoàn thành nhiệm vụ
Bảo vệ của công
Bảo vệ môi trường sống
Thể hiện cảm xúc bản thân
Khám phá bản thân
Thiết lập và duy trì quan
hệ bạn bè
Lập kế hoạch cá nhân
Trang 21Tìm kiếm
sự hỗ trợ
Xử lí bất hoà với bạn
bè
Phòng, tránh xâm hại
Sử dụng tiền hợp
Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông
Quyền và bổn phận trẻ em
1.2.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Môn Đạo đức hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, nghĩa
là chuyển các giá trị văn hoá, đạo đức, các kiến thức pháp luật, kinh tế thành ý thức
và hành vi của người công dân Do vậy, giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp, cụ thể là:
Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai
Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử
Trang 22dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày;
thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;
Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh
Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Trong đó, môi trường giáo dục gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, mang ý nghĩa sâu sắc, có sức ảnh hưởng
vô cùng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội
1.2.4 Đánh giá kết quả giáo dục
Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học, cấp họcnhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân;đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình Đánh giá kết quả
giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu, ) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày
Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc,
Trang 23vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để học sinh được thể hiện phẩm chất và năng lực
Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và
ở cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học sinh, gia đình hoặc các tổ chức xã hội
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của học sinh
Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”
CT GDPT tổng thể được Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ngày 28/7/2017, bao gồm 10 năng lực sau:
Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một
số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
Trang 24năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh
- Năng lực điều chỉnh hành vi: là năng lực nhận biết các chuẩn mực hành vi, đạo đức, pháp luật; đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và người khác; từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
1.3.2 Biểu hiện
Năng lực điều chỉnh hành vi ở HS Tiểu học được biểu hiện cụ thể như sau: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết phải thực hiện theo các chuẩn mực hành vi đó; có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè; nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày
Nhận xét được tính chất đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác của một số thái độ, hành
vi đạo đức, pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt; thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác
Tự làm được những công việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm trong học tập và sinh hoạt hằng ngày;thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè; bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí
Trang 251.3.3 Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học môn Đạo đức
Trong quá trình GDĐĐ cho HS, bên cạnh việc cung cấp cho trẻ những biểu tượng và khái niệm đạo đức, bồi dưỡng cảm xúc và tình cảm đạo đức, GV còn cần rèn luyện kỹ năng và thói quen đạo đức cho các em, như vậy mới hình thành được bản lĩnh đạo đức vững vàng cho HS
Nếu trình độ phát triển nhân cách về mặt đạo đức nhất là về mặt ý thức đạo đức không tương ứng với trình độ phát triển của tình cảm đạo đức, của thói quen hành vi đạo đức thì sẽ gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi, lúng túng, thậm chí mắc sai lầm trong ứng xử đạo đức khi gặp các tình huống khó khăn thì niềm tin đạo đức và tình cảm đạo đức được hình thành không chắc chắn, phiến diện Mặt khác, nếu việc truyền thụ kiến thức đạo đức được tiếp thu một cách hình thức thì sẽ gặp tai họa là lời nói và việc làm không thống nhất với nhau, lý trí và tình cảm không thống nhất với nhau, nảy sinh hiện tượng phân đôi nhân cách, hiện tượng đạo đức giả Chính vì vậy, hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học môn Đạo đức là cực kỳ quan trọng, làm cho những thói quen hành vi đạo đức trở thành bản tính tự nhiên của
cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học với việc thiết kế các bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
1.4.1 Khái quát đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi, đây là giai đoạn mà trẻ em tiến hành hoạt động chuyển hướng vào việc lĩnh hội tri thức, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách đặc biệt là sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ em dễn ra một cách thuận lợi
Ở giai đoạn này, hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập, các em còn dễn ra các hoạt động khác như: hoạt động vui chơi (chuyển từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động); hoạt động lao động (bắt đầu
có sự tham gia lao động tự phục vụ bản thân, gia đình và các hoạt động lao động tập thể ở trường, ở lớp); hoạt động xã hội (bắt đầu có sự tham gia vào các phong trào của trường, lớp, khu dân cư) Bên cạnh những đặc điểm trên, học sinh tiểu học còn có những biểu hiện cơ bản về tâm lý như: luôn cố gắng là thành viên tích cực ở nhà và ở trường, thích được quan tâm, khích lệ khi làm được việc tốt, thích được tham gia các
Trang 26hoạt động xã hội mang tính tập thể Đến giai đoạn cuối cập tểu học, các em muốn người khác thừa nhận mình đã lớn, thích được nhiều người biết đến mình
Về nhận thức lý tính: Tư duy của học sinh mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính
cụ thể sang tính tư duy trừu tượng khái quát, tuy nhiên các hoạt động phân tích, tổng hợp kến thức còn sơ đẳng, chưa sâu sắc Các hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi, đến cuối cấp tiểu học, tưởng tượng bắt đầu hoàn thiện,
từ những hình ảnh cũ học sinh có thể tái tạo ra những hình ảnh mới và tưởng tượng của các em bị chi phối mạnh mẽ bởi các cảm xúc, tình cảm, gắn với các rung động tình cảm của học sinh
Trí nhớ trực quan, hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic Giai đoạn đầu cấp tiểu học, ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Đến giai đoạn cuối cấp tiểu học, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em
Về sự phát triển tình cảm: Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,… Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều)
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ,
ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,… khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ
Về sự phát triển nhân cách: Nét tính cách của học sinh đang dần được hình thành, mang tính chỉnh thể và hồn nhiên Các em thường bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách lúc này còn tiềm ẩn, các phẩm chất và năng lực của các em chưa được bộc lộ rõ rệt, tuy nhiên nếu được tác động thích ứng sẽ được phát triển (Nguyễn Văn Hùng, 2015)
Trang 271.4.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học với việc tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
Các nhà đạo đức học luôn cho rằng đạo đức trước hết là hành vi hay cách ứng
xử Chúng ta thường đánh giá đạo đức con người không phải bằng suy nghĩ hay lời nói mà bằng những hành động cụ thể Từ hành vi bên ngoài có thể tìm hiểu tính khí, thói quen, tài năng, mặc cảm tức là nội tâm của trẻ, trên cơ sở quan sát, nhận xét mà
có phương tiện giáo dục phù hợp
Dù nắm được các chuẩn mực đạo đức nhưng HS chưa thể hiện được hết sự hiểu của mình khi phải ngồi yên một chỗ, được sự giám sát chặt chẽ của thầy cô Các em thường bôc lộ tính tình một cách chân thật nhất lúc chơi trò chơi, lúc thảo luận, lúc đóng vai…, thông qua các hoạt động đó HS mới có nhận thức thực tế về chuẩn mực hành vi đã học, áp dụng nó vào việc đánh giá và điều chỉnh hành vi cho phù hợp Nếu thiết kế được các hoạt động thực hành giúp HS củng cố các thường xuyên các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống và thông qua các bài học, các hoạt động thì sẽ hình thành được năng lực phát triển bản thân nói chung và năng lực điều chỉnh hành vi nói riêng, một cách sâu đậm và bền vững
1.5 Thực trạng dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học
1.5.1 Khái quát quá trình điều tra
a Mục đích điều tra:
Nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến thực trạng việc tổ chức dạy học phát triển năng lực ở một số trường tiểu học của thành phố Hạ Long hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành nhằm phát triển
năng lực điều chỉnh hành vi trong môn Đạo đức có hiệu quả
b Thời gian, địa điểm và đối tượng điều tra:
Trên cơ sở mục đích điều tra là thu thập những dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, trong thời gian từ 4 / 2 / 2021- 25/2/2021, chúng tôi đã xây dựng những phiếu khảo sát và tiến hành điều tra trên phạm vi sau:
- Đơn vị điều tra: các trường tiểu học địa bàn thành phố Hạ Long: trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long, trường tiểu học Trần Hưng Đạo, trường tiểu học Lê Hồng Phong
- Đối tượng điều tra gồm có: 60 giáo viên giảng dạy trường tiểu học
Trang 28c Phương pháp, công cụ điều tra:
Với phạm vi điều tra rộng, đối tượng điều tra là giáo viên nên chúng tôi chọn phương pháp điều tra chủ yếu là thu thập số liệu trực tiếp thông qua phiếu điều tra dành cho giáo viên Bên cạnh đó, kết hợp quan sát các giờ học, ghi biên hản dự giờ và phỏng vấn giáo viên
d Nội dung điều tra:
Nội dung điều tra để làm rõ các vấn đề sau:
- Quan điểm, hiểu biết của giáo viên về dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
- Những phương diện khai thác và tiếp cận tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học nói chung và qua dạy học môn Đạo đức nói riêng
- Mức độ và hiệu quả tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học ở tiểu học nói chung và qua môn Đạo đức nói riêng
1.5.2 Kết quả điều tra
1.5.2.1 Quan điểm, hiểu biết của giáo viên về dạy học phát triển năng lực trong môn Đạo đức
Để có được nhận định khách quan nhất về quan điểm, hiểu biết của giáo viên về dạy học phát triển năng lực trong môn Đạo đức; chúng tôi đã tiến hành sàng lọc, lựa chọn những vấn đề chủ chốt, cơ bản của nội dung môn học và tiến hành xây dựng các câu hỏi ngắn cho GV Kết quả thu được được thể hiện trong bảng sau:
Trang 29Bảng 1.3 Hiểu biết của giáo viên về dạy học phát triển năng lực
trong môn Đạo đức
Kết quả đúng
Tỷ lệ (%)
Bài tập 1: Các năng lực hình thành, phát triển
trong môn Đạo đức gồm những năng lực nào?
A Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát
triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia
hoạt động kinh tế - xã hội
B Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát
triển bản thân, năng lực hoạt động xã hội
C Năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực
phát triển bản thân
Bài tập 2: Nếu Thầy/Cô đánh giá khả năng
"Tự điều chỉnh cảm xúc và hành vi" của học
sinh, Thầy/Cô sẽ tìm kiếm 3 hành vi nào?
- Hành vi 1: Giận
dữ trước sự trêu chọc của bạn bè
- Hành vi 2: Sợ hãi trước yếu tố bất ngờ
- Hành vi 3: Buồn
bã vì điểm kém
22 36.67%
Bài tập 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp để
hoàn thành các câu sau:
Sự phát triển các phẩm chất gắn liền với sự
phá triển các ………chung
Thông qua sự phát triển các phẩm chất, học
sinh sẽ có nhiều khả năng hơn để
chịu cho các hành vi và phản
ứng của mình đối với người khác
- năng lực
- trách nhiệm 55 91.67%
Trang 30Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Với câu hỏi lý thuyết về năng lực đặc thù môn Đạo đức, 100% các GV đều có đáp án đúng Như vậy, GV đã nắm chắc các năng lực cần được hình thành và phát triển trong chương trình môn học Ở câu hỏi thứ ba, số câu trả lời đúng là 55/60 chiếm 91.67% Điều này chứng tỏ hầu hết GV hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn đạo đức đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Tuy nhiên, tương đối GV chưa thực sự nhận được biết biểu hiện cụ thể của NLĐCHV ở HS Điều đó sẽ gây khó khăn cho GV khi thực hiện rèn luyện năng lực cho HS của mình Cụ thể ở câu hỏi số hai về việc xác định hành vi, đáp án đúng chỉ chiếm 36.67% với 22/60 câu trả lời
1.5.2.2 Phương thức tiếp cận tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học môn Đạo đức
Theo chương trình GDPT 2018, những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt của môn học là pháp lệnh, các vấn đề liên quan chỉ là tham khảo Các nhà
sư phạm vì thế mà có quan điểm khác nhau về việc tiếp cận khai thác tổ chức dạy học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nơi mình công tác Điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4 Quan điểm của giáo viên về những phương diện có thể tiếp cận và khai
thác để tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Toàn bộ các GV cho rằng việc tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi có thể tiếp cận và khai thác hình thức và đối tượng dạy học với số phiếu 60/60 chiếm 100% Ý kiến có thể tiếp cận và khai thác phương pháp dạy học chiếm 86.67% với số phiếu 52/60 Nội dung dạy học với số
Trang 31phiếu 45/60 chiếm 75% Như vậy, đa phần các GV đều xác định đúng những phương diện có thể tiếp cận và khai thác để tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, trong đó khía cạnh hình thức và đối tượng được đánh giá cao hơn các khía cạnh khác
1.5.2.3 Mức độ và hiệu quả tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong môn Đạo đức
Tùy vào đặc điểm HS của từng lớp, điều kiện dạy học và khả năng, thế mạnh của GV; mỗi GV sẽ thực hiện tổ chức dạy học phát triển các năng lực trong môn học
có dung lượng khác nhau Đề tài này tập trung nghiên cứu về NLĐCHV, vì vậy chúng tôi chỉ đưa ra số liệu về mức độ tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong dạy học môn Đạo đức của giáo viên Cụ thể:
Bảng 1.5 Mức độ tổ chức dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong
dạy học môn Đạo đức của giáo viên
Trang 32Dựa trên các kết quả điều tra trên, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết GV đều đã có hiểu biết nhất định về chương trình dạy học phát triển năng lực, phẩm chất và đã nghiêm túc tổ chức thực hiện áp dụng dạy học theo hướng đi mới này Tuy nhiên kết quả thu được sau quá trình thực hiện chưa cao, đặc biệt là việc hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho HS Chính vì thế, chúng tôi xin đưa ra hệ thống bài tập trong môn Đạo đức nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho HS để các nhà sư phạm có thể tham khảo tìm hiểu sâu hơn, áp dụng tốt hơn trong dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục của mình
Trang 33Kết luận chương 1
Trong chương đầu tiên, chúng tôi đã phân tích tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn
đề về GDĐĐ trên thế giới, những nghiên cứu về GDĐĐ tại Việt Nam Trình bày khái quát môn đạo đức ở tiểu học; phân tích NLĐCHV trong môn đạo đức ở tiểu học; đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học với việc thiết kế các bài tập phát triển NLĐCHV và mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học với việc thiết kế các hoạt động thực hành nhằm phát triển NLĐCHV Phân tích được thực trạng dạy học môn đạo đức ở một số trường tiểu học
Những kết quả có được trên đây là cơ sở để chúng tôi thiết kế đề tài xây dựng
hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho HS Kết quả việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học được trình bày trong chương 2 của luận văn
Trang 34Chương 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lục điều chỉnh hành
vi cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức
Hệ thống bài tập trong môn Đạo đức nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành
vi cho HS cần tuân thủ các định hướng môn học nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
2.1.1 Bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm
Bài tập được xây dựng trên cơ sở: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước; các thành tựu nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học, đạo đức học, luật học, lí luận chính trị và kinh tế học; kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chương trình môn Giáo dục công dân; các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
và giá trị chung của nhân loại; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập
2.1.3 Chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục trong nội bộ môn học
Nội dung tích hợp kĩ năng sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế và tích hợp nhiều chủ đề giáo dục cần thiết như: môi trường, bình đẳng giới, di sản văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, tài chính, Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với các sự kiện có tính thời sự trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương, đất nước và thế giới
Trang 352.1.4 Gắn với việc giải quyết vấn đề thực tiễn
Nội dung bài tập luôn xoay quanh các vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, đảm bảo cho học sinh dễ dàng nhận biết và liên hệ được với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học Các tình huống, yêu cầu đưa ra cho học sinh có thể được lấy từ các vấn
đề xã hội nổi cộm để học sinh dễ liên hệ; cũng có khi là một yêu cầu đơn giản xuất phát từ hoạt động diễn ra hàng ngày của học sinh
2.1.5 Hướng đến điều chỉnh và phát triển hành vi cho học sinh
Cần đáp ứng đủ các nội dung về yêu cầu cần đạt của năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó Nhận xét được tính chất đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt và thể hiện được thái độ của mình với các hành vi đạo đức đó Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ý lại người khác
2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học
Để xây dựng được hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, rà soát chương trình môn Đạo đức để xác định mạch nội dung/ chủ đề gắn với yêu cầu cần đạt về hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
Dựa trên nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của từng mạch nội dung, GV xác định và phân loại các năng lực đặc thù của môn học được nêu trong chủ đề Sau đó thể hiện những nội dung phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh gắn với các chủ đề tương ứng theo bảng
Trang 36- Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình em
- Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình
- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường
- Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình
- Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường
4 Thật thà
- Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà
- Biết vì sao phải thật thà
- Thực hiện được lời nói và việc làm thật thà
- Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà
5 Sinh hoạt nền nếp
- Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp
- Biết vì sao phải sinh hoạt nền nếp
- Bước đầu hình thành được một số nền nếp
6
Thực hiện
nội quy
trường, lớp
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp
- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp
- Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp
7
Tự chăm
sóc bản
thân
- Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân
- Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân
- Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình
- Nêu được một số tai nạn, thương tích trẻ em thường gặp
- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích
- Thực hiện được việc phòng, tránh tai nạn, thương tích
Trang 37Bước 2: Xác định yêu cầu cần đạt của bài học/ chủ đề và mục tiêu thiết kế bài tập phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
Trong bước này, GV cần xác định rõ ràng mục tiêu đánh giá dựa trên phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của chủ đề trong môn Đạo đức được quy định trong chương trình môn học Các mục tiêu này cần được xác định một cách cụ thể, hướng đến hành động, việc làm của HS và được mô tả bằng những động từ có thể đo đạc, lượng hóa và đánh giá được
GV căn cứ vào chương trình môn Đạo đức để xác định yeu cầu càn đạt của chủ đề/bài học, chỉ ra được các mục tiêu hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Cách khác, GV tìm hiểu nội dung bài học, nội dung đó đáp ứng được yêu cầu gì về năng lực phẩn chất của HS và chỉ rõ năng lực điều chỉnh hành vi mà bài học
đề cập tới
Ví dụ: Chủ đề Thực hiện nội quy trường, lớp (lớp 1)
Các yêu cầu cần đạt:
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp
- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp
- Thực hiện đúng nội quy trường, lớp
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp
Mục tiêu phát triển năng lực điều chỉnh hành vi trong bài:
- Nêu được, xác định được một số nội quy trường, lớp
- Giải thích được vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp
- Liên hệ và tự đánh giá bản thân về việc thực hiện nội quy trường, lớp
- Nhận xét việc tự thực hiện nội quy của người khác
- Xử lý các tình huống liên quan đến việc thực hiện nội quy trường, lớp
- Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp
Bước 3: Xác định dạng bài tập phù hợp
Có thể sửa dụng bài dạng bài tập tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan để đánh giá kiến thức, HS trả lời câu hỏi và bài tập liên quan đến sự cần thiết và cách thực hiện hành vi đạo đức được học dưới dạng xác định ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện, và tác hại của việc làm trái với bài học; nêu được hành vi, việc cần làm và việc
Trang 38cần tránh theo bài học đạo đức quy định Đối với kiểm tra đánh giá kỹ năng, HS cần đánh giá hành vi và xử lý được tình huống đạo đức liên quan đến bài thông qua bài tập xác định tính đúng sai của hành vi và giải thích vì sao; nêu cách xử lý và giải thích cách làm
Ví dụ: Với chủ đề Thực hiện nội quy trường, lớp (lớp 1)
Để hình thành năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi, GV có thể ưu tiên sử dụng dạng bài tập điền khuyết, trả lời ngắn, nhắc lại kiến thức, điền đúng - sai Các dạng bài tập này phù hợp cho việc kiểm tra kiến thức về chuẩn mực hành vi và các biểu hiện cụ thể của chúng Một số bài tập cụ thể:
Bài tập 1: Buổi tối trước khi đi ngủ, An thường kiểm tra và đặt báo thức lúc 6 giờ để sáng hôm sau đi học đúng giờ Từ ngày đầu tiên đi học đến nay, An chưa bao giờ đi học muộn Theo em, An có phải người thực hiện đúng nội quy trường, lớp không? Vì sao?
Bài tập 2: Hãy nêu một số nội quy trường, lớp mà em biết?
Bài tập 3: Điền dấu + vào • trước những biểu hiện đúng, dấu - vào • trước những biểu hiện chưa phù hợp liên quan đến việc thực hiện đúng nội quy của trường, lớp
• Đi học đúng giờ
• Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp
• Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học
• Nói chuyện, làm việc riêng trong lớp
• Vẽ, bôi bẩn ra bàn ghế ở lớp
Để hình thành năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác, GV có thể
ưu tiên sử dụng dạng bài tập yêu cầu bày tỏ thái độ đồng ý - không đồng ý, xác định hành vi nên - không nên làm, điền đúng - sai Các dạng bài tập này phù hợp cho việc đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá của HS về biểu hiện hành vi được nhắc tới Một số bài tập cụ thể:
Bài tập 1: Trong cuộc thảo luận nhóm, Lâm, Phong, Liên đưa ra ý kiến về chủ
đề nội quy trường, lớp Hãy đánh dấu + vào • trước ý kiến mà em cho là phù hợp
• Lâm nói: Thực hiện đúng nội quy trường, lớp sẽ giúp học sinh đi học vui vẻ
• Phong nói: Thực hiện đúng nội quy trường, lớp sẽ giúp học sinh học tập an toàn và tốt hơn
Trang 39• Liên nói: Thực hiện đúng nội quy trường, lớp làm giảm thời gian vui chơi ở trường Bài tập 2: Đánh dấu + vào • trước những việc mà em đã thực hiện tốt, đánh dấu
- vào • trước những việc mà em chưa thực hiện tốt
• Đi học đều và đúng giờ
• Xếp hàng đúng quy định
• Hợp tác với bạn khi học nhóm
• Giữ vệ sinh trường, lớp
• Lễ phép với thầy giáo, cô giáo
• Mặc đồng phục đúng quy định
Bài tập 3: Hãy đánh dấu + vào cột phù hợp với nhận định của em
nên làm
1 Sơn thường xuyên đi học muộn
2 Lê chỉ thích làm việc cá nhân, không muốn hợp tác
5 Chép bài của bạn để nâng cao điểm bài kiểm tra
Để hình thành năng lực điều chỉnh hành vi, GV có thể ưu tiên sử dụng dạng bài tập yêu cầu xử lý tình huống dưới hình thức trả lời ngắn, bài tập lựa chọn, đóng vai hoặc GV có thể đưa ra yêu cầu bài tập trên lớp để HS trực tiếp thực hiện Các dạng bài tập này phù hợp cho việc đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá của HS về biểu hiện hành vi được nhắc tới Một số bài tập cụ thể:
Bài tập 1: Trong giờ kiểm tra, Hiếu không làm được bài, quay sang hỏi chép bài của em Em sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?
Bài tập 2: Đánh dấu + vào • trước đáp án em cho là phù hợp nhất
Ngân và Trà đang đi trên sân trường, thấy một cô giáo bê tập vở lớn cùng nhiều
đồ dùng dạy học Trà nói với Ngân: “Chúng mình ra giúp bê giúp cô đi” Nếu em là Ngân, em sẽ làm gì?
Trang 40• Mặc kệ vì đó không phải giáo viên dạy mình
• Từ chối và kéo Trà đi tiếp
• Đồng ý với Trà và giúp đỡ cô
Bài tập 3: Lớp em có Huy là một học sinh khuyết tật phải ngồi xe lăn Hằng ngày, các bạn trong lớp phân công nhau đẩy xe giúp bạn khi tan học Hôm nay, đến lượt em và Thành đi giúp đỡ Huy Đi được một đoạn, các bạn lớp khác cười đùa trêu chọc Huy, Thành tỏ vẻ xấu hổ và bỏ về trước
Em hãy đóng vai xử lý tình huống trên
Bước 4: Thiết kế hệ thống bài tập hoàn chỉnh cho bài học/chủ đề
Lập bảng ma trận hệ thống các bài học và nội dung phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh
Năng lực điều chỉnh hành vi không chỉ được hình thành thành qua một vài bài học mà nó được thể hiện xuyên suốt trong chương trình môn học Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực, cần xây dựng được hệ thống các bài học và nội dung phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh Dựa trên việc xác định mục tiêu từng bài học, GV lập được bảng ma trận hệ thống lại nội dung này trong suốt năm học Bảng ma trận giúp GV thuận tiện rà soát việc thực hiện hình thành và phát triển năng lực ở HS một cách đầy đủ và trọn vẹn
Ví dụ:
Bảng 2.2 Hệ thống bài tập hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi
cho chủ đề Thể hiện cảm xúc bản thân (lớp 2)
- Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh
1 Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:
Hãy sắp xếp những từ sau vào ô cho phù hợp:
thích, cô đơn, yêu, buồn, tự tin, lo lắng, tức giận, vui sướng, phấn khởi, sợ hãi
Cảm xúc tích cực Cảm xúc tiêu cực
2 Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: