1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh quảng trị

198 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Thúc Đẩy Quản Lý Rừng Trồng Bền Vững Quy Mô Hộ Gia Đình Tại Tỉnh Quảng Trị
Tác giả Nguyễn Hoàng Tiệp
Người hướng dẫn GS.TS Võ Đại Hải, TS. Hoàng Liên Sơn
Trường học Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Lâm Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết của đề tài luận án (0)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 2.1. Về khoa học (11)
    • 2.2. Về thực tiễn (12)
  • 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án (0)
    • 3.1. Ý nghĩa khoa học (12)
    • 3.2. Ý nghĩa thực tiễn (12)
  • 4. Những đóng góp mới của luận án (0)
  • 5. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 5.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 5.2. Địa điểm nghiên cứu (13)
    • 5.3. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 6. Bố cục đề tài luận án (0)
  • Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Trên thế giới (15)
      • 1.1.1. Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ (15)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về QLRBV và CCR (19)
      • 1.1.3. Nghiên cứu về chính sách và các giải pháp quản lý bền vững rừng trồng HGĐ (0)
    • 1.2. Ở Việt Nam (25)
      • 1.2.1. Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ (25)
      • 1.2.2. Nghiên cứu về QLRBV và CCR (31)
      • 1.2.3. Nghiên cứu chính sách và các giải pháp quản lý bền vững rừng trồng HGĐ (35)
    • 1.3. Nhận xét và đánh giá chung (0)
  • Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (43)
    • 2.1. Nội dung nghiên cứu (43)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (44)
      • 2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận (44)
      • 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (0)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (60)
    • 3.1. Đánh giá hiện trạng phát triển rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị (60)
      • 3.1.1. Diện tích rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị (60)
      • 3.1.2. Đặc điểm HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị (63)
      • 3.1.3. Biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị 55 3.1.4. Chu kỳ kinh doanh, sản phẩm gỗ và hiệu quả kinh tế rừng trồng HGĐ (66)
      • 3.1.5. Mức độ đáp ứng các tiêu chí và chỉ số QLRBV đối với quản lý rừng trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị (75)
    • 3.2. Nghiên cứu các mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị (0)
      • 3.2.1. Khái quát quá trình hình thành mô hình CCR theo nhóm hộ ở Quảng Trị (80)
      • 3.2.2. Liên kết ngang giữa các HGĐ trong mô hình CCR theo nhóm hộ (82)
      • 3.2.3. Liên kết dọc theo chuỗi giá trị giữa các HGĐ và các cơ sở chế biến gỗ trong việc tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng (87)
      • 3.2.4. Các khoảng trống của mô hình CCR theo nhóm hộ ở tỉnh Quảng Trị 77 3.3. Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ ở tỉnh Quảng Trị… 79 3.3.1. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ không tham gia CCR theo nhóm 79 3.3.2. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tham gia CCR theo nhóm hộ 83 3.4. Phân tích các chính sách phát triển rừng trồng quy mô HGĐ 84 3.4.1. Chính sách phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV, CCR ở Trung ương (88)
      • 3.4.2. Chính sách phát triển rừng trồng HGĐ và QLRBV, CCR ở tỉnh Quảng Trị (106)
      • 3.4.3. Tác động của chính sách và các biện pháp áp dụng đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ (110)
    • 3.5. Ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị (0)
      • 3.5.1. Ứng dụng hệ thống iTwood để quản lý rừng trồng và nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ (114)
      • 3.5.2. Ứng dụng hệ thống iTWood để truy xuất nguồn gốc gỗ rừng trồng HGĐ………………………………………………………………………. 108 3.6. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng HGĐ bền vững tại 112 (119)
      • 3.6.1. SWOT trong phát triển rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị (0)
      • 3.6.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển rừng trồng HGĐ bền vững tại tỉnh Quảng Trị (0)
    • 1. Kết luận (135)
    • 2. Tồn tại (137)
    • 3. Kiến nghị (137)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (14)
  • PHỤ LỤC (156)

Nội dung

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh quảng trị Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh quảng trị Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh quảng trị

Mục tiêu nghiên cứu

Về khoa học

- Đánh giá được hiện trạng quản lý rừng trồng bền vững của các HGĐ trong chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

Ý nghĩa khoa học

Đề tài luận án bổ sung thêm các luận cứ khoa học cho đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.

Ý nghĩa thực tiễn

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, đề tài luận án đã rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý rừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, đánh giá được các tác động của chính sách và biện pháp đã áp dụng đến phát triển rừng trồng HGĐ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quản lý bền vững rừng trồng HGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bao gồm: i) Giải pháp kỹ thuật; ii) giải pháp chính sách; iii) Giải pháp nâng cao năng lực HGĐ trong thực hiện quản lý bền vững rừng trồng

4 Những đóng góp mới của luận án Đề tài luận án có những đóng góp mới sau đây:

- Đề tài luận án đã bổ sung những luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế và chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại Quảng Trị.

- Phát hiện được khoảng trống về chính sách có liên quan làm cơ sở đề xuất bổ sung sửa đổi chính sách phù hợp với xu hướng quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị;

- Đã đề xuất được một số giải pháp góp phần thúc đẩy quản lý và phát triển rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.

5 Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là:

- HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị

- Hoạt động quản lý rừng trồng của HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, từ khâu trồng rừng, chăm sóc, khai thác và tiêu thụ gỗ rừng trồng Đề tài luận án tập trung nghiên cứu quản lý rừng trồng cho 2 loài cây trồng rừng chính tại tỉnh Quảng Trị là: Keo lai và Keo tai tượng, bao gồm rừng đã được cấp chứng chỉ và chưa được cấp chứng chỉ

- Các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến QLRBV.

- Mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm hộ tại tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị, tập trung vào 04 huyện có diện tích rừng trồng sản xuất của HGĐ lớn và đã được cấp CCR ở tỉnh Quảng Trị là: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong.

- Về không gian: Chỉ nghiên cứu tại 4 huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị

+ Về đánh giá hiện trạng phát triển rừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: đề tài luận án giới hạn trong đánh giá hiện trạng về diện tích, đặc điểm HGĐ trồng rừng, các biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng, chu kỳ kinh doanh và kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ

- Về nghiên cứu mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng HGĐ: Đề tài luận án giới hạn trong nghiên cứu mối liên kết ngang (liên kết giữa các HGĐ) và mối liên kết dọc (liên kết giữa các HGĐ và cơ sở chế biến gỗ) của các HGĐ chưa có CCR và nhóm hộ đã có CCR.

- Về nghiên cứu các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: Đề tài luận án giới hạn trong phân tích các kênh tiêu thụ gỗ của HGĐ không có CCR và

HGĐ đã có CCR, trong đó phân chia thành các các kênh tiêu thụ gỗ nhỏ (dăm, giấy) và gỗ lớn (gỗ xẻ).

- Về phân tích các chính sách có liên quan đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ: Đề tài luận án giới hạn trong phân tích các chính sách hiện hành ban hành bởi các cơ quan ở cấp Trung ương và tỉnh Quảng Trị đang còn hiệu lực;

- Về đánh giá tác động của các chính sách và biện pháp đã áp dụng tới quản lý rừng trồng bền vững HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, đề tài luận án tập trung vào đánh giá: i) Sự thay đổi diện tích rừng trồng HGĐ và diện tích rừng được cấp chứng chỉ theo các mốc thời gian; ii) Mức độ đáp ứng các tiêu chí, chỉ số QLRBV. iii) Sự thay đổi về các biện pháp kỹ thuật áp dụng và quản lý rừng

6 Bố cục đề tài luận án Đề tài luận án dài 143 trang, ngoài các phần lời cam đoan, cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, hình ảnh và các phụ lục, được kết cấu thành các phần chính sau đây:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (26 trang)

- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang).

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang).

- Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang).

- Tài liệu tham khảo (16 trang).

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ

- Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ

Theo Pokorny và cộng sự (2010) chủ rừng nhỏ (hay HGĐ) được hiểu là chủ rừng sống ở vùng nông thôn nhiệt đới, sở hữu hoặc quản lý diện tích đất rừng nhỏ để phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc thương mại và chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình Theo Barr và Sayer (2012) trồng rừng quy mô HGĐ đã được người dân vùng nông thôn vùng nhiệt đới thực hiện và được đặc biệt chú ý trong bốn thập kỷ qua Chính phủ các nước trên thế giới đã trao quyền sở hữu cho cộng đồng và người dân địa phương để tham gia vào các chương trình trồng rừng nhằm giảm áp lực phá rừng tự nhiên và xóa đói giảm nghèo Theo FAO (2020) tại 115 quốc gia được thống kê có 887,7 triệu ha rừng được quản lý bởi khu vực tư nhân, chiếm 22% tổng diện tích rừng thế giới Trong khu vực tư nhân, HGĐ và cá nhân quản lý 51%; các công ty, tổ chức quản lý 20% và cộng đồng quản lý 29% Châu Âu có tỷ lệ rừng quản lý bởi HGĐ, cá nhân cao nhất với 78%, tiếp đến là châu Á với 56%, Trung và Bắc Mỹ 55%.

Midgley và cộng sự (2017) cho biết HGĐ và các chủ rừng nhỏ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với lâm nghiệp ở các nước châu Á Gỗ rừng trồng HGĐ đã cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ, xây dựng, gỗ lạng và MDF, gỗ xuất khẩu, viên nén và bột giấy Ngoài ra, nguồn nguyên liệu gỗ từ HGĐ còn được sử dụng phần lớn cho công nghiệp chế biến trong nước,sản xuất than và xây dựng nông thôn Rohadi et al (2015) chỉ ra rằng mặc dù không phải là nguồn thu nhập chính của HGĐ ở Indonesia nhưng thu nhập từ rừng trồng đóng góp khoảng 15% thu nhập của HGĐ Theo Maryudi và cộng sự (2015) ban đầu rừng trồng HGĐ hướng đến sử dụng đa mục đích và chưa quan tâm nhiều đến mục đích kinh tế Trong thời gian gần đây, khi gỗ rừng trồng HGĐ tham gia vào thị trường gỗ toàn cầu, các kênh thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ ngày càng phát triển, giá gỗ ngày càng tăng các HGĐ trồng rừng đã chú trọng mục tiêu kinh tế của rừng Theo Arvola và cộng sự (2020), Nambiar (2021) chủ rừng nhỏ đang ngày càng trở nên quan trọng xét trên khía cạnh tiềm năng đóng góp vào nguồn gỗ thương mại toàn cầu, tạo ra việc làm, hỗ trợ phát triển sinh kế và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái Nurrochmat và cộng sự ( 2014) cho rằng các thủ tục đơn giản để đưa gỗ từ rừng trồng HGĐ ra thị trường là một trong những chất xúc tác chính cho việc trồng rừng của các HGĐ.

Các loài cây được HGĐ lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ sinh trưởng và chất lượng gỗ theo yêu cầu thị trường Sự phát triển mạnh của rừng trồng Bạch đàn và Keo gần đây chủ yếu do sự tăng lên của nhu cầu giấy và bột giấy Ở Thái Lan, loài cây trồng rừng chính là Bạch đàn và Tếch, phần lớn được trồng bởi HGĐ với diện tích khoảng 1,5 triệu ha Theo ước tính của Boulay và cộng sự (2012) phần lớn diện tích rừng trồng quản lý bởi HGĐ Theo Grossman (2012), ở Paraguay mặc dù cán bộ khuyến nông đã có những hướng dẫn cụ thể về xử lý thực bì, tỉa cành Bạch đàn nhưng việc áp dụng còn rất hạn chế nên năng suất rừng chưa cao.

Về kế hoạch quản lý rừng trồng, theo Midgley và cộng sự (2012) chỉ ra rằng các HGĐ quản lý rừng của họ theo kế hoạch riêng và hiếm khi được thực hiện bài bản theo kế hoạch ban đầu và bị ảnh hưởng bởi giá gỗ thị trường Việc khai thác rừng của các HGĐ cũng rất linh hoạt và không thể dự báo trước, đặc biệt là đối với các HGĐ trồng rừng nhỏ lẻ với diện tích 0,1-5 ha, rừng sẽ đượ khai thác khi HGĐ cần tiền mặt cho sinh hoạt, chữa bệnh, giáo dục hoặc các chi phí cần thiết khác. Nhân tố khác quyết định đến thời điểm bán rừng của HGĐ chính là giá gỗ trên thị trường Tuy nhiên, không phải mô hình rừng trồng HGĐ ở đâu cũng thành công và có sự khác biệt ở từng quốc gia (Hoan & Muilia, 2018), có nhiều nơi thất bại hoặc có hiệu suất thấp (Kroger, 2012) Ở Lào (Barney 2008) và tại Indonesia (Obidzinski và Dermawan 2010, Perdana et al 2012) HGĐ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc trồng và trồng xen cây gỗ vào hệ thống sử dụng đất của họ vì liên quan đến điều kiện lập địa, quyền sử dụng đất, chất lượng giống, tài chính hỗ trợ để đầu tư dài hạn và khả năng tiếp cận thị trường (Nawir et al 2007, Nambiar và Harwood,

Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là:

- HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị

- Hoạt động quản lý rừng trồng của HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, từ khâu trồng rừng, chăm sóc, khai thác và tiêu thụ gỗ rừng trồng Đề tài luận án tập trung nghiên cứu quản lý rừng trồng cho 2 loài cây trồng rừng chính tại tỉnh Quảng Trị là: Keo lai và Keo tai tượng, bao gồm rừng đã được cấp chứng chỉ và chưa được cấp chứng chỉ

- Các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến QLRBV.

- Mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm hộ tại tỉnh Quảng Trị.

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị, tập trung vào 04 huyện có diện tích rừng trồng sản xuất của HGĐ lớn và đã được cấp CCR ở tỉnh Quảng Trị là: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Chỉ nghiên cứu tại 4 huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh và Triệu Phong tỉnh Quảng Trị

+ Về đánh giá hiện trạng phát triển rừng trồng quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: đề tài luận án giới hạn trong đánh giá hiện trạng về diện tích, đặc điểm HGĐ trồng rừng, các biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng, chu kỳ kinh doanh và kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ

- Về nghiên cứu mối liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng HGĐ: Đề tài luận án giới hạn trong nghiên cứu mối liên kết ngang (liên kết giữa các HGĐ) và mối liên kết dọc (liên kết giữa các HGĐ và cơ sở chế biến gỗ) của các HGĐ chưa có CCR và nhóm hộ đã có CCR.

- Về nghiên cứu các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ tại tỉnh Quảng Trị: Đề tài luận án giới hạn trong phân tích các kênh tiêu thụ gỗ của HGĐ không có CCR và

HGĐ đã có CCR, trong đó phân chia thành các các kênh tiêu thụ gỗ nhỏ (dăm, giấy) và gỗ lớn (gỗ xẻ).

- Về phân tích các chính sách có liên quan đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ: Đề tài luận án giới hạn trong phân tích các chính sách hiện hành ban hành bởi các cơ quan ở cấp Trung ương và tỉnh Quảng Trị đang còn hiệu lực;

- Về đánh giá tác động của các chính sách và biện pháp đã áp dụng tới quản lý rừng trồng bền vững HGĐ tại tỉnh Quảng Trị, đề tài luận án tập trung vào đánh giá: i) Sự thay đổi diện tích rừng trồng HGĐ và diện tích rừng được cấp chứng chỉ theo các mốc thời gian; ii) Mức độ đáp ứng các tiêu chí, chỉ số QLRBV. iii) Sự thay đổi về các biện pháp kỹ thuật áp dụng và quản lý rừng

6 Bố cục đề tài luận án Đề tài luận án dài 143 trang, ngoài các phần lời cam đoan, cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, hình ảnh và các phụ lục, được kết cấu thành các phần chính sau đây:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (26 trang)

- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang).

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang).

- Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang).

- Tài liệu tham khảo (16 trang).

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ

- Nghiên cứu quản lý rừng trồng HGĐ

Theo Pokorny và cộng sự (2010) chủ rừng nhỏ (hay HGĐ) được hiểu là chủ rừng sống ở vùng nông thôn nhiệt đới, sở hữu hoặc quản lý diện tích đất rừng nhỏ để phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc thương mại và chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình Theo Barr và Sayer (2012) trồng rừng quy mô HGĐ đã được người dân vùng nông thôn vùng nhiệt đới thực hiện và được đặc biệt chú ý trong bốn thập kỷ qua Chính phủ các nước trên thế giới đã trao quyền sở hữu cho cộng đồng và người dân địa phương để tham gia vào các chương trình trồng rừng nhằm giảm áp lực phá rừng tự nhiên và xóa đói giảm nghèo Theo FAO (2020) tại 115 quốc gia được thống kê có 887,7 triệu ha rừng được quản lý bởi khu vực tư nhân, chiếm 22% tổng diện tích rừng thế giới Trong khu vực tư nhân, HGĐ và cá nhân quản lý 51%; các công ty, tổ chức quản lý 20% và cộng đồng quản lý 29% Châu Âu có tỷ lệ rừng quản lý bởi HGĐ, cá nhân cao nhất với 78%, tiếp đến là châu Á với 56%, Trung và Bắc Mỹ 55%.

Midgley và cộng sự (2017) cho biết HGĐ và các chủ rừng nhỏ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với lâm nghiệp ở các nước châu Á Gỗ rừng trồng HGĐ đã cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ, xây dựng, gỗ lạng và MDF, gỗ xuất khẩu, viên nén và bột giấy Ngoài ra, nguồn nguyên liệu gỗ từ HGĐ còn được sử dụng phần lớn cho công nghiệp chế biến trong nước,sản xuất than và xây dựng nông thôn Rohadi et al (2015) chỉ ra rằng mặc dù không phải là nguồn thu nhập chính của HGĐ ở Indonesia nhưng thu nhập từ rừng trồng đóng góp khoảng 15% thu nhập của HGĐ Theo Maryudi và cộng sự (2015) ban đầu rừng trồng HGĐ hướng đến sử dụng đa mục đích và chưa quan tâm nhiều đến mục đích kinh tế Trong thời gian gần đây, khi gỗ rừng trồng HGĐ tham gia vào thị trường gỗ toàn cầu, các kênh thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng HGĐ ngày càng phát triển, giá gỗ ngày càng tăng các HGĐ trồng rừng đã chú trọng mục tiêu kinh tế của rừng Theo Arvola và cộng sự (2020), Nambiar (2021) chủ rừng nhỏ đang ngày càng trở nên quan trọng xét trên khía cạnh tiềm năng đóng góp vào nguồn gỗ thương mại toàn cầu, tạo ra việc làm, hỗ trợ phát triển sinh kế và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái Nurrochmat và cộng sự ( 2014) cho rằng các thủ tục đơn giản để đưa gỗ từ rừng trồng HGĐ ra thị trường là một trong những chất xúc tác chính cho việc trồng rừng của các HGĐ.

Các loài cây được HGĐ lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ sinh trưởng và chất lượng gỗ theo yêu cầu thị trường Sự phát triển mạnh của rừng trồng Bạch đàn và Keo gần đây chủ yếu do sự tăng lên của nhu cầu giấy và bột giấy Ở Thái Lan, loài cây trồng rừng chính là Bạch đàn và Tếch, phần lớn được trồng bởi HGĐ với diện tích khoảng 1,5 triệu ha Theo ước tính của Boulay và cộng sự (2012) phần lớn diện tích rừng trồng quản lý bởi HGĐ Theo Grossman (2012), ở Paraguay mặc dù cán bộ khuyến nông đã có những hướng dẫn cụ thể về xử lý thực bì, tỉa cành Bạch đàn nhưng việc áp dụng còn rất hạn chế nên năng suất rừng chưa cao.

Về kế hoạch quản lý rừng trồng, theo Midgley và cộng sự (2012) chỉ ra rằng các HGĐ quản lý rừng của họ theo kế hoạch riêng và hiếm khi được thực hiện bài bản theo kế hoạch ban đầu và bị ảnh hưởng bởi giá gỗ thị trường Việc khai thác rừng của các HGĐ cũng rất linh hoạt và không thể dự báo trước, đặc biệt là đối với các HGĐ trồng rừng nhỏ lẻ với diện tích 0,1-5 ha, rừng sẽ đượ khai thác khi HGĐ cần tiền mặt cho sinh hoạt, chữa bệnh, giáo dục hoặc các chi phí cần thiết khác. Nhân tố khác quyết định đến thời điểm bán rừng của HGĐ chính là giá gỗ trên thị trường Tuy nhiên, không phải mô hình rừng trồng HGĐ ở đâu cũng thành công và có sự khác biệt ở từng quốc gia (Hoan & Muilia, 2018), có nhiều nơi thất bại hoặc có hiệu suất thấp (Kroger, 2012) Ở Lào (Barney 2008) và tại Indonesia (Obidzinski và Dermawan 2010, Perdana et al 2012) HGĐ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc trồng và trồng xen cây gỗ vào hệ thống sử dụng đất của họ vì liên quan đến điều kiện lập địa, quyền sử dụng đất, chất lượng giống, tài chính hỗ trợ để đầu tư dài hạn và khả năng tiếp cận thị trường (Nawir et al 2007, Nambiar và Harwood,

2014) Rohadi và cộng sự (2015) cho biết đa số các HGĐ trồng rừng ở Indonesia không tuân theo các định hướng thị trường nên thường mất cơ hội để nâng cao thu nhập từ việc bán gỗ Giá bán gỗ thay đổi rất lớn giữa thị trường cấp thôn và cấp huyện nhưng thường HGĐ chỉ bán được giá thấp nhất với nhiều lý do như: chất lượng gỗ thấp; HGĐ yếu kém trong việc mặc cả bán gỗ và chi phí giao dịch cao do ảnh hưởng từ các quy định thị trường gỗ.

Thực hiện theo các yêu cầu gỗ hợp pháp cũng là thách thức với HGĐ trồng rừng Indonesia là nước đầu tiên được cấp chứng chỉ FLEGT với việc triển khai thực hiện hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Indonesia Khi triển khai yêu cầu về bằng chứng quyền sử dụng đất là rào cản rất lớn khi rất nhiều HGĐ trồng rừng, đặc biệt ở vùng Gunungkidul HGĐ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền thừa kế đất đai được thừa nhận không chính thức Về lâu dài đây là rào cản đối với các HGĐ vì họ phải bỏ ra các chi phí cho việc xác minh gỗ hợp pháp

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bền vững rừng trồng HGĐ

McEwan và cộng sự (2020) đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến QLRBV rừng trồng HGĐ là: i) Nhu cầu về gỗ và bột giấy sẽ tiếp tục gia tăng, sự thay đổi này sẽ dẫn đến sự thay đổi về loài cây, phương thức trồng, kích thước gỗ, chất lượng gỗ; ii) Nhu cầu nhiên liệu sinh học từ gỗ được mong đợi sẽ tăng lên như là một giải pháp thân thiện với khí hậu và năng lượng tái tạo; và iii) Các diện tích rừng được quản lý để được cấp chứng chỉ QLRBV (FSC, PEFC) sẽ tăng lên trong những năm tới

Maryudi và cộng sự (2015) chỉ ra rằng ở Indonesia, trong những hoàn cảnh nhất định đối với rừng trồng HGĐ, chính sách đôi khi lại mang đến các hạn chế và rào cản như việc quản lý quá chặt chẽ dẫn đến không có động lực cho HGĐ trồng rừng Ngoài ra, khung chính sách xây dựng cho rừng trồng HGĐ thường dựa trên các quy định quản lý rừng quy mô lớn và vì vậy thường không phù hợp Những rào cản này dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của HGĐ Ở Thụy Điển một nửa diện tích RSX thuộc sở hữu của chủ rừng nhỏ, theo Luật lâm nghiệp năm 1994, các quyết định quản lý rừng phần lớn thuộc về chủ rừng Eggers và cộng sự (2014) cho biết các yếu tố mềm (thu nhập từ rừng, tham gia hội chủ rừng, CCR, kiến thức) có tác động mạnh đến việc lựa chọn chiến lược quản lý hơn các yếu tố cứng (giới tính, khoảng cách đến rừng) Quy mô diện tích rừng là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn chiến lược quản lý rừng Chủ rừng có diện tích rừng lớn (trên 50ha) thường quan tâm đến năng suất và áp dụng thâm canh vì thu nhập từ rừng rất quan trọng với họ Chủ rừng có diện tích nhỏ (

Ngày đăng: 23/03/2024, 06:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w