Bài tập lớn kiến trúc máy tính và nguyên lí hệ điều hành đề tài nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ vi xử lý intel core i

24 2 0
Bài tập lớn kiến trúc máy tính và nguyên lí hệ điều hành đề tài nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ vi xử lý intel core i

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu học tập: - Nguyễn Thanh Hải, Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành, 2016.- Wiki https://www.wikipedia.org - Trang chủ của Intel Việt Nam http://www.intel.vn- Blog Tin Học http://www

lOMoARcPSD|39270902 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐAI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - - BÀI TẬP LỚN MÔN : KIẾN TRÚC MÁY TÍNH và NGUYÊN LÍ HỆ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ THẾ HỆ VI XỬ LÝ INTEL CORE I GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S NGUYỄN THANH HẢI NHÓM : 1 THÀNH VIÊN - NGUYỄN CÔNG BẰNG - PHẠM ĐỨC ĐỊNH - NGUYỄN VIẾT MẠNH - PHẠM VĂN PHƯỚC - NGUYỄN HẢI TRIỀU 1 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM I Thông tin chung 1 Tên nhóm: 1 2 Họ và tên thành viên trong nhóm: Nguyễn Công Bằng, Phạm Đức Định, Nguyễn Viết Mạnh, Phạm Văn Phước, Nguyễn Hải Triều II Nội dung học tập 1 Tên chủ đề: Nghiên cứu tìm hiểu về thế hệ vi xử lý Intel Core I 2 Hoạt động của sinh viên - Hoạt động/Nội dung 1: Trình bày lịch sử phát triển của vi xử lý Core I, giới thiệu tổng quát: hoàn cảnh ra đời của vi xử lý Core I - Hoạt động/Nội dung 2: Trình bày đặc trưng công nghệ chi tiết của từng loại biến thể(version) của vi xử lý Core I 3 Sản phẩm nghiên cứu: Bản báo cáo theo đúng mẫu III Nhiệm vụ học tập 1 Hoàn thành báo cáo bài tập lớn theo đúng thời gian quy định 2 Báo cáo sản phầm nghiên cứu được giao trước giảng viên và các sinh viên khác IV Học liệu sử dụng cho bài tập lớn 1 Tài liệu học tập: - Nguyễn Thanh Hải, Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành, 2016 - Wiki (https://www.wikipedia.org ) - Trang chủ của Intel Việt Nam (http://www.intel.vn) - Blog Tin Học (http://www.blogtinhoc.com) - Tài liệu điện tử trên internet - Operating_System_Concepts_8th_EditionA4:https:// www.mbit.edu.in/wp-content/uploads/2020/05/ Operating_System_Concepts_8th_EditionA4.pdf KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN, BÀI TẬP LỚN, ĐỒ ÁN/DỰ ÁN 2 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Tên nhóm: 1 Họ tên thành viên nhóm: Nguyễn Công Bằng, Phạm Đức Định, Nguyễn Viết Mạnh, Phạm Văn Phước, Nguyễn Hải Triều Tên chủ đề: Nguyên cứu tìm hiểu về thế hệ vi xử lý Intel Core I Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Phương pháp 1 Nguyễn Công Bằng thực hiện 2 Nguyễn Công Bằng Bầu trưởng nhóm, thiết lập nội quy cho cả nhóm, phân Họp qua zoom 3 Phạm Đức Định chia công việc Họp qua zoom Trình bày hoàn cảnh ra đời, lịch sử phát triển của vi xử Họp qua zoom lý intel core i,đặc trưng công nghệ chung Tìm hiểu về thế hệ thứ 1, 2 4 Phạm Văn Phước Tìm hiểu về thế hệ thứ 7, 8 Họp qua zoom 5 Nguyễn Hải Triều Tìm hiểu về thế hệ 3, 4 Họp qua zoom 6 Nguyễn Viết Mạnh Tìm hiểu về thế hệ 5, 6 Họp qua zoom 7 Phạm Văn Phước Tìm hiểu về thế hệ 9, 10 Họp qua zoom 8 Nguyễn Hải Triều Tìm hiểu về thế hệ 11, 12 Họp qua zoom 9 Nguyễn Viết Mạnh Tìm hiểu về thế hệ 13 Họp qua zoom 10 Nguyễn Công Bằng, Tổng kết, trình bày, sửa Họp qua zoom Phạm Đức Định chữa lại bài tập nhóm Ngày tháng năm 2023 Giảng viên Nguyễn Thanh Hải 3 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 LỜI MỞ ĐẦU Vi xử lý Core i của Intel đã trải qua một hành trình dài và đầy ấn tượng trong quá trình phát triển, bắt đầu từ những giai đoạn đầu đầy sáng tạo đến những đột phá công nghệ hàng đầu Qua từng thế hệ, Core i không chỉ là biểu tượng của sự tiến bộ về hiệu suất mà còn thể hiện sự đa dạng và linh hoạt trong ứng dụng Điều này làm nổi bật một hành trình ấn tượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp vi xử lý Dưới đây là bài nghiên cứu của nhóm chúng em về bộ vi xử lý Intel Core i Bài làm của chúng em còn nhiều thiếu sót , rất mong thầy xem và góp ý giúp bọn em được được hoàn thiện bài nghiên cứu hơn Em chân thành cảm ơn! 4 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 MỤC LỤC PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VXL CORE I 1 Lịch sử hình thành và phát triển 7 2 Các công nghệ cơ bản trên vi xử lí Core i của Intel 7 7 a Công nghệ Turbo Boost (ép xung) .8 b Công nghệ Hyper threading (siêu phân luồng) .9 3 Chi tiết công nghệ chung cho từng loại chip .9 4 Một số ứng dụng của dòng sản phẩm Core I: PHẦN II: THẾ HỆ ĐẦU – VI KIẾN TRÚC NEHALEM 1 Khái quát chung .10 2 Đặc trưng công nghệ chung 10 3 Đặc trưng công nghệ chi tiết .10 PHẦN III: THẾ HỆ HAI - SANDY BRIDGE 1 Khái quát chung .11 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Sandy Bridge 11 PHẦN IV:THẾ HỆ THỨ 3 – IVY BRIDGE 1 Khái quát chung .13 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Ivy Bridge 13 PHẦN V: THẾ HỆ THỨ 4-HASWELL 1 Khái quát chung .14 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Haswell .15 PHẦN VI: THẾ HỆ THỨ 5 – BROADWELL 1 Khái quát chung .15 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Broadwell 16 PHẦN VII: THẾ HỆ THỨ 6 – SKYLAKE 1 Khái quát chung .17 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Skylake .17 5 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 PHẦN VIII: THẾ HỆ THỨ 7 – KABY LAKE 1 Khái quát chung .18 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Kaby Lake 18 PHẦN IX: THẾ HỆ THỨ 8 – COFFEE LAKE 1 Khái quát chung .18 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Coffee Lake .19 PHẦN X: THẾ HỆ THỨ 9 – COFFEE LAKE REFRESH 1 Khái quát chung .19 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Coffee Lake refresh .19 PHẦN XI: THẾ HỆ THỨ 10 – COMET LAKE 1 Khái quát chung .20 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Comet Lake .20 PHẦN XII THẾ HỆ THỨ 11 – TIGER LAKE 1 Khái quát chung .21 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Tiger Lake .21 PHẦN XIII THẾ HỆ THỨ 12 – ALDER LAKE 1 Khái quát chung .22 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Alder Lake .22 PHẦN XIV THẾ HỆ THỨ 13 – RAPTOR LAKE 1 Khái quát chung .23 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Raptor Lake .23 6 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ,CẤU TẠO , CÔNG NGHỆ CỦA VXL CORE I 1 Lịch sử hình thành và phát triển Hãng Intel đã chế tạo và phát triển CPU từ năm 1971 cho đến nay và hiện tại thì họ đang dẫn đầu trong lĩnh vực này Thế hệ CPU đầu tiên mà họ sản xuất đó là CPU 4004, CPU 8088… rồi đến CPU Pentium, CPU Core Dual, Core 2 Quad, … và dòng CPU mới nhất, mạnh nhất cho tới thời điểm hiện tại đó là dòng Core i (core i3, core i5, core i7 và core M) Có thể nhìn vào sơ đồ sau là có thể hình dung ra lịch sử phát triển chíp CPU của họ Nhìn vào hình bên trên thì có thể thấy là dòng chíp Core i được hãng Intel phát triển từ năm 2009 và cho tới nay thì dòng Core i đã trải qua 7 thế hệ đó là Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge,Haswell, Broadwell - Và đương nhiên là thế hệ càng mới thì chất lượng được cải tiến càng tốt hơn, khả năng xử lý tốt hơn và được trang bị card đồ họa tích hợp (card onboard) mạnh mẽ hơn cũng như có thể tương thích với các dòng card đồ họa rời mạnh mẽ hơn 2 Các công nghệ cơ bản trên vi xử lí Core i của Intel a Công nghệ Turbo Boost (ép xung) Turbo Boost là gì? 7 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Là công nghệ của hãng Intel cho phép các bộ vi xử lý chạy hơn xung nhịp mặc định, giúp tăng hiệu năng cũng như tối ưu hiệu suất hoạt động của CPU Nhìn vào hình trên bạn dễ hiểu hơn, phần màu xanh là lúc máy tính chạy bình thường, màu vàng là máy tăng tốc lên khi gặp những ứng dụng phần mềm nặng Không phải CPU Intel nào cũng có Turbo Boost? Công nghệ Turbo Boost thường tích hợp trên các dòng CPU Intel Core i5 và Core i7 b Công nghệ Hyper threading (siêu phân luồng) Giới Thiệu Công Nghệ Hyper -Threading Có một vài nguyên nhân làm cho các đơn vị thực thi không được sử dụng thường xuyên Nói chung, CPU không thể lấy dữ liệu nhanh như nó mong muốn do tắc nghẽn đường truyền (memory bus và front-side-bus), dẫn đến sự giảm sút hoạt động của các đơn vị thực thi Ngoài ra, một nguyên nhân khác đã được đề cập là có quá ít ILP trong hầu hết các chuỗi lệnh thực thi Hiện thời cách mà đa số các nhà sản xuất CPU dùng để cải thiện hiệu năng trong các thế hệ CPU của họ là tăng tốc độ xung nhịp và tăng độ lớn của bộ nhớ đệm (cache) Nhưng cho dù cả hai cách này cùng được sử dụng thì vẫn không thực sự sử dụng hết được tiềm năng sẵn có của CPU Nếu có cách nào đó cho phép thực thi được nhiều chuỗi lệnh đồng thời mới có thể tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên của CPU Đó chính là cái mà công nghệ siêu luồng của Intel đã làm được, bản chất của nó là chia sẻ tài nguyên để sử dụng hiệu quả hơn các đơn vị thực thi lệnh đã có sẵn trên các CPU đó Hyper threading - siêu luồng là một cái tên “tiếp thị” cho một công nghệ nằm ngoài “vương quốc” x86, là một phần nhỏ của SMT Ý tưởng đằng sau SMT rất đơn giản: một CPU vật lý sẽ xuất hiện trên hệ điều hành như là hai CPU và hệ điều hành không thể phân biệt được Trong cả hai trường hợp nhiệm vụ của hệ điều hành chỉ là gửi hai chuỗi lệnh tới “hai” CPU và phần cứng sẽ đảm nhiệm những công việc còn lại Trong các CPU sử dụng công nghệ Hyper-Threading, mỗi CPU logic sở hữu một tập các thanh ghi, kể cả thanh ghi đếm chương trình PC riêng (separate program 8 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 counter), CPU vật lý sẽ luân phiên các giai đoạn tìm/giải mã giữa hai CPU logic và chỉ cố gắng thực thi những thao tác từ hai chuỗi lệnh đồng thời theo cách hướng tới những đơn vị thực thi ít được sử dụng 3 Chi tiết công nghệ chung cho từng loại chip Core i3: Cho PC: Kiến trúc Clarkdale - nền tảng 32 nm, hỗ trợ các tập lệnh MMX, SSE, SSE2, SSE3, SSSE3, SSE4.1, SSE4.2, Hyper-Threading, Smart Cache Cho Laptop: Kiến trúc Arrandale - điện áp thấp - nền tảng 32 nm, hỗ trợ các tập lệnh tương tự như cho PC Core i5: Cho PC: Kiến trúc Clarkdale và Lynnfield - nền tảng 32 nm và 45 nm, hỗ trợ các tập lệnh MMX, SSE, SSE2, SSE3, SSSE3, SSE4.1, SSE4.2, Turbo Boost, Hyper-Threading, Smart Cache Cho Laptop: Kiến trúc Arrandale - điện áp thấp - nền tảng 32 nm, hỗ trợ các tập lệnh tương tự như cho PC Core i7: Cho PC: Kiến trúc Lynnfield, Bloomfield, Gulftown - các nền tảng 45 nm và 32 nm, hỗ trợ các tập lệnh MMX, SSE, SSE2, SSE3, SSSE3, SSE4.1, SSE4.2, Turbo Boost, Hyper-Threading, Smart Cache Cho Laptop: Kiến trúc Arrandale, Clarksfield - các nền tảng 32 nm và 45 nm, hỗ trợ các tập lệnh tương tự như cho PC So sánh đặc trưng của Intel CPU Core i3, i5,i7: CORE I3 CORE I5 CORE I7 Khả năng xử lý Khả năng xử lý thông minh rõ ràng cao nhất thông minh rõ Khả năng xử lý thông  Khả năng ép xung minh rõ ràng bằng một cú cho phép đạt được hiệu ràng bắt đầu tại tăng vọt tốc độ quả đáng sửng sốt  Tự động gia tăng  Tự động gia tăng đây: tốc độ khi bạn cần bằng tốc độ khi bạn cần bằng Công Nghệ Intel® Turbo Công Nghệ Intel® Turbo  Xử Lý Đa Boost 2.0 Boost 2.0  Xử Lý Đa Nhiệm  Xử Lý Đa Nhiệm Nhiệm Thông Thông Minh nhờ Công Thông Minh nhờ Công Nghệ Intel® Hyper- Nghệ Intel® Hyper- Minh nhờ Công Threading Threading  Các tính năng đồ  Các tính năng đồ Nghệ Intel® họa tuyệt vời tích hợp sẵn họa tuyệt vời tích hợp sẵn Hyper- Threading  Các tính năng đồ họa tuyệt vời tích hợp sẵn 4 Một số ứng dụng của dòng sản phẩm Core I: Core i3 : Được ứng dụng trong những máy tính cá nhân sử dụng đồ họa, xử lý công việc thông dụng và hỗ trợ trên công nghệ windows 64 bit với những chương trình 9 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 đồ họa: photoshop CS4, Corel X4, Plash FX … loại này phù hợp cho những người dùng phổ thông: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng Core i5: Thì được dùng nhiều hơn khi máy tính cần phải xử lý công việc nhiều và hiệu quả hơn về thiết kế đồ họa và trong việc xây dựng lên hệ thống ảo hóa phục vụ công việc nghiên cứu và học tập nâng cao dùng cho những người dùng tầm trung: học sinh, sinh viên học chuyên ngành công nghệ thông tin, nhân viên văn phòng cao cấp cần xử lý nhiều công việc và đồ họa cao cấp Core i7: Với kiến trúc 4 nhân 8 luồn dữ liệu nên thường được dùng vào trong các công việc đồ họa dưới giao diện 64 bit cần độ xử lý tốc độ cực nhanh: thiết kế hình vẽ 3D, 4D dựng phim 4D….xây dựng hệ thống ảo hóa với quy mô lớn phục vụ công việc nghiên cứu công nghệ Dùng cho người dùng cao cấp, người dùng chuyên nghiệp: chuyên thiết kế đồ họa, chế bản âm thanh hình ảnh, sản xuất phim ảnh, sinh viên học chuyên ngành đồ họa máy tính, chế bản phim hoạt hình… PHẦN II: THẾ HỆ ĐẦU – VI KIẾN TRÚC NEHALEM 1 Khái quát chung Với việc phát hành của vi kiến trúc Nehalem trong tháng 11 năm 2008, intel giới thiệu một cái tên mới cho bộ vi sử lý Core i Có 3 biến thể, Core i3, Core i5 và Core i7, nhưng cách gọi tên không còn mang các đặc trưng kỹ thuật như số lượng lõi v v Thay vào đó , các thương hiệu được phân chia từ cấp thấp (i3), tầm trung (i5), cao cấp (i7), tương ứng với ba, bốn và năm sao trong đánh giá của inter từ các entry – lever Celeron (1 sao) và bộ xử lý Pentium (2 sao) 2 Đặc trưng công nghệ chung Đặc điểm chung của các bộ vi xử lý Nehalem bao gồm một tích hợp RAM DDR3 cũng như QuickPath Interconnect (điểm xử lý kết nối) hoặc PCI Express (hệ thống Bus tốc độ cao) và Direct Media Interface (giao diện truyền thông trực tiếp) trên bộ xử lý thay thế cho Front Side Bus (sử dụng trong tất cả các bộ vi xử lý lõi trước đó) Tất cả các bộ xử lý có 256 KB bộ nhớ cache L2 / lõi, cộng với 12MB phân chia cho bộ nhớ cache L3 Bởi vì kết nối I/O, chipset và bo mạch từ các thế hệ trước đó không còn sử dụng được với bộ vi xử lý Nehalem-Based Dùng socket (cổng kết nối) LGA 1156 và một vài model dùng socket 1366 Được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối Nehalem Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 32nm từ Westmere (tên cũ là Nehalem-C) 3 Đặc trưng công nghệ chi tiết a Intel Core i3 Intel Core i3 là dòng vi xử lý cấp thấp mới của dòng vi xử lý hiệu xuất từ Intel, thay thế cho thương hiệu Core 2 Core i3 đầu tiên là Clarkdale-based, với tích hợp GPU và hai lõi Các bộ vi xử lý tương tự cũng có sẵn như là Core i5 và pentium, với cấu hình có chút khác nhau Các vi xử Core i3-3xxM dựa trên Arrandale Phiên bản di 10 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 động của bộ vi xử lý máy tính để bàn Clarkdale Chúng tương tự như Core i5 -4xx nhưng chạy ở tốc độ xung nhịp thấp hơn và không có Turbo Boost b Intel Core i5 Core i5 sử dụng vi kiến trúc được giới thiệu vào ngày 08 tháng 09 năm 2009, như một biến thể chính của Core i7 trước đó, lõi Lynnfield Core i5 có 8MB bộ nhớ cache L3, Bus DMI chạy ở 2,5 GT/s và hỗ trợ dual-channel DDR3-800/ 1066 / bộ nhớ 1333 và đã vô hiệu hóa Hyper-Threading Core i5 có thêm một tính năng Turbo Boost Technology giúp tăng tốc tối đa cho các ứng dụng, tự động tăng hiệu suất cho phù hợp với khối lượng công việc Bộ vi xử lý dành cho di động Core i5-5xx được đặt tên Arrandale và dựa trên 32 nm Westmere thu nhỏ của vi kiến trúc Nehalem Bộ vi xử lý Arrandale đã tích hợp khả năng đồ họa nhưng chỉ có hai nhân xử lý Các bộ nhớ cache L3 trong core i5-5xx được giảm xuống còn 3 MB, trong khi Core i5-6xx sử dụng bộ nhớ cache đầy đủ và core i3-3xx không hỗ trợ Turbo boost b Intel Core i7 Inter Core i7 với vi xử lý Nehalem-based Bloomfield được giới thiệu cuối năm 2008 Trong năm 2009 mô hình Core i7 mới dựa trên Lynnffield cho máy tính để bàn và Clarksfield quad-core cho điện thoại di động được thêm vào Và các mô hình dựa trên Arrandale lõi kép được thêm vào tháng giêng năm 2010 PHẦN III: THẾ HỆ HAI - SANDY BRIDGE 1 Khái quát chung "Sandy Bridge" -kế nhiệm kiến trúc Nehalem "nổi đình đám" trong năm 2008 Tháng 1-2011, Intell đã giới thiệu CPU Intel Core thế hệ thứ 2 với tên mã Sandy Bridge Gồm ba họ Core i3, i5, i7 Dòng Sandy Bridge sẽ bao gồm 29 vi xử lý mới và là chip đầu tiên của Intel được tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ và đồ họa trên cùng một khuôn vi xử lý Chip Sandy Bridge sẽ tạo ra ít nhiệt hơn trong khi vẫn đẩy mạnh năng lực xử lý và thêm vào đó, việc cải tiến năng lực đồ họa với các lõi xử lý HD 2000 và 3000 sẽ tăng hiệu suất đồ họa lên 200% so với dòng GMA 4500 hiện có Sandy Bridge là vi kiến trúc mới đầu tiên của Intel sử dụng công nghệ xử lý 32nm với transistor cổng kim loại Hi-K thế hệ 2, mang lại hiệu suất hoạt động cao đồng thời tiêu thụ điện năng thấp hơn 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Sandy Bridge a Đặc điểm nổi bật Cấu trúc hoàn toàn tương tự như là Core i3, Core i5 (Clarkdale - Lynnfield) hay Core i7 (Lynnfield) nền tảng 1156 của Intel Sandy Bridge có các đặc điểm nổi bật: - Tích hợp Memory Controller - Công nghệ Turbo Boost thế hệ 2 đem đến những cú boost linh hoạt hơn - Bộ nhớ kênh đôi DDR3-1333 gồm 2 kênh mỗi kênh 2 thanh ram cùng hoạt động 11 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 - Điểm nhấn là tích hợp đồ hoạ trong CPU Nhân đồ họa cũng được sử dụng công nghệ 32nm Hiệu năng đã có sự cải thiện ấn tượng so với lần tích hợp đầu tiên trong Clarkdale - Hỗ trợ mã hoá Advanced Encryption Standard (AES) từ phần cứng giúp các bạn giải mã và mã hoá dữ liệu nhanh nhất có thể - Socket mà các BXL Sandy Bridge trên desktop sử dụng chính là LGA1155 Mức tiêu thụ điện năng khá thấp khi mà các mức tiêu thụ điện cho các BXL là 95W/65W/45W/35W b Đồ họa và video -Đồ họa: CPU thế hệ Westmere với chip đồ họa (GPU) được tích hợp vào die chung với nhân xử lý (Core i Socket LGA1156) Trên die có 2 con chip Chip lớn là bộ điều khiển bộ nhớ và đồ họa tích hợp, vẫn dùng công nghệ 45nm Chip nhỏ là nhân xử lý 32nm CPU thế hệ Sandy Bridge với GPU được tích hợp luôn vào nhân xử lý nên trên die chỉ còn 1 con chip GPU (nhân đồ họa) giờ kết nối trực tiếp với bộ xử lý bằng cấu trúc kiểm soát bộ nhớ ring bus tốc độ cao và được chia sẻ L3 Cache từ các nhân xử lý GPU giờ đây thậm chí còn tương thích thư viện đồ họa DirectX 10.1, và đương nhiên là nhanh hơn “on-bo” (GPU onboard) cũ nhiều Không chỉ vậy, nhân đồ họa còn “hưởng sái” cả công nghệ Turbo Boost, cung cấp thêm một chút hiệu năng ngay khi cần thiết - Video: Khả năng xử lý video có thể coi là điểm nhấn đáng kể nhất Intel còn đầu tư thêm vào năng lực mã hóa/giải mã video trên IGPU của mình Chức năng cụ thể: - Intel Quick Sync Video mang lại khả năng chuyển đổi định dạng Video cho các thiết bị cầm tay và chia sẽ qua mạng nhanh nhất - Stereoscopic 3D: Hỗ trợ toàn điện khả năng phát 3D từ blueray với độ phân giải 1080p qua HDMI 1.4 - Intel Clear Video HD: Mang đến khả năng phát Video với chất lượng hình ảnh, màu sắc xuất sắc nhất Ngay cả khi lướt web bạn cũng sẽ được tận hưởng công nghệ này - Intel HD Graphic với sự cải thiện đáng kể giúp bạn có thể chơi được một lượng game kha khá - Intel Advanced Vector Extensions: mang đến khả năng tính toán số thực (floating point) tốt hơn cho các ứng dụng multimedia, khoa học và tài chính c Turbo boot Nếu như công nghệ Turbo Boost xuất hiện trên kiến trúc Nahalem vào năm 2008 đã là một sự đột phá lớn, thì lên đến Sandy Bridge, nó còn được cải tiến hơn nữa Lấy ví dụ đối với bộ xử lý Core i7 đời cũ: khi chỉ có 2 nhân hoạt động, cơ chế Turbo Boost sẽ tự động tăng xung cho 2 nhân đó, và tắt 2 nhân còn lại để giữ điện năng tiêu thụ trong mức cho phép, trong trường hợp chỉ có 1 nhân hoạt động, mức xung còn có thể được đẩy lên cao nữa; khi cả 4 nhân cùng hoạt động, xung nhịp được trả về mặc 12 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 định ban đầu của nhà sản xuất định ra Giờ thì, nếu điều kiện cho phép, xung nhịp vẫn có thể được boost lên kể cả tất cả các nhân đều đang làm việc PHẦN IV:THẾ HỆ THỨ 3 – IVY BRIDGE 1 Khái quát chung So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Ivy Bridge a Công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate Ivy Bridge của Intel sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate theo quy trình công nghệ 22nm Khoảng năm 2002, Lần đầu tiên, Intel sử dụng công nghệ Tri-Gate transitors - cấu trúc ba chiều So với một bóng bán dẫn phẳng thông thường, Loại bóng bán dẫn mới này được bổ xung một cổng, tăng lưu lượng truyền tải thực tế Điều này giúp giảm thiểu tối đa năng lượng rò rỉ, giảm công suất tiêu thụ điện Lợi ích của bóng bán dẫn 3 cổng mới của Intel đó là giảm lượng điện thất thoát gần như xuống bằng 0 khi cổng hoạt động (đóng/mở) với tốc độ hơn 100 tỉ lần mỗi giây Tùy thuộc vào từng ứng dụng nó sẽ tự động hiệu chỉnh tăng cường hoặc giảm lượng điện năng tiêu thụ để đem lại hiệu suất tối ưu cho hệ thống, nhất là các hệ thống di động Một yếu tố cực kỳ quan trọng bóng bán dẫn bị thu hẹp đó làm gia tăng về mật độ thành phần Trong khi một con chip lõi tứ của Sandy Bridge có khoảng 1,16 tỷ bóng bán dẫn trên một diện tích khoảng 212 mm2, Ivy Bridge có thể chứa tới 1,4 tỷ bóng bán dẫn trên diện tích chỉ 160 mm2- tăng khoảng 60% mỗi mm2 Thậm chí mật độ này có thể tăng gấp đôi trong một số khu vực nhất định của CPU b Kiến trúc chip Giống như Sandy Bridge, Ivy Bridge có tối đa 4 lõi xử lý, được hợp nhất với một con chip xử lý đồ hoạ, bộ nhớ 8 MB L3 cache, và tích hợp các hệ thống kết nối khác (ví dụ như các cổng kết nối màn hình, DMI, các thiết bị vào ra I/O) Vòng bus 256-bit có nhiệm vụ kết nối tất cả các thành phần với nhau Tổng quan về các thông số kỹ thuật quan trọng nhất:  Xử lý Tri-Gate 22-nanometer  1,4 tỷ bóng bán dẫn , Mật độ 160 mm2  32 + 32 KB L1 cache cho xử lý dữ liệu và kết nối (mỗi lõi)  256 Kbyte L2 cache (mỗi lõi)  8 MB L3 cache (sử dụng cho các lõi và GPU)  Bộ xử lý đồ hoạ Intel HD 4000 (GT2, DirectX 11, 16 EUs) 13 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902  DDR3 (L) điều khiển bộ nhớ lên đến 800 MHz (PC3-12800)  PCIe 3.0 với 16 luồng dữ lieuej  Hỗ trợ MMX, SSE, (1, 2, 3, 3S, 4.1, 4.2), AVX, AES-NI  Điện năng tiêu thụ 35, 45 hoặc 55 watt c Bộ vi xử lý ở Ivy Bridge, Intel đã tối ưu hoá công nghệ turbo boot và hyper thearding, kết quả là tăng khoảng 5% cho IPC Các tập lệnh AVX và SSE được tăng cường nhờ việc bổ xung 6 thanh ghi chia và tải dữ liệu Intel cũng đã sửa đổi các dữ liệu trong bộ nhớ cache được điều chỉnh tự động và ưu tiên cho các ứng dụng cần băng thông lớn, khai thác bộ nhớ cache hiệu quả hơn, đặc biệt là trong các nhiệm vụ đa luồng Lần đầu tiên, Intel sử dụng thuật toán điền số ngẫu nhiên (Digital Random Number Generator, DRNG) cho phép tăng cường hiệu suất tính toán và xử lý các thuật toán mã hoá lên tới 2-3Gbit/s Với những công nghệ bảo mật hiện có, chẳng hạn như NX- bit, còn được gọi là cơ chế giám sát các tiến trình mở rộng (Supervisor Mode Execution Protection - SMEP) , bảo vệ các khu vực quan trọng của hệ thống, chống lại các phần mềm độc hại với những cờ đặc biệt d Bộ xử lý đồ hoạ Một trong những sáng kiến quan trọng nhất là có thể nhìn thấy đó là việc hỗ trợ DirectX 11, Shader Model 5.0 (Sandy Bridge: DirectX 10.1 / SM 4.1), bên cạnh đó là việc hỗ trợ OpenGL 3.1 và OpenCL 1,1 Ivy Bridge tiếp tục chế tạo nhân GPU ở tiến trình 22nm, nâng số EU (execution units) từ 12 lên 16 để nâng cao hiệu năng xử lý Với 16 EU, Ivy đã có thể hỗ trợ 3 màn hình thay vì chỉ tối đa 2 màn hình như trước đây, và độ phân giải tối đa hỗ trợ lên tới 4K Mỗi 1 EU trên Ivy mạnh gần gấp đôi 1 EU trên Sandy, tức là năng lực xử lý GFLOPS sẽ tăng gần gấp đôi trên mỗi EU Tính trung bình thì GPU của Ivy mạnh hơn Sandy khoảng 60% xét về tổng thể e Các hệ thống kết nối Bộ nhớ cũng được hỗ trợ lên mức DDR3 1600MHz (800 MHz I / O) - tăng từ 1333MHz trên Sandy Bridge Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ công nghệ DDR3L-DIMM chỉ tiêu tốn 1,35 volt, trong khi chuẩn DDR3 tiêu tốn khoảng 1,5 volt Một điểm mới nữa đó là việc hỗ trợ cơ chế tự điều khiển luồng điện vào ra, giúp gia tăng thời lượng pin cho máy, khiến lượng điện tiêu thụ trong lúc nhàn rỗi chỉ dừng lại ở mức 100mW Bộ điều khiển màn hình và giải mã video Quick Sync không nằm trên GPU, mà nằm trên các hệ thống kết nối Các bộ xử lý, giải mã video cũng được cải tiến, mang tới tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều so với Sandy Bridge Intel Wireless Display (WiDi) 3.0 giờ đây cũng truyền tải video 1080p với tốc độ 60 fps PHẦN V: THẾ HỆ THỨ 4-HASWELL 1 Khái quát chung 14 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Chip haswell phát hành đầu tháng 6 năm 2013, với cải tiến đáng kể về thời lượng pin so với thế hệ trước đó (Ivy Brydge) Intel Core i thế hệ 4 tiêu thụ ít điện năng hơn tới 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Haswell a Đặc trưng công nghệ Dòng vi xử lý mới của Intel dựa trên nền tảng mang tên Haswell Đây là dòng chip Core i thế hệ thứ 4 của hãng và vẫn sử dụng quy trình sản xuất 22 nm cùng bóng bán dẫn 3D giống dòng Ivy Bridge Đáng chú ý khi những nâng cấp chủ yếu hỗ trợ cho các dòng máy tính siêu di động bởi liên quan nhiều đến thời lượng sử dụng pin cũng như hiệu năng đồ họa cho chip tích hợp b Thời lượng sử dụng pin Nếu Intel Core i thế hệ thứ 3 Ivy Bridge cải thiện thời gian sử dụng pin chỉ tốt hơn 20% so với Core i thế hệ 2 Sandy Bridge thì chip Haswell tốt hơn tới 20 lần so với chip Sandy Bridge ở chế độ chờ Thời gian xem video chuẩn HD cũng cao hơn 3 giờ so với dòng chip cũ Khi máy tính ở trạng thái "ngủ", lượng pin tiêu thụ chỉ còn bằng một nửa so với thế hệ trước Các kỹ sư đã tích hợp hệ thống quản lý điện năng với một loạt các điều chỉnh điện áp vào một bộ điều khiển duy nhất Điều này giúp đoạn đường nối điện áp ngắn và nhanh hơn cho phép các chip làm việc hiệu quả khi cần thiết và tự hạ nhiệt khi không dùng Các máy tính xách tay nhờ vậy cũng hoạt động lại từ chế độ nghỉ nhanh hơn c Khả năng đồ họa Đi kèm với dòng chip xử lý mới, Intel cũng đưa vào dòng chip đồ họa với những cải thiện rõ rệt cũng như tiêu thụ mức điện năng chỉ là 15 W trên các mẫu ultrabook sử dụng (chip Intel HD Graphics 5000) Trong khi đó, các chip cao cấp Core i7-4558U tiêu thụ điện năng 28W sẽ đi kèm chip đồ họa Iris mới Hỗ trợ một số game "nặng" ở cài đặt trung bình như 37 khung hình mỗi giây khi chơi trò Tomb Raider ở độ phân giải 1.366 x 768 pixel, 60 khung hình mỗi giây với Call of Duty: Modern Warfare 3 ở độ phân giải Full HD Intel cũng giới thiệu dòng chip hiệu năng cao là H Series với mức tiêu thụ điện năng 47W đi kèm chip đồ họa Iris Pro Khi đó, hiệu năng đồ họa có thể so sánh với một số dòng card đồ họa rời như Nvidia GT 650 Ngoài chơi game, chip đồ họa tích hợp mới của Intel sẽ nhanh hơn ở khả năng mã hóa và giải mã âm thanh cũng như hình ảnh PHẦN VI: THẾ HỆ THỨ 5 – BROADWELL 1 Khái quát chung Thế hệ thứ 5 của dòng họ CPU Intel Core I với vi kiến trúc Broadwell và công nghệ sản xuất 14nm đã được Intel chính thức giới thiệu ngày 5-1-2015 Đây là dòng CPU công nghệ 14nm đầu tiên cho nền tảng máy tính PC, tiếp sau CPU Core M 14nm 15 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 cho thiết bị di động 2-in-1 ra mắt ngày 5-9-2014 Mã số thương mại của thế hệ CPU Intel Core I mới này là 5xxx (thay vì 4xxx của thế hệ Core I thứ 4 Haswell) 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Broadwell Kích thước đế CPU thu nhỏ đi 37%, trong khi số bóng bán dẫn thì tăng 35% do sử dụng quy trình sản xuất nhỏ hơn, cụ thể: CPU Intel Core I thế hệ 5 sử dụng công nghệ 14nm có diện tích die chỉ 82mm2 nhưng chứa tới 1,3 tỷ transistor, nhiều hơn 35% về số lượng transistor và nhỏ hơn 37% về kích thước die so với Intel Core I thế hệ 4 công nghệ 22nm (Core thế hệ 4 có diện tích die 131mm vuông với 960 triệu transistor) Broadwell tương thích ngược với một số chip set Intel 8-series và hỗ trợ thế hệ chipset Intel 9-series Các CPU thuộc dòng Core I của Intel không chỉ là vi xử lý đơn thuần mà bên trong nó còn đi kèm một bộ xử lý đồ họa nữa Đây gọi là bộ xử lý đồ họa tích hợp (để phân biệt với GPU rời bên ngoài) Chúng sở hữu nhiều đơn vị xử lý hơn (tăng thêm khoảng 20% tính về mặt số lượng) Nói cách khác, hiệu năng đồ họa của Broadwell sẽ tăng lên và chúng hoàn toàn có thể thay thế cho các GPU rời thuộc tầm thấp Nhờ công nghệ bán dẫn 14nm và các cải tiến về mặt kiến trúc mà các con chip Broadwell sẽ tiêu thụ ít điện hơn, tỏa ra ít nhiệt lượng hơn, đồng nghĩa với việc thiết bị di động sẽ ít phải tản nhiệt hơn Tất cả những yếu tố này sẽ giúp các laptop, tablet, máy 2 trong 1 dùng Broadwell có thời gian xài pin lâu hơn Broadwell còn hỗ trợ nhiều tính năng thú vị khác: - Không cần nhớ password: Bằng cách phối hợp với các phần mềm bảo mật như giải pháp từ McAfee, CPU Broadwell sẽ hỗ trợ tốt hơn việc đăng nhập thông qua các cảm biến sinh trắc học (cảm biến vân tay là ví dụ dễ thấy nhất) Khi đó bạn không cần nhớ password của mình nữa Tất nhiên, một tương lai không có mật khẩu vẫn còn rất xa - Công nghệ Voice Assistant: trước đây các CPU của Intel đã hỗ trợ tính năng nhận dạng giọng nói, giờ đây Broadwell làm cho nó trở nên hoàn thiện hơn Intel cho biết Broadwell đủ mạnh để phân tích và biến giọng nói của bạn thành văn bản, hoặc chuyển giọng nói thành các lệnh điều khiển PC như tìm kiếm trên web, mở một ứng dụng nào đó, chơi một bài nhạc, bắt đầu phát một đoạn video Đặc biệt, nó cho phép sử dụng cả khi bạn đang online hoặc offline Tất nhiên, để Voice Assistant hoạt động đầy đủ thì sẽ cần đến sự can thiện của các nhà sản xuất và nhà phát triển phần mềm nữa - Intel WiDi: công nghệ truyền nội dung số không dây này đã được nâng cấp lên bản 5.1 trong chip Intel Core thế hệ thứ 5 Những tính năng mới bao gồm: hỗ trợ chơi game DirectX 9/11 toàn màn hình, remote điều khiển từ xa, cho phép xuất hình ảnh ra màn hình 4K, các tính năng bảo mật nâng cao dành cho doanh nghiệp PHẦN VII: THẾ HỆ THỨ 6 – SKYLAKE 16 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 1 Khái quát chung Skylake là vi xử lý thế hệ thứ 6 của Intel được đưa ra vào tháng Tám năm 2015 Là sự kế thừa cho các dòng Broadwell, nó là một thiết kế lại, sản xuất theo công nghệ 14 nm Tuy nhiên, thiết kế lại có CPU và GPU hiệu suất tốt hơn và giảm tiêu thụ điện năng 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Skylake  Đặc tính công nghệ Các sản phẩm thế hệ thứ sáu đều được sản xuất theo quy trình 14 nm Core i5 và i7 được Intel mở khoá overclock cho phép ép xung tối đa Chip Skylake sử dụng socket LGA 1151 mới, không tương thích với các bo mạch cũ dù một số bo mạch cũ có hỗ trợ DDR4 với bus 2133 MHz Tuy nhiên, Skylake vẫn hỗ trợ RAM DDR3 dù là phiên bản DDR3L có điện áp thấp và khó kiếm do giá thành của RAM DDR4 vẫn còn khá cao Chip xử lý mới hiệu quả hơn 10% đến 20% so với thế hệ cũ còn đồ hoạ tốt hơn 50% Dòng chip này hỗ trợ mã hoá HEVC giúp tăng tốc phần cứng, camera 4K hoặc 4 camera chuẩn HD Thời lượng sử dụng pin tăng 30% so với thế hệ trước Bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 6 cũng hỗ trợ Thunderbolt 3/USB Type-C, tăng cường đáng kể băng thông và tốc độ kết nối Lên đến 40 Gbps — nhanh hơn 8 lần so với chuẩn USB 3.04 hiện tại Đầu kết nối đa năng USB Type-C tích hợp DisplayPort, HDMI, nguồn, USB và chức năng VGA Bộ vi xử lý Intel Core mới còn hỗ trợ nhiều loại thiết kế đa dạng, từ các máy tính tí hon như Intel Compute Stick, máy tính xách tay 2-trong-1, máy tính để bàn tất cả-trong-một (All-in-One, AIO) cho đến các máy trạm làm việc di động (Mobile Workstation) Intel cũng phát triển công nghệ camera Real Sense trên các model dùng chip xử lý mới này Người dùng có thể chụp hình với định dạng 3D, nhận diện võng mạc để mở khoá máy tính hay chơi game chuyển động giống như Kinect của Microsoft Bộ xử lý Intel Core i7 trên một mẫu máy tính để bàn Hiệu năng mạnh mẽ: Năng suất tốt hơn đến 2,5 lần Chơi game chuyên nghiệp: Với bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 6, bạn sẽ chơi được những game 3D ưa thích ở độ phân giải cao hơn, chi tiết nhiều hơn và tốc độ khung hình nhanh hơn, mang lại cho bạn trải nghiệm chơi game đáng kinh ngạc trên máy tính của mình 17 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Intel® Core™ thế hệ thứ 6 hoạt động và trải nghiệm rất tốt trên nền tảng hệ điều hành Windows 10 PHẦN VIII: THẾ HỆ THỨ 7 – KABY LAKE 1 Khái quát chung Bộ vi xử lý Core i thế hệ thứ 7 của Intel được giới thiệu vào năm 2016 Được gọi chung là "Kaby Lake", bộ vi xử lý Core i thế hệ thứ 7 này là một bản cải tiến của thế hệ trước đó Một trong những cải tiến đáng chú ý là tần số xung nhịp tối đa được nâng cao, cho phép xử lý dữ liệu nhanh hơn và thực hiện các tác vụ đa nhiệm mượt mà hơn Các bộ vi xử lý Core i thế hệ thứ 7 cũng được tối ưu hóa để tiêu thụ ít năng lượng hơn, giúp kéo dài thời gian sử dụng pin trên các thiết bị di động 2 Chi tiết về bộ xử lý Kaby Lake Kiến trúc: Kiến trúc 14nm+: Kaby Lake tiếp tục sử dụng quy trình sản xuất 14nm, được tối ưu hóa để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng so với các thế hệ trước đó Đồ họa tích hợp: Intel HD Graphics: Kaby Lake tích hợp card đồ họa Intel HD Graphics với hiệu suất cải thiện, hỗ trợ tốt hơn cho việc chơi game và xử lý đồ họa cơ bản Hỗ trợ video 4K: Cung cấp khả năng phát video 4K mượt mà và hỗ trợ các chuẩn video cao cấp khác Hiệu suất tiêu thụ năng lượng: Kaby Lake được thiết kế để tiết kiệm năng lượng hơn, giúp tăng thời lượng pin cho các thiết bị di động và laptop USB 3.1 và Thunderbolt 3: Hỗ trợ các chuẩn kết nối mới giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu và kết nối nhanh chóng với các thiết bị ngoại vi Công nghệ Wi-Fi tiên tiến: Tích hợp công nghệ Wi-Fi cao cấp, cung cấp kết nối ổn định và tốc độ cao khi sử dụng mạng không dây Hỗ trợ VR và ứng dụng đòi hỏi sức mạnh xử lý cao: Kaby Lake được tối ưu hóa để tương thích tốt với các công nghệ mới như thực tế ảo và các ứng dụng đòi hỏi xử lý mạnh mẽ Công nghệ bảo mật: Các tính năng an ninh như Intel Software Guard Extensions (Intel SGX) được tích hợp để bảo vệ dữ liệu và ứng dụng PHẦN IX: THẾ HỆ THỨ 8 – COFFEE LAKE 1 Giới thiệu chung Bộ vi xử lý Core i thế hệ thứ 8 của Intel, còn được gọi là "Coffee Lake", được giới thiệu vào năm 2017 Đây là một bản nâng cấp đáng kể so với thế hệ trước đó, Core i thế hệ thứ 7 (Kaby Lake) Thế hệ thứ 8 của Core i mang đến nhiều cải tiến về hiệu suất và hiệu năng Một trong những cải tiến quan trọng nhất là tăng số lõi và luồng xử lý trên các bộ vi xử lý 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Coffee Lake 18 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Kiến trúc 14nm++: Đây là một cải tiến từ kiến trúc trước đó (14nm+), giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng so với thế hệ Skylake và Kaby Lake Kiến trúc này cũng mang lại khả năng tối ưu hóa hiệu suất tính toán Đa dạng về số lõi và luồng: Coffee Lake cung cấp các tùy chọn về lõi và luồng để phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau Core i3: 4 lõi vật lý, 4 luồng,Core i5: 6 lõi vật lý, 6 luồng hoặc 6 lõi vật lý, 12 luồng (với phiên bản hỗ trợ đa luồng),Core i7: 6 lõi vật lý, 12 luồng hoặc 8 lõi vật lý, 16 luồng,Core i9: 8 lõi vật lý, 16 luồng Tần số xung nhịp cao hơn: Coffee Lake thường có tần số xung nhịp cao hơn so với thế hệ trước, điều này giúp cải thiện hiệu suất xử lý trong các tác vụ đơn nhiệm và đa nhiệm Intel UHD Graphics 630: GPU tích hợp này cung cấp hiệu suất đồ họa tốt hơn so với các thế hệ trước, cho phép xử lý tốt các tác vụ đồ họa thông thường và chơi game với yêu cầu đồ họa trung bình Hỗ trợ bộ nhớ DDR4-2666: Coffee Lake hỗ trợ bộ nhớ DDR4-2666 MHz, tăng tốc độ truy cập và xử lý dữ liệu so với thế hệ trước Giao diện PCIe 3.0: Giao diện này cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao giữa vi xử lý và các linh kiện khác của hệ thống Tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng: Coffee Lake được thiết kế để cung cấp hiệu suất mạnh mẽ đồng thời tiết kiệm năng lượng, giúp máy tính hoạt động hiệu quả hơn và kéo dài thời lượng pin Hỗ trợ các tính năng bảo mật mới: Coffee Lake tích hợp các tính năng bảo mật như Intel Software Guard Extensions (SGX) và Intel Platform Trust Technology (PTT), giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng PHẦN X: THẾ HỆ THỨ 9 – COFFEE LAKE REFRESH 1 Giới thiệu chung Kiến trúc Coffee Lake Refresh là một phiên bản cải tiến của kiến trúc Coffee Lake được sử dụng trong bộ vi xử lý Intel Core i thế hệ thứ 9 Coffee Lake Refresh mang lại một số cải tiến quan trọng so với Coffee Lake trước đó Một trong những cải tiến đáng kể của kiến trúc Coffee Lake Refresh là khả năng hỗ trợ một số lượng lõi xử lý cao hơn 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Coffee Lake Refresh Kiến trúc 14nm++: Tương tự như Coffee Lake, vi xử lý thế hệ thứ 9 tiếp tục sử dụng kiến trúc 14nm++ để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng Cải tiến về lõi và luồng:Core i3: Thường có 4 lõi vật lý và 4 luồng.Core i5: Có từ 6 đến 8 lõi vật lý và 6 đến 12 luồng.Core i7: Cung cấp từ 6 đến 8 lõi vật lý và 12 đến 16 luồng.Core i9: Có từ 8 lõi vật lý và 16 luồng 19 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Tần số xung nhịp cao hơn: Thế hệ thứ 9 thường có tần số xung nhịp cao hơn so với các thế hệ trước, cung cấp hiệu suất xử lý tốt hơn trong các tác vụ đơn nhiệm và đa nhiệm Intel UHD Graphics 630: GPU tích hợp cải thiện đáng kể, cung cấp hiệu suất đồ họa tốt hơn cho các ứng dụng đa phương tiện và game có yêu cầu đồ họa trung bình Hỗ trợ bộ nhớ DDR4-2666: Tiếp tục hỗ trợ bộ nhớ DDR4-2666 MHz, tăng tốc độ truy cập và xử lý dữ liệu Giao diện PCIe 3.0: Vẫn duy trì giao diện PCIe 3.0, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao giữa vi xử lý và các linh kiện khác Tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng: Cải tiến về hiệu suất không đi kèm với việc tăng tiêu thụ năng lượng Thế hệ thứ 9 tiếp tục tối ưu hóa để giữ cho việc tiêu thụ năng lượng ở mức tốt nhất có thể Bảo mật tối ưu hóa: Tích hợp các tính năng bảo mật như Intel Software Guard Extensions (SGX) và Intel Platform Trust Technology (PTT) để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng Tóm lại, dòng vi xử lý Intel thế hệ thứ 9 (Coffee Lake Refresh) đã mang đến nhiều cải tiến đáng kể trong hiệu suất xử lý, đồ họa, tiết kiệm năng lượng và tính bảo mật, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng từ công việc văn phòng đến giải trí và gaming PHẦN XI: THẾ HỆ THỨ 10 – COMET LAKE 1 Giới thiệu chung Bộ vi xử lý Core i thế hệ thứ 10 (Comet Lake) được giới thiệu vào năm 2020 Với việc cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như AMD, Intel đã phát triển Comet Lake nhằm cung cấp hiệu suất và tính năng tốt nhất cho các ứng dụng đa nhiệm, chơi game và công việc sáng tạo 2 Chi tiết về bộ vi xử lý Comet Lake - Sử dụng kiến trúc 14nm++: Comet Lake tiếp tục sử dụng kiến trúc 14nm, nhưng đã được tối ưu hóa để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng - Số lõi xử lý: Bộ vi xử lý Core i thế hệ thứ 10 có sự đa dạng về số lõi, từ 2 lõi (Core i3) đến 10 lõi (Core i9), giúp cung cấp sức mạnh xử lý linh hoạt cho các tác vụ đa nhiệm và đa luồng - Hỗ trợ Hyper-Threading: Các phiên bản Core i7 và Core i9 của Comet Lake hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading, cho phép xử lý đa luồng ảo, tăng cường hiệu suất xử lý đa nhiệm 20 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com)

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan