Những trẻ vị thành niên không được trang bị kiến thức đầy đủ vềgiới tính, những biện pháp an toàn khi quan hệ hay những vấn đề về sức khỏe tình dụcdẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: man
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN
BỘ MÔN NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Trang 2Do nhóm Non-smoking biên soạn
MỤC LỤC
I Mở đầu 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 4
II Nội dung 4
1 Khái niệm liên quan 4
1.1 Khái niệm giới tính 4
1.2 Khái niệm tình dục 5
1.3 Khái niệm GDGT 5
2 Nội dung liên hệ thực tiễn 5
2.1 Thực trạng về GDGT cho trẻ vị thành niên ở một số quốc gia phát triển trên thế giới 6
2.2 Thực trạng về GDGT cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam 7
3 Nguyên nhân 9
3.1 Nguyên nhân khách quan 9
3.2 Nguyên nhân chủ quan 10
4 Hậu quả 10
4.1 Hậu quả đối với bản thân 10
4.2 Hậu quả đối với xã hội 11
5 Giải pháp 12
5.1 Giải pháp khách quan 12
5.2 Giải pháp chủ quan 13
Trang 3III Kết luận 14 Danh mục tài liệu tham khảo 16
I Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Đây chỉ là một trong vô vàng những bài báo gây nhức nhối trong xã hội hiện nay vềvấn đề GDGT ở trẻ vị thành niên Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình ViệtNam, mỗi năm cả nước có 1,2 – 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vịthành niên Có những sản phụ chỉ mới 12 tuổi Còn điều tra quốc gia về vị thành niên vàthanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hônnhân Việt Nam xếp thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về nạo phá thai Đó là chưa
kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát
và thống kê được [9, 26/3/2014] Những con số đã phản ánh một sự thật phũ phàng vềvấn đề GDGT hiện nay Những trẻ vị thành niên không được trang bị kiến thức đầy đủ vềgiới tính, những biện pháp an toàn khi quan hệ hay những vấn đề về sức khỏe tình dụcdẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: mang thai ngoài ý muốn, những căn bệnh xã hộiHIV/AIDS…
Xã hội ngày phát triển, những phương tiện thông tin càng được mở rộng hơn, tuổi dậythì ở trẻ cũng đến sớm Ở giai đoạn này, trẻ thường có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi về cơthể, đời sống tình cảm, tình dục của mình và cả người khác phái Thông thưởng, ở Việt
Trang 4Nam người lớn thường hay né tránh hoặc trả lời không rõ ràng về những điều mà chúng
tò mò muốn biết Một khi thắc mắc chưa được giải tỏa thì trẻ sẽ tự đi tìm nguồn thông tinkhác (sách, báo, tranh ảnh, bạn bè) Dần dần, trẻ không còn tin tưởng ở người lớn nữanên khép kín và phạm sai lầm một cách đáng tiếc Tính thiết thực của môn GDGT chưađược nhìn nhận đúng mức khiến các em mất tự tin do vốn kiến thức còn khiếm khuyết
Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý, sự phát triển và trưởngthành về nhân cách của bản thân Đồng thời, góp phần to lớn và chính yếu trong những
xu thế phát triển tiêu cực của xã hội: tình trạng có thai sớm, phá thai vô ý thức và mắc cácbệnh truyền nhiễm, đời sống tình cảm thiếu hụt, sai lạc, mất cân đối ảnh hưởng tới bảnthân, gia đình, xã hội và các thế hệ sau, để tránh những hậu quả đáng tiếc thì việc trang bịnhững kiến thức về sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên hiện nay là vô cùng quantrọng Đó cũng là lý do nhóm chúng em chọn đề tài: “GDGT cho trẻ vị thành niên”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp nội dung, mục đích mà đề tài hướng đến là:
- Tìm ra những thiếu sót, những bất cập về việc GDGT cho trẻ vị thành niên
- Những thực trạng về việc GDGT ở gia đình nhà trường và xã hội
- Đưa ra những giải pháp để GDGT cho trẻ vị thành niên một cách hiệu quả
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp tổng hợp những tàiliệu tham khảo
II Nội dung
1 Khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm giới tính
- Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, cósẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của yhọc) Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú
- Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quátrình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Nói cách khác,
Trang 5giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từgia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn,
kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác địnhthế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một
xã hội hay một nền văn hóa nhất định Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóccon cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,…Những hành vi nàykhông phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộngđồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ
nữ hoặc nam giới
Trang 6diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng nhưxây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.
2 Nội dung liên hệ thực tiễn
2.1 Thực trạng về GDGT cho trẻ vị thành niên ở một số quốc gia phát triển trên thế giới
GDGT là một công tác vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và định hướng vềtâm sinh lý trong giai đoạn phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên Việc truyềnđạt kiến thức về giới tính và tình dục cho trẻ diễn ra khá sớm và cởi mở ở nhiều quốc giatrên thế giới, nhất là các nước phát triển ở phương Tây Như tại Mỹ, hầu hết các trườnghọc đều đưa GDGT vào chương trình học của HS lớp 7-12, nhiều nơi bắt đầu từ lớp 5, 6
Có tới 58% HS được tiếp cận với kiến thức về giới tính một cách toàn diện
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên tại cácnước châu Âu được xếp vào loại thấp nhất thế giới Lý giải cho điều này, chuyên giaNgân hàng Thế giới cho rằng, các nước châu Âu sở hữu chương trình GDGT tiến bộ Cụthể hơn, tại Thụy Điển, những chương trình GDGT cho HS đã được triển khai từ năm
1942 Đến năm 1966, quốc gia này chính thức đưa “Giáo dục phòng tránh thai” (chươngtrình GDGT đầu tiên được công nhận tại trường học) lên truyền hình - phá vỡ sự ngạingùng cho phụ huynh khi đề cập đến vấn đề này với con em
Không chỉ phương Tây, một số quốc gia tại khu vực châu Á cũng đã nhận thứcđược tầm quan trọng trong việc GDGT cho trẻ từ sớm và có những biện pháp phù hợp đểthực hiện công tác giáo dục này Một ví dụ điển hình là Malaysia - một trong những quốcgia tiên phong trong khu vực Đông Nam Á về công tác phổ cập GDGT cho trẻ em Ởquốc gia này, GDGT được đưa vào chương trình giảng dạy cho trẻ như một môn họcchính thức, do Bộ Phát triển Phụ nữ, Gia đình và Cộng đồng, Bộ Giáo dục, những chuyêngia và các tổ chức phi chính phủ biên soạn
Bên cạnh đó, châu Phi - khu vực có nhiều vấn đề nhức nhối về giới tính và tìnhdục cũng đã thực hiện các chương trình GDGT phù hợp để giảm thiểu tình trạng này
Trang 7100% (5)
2
221MI5207 Group 3 Teachable MachineChuyền đổi
11
CASE GAP Predicting consumer tastesChuyền
đổi số 100% (1)
27
222MI5216 Group-3 Final-Project
31
Trang 8trong những năm gần đây Châu lục này tập trung vào việc giáo dục, cung cấp kiến thức
về vấn đề quan hệ tình dục an toàn - phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em nhằm đẩy lùinạn dịch Thông qua khẩu hiệu “ABC”: A - kiêng khem, B - chung thủy và C - dùng baocao su, HS đã có nhận thức đúng đắn hơn về các vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục
và có biện pháp bảo vệ bản thân tốt hơn Các chương trình giáo dục này cũng đã mangđến những kết quả khả quan, đơn cử tại Uganda, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS giảm đáng
kể do ý thức của người dân về việc sử dụng bao cao su ngày càng tăng
2.2 Thực trạng về GDGT cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam
2.2.1 GDGT cho trẻ vị thành niên ở gia đình
GDGT dường như vẫn còn là một khái niệm mới đối với nhiều gia đình Việt Nam.GDGT được hiểu là sự giáo dục về sinh dục, sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏesinh sản và tình dục Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ thường không giải thíchđược những vấn đề cơ bản về GDGT cho con cái Cha mẹ cũng chưa hiểu được nhu cầutìm hiểu về giới tính là cần thiết và tự nhiên nên họ không giáo dục cho con về vấn đềnày Một phần thì ảnh hưởng tư tưởng Á Đông, dù nhiều người hiểu vấn đề nhưng vẫnngại không muốn nói ra
Gia đình Việt Nam ngày này còn chịu ảnh hưởng về tư tưởng phong kiến nên việcGDGT bị hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức chứ không đi sâu vào vấn đề Vớinhiều gia đình, giáo dục về tình dục thậm chí còn không được đặt ra Hoạt động GDGTtrong gia đình phổ biến thường chỉ dừng ở góc độ vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì Theomột cuộc khảo sát gần 4700 thanh niên chỉ có 2,6% cho biết kiến thức về giới tính làđược bố mẹ giáo dục Các bậc phụ huynh thường cho rằng vấn đề liên quan đến giới tínhrất tế nhị, mặt khác nhiều phụ huynh còn cho rằng con mình còn quá nhỏ để hiểu về vấn
đề này, hoặc thậm chí ngay cả phụ huynh cũng không nắm rõ để giải thích cho con mìnhhiểu Bố mẹ thường tránh né, ngại ngùng khi trẻ hỏi về các vấn đề về giới tính và chorằng GDGT là trách nhiệm của nhà trường Một phụ huynh còn chia sẻ: “Cô con gái 5tuổi của tôi hay hỏi về vấn đề giới tính, sinh sản làm tôi phải đánh lạc hướng cháu bé Béhỏi tôi: “Con được sinh ra từ đâu?” Bí quá nên tôi chỉ có thể trả lời: “Con được sinh ra ở
Chuyềnđổi số 100% (1)CLT Characteristic - Student Orientedchủ nghĩa
xã hội kho… 100% (1)
6
Trang 9bệnh viện.”” Hay khi được hỏi tới thì các bậc cha mẹ đều trả lời rằng đó là vấn đề củangười lớn, làm trẻ cảm thấy ngại hỏi và gây hoang mang cho trẻ Ta có thể thấy được việcGDGT ở trong gia đình hiện nay vẫn chưa được chú trọng
2.2.2 GDGT cho trẻ vị thành niên ở trường học
Về phía nhà trường, hiện nay vẫn còn nhiều vụ nữ sinh phải làm mẹ ở tuổi rất sớmhay những cái chết thương tâm đều là do vướng vào tình yêu quá sớm và thiếu hiểu biết
về tình dục
Đó là hậu quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” về việc GDGT ở trường học Hiện nayviệc GDGT ở trường học được thực hiện một cách “nửa vời”, chưa tới nơi tới chốn, chỉ
có 0.3% trường Trung học phổ thông đưa GDGT vào giảng dạy cho HS Nếu như ở cấp
độ Tiểu học, HS được GDGT nhưng nó chỉ tập trung vào mặt khoa học như “phân biệtgiới tính”, “sinh sản” hơn là vấn đề về tâm sinh lý Chẳng hạn khi cô giáo dạy “trứng vàtinh trùng kết hợp lại thành hợp tử” các em sẽ thắc mắc “trứng và tinh trùng gặp nhaunhư thế nào?” khiến cô giáo khó xử Ở lứa tuổi này, GDGT gây khó khăn vì là lứa tuổi tò
mò và còn quá nhỏ để có thể giải thích chi tiết nên chỉ cần giúp cho các em biết tôn trọngbạn cùng và khác giới và có những hiểu biết cơ bản về giới tính Đáng tiếc là sách giáokhoa không hề đề cập tới Khi lên cấp Trung học cơ sở, phải đợi tới lớp tám mới đượcGDGT trở lại, nhưng nằm chủ yếu ở môn sinh học và nội dung không quá nhiều, thậmchí có khi bị lược bỏ, điều này có thể gây ra hoang mang cho HS vì giai đoạn này chính
là giai đoạn dậy thì, tâm sinh lí thay đổi, dễ gây ra sự hiểu nhầm hay tò mò không đáng
có Tới Trung học phổ thông, HS đều đã bước vào giai đoạn trưởng thành và nhận biếtđược các vấn đề về giới tính thì GDGT không còn được xuất hiện mà lồng ghép qua cácmôn như giáo dục công dân, sinh học, trong khi đây là lứa tuổi cần thiết nhất cho việcGDGT Hiện nay, trường học vẫn chưa có chương trình và phương pháp giáo dục về giớitính đúng đắn cho từng lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên
2.2.3 GDGT cho trẻ vị thành niên ở môi trường xã hội
Trang 10Môi trường xã hội xung quanh thì vẫn còn nhiều định kiến về khi nhắc đến vấn đềgiới tính, tình dục Họ cho rằng đây là những vấn đề tế nhị, không nên nhắc đến hay thểhiện ra bên ngoài Có một người đã tỏ thái độ không thích khi thấy các banner, postertuyên truyền khuyến khích giới trẻ dùng bao cao su khi quan hệ “Chuyện này mà cũngnhắc đến ở nơi công cộng cho bằng được” khiến giới tính hay tình dục bị “gắn mác” cấm
kị Ở nhiều nước, họ đặt sẵn các máy phát bao cao su và băng vệ sinh tự động trong cácnhà vệ sinh công cộng, khuyến khích mọi người quan hệ an toàn Tuy nhiên, ở nước tavẫn còn một số người có cái nhìn lạc hậu về giới tính, tình dục khiến những hoạt độngnày không được triển khai và phát triển nhiều Ở môi trường gia đình thì lảng tránh,trường học thì “xem nhẹ” việc cung cấp đủ thông tin về giới tính cho trẻ, vậy mà môitrường xã hội còn hà khắc với việc này như thế, thì đâu là cơ hội để trẻ vị thành niên tiếpcận được với GDGT?
3 Nguyên nhân
3.1 Nguyên nhân khách quan
Trong khi nhận thức về giới tính của trẻ đang lệch lạc thì phụ huynh lại chưa cónhiều kiến thức, nhận thức đúng đắn đồng thời cũng chưa thật sự cởi mở và mạnh dạn đểchia sẻ, dạy dỗ con em về vấn đề này Nói đến nguyên nhân, phần lớn vì sự ảnh hưởnglớn từ tư tưởng phong kiến, người Á Đông luôn xem những vấn đề liên quan đến giớitính, tình dục, sinh sản… là những chuyện tế nhị, thầm kín, hay thậm chí là thô tục.Chính hệ tư tưởng, lối suy nghĩ có phần cổ hủ này đã tạo thành một bức tường chắn trongtâm lý khó thể vượt qua ở thế hệ trước, cụ thể là ông bà, cha mẹ của trẻ, khiến việc chỉbảo, giáo dục cho trẻ những hiểu biết tối thiểu về giới tính không mấy được quan tâm vàchú trọng
Ngoài ra, môi trường giáo dục của nước ta hiện nay cũng có một khoảng trống khólấp đầy trong việc GDGT Thực tế, nhà trường thông qua việc giảng dạy đã lồng ghép cáckiến thức liên quan đến vấn đề này hoặc tổ chức những hoạt động ngoại khóa, tuy nhiênchưa thật sự hiệu quả Bởi vì trong các chương trình dạy về giới tính phần lớn đều chỉmang tính điểm xuyết, còn nửa vời; giáo viên cũng chủ yếu quan tâm đến vấn đề truyền
Trang 11đạt về tuổi dậy thì hay sinh lý cho HS mà không đề cập đến việc nhận biết những hành vixâm hại tình dục, dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm tình dục và các biện pháp phòngtránh cũng như ứng phó trước các vấn đề này
Bên cạnh đó, trẻ vị thành niên trong giai đoạn phát triển, với những biến đổi tâmsinh lý sẽ sinh ra sự tò mò, hiếu kỳ - điều này thôi thúc trẻ tìm hiểu về các vấn đề liênquan đến giới tính và tình dục Thế nhưng, hiện nay những người có kiến thức cao,chuyên môn vẫn còn hạn chế; ngoài ra còn tồn tại nhiều nguồn thông tin tràn lan, sai lệch,thậm chí còn tồn tại những văn hóa phẩm đồi trụy gây ra những hiểu lầm, hoang mang vàsai lệch trong nhận thức của trẻ
3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thời đại 4.0, việc tìm hiểu một thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và trêncác phương tiện truyền thông, những vấn đề của GDGT cũng nhiều vô kể Tuy vậy, cómột bộ phận trẻ vị thành niên không chủ động tìm hiểu những vấn đề này - không chỉ đểbảo vệ bản thân mà còn để ngăn chặn những hành vi tệ nạn liên quan đến giới tính haytình dục
Ngoài ra, còn tồn tại trường hợp trẻ vị thành niên dù đã được tiếp cận với GDGT,biết được bản chất của những loại hành vi liên quan đến giới tính - tình dục nhưng vẫn cốtình thực hiện chúng để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của bản thân, đơn cử như việcquấy rối hoặc xâm hại tình dục
4 Hậu quả
4.1 Hậu quả đối với bản thân
Đầu tiên, thiếu GDGT có thể gây hoang mang cho trẻ khi cơ thể có sự thay đổi bấtthường về sinh lí Trẻ không nhận biết được cơ thể mình đang thay đổi, phải chăm sócnhư thế nào, phải xử lý ra sao, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt
là trong lứa tuổi dậy thì Hơn thế nữa, có thể dẫn đến gây ra các bệnh lý như viêm vùngkín, rối loạn kinh nguyệt…thường gặp ở các bé gái Tâm lý trẻ sẽ có những biến động