Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và văn hóa là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về tiến trình xây dựng và phát triển đời sống
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: Bằng sự hiểu biết của mình, anh, chị hãy minh chứng cho luận điểm sau đây: “Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc; nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam”
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Anh MSV: 11220474
Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh_Quản trị Marketing CLC 64D_AEP(123)_15
Giảng viên: TS Nguyễn Chí Thiện
HÀ NỘI – 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1 KHÁI LƯỢC VỀ HỒ CHÍ MINH 4
2 HỒ CHÍ MINH LÀ ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 5
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 5
2.1.1 Về độc lập dân tộc 5
2.1.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc 6
2.2 Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam 6
3 HỒ CHÍ MINH LÀ NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 10
3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 10
3.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 10
3.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa 11
3.1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 12
3.2 Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam 12
4 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 16
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam ngay từ những buổi bình minh lịch sử đã gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng anh dũng của cha anh Dù là thời đại nào, thời gian nào, truyền thống vẻ vang ấy vẫn luôn hiện hữu, dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản, phải xây dựng được đất nước hùng cường về mọi mặt mới có đủ khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có đủ điều kiện để kiến thiết nước nhà giàu mạnh Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, truyền thống ấy đã đi sâu vào tâm khảm, có ảnh hưởng sâu sắc đến
hệ tư tưởng, các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta và sinh ra biết bao vĩ nhân, những anh hùng giải phóng dân tộc đã viết lên những trang sử hào hùng của toàn dân tộc Trong số những con người vĩ đại đã lưu danh vào sử sách, không thể không nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho vận mệnh và số phận của cả dân tộc
Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến sĩ Modagat Ahmed (Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) đã từng nhận định: “ Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một người trong số đó Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này ” Thực tiễn lịch sử đã chứng minh cuộc đời và sự nghiệp của Người là một bản anh hùng ca chói lọi về tinh thần cách mạng triệt để, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng Trên mặt trận văn hóa tư tưởng, Người lại là một danh nhân kiệt xuất, một nhà văn hóa tầm cỡ đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc nói riêng và sự tiến
bộ của nhân loại nói chung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và văn hóa là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về tiến trình xây dựng và phát triển đời sống đất nước; là kết quả của sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong những điều kiện cụ thể của thực tiễn lịch sử Việt Nam Hệ thống lý luận tư tưởng của Người không chỉ có giá trị với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại, góp phần giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra với nhân loại hiện nay
Dựa trên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và về văn hóa,
cùng với thực tiễn lịch sử đã để lại, em xin chọn nghiên cứu và phân tích đề tài: Minh chứng cho luận điểm: “Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc; nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam”
Trang 4NỘI DUNG
1 KHÁI LƯỢC VỀ HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên
là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh
từ thuở niên thiếu đã tiếp thu truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của cha anh, tiếp thu nền văn hóa lâu đời của dân tộc và tinh hoa văn hóa phương Đông Lại sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, thời buổi dân tộc Việt Nam đang sống trong lầm than tủi nhục dưới ách thống trị của đế quốc Pháp, Người đã sớm chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã đứng lên chiến đấu, nhiều cuộc khởi nghĩa, đấu tranh anh dũng bất khuất giành độc lập và tự do dân tộc nổ ra, song đều lần lượt thất bại do khủng hoảng sâu sắc về đường lối, phương sách cứu nước Tất cả những điều ấy đã hun đúc trong con người Hồ Chủ tịch một ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước Tháng 6 năm 1911, với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã rời bến cảng Nhà Rồng với hành trang mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực hiện hoài bão tìm
ra con đường cứu nước, cứu dân
Khoảng thời gian bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người hòa mình vào đời sống của nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động học tập, vừa nghiên cứu hăng say, tiếp thu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trên thế giới Đến năm
1917, sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản
đã đưa Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn – con đường cách mạng vô sản Từ đây, ánh sáng chân lý của thời đại đã soi sáng cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch
Bằng tư chất thông minh, sự nhạy bén về chính trị và một khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam bước qua muôn trùng gian khó, giành lấy thắng lợi vẻ vang, giải phóng nhân dân khỏi cảnh áp bức tù đày Đồng thời, Người dành trọn tâm sức xây dựng sự đoàn kết nhất trí, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng, cống hiến xuất sắc cả về
lý luận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc, kiên cường, dành trọn một đời chiến đấu cho hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến bộ xã hội
Trang 52 HỒ CHÍ MINH LÀ ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
2.1.1 Về độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc bao giờ cũng là khát vọng cháy bỏng, thiết tha nhất của toàn nhân loại, nhất là đối với nhân dân các dân tộc thuộc địa Đó là động lực, là lẽ sống, là nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi độc lập dân tộc là mục tiêu, kim chỉ nam vẽ đường rẽ hướng cho công cuộc giải phóng dân tộc Về độc lập dân tộc, tư tưởng của Người xác định rõ [1]:
Thứ nhất, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các
dân tộc
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, tiếp thu những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát lên chân
lý bất diệt về quyền cơ bản của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Đó
là những lẽ phải không ai chối cãi được” [2]
Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [3]
Thứ ba, độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì
Thứ tư, độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu chai cắt đất nước của dân tộc Đối diện với âm mưu của kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” Trong
Di chúc, Người cũng khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sự thống nhất của nước nhà:
Trang 6“Dù khó khan gian khổ đến mất, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc
Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” Có thể khẳng định tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
2.1.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc
Thất bại của cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp đã đặt ra nhiều vấn đề về con đường giải phóng dân tộc, lực lượng lãnh đạo cách mạng Lịch sử đặt ra nhu cầu bức thiết cho cách mạng Việt Nam là phải có một hệ tư tưởng mới, một đường lối, phương sách mới đủ sức soi sáng, dẫn dắt con đường đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc đi tới thành công Sau những tháng ngày bôn ba qua các quốc gia châu lục, tiếp thu những tinh hoa, tư tưởng lý luận cách mạng sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những phương hướng cho cách mạng Việt Nam:
Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản
Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn
thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân
tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng
Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc phải chủ động, sáng tạo, có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Thứ năm, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp
bạo lực cách mạng
2.2 Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam
Với cuộc đời hoạt động lịch sử vẻ vang, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là vị anh hùng giải phóng dân tộc mà nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn ghi nhớ Người đã chèo lái con thuyền cách mạng dân tộc vượt qua muôn trung gian khó để giành được độc lập tự do, giải phóng con người
Tìm ra con đường cứu nước là công lao to lớn đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người xác định rõ độc lập dân tộc là mục tiêu, kim chỉ nam mở ra những hướng
đi đúng đắn cho công cuộc cứu nước Trong hành trình đi qua các quốc gia và châu lục trên thế giới, Người chứng kiến và hòa mình vào cuộc sống của các dân tộc bị áp bức, hăng hái tham gia phong trào của giai cấp công nhân ở các nước tư bản Ở đó, Người
đã khám phá ra một sự thật rất mới, đó là: Khắp nơi trên thế giới, dù ở các nước giàu mạnh hay các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đâu đâu cũng có những người cùng khổ
bị áp bức, bóc lột và đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính, những tập đoàn thống trị
Trang 7tàn bạo sống bằng áp bức và bóc lột Thực tiễn ấy đã thức tỉnh Hồ Chí Minh, giúp Người nhận thức sâu sắc bản chất của chủ nghĩa tư bản và thực dân
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trọng đại trên con đường cứu nước của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là vào tháng 7/1920, khi Người được đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên tờ báo Nhân đạo của Đảng Xã
hội Pháp Luận cương của V.I Lê-nin đã truyền cho Người sự ủng hộ và nguồn sức
mạnh để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Từ đây, Người đã tìm ra lời giải đáp cho mọi trăn trở, cho câu hỏi khát khao đã cháy trong lòng mình bấy lâu Đó là tìm thấy con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa khác trên toàn thế giới nói chung Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng các dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản” [4] Đồng thời, Người tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III do Lênin sáng lập Tại đại hội Tua (Tours) của Đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920, Hồ Chí Minh là đại biểu Đông Dương, đồng thời trở thành một trong những sáng lập viên sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp Bằng hành động lịch sử, bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, hoàn toàn tin theo Lênin và con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối, bước qua lối mòn bảo thủ trong quan niệm cứu nước đương thời, xác định một con đường đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng được các dân tộc bị áp bức, bóc lột và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
Không chỉ tiếp thu những nguyên lý cơ bản của học thuyết Mác - Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh còn tích cực vận dụng sáng tạo, đổi mới, không ngừng bổ sung và củng cố các nhân tố, luận điểm mới phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam, đảm bảo đưa sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta tới thắng lợi Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã soi rọi cho Người một chân lý: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có “Đảng Cách Mệnh” để “trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [5] Xuất phát từ nhận thức này, Hồ Chủ tịch từng bước truyền bá một cách có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin về nước; ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính đảng vững mạnh ở Việt Nam đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Cùng với những vấn đề được thể hiện trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng (1930) – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, đánh dấu sự chuyển biến trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam phát triển từ trình độ tự phát lên tự giác Người đã đề ra đường lối cứu nước chiến lược cụ thể cho cách mạng Việt Nam, đó là
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [6]
Cụ thể là, cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Trước hết là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; trong đó độc lập dân tộc là mục tiêu hàng đầu của cách mạng
Trang 8Từ ngày Đảng ra đời, Người luôn quan tâm tới công tác xây dựng Đảng bởi lẽ
“Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [7] Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng quan tâm, rèn luyện, chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh, trở thành đội tiên phong vững vàng lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
Đồng thời, Người còn đề cao việc xây dựng khôi đại đoàn kết dân tộc vì sự đoàn kết trong nhân dân là chìa khóa tạo nên sức mạnh vô song chiến thắng mọi kẻ thù Đây là tư tưởng chiến lược được xác định xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập, có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và Tổ quốc Việt Nam cũng như góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới
Song song với việc tập trung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trọng tâm xây dựng lực lượng vũ trang “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [8] Tháng 12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập Từ những đơn vị tự vệ ban đầu, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng hoàn thiện, trưởng thành và lớn mạnh, sẵn sàng chiến đấu, thực thi mọi nhiệm vụ mà Đảng và dân tộc đề ra qua từng thời kỳ cách mạng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lực lượng Quân đội tinh nhuệ, quả cảm, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại, vang dội khắp năm châu Trong đó trước hết phải kể đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan ách đô hộ của chế độ thực dân phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” [9] Với bản “Tuyên ngôn độc lập” bất hủ ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á Đó là lời tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc và quyền dân chủ tự quyết của dân tộc Việt Nam, sự khẳng định cho dáng hình Việt Nam trên bản đồ thế giới Từ đây, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do
Ngay sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ của ta lại phải đổi mặt với tình thế vô cùng khó khăn, thù trong, giặc ngoài âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, hòng áp đặt ách cai trị dân tộc ta một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã sáng suốt đề ra đường lối đúng đắn, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc”, tranh thủ thời cơ bảo vệ Đảng và củng
Trang 9cố, giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ Theo lời hiệu triệu của Người, Đảng và toàn dân đoàn kết một lòng vừa xây dựng kiến quốc, vừa kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, cùng một lúc chiến đấu với ba kẻ thù “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” Trên cơ sở đường lỗi kháng chiến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra, kết hợp với truyền thống đoàn kết, yêu nước, anh dũng của toàn dân tộc, cách mạng Việt Nam lần lượt đánh bại mọi âm mưu chống phá, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, liên tiếp giành được tháng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc Pháp Trong đó phải kể đến Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Chiến thắng lịch
sử ấy buộc thực dân Pháp phải chấp nhận ký hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về chấp dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng
Kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi vẻ vang, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, nhân dân ta bước vào thời kỳ cách mạng mới, cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Ở miền Nam, sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ thay chân Pháp thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước
ta, them vọng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng Cách mạng Việt Nam một lần nữa phải đối đầu với thế lực đế quốc hùng mạnh để giữ vững nền độc lập dân tộc Tuy nhiên, với bản lĩnh phi thường, tài lãnh đạo thiên tài, cùng ý chí độc lập tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng và tin tưởng sắt son vào cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Năm 1966, giữa thời điểm
Mỹ leo thang chiến tranh, mở rộng tấn công bằng cả không quân và hải quân, tăng cường ném bom phá hoại miền Bắc, một lần nữa Người khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt Nam Từ thủ đô Hà Nội phát đi lời kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mỹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Trước lúc đi xa, dẫu chiến tranh còn ác liệt, đất nước vẫn còn bị chia cắt, Người đã viết và gửi lại cho nhân dân những dòng cô đọng, tâm huyết nhất về chặng đường cách mạng của dân tộc Người đã nhìn thấy vận mệnh Tổ quốc, thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam: “Dù có khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải rút khỏi nước ta
Tổ quốc ta sẽ nhất định thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” [10] Niềm tin vững chắc và ý chí sắt đá ấy đã đã khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của hàng triệu người con đất Việt, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, với tinh thần: “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” Sự đoàn kết đồng lòng của cả dân tộc đã làm nên chiến thắng lịch sử vang dội – Đại thắng mùa xuân năm 1975 Đất nước Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, nhân dân Nam – Bắc sum họp một nhà, dân tộc giành được độc lập tự do hoàn toàn [11]
Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận mệnh và con người Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn Từ thân phận là một dân tộc nô lệ mất nước, ta vươn lên trở thành một dân tộc tự do độc lập Đất nước Việt Nam từ chỗ bị chia cắt đã
Trang 10thống nhất non song, quy về một mối Xã hội Việt Nam từ chỗ là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, lạc hậu, chìm trong tăm tối lầm than đã vươn lên một xã hội tươi sáng, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hiện đại, văn minh cho con người Việt Nam từ xứ mất tên trên bản đồ thế giới đã khẳng định vị trí, dáng hình dân tộc, trở thành một biểu tượng tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới và có những đóng góp xứng đáng vì sự phát triển tiến bộ của loài người Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi,
là người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Sự nghiệp cách mạng và công lao vĩ đại của Người gắn liền lịch sử quang vinh của toàn Đảng, toàn dân, với những trang hùng ca của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là anh hùng giải phóng dân tộc, là một biểu tượng vĩ đại chiến đấu không ngừng vì độc lập tự do, đã đi vào lịch sử dân tộc và toàn thế giới, sống mãi với muôn đời
3 HỒ CHÍ MINH LÀ NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
3.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
Quan hệ giữa văn hóa và chính trị Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có
bốn vấn đề phải được coi trọng ngang nhau và có tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính tị, kinh tế, văn hóa, xã hội Ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xáo ách nô lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn háo phải thực hiện nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa cao
Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh
giải thích rằng, văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của
xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được Tuy nhiên, văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại, mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải
phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Văn học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển được Vì vậy phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị,