Khai thác mục “có thể em chưa biết” trong chương trình vật lí 8 thcs góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học

22 0 0
Khai thác mục “có thể em chưa biết” trong chương trình vật lí 8 thcs góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc nắm được nội dung và biết cách khai thác sử dụng SGK một cách toàn diện, phù hợp song song với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Mục “Có thể em chưa biết” trong SGK không quy định bắt buộc giảng dạy nhưng lại có vai trò giúp cho việc kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo các tình huống có vấn đề của bài học, góp phần mở rộng các kiến thức của bài học nên cần được GV quan tâm và khai thác một cách hợp lý hơn. Chương trình Vật lí lớp 8 THCS gồm những nội dung phong phú, đa dạng và có nhiều ứng dụng trong trong thực tế. Các bài học đều có thể sử dụng mục “Có thể em chưa biết” để nâng cao chất lượng bài dạy. Việc áp dụng mục “Có thể em chưa biết” vào dạy học góp phần: + Thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động. + Giúp học sinh cũng như giáo viên bổ sung kiến thức. + Đào sâu hơn những kiến thức được học. + Mở rộng những kiến thức chưa được biết. + Không gây nhàm chán, mà gây hứng thú cho người học. + Định hướng cho giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch môn học. + Giúp học sinh vận dụng, ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày + Cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, kích thích sự tìm tòi nghiên cứu các vấn đề trong cuộc sống, cũng như nghiên cứu khoa học kĩ thuật, phát triển tư duy. Bên cạnh đó việc Khai thác phần “Có thể em chưa biết” chương Cơ học vật lí 8 THCS góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học” đem lại một số lợi ích sau: + Giúp giáo viên có nhiều hướng dạy khác nhau trong một bài học, đặc biệt là việc dẫn dắt và khắc sâu kiến thức vừa không máy móc gây nhàm chán, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh. + Tạo sự ham học, ham nghiên cứu, tạo môi trường phát triển tư duy, năng lực tự đọc và tự học. + Đặc biệt học sinh có thể giải thích các hiện tượng khó trong tự nhiên.

Phần 1 Đặt vấn đề 1 Lý do chọn đề tài Theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa Nhà nước dành khá nhiều ngân sách cho việc soạn thảo và biên tập SGK và một Hội đồng với nhiều nhà khoa học giáo dục dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện để cho ra một bộ SGK đáp ứng mục tiêu Vì vậy việc làm thế nào để các GV và học sinh sử dụng và khai thác có hiệu quả kiến thức sách giáo khoa Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà thực tế việc sử dụng và khai thác SGK ở nhiều nơi còn chưa thực sự đạt hiệu quả Trong sách giáo khoa, sau mỗi bài học có mục “Có thể em chưa biết”, đây lại là phần học sinh rất thích đọc và tìm hiểu vì nó đáp ứng được trí tò mò về những điều chưa biết và những ứng dụng thực tế liên quan đến nội dung bài học Tuy nhiên mức độ sử dụng, cách thức khai thác, sử dụng vẫn còn chưa triệt để nhiều giáo viên chưa chú trọng khai thác sự tìm hiểu của học sinh khi đọc mục này Trên cơ sở những lý do đã trình bày ở trên và để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học, đồng thời góp phần phân tích, xây dựng cách khai thác sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa, tôi đã lựa chọn đề tài “Khai thác mục “Có thể em chưa biết” trong chương trình Vật lí 8 THCS góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học” với hi vọng cùng đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, đóng góp ý kiến để có những phương pháp xây dựng và thực hiện dạy học một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy, học môn Vật lý THCS 2 Tính mới trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm Khai thác và sử dụng mục “Có thể em chưa biết” chương trình Vật lý 8 vào tất cả hoạt động dạy học như Khởi động; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng và Kiểm tra đánh giá Phần 2 Nội dung nghiên cứu 1 Cơ sở lý luận Môn vật lý ở THCS giúp học sinh đạt được những tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng theo chương trình giáo dục phổ thông và định hướng phát triển năng lực cho học sinh như: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là NL thực nghiệm); Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Sách giáo khoa Vật lý 8 gồm có 2 chương: Cơ học và Nhiệt học Trong đó, Mỗi bài đều có cấu trúc chung sau đây: + Phần vào bài: Cung cấp thông tin để GV tổ chức tình huống học tập Có thể một hình vẽ, một câu đố, một mẫu chuyện vui… 1 + Phần chính của bài: Phần chính của bài có từ một đến hai đơn vị kiến thức Mỗi đơn vị kiến thức được trình bày dưới dạng định hướng hoạt động theo trình tự logic như sau: - Thu thập thông tin - Xử lí thông tin - Vận dụng: C… Câu hỏi C…* Câu hỏi, bài tập khó - Ghi nhớ + Phần mở rộng: Chính là mục “Có thể em chưa biết” phần này cung cấp thêm những ứng dụng thực tế, những nội dung sâu hơn hoặc rộng hơn những nội dung đã học Mục “ có thể em chưa biết” được sắp xếp ở cuối bài học, sau phần ghi nhớ Đúng với tên gọi của nó, mục “Có thể em chưa biết” cung cấp những kiến thức liên quan đến nội dung của bài học mà đa số các em chưa biết, cũng có khả năng các em đã được biết thông qua chương trình truyền hình, radio, hay trên internet Các kiến thức trong mục “Có thể em chưa biết” rất đa dạng, nó có thể đơn giản chỉ là thông tin mở rộng về một loại đơn vị khác được sử dụng trong một lĩnh vực của đời sống (ví dụ như một loại đơn vị đo của vận tốc - “nút” được dùng trong ngành hằng hải ), thông tin về giá trị của một số đại lượng, một sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tiễn, vai trò hay ứng dụng của đại lượng vật lý trong đời sống và kĩ thuật hoặc những câu chuyện lịch sử của vật lý học, … Có thể nói, mặc dù nội dung mục “Có thể em chưa biết” không quy định bắt buộc phải đề cập hay giảng dạy trên lớp, tuy nhiên nó có những tác dụng thiết thực góp phần làm cho bài giảng hay hơn, cuốn hút hơn giống như là những gia vị được thêm vào món ăn để món ăn thêm hấp dẫn hơn Hãy tưởng tượng xem món thịt kho mà không có hành thì sức hấp dẫn của nó sẽ giảm đi tới mức nào mặc dù chất lượng về dinh dưỡng của món ăn không thay đổi nhiều Đây là phần bài học được học sinh rất thích đọc vì nó chứa đựng nội dung gợi mở những ứng dụng thiết thực, hay những hiện tượng lí thú xảy ra trong đời sống, những câu chuyện về các nhà bác học vĩ đại Mục “Có thể em chưa biết” nếu được sử dụng hợp lý thì sẽ giúp học sinh: + Kích thích sự ham học hỏi, ham hiểu biết gây hứng thú để học bài mới + Tạo hứng thú đối với bài học cũng như đối với bộ môn + Mở rộng vốn hiểu biết về các vấn đề trong cuộc sống cho học sinh + Kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học trong các em + Biết vận dụng nội dung đã học vào giải thích các hiện tượng tự nhiên + Nắm kiến thức của bài được chắc chắn hơn 2 2 Cơ sở thực tiễn Để tìm hiểu về thực trạng khai thác và sử dụng mục “Có thể em chưa biết” vào nội dung bài học của giáo viên và học sinh tôi đã làm phiếu điều tra 17 GV đang giảng dạy Vật lý tại các trường THCS trên địa bàn huyện Qùy Châu cùng với một số trường ở các huyện lân cận và 75 em học sinh lớp 8 tại các lớp 8A1; 8A2; 8A3 trường PTDTNT THCS Quỳ Châu và đạt kết quả như sau:  Kết quả phiếu điều tra giáo viên: Câu hỏi Nội dung câu hỏi Tỷ lệ 1 Các thầy (cô) có hay sử dụng mục “Có thể em chưa 100% biết” trong quá trình giảng dạy không? □ Thường xuyên 70,6% □ Đôi khi 29,4% □ Ít khi 0% □ Không sử dụng 0% 2 Các thầy (cô) sử dụng mục “Có thể em chưa biết” để: 100% □ Đặt vấn đề vào bài mới 100% □ Xây dựng kiến thức mới 17,6% □ Củng cố, mở rộng 100% □ Kiểm tra, đánh giá 0% □ Giao việc về nhà 100% □ Đỡ cháy giáo án 35,3% 3 Theo thầy (cô) mục “Có thể em chưa biết” có cần thiết 100% không? □ Rất cần thiết 0% □ Cần thiết 29,4% □ Bình thường 70,6% □ Không 0% 4 Theo thầy (cô) nếu sử dụng mục “Có thể em chưa biết” 100% có tác dụng cho học sinh: 3 □ Kích thích hứng thú học tập 100% □ Củng cố, khắc sâu kiến thức 100% □ Mở rộng vốn hiểu biết 100% □ Vận dụng kiến thức vào vấn đề mới 17,6% 5 Theo thầy (cô) mục “Có thể em chưa biết” có phù hợp 100% với nội dung bài dạy không? □ Phù hợp 70,6% □ Đôi khi chưa phù hợp 29,4% □ Chưa phù hợp 0% 6 Thầy (cô) có bổ sung, mở rộng thêm mục “Có thể em 100% chưa biết” để phù hợp nội dung bài dạy không? □ Thường xuyên 11,7% □ Thỉnh thoảng 35,3% □ Không 53% 7 Thầy (cô) đánh giá thế nào về hiệu quả sử dụng “Có 100% thể em chưa biết” trong việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THCS? □ Không hiệu quả 0% □ Hiệu quả không đáng kể 59% □ Có hiệu quả 35,3% □ Có hiệu quả cao 5,7% Để tìm hiểu đánh giá của giáo viên về vai trò của việc sử dụng phần “có thể em chưa biết” trong giảng dạy, tôi đã hỏi câu hỏi: Theo thầy (cô) mục “Có thể em chưa biết”có cần thiết không? Với câu hỏi này, đa số giáo viên được hỏi cho rằng mức độ cần thiết (29,4%), 70,6% giáo viên cho rằng là bình thường, không có giáo viên nào cho rằng nó rất cần thiết cũng như là không cần thiết tức là không có giáo viên nào tuyệt đối hóa vai trò cũng như là không chú ý tới vai trò của nó Để tìm hiểu khả năng sử dụng mục “Có thể em chưa biết” trong từng bài dạy và trong cả quá trình, chúng tôi đã hỏi câu hỏi: Thầy (cô) đánh giá thế nào về hiệu quả sử dụng “Có thể em chưa biết” trong việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lý 4 ở trường THCS? Phần lớn giáo viên cho rằng hiệu quả sử dụng là không đáng kể so với việc không sử dụng (59%), còn một số ít giáo viên đánh giá là có hiệu quả (35,3%), từ đó có thể dự đoán rằng cách thức sử dụng phần này của giáo viên chưa hợp lý để có thể khai thác hết vai trò của nó Với câu hỏi: Theo thầy (cô) nếu sử dụng mục “Có thể em chưa biết” có tác dụng gì cho học sinh? Tất cả các giáo viên được hỏi đều cho rằng nó kích thích hứng thú học tập; củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh và mở rộng vốn hiểu biết cho các em Có ít giáo viên cho rằng nó giúp để vận dụng vào vấn đề mới Để tìm hiểu mức độ và cách thức sử dụng mục “Có thể em chưa biết”, chúng tôi đã đặt câu hỏi 1: Các thầy (cô) có hay sử dụng mục “Có thể em chưa biết” trong quá trình giảng dạy không? và câu hỏi 2: Các thầy (cô) sử dụng mục“Có thể em chư em chưa biết”a biết” để:t” để em chư: □ Đặt vấn đề vào bài mới □ Xây dựng kiến thức mới □ Củng cố, mở rộng □ Kiểm tra, đánh giá □ Giao việc về nhà □ Đỡ cháy giáo án Với câu hỏi 1, phần lớn giáo viên cho biết đã thường xuyên sử dụng nó (70,6%) và có một số giáo viên ít khi sử dụng (29,4%) Điều này là phù hợp với mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của nó Khi đã nhận thức vai trò của phần “Có thể em chưa biết” thì giáo viên sẽ thường xuyên sử dụng nó Và đa số giáo viên đã sử dụng nó để đặt vấn đề vào bài mới, củng cố mở rộng và giao việc về nhà Tuy nhiên cũng có không ít giáo viên sử dụng nó nhằm mục đích để đỡ cháy giáo án, tức khi còn thừa thời gian thì cho học sinh đọc nếu không thì không đề cập đến nó Rất ít giáo viên (17,6%) sử dụng nó để xây dựng kiến thức mới Để tìm hiểu khả năng phân tích so sánh của giáo viên về phần “Có thể em chưa biết” với nội dung bài dạy, chúng tôi đặt câu hỏi: Theo thầy (cô) mục “Có thể em chưa biết”có phù hợp với nội dung bài dạy không? Phần lớn giáo viên (70,6%) cho rằng nội dung là phù hợp Điều này cũng dễ hiểu vì việc đưa những nội dung vào trong SGK đã được một hội đồng các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu, thẩm định Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên – kinh tế, điều kiện vùng, miền, điều kiện văn hóa, xã hội mà có thể có những nội dung chưa được phù hợp với hầu hết tất cả các đối tượng học sinh Và cũng do SGK được sử dụng trong nhiều năm, nên có thể ở những hoàn cảnh mới, điều kiện mới mà những vấn đề trở nên xưa, cũ cần được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp Điều đó cũng được thể hiện thông qua câu hỏi tìm hiểu ý kiến giáo viên có bổ sung, mở rộng cho phù hợp thì có 47% giáo viên được hỏi có chỉnh sửa và bổ sung, còn trên 50% giáo viên không bổ sung, 5 chỉnh sửa mặc dù có thể họ cho rằng chưa phù hợp Lý do có thể việc ngại cập nhật, đổi mới, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế,… Như vậy, thông qua 7 câu hỏi thăm dò ý kiến giáo viên về mục “Có thể em chưa biết” cho thấy giáo viên nhận biết vai trò của nó góp phần kích thích hứng thú học tập, kích thích sự say mê, tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức của học sinh từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy Tuy nhiên mức độ sử dụng, cách thức khai thác, sử dụng vẫn còn chưa triệt để  Kết” để:t quả điều t điều tra hu tra học sinhc sinh Câu hỏi Nội dung câu hỏi Tỷ lệ 1 Em có hay đọc mục “Có thể em chưa biết” trong sách 100% giáo khoa không? □ Thường xuyên 38,2% □ Thỉnh thoảng 24,6% □ Ít khi 29,5% □ Không đọc 7,7% 2 Đọc mục “Có thể em chưa biết”, em cảm thấy thế nào? 100% □ Rất thích, rất lôi cuốn 38,2% □ Bình thường 48,3% □ Không thích 13,5% 3 Đọc mục “Có thể em chưa biết” giúp em: 100% □ Hiểu bài hơn 28% □ Yêu thích môn học hơn 26,8% □ Thu nhận nhiều kiến thức 25,5% □ Cảm thấy bài học đỡ nhàm chán 17,8% □ Không giúp được gì 1,9% 4 Em đọc mục “Có thể em chưa biết” khi nào? 100% □ Trên lớp, trong tiết học vật lý khi cô yêu cầu 29% □ Trên lớp, trong tiết học vật lý ngay cả khi cô 33,6% không yêu cầu □ Ở nhà, sau khi đã học bài trên lớp 7,4% □ Ở nhà, trước khi học bài mới trên lớp 30% 6 + Tỷ lệ đọc mục “Có thể em chưa biết” trong SGK thường xuyên (38,2%), thỉnh thoảng (24,6%) Đa số các em cảm thấy hứng thú, lôi cuốn trong khi đọc (38,2%) Việc đọc phần đó giúp các em thu nhận nhiều kiến thức (25,5%); yêu thích môn học hơn (26,8%); hiểu bài hơn (28%) Và phần lớn các em đọc phần đó ở trên lớp trong tiết học vật lý ngay cả khi cô yêu cầu (29%) và cô không yêu cầu (33,6%) hoặc các em đọc ở nhà trước khi học bài mới trên lớp (30%) Chứng tỏ các em cũng quan tâm nhất định tới mục “Có thể em chưa biết”, các em cũng muốn khám phá, tìm tòi những vấn đề mà các em không biết Vì vậy việc mở rộng, khác thác mục “ Có thể em chưa biết” vào nội dung bài học rất thiết thực Nó góp phần kích thích trí tò mò, nghiên cứu, hứng thú lôi cuốn tiếp thu kiến thức mới cũng như củng cố kiến thức Các em tự giác đọc, hiểu, tìm tòi phần đó ngay cả khi thầy cô không yêu cầu Thậm chí các em còn đọc trước khi học bài mới trên lớp Đây cũng là một thuận lợi nếu như chúng ta khai thác mục “Có thể em chưa biết” vào nội dung bài học chính Việc khai thác phần này vào dạy học cũng cần phải làm thế nào cho hợp lý, cho phù hợp với nội dung bài học, vừa truyền đạt, củng cố được kiến thức cho các em, vừa mở rộng nhiều kiến thức cho các em Đồng thời vẫn đảm bảo thời gian trên lớp Không nên cho quá nhiều như thế sẽ thiếu thời gian hoặc không nên cho quá ít như thế thì chưa truyền đạt được điều mình mong muốn cho các em Căn cứ vào thực trạng khai thác và sử dụng mục “Có thể em chưa biết” vào nội dung bài học của giáo viên và học sinh chúng ta cần tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để sử dụng có hiệu quả mục “Có thể em chưa biết” vào việc dạy học trong chương trình vật lý THCS 3 Xây dựng, sử dụng và khai thác mục “Có thể em chưa biết” chương trình Vật lý 8 3.1 Khai thác mục “Có thể em chưa biết” chương trình Vật lí 8 Vì nội dung của mục “Có thể em chưa biết” bao gồm kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, chứa đựng các kiến thức thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và ở nhiều cấp độ khác nhau Vì tính đa dạng của nội dung nên GV sẽ phải biết cách khai thác nó một cách phù hợp Ví dụ, nó có thể là một câu chuyện hay truyền thuyết (Truyền thuyết về Ác-si-mét) nếu giáo viên chỉ dùng máy tính trình chiếu nội dung lên màn hình cho học sinh đọc hay cho học sinh về nhà đọc thì sẽ không khai thác được sự kích thích tính ham học của học sinh thông qua câu chuyện thay vì bằng cách dùng lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn kết hợp với những hình ảnh trình chiếu trên màn hình về nhà bác học, về hình ảnh minh họa cách dùng lực đẩy Ác-si-mét để chứng minh chiếc vương miện của nhà vua không làm bằng vàng nguyên chất mà có pha bạc Và từ đó GV cũng có thể cho học sinh đóng vai nhà bác học để trình bày cách chứng minh Với mục “Có thể em chưa biết” có thể là các bảng giá 7 trị của một đại lượng vật lí Nếu chỉ nhìn các con số mà không có các phân tích, nhận xét đánh giá thì sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với bài học 3.2 Lựa chọn cách sử dụng mục “Có thể em chưa biết” vào tiến trình dạy học Để đảm bảo tính logic, khoa học, hợp lí về mặt khối lượng kiến thức, thời lượng, thời gian phân phối cho từng bài dạy nên nội dung của mục “có thể em chưa biết” trong sách giáo khoa chỉ là những vấn đề được chọn lọc, tiêu biểu Tuy nhiên giáo viên hoàn toàn có thể lựa chọn những vấn đề, nội dung khác không có trong nội dung sách giáo khoa - tương tự như mục “Có thể em chưa biết” để sử dụng cho một tiến trình nào đó của bài dạy Trên cơ sở nắm được mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương tiện sử dụng, và lựa chọn nội dung vấn đề với mức độ “có thể em chưa biết” giáo viên có thể sử dụng vào các tiến trình khác nhau của bài dạy, cụ thể là: + Khởi động bài học + Hình thành kiến thức mới + Luyện tập, vận dụng + Tìm tòi mở rộng + Kiểm tra đánh giá Tuy nhiên để sử dụng mục “Có thể em chưa biết” vào bài học có hiệu quả trước tiên tôi phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong mỗi bài Đọc và nghiên cứu mục “Có thể em chưa biết” ở mỗi bài (nếu có) để biết phần đó mở rộng kiến thức cho cả bài hay chỉ cho một nội dung trong bài Từ đó, biên soạn sử dụng phần đó vào mục đích gì trong mỗi bài Ví dụ: 3.2.1 Khởi động bài mới hoặc mục mới tạo hứng thú cho học sinh Bài 3: “Chuyển động đều- Chuyển động không đều” Một số vận tốc trung bình: Con rùa: 0,055m/s (0,2km/h) Người đi bộ: 1,5m/s (5,4km/h) Tàu hỏa: 15m/s (54km/h) Tàu điện ngầm nhanh nhất (Trung Quốc): 135km/h Âm thanh trong không khí: 340m/s Ánh sáng trong không khí: 3.10 8 m/s (Có hình ảnh minh họa kèm theo) 8 Vậy có phải lúc nào các phương tiện đó cũng đi với vận tốc như vậy không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài 3” Bài 5 : “Sự cân bằng lực – Quán tính" Dưới tác dụng của trọng lực, con người và mọi sinh vật khác trên Trái Đất đều chuyển động theo Trái Đất Ở gần xích đạo vận tốc của chuyển động này là khoảng 465m/s (khoảng 1674km/h) Hãy tưởng tượng nếu không còn lực hút của Trái Đất thì con người và mọi sinh vật khác sẽ như thế nào? Khi đó do quán tính con người và mọi sinh vật ở vùng xích đạo sẽ bị văng ra khỏi Trái Đất và chuyển động thẳng đều với vận tốc 1674km/h, nghĩa là bằng vận tốc của một máy bay phản lực chiến đấu Tất nhiên, đây chỉ là tưởng tượng thôi! Vậy quán tính là gì? Và vì sao đó chỉ là tưởng tượng Chúng ta cùng tìm hiểu bài 5 (Có hình ảnh minh họa kèm theo) Bài 9: “Áp suất khí quyển” Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm Với những độ cao không lớn lắm thì cứ lên cao 12m, áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg Dựa vào mối liên hệ giữa độ cao và áp suất khí quyển, người ta chế tạo ra một loại dụng cụ đo áp suất khí quyển để suy ra chiều cao gọi là “cao kế” Cao kế được dùng khi leo núi, trong máy bay, trong các khí cầu… Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng tới thời tiết của nơi đó Các trạm khí tượng được trang bị các máy tự động ghi áp suất của khí quyển sau những khoảng thời gian xác định - Một số hình ảnh bổ sung cho các câu hỏi phần vận dụng Bài 10: “Lực đẩy Ác-Si-Mét” - Truyền thuyết về Ác-si-mét Nhà vua Hê-rôn xứ Si-ra-cuýt (306 – 215 TCN) giao vàng cho một người thợ kim hoàn để làm cho nhà vua một cái vương miện đặc Nhà vua nghi ngờ người thợ đã ăn bớt vàng nên giao cho Ác-si-mét kiểm tra xem người thợ có pha bạc vào vàng để làm vương miện không Ác-si-mét ngày đêm lo lắng, suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được việc nhà vua giao Một hôm, trong khi đang nằm trong bồn tắm đầy nước, ông chợt phát hiện ra rằng khi nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy ông lên càng mạnh Từ đó, ông thấy được cách giải quyết bài toán về chiếc vương miện của nhà vua Ông nhảy khỏi bồn tắm và cứ thế trần truồng chạy ra đường, vừa chạy vừa kêu : “Ơ rê ca ! Ơ rê ca !” (tìm ra rồi) (Có hình ảnh minh họa kèm theo) Vậy ông đã làm thế nào để phát hiện ra? Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? 9 Ở nhiệt độ 00c các phân tử hiđrô chuyển động với vận tốc trung bình khoảng 1700m/s, nghĩa là khoảng 6120 km/h, nhanh gấp hơn năm lần các máy bay phản lực hiện đại Các phân tử khí chuyển động trong phòng với vận tốc trung bình từ 100m/s đến 2000 m/s Tại sao khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải vài giây sau ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa? Đó là vì, các phân tử nước hoa không chuyển động thẳng từ đầu lớp đến cuối lớp, mà chuyển động dích dắc từng đoạn rất ngắn do bị va chạm vào các phân tử không khí, giống như một người đi trong đám đông, hết chạm phải người này lại va phải người kia (Có hình ảnh minh họa) Vậy sự va chạm đó phụ thuộc vào những yếu tố nào, ta đi tìm hiểu phần III Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt Phích (bình thủy) là một bình thủy tinh hai lớp Giữa hai lớp thủy tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt Hai mặt đối diện của hai lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích Phích được đậy nút thật kín Vậy vì sao phích giữ được nước nóng lâu dài? Hay đèn kéo quân quay được là nhờ đâu? Để trả lời câu hỏi này ta cùng tìm hiểu bài hôm nay (Có hình ảnh minh họa) Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt Cơ thể con người tuy không ngừng truyền nhiệt với môi trường bên ngoài nhưng luôn luôn giữ nhiệt độ không đổi vào khoảng 370C dù nhiệt độ bên ngoài có thể giảm xuống dưới 00C hoặc tăng lên trên 500C Nhiệt từ cơ thể con người có thể truyền ra bên ngoài bằng nhiều cách trong đó có dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ Trung bình cơ thể con người tỏa ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt khoảng 17% năng lượng mà người đó tỏa ra được Nếu trời ẩm thì tỉ lệ này tăng lên (Có hình minh họa) 3.2.2 Xây dựng kiến thức mới Bài 1: Chuyển động cơ học - Trong các em có thể có nhiều người cho rằng chuyển động của đầu van xe đạp là đơn giản vì đó là chuyển động tròn xung quanh trục bánh xe Thực ra không đơn giản như vậy vì đầu van xe đạp vừa chuyển động tròn xung quanh trục bánh xe, vừa cùng với xe đạp chuyển động thẳng trên đường Như vậy việc chọn vật làm mốc không những quyết định tính chất đứng yên hay chuyển động của một vật mà còn quyết định nhiều tính chất khác nữa của chuyển động Bài 12 : Sự nổi Tàu ngầm là loại tàu có thể chạy ngầm dưới mặt nước Phần đáy tàu có nhiều ngăn, có thể dùng máy bơm để bơm nước vào hoặc đẩy nước ra Nhờ đó, người ta có thể làm thay đổi trọng lượng riêng của tàu để làm cho tàu lặn xuống, lơ lửng trong nước hoặc nổi lên trên mặt nước Vậy vì sao tàu có thể lặn, lơ lửng hoặc nổi trên mặt nước được? chúng ta tìm hiểu bài 12 10 Bài 16 : Cơ năng Độ lớn của một số giá trị động năng Động năng của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời : 2,7.1033J Động năng của vệ tinh quay trên quỹ đạo: 3.10 9 J Động năng của cầu thủ bóng đá đang chạy : 4500J Động năng của con ong đang bay : 0,002J Động năng của con sên đang bò : 0,0000001J Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng Để xác định nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm, người ta dùng một dụng cụ riêng gọi là nhiệt lượng kế Nhiệt lượng kế là một bình hai vỏ, ở giữa có một lớp không khí để ngăn cản sự truyền nhiệt của các chất đặt trong bình với môi trường bên ngoài Trong bình có một nhiệt kế và 1 que khuấy (Có hình ảnh minh họa) Vậy muốn xác định nhiệt lượng mà không cần dùng dụng cụ đo thì ta làm thế nào? Tìm hiểu bài 24 3.2.3 Luyện tập, vận dụng và mở rộng kiến thức Bài 2 : Vận tốc - Trong hàng hải, người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc Nút là vận tốc của một chuyển động mỗi giờ đi được 1 hải lí Biết độ dài của 1 hải lí là 1,852km ta dễ dàng tính được nút ra km/h và m/s : 1nút = 1,852km/h = 0,525m/s Các tàu thủy có lắp cánh ngầm lướt trên sóng rất nhanh nhưng cũng không mấy tàu vượt qua được vận tốc 30 nút - Vận tốc ánh sáng là 300000km/s Trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể là rất lớn, vì vậy trong thiên văn người ta hay biểu thị những khoảng cách đó bằng “năm ánh sáng” Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm Một năm ánh sáng ứng với khoảng cách bằng: 3.105.365.24.3600 = 9,4608.1012km Trong thiên văn, người ta lấy tròn một năm ánh sáng bằng 1016m (10 triệu tỉ mét) Thế mà khoảng cách từ Trái Đất tới ngôi sao gần nhất cũng lên tới 4,3 năm ánh sáng! Bài 6: Lực ma sát - Ma sát có ý nghĩa quan trọng trong thực tế Nó có thể có hại nhưng cũng có thể có ích Do đó, ta cần biết cách làm giảm cũng như làm tăng ma sát Nhờ dầu mỡ bôi trơn, ma sát trượt giảm từ 8 đến 10 lần Tuy nhiên trong nhiều trường hợp 11 lực ma sát vẫn còn lớn và cần có giải pháp giảm lực này Để giảm ma sát người ta phát minh ra các ổ trục, ổ bi lăn, chúng có tác dụng giảm ma sát từ 20 đến 30 lần (hình ảnh) - Hãy thử hình dung bỗng nhiên ma sát biến mất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Ta không đứng vững, cũng không ngồi vững được Sách vở, đồ đạc rất khó nằm yên trên bàn Ta không cầm nổi vật gì trên tay vì mọi cái đều trơn tuột Đinh rời khỏi tường Sợi không kết thành vải Người và động vật không đi lại được Xe không chạy được Vật nào đang chuyển động thì sẽ chuyển động mãi mãi (Hình ảnh) Bài 7 : Áp suất Áp suất ánh sáng là áp suất mà ánh sáng tác dụng lên vật được rọi sáng Áp suất này rất bé, cỡ một phần triệu Pa Năm 1899, nhà vật lí Lê-bê-đép ( người Nga) lần đầu tiên đã đo được áp suất ánh sáng bằng thí nghiệm rất tinh vi Chính áp suất của ánh sáng mặt trời đã làm cho đuôi sao chổi bao giờ cũng hướng từ phía Mặt Trời ra (Giải thích sự hình thành đuôi sao chổi: Khi sao chổi tiến về gần Mặt Trời, bức xạ điện từ của Mặt Trời khiến các lớp băng bên ngoài bắt đầu thăng hoa Dòng bụi và khí bay ra tạo nên "bầu khí quyển" loãng bao quanh sao chổi gọi là phần đầu sao chổi Khi khoảng cách đến mặt trời thu hẹp, dưới tác động của áp suất bức xạ và gió Mặt Trời, “bầu khí quyển” được kéo dài ra tạo hai đuôi bụi và khí riêng rẽ ở hai phương hơi lệch nhau trong đó đuôi bụi cong theo đường cong của quỹ đạo do các hạt bụi có khối lượng lớn nên ít chịu lực tác động của gió mặt trời trong khi đuôi khí (gồm các khí đã bị ion hóa) gồm các hạt ion nhẹ chịu nhiều ảnh hưởng của gió Mặt Trời và bị thổi theo phương thẳng đến Mặt Trời rồi đi theo đường sức từ trong không gian Hạt nhân sao chổi có thể được coi như những hạt vật thể đen nhất trong hệ mặt trời (có thể có độ phản xạ ánh sáng thấp hơn so với nhựa đường) và gồm những khoáng chất nặng và chất hữu cơ cao phân tử Phần đầu sao chổi có thể lớn hơn cả Mặt Trời Đuôi sao chổi có thể kéo dài tới hàng đơn vị thiên văn Bài 8 : Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau Theo nguyên lí Pa-xcan, chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó Đặc điểm này được sử dụng trong các máy dùng chất lỏng Khi tác dụng một lực f lên pit-tông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất p = f/s lên chất lỏng Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit-tông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pit-tông này : suy ra Ff  Ss F  p.S  f S s Như vậy pit-tông lớn có diện tích lớn hơn pit-tông nhỏ bao nhiêu lần thì lực nâng F có độ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần Nhờ đó mà có thể dùng tay để nâng cả một chiếc ôtô 12 Bài 10: Lực đẩy Ác-Si-Mét - Phần ghi nhớ được đóng khung ở trên không chỉ được áp dụng đối với chất lỏng mà còn được áp dụng cả đối với chất khí Điều này giải thích tại sao những quả bóng hoặc khí cầu được bơm một lọai khí nhẹ hơn không khí có thể bay được Bài 13 : Công cơ học Công của trái tim Bằng các phép đo và phép tính người ta xác định được công của trái tim Trung bình mỗi giây trái tim của người thực hiện một công khoảng 0,12 J để bơm khoảng 90cm3 máu nuôi cơ thể Các em đừng vội nghĩ công của trái tim là quá bé nhỏ! Vì trái tim phải làm việc liên tục không ngừng nên trong một ngày, trung bình nó thực hiện một công lên tới 10368J để bơm 7776 lít máu nuôi cơ thể Nếu một người chỉ sống có 70 năm thôi thì trái tim người đó đã thực hiện một công không dưới 260 000 000J để bơm khoảng 200 000 000 lít máu nuôi cơ thể Nếu biết với công 260 000 000J người ta có thể nâng một chiếc xe ô tô 2,5 tấn lên cao 10 000m (10km), thì các em sẽ thấy trái tim của chúng ta “vất vả” biết chừng nào! Bài 15: Công suất Để đo công suất, ngoài oát, người ta còn dùng đơn vị khác nữa là mã lực (sức ngựa) Mã lực là đơn vị cũ để đo công suất, trước đây rất thông dụng, nay ít dùng Một mã lực Pháp (kí hiệu CV) xấp xỉ bằng 736W, còn một mã lực Anh (kí hiệu là HP) xấp xỉ bằng 746W Công suất của tên lửa đẩy con tàu vũ trụ Phương Đông chở nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Trái Đất Ga-ga-rin, công dân Liên Xô là 15 000MW Công suất của con người khi lao động chân tay trong nhưng điều kiện bình thường trung bình vào khoảng từ 70 đến 80W Khi đi bộ, công suất trung bình của người là 300W Khi chạy thi 100m, công suất của vận động viên có thể lên tới 730W Nước ta có nhiều nhà máy thủy điện Hiện nay, nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất lớn nhất là 1 920MW Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo tòan năng lượng Các nguồn nước ở trên cao có thế năng rất lớn thế năng này có thể chuyển hóa thành động năng làm quay các máy phát điện Hiện nay, người ta mới sử dụng chưa tới 10% nguồn năng lượng dự trữ khổng lồ này Gió có động năng rất lớn, là nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền Nếu con người tận dụng được hết động năng của gió thì gió có thể cung cấp cho con người năng lượng còn lớn hơn năng lượng do nước cung cấp Từ xưa, người ta đã biết sử dụng động năng của gió để chạy các cối xay gió 13 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? Khối lượng của Trái Đất lớn hơn khối lượng của quả cam bao nhiêu lần thì khối lượng của quả cam lớn hơn khối lượng của phân tử Hiđrô bấy nhiêu lần Nếu xếp một trăm triệu phân tử nước nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm Nếu tưởng tượng mỗi vật đều lớn lên gấp một triệu lần, nghĩa là một con muỗi sẽ trở thành một con vật khổng lồ dài tới 10km thì kích thước của mỗi phân tử vẫn chưa lớn bằng một dấu chấm (.)(Có hình ảnh minh họa) Bài 21: Nhiệt năng Phải mất nhiều thế kỉ, con người mới trả lời được câu hỏi về bản chất của nhiệt là gì? Vào đầu thế kỉ thứ XVIII, người ta cho rằng nhiệt là một chất đặc biệt gọi là “chất nhiệt” Đó là một chất lỏng vô hình, không có trọng lượng, thấm sâu vào mọi vật và có thể truyền dễ dàng từ vật này sang vật khác Thuyết chất nhiệt có thể giải thích được một số hiện tượng nhiệt trong đó có sự truyền nhiệt, nhưng không giải thích được hiện tượng khác trong đó có hiện tượng thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công Đồng thời với thuyết chất nhiệt còn có thuyết cho rằng bản chất của nhiệt là do chuyển động của các hạt vật chất Trong số những người ủng hộ thuyết này có các nhà vật lý nổi tiếng như Niu-tơn (người Anh), Ma-ri-ôt (người Pháp), Lô-mô- nô-xốp (người Nga), Jun (người Anh) Tuy nhiên phải chờ đến đầu thế kỉ XI, khi thuyết về vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử ra đời người ta mới công nhận bản chất của nhiệt là do chuyển động của các hạt vật chất cấu tạo nên vật (Có hình ảnh minh họa) Bài 22: Dẫn nhiệt Nết” để:u coi khả điều t năng dẫn ng dẫn nhiệtn nhiệt của kt của khônga không khí là 1 thì 1 thì khả điều t năng dẫn ng dẫn nhiệtn nhiệt của kt của khônga một số cht số chất n chất như st nhưa biết” sau: Chất Khả năng dẫn nhiệt Chất Khả năng dẫn nhiệt Len 2 Nước đá 88 Thép 2860 Gỗ 7 Nhôm 8770 Đồng 17370 Nước 25 Bạc 17720 Thủy tinh 44 Đất 65 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng Trong kĩ thuật và đời sống, người ta còn dùng calo làm đơn vị nhiệt lượng Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 gam nước ở 4 0C nóng lên thêm 10C Như vậy, 1 calo = 4,2 jun 14 3.2.4 Kiểm tra, đánh giá mức độ sáng tạo của học sinh Bài 14 : Định luật về công Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát Vì vậy, công mà ta phải tốn (A2) để nâng vật lên bao giờ cũng lớn hơn công (A1) dùng để nâng vật khi không có ma sát, đó là vì phải tốn một phần công để thắng ma sát Công A2 là công toàn phAần Công A1 là công có ích Tỉ số AA1 gọi là hiệu suất của máy, kí hiệu là H : H  1 100% 2 A2 Vì A2 luôn lớn hơn A1 nên hiệu suất luôn nhỏ hơn 100% Từ đó đưa ra các bài tập liên quan đến hiệu suất của máy Bài 22: Dẫn nhiệt Nếu có ai nói là tóc đốt không cháy thì chắc các em không tin Nhưng các em thử làm thí nghiệm sau: Lấy một sợi tóc cuốn chặt quanh một que sắt dài rồi dùng diêm đốt, tóc không cháy, chỉ có que sắt nóng lên thôi Nếu cuốn tóc quanh một thanh tủy tinh hoặc gỗ thì khi đốt, tóc sẽ cháy ngay Hãy giải thích tại sao? Yêu cầu HS về nhà làm và giải thích Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng Nhiệt dung riêng của đất nhỏ hơn nhiệt dung riêng của nước nhiều lần Do đó, ban ngày khi nhận được bức xạ nhiệt từ Mặt trời, đát liền nóng lên nhanh hơn nước biển kết quả là không khí trên mặt đất nóng lên, nhẹ đi, bay lên cao còn không khí từ ngoài biển lạnh hơn di chuyển vào đất liền tạo nên gió biển hãy giải thích tại sao về đêm gió lại thổi rừ đất liền ra biển? (Có hình ảnh minh họa) 3.2.5 Soạn thảo tiến trình dạy học bài có sử dụng và khai thác mục “Có thể em chưa biết” Trên cơ sở phân tích vai trò, cách thức khai thác và sử dụng của mục “Có thể em chưa biết” vào bài giảng, tôi đã thiết kế bài giảng “Áp suất khí quyển” – Bài 9 – Vật lí 8 có với tiêu chí khai thác và sử dụng hợp lý mục “Có thể em chưa biết ” Hình ảnh của bài giảng: Slide 1: Kiểm tra bài cũ Slide 2: Giới thiệu bài mới Slide 3: GV sử dụng video thí nghiệm Slide4: Giới thiệu về bầu khí quyển 15 tạo tình huống có vấn đề (Khai thác phần “Có thể em chưa biết” đặt vấn đề vào bài mới) Giáo viên làm thí nghiệm thực tế Slile 5: Nguyên nhân có áp suất khí Slile 6: Áp suất khí quyển tác dụng lên quyển Trái Đất theo mọi phương Slide 7: Thí nghiệm 1 Slide 8: Thí nghiệm 2 Slide 9: Thí nghiệm 2 Slide 10: Thí nghiệm 3 16 Slide 11: Thí nghiệm 3 Slide 12: Thí nghiệm 3 Slide 13: Thí nghiệm với núm cao su Slide 14: Thí nghiệm với núm cao su chứng tỏ sư tồn tại của áp suất khí quyển chứng tỏ sư tồn tại của áp suất khí quyển Slide 15: Giải thích phần đặt vấn đề Slide 16: Ví dụ (Sử dụng phần “Có thể em chưa biết” thông qua các hình ảnh) để mở rộng kiến thức cho học sinh Slide 17: Vận dụng Slide 18: Trò chơi ô chữ 17 Slide 19: Ghi nhớ Slide 20: Khai thác, có bổ sung phần “Có thể em chưa biết” trong SGK SGK chỉ nêu thông tin sự giảm mật độ không khí khi lên cao dẫn đến áp suất khí quyển giảm theo độ cao và thể hiện bằng số liệu độ lớn áp suất khí quyển ứng với các độ cao so với mặt nước biển trên bảng 9.1 và giới thiệu tên của thiết bị đo áp suất theo độ cao là cao kế Ở đây chúng tôi đã bổ sung một đoạn video mô phỏng sự thay đổi áp suất theo độ cao một cách trực quan Slide 21: Hình ảnh video mô phỏng sự Slide 22: Khai thác có bổ sung phần thay đổi áp suất theo độ cao “có thể em chưa biết” bằng hình ảnh trạm khí tượng Láng Slide 23: Hướng dẫn về nhà Slide 24: Kết thúc bài 18 4 Hiệu quả mang lại của sáng kiến Để tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng mục “Có thể em chưa biết”, tôi đã biên soạn và sử dụng mục “Có thể em chưa biết” trong dạy học vật lý 8, giảng dạy bộ môn Vật lý 8 tại trường bản thân đang công tác Thu đưa biết”ợc kết qc kết” để:t quả điều t nhưa biết” sau: Tỷ lệ hỏi Câu Nội dung câu hỏi Trước khi áp Sau khi áp dụng dụng Sau khi học xong tiết học mà cô dạy 100% 100% em cảm thấy thế nào? □ Hiểu bài hơn 51,7% 96% □ Yêu thích môn học hơn 48,8% 98% □ Thu nhận nhiều kiến thức 46,6% 89% □ Cảm thấy bài học đỡ nhàm 32,6% 100% chán □ Không giúp được gì 13,3% 1,1% * Đối với GV: Sau khi biên soạn có bổ sung mục “Có thể em chưa biết” và thực hiện giảng dạy thì tôi nhận thấy đem lại tác dụng rất lớn cho học sinh trong việc: kích thích hứng thú học tập, củng cố, khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết * Đối với học sinh: Sau khi học xong 1 tiết học có biên soạn, sử dụng mục “ có thể em chưa biết” các em đầu cảm thấy rằng: Hiểu bài hơn, yêu thích môn học hơn, thu nhận được nhiều kiến thức hơn, bài học đỡ nhàm chán Như vậy việc khai thác và sử dụng mục “ có thể em chưa biết” trong dạy học là cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực cho cả giáo viên và học sinh Phần 3 Kết luận 1 Qúa trình nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2020 Đối tượng: Học sinh lớp 8 năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021 2 Ý nghĩa của đề tài Việc nắm được nội dung và biết cách khai thác sử dụng SGK một cách toàn diện, phù hợp song song với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy 19 Mục “Có thể em chưa biết” trong SGK không quy định bắt buộc giảng dạy nhưng lại có vai trò giúp cho việc kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo các tình huống có vấn đề của bài học, góp phần mở rộng các kiến thức của bài học nên cần được GV quan tâm và khai thác một cách hợp lý hơn Chương trình Vật lí lớp 8 THCS gồm những nội dung phong phú, đa dạng và có nhiều ứng dụng trong trong thực tế Các bài học đều có thể sử dụng mục “Có thể em chưa biết” để nâng cao chất lượng bài dạy Việc áp dụng mục “Có thể em chưa biết” vào dạy học góp phần: + Thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động + Giúp học sinh cũng như giáo viên bổ sung kiến thức + Đào sâu hơn những kiến thức được học + Mở rộng những kiến thức chưa được biết + Không gây nhàm chán, mà gây hứng thú cho người học + Định hướng cho giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch môn học + Giúp học sinh vận dụng, ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày + Cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, kích thích sự tìm tòi nghiên cứu các vấn đề trong cuộc sống, cũng như nghiên cứu khoa học kĩ thuật, phát triển tư duy Bên cạnh đó việc Khai thác phần “Có thể em chưa biết” chương Cơ học vật lí 8 THCS góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học” đem lại một số lợi ích sau: + Giúp giáo viên có nhiều hướng dạy khác nhau trong một bài học, đặc biệt là việc dẫn dắt và khắc sâu kiến thức vừa không máy móc gây nhàm chán, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh + Tạo sự ham học, ham nghiên cứu, tạo môi trường phát triển tư duy, năng lực tự đọc và tự học + Đặc biệt học sinh có thể giải thích các hiện tượng khó trong tự nhiên 3 Phạm vi áp dụng: Căn cứ vào kết quả đã đạt được của đề tài và dựa vào điều kiện thực tiễn ở nhà trường, tôi nhận thấy đề tài có thể áp dụng cho cả chương trình vật lý THCS và chương trình vật lý THPT Hơn nữa giáo viên các môn học khác đều có thể chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng mục “Có thể em chưa biết” trong bài dạy 4 Kiến nghị đề xuất Để việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau: 20

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan