1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, công suất 800 tấnngày

77 6 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, công suất 800 tấn/ngày
Tác giả Đỗ Thành Tài
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Hoàng Nghiêm, ThS. Lê Thị Ngọc Hân
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,99 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Định nghĩa (13)
  • 1.2. Phân loại chất thải rắn (13)
    • 1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (13)
    • 1.2.2. Phân loại theo mức độ nguy hại (14)
    • 1.2.3. Phân loại theo thành phần (14)
    • 1.2.4. Phân loại theo trạng thái (14)
  • 1.3. Thành phần, tính chất CTR sinh hoạt (14)
    • 1.3.1. Thành phần CTR sinh hoạt (14)
    • 1.3.2. Tính chất của CTR sinh hoạt (15)
  • 1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường (17)
    • 1.4.1. Ảnh hưởng tới môi trường đất (17)
    • 1.4.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước (18)
    • 1.4.3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí (19)
    • 1.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người (20)
  • CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN (23)
    • 2.1 Mục đích cần xử lý CTR (23)
    • 2.2 Các phương pháp xử lý CTR (24)
      • 2.2.1 Xử lý sơ bộ CTR (24)
      • 2.2.2 Làm khô và khử nước (24)
      • 2.2.3 Phương pháp đốt (25)
      • 2.2.4 Phương pháp ủ phân Compost (26)
      • 2.2.5 Tái chế và sử dụng CTR (27)
      • 2.2.6 Phương pháp chôn lắp hợp vệ sinh (28)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ (37)
    • 3.1 Đề xuất phương án thiết kế (37)
      • 3.1.1 Cơ sở lựa chọn (37)
      • 3.1.2 Đề xuất 2 phương án (37)
  • CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH (38)
    • 4.1 Tính toán quy mô bãi chôn lấp và bố trí các ô chôn lấp (38)
      • 4.1.1. Quy mô bãi chôn lấp (38)
      • 4.1.2 Vị trí bãi chôn lấp (39)
      • 4.1.3. Quy mô chi tiết (40)
    • 4.2 Tính toán thể tích chôn rác cho 1 ô chôn lấp (40)
      • 4.2.1 Tính toán ô chôn lấp (40)
      • 4.2.2. Tính toán phần chìm dưới đất (41)
      • 4.2.3 Tính toán phần nổi trên mặt đất (43)
      • 4.2.4 Phương pháp kĩ thuật lớp lót đáy, lớp che phủ vách nghiêng và lớp che phủ cuối cùng (44)
      • 4.2.5 Lớp vật liệu che phủ hàng ngày (47)
      • 4.2.6. Hệ thống thu gom và xử lý nước rác (49)
    • 4.3 Hệ thống thu gom khí rác (53)
      • 4.3.1 Sản lượng khí sinh ra mỗi năm đối với 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh và (53)
    • 4.4. Các công trình phụ trợ (67)
      • 4.4.1. Cấp điện (67)
      • 4.4.2. Cấp nước (67)
      • 4.4.3. Sàn tiếp nhận rác (67)
      • 4.4.4. Sàn rửa xe (67)
      • 4.4.5. Đường giao thông (67)
      • 4.4.6. Hệ thống thoát nước mưa (68)
      • 4.4.7. Công trình phục vụ quản lý (68)
      • 4.4.8 Trạm xử lý nước thải (68)
      • 4.4.9 Các công trình khác (68)
    • 4.5 Tính toán khối lượng chất thải rắn (68)
    • 4.6 Sàn tiếp nhận chất thải rắn (68)
    • 4.7 Ô chôn lấp (68)
    • 4.8 Hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ (69)
    • 4.10 Kiểm tra chất lượng công trình về môi trường (69)
    • 4.11 Giám sát chất lượng môi trường khu vực bãi chôn lấp (70)
    • 4.12 Giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp (74)
      • 4.12.1 Điều kiện đóng bãi (74)
      • 4.12.2 Trình tự đóng bãi chôn lấp (74)
      • 4.12.3 Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp (75)
      • 4.12.4. Thiết bị phục vụ hoạt động chôn lấp (75)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (76)

Nội dung

Rác thải sinh hoạt (rác thải gia đình): bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác cho chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh… Chất thải công nghiệp: bao gồm nhiều loại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Chúng có thể là bao bì, phế thải chế biến thực phẩm, kim loại, nhựa, vải sợi, tro than, dầu mỡ, hóa chất thải bỏ…. Chất thải thương mại: bao gồm rác tại các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng…Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và thực phẩm thải bỏ. Chất thải công sở: bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà thờ, doanh trại, bộ đội, công an… Chất thải cơ quan, trường học chủ yếu là giấy, chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải của các doanh trại thì giống như rác thải sinh hoạt gia đình. Rác quét đường: thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì. Tuy vậy ở Việt Nam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác thải sinh hoạt trong gia đình, phân người, phân súc vật, xác chết động vật, thực vật, bùn nạo vét cống. Chất thải xây dựng: bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi, gỗ. Ở nước ta, rác thải xây dựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác thải đô thị. Loại chất thải này thường được đổ chất đống ven đường phố hay khu dân cư.

Định nghĩa

Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả chất ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.

Phân loại chất thải rắn

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Rác thải sinh hoạt (rác thải gia đình): bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình Chúng bao gồm: rác cho chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh…

Chất thải công nghiệp: bao gồm nhiều loại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp Chúng có thể là bao bì, phế thải chế biến thực phẩm, kim loại, nhựa, vải sợi, tro than, dầu mỡ, hóa chất thải bỏ…

Chất thải thương mại: bao gồm rác tại các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng…Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và thực phẩm thải bỏ

Chất thải công sở: bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà thờ, doanh trại, bộ đội, công an… Chất thải cơ quan, trường học chủ yếu là giấy, chất thải rắn sinh hoạt Chất thải của các doanh trại thì giống như rác thải sinh hoạt gia đình - Rác quét đường: thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì Tuy vậy ở Việt

Nam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác thải sinh hoạt trong gia đình, phân người, phân súc vật, xác chết động vật, thực vật, bùn nạo vét cống

Chất thải xây dựng: bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi, gỗ Ở nước ta, rác thải xây dựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác thải đô thị Loại chất thải này thường được đổ chất đống ven đường phố hay khu dân cư.

Phân loại theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, chứa kim loại nặng

Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và hợp chất có các tính chất nguy hại Thường là các chất phát sinh trong sinh hoạt gia đình,…

Phân loại theo thành phần

Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón

Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật.

Phân loại theo trạng thái

Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng,…) - Chất thải trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp

Chất thải trạng thái khí: bao gồm khí thải các động cơ đốt trong các nhà máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện.

Thành phần, tính chất CTR sinh hoạt

Thành phần CTR sinh hoạt

Thành phần CTRSH thay đổi theo điều kiện kinh tế, theo tập quán sinh hoạt, theo vị trí địa lý cũng như theo thời gian và mùa trong năm:

BẢNG 1 1 Định nghĩa thành phần CTRSH

Thành phần Định nghĩa Ví dụ a Các chất cháy được

Giấy Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh…

Hành dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…

Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm

Rau, vỏ trái cây, thân cây

Cỏ, cũi gỏ, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, Đồ dùng bằng gỗ như:ghế, đồ chơi, vỏ dừa…

Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi nhựa, chai lọ, dây điện, chất dẻo…

Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su

Bóng, ví, giày dép,… b Các chất không cháy được

Các kim loại sắt Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo từ sắt và dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, dao…

Các loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng…

Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn… Đá, sành sứ Bất cứ vật liệu nào không cháy trừ kim loại và thủy tinh

Xương, gạch, đá, gốm… c Các chất hỗn hợp

Chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này Loại này cá thể chia làm 2 phần: kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm Đá cuội, cát, tóc…

Tính chất của CTR sinh hoạt

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTRSH là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp Trong đó, đáng quan tâm nhất trong công tác quản lý là khối lượng riêng và độ ẩm * Khối lượng riêng: được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (m 3 /kg), chúng thay đổi tùy thuộc vào trạng thái như: xốp, nén, không nén, chứa trong các thùng chứa (container)…

Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải Khối lượng riêng của CTRSH từ các khu đô thị dao động trong khoảng 180 – 400kg/m 3

* Độ ẩm: được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: Tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn b Tính chất hóa học:

Các thông tin về tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải

Ví dụ: Khả năng cháy của CTR phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó, đặc biệt trong trường hợp CTRSH là hỗn hợp của chất cháy được và không cháy được

Nếu CTR được sử dụng để làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì cần xác định 4 đặc tính quan trọng sau:

- Phân tích gần đúng – sơ bộ (xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ)

- Điểm nóng chảy của tro

- Phân tích thành phần nguyên tố CTR

- Năng lượng chứa trong rác. c Tính chất sinh học:

Phần hữu cơ (không kể nhựa, cao su, da) của hầu hết CTRSH có thể được phân loại như sau:

- Các chất có thể tan trong nước như đường, tinh bột, amino axit và nhiều axit hữu cơ.

- Hemicellulose: các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 cacbon

- Cellulose: sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6 cacbon

- Dầu, mỡ và sáp: là những ester của rượu và axit béo mạch dài

- Lignin: là hợp chất cao phân tử chứa vòng thơm và các methoxyl (-OCH3)

- Lignocellulose: là kết hợp của lignin và xenlulo

- Protein: là chuỗi các amino axit Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo khí, chất rắn hữu cơ trơ và chất vô cơ Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình rác hữu cơ thối rữa d Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của chất thải rắn:

Các tính chất của CTRSH có thể được biến đổi bằng các phương pháp lý, hóa và sinh học Khi thực hiện quá trình biến đổi, mục đích quan trọng nhất là mang lại hiệu quả bởi vì sự biến đổi các đặc tính của CTRSH có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình quản lý CTR tổng hợp

Quá trình biến đổi Phương pháp biến đổi Biến đổi hoặc thay đổi cơ bản sản phẩm

Lý học -Tách loại theo thành phần

-Tách loại bằng tay hoặc máy phân loại

-Sử dụng lực hoặc áp suất -Sử dụng lực cắt, nghiền, xay

-Các thành phần riêng biệt trong hỗn hợp chất thải đô thị -Giảm thể tích ban đầu -Biến đổi hình dáng ban đầu và kích thước Hóa học

-Sự chưng cất phân hủy - Đốt thiếu khí

-CO2, SO2, sản phẩm oxi hóa khác, tro -Khí gồm hỗn hợp khí, cặn dầu và than Sinh học

-Biến đổi sinh học hiếu khí -Biến đổi sinh học kỵ khí -Biến đổi sinh học kỵ khí

-Phân compost (mùn dùng để ổn định đất) -CH4, CO2, khí ở dạng vết,chất thải còn lại -CH4, CO, sản phẩm còn lại bùn hoặc mùn

Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường

Ảnh hưởng tới môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí Ở độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4,…

Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.

Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các loại rác thải khó phân hủy và chứa nhiều chất độc khi bị lẫn vào trong đất sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi cho đất, từ đó làm giảm tính đa dạng sinh học của đất, cản trở đến quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng, đất trở nên chua và kém phì nhiêu, đồng thời cũng làm phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilông trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

Ảnh hưởng tới môi trường nước

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh

Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trong nước rác gồm có: COD: từ300045.000 mg/l, N-NH3: từ 10 800 mg/l, BOD5: từ 2000 30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 20.000 mg/l, Phosphorus tổng cộng từ 170 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra có có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý.

Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.

Hình 1 3 ảnh hưởng CTR tới môi trường không khí

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa

Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.

Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.

 Tình hình chôn lắp trên thế giới

Chôn lấp vẫn là phương pháp thông dụng nhất đã và đang áp dụng ở các nước phát triển cũng như nước đang phát triển Ngay những nước có trình độ tiên tiến như

Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch thì xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp vẫn được sử dụng như là phương pháp chính 100% lượng CTR đô thị ở Hi Lạp được xử lý bằng phương pháp chôn lấp Ở Anh lượng CTR hàng năm khoảng 18 triệu tấn trong đó chỉ 6% được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, 92% được xử lý bằng chôn lấp Ở Đức lượng CTR hàng năm khoảng 19.483 triệu tấn trong đó 2% được sản xuất phân Compost, 28% được xử lý bằng thiêu đốt, 69% đem chôn lấp (Nguồn: Báo cáo tổng kết- Viện công nghệ môi trường- Viện khoa học và công nghệ việt nam, 2007) [2]

Các phương pháp xử lý CTR thông dụng đang được áp dụng ở các nước phát triển trình bày trong bảng 1:

BẢNG 1 3 Phát sinh chất thải rắn và các phương pháp xử lý ở các nước phát triển

Tên nước Phương pháp xử lý (%)

Compost Đốt Chôn lắp Khác

Mặc dù vậy, nhưng lượng nước rác ở các BCL hợp vệ sinh vẫn có mức độ ô nhiễm cao và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

 Tình hình chôn lắp ở Việt Nam

Ngoài một phần rất nhỏ xử lý CTR đô thị bằng phương pháp làm phân vi sinhCompost, phương pháp đổ bỏ chất thải bằng phương pháp chôn lấp là phổ biến. Phương pháp thiêu đốt đang áp dụng cho chất thải nguy hại y tế và một phần công nghiệp Như vậy có thể nói ở nước ta kỹ thuật xử lý chất thải đô thị chưa cao Phương pháp xử lý CTR bằng chôn lấp hở, đổ bãi vẫn phổ biến ở việt nam Phương pháp này có các nhược điểm sau: o Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt gặp chúng. o Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt. o Khi đổ thành đống rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. o Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí có mùi hôi thối Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí.

Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm nêu trên [2]

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Mục đích cần xử lý CTR

Mục đích mà chúng ta cần có giải pháp xử lý chất thải là nhằm:

- Làm cho chất thải chuyển sang 1 dạng khác ít độc hơn và dễ kiểm soát hơn.

- Chuyển các chất thải sang dạng khác để có thể sử dụng vào việc có ích.

- Giảm diện tích của chất thải để lưu lại được nhiều - Lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp

Tùy theo khoa học ứng dụng, giá thành xử lý sẽ khác nhau Có kỹ thuật xử lý có chi phí rẻ nhưng trong quá trình xử lý lại nảy sinh ra ô nhiễm Với kỹ thuật xử lý tiên tiến, giá thành vận hành cao nhưng xử lý an toàn, ko gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp Bên cạnh đó, việc điều hành chất thải rắn khiến cho sao cho hiệu quả, tránh nảy sinh chất thải, tái tiêu dùng và tái chế chất thải Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp đặt như sau:

- Tiêu hủy chất thải Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp

Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su,… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ,… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp Đốt rác là quá trình oxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao bằng oxy của không khí, có thể giảm thể tích chất thải xuống 85 95% Đây là phương pháp kỷ thuật hợp vệ sinh được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến Phương pháp này có những ưu điểm: Thu hồi năng lượng, XL được các chất thải nguy hiểm có thể đốt được, nguy cơ ô nhiễm nước ngầm ít hơn chôn lấp rác, XL nhanh và tốn diện tích chỉ bằng 1/6 so với phương pháp vi sinh Bên cạch các ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm sau: Chi phí XL cao và gây ô nhiễm không khí.[2]

Các phương pháp xử lý CTR

2.2.1 Xử lý sơ bộ CTR a Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học:

Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTR Ở nhiều đô thị, một số phương tiện vận chuyển CTR được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén rác, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp Các thiết bị nén có thể là các máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén cao cấp

 Máy nén ép cố định được sử dụng ở các khu vực: vùng dân cư, công nghiệp nhẹ hoặc thương mại, công nghiệp nặng, trạm trung chuyển với công suất nhỏ

 Máy nén ép di động được sử dụng cho: trạm trung chuyển với công suất lớn, các thùng chứa đặc biệt, container… b Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học: chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng, khi đó thể tích của chất thải có thể giảm đến 95% c Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: để thuận tiện cho việc xử lý, người ta phải tách, phân chia các hợp phần của CTR Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý để thu hồi tài nguyên từ CTR, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học

2.2.2 Làm khô và khử nước Ở nhiều trạm thu hồi năng lượng đốt phần nhẹ đã nghiền của chất thải cần được sơ bộ để giảm lượng ẩm và giảm trọng lượng Khi bùn cặn từ trạm xử lý chất thải cần được đốt cháy hoặc được sử dụng để làm nhiên liệu thì người ta phải khử nước trong bùn

Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các loại chất là bùn xả ra từ các nhà máy xử lý nước và nước thải Các phương pháp chung:

- Khử ẩm: là một khâu quan trọng trong xử lý CTR, đặc biệt khử ẩm bao giờ cũng trước công nghệ đốt Khử ẩm có tác dụng giảm trọng lượng CTR

- Sấy khô: trước khi xem xét thiết kế, chế tạo phải xét tới việc sử dụng nhiệt đối với các vật liệu cần sấy Có những phương pháp sử dụng nhiệt sau đây:

+ Đối lưu: chất mang nhiệt thường là không khí hoặc sản phẩm của quá trình cháy tiếp xúc trực tiếp với CTR

+ Truyền nhiệt: nhiệt được truyền gián tiếp bằng cách tiếp xúc giữa vật liệu ướt với bề mặt sấy khô

+ Bức xạ: nhiệt được truyền trực tiếp và độc nhất từ vật sấy nóng đến vật liệu ướt bằng bức xạ nhiệt

2.2.3 Phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác Đây là một giai đoạn oxy hoá ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải không cháy, tro Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, tro được đem chôn lấp

Phương pháp đốt thường dùng để xử lý:

-Rác độc hại về mặt sinh học, không phân hủy sinh học

-Chất thải có thể bốc hơi và dễ phân tán

-Chất thải có thể đốt cháy ở nhiệt độ dưới 40

-Chất thải Phenol, chất thải chứa Halogen, Chì, Thuỷ Ngân, Cadimi, Zinc, Nitơ, Photpho, Sulfuro…

-Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu, mỡ, sáp…

-Nhựa, cao su và mủ cao su

-Nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng

-Chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại Ưu điểm:

-Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn, các loại chất thải nguy hại

-Thể tích rác có thể giảm từ 75 – 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác

-Hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng lây nhiễm và các chất độc hại

-Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện

-Diện tích xây dựng tương đối nhỏ so với các biện pháp xử lý khác như bãi chôn lấp hợp vệ sinh

-Các chất sau khi đốt chủ yếu là vô cơ và trơ về mặt hóa học

-Có thể được xử lý chất thải rắn tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được các rủi ro và giảm chi phí vận chuyển

-Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn đề về phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa

-Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao

-Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao

-Một số chất thải rắn không thể đốt được

-Có thể gặp rủi ro gây mất an toàn nếu các quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo

-Lò đốt sau một thời gian hoạt động phải ngừng để bảo dưỡng

-Mỗi loại chất thải có một đặc tính riêng biệt, đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ thích hợp, quy trình vận hành hợp lý mới đạt được hiệu quả đốt và hiệu quả kinh tế - Tro và bùn sinh ra từ hệ thống xử lý khí thải phải được xử lý theo công nghệ đóng rắn hoặc chôn lấp an toàn

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải,sản phẩm phân Compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí gồm vi khuẩn, nấm, men và Antinomycetes Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn. Ưu điểm:

-Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái

-Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học để bảo vệ đất

-Tiết kiệm đất để sử dụng làm BCL Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường và cải thiện đời sống cộng đồng

-Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm

-Giá thành rẻ, vật liệu dễ kiếm, mọi nhà đều có

-Mức độ tự động của công nghệ chưa cao, việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân - Cần phải có nhiều công nhân thực hiện

2.2.5 Tái chế và sử dụng CTR

Tái chế là một hoạt động thu hồi lại chất thải có trong thành phần của chất thải rắn đô thị sau đó được chế biến thành những sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Tái chế vật liệu: Bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ nguồn rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hặc các sản phẩm khác

Tái chế nhiệt: Bao gồm các hoạt động thu hồi nguồn năng lượng từ rác thải

Thu hồi nhiệt được thể hiện qua hai dạng sau đây:

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Đề xuất phương án thiết kế

- Khối lượng rác đưa đến bãi chôn lấp hàng ngày: 800 tấn/ngày.

- Biện pháp vận hành bãi chôn lấp đơn giản, dễ kiểm soát.

- Tạo ra sự ổn định vững chắc của bãi.

- Tận dụng được nguồn đất đào từ hố lên.

- Phương án 1: Kết cấu bãi chôn lấp kiểu nổi.

 Chọn vật liệu che phủ hàng ngày là đất và bạt

- Phương án 2: Kết cấu bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi.

 Chọn vật liệu che phủ hàng ngày là hỗn hợp chất phụ gia (keo), vôi, xi măng nhờ thiết bị phun xịt.

Bảng 3 1 Ưu nhược điểm của phương pháp

Phương án Ưu điểm Nhược điểm

Kết cấu BCL kiểu nổi

Thích hợp với BCL có lượng rác lớn.

Khử được mùi hôi và diệt được côn trùng.

Phòng ngừa hỏa hoạn trong BCL

Giúp tách nước mưa ra khỏi bãi rác, giảm được lượng nước rỉ rác cần xử lý.

Vật liệu che phủ chịu tác động bởi thời tiết.

Không khống chế được vấn đề về mùi và côn trùng.

Chỉ ngăn cản được một phần lượng nước mưa vào ô chôn lấp Nước rò rỉ có thể xâm nhập vào nguồn nước mặt xung quanh.

Kết cấu BCL nửa chìm nửa nổi

Thích hợp với BCL có lượng rác lớn

Khử được mùi hôi và diệt được côn trùng.

Phòng ngừa hỏa hoạn trong BCL Giúp tách nước mưa ra khỏi bãi rác, giảm được lượng nước rỉ rác cần xử lý.

Kết luận: Từ những ưu điểm và nhược điểm đã nêu của 2 phương án, ta chọn phương án 2.

TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH

Tính toán quy mô bãi chôn lấp và bố trí các ô chôn lấp

4.1.1 Quy mô bãi chôn lấp

Quy mô diện tích BCL được xác định trên cơ sở:

- Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành của BCL.

- Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng Dphát triển của đô thị.

Việc thiết kế BCL phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 m đến 25 m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL.

Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20% tổng diện tích bãi.

- Xây dựng BCL loại lớn

- Diện tích ô chôn lấp được quy định trong Bảng 4 TCXDVN 261:2001

Bảng 4 1 Diện tích ô chôn lấp

T Đối tượng phục vụ Khối lượng chất thải tiếp nhận (tấn/ năm)

1 Đô thị loại 5 Dưới 20.000 4.000 đến dưới 5.000

2 Đô thị loại 4, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

3 Đô thị loại 3, khu công nghiệp nhỏ 65.000 đến dưới

4 Đô thị loại 2, khu công nghiệp vừa 100.000 đến dưới

5 Đô thị loại 1, khu công nghiệp lớn, khu chế xuất Trên 200.000 Trên 25.000

4.1.2 Vị trí bãi chôn lấp

Khi thiết kế BCL phải tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261–2001 và theo một số quy định cơ bản sau:

- Địa điểm BCL phải cách xa sân bay, khu dân cư… là các nơi có các khu vực đất trống vắng, tính kinh tế không cao Đường xá đi đến nơi thu gom phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả năm.

- Tất cả vị trí đặt BCL phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1.000 m Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh.

- BCL chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt.

-Không được đặt vị trí BCL chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn.

- BCL chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50 m cách biệt với bên ngoài Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi.

BCL hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể trong vòng bán kính 1.000 m (có thể tạo vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không nhìn thấy được).

Bảng 4 2 Khoảng cách thích hợp từ bãi chôn lấp đến các công trình

Các công trình Đặc điểm và quy mô công trình

Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp, (m)

Bãi chôn lấp nhỏ và vừa

Bãi chôn lấp lớn Bãi chôn lấp rất lớn Đô thị Các thành phố, thị xã, thị trấn,… 3.000 –

30.000 Sân bay, KCN, hải cảng Từ quy mô nhỏ đến lớn 1.000 –

5.000 Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du

Cụm dân cư ở miền núi

Theo khe núi (có dòng chảy xuống) 3.000 –

5.000 >5.000 >5.000 Không cùng khe núi Không quy định

Lựa chọn địa hình bằng phẳng phương pháp kinh tế nhất là phương pháp nửa chìm nửa nổi.

Tốc độ phát thải rác i

Hình 4 1Bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi

Tính toán thể tích chôn rác cho 1 ô chôn lấp

Theo thông tư 01 – 2001 của Bộ Xây Dựng và bộ Khoa học công nghệ môi trường thì mỗi ô chôn thường lấp trong 1 – 3 năm là hết và chuyển sang ô mới

- BCL nửa chìm nửa nổi với tổng chiều cao lý thuyết H m

- Chiều sâu của ô chôn lấp < 15 m (tính từ mặt đất, không tính lớp lót đáy).

- Chiều cao của ô chôn lấp < 10 m (tính từ mặt đất, tính lớp đất phủ bề mặt 0,6 m).

- Dựa vào bảng trên ta chọn diện tích ô chôn lấp là S(.900m 2

- Chọn chiều cao 1 lớp rác H a =2m

- Chọn chiều cao 1 lớp đất phủ trung gian h=0,2 m

Số lớp rác chôn lấp trong 1 ô chôn lấp:

Bãi chôn lấp được thiết kế 7 lớp (3 lớp trên mặt đất, 4 lớp dưới mặt đất).

- Số lớp rác + đất (phần chìm) n = 4.

Chiều cao phần chìm ¿ n × ( H + h),4 m (tính từ đáy đến mặt đất).

- Số lớp rác + đất (phần nổi) n’ = 3.

Chiều cao phần nổi ¿ n ’× ( H + h)+0,6=8,8 m (tính từ mặt đất đến đỉnh).

- Mái taluy chìm là bE 0

4.2.2 Tính toán phần chìm dưới đất a Lớp rác 1 (n = 1) (tính từ lớp lót đáy)

Làm tương tự cho các lớp rác còn lại với n=2, 3, 4 với Dn ’= Dn ’’ và Rn ’= Rn ’’ Ta có bảng sau:

Bảng 4 3 Bảng thông số thiết kế ô chôn lắp phần nổi

TT D (m) R (m) D' (m) R' (m) S (m 2 ) S' (m 2 ) V (m 3 ) Lớp rác 1 152,4 152,4 156,4 156,4 23.225,76 24.460,96 47.681,39 Đất 1 156,4 156,4 156,8 156,8 24.460,96 24.586,24 4094,71 Lớp rác 2 156,8 156,8 160,8 160,8 24.586,24 25.856,64 50.437,55 Đất 2 160,8 160,8 161,2 161,2 25.856,64 25.985,44 5184,2 Lớp rác 3 161,2 161,2 165,2 165,2 25.985,44 27.291,04 53.271,15 Đất 3 165,2 165,2 165,6 165,6 27.291,04 27.423,36 5471,43 Lớp rác 4 165,6 165,6 169,6 169,6 27.423,36 28.764,16 56.182,12 Đất 4 169,6 169,6 170 170 28.764,16 28.900 5766,41

4.2.3 Tính toán phần nổi trên mặt đất a Lớp rác 5 (n = 5) (tính từ lớp lóp đáy)

Làm tương tự cho các lớp rác còn lại với n=6, 7 với Dn ’=Dn ’’ và Rn ’=Rn ’’ ta có bảng sau:

Bảng 4.4 Bảng thông số thiết kế ô chôn lắp phần chìm

Tổng diện tích 7 ô chôn lấp là: D × R ×e0×170×7 2.300m 2

4.2.4 Phương pháp kĩ thuật lớp lót đáy, lớp che phủ vách nghiêng và lớp che phủ cuối cùng Để giảm thiểu sự thấm nước ró rỉ vào lớp đất dưới ô rác và nhờ đó loại trừ khả năng làm nhiễm bẩn nước ngầm.

 Thiết kế lớp lót đáy ô chôn lấp. Để ngăn không cho nước mưa và nguồn nước mặt đi vào ô chôn lấp.

 Lớp che phủ cuối cùng được thiết kế.

Phụ thuộc vào hiện trạng địa chất của địa phương, điều kiện khí hậu và yêu cầu vệ sinh môi trường của bãi chôn lấp rác mà lựa chọn hệ thống lớp lót đáy và lớp che

- Lớp lót đáy được thiết kế đảm bảo nước rò rỉ sinh ra từ rác không thấm vào đất phía dưới gây ô nhiễm nước ngầm, đồng thời đảm bảo sự bền vững của BCL, hệ số thấm k = 1 x 10 -7 cm/s Kết cấu của lớp lót đáy từ dưới lên bao gồm các lớp sau:

- Lớp đất nền đầm chặt;

- Lớp đất sét dày 0,5 m đầm chặt; [9]

- Lớp màng kỹ thuật HDPE dày 2 mm; [9]

- Lớp sỏi thoát nứơc dày 0,3 m;

- Lớp vải địa kỹ thuật dày 10 mm;

- Lớp đất dày 0,6 m đầm chặt;

Hình 4 2Mặt cắt lớp lót đáy.

2 Lớp vải địa chất 10 mm

3 Lớp sỏi thu nước rỉ rác 0,3 m

Bảng 4 5 Khối lượng vật liệu cho lớp lót đáy

Sỏi thu nước rỉ rác 0,3 m 92,4 92,4 0,3 8.538 2.561,4

Lớp che phủ vách nghiêng

Lớp màng địa chất HDPE dày 2 mm ngăn không cho nước mưa đi vào ô chôn rác sau khi đóng cửa, do có độ co giãn tốt nên khắc phục đươc ảnh hưởng do quá trình sụt lún rác Lớp đất sét pha dày 0,5 m dầm nén chặt.

Bảng 4 6 Khối lượng vật liệu cho lớp phủ vách nghiêng

TT D (m) R (m) H (m) S (m 2 ) V (m 3 ) Lớp lót vách nghiêng chìm

Lớp lót vách nghiêng nổi

Lớp che phủ cuối cùng

- Khi lựơng chất thải trong ô chôn lấp đất đựơc dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật, ô rác đựơc tiến hành phủ lớp phủ trên cùng Nhằm thoả mãn các yêu cầu vệ sinh môi trường và nhu cầu tái sử dụng mặt bằng, trình tự lớp phủ cuối cùng từ dưới lên như sau:

- Lớp đất phủ trực tiếp lên bề mặt chất thải có chiều dày 60 cm với hàm lựơng sét lớn hơn 30% để đảm bảo tính đầm nén và chống thấm Lớp phủ trực tiếp này đựơc đầm nén kỹ và độ dốc thoát nứơc là 3%.

- Lớp cát thoát nước dày 0,2 m [9]

- Lớp màng địa chất HDPE dày 2 mm ngăn không cho nước mưa đi vào ô chôn rác sau khi đóng cửa, do có độ co giãn tốt nên khắc phục đươc ảnh hưởng do quá trình sụt lún rác.

- Lớp đất sét pha dày 0,5 m đấm nén chặt.

- Lớp thổ nhưỡng trồng cây

Hình 4 3Mặt cắt lớp bao phủ cuối cùng.

Bảng 4 7 Khối lượng vật liệu cho lớp phủ cuối cùng

Cát thoát nước 0,2 m 81,5 81,5 6.642 1.328 Đất trồng cây 0,6 m 81,5 81,5 6.642 3.985

4.2.5 Lớp vật liệu che phủ hàng ngày

Tỷ lệ lớp vật liệu phủ hàng ngày chiếm 10 – 15% tổng thể tích rác và lớp phủ hàng ngày Đất sử dụng để phủ có thành phần hạt sét 30 – 35%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ được trải đều khắp và kín lớp rác với độ cao chôn lấp hàng ngày, sau khi đầm nén kỹ bề dày lớp đất phủ còn khoảng 20 cm.

Lớp vật liệu che phủ hàng ngày giúp ngăn cản phát tán chất thải rắn ra gió, hạn chế nước mưa và nước mặt xâm nhập, hạn chế mùi hôi và côn trùng.

Phương án 1: Lớp đất đào lên từ các hố chôn lấp để che phủ dày 20 cm.

Phương án 2: Lớp đất sét sử dụng để che phủ dày 20 cm.

Phương án 3: Sử dụng màng HDPE loại mỏng 0,5 mm để phủ tạm, qua ngày hôm sau lớp phủ này đựơc dở ra để tiếp tục chôn rác.

Chọn vật liệu che phủ (VLCP)

Phương án 1 giảm đựơc chi phí mua đất từ nơi khác về lấp Phương án này đựơc lựa chọn áp dụng vì đất đào có sẵn tại chỗ Để đảm bảo thuận tiện cho việc vận hành xe chở rác vào mùa mưa, một lớp xà bần 15 cm, kế tiếp là đất sét dày 10 cm sẽ được phủ trên lớp rác 1 m Xà bần và đất sét được đầm chặt.

Mỗi ngày khi công việc chôn lấp kết thúc mà chưa đủ độ cao quy định để phủ đất, ta nên phủ tạm lên phần rác đã chôn lấp một lớp vải địa chất Mỗi ngày khi ta vận hành bãi rác, lớp phủ này sẽ được cuốn lên để tiến hành chôn lấp Vật liệu phủ phải đạt các yêu cầu sau:

- Có khả năng ngăn mùi ;

- Có khả năng ngăn các loại côn trùng, động vật đào bới ;

- Có khả năng ngăn chặn các rác thải nhẹ bay đi ;

- Có khả năng ngăn chặn nứơc mưa rơi vào bãi ;

- Có khả năng ngăn cản không cho khí thoát ra khỏi bãi chôn lấp.

Lớp màng địa chất lót đáy bãi

"Nền và vách của các ô trong bãi chôn lấp cần phải lọt đáy bởi lớp chống thấm bằng lớp màng tổng hợp chống thấm có chiều dày ít nhất 1,5mm" [9] vì lớp màng chống thấm có tác dụng chống ô nhiễm nước rác và thu hồi nước rác tối ưu, trong đó tác dụng chủ yếu là chống ô nhiễm nứơc rác vào tầng nứơc ngầm mạch nông và lớp đất nền phía trên.

Do hệ số thấm của lớp đất nền khá lớn nhưng mực nước ngầm lại khá sâu (> 10 m ngay cả vào mùa mưa) nên lớp màng địa chất đề nghị là lớp màng HDPE có độ dày thích hợp để chống thấm.

Màng HDPE đựơc chọn vì thoả mãn các yêu cầu cơ bản :

- Độ bền hoá học cao, có thể tiếp xúc với nứơc rò rỉ lâu dài.

- Độ bền cơ học tốt chống lại các lực nén, ép, uốn, lún khi vận hành bãi chôn lấp.

- Đảm bảo thu nứơc rò rỉ cao, thời gian sử dụng lớn hơn 10 năm.

- Thuận lợi trong việc gia công và sử dụng, các mối ghép nối tin cậy đựơc.

- Giá thành chấp nhận đựơc.

4.2.6 Hệ thống thu gom và xử lý nước rác

4.2.6.1 Tính toán lượng nước rác sinh ra

Lượng nước rò rỉ sinh ra từ ô chôn lấp có thể được ước tính dựa trên cân bằng nước ở ô chôn lấp đó Trong cân bằng này, lượng nước hình thành trong BCL được tính bằng tổng lượng nước thấm vào ô chôn lấp trừ đi lượng nước thất thoát do các phản ứng hóa học và quá trình bay hơi Lượng nước rác là lượng nước thải ra do vượt quá khả năng giữ nước của rác Phương trình cân bằng nước đối với BCL có thể biếu diễn như sau:

Q : là lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m 3 /ngày).

M : Khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày)

W2: Độ ẩm của rác sau khi nén = 25% thường từ (15 – 35%) [10]

W1: Độ ẩm của rác trước khi nén = 60% thường từ (60 – 80%) [10]

P: lượng mưa trung bình ngày trong tháng lớn nhất (mm/ngày)

Tháng có lượng mưa lớn nhất là 190 mm

E: lượng bốc hơi trung bình lấy bằng 5,0 mm/ngày (5 – 6 mm/ngày).

R: hệ số thoát nước bề mặt, lấy theo bảng 4.9  R = 0,15

A: diện tích chôn lấp rác mỗi ngày với chiều cao lớp rác là 2m: A= 0,8 M × 2 ( m 2 /ngày).

Bảng 4 8 Hệ số thoát nước bề mặt đối với các loại đất phủ

Loại đất trên bề mặt Hệ số thoát nước bề mặt R Đất pha cát, độ dốc 0 – 2% Đất pha cát, độ dốc 2 – 7% Đất pha cát, độ dốc > 7% Đất chặt, độ dốc 0 – 2% Đất chặt, độ dốc 2 – 7% Đất chặt, độ dốc >7%

0,05 – 0,100,10 – 0,150,15 – 0,200,13 – 0,200,18 – 0,220,25 – 0,35Biết tổng lượng rác của bãi chôn lấp đến năm 2035 là 11.637.140,9 tấn, có 7 ô chôn lấp.

Lượng rác trung bình của một ô chôn lấp là: 11.637.140,9/7 = 1.662.448,7 tấn

Lượng rác trung bình ngày của một ô chôn lấp là: 1.662.448,7

Diện tích chôn lấp rác mỗi ngày là: A = 284,67 0,8 × 2 7,92 m 2 /ngày

Lượng nước rò rỉ sinh ra ở mỗi ô chôn lấp là:

4.2.6.1 Chọn phương án thu gom nước rò rỉ [13]

Hệ thống thu gom khí rác

4.3.1 Sản lượng khí sinh ra mỗi năm đối với 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh và 1kg chất hữu cơ phân hủy chậm a Chất hữu cơ phân hủy nhanh

Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh, công suất 800 tấn/ngày

Sử dụng mô hình tam giác: h

Tổng lượng khớ sinh ra (m 3 /kg) = ẵ thời gian phõn hủy (năm) x tốc độ sinh khí cực đại (m 3 /kg.năm)

Tốc độ phátsinhkhí cực đại=2×Tổng lượng khísinhra(m 3 /kg) thời gian phânhủy(năm)

 Tốc độ phát sinh khí cực đại vào cuối năm thứ nhất: h=2×14

Với tổng lượng khí sinh ra cho 1kg CTR dễ phân hủy sinh học là 14 m 3 [9]

Tổng lượng khí sinh ra trong năm 1:

 Tốc độ phát sinh khí cực đại vào cuối năm thứ hai: h=3

Tổng lượng khí sinh ra trong năm 2:

2×(5,6+4,2)×1=4,9(m 3 /kg) Tương tự tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra vào các năm 3, 4, 5 như sau:

Bảng 4 9 Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh

14 b Chất hữu cơ phân hủy chậm

Sử dụng mô hình tam giác: h

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Thời gian Áp dụng cụng thức: Tổng lượng khớ sinh ra (m 3 /kg) = ẵ thời gian phõn hủy

(năm) x tốc độ sinh khí cực đại( m 3 /kg.năm)

Với tổng lượng khí sinh ra cho 1kg CTR dễ phân hủy sinh học là 16 m 3 [9]

Tốc độ phátsinhkhí cực đại=2×Tổng lượng khísinhra(m3/kg) thời gian phân hủy(năm) =2×16

 Tốc độ phát sinh khí cực đại vào cuối năm thứ nhất:

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 1:

 Tốc độ phát sinh khí cực đại vào cuối năm thứ 2:

Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 2:

Tính tương tự cho những năm còn lại:

Bảng 4 10 Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy chậm

Tốc độ sinh khí cực đại (m 3 /kg.năm)

Tổng lượng khí sinh ra (m 3 /kg)

Nă m tốc độ sinh khí cực đại (m 3 /kg.năm)

Tổng lượng khí sinh ra (m 3 /kg)

Lượng khí sinh ra đối với toàn bộ chất thải phân hủy nhanh đem đi chôn lấp:

Khối lượng chất thải phân hủy nhanh được phân hủy tại bãi chôn lấp là:

Vậy tốc độ khí phát sinh và tổng khí sinh ra trong 11.934,78 (tấn) là :

 Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 1:

2,8×11.934,78×10 3 3.417 384(m 3 ) Tốc độ phát sinh khí năm thứ 1:

 Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 2:

4,9×11.934,78×10 3 X.480 422(m 3 ) Tốc độ phát sinh khí năm thứ 2:

4,2×11.934,78×10 3 P.126 076(m 3 ) Tính toán tương tự ta có bảng sau:

Bảng 4 11 Tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh theo năm

Tốc độ sinh khí Tổng lượng khí sinh ra

Lượng khí sinh ra đối với toàn bộ chất thải phân hủy đem chôn lấp

Khối lượng chất thải phân hủy chậm được phân hủy tại bãi chôn lấp là:

Vậy tốc độ khí phát sinh và tổng khí sinh ra trong 3.297,86 (tấn) là :

 Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 1:

0,213×3.297,86×10 3 p2.444,18(m 3 ) Tốc độ phát sinh khí năm thứ 1:

 Tổng lượng khí sinh ra trong năm thứ 2:

0,640×3.297,86×10 3 =2.110.630,4(m 3 ) Tốc độ phát sinh khí năm thứ 2:

0,835×3.297,86×10 3 =2.753 713,1(m 3 ) Tính toán tương tự ta có bảng sau:

Bảng 4 12 Tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy chậm theo năm

Tốc độ sinh khí cực đại

Tổng lượng khí sinh ra (m 3 )

Tốc độ sinh khí cực đại (m 3 /kg.năm)

Tổng lượng khí sinh ra (m 3 )

Bảng 4 13 Tổng hợp lượng khí sinh ra (của năm 2019)

TT năm Dễ phân hủy SH Khó phân hủy SH Tổng hằng năm

Làm tương tự cho các năm sau, ta được:

Bảng 3.18 Bảng tổng hợp lượng khí qua các năm

Vậy: Tổng lượng khí sinh ra lớn nhất ở bể chôn lấp của năm thứ 6: ΣVV66.561.667m 3

4.3.2 Lựa chọn phương án thu khí

- Có hai loại hệ thống thoát khí cơ bản:

Hệ thống thoát khí bị động (đối với BCL nhỏ).

Hệ thống thu gom khí gas chủ động bằng các giếng khoan thẳng đứng (đối với các BCL vừa và lớn)

- Bãi chôn lấp CTR đang thiết kế là BCL thuộc loại lớn, ta thiết kế hệ thống thoát khí chủ động Theo TCXDVN 261:2001/BXD thì:

BCL có lượng chất thải tiếp nhận ít nhất 50.000 tấn/năm có thể cho thoát tán khí rác tại chổ song phải đảm bảo chất lượng không khí xung quanh theo TCXD 5938:1995

BCL có lượng chất thải trên 50.000 tấn/năm, phải thiết kế hệ thống thu gom khí rác.

- Theo tính toán ở Bảng 3.2, ta thấy lượng rác hố chôn tiếp nhận trên 50.000 tấn/năm, ta sẽ tính toán thiết kế hệ thống thu gom khí rác cho 1 hố chôn lấp, hệ thống thu gom khí ở ô chôn lấp được tính toán và thiết kế theo TCXDVN 261:2001/BXD:

Hệ thống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới tam giác đều, khoảng cách giữa các ống liên tiếp nhau 50 – 70 m Chọn 50m.

Với đường kính ống thu khí nằm ngang 100 ÷ 250 mm, đường kính hào đất trong ống thu khí 500 ÷ 900 mm, ống thu khí đươc bao bọc bởi một lớp sỏi có đường kính lớn hơn đường kính lỗ khoan Các lớp ống của các lớp rác được đặt xen kẻ nhau, các lỗ khoan sẽ được khoan suốt chiều dài sống ống thu khí.

Các ống thu khí nằm ngang của một lớp sẽ được nối với nhau bởi một ống đặt nằm ngang cặp sát vào thành hố chôn lấp rồi được dẫn lên trên mặt đất về khu xử lý khí.

Trong năm thứ 6 lưu lượng khí sinh ra là cao nhất, nên sử dụng lưu lượng này để tính đường kính ống thu khí Với 7 ô chôn lấp trên, ta bố trí mỗi ô chôn lấp 6 ống thu khí.

Lưu lượng khí của từng ống:

- Bán kính của giếng thu hồi khí

: Khối lượng riêng của CTR,  = 0,8 tấn/m 3 ; h: Chiều sâu chôn lấp của CTR, h = 15,4 m; q: Tốc độ tạo khí, q = 9,1 x 10 -4 m 3 /tấn.h.

- Chọn đường kính ống thu khí Dống = 200 mm

- Đây là ống thu khí chính của ô chôn lấp, trên ống có đục lổ nhỏ cách đều với nhau với mật độ lỗ rỗng đạt 10% diện tích bề mặt ống.

 Tính số lỗ trên 1 ống thu khí

Chọn đường kính lỗ d = 20 mm

Trong đó ống thu khí cao hơn chiều cao BCL (tính luôn lớp che phủ cuối cùng) là 2 m.

Diện tích xung quanh cuả ống

Số lớp rác n = 7 với chiều cao H = 2 (m)

Số lỗ trên ống cho 1 lớp rác r =3.740 / 7S4 lỗ

Khoảng cách giữa các hàng lỗ: 2/ 30= 0,07 m

Số lỗ trên 1 hàng là 534/30,8lỗ Chọn18lỗ

Khoảng cách giữa các lỗ trên cùng 1 đường chu vi:

Hình 4 5 Sơ đồ bố trí hệ thống thu gom khí rác [13]

Các công trình phụ trợ

4.4.1 Cấp điện Điện cung cấp chiếu sáng trong khu vực Bãi chôn lấp và điện chiếu sáng phục vụ công tác vận hành và quản lý có công suất yêu cầu 5 kWA, diện tích đất yêu cầu 100 m 2

Xây dựng trạm cấp nước sạch phục vụ công tác vận hành và quản lý có công suất yêu cầu 5 m 3 /h (20 m 3 /ngày đêm), diện tích 100 m 2

Trong dự án này sẽ xây dựng 1 sàn tiếp nhận rác trong bãi chôn lấp và để chứa thiết bị xe cộ phục vụ cho việc chôn lấp có diện tích 700 m 2

Xây dựng sàn rửa xe sau khi đổ rác và cân để tránh rác vương trở lại đường xá có diện tích 200 m 2

Trong dự án này sẽ xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ bên trong BCL có chiều rộng mặt đường là 2,75 m/làn xe, có 2 làn xe, chiều rộng lề là 2 m có trồng cây.

4.4.6 Hệ thống thoát nước mưa

Xây dựng hệ thống bao và rãnh thoát nước để tách riêng nước mưa thoát trực tiếp ra khỏi khu vực chôn lấp Mương có kích thước B = 1.000 mm, h = 2.000 mm.

4.4.7 Công trình phục vụ quản lý

- Bãi đậu xe, diện tích 50 m 2 ;

- Nhà điều hành và nhà nghỉ công nhân diện tích 200 m 2 ;

- Nhà bảo vệ diện tích 15 m 2

4.4.8 Trạm xử lý nước thải

Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 200 m 3 /ngày đêm.

- Hàng rào chắn rác tạm thời: chiều dài 1.000 m, chiều cao 2 m;

- Vành đai cây xanh có chiều rộng 4 m và tổng chiều dài là 1.000 m;

 Diện tích 4.000m 2 (trồng ở triền đê).

- Giếng quan trắc chất lượng nước ngầm: 4 giếng.

Tính toán khối lượng chất thải rắn

Rác trước khi vào bãi đổ phải qua sàn tiếp nhận Khối lượng rác của mỗi chuyến chuyên chở được cân bằng cân điện tử đặt ở trước cổng Khối lượng rác mỗi ngày chuyển đến BCL rác được thống kê và đưa vào máy tính hằng ngày Ngoài ra, Ban quản lý BCL phải xác định đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào BCL và phải lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hằng năm

Sổ sách ghi chép phải được lưu giữ và bảo quản tại BCL trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL.

Sàn tiếp nhận chất thải rắn

Sàn tiếp nhận rác (lưu rác) được sử dụng vì một phần rác được chuyển thẳng đến ô chôn rác, tuy nhiên, trong các ngày lễ tết, hoặc trong trường hợp có sự cố ô chôn lấp rác sẽ được trữ tạm tại sàn tiếp nhận Ngòai ra, khi có mưa lớn liên tục, rác sẽ được lưu lại sàn tiếp nhận mà không chuyển ra ô chôn lấp để tránh ảnh hưởng đến quá trình đầm nén rác.

Khu này cũng được dùng để chứa phế liệu tại sử dụng và khó phân hủy.

Từ sàn trung chuyển rác sẽ được phun EM và rải Bosaki khử mùi, phun thuốc diệt mầm bệnh.

Ô chôn lấp

thì sẽ được ủi san lấp đều đến đó và được xe lu đầm chạy nhiều lần trên mặt rác nhằm nén rác kỹ hơn để giảm thể tích rác và đạt tỷ lệ 0,8 tấn/m 3

Khi đã tiến hành hòan tất việc san ủi thì tiến hành phun chế phẩm EM bằng xe bồn lên toàn bộ bề mặt của rác nhằm làm giảm mùi hôi, sau đó phun thuốc diệt côn trùng nhằm hạn chế sự lan truyền bệnh tật qua các lọai vi trùng gây bệnh, chuột bọ

Khi đổ được 1,8 m rác thì sẽ được phủ 0,2 m đất trung gian, cứ thế, rác được đổ liên tục cho đến khi đạt chiều cao 24 m (12 lớp) Sau đó, phủ kín trên cùng bằng lớp đất đào 0,6 m, đến lớp cát thoát nước dày 0,2 m, đến lớp màng địa chất HDPE dày 2 mm và cuối cùng là lớp đất sét pha dày 0,5 m để trồng cây  Chiều cao tổng cộng của lớp che phủ cuối cùng là 1,3 m.

Hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ

Lưu lượng nước rò rỉ sinh ra ước tính cho các ô chôn rác khoảng 100 m 3 /ngày. Nước rò rỉ sinh ra từ các ô chôn rác được thu gom bằng hệ thống thu gom và được xử lý tại trạm xử lý nước rò rỉ Tuyến ống thu gom được lắp đặt tại đáy ô chôn lấp, trong lớp sỏi làm vật liệu lọc ngăn chất thải rắn lọt vào ống Cuối ống nối vào hố ga của tuyến ống chính thu gom nước rò rỉ cho tòan bãi chôn lấp Tuyến ống chính sẽ dẫn nước rò rỉ về trạm xử lý của BCL Hệ thống xử lý nước rò rỉ phải được vận hành liên tục để tránh hiện tượng tích tụ nước rò rỉ trong bãi chôn lấp gây cản trở quá trình thoát khí và quá tải cho hệ thống.

4.9 Hệ thống thu gom và xử lý khí bãi chôn lấp

Với thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh họat dự kiến xử lý tại bãi chôn lấp chất thải rắn tỉnh Đồng Nai Thành phần các khí sinh ra có chứa CH4, CO2, NH3,

H2S Trong đó, thành phần khí CH4 chiếm từ 40–60% tổng thể tích gây hiệu ứng nhà kính Do đó để giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh,lượng khí sinh ra phải được thu gom và xử lý Với kinh phí có hạn, phương án lựa chọn ở đây là đốt bỏ gas thay vì thu hồi tái sử dụng Khí sinh ra từ các ô chôn lấp sẽ được thu gom bằng hệ thống ống thu khí đứng và được nối với thiết bị đốt tự động(flare) Quá trình đốt khí được thực hiện liên tục.

Kiểm tra chất lượng công trình về môi trường

Công tác kiểm tra trong xây dựng, vận hành và đóng cửa BCL phải được tiến hành thường xuyên.

Trong số các hạng mục phải kiểm tra chất lượng vệ sinh môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra các hệ thống thấm; hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom và xử lý khí bãi chôn lấp cũng như hệ thống giếng quan trắc nước ngầm.Công tác kiểm tra phải được tiến hành cả ở hiện trường và trong phòng thí nghiệm,đúng hạng mục và phù hợp với từng thời điểm cần thiết nhằm đảm bảo sao cho những vật liệu và thiết bị sử dụng trong khu vực bãi chôn lấp rác huyện Gò Công đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN).

Giám sát chất lượng môi trường khu vực bãi chôn lấp

Công tác giám sát bao gồm giám sát chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái, môi trường lao động và sức khỏe cộng đồng khu vực phụ cận để có thể xác định các diễn biến của chất lượng môi trường chịu ảnh hưởng của các họat động của bãi chôn lấp rác gây ra trong suốt thời gian vận hành và trong vòng 25 năm sau khi đóng cửa hòan tòan Chương trình giám sát được trình bày chi tiết trong phần sau Bên cạnh đó, công tác kiểm tra đo dốc, độ sụt lún ô chôn lấp cũng phải được quan tâm.

Tất cả các bãi chôn lấp đều phải quan trắc về môi trường và tổ chức theo dõi biến động môi trường trong khu vực BCL.

Quan trắc môi trường bao gồm việc quan trắc môi trường không khí , môi trường nước , môi trường đất và hệ sinh thái , môi trường lao động , sức khỏe cộng đồng khu vực lân cận Vị trí các trạm quan trắc cần đặt ở các điểm đặc trưng có thể xác định được các diễn biến của môi trường ảnh hưởng của bãi chôn lấp tạo nên.

 Các trạm quan trắc môi trường nước

Bảng 4 14 Chỉ tiêu giám sát chất lượng nguồn nước mặt (20 chỉ tiêu)

T Thông số STT Thông số STT Thông số

4 Độ axit 11 Tổng Nito 18 Assen

Trong bãi chôn lấp bố trí ít nhất 2 trạm quan trắc nước mặt ở dòng chảy nhận nước thải của BCL.

- Trạm 1: nằm ở đầu mương thu nguồn nước thải của bãi chôn lấp từ 15 – 20m.

- Trạm 2: nằm ở cuối mương thu, gần cửa xả nước thải của bãi chôn lấp từ 15 – 20m.

Tần suất giám sát: 3 lần/năm (lấy mẫu mùa khô : tháng 1, lấy mẫu mùa mưa : tháng 6, lấy mẫu giai đoạn chuyển mùa: tháng 12).

Tiêu chuẩn giám sát: TCVN 5942:1995 cột B

STT Thông số STT Thông số STT Thông số

4 Độ cứng tổng cộng 11 Tổng Nito 18 Nicken

Quan trắc nước ngầm có thể kiểm soát khả năng lan truyền nước rò rỉ và cảnh báo khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm, mạng lưới giám sát chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án được đề xuất như sau: a Giếng sâu 40m xung quanh các ô chôn lấp, 3 giếng cách mép ngoài ô chôn lấp 20m. b Giếng sâu 40m : 1 giếng cách mép ngoài 200m về phía tập trung nước của khu vực chôn lấp. c Vị trí lấy mẫu: 4 vị trí/ lần. d Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu nước ngầm từ các giếng khoan giám sát tại rìa bãi chôn lấp theo sơ đồ thiết kế. e Tần suất giám sát : 3 lần/năm (lấy mẫu mùa khô : tháng 1, mùa mưa: tháng 6, giai đoạn chuyển mùa: tháng 12). f.

Bảng 4 16 Chương trình giám sát chất lượng nước ngầm

Khu vực giám sát Tần suất lần/năm Vị trí lấy mẫu Số mẫu tại

1 vị trí Số lượng mẫu/năm

- Trạm quan trắc nước ngầm bố trí theo hướng dòng chảy từ phía thượng lưu đến phía hạ lưu BCL, cần ít nhất là 4 lỗ quan trắc.

- Cần bố trí ít nhất 4 trạm quan trắc (giếng khơi hoặc lỗ khoan) ở mỗi điểm dân cư quanh BCL.

Hình 4 6 Chi tiết giếng quan trắc nước ngầm.

Bảng 4 17 Chỉ tiêu giám sát chất lượng nước rò rỉ (12 chỉ tiêu)

STT Thông số STT Thông số STT Thông số

1 pH 5 Dầu mỡ 9 Thủy ngân

2 Chất rắn lơ lững 6 Niken 10 COD

4 Coliform 8 Tổng Nito 12 Tổng photpho

Vị trí các trạm quan trắc được bố trí đảm bảo sao cho quan trắc được toàn diện chất lượng nước thải ở đầu vào và đầu ra khỏi khu xử lý Cụ thể là:

- 1 trạm đặt tại vị trí trước khi vào hệ thống xử lý.

- 1 trạm đặt tại vị trí sau xử lý , trước khi thải ra môi trường xung quanh.

 Chu kỳ quan trắc Đối với các trạm quan trắc tự động phải tiến hành quan trắc và nhập số liệu hàng ngày Khi chưa có trạm quan trắc tự động thì tùy thuộc vào thời kỳ hoạt động hay đóng BCL mà thiết kế vị trí và tần suất quan trắc cho hợp lý, đảm bảo theo dõi được toàn bộ các diễn biến môi trường do hoạt động của BCL, cụ thể như sau:

- Đối với thời kỳ vận hành( từ năm 2019 – 2035) cần quan trắc :

Lưu lượng (nước mặt , nước thải) : 2 tháng/ lần Cụ thể ta sẽ quan trắc vào cuối các tháng 2,4,6,8,10 và 12 của mỗi năm.

Thành phần hóa học: 4 tháng/ lần.Cụ thể ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào các tháng 4, 8 và 12 của mỗi năm trong giai đoạn vận hành.

Trong năm đầu (năm 2019): 3 tháng/ lần Ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào tháng 3,6,9 và tháng 12.

Từ các năm sau : 2 – 3 lần/năm Ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào tháng 6 và tháng 12 trong năm.

Chú ý: khi lấy mẫu tại các lỗ khoan quan trắc nước ngầm, trước khi lấy mẫu phải bơm cho nước lưu thông ít nhất 30 phút.

- Chỉ tiêu phân tích và đối sánh thành phần hóa học: theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường (TCVN) Có thể mỗi năm vào đầu mùa mưa lấy và phân tích mẫu nước mưa.

Bảng 4 18 Chỉ tiêu giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn(8 chỉ tiêu)

STT Thông số STT Thông số

Vị trí các trạm quan trắc: các trạm theo dõi môi trường không khí được bố trí như sau: bên trong các công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL cần bố trí mạng lưới tối thiểu 4 điểm giám sát không khí bên ngoài các công trình và nhà làm việc trong phạm vi của BCL.

Bảng 4 19 Chương trình giám sát chất lượng không khí

Khu vực giám sát Tần suất lần/ năm Vị trí lấy mẫu Số mẫu tại

1 vị trí Số lượng mẫu/năm

Vị trí trên hướng gió chủ đạo 3 2 1 6

Vị trí dưới hướng gió chủ đạo 3 2 1 6

Chế độ quan trắc (khi chưa có trạm quan trắc tự động): 3 tháng/ lần.

Cụ thể ta sẽ lấy mẫu quan trắc vào các tháng 3,6,9 và tháng 12 trong năm. Thông số đo: Bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, khí phát thải theo tiêu chuẩ Việt Nam (TCVN).

Theo dõi sức khỏe của công nhân viên: cán bộ công nhân làm việc tại BCL cần phải được theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất là 6 tháng/ lần.

Các vị trí đo (các trạm): các vị trí đo (các trạm) phải cố định, nên có mốc đánh dấu Đối với trạm quan trắc nước ngầm phải có thiết kế chi tiết.

Quan trắc kiểm tra độ dốc, độ sụt lún của lớp phủ và thảm thực vật: 2 lần/ năm vào tháng 6 và tháng 12 ( khi chưa có trạm quan trắc tự động).Nếu có vấn đề thì phải hiệu chỉnh ngay.

Chế độ báo cáo: hàng năm : hàng năm đơn vị quản lý BCL phải có báo cáo vào hàng tháng cuối năm của mỗi năm về hiện trạng môi trường của BCL cho các cơ quan quản lý Ngoài ra liệu kết quả đo đạc, quan trắc phải có các báo cáo về địa chất thủy văn, địa chất công trình, thuyết minh chi tiết hoạt động các hệ thống thu gom nước rác,rác, khí, độ dốc…

Thời gian hoạt động: thời gian hoạt động của mạng quan trắc được bắt đầu từ khi BCL bắt đầu vận hành đến khi đóng BCL.Sau khi BCL đóng cửa thì việc lấy mẫu phân tích phải tiếp tục trong vòng 5 năm (từ năm 2035 đến năm 2040) , nếu chất lượng mẫu phân tích đạt dưới tiêu chuẩn Việt Nam thì sẽ chấm dứt việc lấy mẫu phân tích và ngưng hoạt động của trạm quan trắc.

Giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp

Việc đóng cửa bãi chôn lấp được thực hiện khi:

- Lượng rác thải được chọn trong bãi chôn lấp đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật;

- Cơ quan vận hành bãi chôn lấp không muốn tiếp tục vận hành bãi rác;

- Bãi rác đóng cửa với các lý do khác.

Việc đóng cửa bãi chôn lấp phải được tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Trong mỗi trường hợp, cơ quan vận hành bãi chôn lấp phải gửi công văn tới.

Cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường để thông báo chính thức thời gian đóng cửa bãi chôn lấp;

- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp, chủ vận hành bãi chôn lấp phải trình đến Cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường một báo cáo hiện trạng đóng bãi Báo cáo này do một tổ chức chuyên môn độc lập thực hiện, bao gồm các nội dung sau:

Hiện trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, hệ thống thu gom khí sinh học cũng như tòan bộ hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn thải về thải nước, rác ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như về phát thải khí sinh học.

Việc tuân thủ những quy định hiện hành của quy chế này hoặc giấy phép liên quan đến lớp phủ cuối cùng cũng như phục hồi cảnh quan khu vực bãi chôn lấp.

Bãi chôn lấp phải làm rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định của quy chế này hoặc của giấy phép vận hành và phải ghi rõ các biện pháp khắc phục.

Tại các ô đã đóng cửa phải dựng rào chắn và gắn biển thông báo Biển báo được đặt ở vị trí dễ nhận thấy, ghi rõ ràng chỉ dẫn an tòan trong bãi chôn lấp.

4.12.2 Trình tự đóng bãi chôn lấp

Khi rác thải của ô chôn lấp đạt độ cao cho phép Lớp che phủ cuối cùng gồm có có đổ đầy (có chiều cao lớp rác 20,4 m) Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 – 5% và của phần chớp là 3% nhằm thoát hoàn toàn lượng nước mưa trên phần ô chôn lấp này [9]

Trong các bãi chôn lấp lớn, cần phải tiến hành song song việc vận hành bãi chôn lấp với việc xây dựng các ô chôn lấp mới, đóng các ô này Vì vậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định cho từng công đoạn nêu trên.

4.12.3 Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp

Ngay từ khi quy hoạch sử dụng và thiết kế BCL phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng chôn lấp sau khi BCL đóng cửa.

Trong suốt thời gian chờ sử dụng lại diện tích BCL, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường.

Sau khi đóng BCL vẫn phải tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc.

Sau khi đóng BCL phải thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực BCL.

Làm thủ tục bàn giao cho các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tiếp tục quản lý, sử dụng lại mặt bằng của BCL.

Sau khi tái sử dụng phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas.

4.12.4 Thiết bị phục vụ hoạt động chôn lấp

Bảng 4 20 Thiết bị phục vụ hoạt động của bãi chôn lấp rác

STT Thiết bị ĐVT Số lượng Quy cách

1 Xe đầm rác chuyên dụng Chiếc 1 Tải trọng 10 tấn

3 Máy xúc (ủi) Chiếc 1 Dung tích gàu 1 m 3

4 Xe tải chở đất Chiếc 1 5 m 3

5 Máy phát điện Cái 1 10 kVA

Ngày đăng: 20/03/2024, 19:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w