1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Bến cảng tổng hợp – Container Hòa Phát Dung Quất

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Bến cảng tổng hợp – Container Hòa Phát Dung Quất
Tác giả Công Ty Cổ Phần Cảng Tổng Hợp Hòa Phát
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,87 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tên chủ dự án đầu tư (9)
  • 1.2. Tên dự án đầu tư (9)
  • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (13)
    • 1.3.1. Công suất thông qua bến (13)
    • 1.3.2. Công nghệ vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa (13)
      • 1.3.2.3. Công nghệ xuất nhập hàng hóa qua Cảng (15)
      • 1.3.2.4. Quy trình thủ tục hoạt động tại Cảng (17)
    • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (19)
  • 1.4. Nhu cầu nhiên liệu, điện, nước của dự án (19)
    • 1.4.1. Nhiên liệu (19)
    • 1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện (19)
    • 1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước (19)
  • 1.5. Các hạng mục công trình của dự án (20)
    • 1.5.1. Cầu cảng (21)
    • 1.5.2. Kè sau cầu (22)
    • 1.5.3. Kè bảo vệ (22)
    • 1.5.4. Hệ thống giao thông và các bãi hàng (22)
    • 1.5.5. Kho chứa hàng (23)
    • 1.5.6. Xưởng sửa chữa, cầu rửa xe (23)
    • 1.5.7. Khu văn phòng, dịch vụ (24)
    • 1.5.8. Các công trình hạ tầng kỹ thuật, xử lý môi trường (24)
  • CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (9)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (27)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường (32)
  • CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (27)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (36)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (36)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (37)
    • 3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (37)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (39)
    • 3.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (41)
    • 3.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (42)
      • 3.5.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải (0)
      • 3.5.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu (43)
      • 3.5.3. Phòng ngừa, ứng cứu sự cố do thiên tai (49)
      • 3.5.4. Biện pháp PCCC, chống sét (51)
      • 3.5.5. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (53)
    • 3.6. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (59)
      • 3.6.1. Hệ thống xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu nhập khẩu (59)
      • 3.6.2. Kho rác (61)
      • 3.6.3. Điều chỉnh phạm vi tuyến luồng, khu nước trước bến (62)
  • CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (36)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (66)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (66)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (67)
      • 4.1.3. Dòng nước thải (67)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (67)
      • 4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải (68)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (69)
      • 4.2.1. Nguồn phát sinh (69)
      • 4.2.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (69)
    • 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn (69)
      • 4.4.1. Nguồn phát sinh (69)
      • 4.4.2. Chủng loại, khối lượng phát sinh (70)
      • 4.4.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (71)
  • CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (74)
    • 5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (74)
      • 5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (74)
      • 5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (74)
    • 5.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ và tự động, liên tục theo quy định pháp luât (74)
      • 5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (74)
      • 5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (74)
    • 5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (75)
  • CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (76)

Nội dung

67 Trang 6 TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ATV : An toàn viên BP : Bộ phận BQL : Ban quản lý BTCT : Bê tông cốt thép CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNCH : Cứu nạn cứu hộ CP : Cổ phần

Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG TỔNG HỢP HÒA PHÁT

- Địa chỉ văn phòng: KCN phía Đông Khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Vương Ngọc Linh

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 4300823146 đăng ký lần đầu ngày 17/08/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 08/08/2022, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 132/QĐ-BQL ngày 12/05/2023 (Cấp lần đầu ngày 16/05/2019; điều chỉnh lần thứ 01, ngày 12/05/2023).

Tên dự án đầu tư

BẾN CẢNG TỔNG HỢP – CONTAINER HÒA PHÁT DUNG QUẤT

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: KCN phía Đông, Khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Dự án có tổng diện tích 45,75 ha, bao gồm 3,91 ha trên đất liền và 41,84 ha mặt nước Phạm vi ranh giới khu đất của dự án như sau:

+ Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp biển (vịnh Dung Quất);

+ Phía Đông: Giáp đường Trì Bình – Dung Quất;

+ Phía Tây Nam: Giáp Cảng Doosan Vina của Công ty TNHH Doosan Enerbility Việt Nam;

+ Phía Nam: Giáp tuyến đường trục liên cảng Dung Quất 1 và khu hậu cần cảng (theo quy hoạch)

Bảng 1-1 Tọa độ ranh giới khu đất Dự án

Tọa độ (Hệ VN2000, kinh tuyến trục 108 o 00’, múi chiếu 3 o )

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 2

Tọa độ (Hệ VN2000, kinh tuyến trục 108 o 00’, múi chiếu 3 o )

Hình 1-1 Vị trí Dự án trong tỉnh Quảng Ngãi

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 3

Hình 1-2 Vị trí Dự án trong KCN phía Đông Dung Quất

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 4

Hình 1-3 Vị trí Dự án trong quy hoạch khu Cảng Dung Quất

- Các văn bản liên quan:

+ Giấy phép xây dựng số 15/2021/GPXD-BQL ngày 25/05/2021 của Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cấp cho Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát

+ Quyết định số 2168/QĐ-BTNMT ngày 05/11/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Bến Cảng tổng hợp - Container Hòa Phát Dung Quất”

+ Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 29/03/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc

Võ Văn Kiệt Cảng Hòa Phát

Cảng NM đóng tàu Dung Quất

Cảng xuất sản phẩm của NMLD Dung Quất Đê chắn sóng

Cảng Quốc tế Gemadept Bến số 1 - Cảng Dung Quất

Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 5 giao khu vực biển (để thi công xây dựng Bến Cảng tổng hợp Container – Hòa Phát Dung Quất)

+ Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 03/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc giao khu vực biển (gia hạn giao KVB để tiếp tục thi công xây dựng Bến Cảng tổng hợp - Container Hòa Phát Dung Quất)

- Quy mô của cơ sở:

+ Quy mô đầu tư: Tổng vốn đầu tư của sơ sở khoảng 3.774.294.774.000 đồng nên cơ sở có quy mô thuộc nhóm A theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công + Quy mô xây dựng:

• Xây dựng 03 bến cảng với tổng chiều dài 750 m, rộng 40 m bằng bê tông cốt thép (BTCT) Tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT và lớn hơn giảm tải Công suất thiết kế 5 – 6 triệu tấn/năm

• Bờ kè: Dài 750 m, dạng tường bằng BTCT sau cầu cảng và 430 m kè mái nghiêng đá đổ.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

Công suất thông qua bến

Bảng cơ cấu hàng hóa nhập xuất qua Cảng tổng hợp:

Bảng 1- 2 Công suất thông qua Cảng tổng hợp

Xuất thép thành phẩm Container

50.000 - Tàu lớn hơn giảm tải mớn nước phù hợp ra vào cầu cảng

6 Số chuyến xe 1 ngày làm việc 480 120 48 72

Tổng lượt tàu thông qua Cảng TH trong 01 năm (Tàu) 112 490 136 -

Tổng khối lượng hàng hóa thông qua

Công nghệ vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 6

- Dự án tiếp nhận các loại tàu (đến 50.000 DWT và lớn hơn giảm tải) và nhập xuất hàng hoá khi tàu cập cảng

- Tàu vào cảng theo hình thức tàu lai dắt để đảm bảo an toàn

Sử dụng cần trục đa năng chạy ray, khổ ray 18 m, sức nâng đến 50T bốc xếp hàng tổng hợp, hàng tời, hàng container Cần trục khi bốc xếp hàng tổng hợp sử dụng móc, bốc xếp hàng Conatiner lắp khung chụp, bốc xếp hàng rời dùng gầu ngoạm Khi nguồn hàng hóa container tăng cao, nghiên cứu đầu tư cần trục chuyên dụng SSG bốc xếp Container, sức nâng 60T Cần trục bốc xếp trên bến là cần trục chạy ray, các thông số kỹ thuật cơ bản như tầm với, chiều cao nâng hạ của cần trục

Tổng hợp thông số kỹ thuật thiết bị cần trục khi khai thác như sau:

- Sức nâng: 50 T/cần trục đa năng; 60 T/cần trục chuyên dụng;

- Tầm với: ≥ 36 m (tính từ tim ra trước);

- Chiều cao nâng lớn nhất của cần trục: La ≥ 28 m ;

- Chiều cao hạ lớn nhất của cần trục: Lb ≥ 14 m

Hình 1-4 Mô tả cần trục bốc xếp hàng hóa tại bến

- Hàng tổng hợp: Sử dụng cẩu bánh hơi, xe nâng cần dài, xe nâng đa năng bốc xếp hàng trên bãi Các thiết bị này có sức nâng đa dạng, trong quá trình vận hành Cảng sẽ được đầu tư từng chủng loại tùy theo yêu cầu bốc dỡ hàng hóa

- Hàng rời: Bao gồm các loại máy móc thiết bị, đá, quặng, than, thép thành phẩm, vật liệu chịu lửa, dăm gỗ, phế liệu nhập khẩu….và các loại hàng khác Sử dụng xe xúc lật, xe gạt ủi, làm hàng trên bãi đổ lên xe ben

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 7

Hình 1-5 Thiết bị bốc xếp hàng hóa

- Đối với hàng Container: Sử dụng RSD sức nâng 45T có thể nâng 6 tầng Container tại hàng thứ nhất, 5 tầng tại hàng thứ 2 và 4 tầng tại hàng thứ 3, xe nâng Container rỗng nâng được 6 tầng Container Khi khối lượng hàng hóa tăng cao, đầu tư các cần trục khung ERTG, xếp container 6 hàng +1, 5 tầng +1

- Tại kho hàng: Xếp dỡ hàng tại kho sử dụng nâng 1,5

T÷3 T kết hợp lao động thủ công

• Vận chuyển hàng tổng hợp sử dụng xe tải H10

• Vận chuyển hàng container giữa các vị trí công nghệ sử dụng xe đầu kéo, rơ-móc chuyên dùng loại 20 feet, 40 feet

1.3.2.3 Công nghệ xuất nhập hàng hóa qua Cảng

* Công nghệ nhập hàng hóa qua Cảng

Cẩu bánh hơi Xe xúc lật Xe nâng đa năng

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 8

Hình 1-6 Mô tả công nghệ nhập hàng hoá qua Cảng

* Công nghệ xuất hàng hoá qua Cảng

Hình 1-7 Mô tả công nghệ xuất hàng hoá qua Cảng

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 9

1.3.2.4 Quy trình thủ tục hoạt động tại Cảng

Giao nhận container tại Cảng

Hình 1-8 Quy trình giao nhận Container tại Cảng Bảng 1-3 Các bước giao nhận Container tại Cảng

Các bước nhận Container tại Cảng Các bước giao Container vào Cảng

1 Tại bộ phận thủ tục chứng từ:

Khách hàng/tài xế cung cấp lệnh giao hàng của đại lý, tờ khai hải quan hoặc lệnh cấp vỏ rổng, giấy mượn Container về kho riêng, Giấy chứng minh hoặc giấy giới thiệu

2 Tại bộ phận tài vụ:

- Khách hàng/Tài xế thanh toán cước và nhận hóa đơn;

- Khách hàng/Tài xế nhận lệnh yêu cầu dịch vụ và Phiếu vào cổng có xác nhận về tình trạng thanh toán

- Khách hàng/Tài xế xuất trình Phiếu vào cổng và khai báo số xe cho kiểm viên cổng vào;

- Khách hàng/Tài xế nhận lại phiếu vị trí có xác nhận của kiểm viên cổng, cho xe di chuyển đến khu vực hoặc vị trí chất xếp container được in trên phiếu vị trí

Khách hàng/Tài xế xuất trình phiếu vị trí cho kiểm viên bãi, sau khi Container được nâng lên xe thì cùng kiểm viên bãi ký xác nhận về tình trạng Container lên phiếu vị trí, nhận lại phiếu này rồi cho xe di chuyển đến cổng ra

1 Tại bộ phận thủ tục chứng từ:

Khách hàng/tài xế cung cấp Phiếu EIR hoặc lệnh giao Container hoặc lệnh trả vỏ rổng về Cảng của đại lý, Packing list và Booking của khách hàng để hạ hàng chờ xuất

2 Tại bộ phận tài vụ:

- Khách hàng/Tài xế thanh toán cước và nhận hóa đơn;

- Khách hàng/Tài xế nhận lệnh yêu cầu dịch vụ và Phiếu vào cổng có xác nhận về tình trạng thanh toán

- Khách hàng/Tài xế xuất trình Phiếu vào cổng và khai báo số xe cho kiểm viên cổng vào;

- Khách hàng/Tài xế nhận lại phiếu vị trí có xác nhận của kiểm viên cổng, cho xe di chuyển đến khu vực hoặc vị trí chất xếp container được in trên phiếu vị trí

- Khách hàng/Tài xế xuất trình phiếu vị trí cho kiểm viên bãi

- Khách hàng/Tài xế ký xác nhận hạ Container và tình trạng Container lúc hạ về cảng cùng kiểm soát viên bãi lên phiếu vị trí, nhận lại phiếu này rồi cho xe di chuyển đến cổng ra

BP Thủ tục chứng từ

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 10

Các bước nhận Container tại Cảng Các bước giao Container vào Cảng

Tài xế cho xe dừng lại tại đây để kiểm viên cổng thu lại phiếu vị trí và kiểm tra số xe, số Container sau đó ký xác nhận lên phiếu giao nhận Container – phiếu EIR, nhận lại 1 liên phiếu EIR và rời khỏi cảng

Tài xế cho xe dừng lại tại đây để kiểm viên cổng thu lại phiếu vị trí và kiểm tra số xe, số Container sau đó ký xác nhận lên phiếu giao nhận Container – phiếu EIR, nhận lại 1 liên phiếu EIR và rời khỏi cảng

Giao nhận các loại hàng tổng hợp, hàng rời

Hình 1- 9 Quy trình giao nhận hàng tổng hợp, hàng rời tại Cảng Bảng 1-4 Các bước giao nhận các loại hàng tổng hợp, hàng rời

Các bước nhận hàng Các bước giao hàng

1 Tại bộ phận thương vụ:

Khách hàng/tài xế nêu yêu cầu và xuất trình các giấy tờ liên quan cho nhân viên

(Lệnh giao hàng, Booking của hãng tàu,

Packing list của lô hàng, chứng minh thư ) sau đó nhận hóa đơn từ nhân viên thương vụ (nếu thanh toán ngay) hoặc

Bảng chiết tính/Phiếu ứng (trường hợp ứng tiền trước hoặc thanh toán sau) hoặc khách hàng ký hợp đồng trong trường hợp nhận hàng thanh toán theo hợp đồng

2 Tại bộ phận tài vụ: Đối với trường hợp thanh toán ngay và ứng trước khi lấy hàng, Khánh hàng sẽ đến bộ phận tài vụ để đóng tiền và nhận phiếu thu

3 Tại bộ phận thương vụ:

Xuât trình hóa đơn và phiếu thu để nhân viên kiểm tra sau đó nhận lệnh xuất kho cùng với thông tin và địa điểm nhận hàng

Xuất trình lệnh xuất kho và cung cấp thông tin liên hệ

1 Tại bộ phận thương vụ:

Khách hàng/tài xế nêu yêu cầu và xuất trình các giấy tờ liên quan cho nhân viên (Lệnh giao hàng, giấy giới thiệu của công ty hoặc chứng minh thư ) sau đó nhận hóa đơn từ nhân viên thương vụ (nếu thanh toán ngay) hoặc Bảng chiết tính/Phiếu ứng (trường hợp ứng tiền trước hoặc thanh toán sau) hoặc khách hàng ký hợp đồng trong trường hợp nhận hàng thanh toán theo hợp đồng

Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của dự án là năng lực bốc dỡ, xuất/nhập hàng hóa qua cảng với công suất 5 – 6 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT và lớn hơn giảm tải.

Nhu cầu nhiên liệu, điện, nước của dự án

Nhiên liệu

Trong quá trình vận hành khai thác cảng, nhiên liệu sử dụng bao gồm xăng, dầu

DO để cung cấp cho các loại cần trục bãi, xe nâng, ô tô vận tải Các loại nhiên liệu này được mua và chuyển về trạm cấp nhiên liệu nội bộ, sau đó cấp cho các đối tượng sử dụng trong cảng.

Nhu cầu sử dụng điện

Điện sử dụng cho Cảng gồm nguồn điện cao áp 22 kV và điện hạ áp 0,4 kV Điện sử dụng chủ yếu cấp cho các thiết bị bốc xếp trên bến, cần trục, xưởng, kho, nhà điều hành, dịch vụ, chiếu sáng, Tiêu thụ điện khoảng 18,393 triệu kWh/năm Tổng công suất lắp đặt của các trạm biến áp cung cấp cho Cảng là 6.000 kVA Nguồn cấp từ lưới điện của KKT Dung Quất

Hệ thống điện được đi bằng dây cáp chôn ngầm dưới đất theo hệ thống đường quy hoạch trục chính, từ đây được đấu nối rẽ theo các nhánh phụ tùy theo vị trí các điểm tiêu thụ.

Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cung cấp nước từ nhà máy Vinaconex Dung Quất

- Trong Cảng, nước được cấp từ các trạm chính thông qua hệ thống đường ống và các trạm bơm tăng áp Đường kính ống cấp thiết kế mạng vòng D90 – 110 phân phối đến các điểm Xây dựng bể chứa nước thể tích 200 m 3 kèm bơm tăng áp

- Nhu cầu tiêu thụ nước ngày cao điểm khoảng 290,75 m 3 /ngày.đêm Lượng nước tiêu thụ trong năm là khoảng 48.890 m 3 /năm, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tưới rửa đường bãi, thiết bị, cấp nước cho tàu…

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 12

Bảng 1-5 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án

STT Hạng mục tiêu thụ nước Lưu lượng (m 3 /ngày)

(Nguồn: Báo cáo ĐTM của Dự án, 2021)

Ngoài ra, với phạm vi của khu vực Dự án, theo TCVN 2622-1995 thì lượng nước cho phòng cháy chữa cháy (PCCC) được tính toán cho 1 đám cháy với với lưu lượng 15 l/s trong thời gian 3 giờ Như vậy lượng nước phải dự trữ là 162 m 3 Dự án sử dụng chung bể chứa nước thể tích 200m 3 để cấp nước cứu hỏa khi cần thiết Hệ thống cứu hỏa chung ở đường ngoài cảng được thiết kế với các họng cứu hỏa đặt cách đều 150 m.

Các hạng mục công trình của dự án

Cầu cảng

Các thông số cơ bản của công trình:

- Cao trình đỉnh bến : +4,0 m (Hải đồ);

- Cao trình đáy bến : -13,6 m (Hải đồ)

- Góc cập tàu: ≤ 10 0 , vận tốc cập tàu ≤ 0,12 m/s;

- Tải trọng va, tải trọng neo cho tàu 50.000 DWT;

- Tải trọng khai thác mặt bến: Xe ô tô tiêu chuẩn HL93;

- Tải trọng của cần cẩu sức nâng 50 – 60 T, khổ ray 18 m;

- Tải trọng khai thác mặt bến: 4 T/m 2 và tại mép bến là 1 T/m 2

- Sử dụng cọc BTCT dự ứng lực (DƯL) đường kính D800;

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 14

- Dầm ngang, dầm dọc, bản tựa tàu, bản mặt cầu, hào công nghệ bằng BTCT M400- B10 sử dụng xi măng bền Sunfat, đổ tại chỗ

- Bích neo tàu: Bố trí bích neo loại 100 T bằng gang đúc

- Đệm tàu: Là loại đệm kiểu trụ 1250H, có tấm panel thép mặt trước (KT 200 x

340 cm), thân đệm bằng cao su hình trụ;

- Đường ray cẩu: Loại ray cẩu kiểu A100.

Kè sau cầu

- Chiều dài 1 phân đoạn kè : 37,5 m;

- Cao trình đỉnh kè : +4,0 m (Hải đồ);

- Cao trình bản đáy kè : +1,25 m (Hải đồ)

- Tải trọng hàng hóa sau mép kè 20 m dạng phân bố đều q = 2 T/m 2 ;

- Tải trọng khai thác mặt bãi sau: Xe ô tô tiêu chuẩn HL93

- Kè dạng tường góc bằng BTCT M400-B10 sử dụng xi măng bền Sunfat;

- Sử dụng cọc ống BTCT DƯL, bê tông cọc M800 sử dụng xi măng bền Sunfat;

- Tường chắn bằng BTCT M400-B10 sử dụng xi măng bền Sunfat.

Kè bảo vệ

- Ngay sau kè là dải hành lang khuôn viên kỹ thuật;

- Tải trọng hàng hóa sau mép kè 5 m dạng phân bố đều q = 2 T/m 2 ;

- Tải trọng khai thác mặt bãi sau: Xe ô tô tiêu chuẩn HL93

Kết cấu: Kè dạng lăng thể đá hộc mái nghiêng phía biển m = 2.

Hệ thống giao thông và các bãi hàng

- Đường giao thông nội bộ, bãi tổng hợp: Tải trọng xe ô tô tương đương H30, HL93 và tải trọng rải đều mặt bãi tương đương 4 T/m 2 ;

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 15

Hệ thống giao thông nội bộ có dạng ô bàn cờ với các tuyến trục dọc và trục ngang có bề rộng 20-24 m Đường vào cổng được mở rộng và kết nối bãi chờ xe

- Bãi hàng Container: Tải trọng đầu kéo + Trailer và Chassic tương đương ô tô H30; Container có hàng xếp 03 chồng tương đương 4 T/m 2 ; Xe nâng Container chuyên dụng có sức nâng 40 T

Khu bãi hàng: Được chia thành các lô nằm sau mỗi bến thuận tiện cho việc khai thác bốc xếp hàng hóa Diện tích khu bãi là 17 ha Phía sau bến 1, khu bãi rộng liền sau bến ngoài công tác làm hàng tổng hợp, bãi còn tiếp nhận làm hàng cơ khí dầu khí, hàng siêu trường, siêu trọng phục vụ các khu công nghiệp liền kề phía sau

- Giao thông kết nối: Ở ngay sau cảng, kết nối với đường liên cảng và đường Võ Văn Kiệt; phía Đông kết nối với đường Dốc Sỏi - Dung Quất; Bề rộng đường 30 m, chiều dài đường từ cổng ra đường Võ Văn Kiệt về phía Tây là khoảng 800 m, từ cổng Cảng đến đường Dốc Sỏi - Dung Quất về phía Đông là gần 600 m.

Kho chứa hàng

- Gồm 16 gian, bước gian rộng 8 m, nhà kho 1 tầng 1 nhịp, khẩu độ nhịp rộng 42 m;

- Bước gian (bước khung ngang) : 8 m;

- Chiều rộng hiên phía trước kho : 1,0 m;

- Chiều cao nền so với mặt bãi hoàn thiện : 0,2 m;

- Chiều cao cột (từ nền đến đỉnh cột) : 5,83 m;

- Chiều cao toàn kho (từ nền đến đỉnh mái) : 10,619 m

- Tải trọng hàng hóa phân bố đều q = 2,5 T/m 2 ;

- Xe ô tô H30 tiêu chuẩn hoạt động ra vào kho;

- Áp lực gió: 125 kg/m 2 (phân vùng áp lực gió trên lãnh thổ Việt Nam).

Xưởng sửa chữa, cầu rửa xe

Quy mô công trình: Nhà xưởng gồm 06 gian, bước gian rộng 6,5 m, nhà xưởng 1 tầng 1 nhịp, khẩu độ nhịp rộng 18 m

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 16

- Chiều rộng giữa 02 bệ của cầu rửa xe (mép biên) : 3,0 m;

Khu văn phòng, dịch vụ

Nằm phía sát đường ngoài cảng có diện tích 1,3 ha trong đó có 5.800 m 2 để dành phát triển hoạch xây dựng các công trình khác Trong phần còn lại rộng 0,7 ha bố trí nhà văn phòng, dịch vụ, nhà để xe cán bộ công nhân viên, sân vườn cây xanh Nhà văn phòng cảng xây dựng kết hợp dịch vụ có 3 tầng, 1 trệt.

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án “Bến Cảng tổng hợp – Container Hòa Phát Dung Quất” được đầu tư xây dựng tại KCN phía Đông, KKT Dung Quất, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phù hợp với các quy hoạch có liên quan được đề cập dưới đây:

- Quyết định số 124/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 (Điều 1 khoản 2 Tính chất của KKT có quy hoạch ngành luyện cán thép gắn với việc khai thác cảng nước sâu) và Kế hoạch bảo vệ môi trường Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất (Điều chỉnh);

- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 2369/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm

- Văn bản số 14674/BGTVT-KHĐT ngày 27/12/2018 của Bộ Giao thông vận tải về việc điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu bến cảng Dung Quất I thuộc cảng biển Quảng Ngãi;

- Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 30/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045

Dự án Bến cảng tổng hợp – Container Hòa Phát Dung Quất nằm tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (thuộc Khu công nghiệp phía Đông, Khu kinh tế Dung Quất) Khu công nghiệp phía Đông có diện tích 5.054ha với chức năng chủ yếu là khu công nghiệp nặng (lọc dầu, hóa chất, đóng thuyền, luyện cán thép, xi măng, chế tạo thiết bị nặng, lắp ráp xe hơi và xây dựng cảng biển nước sâu…) Cảng Dung Quất có diện

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 20 tích 1.158ha gồm 458ha mặt nước và diện tích mặt đất còn lại, có chức năng chủ yếu là cảng nước sâu gồm cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, có độ sâu 19,0m

Theo Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 16/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Dung Quất đến năm

2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và Kế hoạch bảo vệ môi trường Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm

- Phạm vi Khu kinh tế Dung Quất:

Ranh giới Khu kinh tế Dung Quất được giới hạn theo Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 01 năm 2011; quy mô diện tích khoảng 45.332 ha, trong đó phần diện tích đất liền khoảng 33.581 ha, đảo Lý Sơn 1.492 ha (gồm hiện trạng phần đảo nổi 1.039,85 ha và không gian phát triển mới) và diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10.711,15 ha

- Tính chất của Khu kinh tế Dung Quất:

+ Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp – thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: Luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu

+ Là khu vực phát triển đô thị; trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia; trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

+ Là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên

+ Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia

- Dân số của Khu kinh tế Dung Quất:

- Đến năm 2030, dân số Khu kinh tế Dung Quất khoảng 347.000 người, trong đó dân số đô thị là 295.000 người, nông thôn khoảng 52.000 người Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 85%

- Tầm nhìn đến năm 2045, dân số Khu kinh tế Dung Quất khoảng 575.000 người, trong đó dân số đô thị là 546.000 người, nông thôn khoảng 29.000 người Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 95%

- Đất xây dựng của Khu kinh tế Dung Quất:

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 21

+ Đến năm 2030, đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp khoảng 4.403 ha; đất xây dựng các khu dân dụng khoảng 7.183 ha; đất xây dựng các khu du lịch, dịch vụ tập trung khoảng 1.433 ha

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Theo tính toán, lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ khu vực dự án là 7.430,9 m 3 /h (bao gồm toàn bộ diện tích khu cảng khi đã san lấp đầy đủ, không tính phần nước mưa chảy qua bãi chứa phế liệu nhập khẩu 1,2 ha)

Toàn bộ lượng nước mưa đều được thu gom bằng hệ thống mương hở và hố ga lắng cặn, chảy theo phương thức tự chảy Hệ thống thu gom thoát nước mưa được bố trí như sau:

- Theo phương ngang bãi, sử dụng hệ thống 3 tuyến hố ga, mương thu nước B600 (độ dốc đáy 0,3%)

- Nước mặt thu vào hệ thống mương B600 và hố ga sẽ chảy về hệ thống thoát nước theo phương dọc bãi (vuông góc với tuyến cầu cảng) bao gồm 02 tuyến hố ga, ống cống D800 và các tuyến hố ga, ống cống D1000, D1200, D1500, D1800 (độ dốc đáy 0,25%) để chảy ra biển thông qua kênh thoát nước chung (Hình 3-1) Đồng thời Công ty còn bố trí đội ngũ công nhân vệ sinh quét dọn thường xuyên khu vực sân bãi, khu vực xuất nhập hàng hóa, định kỳ khơi thông các mương thoát nước, hố ga nên việc cuốn trôi đất, cát trong những ngày mưa là rất ít

Tại các khu vực chứa hàng rời như: thép thành phẩm, vật liệu chịu lửa, bố trí các hố ga lắng để lắng cặn, không để nước mưa kéo theo chất bẩn ra nguồn tiếp nhận Thông thường, với các trận mưa đầu mùa thường cuốn theo nhiều chất bẩn nhất Nhận thấy được tác động của nước mưa này, Công ty luôn chủ động thu gom toàn bộ chất thải (cả dầu nhớt rơi vãi), quét dọn sạch sẽ khuôn viên khu vực Cảng

Thông số hệ thống thu gom, thoát nước mưa được liệt kê trong bảng 3-1

Bảng 3-1 Thông số hệ thống thu gom, thoát nước mưa

STT Hạng mục Đơn vị Thông số

5 Hố ga tách dầu Hố 2

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 29

STT Hạng mục Đơn vị Thông số

Hình 3-1 Mặt bằng thu gom, thoát nước mưa tại Cảng

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

- Nước thải sinh hoạt của 02 nhà vệ sinh: khu vực Văn phòng tạm (35 m 2 ) và nhà vệ sinh khu vực Ban chỉ huy nhà thầu (35 m 2 ) trong giai đoạn hoạt động hiện nay của Bến 6 khoảng 11 m 3 /ng.đ Nước thải sinh hoạt từ 02 nhà vệ sinh được chứa và xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 03 ngăn, định kỳ thuê đơn vị dịch vụ hút và vận chuyển đi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, không thải ra môi trường Khi hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của toàn bộ dự án được xây dựng hoàn thiện, nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại sẽ được đấu nối về hệ thống này để xử lý tiếp, đạt quy chuẩn hiện hành mới thải ra môi trường

- Nước thải nhiễm dầu từ hoạt động của tàu thuyền: Các tàu thuyền ra vào cảng làm ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do nước thải, gồm các loại sau: nước dằn tàu có lẫn các chất ô nhiễm và vi sinh vật; nước làm mát lẫn tạp chất và dầu mỡ; nước thải đáy tàu có chứa dầu từ các khoang máy; cặn dầu thải ra khi vệ sinh hầm hàng Các nguồn thải này không được phép thải tại khu vực cảng.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) loại 120 – 240L tại các khu vực trong khuôn viên dự án, sau đó vận chuyển về Khu tập kết CTR của dự án và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý

Vị trí thoát nước mưa

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 30

- Đối với chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) thông thường:

+ Đối với các loại chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (chủ yếu là dây thừng, gỗ ván, giấy, bìa cứng…) Công ty thu gom và bán cho các đơn vị có nhu cầu

+ Đối với thành phần còn lại sẽ lưu giữ trong Khu tập kết CTR tại dự án và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý

Các loại CTRSH phát sinh từ tàu thuyền sẽ được thu gom và xử lý theo Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, cụ thể là chủ tàu sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý khi tàu cập bến

Khu tập kết CTR được bố trí tại phía Tây trong khu vực hạ tầng kỹ thuật của Cảng, có tổng diện tích 150 m 2 , trong đó chia làm 04 khu vực, dùng để lưu chứa tạm thời các loại chất thải khác nhau, gồm: CTRSH, CTRCN thông thường, chất thải tái chế và CTNH

- Diện tích các khu vực chứa bao gồm:

+ Khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): 30m 2 ;

+ Khu vực chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT): 30m 2 ; + Khu vực chứa chất thải tái chế (CTTC): 30m 2 ;

+ Khu vực chứa chất thải nguy hại (CTNH): 60m 2 ;

Thông số kỹ thuật chính của Khu tập kết CTR:

- Nền bằng bê tông chịu lực, không thẩm thấu: đảm bảo chịu tải tối thiểu 05 tấn/m 2 cho phương tiện, thiết bị, chất thải tải lên trên nền

- Độ nghiêng nền so với phương ngang mặt đất 10 0 -20 0 (thấp về phía cửa ra vào) để nước mưa không chảy tràn từ ngoài vào

- Tường gạch xung quanh, phía trên giáp với mái bắn tôn kín

- Kết cấu khung nhà kho bằng thép chịu lực chống gió bão

- Mái tôn che kín nắng mưa (có tôn che kín xung quanh từ tường gạnh đến mái)

- Ngăn chứa chất thải được lắp biển báo phân loại

- Phía trong mỗi ngăn thiết kế riêng rãnh thu (rộng 15 cm, sâu 15 cm) dẫn về hố thu (kích thước 40x40x40 cm) để thu nước rỉ rác hoặc chất thải lỏng tràn đổ

- Trước cửa mỗi ngăn có gờ chống tràn chất thải bằng bê tông cao 05 cm

- Các ngăn kho được ngăn cách bởi tường gạch cao 02 m, cửa ra vào bằng kết cấu thép bắn tôn có thể đóng mở và đủ rộng để xe tải lùi thùng vào

- Mỗi ngăn kho bố trí thiết bị thông gió, cửa lấy gió, lấy ánh sáng, đèn chiếu sáng

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 31

- Thiết bị, họng nước phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh để phòng ngừa sự cố cháy nổ

- Xung quanh kho có hệ thống thu nước mưa chảy tràn

Hình 3-2 Sơ đồ quản lý các loại CTR thông thường tại dự án

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Trong quá trình hoạt động của Cảng phát sinh một số loại chất thải nguy hại với thành phần như: Bóng đèn huỳnh quang, mực in, pin ắc quy thải, dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: Từ quá trình bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị tại khu vực xưởng sửa chữa Ước tính khoảng 50 kg/tháng Để thu gom loại chất thải này, Công ty có bố trí các thùng đựng CTNH riêng biệt và bố trí nhân viên thu gom thường xuyên đưa về kho chứa chất thải (khu vực chứa CTNH có diện tích 40 m 2 ) nằm trong Khu tập kết CTR của Cảng

- Kho lưu trữ CTNH đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo Nghị định 08/2022/NĐ-

CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như:

+ Kho lưu trữ CTNH được thiết kế tránh mưa chảy tràn từ bên ngoài vào (tường xây gạch, mặt sàn bằng bê tông, có mái che nắng mưa, có gờ chống tràn, biển báo )

+ Thùng chứa riêng đối với từng loại CTNH, có biển chỉ dẫn trên mỗi thùng, dán nhãn phân loại CTNH theo đúng quy định

+ Có bố trí các dụng cụ, thiết bị PCCC, ứng phó sự cố

- Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý CTNH theo đúng

Khu tập kết CTR của Cảng

Chất thải rắn sinh hoạt

(Vỏ hộp sữa, thực phẩm thừa, hoa quả,…)

CTRCN thông thường (gạch đá, que hàn, đá cắt,…) Điểm tập kết (Thùng rác chuyên dụng)

Chất thải tái chế, bán phế (Gỗ phế, các loại, nhựa, kim loại,…)

Chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý

Chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu mua

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 32 quy định

- Đối với chất thải trên tàu thực hiện tuân thủ theo quy định tại Thông tư 41/2017/TT-BGTVT như đã nêu ở trên

Bảng 3- 2 Danh mục CTNH, CTCNPKS, CTRCNTT phát sinh trong quá trình hoạt động của Cảng

Tên chất thải theo Thông tư 02/2022/TT-

Tính chất nguy hại chính

Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Hộp chứa mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) Đ, ĐS Rắn KS 10

Hộp mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo)

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải Đ, ĐS Rắn NH 20

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 16 01

06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh kiện điện tử

(trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng NH) Đ, ĐS Rắn NH 50

Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Đ, ĐS, C Lỏng NH 200

Bao bì nhựa cứng thải

(đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Đ, ĐS Rắn KS 60

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại Đ, ĐS Rắn KS 200

19 06 05 Pin, ắc quy thải Đ, ĐS Rắn NH 50

Thông số kỹ thuật chính của kho:

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 33

- Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH Khu lưu giữ CTNH được bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn

- Khu vực lưu giữ CTNH đảm bảo khoảng cách không dưới 10m với các thiết bị đốt hay dễ cháy nổ

- Khu vực lưu giữ CTNH được trang bị Thiết bị phòng cháy chữa cháy để phòng ngừa sự cố cháy nổ

- Lắp đặt hệ thống quạt thông gió

- Được chia nhỏ thành các ô, bố trí mỗi ô được ngăn cách bằng tường gạch cao 01 m để lưu giữ các loại chất thải nguy hại khác nhau hoặc các loại chất thải nguy hại cùng thuộc tính: Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in; thùng sơn, thùng phuy can nhựa đựng hóa chất, dầu thải …

- Bố trí thùng cát khô và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng

- Đèn chiếu sáng, cửa lấy gió và ánh sáng

- Vòi nước hướng lên trên để rửa mặt đề phòng khi chất thải văng bắn

- Trong kho trang bị biển dấu hiệu cảnh báo theo TCVN 6707:2009 đối với chất thải nguy hại.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung chủ yếu từ quá trình hoạt động của tàu thuyền và thiết bị bốc xếp trên cảng Để phòng ngừa và giảm thiểu tác động do ồn, độ rung trong quá trình hoạt động, Công ty áp dụng các biện pháp:

- Quy định các phương tiện giao thông vận tải lưu thông trong khu vực Cảng phải chở đúng trọng tải quy định và chạy đúng tốc độ quy định

- Các ô tô, máy móc, thiết bị bốc xếp có trong danh mục phải đăng kiểm về an toàn kỹ thuật và môi trường, phải có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm trước khi đưa vào vận hành Định kỳ các phương tiện phải được bảo trì, bảo dưỡng

- Đề xuất các biện pháp quản lý giao thông trong khuôn viên: Yêu cầu phương tiện khi vào Cảng phải để đúng vị trí đã quy hoạch cho từng loại phương tiện, cấm các phương tiện giao thông vận tải không đủ điều kiện hoạt động trong khu vực dự án, yêu cầu chở đúng trọng tải quy định và chạy đúng tốc độ quy định (10km/h)

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ chống ồn như nút tai, bao tai tại các vị trí làm việc có phát sinh nguồn ồn lớn

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 34

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3.5.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu

Nhân viên thao tác kiểm tra hàng ngày bể, đường ống có khả năng rò rỉ hay không? Kịp thời tu bổ khi có hiện tượng xuống cấp Lập kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ bao gồm cả thiết bị dự phòng và đường ống Biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố:

- Bước 1 Bất kỳ CBCNV phát hiện sự cố rò rỉ nước thải lập tức báo ngày cho lãnh đạo

- Bước 2 Lãnh đạo từ cấp tổ phó trở lên khi nhận được thông tin tiến hành cho cô lập nguồn bơm

+ Phán đoán tình hình rò rỉ mang tính chất nhẹ (như kiểm tra thấy van khóa không chặt, quên khóa van…), không có người bị nạn thì phân công nhân viên chuyên trách xử lý Khoanh vùng khu vực rò rỉ, chặn nước thải rò rỉ ngăn ngừa lan rộng ngoài nền, quét dọn, vệ sinh khu vực,… Sau khi xử lý tiến hành lập “Biên bản hiện trường”

- Phán đoán tình hình rò rỉ nặng, hoặc có người bị nạn thực hiện theo lưu trình thông báo khẩn cấp nội bộ và chuyển qua bước 3

- Bước 3 Cấp tổ phó trở lên lập tức báo cáo tình hình cho Giám đốc hoặc ATV (ưu tiên báo cáo cho chỉ huy nào đến hiện trường trước)

- Bước 4 Thực hiện xử lý rò rỉ nước thải

+ Giám đốc khi đến hiện trường nhận báo cáo, thu thập thông tin phán đoán tình hình để chỉ đạo xử lý tính huống rò rỉ nước thải

+ An toàn viên (ATV) tiến hành quy hoạch tuyến cảnh báo an toàn để đảm bảo người không phận sự vào khu vực rò rỉ nước thải Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiến hành báo cáo với Giám đốc nhà máy để nhận nhiệm vụ tiếp theo

+ Cấp tổ phó trở lên cùng nhân viên thao tác quy hoạch khu vực rò rỉ, chặn nước thải rò rỉ ngăn ngừa lan rộng ngoài nền, dùng chổi quét dọn, dùng vải lau sạch,…

+ Nếu rò rỉ nước thải ra mương nước mưa thì tiến hành dùng bao cát cô lập vùng nước thải rò rỉ và dùng bơm hút về lại khu xử lý

+ Cấp tổ phó trở lên cần thường xuyên báo cáo cho Giám đốc nắm bắt tình hình xử lý, xem xét để huy động các lực lượng hỗ trợ

- Bước 5 Chỉ huy hiện trường liên hệ với các bộ phận có liên quan thảo luận xác định phương án giải quyết Sau đó tiến hành tu bổ, sửa chữa gấp dựa theo phương án giải quyết đã thảo luận Sau khi hoàn thành đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường

Xây dựng quy trình phòng ngừa, ứng phó sự cố hiệu suất xử lý của trạm xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu không đạt quy chuẩn môi trường:

Nhân viên vận hành được tập huấn chương trình vận hành và bảo dưỡng các thiết

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 35 bị của hệ thống trạm xử lý nước thải và tuân thủ các yêu cầu về vận hành trạm xử lý nước thải Thực hiện việc quan trắc hệ thống xử lý, thiết lập chương trình quan trắc thích hợp cho các trạm xử lý nước thải, có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với các trạm xử lý nước thải Cụ thể:

+ Báo cho các khu vực phát sinh nước thải ngừng bơm nước thải về trạm xử lý

+ Nước thải được quay vòng, các hoạt động phát sinh nước thải có thể xem xét tạm ngưng hoạt động

+ Huy động mọi nguồn lực để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý + Sau khi khắc phục xong sự cố, tiến hành quay vòng xử lý như ban đầu

3.5.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác UPSCTD, kho chứa trang thiết bị UPSCTD và kho chứa dầu sau khi bơm hút của Công ty được lắp đặt gần khu vực cảng Kho chứa trang thiết bị UPSCTD (container 40ft) có diện tích 30 m 2 , kho CTNH (chứa dầu sau khi bơm hút) có diện tích 60 m 2 Để ứng phó sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại dự án, Công ty đã xây dựng, được phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu dự án “Bến Cảng tổng hợp – Container Hòa Phát Dung Quất” tại Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 13/6/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và tuân thủ đúng theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu Trong quá trình hoạt động, Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát trang bị các máy móc, thiết bị cần thiết để ứng cứu sự cố tràn dầu Trang thiết bị được liệt kê trong bảng dưới đây

Bảng 3-3 Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu

STT Tên hàng hóa ĐVT SL

Phao quây dầu tự nổi

- Tổng độ cao 537mm, phần nổi 180mm, phần chìm 357mm

- Được chế tạo từ vật liệu PVC có độ bền cơ học cao

Bơm hút dầu tràn dạng thủy lực

- Gồm các bộ phận: Bơm chuyển dầu, Động cơ, Bộ nguồn thủy lực,

Dây thủy lực, Dây dẫn dầu, Đầu hút dầu, Rọ hút dầu, Khung bộ nguồn Bộ 1

Bồn chứa cơ động trên cạn

- Vật liệu PVC/TPU có độ bền cơ học cao, linh hoạt trong sử dụng ứng phó sự cố tràn dầu

Bồn chứa cơ động dưới nước

- Vật liệu PVC có độ bền cơ học cao, linh hoạt trong sử dụng ứng phó sự cố tràn dầu Dễ dàng gấp gọn, vận chuyển

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 36

STT Tên hàng hóa ĐVT SL

Phao quây thấm dầu nano

- Vật liệu: Polypropylen sản xuất theo công nghệ nano

- Đường kính 20cm x dài 6m Chiếc 40

- Vật liệu: Polypropylene sản xuất theo công nghệ nano

- Khả năng thấm hút: 1,45L/tấm

- Khổ rộng: 1.5m Dầy 5mm Dài 75m

Trang bị bảo hộ ứng phó sự cố tràn dầu

- Bao gồm: quần áo chống nhiễm dầu, kính, khẩu trang, găng tay, ủng bảo hộ

Vợt lưới, dùng để thu hồi vật tư thấm hút dầu trên mặt nước Chiếc 2

10 Túi đựng chất thải nguy hại

Trạm ứng phó dạng container 40ft

- Bên ngoài sơn nhận diện ứng phó sự cố tràn dầu

Chất thấm và phân hủy sinh học dầu

- Thấm dầu và đồng thời phân hủy sinh học dầu

- Hấp thụ nhanh các hợp chất hydrocarbon ở mọi dạng nguyên, nhũ tương từng phần hay bị phân tán

- Khả năng thấm hút: 20-40L/bao

Các giải pháp cơ bản:

- Thường xuyên nắm bắt các chỉ đạo của các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống và ứng cứu dầu tràn, đồng thời điều chỉnh các cấp độ tràn dầu: Cấp cơ sở, cấp khu vực và cấp quốc gia phù hợp với Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021

- Trong quá trình hoạt động, Công ty xây dựng đội ngũ nhân sự và các trang thiết bị cần thiết cho việc ứng cứu dầu tràn như: Phao quây gom dầu, hệ thống bơm hút dầu, tấm hút dầu…

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 37

- Thiết lập mối quan hệ với các đơn vị có khả năng tham gia ứng cứu và các cơ quan chức năng nhằm huy động tối đa nguồn lực và sự linh động trong công tác ứng phó sự cố

- Lập kế hoach ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí trang thiết bị, nhân lực cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu

- Sử dụng phao quây để ngăn dầu trên mặt nước

- Sử dụng các thiết bị thu hồi dầu trên mặt biển

- Tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm (nếu có) Đồng thời báo động cho các phương tiện thủy trong khu vực lân cận rời xa khu vực sự cố bằng còi tàu, hệ thống loa thông báo Nghiêm cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị dụng cụ phát sinh tia lửa gây cháy

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

Nguồn phát sinh nước thải của Dự án được thể hiện ở Bảng 4.1

Bảng 4- 1 Nguồn phát sinh nước thải tại Dự án

STT Nguồn phát sinh Vị trí Tọa độ

Nước thải sinh hoạt từ bể tự hoại 03 ngăn của nhà vệ sinh khu vực Văn phòng tạm

Nước thải sinh hoạt từ bể tự hoại 03 ngăn của nhà vệ sinh khu vực Ban chỉ huy nhà thầu

II Nước mưa từ bãi chứa phế liệu nhập khẩu

1 Nguồn số 3 Nước mưa chảy tràn qua bãi chứa phế liệu nhập khẩu

Hình 4- 1 Vị trí các nguồn thải NTSH tại Dự án

Nguồn số 2 - NTSH Nguồn số 1 -

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 59

Hình 4- 2 Vị trí nguồn thải Nước mưa bề mặt bãi chứa phế liệu tại Dự án

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Nguồn xả nước thải hiện nay phát sinh từ hệ thống xử lý nước mưa bề mặt bãi chứa phế liệu Nước mưa chảy tràn 30 phút đầu qua khu vực này được dẫn về hệ thống xử lý nước mưa công suất 100 m 3 /h, hệ thống xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B), với hệ số Kq=1,3; Kf =1,1 trước khi xả thải ra môi trường Với lưu lượng xả nước thải tối đa là: 15 m 3 /h

Chủ dự án đề nghị cấp phép cho 01 dòng nước thải là nước thải từ hệ thống xử lý nước mưa 30 phút đầu của bãi chứa phế liệu nhập khẩu sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B), với hệ số Kq=1,3; Kf =1,1 trước khi thoát ra kênh thoát nước chung, sau đó thoát ra biển ven bờ vịnh Dung Quất

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Nước xả thải của dự án là nước sau xử lý từ hệ thống xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu nhập khẩu của dự án, công suất 100 m 3 /h Nước sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp với hệ số Kq=1,3; Kf =1,1

Các chất ô nhiễm chính của nước sau xử lý và giá trị giới hạn theo QCVN 40:2011/BTNMT như sau:

Nguồn số 3 – Nước mưa bãi chứa phế liệu

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 60

Bảng 4- 2 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm

STT Thông số Đơn vị QCVN 40:2011/BTNMT

4 Chất rắn lơ lửng mg/l 143

7 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 14,3

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí xả nước thải: Tại Kênh thoát nước chung trong khu vực thuộc thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Tọa độ xả nước thải: X = 1703251, Y = 585787(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108 0 , múi chiếu 3 0 )

- Chế độ xả nước thải: Gián đoạn (30 phút đầu - khi trời có mưa)

- Phương thức xả thải: Tự chảy

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Kênh thoát nước chung trong khu vực, sau đó thoát ra biển ven bờ vịnh Dung Quất

Hình 4- 3 Vị trí xả nước thải

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 61

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chủ yếu từ các thiết bị cẩu, phễu đang hoạt động làm hàng phục vụ xuất, nhập hàng Tổng hợp các nguồn phát sinh như sau:

Bảng 4- 3 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung tại Dự án

STT Nguồn phát sinh Vị trí phát sinh Công đoạn trong dây chuyển sản xuất chính

Khu vực cẩu chân đế tại Tuyến bến số 6

Bốc xếp hàng tổng hợp, hàng rời, hàng Container phục vụ xuất, nhập hàng

Khu vực phễu làm hàng tại Bãi hàng thuộc Bến số 6

Làm hàng để phục vụ lưu chứa tại bãi hàng

Máy bơm ly tâm khu vực xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu

Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu

4.2.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

- Theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn:

Bảng 4- 4 Giá trị giới hạn cho phép đối với tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT

STT Khu vực Từ 6 giờ đến

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA) Ghi chú

1 Khu vực thông thường 70 55 Xung quanh khu vực Cảng

- Theo QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung: Bảng 4- 5 Giá trị giới hạn cho phép đối với độ rung theo QCVN 27:2010/BTNMT

STT Khu vực Từ 6 giờ đến

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA) Ghi chú

1 Khu vực thông thường 70 60 Xung quanh khu vực Cảng

Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 62

Bảng 4- 6 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại Dự án

STT Nguồn phát sinh Vị trí

1 Nguồn số 1 Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên

2 Nguồn số 2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường

3 Nguồn số 3 Chất thải nguy hại

4.4.2 Chủng loại, khối lượng phát sinh

- Nguồn số 1: Khoảng 130 kg/ngày

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của khoảng 260 nhân viên làm việc tại dự án Thành phần chủ yếu là đồ hộp, bao bì đựng đồ ăn, giấy, nhựa, thủy tinh và các loại có hàm lượng hữu cơ cao có khả năng phân hủy sinh học như vỏ trái cây, phần loại bỏ của thực phẩm…

- Nguồn số 2: Khoảng 300 kg/tháng

Chất thải rắn công nghiệp thông thường của Bến cảng gồm các thành phần phát sinh từ quá trình hoạt động như: một số loại dây thừng, gỗ dán, giấy, bìa cứng, Tạp chất đi kèm theo phế liệu sắt, thép nhập khẩu (bao gồm đất, cát và các tạp chất khác) được thu gom lưu giữ tại kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích khoảng 30 m 2 Toàn bộ chất thải này định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định

- Nguồn số 3: Khoảng 50 kg/tháng

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của Bến cảng chủ yếu là: Giẻ lau nhiễm dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, pin, được liệt kê dưới đây

Bảng 4- 7 Loại chất thải nguy hại và khối lượng phát sinh

Tên chất thải theo Thông tư 02/2022/TT-

Tính chất nguy hại chính

Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Hộp chứa mực in (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực) Đ, ĐS Rắn KS 10

Hộp mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất mực như mực in văn phòng, sách báo)

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải Đ, ĐS Rắn NH 20

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 63

Tên chất thải theo Thông tư 02/2022/TT-

Tính chất nguy hại chính

Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện (khác với các loại nêu tại mã 16 01

06, 16 01 07, 16 01 12) có các linh kiện điện tử

(trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng NH) Đ, ĐS Rắn NH 50

Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Đ, ĐS, C Lỏng NH 200

Bao bì nhựa cứng thải

(đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Đ, ĐS Rắn KS 60

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại Đ, ĐS Rắn KS 200

19 06 05 Pin, ắc quy thải Đ, ĐS Rắn NH 50

4.4.3 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

4.4.3.1 Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

+ Thùng chứa rác thải sinh hoạt có dung tích 120 lít đặt tại nơi phát sinh chất thải và thùng chứa loại 240 lít và 660 lít đặt tại kho lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt Hàng ngày, đội vệ sinh thực hiện thu gom chất thải và đưa về kho lưu chứa, hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển và xử lý định kỳ

+ Kho chứa chất thải rắn có diện tích 30m 2 , kích thước: L x B = 7,5m x 4m

+ Thiết kế, cấu tạo: Mặt sàn bằng bê tông cốt thép, tường và vách ngăn bằng gạch xây trát vữa xi măng, có lắp đặt biển khu vực lưu chứa chất thải rắn; nền có rãnh và hố thu gom nước

4.4.3.2 Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

+ Thu gom, phân loại vào các thùng chứa được đặt tại các vị trí thích hợp trong dự

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 64 án Hàng ngày tập kết về kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường

+ Kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích 30m 2 , kích thước:

+ Thiết kế, cấu tạo: Mặt sàn bằng bê tông cốt thép, tường và vách ngăn bằng gạch xây trát vữa xi măng, có lắp đặt biển khu vực lưu chứa chất thải rắn, nền có bố trí rãnh và hố gom nước

4.4.3.3 Công trình lưu giữ chất thải nguy hại

- Tùy theo từng loại chất thải nguy hại, Công ty bố trí thùng chứa đặt tại các vị trí thích hợp để thu gom riêng ngay từ khi phát sinh

- Hàng ngày bố trí công nhân thu gom về kho chứa chất thải nguy hại để lưu trữ chờ thu gom Kho lưu trữ chất thải nguy hại có diện tích 60m 2 , kích thước: L x B = 7,5m x 8m

- Thiết kế, cấu tạo: Mặt sàn bằng bê tông cốt thép, tường và vách ngăn bằng gạch xây trát vữa xi măng, có lắp đặt biển khu vực lưu chứa chất thải nguy hại, có rãnh và hố thu dung dịch chất thải nguy hại tràn đổ, nền có độ dốc 5% để dung dịch tràn đổ chảy vào rãnh và hố thu, có gờ chống chảy tràn

+ Thùng chứa riêng đối với từng loại chất thải nguy hại, có biển chỉ dẫn trên mỗi thùng

+ Kho lưu giữ chất thải nguy hại còn được trang bị các vật liệu hấp thụ (cát khô) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng

4.4.3.4 Công trình lưu giữ chất thải rắn tái chế

- Thu gom, phân loại vào các thùng chứa được đặt tại các vị trí thích hợp trong dự án Hàng ngày tập kết về kho chứa chất thải rắn tái chế

- Kho chứa chất thải rắn tái chế có diện tích 30m 2 , kích thước: L x B = 7,5m x 4m

+ Thiết kế, cấu tạo: Mặt sàn bằng bê tông cốt thép, tường và vách ngăn bằng gạch xây trát vữa xi măng, có lắp đặt biển báo khu vực lưu chứa chất thải tái chế

4.4.3.5 Thông số kỹ thuật Khu tập kết chất thải

- Tổng diện tích Khu tập kết: 150m 2

- Nền bằng bê tông cốt thép chịu lực, không thẩm thấu: đảm bảo chịu tải tối thiểu

05 tấn/m 2 cho phương tiện, thiết bị, chất thải tải lên trên nền

- Độ nghiêng nền so với phương ngang mặt đất 10-20 (phía cửa thấp hơn) để nước mưa không chảy tràn từ ngoài vào

- Tường gạch xung quanh cao 02 m, phía trên giáp với mái bắn tôn kín

- Kết cấu khung nhà kho bằng thép chịu lực chống gió bão

- Mái tôn che kín nắng mưa (có tôn che kín luôn xung quanh từ tường gạnh đến mái)

- Ngăn chứa chất thải được lắp biển báo phân loại

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 65

- Phía trong mỗi ngăn kho thiết kế riêng rãnh thu (rộng 15 cm, sâu 15 cm) dẫn về hố thu (kích thước 40x40x40 cm) để thu nước rỉ rác hoặc chất thải lỏng tràn đổ

- Trước cửa mỗi ngăn có bờ chống tràn chất thải bằng bê tông cao 05 cm

- Các ngăn kho được ngăn cách bởi tường gạch cao 02 m, cửa ra vào bằng kết cấu thép bắn tôn có thể đóng mở và đủ rộng để xe tải lùi thùng vào

- Mỗi ngăn kho bố trí thiết bị thông gió, cửa lấy gió, lấy ánh sáng, đèn chiếu sáng

- Thiết bị, họng nước phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh để phòng ngừa sự cố cháy nổ

- Xung quanh kho có hệ thống thu nước mưa chảy tràn

Hình 4- 4 Bản vẽ mặt bằng và mặt đứng Kho lưu giữ chất thải

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 66

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

- Hạng mục công trình: Hệ thống xử lý nước mưa 30 phút đầu công suất 100 m 3 /h

- Thời gian vận hành thử nghiệm: Tháng 7/2023 đến Tháng 11/2023

- Công suất dự kiến: 100% (theo lưu lượng nước mưa tính toán chảy qua bãi chứa phế liệu nhập khẩu)

5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải

- Việc quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Cụ thể như sau:

+ Vị trí quan trắc: Hệ thống xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu 30 phút đầu công suất 100 m 3 /h

• 15 ngày/lần trong 75 ngày đầu của giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả

• 01 ngày/lần trong 07 ngày liên tiếp kế tiếp của giai đoạn vận hành ổn định + Thông số quan trắc: Theo Giấy phép môi trường

- Tổ chức thực hiện quan trắc: Công ty CP Tư vấn Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường Miền Trung (CTE), chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường: số hiệu VIMCERTS 299 (cấp lần 01) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp theo Quyết định số 766/QĐ-BTNMT ngày 18/4/2022.

Chương trình quan trắc chất thải định kỳ và tự động, liên tục theo quy định pháp luât

5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

- Hệ thống xử lý nước mưa bãi chứa phế liệu nhập khẩu của dự án có công suất

- Căn cứ khoản 2 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ

5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 và khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 67

CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất thải.

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Căn cứ khoản 2 Điều 97 và khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải, bụi, khí thải Do đó, báo cáo không tính toán kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Hòa Phát 68

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN