Trang 1 --- HỨA ĐỨC MẠNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG DƯA LÊ HP6 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ K
Tính cấp thiết của đề tài
Dưa lê có tên khoa học (Cucumis melon L.) thuộc họ bầu bí là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, được trồng nhiều vụ trong năm với năng suất, giá trị kinh tế đem lại khá cao Nguồn gốc ban đầu của dưa lê từ châu Phi, rồi được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập đến ngày nay dưa lê được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (Vũ Văn Liết và Hoàng Đăng Dũng, 2012)
Quả dưa lê khi sử dụng có hương vị thơm ngon, giàu hàm lượng chất dinh dưỡng như là: Vitamin A, B6, C, kali, các chất khoáng và là nguồn cung cấp dồi dào của các chất xơ, folate, niacin, acid pantothenic và acid thiamine Hàm lượng dinh dưỡng trong dưa lê không tự nhiên mà có mà phụ thuộc phần nhiều vào giống cũng như kỹ thuật canh tác tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2019) Ngoài giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người ra dưa lê còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu với giá trị kinh tế cao và còn là nguồn nguyên liệu quan trọng không thể thiếu để cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến ngày nay Ở nước ta tính đến thời điểm hiện tại dưa lê đã được trồng tương đối phổ biến song diện tích trồng dưa lê chưa lớn, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó đem lại Vấn đề sản xuất dưa lê hiện nay ở nước ta gặp phải nhiều bài toán đặc biệt là dưa lê được trồng theo quy mô diện tích sản xuất nhỏ, sản xuất hộ gia đình, mang tính tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác tiến bộ khoa học áp dụng vào thực tiễn chưa cao, lạm dụng nhiều vào phân bón hoá học
Trong thực tế ngày nay người dân sản xuất nông nghiệp thường xuyên sử dụng phân vô cơ bón cho rau do những đặc điểm như là gọn, nhẹ dễ trong quá trình vận chuyển, hàm lượng dinh dưỡng cao, tác động quá trình sinh trưởng của cây trồng nhanh (Thy và Buntha, 2005) Tuy nhiên, người sản xuất lạm dụng quá nhiều việc bón phân vô cơ dẫn đến độ phì nhiêu của đất ngày nay giảm, chua, giảm các vi sinh vật có lợi trong đất làm cây trồng dễ bị sâu
2 bệnh hại tấn công (Chen và cs, 2006) Nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp cũng như chất lượng nông sản là một bài toán đối với chúng ta do sử dụng giữa phân vô cơ và phân hữu cơ mất cân đối, không muốn nói đến là lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ vào sản xuất
Hiện nay phân hữu cơ vi sinh rất được ưu chuộng, tuy tác dụng chậm hơn so với phân hoá học nhưng lại bảo vệ nguồn đất về lâu về dài, giúp tăng kết cấu đất, không để lại dư lượng trong nông sản an toàn cho sức khoẻ con người Sử dụng phân hữu cơ vi sinh tác động làm mới môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi trong đất, từ đó cung cấp thêm nhiều vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, góp phần tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh vật sẽ là tác nhân phân giải những chất mà cây trồng khó mà hấp thu sang dạng dễ hấp thu đẩy nhanh quá trình sinh trưởng cũng như sức sống cây trồng Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy khi thay thế 50% phân đạm vô cơ bằng chế phẩm phân sinh học Wegh hay phân hữu cơ vi sinh Vườn Sinh Thái cho năng suất, chất lượng quả dưa leo tương đương với bón 100% phân đạm vô cơ (Trần Thị Lệ và cs, 2009), cây ngô sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn ở mức thay thế phân vô cơ bằng phân hữu cơ so với chỉ bón phân vô cơ (Ibeawuchi và cs, 2007), cây lúa cũng cho năng suất cao hơn khi bón phân gia cầm thay thế 50% phân vô cơ so với bón 100% phân vô cơ (Kyimoe và cs., 2019)
Từ sử dụng phân bón vô cơ sang sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa, tầm nhìn rất lớn trong công cuộc giảm tác hại của các hoá chất lên mặt hàng nông sản do việc lạm dụng hoá chất quá nhiều như phân bón hoá học, các loại thuốc trừ sâu trừ bệnh hại, từ đó góp phần tăng cường bảo vệ môi trường, định hướng được nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tốt cho nông sản nói chung và dưa lê nói riêng Từ những ý nghĩa to lớn mà phân hữu cơ vi sinh đem lại vì vậy tôi tiến
3 hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên c ứ u ả nh h ưở ng c ủ a phân h ữ u c ơ vi sinh đế n sinh tr ưở ng, n ă ng su ấ t và ch ấ t l ượ ng gi ố ng d ư a lê HP6 t ạ i tr ườ ng Đạ i h ọ c Nông Lâm Thái Nguyên”.
Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Mục tiêu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống dưa HP6 trồng trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao.
Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ vi sinh tới khả năng sinh trưởng của giống dưa lê HP6 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá được ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống dưa lê HP6 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá được ảnh hưởng loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất, chất lượng của giống dưa lê HP6 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Thấy được mối liên hệ giữa phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa lê HP6 trong từng giai đoạn phát triển
- Kết quả nghiên cứu của chuyên đề là cơ sở khoa học góp phần xây dựng phương pháp loại phân bón lót theo hướng an toàn và hiệu quả, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng cho cây dưa lê.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài bước đầu xác định được phân bón phù hợp với giống dưa HP6 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin có ích cho nông dân trong sản xuất dưa lê, góp phần quản lý dưa trong nhà lưới, nhà kính có hiệu quả, vừa nâng cao được năng suất cây trồng, giảm chi phí, tăng thêm lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Giống dưa lê HP6 công nhận giống năm 2020 Hạt giống dưa lê HP6 sản xuất từ Viện nghiên cứu rau quả
- Đặc điểm giống dưa lê HP6:
+ Có khả năng chống nấm mốc vì vậy có thể giảm chi phí kiểm soát bệnh phấn trắng và thuận lợi cho việc trồng trọt liên tục
+ Rất dễ trồng, chín sớm, khả năng đậu quả tuyệt vời, tỷ lệ đạt quả cao + Quả có kích thước trung bình, ra hoa và đậu quả tốt, năng suất cao + Quả có hình bầu dục ngắn và da màu vàng đỏ
+ Sọc hẹp và rõ nét, thịt có màu trắng
+ Chất lượng thịt tốt, hàm lượng đường lên đến 14 – 17 độ Brix, thịt giòn và thơm
+ Thời gian thu hoạch: 70 ngày sau khi trồng
+ Mùa trồng: Trồng được 2 vụ trong năm Xuân Hè và Thu Đông
* Vật liệu: Phân hữu cơ vi sinh
+ Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC 15: Do công ty phân bón Sông Gianh sản xuất Có hàm lượng một số thành phần chính như sau: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; Acid Humic: 2,5%
+ Phân hữu cơ vi sinh DH: Tên tổ chức cá nhân đăng ký: Công ty cổ phần thương mại và chế biến nông lâm sản Quyết Thắng Phân DH có hàm lượng thành phần dinh dưỡng chính sau: Chất hữu cơ: 33%; tỷ lệ C/N: 12; pHH2O: 8; độ ẩm: 30%
+ Phân hữu cơ vi sinh trùn quế cao cấp Sfarm Pb01: Do công ty TNHH SX-TM-DV Đặng Gia Trang sản xuất và phân phối Hàm lượng một số thành
19 phần chính sau: 100% phân trùn quế nguyên chất: giàu hàm lượng chất hữu cơ, chất mùn, chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng, hệ vi sinh vật kháng bệnh và cố định đạm; độ pH trung tính; độ ẩm 65%
+ Phân hữu cơ vi sinh SUMO: Phân bón Nhập khẩu từ Nhật Bản, được đăng ký bởi công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ đầu tư Đông Hải Có hàm lượng thành phần dinh dưỡng chính sau: Chất hữu cơ: 65%; độ ẩm 20%; tỷ lệ C/N: 10; pHH2O: 6;.
Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu đề tài: Thí nghiệm được bố trí trong nhà màng công nghệ cao khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành: thí nghiệm được bố trí thực hiện 2 vụ:
+ Vụ Xuân Hè (từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022)
+ Vụ Thu Đông (từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022)
Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới sinh trưởng của dưa lê HP6
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới khả năng chống chịu sâu bệnh hại trên dưa lê HP6
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê HP6
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng dưa lê HP6
Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 4 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại
- Diện tích ô thí nghiệm: 9 m 2 (1,5 m x 6 m) Dưa lê được trồng trong nhà màng công nghệ cao có hệ thống tưới nhỏ giọt, hàng kép 2 bên trên luống, 90 cây trên ô, mặt luống được phủ nilon, khoảng cách cây cách cây 0,5 m
Các chế độ chăm sóc như phun thuốc, tưới nước, bón phân thúc ở tất cả các ô thí nghiệm đều giống nhau
Công thức 1 (đ/c): 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC 15 + 100 kg N + 60 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha
Công thức 2: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh DH + 100 kg N + 60 kg P2O5 +
Công thức 3: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh trùn quế cao cấp Sfarm Pb01+
Công thức 4: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh SUMO + 100 kg N + 60 kg
Trong quá trình chăm sóc nghiên cứu thí nghiệm có sử dụng bổ sung các loại phân bón hoà tan qua hệ thống tưới nhỏ giọt như các chế phẩm phân bón Ca(NO3)2, KNO3, K2SO4, MPK, MgNO3, MgSO4; các vi lượng hỗn hợp, vi lượng sắt FE-EDTA-13
Quy trình hoạt động hệ thống tưới tiên tiến:
Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới tập trung vào vùng rễ của cây trồng Phương pháp này ưu việt hơn so với nhiều hệ thống tưới khác khi vừa có kết hợp hình thức tưới tiết kiệm và bón phân qua hệ thống tưới Điều này giúp tối ưu hoá chi phí, giảm lãng phí phân bón, không bị rửa trôi hay tưới xả tràn sau khi bón phân Đầu tiên hệ thống tưới đảm bảo vận hành ổn định, tiên tiến
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại phân bón hoà tan cần sử dụng
Bước 2: Bơm đủ 150 lít nước sạch vào thùng đựng để tiến hành cho phân bón hoà tan cần sử dụng vào thùng
Bước 3: Tiến hành đong đếm phân bón hoà tan từ dung dịch mẹ theo tỉ lệ chọn sẵn vào thùng nước sạch, sau đó khuấy đều sao cho hoà tan hết không còn vón cục lẫn tạp khác
Bước 4: Sau khi pha trộn xong tiến hành bật máy hệ thống nhỏ giọt bơm dung dịch phân bón đã pha trộn vào hệ thống bơm ổn định với tần suất trung bình 4 lần/ngày mỗi lần bơm 3 phút (tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng nhiệt độ cao bơm bổ sung số lần thêm nước cung cấp cho cây) Dòng nước đã chạy đến vị trí xa nhất trong đường ống và đạt đến áp suất yêu cầu
Bước 5: Kiểm tra phải bảo đảm thời gian châm phân phải đủ để dung dịch phân bón đến được vị trí cây trồng xa nhất trên diện tích tưới
Sau khi tưới phân xong để giảm nguy cơ phân bón còn tồn trong hệ thống tưới gây lắng cặn, dễ tắc nghẽn hệ thống tưới, ta tiến hành bơm nước trong vòng 2 phút để làm sạch hệ thống nhỏ giọt
Dải bảo vệ CT2 CT1 CT3
Bước 1: Xử lý hạt giống, gieo hạt
Ngâm hạt giống ở nhiệt độ 54⁰C (3 sôi + 2 lạnh) trong 5 tiếng Ủ trong giấy ẩm khoảng 5 tiếng
Chuẩn bị giá thể gieo hạt: Đất sạch + xơ dừa
Bước 2: Trồng và chăm sóc
Khi cây con ra 2 lá thật sẽ đem trồng Giai đoạn này cây con cần thời gian thích nghi với môi trường mới do đó không tác động mạnh và thường xuyên thúc ép dinh dưỡng
Sau trồng 10 ngày bắt đầu treo dây cố định cây để phát triển theo chiều thẳng đứng
Cắt tỉa: Khi cây phát triển được 4 đến 5 lá thật ta tiến hành bước đó là bấm bỏ ngọn, sau đó tỉa giữ lại 2 nhánh phát triển khoả mạnh nhất trên cây Sau khoảng 7 – 10 ngày tiến hành quấn nhánh cho leo theo dây theo hình chữ
V Trong quá trình chăm sóc thực hiện tỉa các lá gốc hoặc lá vàng úa để thông thoáng gốc tránh sâu, bệnh hại phát triển
Sau khi thụ phấn thành công sẽ tiến hành định quả chọn lựa quả to đẹp hình thái mẫu mã mỗi cây chỉ giữ lại từ 2 đến 3 quả và treo quả để cố định và giảm sức nặng của quả lên cây
Sau khi cây đạt 27-30 lá tiến hành bấm ngọn, tập trung dinh dưỡng nuôi quả
Trước khi thu hoạch ngừng cấp nước và dinh dưỡng 1 tuần
2.4.3 Các ch ỉ tiêu theo dõi
* Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của dưa lê HP6
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tiến hành theo dõi toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm
- Thời gian từ khi gieo đến nảy mầm: Tính ngày 50% số cây/ô xuất hiện 2 lá mầm trong khay gieo
- Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa cái: Giai đoạn này tính từ ngày gieo hạt đến khi có 50% số cây ra hoa cái
- Thời gian từ khi gieo đến thu quả lần 1: Giai đoạn này tính thời gian khi có 50% số cây cho thu quả lần đầu
- Thời gian từ khi gieo đến kết thúc thu hoạch quả: Là thời gian tính đến ngày kết thúc thu quả lần cuối
+ Khả năng sinh trưởng thân, nhánh: Trong tổng số cây trên ô thí nghiệm, định mẫu 15 cây ở mỗi công thức để tiến hành theo dõi
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng nhánh cấp 1, với cường độ 7 ngày 1 lần đo Bắt đầu đo từ 7 ngày sau trồng Mỗi lần nhắc lại đo
5 cây (tính giá trị trung bình)
- Số lá trên cây (lá/cây): Đếm số lá thật đầu tiên đến lá thật xuất hiện trên thân chính ở thời điểm điều tra, đo đếm 7 ngày/1 lần
- Đường kính thân (cm): Đo cách mặt đất 5 cm đo theo thời gian đo đếm sinh trưởng thân lá
* Các ch ỉ tiêu n ă ng su ấ t và y ế u t ố c ấ u thành n ă ng su ấ t
- Số hoa cái/cây (hoa): Thực hiện đếm tổng số hoa cái/cây trong giai đoạn ra hoa rộ trong 1 tuần
- Số quả đậu/cây (quả): Đếm tổng số quả đậu/cây sau khi hoa rộ 7 đến
- Tỷ lệ đậu quả (%): Số quả đậu/Tổng số hoa cái × 100
- Kích thước quả (cm): Đo trực tiếp kích thước về chiều dài, đường kính và độ dày thịt quả Mỗi công thức lấy 9 quả chín từ 3 lần nhắc lại Tổng là 36 quả cho 4 công thức (Sử dụng thước kẹp để đo)
Chiều dài quả (cm): Đo từ vị trí cuống quả tới đỉnh quả bổ dọc, tính giá trị trung bình cho 1 quả
Đường kính quả (cm): Đo bằng thước panme ở điểm giữa của quả, tính giá trị trung bình cho 1 quả
Độ dày thịt quả (cm): Bổ đôi quả theo chiều dọc từ cuống đến đỉnh quả, tiến hành đo độ dày quả tại vị trí lớn nhất (giữa quả)
Tỷ lệ thịt quả (%): Quả được bổ dọc tách riêng phần ruột có chứa hạt để lại phần thịt quả, cân riêng khối lượng phần thịt quả, tỷ lệ so với khối lượng quả
Tỷ lệ thịt quả (%) = Khối lượng thịt quả/Khối lượng quả × 100
- Khối lượng trung bình quả (tạ): Cân tổng số quả thu trên 5 cây mẫu, tính trung bình
- Năng suất lý thuyết (tạ/1000m 2 ) = Số quả/cây × khối lượng trung bình quả × mật độ trồng (25.000cây/ha)
- Năng suất thực thu (tạ/1000m 2 ): tổng khối lượng quả thực thu/ô thí nghiệm, sau đó quy ra tấn/ha
* Các ch ỉ tiêu v ề ch ấ t l ượ ng
+ Độ Brix (%): Lấy mẫu 9 quả chín từ 3 nhắc lại, bổ theo chiều dọc quả lấy phần thịt quả tiến hành xay nhỏ, lấy dịch tạo ra từ mẫu vắt và xác định độ Brix bằng máy đo Brix kế
+ Hàm lượng vitamin C (mg/100 gam chất tươi): Lấy mẫu 9 quả chín từ 3 nhắc lại sau khi thu hoạch 3-5 ngày, phân tích hàm lượng vitamin C trong thịt quả theo phương pháp Tilman
+ Hàm lượng đường tổng số (% chất tươi): Phân tích sau 3-5 ngày, theo phương pháp Bertrand
+ Hàm lượng Nitrattrong quả: Sử dụng máy đo hàm lượng nitrat cầm tay đo 3 quả/công thức/nhắc lại sau khi quả chín được thu hoạch
Tình hình bệnh hại được đánh giá bằng mức độ nhiễm bệnh và một số bệnh phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
- Phương pháp điều tra: Theo dõi cả ô thí nghiệm Đếm tất cả số cây bị bệnh sau đó tính tỷ lệ hại Điều tra định kỳ 7 ngày/lần
* Thành ph ầ n và m ứ c độ ph ổ bi ế n sâu h ạ i
Tần suất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài × 100
Tỷ lệ cây bệnh (%) = Số cây bị bệnh ×100 Tổng số cây điều tra
- Nhóm bệnh hại lá: Bệnh phấn trắng (Eryshiphe sp.)
Cấp 0: Cây không bị bệnh
Cấp 1: Có 1 đến