1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ (fallopia multiflora (thunb ) haraldson) tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

111 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Tác giả Hoàng Đình Hiếu
Người hướng dẫn TS. Trần Trung Kiên
Trường học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Cây trồng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

64 Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng Trang 9 TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Hoàng Đình Hiếu Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một

Trang 1

HOÀNG ĐÌNH HIẾU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN SINH TRƯỞNG

CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (FALLOPIA MULTIFLORA (THUNB.)

HARALDSON) TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Trung Kiên

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp

đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Hoàng Đình Hiếu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và cá nhân Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Trần Trung Kiên người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xin cảm ơn sự giúp đỡ của ban Giám đốc và các cá nhân là thành viên hợp tác xã Lũng Lô, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Trấn, tỉnh Yên Bái Xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn này

Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Hoàng Đình Hiếu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LỆU 6

1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu, sử dụng cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới 6

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về cây Hà thủ ô đỏ 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và ở Việt Nam 10

1.1.3 Tình hình sản xuất cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam 34

1.2 Tình hình phát triển cây dược liệu tại tỉnh Yên Bái 35

1.3 Một số kết luận rút ra từ tổng quan 38

Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1 Vật liệu nghiên cứu 40

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1 Nội dung nghiên cứu 43

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 43

Chương 3:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54

3.1 Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến khả năng sinh trưởng phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại Văn Chấn, Yên Bái 54

Trang 5

3.1.1 Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến động thái, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây Hà thủ ô đỏ tại Văn Chấn, Yên Bái 54 3.1.2 Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến động thái, tốc độ tăng trưởng số lá trên cây Hà thủ ô đỏ tại Văn Chấn, Yên Bái 57 3.1.3 Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp 1 trên cây Hà thủ ô đỏ 60 3.1.4 Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến kích

cỡ củ Hà thủ ô đỏ sau 1 năm trồng 63 3.1.5 Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của Hà thủ ô đỏ 64 3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại Văn Chấn, Yên Bái 65 3.2.1 Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính cây Hà thủ ô đỏ tại Văn Chấn, Yên Bái 65 3.2.2 Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái, tốc độ tăng trưởng số

lá trên cây Hà thủ ô đỏ tại Văn Chấn, Yên Bái 68 3.2.3 Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái, tốc độ tăng trưởng

số nhánh cấp 1 trên cây Hà thủ ô đỏ 71 3.2.4 Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến kích cỡ củ Hà thủ ô đỏ sau 1 năm trồng 74 3.2.5 Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng chống chịu sâu bệnh của Hà thủ ô đỏ 75 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CHLB : Cộng hòa liên bang

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng

đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính cây Hà thủ ô

đỏ 55 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng

đến tốc độ tăng trưởng số lá trên cây Hà thủ ô đỏ 58 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng

đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp 1 trên cây Hà thủ ô

đỏ 61 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng

đến kích cỡ củ Hà thủ ô đỏ sau 1 năm trồng 63 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng

đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh cây Hà thủ ô đỏ 65 Bảng 3.6: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng

chiều dài thân chính cây Hà thủ ô đỏ 66

Bảng 3.7: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến tốc độ tăng trưởng số lá

trên cây Hà thủ ô đỏ 69 Bảng 3.8: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng

số nhánh cấp 1 trên cây Hà thủ ô đỏ 72 Bảng 3.9: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến kích cỡ củ Hà thủ ô đỏ

sau 1 năm trồng 74 Bảng 3.10: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh

của cây Hà thủ ô đỏ 76

Trang 8

nhánh cấp 1 trên cây Hà thủ ô đỏ 62 Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của phương thức giàn leo và phân bón lá vi lượng đến

kích cỡ củ Hà thủ ô đỏ sau 2 năm trồng 64 Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng

chiều dài thân chính cây Hà thủ ô đỏ 68 Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng số

lá trên cây Hà thủ ô đỏ 71 Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng số

nhánh cấp 1 trên cây Hà thủ ô đỏ 74 Biểu đồ 3.8: Ảnh hưởng phân bón hữu cơ vi sinh đến kích cỡ củ Hà thủ ô đỏ

sau 2 năm trồng 75

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Hoàng Đình Hiếu

Tên luận văn: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.)

Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng; Mã số: 8.62.01.10

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu: Xác định được phương thức làm giàn leo và phân bón

lá vi lượng thích hợp đến sinh trưởng và phát triển của cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Xác định được phân bón hữu cơ vi sinh thích hợp đến sinh trưởng và phát triển của cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức làm giàn leo và phân bón lá vi lượng đến khả năng sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ

Trang 10

việc tạo giàn kiên cố cho cây như công thức 3 (G3V3 - Giàn bằng cột trụ bê tông hai đầu luống, giăng dây thép và bón phân vi lượng Nutrimix) Phương thức giàn bằng cột trụ bê tông hai đầu luống, giăng dây thép và bón phân vi lượng Nutrimix là cần thiết Phù hợp áp dụng trên diện tích lớn

2 Kết luận ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại Yên Bái

Các công thức phân hữu cơ vi sinh khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ Phân hữu cơ BIOCARE 2 (4.000 kg/ha/năm) cho chiều cao cây, số lá trên cây và số nhánh cấp 1 trên cây cao nhất, tại thời điểm 210 ngày sau khi trồng, chiều cao cây đạt 375,07 cm Công thức 6 (Phân hữu cơ BIOCARE 2 (4.000 kg/ha/năm)) cho tiềm năng, năng suất củ tốt đạt số lượng 4,73 củ/ cây, chiều dài củ 35,26 cm, đường kính củ 3,4 cm Cây Hà thủ

ô đỏ qua các công thức phân bón hữu cơ vi sinh có tốc độ tăng trưởng chiều cao từ 0,071 – 5,573 cm/ngày Giai đoạn 90 - 120 ngày sau trồng (tháng 1 – 2/2022), cây Hà thủ ô đỏ có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt cao nhất trong các giai đoạn (từ 5,147 – 5,573 cm/ngày), đạt thấp nhất là giai đoạn từ khi trồng đến sau trồng 30 ngày (từ 0,071 – 0,207 cm/ngày) Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây Hà thủ ô đỏ qua các công thức phân bón hữu cơ vi sinh tăng mạnh dần từ khi trồng đến sau trồng 120 ngày Công thức 6 (BIOCARE 2 - 4.000 kg/ha/năm) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Hà thủ ô đỏ qua các giai đoạn đạt cao nhất trong các công thức, từ 0,207 cm/ngày (30 ngày sau trồng) – 5,753 cm/ngày (120 ngày sau trồng) Công thức số 6 cho số lá trên cây đạt giá trị cao nhất, 166,60 lá (120 ngày sau trồng) Công thức 6 có tốc độ tăng trưởng

số lá trên cây Hà thủ ô đỏ qua các giai đoạn đạt cao nhất trong các công thức,

từ 0,113 lá/ngày (210 ngày sau trồng) - 2,027 cm/ngày (120 ngày sau trồng)

Số nhánh cấp 1 trên cây đạt cao nhất là 8,45 nhánh ở công thức 6 (210 ngày sau trồng)

Trang 11

THESIS ABSTRACT

Master of Science: Hoang Dinh Hieu

Thesis title: Research on the effects of some cultivation techniques on the growth of Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) in Van Chan district, Yen Bai province"

Major: Crop Science Code: 8.62.01.10

Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

Forestry - Thai Nguyen University

Research Objectives: Determining the method of making climbing trellises

and micronutrient foliar fertilizers suitable for the growth and development of red Polygonum multiflorum in Van Chan district, Yen Bai province Determining microbial-based compost suitable for the growth and development

of red Polygonum multiflorum in Van Chan district, Yen Bai Province

Method: The thesis uses the following research methods: Studying the effects

of trellis construction and micronutrient foliar fertilizer on the growth ability of red Polygonum multiflora Research on the effects of microbial organic fertilizers on the growth ability of red Polygonum multiflorum plants

Main findings and conclusions:

1 Conclusion of the influence of climbing trellis method and micronutrient foliar fertilizer on the growth ability of Red Polygonum multiflorum in Yen Bai Applying the climbing trellis method and micro-foliar fertilizer has a great impact on the growth and development of the Polygonum multiflora plant in terms of main stem length, number of leaves, number of primary branches, volume and number of tubers When applying the climbing trellis method, the trellis is made of A-shaped Sat tree and applied with micronutrients Arrow has the tree height, number of first-level branches, and number of leaves larger than the CT 2 trellis made of A-shaped stainless steel pipes and fertilized with

Trang 12

micronutrients amount of Borozin and CT 3 truss using concrete pillars at both ends of the bed, steel wire gloves and Nutrimix micronutrient fertilizer Applying the method of climbing trellises with A-shaped sycamore trees to develop well, raw materials are cheap and easy to find Besides that advantage, the disadvantage is that it is easily affected by the weather, causing breakage and falling, which greatly affects growth and development growth and productivity of plants At 240 days after planting, the number of branches and main stem length is stable, so creating a solid trellis for the tree is like formula

3 (G3V3 - Truss with concrete pillars at both ends of the bed, stringing steel wire and fertilizing Nutrimix micronutrients) The method of truss using concrete pillars at both ends of the bed, stringing steel wire and applying Nutrimix micronutrients is necessary Suitable for application on large areas

2 Conclusion of the influence of microbial organic fertilizer on the growth ability of Red Polygonum multiflorum in Yen Bai Different microbial organic fertilizer formulas affect the growth ability of red Polygonum multiflora plants BIOCARE 2 organic fertilizer (4,000 kg/ha/year) gives the highest tree height, number of leaves on tree and number of first-level branches on tree, at 210 days after planting, tree height reached 375.07 cm Formula 6 (BIOCARE 2 organic fertilizer (4,000 kg/ha/year)) has good potential and tuber yield reaching 4.73 tubers/plant, tuber length 35.26 cm, tuber diameter 3.4 cm Red Polygonum multiflorum plant through microbial organic fertilizer formulas has a height growth rate of 0.071 - 5.573 cm/day In the period of 90 - 120 days after planting (January - February 2022), Red Polygonum multiflorum has the highest height growth rate of all periods (from 5,147 - 5,573 cm/day), reaching the lowest height of period from planting to 30 days after planting (from 0.071

- 0.207 cm/day) The growth rate of plant height of Red Polygonum multiflorum through microbial organic fertilizer formulas increased gradually from planting to 120 days after planting Formula 6 (BIOCARE 2 - 4,000

Trang 13

kg/ha/year) has the highest height growth rate of Red Pothos plants through stages, from 0.207 cm/day (30 days after planting) - 5,753 cm/day (120 days after planting) Formula number 6 gives the highest value for the number of leaves on the tree, 166.60 leaves (120 days after planting) Formula 6 has the highest growth rate in the number of leaves on Red Polygonum multiflorum through stages, from 0.113 leaves/day (210 days after planting) - 2.027 cm/day (120 days after planting) The highest number of level 1 branches on the tree

is 8.45 branches in formula 6 (210 days after planting)

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Yên Bái là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nằm trong quy hoạch các vùng trồng dược liệu của Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030 Là địa phương có nguồn cây thuốc tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại Về chủng loại cây dược liệu tự nhiên hiện chỉ còn có một số loại đang được khai thác với số lượng ngày càng hạn chế như: Giảo cổ lam, Chè dây và một số loài khác (Hà thủ ô, Kim ngân hoa, Sa nhân tím, Thảo quả, Đỗ trọng, Sơn tra, Nhân trần và nhóm cây thuốc tắm của người Dao…) Hiện chưa có nghiên cứu và báo cáo cụ thể về quy mô, chủng loại và trữ lượng các loại cây dược liệu tự nhiên hiện có trên địa bàn tỉnh Yên Bái Do

có tính đặc thù về địa hình và điều kiện khí hậu đã góp phần tạo nên thế mạnh

để phát triển cây dược liệu Hiện nay, việc sử dụng dược liệu trong chăm sóc sức khoẻ (thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm) đã được hỗ trợ từ các nguồn chính sách, các hộ nông dân và doanh nghiệp đầu tư sản xuất Các loài cây dược liệu

có thế mạnh phát triển trên địa bàn tỉnh như: Atiso, Đinh lăng, Sơn tra, Chè dây, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ, Quế, Sa nhân tím, Gừng, Nghệ, Sả, Khôi tía Đây là một lợi thế lớn để định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị ngành hàng cây dược liệu Hơn nữa, cần xác định rõ phát triển kinh tế cây dược liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo đa dạng cân bằng sinh học, bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân

Phát triển cây dược liệu trên địa bàn gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch và một số chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh như: Kế hoạch

số 206/KH-UBND, ngày 08/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc

Trang 15

2025 đã nêu rõ mở rộng diện tích trồng cây dược liệu lên khoảng 10.300 ha, chủ yếu trồng dưới tán rừng tự nhiên

Hiện nay, có hai loại hà thủ ô phổ biến được biết đến đó là hà thủ ô đỏ và

hà thủ ô trắng Sự khác biệt giữa chúng không chỉ nằm ở màu sắc bên ngoài mà còn ở dược tính và đặc tính riêng biệt của từng loại cây

Hà thủ ô trắng là loại cây thường tự nảy mầm trong tự nhiên, tuy nhiên

do hàm lượng dinh dưỡng và dược tính thấp hơn so với hà thủ ô đỏ nên ít được lựa chọn trồng rộng rãi Củ của cây hà thủ ô trắng có màu xám tinh khiết bên ngoài và khi mở củ thì ruột bên trong có màu trắng ngà tạo nên sự hấp dẫn của loại cây này trong tự nhiên

Hà thủ ô đỏ, loại cây trồng phổ biến hơn được có dược tính cao hơn so với hà thủ ô trắng Cây này có một sự kết hợp độc đáo giữa các hương vị, bao gồm vị chát, ngọt, đắng và ôn Bên ngoài củ hà thủ ô đỏ mang màu nâu đen hấp dẫn trong khi bên trong lại rực rỡ với màu đỏ sẫm tươi sáng

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum (Thunb.)

Haraldson, là một cây thuộc họ rau răm Polygonaceae Ngoài tên Hà thủ ô thì người ta còn gọi bằng nhiều cái tên khác như: Thủ ô, Dạ giao đằng, Giao đằng,

Dạ hợp, Địa tinh, Khua lình (Thái), Măn đăng tua lình (Lào - Sầm Nưa), Mằn năng ón (Tày), Má ỏn, Xạ ú sí (Dao)…

Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo sống lâu năm và thân quấn, mọc xoắn vào nhau Đồng thời, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ Hà thủ ô giàu hoạt chất hóa học Trong Hà thủ ô chứa nhóm chất stilben, quinon, flavonol Các hoạt chất chính có trong củ: anthraquinon, emodin physcion, rhein, chrysophanol; 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid

(Lin và cs, 2015)

Hà thủ ô đỏ đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc Vị thuốc này có tác dụng bổ gan và hiệu ứng làm đen tóc, có tác

Trang 16

dụng bổ thận và chống lão hóa Củ rễ của cây Hà thủ ô phát huy tác dụng hiệu quả nhất sau khi được chế biến bằng cách hấp với đậu đen Ngoài ra, Hà thủ ô

đỏ còn được sử dụng điều trị bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất ngủ, chứng hay quên và hỗ trợ điều chỉnh chức năng miễn dịch Trong một nghiên cứu khác,

Hà thủ ô được sử dụng để điều trị chóng mặt, bị ù tai, tóc bạc sớm, đau nhức và yếu ở đầu gối, thắt lưng và tê bì chân tay Dịch chiết từ rễ thô của củ Hà thủ ô được sử dụng nhiều trong lâm sàng để chữa các bệnh về tim mạch Các thành phần hoạt tính sinh học chính của Hà thủ ô đã được chứng minh là phospholipid, anthraquinones và bianthraquinonyl glucoside

Các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị củ Hà thủ ô là các chất chuyển hóa thứ cấp của nó Việc sản sinh các thành phần này có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện môi trường Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tiềm tàng đến thành phần định tính, định lượng các chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật bao gồm khí hậu, loại đất mùa vụ và thời gian thu hoạch, cũng như điều kiện sấy khô và bảo quản Hơn nữa, chất lượng cũng ảnh hưởng bởi điều kiện sinh trưởng

và thu hoạch

Hà thủ ô là cây dược liệu dễ trồng và chăm sóc Hà thủ ô đỏ là loài cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, ưa bóng khi còn nhỏ Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi; độ cao tới 1.700 m Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 - 27oC, lượng mưa từ 1.500 - 1.800 mm, độ ẩm tương đối 82%

(Yan và cs, 2010) Hà thủ ô đỏ thường mọc ở nơi đất ẩm, tơi xốp, nhiều mùn,

có tầng canh tác dày hơn 50 cm, thoát nước tốt, pH 3,85 - 6,5, nhất là loại đất

ở chân núi đá Tuy nhiên, khi cây được trồng ở đất đồi vùng trung du hay trên đất đỏ bazan cũng đều phát triển tốt Năng suất Hà thủ ô sau khi trồng trên 3 năm vào khoảng 8 – 10 tấn tươi/1.000 m2 Giá bán khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg tươi Cây có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với các cây trồng nông

nghiệp khác (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

Trang 17

Do nhu cầu và giá thành đã và đang ngày càng tăng, Hà thủ ô đỏ đang được nhận định là đối tượng cây dược liệu quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng sinh kế cho người dân ở vùng núi cao phía Bắc Hơn nữa,

Hà thủ ô cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu trong hệ thống vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh đã được xác định rõ trong đề

án: “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu giai đoạn từ nay đến năm 2020

Tại tỉnh Yên Bái, Hà thủ ô đỏ đã được nhân trồng và phát triển nhưng qui

mô nhỏ lẻ, manh mún Hơn nữa, hiện tại tỉnh Yên Bái chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển Hà thủ ô đỏ, đặc biệt là nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây Hà thủ ô đỏ Đây là cơ sở khoa học để khẳng định việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển cây Hà thủ ô đỏ tại

Yên Bái là hoàn toàn cần thiết Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của

một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được phương thức làm giàn leo và phân bón lá vi lượng thích

hợp đến sinh trưởng và phát triển của cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

- Xác định được phân bón hữu cơ vi sinh thích hợp đến sinh trưởng và phát triển của cây Hà thủ ô đỏ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học

về ảnh hưởng của phương thức làm giàn leo và phân bón lá vi lượng; phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây Hà thủ ô đỏ

3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Trang 18

- Xác định được công thức phương thức làm giàn leo và phân bón lá vi lượng; phân bón hữu cơ vi sinh thích hợp nhất cho cây Hà thủ ô đỏ trồng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

- Góp phần xây dựng Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Hà thủ ô đỏ đạt năng suất và chất lượng cao tại tỉnh Yên Bái, từ đó khuyến cáo cho các HTX và nông dân áp dụng vào sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu, sử dụng cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới

1.1.1 Giới thiệu tổng quan về cây Hà thủ ô đỏ

Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Họ Rau răm: Polygonaceae

Tên gọi khác: Thủ ô, Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Khua lình (Thái), Măn đăng tua lình (Lào – Sầm Nưa), Mằn năng ón (Tày)

Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống

củ khoai lang Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc lá hình tim, đầu thuôn nhọn, dài

5 – 8 cm, rộng 3 – 4 cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá; hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới có màu phớt đỏ; cuống dài khoảng 2 cm, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùy phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa Quả hình ba cạnh, nhẵn bóng, nằm trong đài hoa còn giữ lại Mùa hoa từ tháng 9 – tháng 11; mùa quả từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Rễ củ hình tròn, dài, không đều Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành Vỏ củ màu đỏ hồng, thịt củ màu trắng, có nhiều bột, ở giữa có lõi gỗ (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

1.1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới Ở Việt Nam, có một loài là cây Hà thủ ô đỏ Trên thế giới, Hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ Ở Việt Nam, Hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số

Trang 20

tỉnh vùng núi cao phía Bắc Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên v.v

Căn cứ theo bản mô tả và khóa phân loại các thứ của loài Fallopia

var Multiflora (Thunb.) Haraldson được tìm thấy ở Đồng Văn – Hà Giang, Sa

Pa – Lào Cai, Sìn Hồ – Lai Châu, Phú Lương – Thái Nguyên, Thanh Trì – Hà

Nội, Văn Lâm – Hưng Yên; F multiflora var angulata (S Y Liu) H J Yan,

S J Fang & S X Yu được tìm thấy ở Tam Đảo – Vĩnh Phúc; F Multiflora var ciliinervis (Nakai) Yonek & H Ohashi được tìm thấy ở Mộc Châu – Sơn

La, Xín Mần – Hà Giang (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

1.1.1.2 Giá trị kinh tế

Hà thủ ô là cây dược liệu dễ trồng và chăm sóc Năng suất Hà thủ ô sau khi trồng trên 3 năm vào khoảng 8 – 10 tấn tươi/ha Giá bán khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg tươi Cây có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với các cây trồng nông nghiệp khác (Lê Quang Ưng và cs, 2021) Dự ước sau trồng 3 năm trừ chi phí đầu tư ban đầu, giống, phân bón, vật liệu làm giàn, công chăm sóc người trồng Hà thủ ô đỏ có thể thu về từ 150 đến 200 triệu đồng/ha

1.1.1.3 Thành phần hoạt chất và công dụng

a Thành phần hoạt chất:

Hà thủ ô giàu hoạt chất hóa học Trong Hà thủ ô chứa nhóm chất stilben, quinon, flavonol Các hoạt chất chính có trong củ: anthraquinon, emodin physcion, rhein, chrysophanol; 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

b Công dụng:

Hà thủ ô được dùng trong phạm vi người dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích khí, giúp khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc Đối với phụ nữ, Hà thủ ô được dùng chữa các bệnh sau khi sinh, cách

Trang 21

bệnh xích bạch đới Liều dùng hằng ngày 12 – 20 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

* Những đơn thuốc có Hà thủ ô phổ cập trong nhân dân được trích trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2014):

Đơn thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược ăn uống kém

tiêu, Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn, Hà thủ ô hoàn, Hà thủ ô tán

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe được chế biến từ dược liệu Hà thủ ô đỏ ví dụ: Viên Hà thủ ô Xuân Nguyên, Hà thủ ô Traphaco, Hà thủ ô TW3, Viên Hà thủ ô mật ong rừng Thanh Nga, Viên uống Hà thủ ô Lady, Viên Hà thủ ô Phạm Gia, Hà thủ ô cô viên D Vi Beauty, Hà thủ ô cô viên Rose và Viên Hà thủ ô Extracap Hầu hết các sản phẩm đều có thành phần chính là Hà thủ ô đỏ Các sản phẩm đều có tác dụng chung để bồi bổ sức khỏe, làm đen râu tóc, kích thích mọc tóc, điều trị hói đầu, chống xơ cứng động mạch, kéo dài tuổi thọ; hỗ trợ tốt cho thận, gan, mật, dưỡng huyết, khỏe gân cốt, suy nhược thần kinh Điều này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu tạo sản phẩm từ Hà thủ ô là rất lớn Việc phát triển mô hình Hà thủ ô năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu của ngành dược phẩm là định hướng đúng

Hà thủ ô đỏ được đánh giá là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, và được xem là một trong những loại cây dược liệu tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao và cung cấp nguồn dược liệu quý cho người tiêu dùng

1.1.1.4 Đặc điểm thực vật học

Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống

củ khoai lang Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc lá hình tim, đầu thuôn nhọn, dài

5 – 8 cm, rộng 3 – 4 cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá; hai mặt nhẵn, mặt trên

Trang 22

sẫm bóng, mặt dưới có màu phớt đỏ; cuống dài khoảng 2 cm, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùy phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa Quả hình ba cạnh, nhẵn bóng, nằm trong đài hoa còn giữ lại Mùa hoa từ tháng 9 – tháng 11; mùa quả từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Rễ củ hình tròn, dài, không đều Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành Vỏ củ màu đỏ hồng, thịt củ màu trắng, có nhiều bột, ở giữa có lõi gỗ (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

Hình 1.1 Cây Hà thủ ô đỏ – Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

1.1.1.5 Yêu cầu điều kiện sinh thái

Cây Hà thủ ô đỏ thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau Tuy cây mọc hoang ở vùng rừng, nhưng khi trồng ở vùng đồng bằng, cây vẫn sinh trưởng rất tốt

Hà thủ ô đỏ là loài cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, ưa bóng khi còn nhỏ Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi; độ cao tới 1.700

m Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 – 27 oC, lượng mưa từ 1.500

Trang 23

mọc ở nơi đất ẩm, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày hơn 50 cm, thoát nước tốt, pH 3,85 – 6,5, nhất là loại đất ở chân núi đá Tuy nhiên, khi cây được trồng ở đất đồi vùng trung du hay trên đất đỏ bazan cũng đều phát triển tốt (Lê Quang Ưng và cs.,2021)

- Thời vụ trồng: Trồng Hà thủ ô đỏ vào đầu mùa Xuân (tháng 2, tháng 3), hoặc có thể trồng vào tháng 8, tháng 9 tiết trời râm mát (Lê Quang Ưng

và cs, 2021)

- Thời vụ thu hoạch: Nên thu hoạch Hà thủ ô sau trồng 3 - 4 năm, để lâu quá, củ dễ bị thối Thu hoạch vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau, khi cây đã kết thúc mùa hoa và tàn lụi Chọn ngày nắng ráo, tránh thu hoạch vào những đợt mưa kéo dài (Lê Quang Ưng và cs, 2021)

1.1.2 Tình hình nghiên cứu cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới

Hà thủ ô đỏ đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc Vị thuốc này có tác dụng bổ gan và hiệu ứng làm đen tóc, có tác dụng bổ thận và chống lão hóa Củ rễ của cây Hà thủ ô phát huy tác dụng hiệu quả nhất sau khi được chế biến bằng cách hấp với đậu đen Ngoài ra, Hà thủ ô

đỏ còn được sử dụng điều trị bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất ngủ, chứng hay quên và hỗ trợ điều chỉnh chức năng miễn dịch Trong một nghiên cứu khác, Hà thủ ô được sử dụng để điều trị chóng mặt, bị ù tai, tóc bạc sớm, đau nhức và yếu ở đầu gối, thắt lưng và tê bì chân tay Dịch chiết từ rễ thô của củ

Hà thủ ô được sử dụng nhiều trong lâm sàng để chữa các bệnh về tim mạch Các thành phần hoạt tính sinh học chính của Hà thủ ô đã được chứng minh là phospholipid, anthraquinones và bianthraquinonyl glucoside

Các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị củ Hà thủ ô là các chất chuyển hóa thứ cấp của nó Việc sản sinh các thành phần này có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện môi trường Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng

Trang 24

của thực vật bao gồm khí hậu, loại đất mùa vụ và thời gian thu hoạch, cũng như điều kiện sấy khô và bảo quản Hơn nữa, chất lượng cũng ảnh hưởng bởi điều kiện sinh trưởng và thu hoạch

* Một số nghiên cứu về hoạt chất cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới

Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần các hoạt chất và các nhân tố môi trường cho thấy rằng một vài nhân tố môi trường ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng các chất riêng biệt trong nhóm anthraquinon, trong khi một số nhân tố không ảnh hưởng đến hàm lượng anthraquinon phức hợp Các mẫu được thu thập ở 10 vùng địa lý khác nhau và kết quả đã chỉ ra rằng, mẫu

Hà thủ ô thu ở huyện Hồ Châu, tỉnh Triết Giang có hàm lượng các hoạt chất anthraquinon cao nhất Vùng địa lý này có nhiệt độ trung bình năm là 22,1oC, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 12,4oC, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28,5oC Lượng mưa 1.505 mm, Ẩm độ tương đối là 82% Tổng lượng nhiệt cả năm là 7.865,5 Thời gian nắng là 1826,9 giờ; pH đất 3,85; Chất hữu cơ 2,73%, Đạm tổng số 1,51 mg/kg, Lân hữu hiệu 99,13 mg/kg, Kali hữu hiệu 122,27 mg/kg,

Cu 11,5 µg/g, Fe 1,062 %, Mg 0,19%, Mn 119,43 µg/g, Zn 64,93 µg/g Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để lựa chọn vùng sinh thái thích hợp để trồng cây Hà thủ ô đạt năng suất, chất lượng cao

Theo quan điểm phân loại của (Li và cs.,2003), Polygonaceae, pp 277-350 loài Fallopia multiflora được phân ra 4 thứ gồm: F multiflora var multiflora,

F multiflora var hypoleuca, F multiflora var angulata và F multiflora var ciliinervis Các nghiên cứu về thành phần hóa học đã cho thấy hàm lượng các hoạt chất như stilbene, emodin physcion, chrysophanol và rhein ở những thứ khác nhau là khác nhau (Fu và cs, 2006; Yan và cs, 2007)

Tiêu chí đánh giá chất lượng được lựa chọn là hàm lượng thành phần hóa học chính là 2,3,5,4’-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid (THSG) Thành phần này là một trong những hợp chất có hoạt tính sinh học nổi bật trong

Trang 25

HTOĐ, đã được công bố có tác dụng chính là chống lão hóa, máu nhiễm mỡ, viêm, chống khối u (Liu và cs., 2008; Wang, 2005)

Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo sống lâu năm và thân quấn, mọc xoắn vào nhau Đồng thời, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ Hà thủ ô giàu hoạt chất hóa học Trong Hà thủ ô chứa nhóm chất stilben, quinon, flavonol Các hoạt chất chính có trong củ: anthraquinon, emodin physcion, rhein, chrysophanol; 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-

glucosid (Lin và cs.,2015) Theo nhiều nghiên cứu, cây Hà thủ ô đỏ chứa rất

nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người Trong đó, thành phần cụ thể của loài cây này có thể kể đến như: 1,7% Anthraglycosid, 1,1% Protid, 45,2% Tinh Bột, 3,1% Lipid, 4,5% Chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, Lecithin, Rhaponticin, Emodinm physcion, Rhein, Chrysophanol,… Theo nghiên cứu hiện đại, Hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng cụ thể như: đối với hệ tiêu hóa (Hà thủ ô chứa thành phần anthranoid nên có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp, góp phần thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả); đối với gan, thận (Hà thủ ô có khả năng làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu); đối với hệ thần kinh (Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt và khí hư bạch đới ở phụ nữ); kháng khuẩn (nước hà thủ ô giúp ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao); giảm cholesterol trong máu (người bị cholesterol trong máu cao khi sử dụng nước sắc hà thủ ô sẽ giảm xuống hiệu quả); chống oxy hóa (trong hà thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự

do trong cơ thể)

Hà thủ ô đỏ đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc Vị thuốc này có tác dụng bổ gan và hiệu ứng làm đen tóc, có tác dụng bổ thận và chống lão hóa Củ rễ của cây Hà thủ ô phát huy tác dụng hiệu

Trang 26

quả nhất sau khi được chế biến bằng cách hấp với đậu đen Ngoài ra, Hà thủ ô

đỏ còn được sử dụng điều trị bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất ngủ, chứng hay quên và hỗ trợ điều chỉnh chức năng miễn dịch Trong một nghiên cứu khác, Hà thủ ô được sử dụng để điều trị chóng mặt, bị ù tai, tóc bạc sớm, đau nhức và yếu ở đầu gối, thắt lưng và tê bì chân tay Dịch chiết từ rễ thô của củ

Hà thủ ô được sử dụng nhiều trong lâm sàng để chữa các bệnh về tim mạch Các thành phần hoạt tính sinh học chính của Hà thủ ô đã được chứng minh là phospholipid, anthraquinones và bianthraquinonyl glucoside

Các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị củ Hà thủ ô là các chất chuyển hóa thứ cấp của nó Việc sản sinh các thành phần này có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện môi trường Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tiềm tàng đến thành phần định tính, định lượng các chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật bao gồm khí hậu, loại đất mùa vụ và thời gian thu hoạch, cũng như điều kiện sấy khô và bảo quản Hơn nữa, chất lượng cũng ảnh hưởng bởi điều kiện sinh trưởng và thu hoạch

Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần các hoạt chất và các nhân

tố môi trường cho thấy rằng một vài nhân tố môi trường ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng các chất riêng biệt trong nhóm anthraquinon, trong khi một số nhân tố không ảnh hưởng đến hàm lượng anthraquinon phức hợp Các mẫu được thu thập ở 10 vùng địa lý khác nhau và kết quả đã chỉ ra rằng, mẫu Hà thủ

ô thu ở huyện Hồ Châu, tỉnh Triết Giang có hàm lượng các hoạt chất anthraquinon cao nhất Vùng địa lý này có nhiệt độ trung bình năm là 22,1oC, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 12,4oC, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28,5oC Lượng mưa 1.505 mm, Ẩm độ tương đối là 82% Tổng lượng nhiệt cả năm là 7.865,5 Thời gian nắng là 1826,9 giờ; pH đất 3,85; Chất hữu cơ 2,73%, Đạm tổng số 1,51 mg/kg, Lân hữu hiệu 99,13 mg/kg, Kali hữu hiệu 122,27 mg/kg,

Cu 11,5 µg/g, Fe 1,062 %, Mg 0,19%, Mn 119,43 µg/g, Zn 64,93 µg/g Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để lựa chọn vùng sinh thái thích

Trang 27

Theo Chuan-Jin Zheng (2014), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora Thunb.)

một cây thuốc truyền thống của Trung Quốc, đã được sử dụng rộng rãi trong

các chế phẩm thảo dược, sản phẩm y tế và sản phẩm vệ sinh cá nhân Fallopia

dụng trong y học cổ truyền Các stilben chứa trong nó có hoạt tính dược lý quan trọng trong việc chống oxy hóa và chống lão hóa (Yujiao Zhao, 2023) Theo

Ping Yan (2008), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) đã được

sử dụng rộng rãi và phổ biến ở Trung Quốc để nghiên cứu và điều trị bệnh thiếu máu, xoáy, khử trùng, pyrosis, mất ngủ, mất trí nhớ, mảng xơ vữa và cũng để điều chỉnh các chức năng miễn dịch

Trong Hà thủ ô đỏ có ba thành phần hóa học có nhiều tác dụng sinh học

lý thú đã được tìm thấy là 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid, emodin, resveratrol Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng emodin có nhiều đặc tính đáng quý như: Tác dụng làm giảm yếu tố gây bệnh tiểu đường typ 2 (Feng và cs.,2010) Tác dụng chống một số căn bệnh ung thư trong đó có

cả ung thư tuyến tụy (Koyama và cs.,2009; Sun và cs.,2008) Tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa độc tính của các glutamat (Gu và cs.,2005) Tác dụng an thần, chống rối loạn thần kinh cho bệnh nhân tâm thần phân liệt Các anthraquinon

là dẫn xuất của emodin giúp cải thiện sự thiếu hụt của chức năng an thần (Wang

và cs.,2012) Tác dụng nhanh làm liền vết thương (Kim và cs., 2007)

Các dẫn xuất stilben (2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid, resveratrol) cũng được tìm thấy trong hà thủ ô đỏ với nhiều tác dụng sinh học như: Tác dụng chống oxi hóa Điều hòa cân nặng Tác dụng trên tim mạch (Kim

và cs.,2007) Tác dụng chống dị ứng (Zhu và cs.,2012) Tác dụng kháng viêm (Craig và Anna, 2011) Tác dụng chống khối u, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư

vú, ở liều thấp cũng chỉ ra khả năng làm giảm quá trình di căn (Chu và cs.,2005)

Mối quan hệ giữa Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson., F multiflora var

angulata (S Y Liu) H J Yan, Z J Fang & Shi Xiao Yu., và F multiflora var

Trang 28

ciliinervis (Nakai) Yonekura & H Ohashi được xác định dựa trên hình thái vĩ mô

và vi mô, phát sinh loài phân tử và phân tích hóa học Các hình thái vĩ mô và vi

mô của củ rễ hoặc thân rễ, thân và lá được so sánh giữa ba đơn vị phân loại Hàm lượng của 11 thành phần hóa học (catechin, polydatin, stilbene glucoside, emodin, emodin-8-O-β-D-glucopyranoside, rhein, chrysophanol, aloe-emodin, quercetin, physcion, và resveratrol) trong ba đơn vị phân loại được xác định bằng HPLC và tính đa dạng hóa học được đánh giá thêm bằng thành phần chính và các phân tích cụm phân cấp Các kiểu phát sinh loài phân tử được lập bản đồ bằng cách sử dụng hai dấu hiệu lục lạp (matK và vùng xen kẽ psbA-trnH) và một dấu hiệu ribosome hạt nhân [vùng đệm 2 (ITS2) được phiên mã bên trong] Phân tích các đặc điểm hình thái vĩ mô và vi mô cho thấy các cơ quan ngầm của F multiflora và F multiflora var angulata là rễ củ, trong khi của F multiflora var ciliinervis là thân

rễ Trong cây phát sinh loài, F multiflora và F multiflora var angulata đã được nhóm thành một nhánh dựa trên trình tự kết hợp matK + psbA-trnH, với khả năng tham gia của hàng xóm, khả năng tối đa và các giá trị hỗ trợ bootstrap suy luận Bayes lần lượt là 99, 85 và 0,99 Ngoài ra, có sự khác biệt rõ ràng trong thành phần hóa học của F multiflora, F multiflora var angulata và F multiflora var cilinervis Củ của F multiflora chứa hàm lượng stilbene glucoside và catechin cao hơn, nhưng hàm lượng hợp chất polydatin và anthraquinone thấp hơn Trái ngược với F multiflora, thân rễ của F multiflora var ciliinervis chứa hàm lượng hợp chất polydatin và anthraquinone cao hơn, nhưng thiếu stilbene glucoside Hàm lượng của tất cả 11 thành phần được đánh giá thấp hơn ở F multiflora var angulata hơn

ở F multiflora và F multiflora var cillinervis Các phân tích cụm phân cấp và thành phần chính cho thấy rằng F multiflora và F multiflora var các cá thể angulata được tập hợp thành một nhánh duy nhất, trong khi F multiflora var các

cá thể ciliinervis được nhóm lại thành một nhánh duy nhất tách biệt với nhánh chứa F multiflora và F multiflora var các cá thể angulata Trên cơ sở kết quả phân tích hình thái, phát sinh loài phân tử và hóa học, chúng tôi tạm thời kết luận

Trang 29

rằng F multiflora var ciliinervis là một loài độc lập, trong khi F multiflora var

angulata nên được coi là một loại F multiflora (Hui-qun Xie, 2019)

Trong Hà thủ ô đỏ có ba thành phần hóa học có nhiều tác dụng sinh học

lý thú đã được tìm thấy là 2,3,5,4′-tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid, emodin, resveratrol Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng emodin có nhiều đặc tính đáng quý như: tác dụng làm giảm yếu tố gây bệnh tiểu đường typ 2; tác dụng chống một số căn bệnh ung thư trong đó có cả ung thư tuyến tụy; tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa độc tính của các glutamat; tác dụng an thần, chống rối loạn thần kinh cho bệnh nhân tâm thần phân liệt Các anthraquinon là dẫn xuất của emodin giúp cải thiện sự thiếu hụt của chức năng

an thần; Tác dụng nhanh làm liền vết thương Các dẫn xuất stilben tetrahydroxystilben-2-O-β-D-glucosid, resveratrol) cũng được tìm thấy trong

(2,3,5,4′-hà thủ ô đỏ với nhiều tác dụng sinh học như: tc dụng chống oxi hóa; điều hòa cân nặng; tác dụng trên tim mạch; tác dụng chống dị ứng; tác dụng kháng viêm; tác dụng chống khối u, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư vú, ở liều thấp cũng chỉ

ra khả năng làm giảm quá trình di căn

Hà Thủ Ô, được biết đến với tên địa phương là Heshouwu, là một trong những dược liệu quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi của Trung Quốc Tuy nhiên, vẫn còn có sự nhầm lẫn đáng kể liên quan đến xuất xứ khác nhau của nó Mã vạch DNA là một công cụ hỗ trợ gần đây để nhận dạng phân loại

và sử dụng vùng DNA ngắn được tiêu chuẩn hóa để phân biệt các loài thực vật Chúng tôi đã đánh giá khả năng ứng dụng của 4 mã vạch DNA ứng viên (matK, rbcL, psbA-trnH và ITS2) để xác định quần thể hà thủ ô Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nỗ lực đầu tiên liên quan đến vương quốc thực vật để áp dụng

mã vạch DNA ở cấp độ thấp hơn loài Bốn locus DNA (matK, rbcL, psbA-trnH

và ITS2) của 105 mẫu, bao gồm hà thủ ô hoang dã phân bố ở 17 tỉnh của Trung Quốc và 4 dòng hà thủ ô nuôi cấy, được khuếch đại bằng PCR và giải trình tự

4 locus được đánh giá bằng khuếch đại PCR về chất lượng trình tự, mức độ di

Trang 30

truyền phân kỳ, khoảng cách mã vạch DNA và khả năng phân biệt giữa các quần thể theo BLAST1 và Khoảng cách gần nhất Chúng tôi thấy rằng psbA trnH là mã vạch tốt nhất, với sự biến thiên đáng kể giữa các quần thể và tiềm năng tốt nhất để xác định F multiflora Sự kết hợp của các locus mang lại hiệu suất tốt hơn để phân biệt các quần thể so với một locus đơn lẻ Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng riêng matK + rbcL + psbA-trnH + ITS2 hoặc psbA trnH cho loài này Nghiên cứu này chứng minh tiện ích của mã vạch DNA để nhận dạng địa thảo dược (Sun và cs, 2013)

Trình tự psbA-trnH của 85 cá thể trong 17 quần thể Hà Thủ Ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.)) Harald hoang dã từ các tỉnh và khu vực khác nhau ở Trung Quốc đã được khuếch đại và phân tích, trên cơ sở đó, sự đa dạng di truyền giữa các quần thể đã được phân tích và phân tích cụm 85 cá thể cũng được thực hiện bằng phương pháp NJ Kết quả cho thấy độ dài trình tự psbA-trnH của 85 cá thể là 384 bp, trong đó có 167 bp vị trí biến đổi và 53 bp vị trí thông tin phân tích, chiếm lần lượt 43,5% và 13,8% tổng độ dài trình tự Các loại biến chủ yếu

là xóa cơ sở và thay thế Các vị trí biến đổi tập trung chủ yếu ở vùng 235-281

bp 17 quần thể gần như được chia thành ba loại theo trạng thái biến đổi địa điểm Khoảng cách di truyền giữa 17 quần thể là 0,000-0,172, trong đó khoảng cách di truyền giữa quần thể Quý Châu với 16 quần thể khác là 0,167-0,172, khoảng cách di truyền giữa 16 quần thể còn lại là 0,000-0,017 Chỉ số đa dạng nucleotit (Pi), hệ số biệt hóa gen (Nst) và dòng gen (Nm) của 17 quần thể lần lượt là 0,028 56; 0,918 68 và 0,04 Pi, Nst và Nm trong số 16 dân số khác ngoại trừ dân số Quý Châu lần lượt là 0,015 68, 0,837 19 và 0,10 Và Pi, Nst và Nm giữa dân số Quý Châu và dân số lân cận (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc) lần lượt là 0,047 99, 0,937 62 và 0,03 Trên cây phát sinh gen

NJ, 17 quần thể được nhóm thành bốn nhánh và các cá thể được kiểm tra trong hầu hết các quần thể được nhóm trong cùng một nhánh và chỉ có quần thể Quý Châu được nhóm một mình trong một nhánh, về cơ bản giống với kết quả sai

Trang 31

lệch khi phân tích trình tự Có ý kiến cho rằng 91,868% biến thể di truyền tổng thể của 17 quần thể hoang dã tồn tại giữa các quần thể và 8,132% trong các quần thể, và sự trao đổi gen giữa các quần thể là ít hơn Ngoại trừ quần thể Quý Châu, mức độ đa dạng di truyền tổng thể trong số 16 quần thể khác là thấp, cho thấy mức độ đa dạng chung của quần thể F multiflora bị ảnh hưởng bởi quần thể Quý Châu ở mức độ lớn (Bai Ming Ming, 2012)

Fallopia multiflora (Thunb.) Harald, một loại cây dây leo thuộc họ Rau răm, được sử dụng trong y học cổ truyền Các stilben chứa trong nó có hoạt tính dược

lý quan trọng trong việc chống oxy hóa và chống lão hóa (Yujiao Zhao, 2023) Nghiên cứu này mô tả việc lắp ráp bộ gen của F multiflora và trình bày trình tự

bộ gen cấp độ nhiễm sắc thể của nó chứa 1,46 gigabase dữ liệu (với N50 tiếp giáp

là 1,97 megabase), 1,44 gigabase trong số đó được gán cho 11 nhiễm sắc thể giả

Bộ gen so sánh đã xác nhận rằng F multiflora đã chia sẻ một sự kiện sao chép toàn bộ bộ gen với kiều mạch Tartary và sau đó trải qua quá trình tiến hóa transposon khác nhau sau khi tách Kết hợp dữ liệu bộ gen, phiên mã và chuyển hóa để lập bản đồ mạng lưới các gen và chất chuyển hóa liên quan, chúng tôi đã xác định được hai gen FmRS chịu trách nhiệm xúc tác một phân tử p-coumaroyl-CoA và ba phân tử malonyl-CoA thành resveratrol ở F multiflora Những phát hiện này không chỉ là cơ sở để tiết lộ con đường sinh tổng hợp stilbene mà còn góp phần phát triển các công cụ để tăng sản xuất stilben có hoạt tính sinh học thông qua nhân giống phân tử ở thực vật hoặc kỹ thuật trao đổi chất ở vi khuẩn Hơn nữa, bộ gen tham chiếu của F multiflora là một bổ sung hữu ích cho bộ gen của

họ Polygonaceae (Yujiao Zhao và cs.,2023)

Theo Ping Yan (2008), Hà Thủ Ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.)

điều trị bệnh thiếu máu, xoáy, khử trùng, pyrosis, mất ngủ, mất trí nhớ, mảng xơ vữa và cũng để điều chỉnh các chức năng miễn dịch Tuy nhiên, vẫn còn sự nhầm lẫn về nguồn gốc thực vật của thuốc thảo dược và mối quan hệ phát sinh gen giữa

Trang 32

các giống cây trồng và họ hàng hoang dã Để phát triển một phương pháp nhận dạng hiệu quả, một phân tích phân tử đã được thực hiện dựa trên gen 18S rRNA

và một phần trình tự gen matK Trình tự gen 18S rRNA của F multiflora có chiều dài 1809 bp và được bảo tồn cao, cho thấy rằng các giống cây trồng và F multiflora hoang dã có cùng nguồn gốc thực vật Dựa trên phân tích trình tự gen 18S rRNA của chúng tôi, có thể dễ dàng phân biệt F multiflora ở cấp độ DNA với các chất tạp nhiễm và một số loại thảo mộc có thành phần tương tự Trình tự từng phần của gen matK được tìm thấy kéo dài 1271 bp Mối quan hệ phát sinh loài của F multiflora dựa trên gen matK cho thấy rằng tất cả các mẫu trong bài báo này được chia thành bốn nhánh Trình tự của gen matK một phần có nhiều hoán vị, liên quan đến sự phân bố địa lý của các mẫu trình tự gen matK đã cung cấp thông tin có giá trị để xác định F multiflora Thông tin phân loại mới có thể thu được để xác thực nguồn gốc thực vật của F multiflora, loài và các loại thuốc làm từ nó (Ping Yan và cs., 2008)

Hà Thủ Ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Harald) là một loại thuốc

truyền thống Trung Quốc thường được sử dụng rất giàu thành phần hóa học Phenylalanine amoniac-lyase (PAL) là enzyme quan trọng đầu tiên trong con đường phenylalanine, xúc tác quá trình khử amin của L-phenylalanine để tạo

ra axit trans-cinnamic Ba PAL (FmPAL1, FmPAL2 và FmPAL3) lần đầu tiên được nhân bản và xác thực từ F multiflora, đã chứng minh sự hiện diện của một họ PAL đa gen ở F multiflora Các khung đọc mở hoàn chỉnh (ORF) được

dự đoán của FmPAL1, FmPAL2 và FmPAL3 lần lượt là 2118bp, 2109bp và 2160bp, mã hóa 705, 702 và 719 axit amin Các kết quả phát sinh gen chỉ ra rằng FmPAL có mối quan hệ tiến hóa đáng kể với các PAL đã biết từ thực vật hai lá mầm Để xác nhận thêm chức năng của chúng, ba FmPAL đã được sao chép vào vectơ pET-28a và được biểu thị bằng Escherichia coli TransBL21 (DE3) Các hoạt tính enzym của các protein tái tổ hợp FmPAL đã được thử nghiệm và cho thấy rằng các FmPAL có vai trò trong quá trình chuyển hóa L-

Trang 33

phenylalanine được xúc tác d thành axit trans-cinnamic Cả ba FmPAL đều cho thấy biểu hiện cụ thể của mô Sự biểu hiện của gen FmPAL1 và FmPAL2 cao nhất ở thân và thấp nhất ở rễ Ngược lại, gen FmPAL3 biểu hiện cao nhất ở lá

và thấp nhất ở rễ (Zhengyang Yang và cs.,2023)

Nhiễm sắc thể và chiều hướng tiến hóa của 32 nguồn gen Polygonum multiflorum (Hà thủ ô) được nghiên cứu bằng phương pháp squash Kết quả cho thấy: Các bậc thể bội được chia thành lưỡng bội (2n=2x=22) và tam bội (2n=3x=33) Chỉ số bất đối xứng As Giá trị K% và AI dao động lần lượt từ 51,85% đến 61,52% và từ 0,37 đến 1,40 Kiểu nhân của tất cả các vật liệu thử nghiệm bao gồm các nhiễm sắc thể "m" và "sm", bao gồm "1A', "1B" và "2A" Kết quả cho thấy mức độ tiến hóa của P multiflorum tương đối thấp; Trong 32 nguồn gen có 53,13% là thể tam bội, chứng tỏ đa bội hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của P multiflorum, tuy nhiên biến dị cấu trúc NST là một trong những con đường tiến hóa quan trọng nhất; Biến đổi hình thái NST của 32 nguồn gen khác nhau và mức độ tiến hóa không nhất quán Kết quả cho thấy sự tồn tại của các mức độ đa bội khác nhau có liên quan đến các môi trường sống khác nhau; Trung tâm nguồn gốc nguyên thủy của P multiflorum có thể ở vĩ độ cao, hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể thay đổi dần dần khi P multiflorum di cư đến vùng vĩ độ thấp (Liu Hong Chang và cs, 2013)

Cây thuốc cổ truyền Trung Quốc Fallopia multiflora (Thunb.) Harald

chứa nhiều loại glycoside có hoạt tính dược lực học, chẳng hạn như glycoside stilbene, glycoside anthraquinone (AQ) và glycoside flavonoid Glycosyl hóa

là một phản ứng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thực vật thường được hoàn thành bởi glycosyltransferase ở bước cuối cùng của con đường sinh tổng hợp chất chuyển hóa thứ cấp và nó có thể cải thiện các đặc tính có lợi của nhiều sản phẩm tự nhiên Trong nghiên cứu này, dựa trên dữ liệu phiên mã của

F multiflora, nhóm tác giả đã nhân bản hai glycosyltransferase phụ thuộc Uridine-diphosphate (UGT) từ cDNA của F multiflora (FmUGT1 và

Trang 34

FmUGT2) Các trình tự có độ dài đầy đủ của chúng lần lượt là 1602 và 1449

bp, mã hóa 533 và 482 axit amin Kết quả phản ứng enzyme invitro cho thấy FmUGT1 và FmUGT2 là hỗn hợp và có thể xúc tác quá trình glycosyl hóa 12 hợp chất, bao gồm stilben, anthraquinone, flavonoid, phloretin và curcumin và nhóm tác giả cũng thu được và xác định cấu trúc 13 sản phẩm glycosyl hóa từ

cả hai Các thí nghiệm tiếp theo về chức năng in vivo của FmUGT1 và FmUGT2 cho thấy hàm lượng 2, 3, 5, 4'- tetrahydroxy stilbene-2-O-β-D-glucoside (THSG) trong rễ tơ tăng lên đáng kể khi FmUGT1 và FmUGT2 được biểu hiện quá mức và giảm tương ứng trong các nhóm can thiệp RNA (RNAi) Những kết quả này chỉ ra rằng FmUGT1 và FmUGT2 có thể glycosyl hóa tổng cộng 12 loại chất nhận đa dạng về cấu trúc và tạo ra O-glycoside Ngoài ra, FmUGT1 và FmUGT2 đã xúc tác hiệu quả quá trình sinh tổng hợp THSG và thúc đẩy quá trình sản xuất AQ trong rễ tơ chuyển gen (Qizhong Cai và cs., 2022)

Rễ của Hà thủ ô được sử dụng rộng rãi trong y học Trung Quốc để chống viêm Trong khi gần đây, có sự nhầm lẫn một số loài có hình thái tương tự Hà thủ ô Các sự phân biệt Hà thủ ô với các loài khác hiện chỉ giới hạn ở các phương pháp hình thái học và hóa học Để phân biệt Hà thủ ô với các loài khác một cách hiệu quả, các đoạn đệm xen kẽ lục lạp atpBrbcL của chúng đã được giải trình tự và phân tích và một cặp mồi chẩn đoán đã được thiết kế để phân biệt Hà Thủ ô Kỹ thuật này cung cấp chính xác, các phương pháp hiệu quả và nhanh chóng để phân biệt Hà Thủ ô với các chất tạp nhiễm (Tao Liu và cs., 2011)

Hà Thủ ô (Fallopia multiflora), còn được gọi là Polygonum multiflorum,

là một loại thuốc truyền thống của Trung Quốc với stilbenes là thành phần chính đặc trưng Trước đây đã phân lập gen tổng hợp stilbene được cho là FmSTS1 từ F Multiflora và đưa gen FmSTS1 vào bộ gen của Arabidopsis thaliana (một loài cây họ cải) dưới sự kiểm soát của bệnh khảm súp lơ promoter 35S của virus để đánh giá các chức năng sinh học của nó Các phân tích Southern blot và Northern blot đã được thực hiện để xác nhận sự tích hợp và

Trang 35

biểu hiện của FmSTS1 trong Arabidopsis Một hợp chất stilbene mới, được xác định là trans-piceid, đã được tìm thấy để tích lũy trong cây Arabidopsis biến đổi gen Nghiên cứu này trước tiên báo cáo FmSTS1 từ Hà Thủ ô được biểu hiện khác loài trong cây Arabidopsis biến đổi gen và dẫn đến sự tích tụ của trans-piceid, đó

là ban đầu không được tổng hợp ở loài Arabidopsis (Sheng và cs, 2020)

Hợp chất 2,3,5,4′-tetrahydroxy stilbene-2-O-ß-d-glucoside (THSG) được tổng hợp trong cây Hà thủ ô thể hiện hiệu lực dược lý Chúng tôi đã thực hiện các phân tích hồ sơ biểu hiện gen kỹ thuật số và lắp ráp phiên mã de novo (DGE) của Hà thủ ô bằng hệ thống Illumina RNA-seq RNA-seq đã tạo ra khoảng 70 triệu lượt đọc chất lượng cao được tập hợp thành 65.653 người bản địa (độ dài trung bình = 750 bp), bao gồm 26.670 cụm và 38.983 đơn lẻ Tổng cộng có 48.173 (73,4%) người bản địa được chú thích bằng cách sử dụng cơ sở

dữ liệu protein công khai với giá trị điện tử giới hạn trên 10−5 Hơn nữa, nghiên cứu sự khác biệt về phiên mã của bốn mô Hà thủ ô khác nhau bằng cách sử dụng hồ sơ DGE Các biến thể trong biểu hiện gen đã được xác định dựa trên

so sánh các bộ phiên mã từ các bộ phận khác nhau của cây Hà thủ ô sản xuất THSG- cấp cao và cây Hà thủ ô sản xuất THSG cấp thấp Các cụm có kiểu biểu hiện khác biệt tương tự và các con đường trao đổi chất phong phú liên quan đến các gen được biểu hiện khác biệt có liên quan chính thức đến quá trình sinh tổng hợp THSG lần đầu tiên được tiết lộ Dữ liệu của chúng tôi cung cấp tài nguyên trình tự toàn diện nhất về Hà thủ ô cho đến nay Kết hợp lại với nhau, kết quả của nghiên cứu này mở rộng đáng kể kiến thức về sản xuất THSG (Wei Zhao và cs.,2014)

UDP-rhamnose là chất cho rhamnose trong phản ứng được xúc tác bởi UDP-rhamnose synthase (RHM) và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp các hợp chất rhamnoside Các tài liệu hiện nay cho rằng chỉ có một số gen có thể mã hóa các enzym tương ứng để tham gia sinh tổng hợp UDP-rhamnose ở thực vật Trong nghiên cứu này, hai gen RHM (FmRHM1 &

Trang 36

2) lần đầu tiên được nhân bản bằng cách sử dụng dữ liệu phiên mã của Hà thủ

ô đỏ và phân tích đa chiều, bao gồm tin sinh học, nhận dạng chức năng trong ống nghiệm và phân tích biểu hiện cụ thể của mô Kết quả cho thấy khung đọc

mở (ORF) của gen FmRHM1 & 2 đều có kích thước 2.013 bp, mã hóa protein bao gồm 670 axit amin với khối lượng phân tử tính toán là 75,6 kDa và điểm đẳng điện lý thuyết lần lượt là 6,20 và 7,19 Phân tích tin sinh học cũng chỉ ra rằng FmRHM1 & 2 chứa 2 trình tự đặc biệt là GxxGxxG/A và YxxxK Phân tích phát sinh loài cho thấy gen FmRHM có tính tương đồng cao với RHM của các loài khác Kết quả hoạt tính enzyme in vitro cho thấy cả FmRHM1 và FmRHM2 tái tổ hợp đều có hoạt tính xúc tác để chuyển hóa UDP-glucose thành UDP-rhamnose Phép đo các biểu hiện đặc hiệu của mô cho thấy mức biểu hiện của FmRHM1 và FmRHM2 ở rễ thấp hơn Ngược lại, 2 gen biểu hiện cao rõ rệt ở thân và lá Để kết luận, lần đầu tiên chúng tôi đã nhân bản và mô tả chức năng gen RHM ở Hà thủ ô Ở đây chúng tôi đã cung cấp dữ liệu sơ bộ cho thấy

sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về sinh tổng hợp UDP-rhamnose bởi vi sinh vật (Liu Lu và cs.,2019)

Rất khó để phân lập RNA tổng số chất lượng cao từ rễ củ Hà thủ ô vì sự hiện diện của hàm lượng cao carbohydrate, phenolic và các chất chuyển hóa thứ cấp khác Do một số quy trình chuyên biệt để phân lập RNA từ các mô giàu polysacarit và phenol dẫn đến năng suất thấp, nên trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển một quy trình sửa đổi bắt nguồn từ phương pháp CTAB truyền thống Quy trình này có thể tạo ra RNA nguyên vẹn và chất lượng cao từ rễ củ của Hà thủ ô Sản lượng RNA tổng số là hơn 0,15 mg/g trọng lượng tươi, với

tỷ lệ A260/A280 là 1,9–2,0 RNA thu được có đủ chất lượng và phù hợp cho ứng dụng tiếp theo như phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR), lai tạo phương Bắc và xây dựng thư viện cDNA Quy trình này cũng có thể có khả năng ứng dụng rộng rãi hơn để phân lập RNA tổng số từ các loài thực vật khác có rễ củ (Lei Chen và cs., 2012)

Trang 37

Con đường sinh tổng hợp THSG ở Hà thủ ô đã được đặc trưng và các hoạt động enzym chịu trách nhiệm cho quá trình tổng hợp resveratrol, phản ứng hydroxyl hóa và glycosyl hóa liên quan đến quá trình sinh tổng hợp THSG đã được xác nhận trong ống nghiệm Nguồn gốc sinh tổng hợp của 2,3,5,4′-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucopyranoside (THSG) và các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp THSG trong hệ thực vật Fallopia multiflora đã được nghiên cứu bằng phương pháp đánh dấu đồng vị ổn định và phương pháp xúc tác sinh học Các phân tích dựa trên UPLC-MS được sử dụng để làm sáng

tỏ thành phần đồng vị của các sản phẩm và chất trung gian sinh tổng hợp, cũng như để phát hiện các sản phẩm của các thí nghiệm thử nghiệm enzyme Trong nghiên cứu này, L-phenylalanine (L-PHE), natri pyruvate (SP) và natri bicarbonate (SB) được dán nhãn 13C đã được sử dụng làm tiền chất giả định trong thí nghiệm cho ăn Việc dán nhãn polydatin (PD) và THSG bằng cách sử dụng [13C9]L-PHE và [13C1]L-PHE đã xác nhận rằng hợp chất p-coumaric của PD và THSG có nguồn gốc từ PHE Kết quả của các thí nghiệm cho ăn với [13C]SB và [2, 3-13C2]SP cho thấy rằng PD và THSG là các dẫn xuất của resveratrol được tổng hợp bằng quá trình glycosyl hóa và hydroxyl hóa Chúng tôi đã phát triển các phương pháp sử dụng chiết xuất protein thô tổng số (hòa tan và microsome) để phân tích toàn diện và đồng thời các hoạt động của resveratrol synthase, glycosyltransferase và hydroxylase trong các loại mô khác nhau của nuôi cấy mô sẹo và Hà thủ ô hoang dã Hoạt động của từng enzym được thử nghiệm đã được xác nhận trong một hoặc nhiều loại mô hoặc nuôi cấy tế bào trong ống nghiệm Kết quả của các thí nghiệm về hoạt động của enzyme và sự phân bố của PD và THSG đã được sử dụng để xác định vị trí chính và con đường sinh tổng hợp THSG ở Hà thủ ô (Wanxia Xia và cs., 2017)

* Một số nghiên cứu về nhân giống Hà thủ ô đỏ trên thế giới

Phương pháp truyền thống như giâm cành hoặc trồng bằng hạt Phương pháp này cho hệ số nhân giống thấp, cây phát triển kém, phụ thuộc vào mùa

Trang 38

vụ, thời tiết Khác với phương pháp nhân giống này, đó là nhân giống cây Hà

thủ ô đỏ in vitro sẽ cho cây giống chất lượng cao với tỷ lệ các chất emodin,

physcion cao hơn so với cây tự nhiên (Chang và cs.,2003)

* Một số nghiên cứu về biện pháp canh tác

Hà thủ ô đỏ là loài cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, ưa bóng khi còn nhỏ Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi; độ cao tới 1.700

m Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 - 27 oC, lượng mưa từ 1.500 -

1.800 mm, độ ẩm tương đối 82% (Yan và cs, 2010)

So với độc canh Hà thủ ô, xen canh 2 loại cây Hà Thủ ô và Xuyên tâm liên làm tăng đáng kể đường kính thân, trọng lượng tươi của rễ, năng suất và hàm lượng stilbene glycoside của Hà Thủ ô Các hoạt động của urease và sucrase và số lượng vi khuẩn và xạ khuẩn trong đất vùng rễ của Hà Thủ ô trồng xen cao hơn đáng kể so với trong đất vùng rễ của cây độc canh Việc xen canh làm tăng tính đa dạng của vi khuẩn vùng rễ và sự phong phú tương đối của các

vi sinh vật có lợi Phân tích tương quan cho thấy năng suất và chất lượng của F multiflora có liên quan chặt chẽ với hoạt động của urease và invertase, hàm lượng nitơ thủy phân kiềm, hàm lượng chất hữu cơ trong đất, sinh khối vi khuẩn và pH Kết quả phân tích thành phần chính cho thấy đất trồng xen canh có chỉ số cao hơn

so với đất độc canh Việc trồng xen canh xuyên tâm liên có tác động đáng kể đến đất vùng rễ của F multiflora, đồng thời có thể cải thiện năng suất và chất lượng của Hà Thủ ô bằng cách cải thiện môi trường sinh thái đất vùng rễ và chất lượng đất (Changzheng Liu và cs.,2021)

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam

Hà thủ ô đỏ (Fallopia multilflora (Thunb.) Haralds.) thuộc họ Rau răm

(Polygonaceae) - là cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Rễ củ của Hà thủ ô đỏ được dùng để chữa các bệnh như thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, sốt

Trang 39

rét kinh niên, giúp làm đen râu tóc, bổ máu Do có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao nên Hà thủ ô đỏ đã bị khai thác liên tục trong nhiều năm dẫn đến nguồn Hà thủ ô đỏ bị giảm sút nghiêm trọng Đồng thời nạn phá rừng khiến cho môi trường sống bị thu hẹp đã khiến Hà thủ ô đỏ được đưa vào Sách Đỏ năm 1996 và 2007 để hạn chế khai thác và có biện pháp bảo tồn thích hợp (Nguyễn Tiến Bân và cs.,2007; Đỗ Huy Bích và cs., 2006; Nguyễn Tập, 2006; Viện Dược liệu, 2005)

* Một số nghiên cứu về hoạt chất cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam

Qua nghiên cứu trên 37 mẫu Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora (Thunb.)

Haraldson thu tại 10 địa điểm thuộc 8 tỉnh thành gồm: Hà Giang, Lào Cai, Sơn

La, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thu được những

kết quả như sau: đã xác định được ở Việt Nam hiện có 3 thứ của loài Fallopia

multiflora (Thunb.) Haraldson gồm: F multiflora var multiflora (Thunb.) Haraldson; F mutiflora var angulata (S.Y Liu) H J Yan, Z J Fang & S X

Yu và F multiflora var ciliinervis (Nakai) Yonek & H.Ohashi Đồng thời đã

xây dựng được khóa phân loại cho các thứ của loài này ở Việt Nam Đã mô tả

được chi tiết đặc điểm hình thái loài Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson và các thứ (F multiflora var multiflora, F multiflora var angulata, và F

rễ, thân, lá Kết quả thu được là những dẫn liệu bổ sung cho các tài liệu trong

nước về loài Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, đồng thời đây cũng là dẫn liệu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển loài Hà thủ ô đỏ

- Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất

thuốc ở Việt Nam (Phạm Thanh Huyền và cs.,2015)

Phạm Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hà Ly (2017), đã triển khai điều tra

sự phân bố của Hà thủ ô đỏ ở một số điểm thuộc 8 tỉnh miền núi phía Bắc gồm

Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, trong đó đã ghi nhận được một số điểm phân bố tập trung của Hà

Trang 40

thủ ô ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai Ngoài ra, qua nghiên cứu tài liệu

và kết hợp với điều tra phỏng vấn thì Hà thủ ô đỏ còn ghi nhận được có phân

bố ở Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam Từ các kết quả thu được đã xây dựng được bản đồ phân bố điểm của Hà thủ ô đỏ ở Việt Nam tại 13 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam

Đã tiến hành đánh giá chất lượng của 52 mẫu dược liệu của nguồn gen Hà thủ

ô đỏ Trong đó có 17 mẫu thu từ tự nhiên, 17 mẫu trồng và 18 mẫu trên thị trường Kết quả dánh giá cho thấy, có 7/52 mẫu không đạt chất lượng theo qui định trong Dược điển Trung Quốc 2010 (quy định hàm lượng THSG không được thấp hơn 1,0%) Mẫu đạt cao nhất thu được tại Quyết Tiến, Quản Bạ, Hà Giang, đạt 4,6% Tiếp theo là mẫu thu thập ở Hưng Yên, đạt 3,76% Với các mẫu

có trọng lượng củ càng lớn và thu hoạch vào tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau cho chất lượng tốt Các dẫn liệu thu được là cơ sở để lựa chọn các nguồn gen

có chất lượng tốt phục vụ bảo tồn và phát triển Hà thủ ô đỏ ở Việt Nam

* Một số nghiên cứu về nhân giống Hà thủ ô đỏ tại Việt nam

Đến nay, đã có một số công trình công bố về nhân giống cây Hà thủ

ô đỏ bằng phương pháp nuôi cấy mô (Hoàng Thị Kim Hồng, 2011; Trương Thị Bích Phượng và cs.,2008)

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Hồng (2011), về khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitro cây hà thủ ô đỏ Môi trường MS có bổ sung BAP 4,0 mg/l và NAA 0,1 mg/l kích thích đoạn thân của chồi invitro cây

Hà thủ ô đỏ tái sinh cụm chồi tốt nhất, với trung bình 8,54 chồi trên một mẫu Các đoạn thân invitro này cũng có khả năng tạo cụm chồi tốt trên môi trường

có BAP 4,0 mg/l và NAA 0,2 mg/l hoặc BAP 5,0 mg/l và NAA 0,3 mg/l nhưng một số mẫu còn có khả năng phân hóa thành callus Chồi đơn tách từ cụm chồi invitro tạo rễ, sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung NAA 0,5 mg/l

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w