Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật, TP.HCM Phát triển du lịch theo hướng bền vững đang là một trong những xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần đảm bảo sự cân bằng cho
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH AN GIANG
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
SKC008325
Trang 13
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trong thời gian qua Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2023
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trang 15
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH AN GIANG THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Học viên cao học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, TP.HCM
Phát triển du lịch theo hướng bền vững đang là một trong những xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần đảm bảo sự cân bằng cho ngành
du lịch của các quốc gia, địa phương trên cả ba yếu tố là môi trường, xã hội và kinh
tế Phát triển du lịch theo hướng bền vững còn giúp đảm bảo sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học tự nhiên, môi trường; góp phần bảo tồn các di sản, giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cũng như giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân trên phạm vi toàn thế giới
Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát triển, nhưng
so với lợi thế thì mức độ khai thác, phát triển chưa cao Công tác quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế…
Để làm tốt điều này, cần phải xây dựng một chiến lược dài hơn để việc phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững đạt được mục tiêu đề ra Chính vì vậy, việc đánh giá và đề ra giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang theo hướng bền vững là điều rất cấp thiết
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 nhóm nhân tố tác động đến phát triển ngành du lịch An Giang theo hướng bền vững như sau: 1) Thể chế chính sách gồm
4 biến quan sát); 2) An toàn và an ninh; 3) Môi trường, đường sá và cơ sở lưu trú (gồm 4 biến quan sát); 4) Văn hóa gồm 4 biến quan sát); 5) Con người (gồm 4 biến quan sát); 6) Kinh tế (gồm 4 biến quan sát); 7) Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Trang 16
(gồm 4 biến quan sát); 8) Phát triển du lịch theo hướng bền vững (gồm 4 biến quan sát) Trong đó, 7 nhân tố đầu thuộc các nhân tố độc lập, nhân tố thứ 8 thuộc nhân tố phụ thuộc Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đó
Tuy nhiên, do giới hạn thời gian và kinh phí thực hiện nên chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp trong tỉnh An Giang, vì thế trong nghiên cứu tiếp theo tác giả cần
mở rộng trên phạm vi toàn quốc và toàn lĩnh vực du lịch
Trang 17
SUMMARY OF THE MASTER’S THESIS
THESIS TITLE: DEVELOPING AN GIANG TOURISM INDUSTRY IN THE
ORIENTATION OF SUSTAINABLE
Nguyen, Thi Hong Nhung
Post-Graduate student at University of Technical Education - Ho Chi Minh City, Vietnam
Development tourism in the orientation of sustainable is one of the important trends in tourism development, its contributing to ensuring the balance for the tourism industry of countries and localities base three factors: the environment, society and economy Development tourism in the orientation of sustainable also help ensure people make the best using of environmental resources, protect natural biodiversity and the environment; contribute to preserving the heritage, traditional cultural values of the nation as well as creating jobs and income for people all over the world
In the past time, the tourism industry of An Giang province thus developments, but compared to the advantages, the level of exploitation and development they are not high The management is still inadequate, the content of the tourism program is not rich, the tourism products are still monotonous, the service quality is not high, the human resources for tourism are still low and competitiveness is still limited.…
Todothis well, it is necessry to buil a long-tem stratery to develop thetourism industry in a sustainable way toachieve the set goals Therefore, it isvery urgent to evaluate and propose solutions to promote tourism development in An Giang province in a sustainable way
To achieve the research goal, the author applied data collection methods, data processing and analysis methods
Research results show that there are 8 groups of factors affecting the sustainable development of An Giang tourism industry as follows: 1) Policy
Trang 18
institutions (including 4 observed variables); 2) Safety and security; 3) Road environment and accommodation facilities (including 4 observed variables); 4) Culture (including 4 observed variables); 5) People (including 4 observed variables); 6) Economy (including 4 observation signs), 7) Infrastructure and technical materials (including 4 observation signs); 8) Developing tourism in a sustainable direction (including 4 observed variables) Among them, the first 7 factors belong to the independent factors, the 8th factor belongs to the dependent group This result is similar consistent with previous studies
However, due to limited time and funding, the research was only limited within An Giang province, so in the next research the author needs to expand nationwide and across the entire tourism sector
Trang 19
MỤC LỤC I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 5
4.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu 5
4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển bền vững du lịch 6
5.2 Phạm vi nghiên cứu: 6
6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu 7
7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 8
1 Tổng quan tài liệu 8
1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 8
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 10
Trang 20
1.2 Các khái niệm liên quan 13
1.2.1 Khái niệm về du lịch 13
1.2.2 Sản phẩm du lịch 14
1.2.3 Điểm đến du lịch 15
1.2.4 phát triển du lịch theo hướng bền vững 16
1.2.4.2 Khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững 17
1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững 20
1.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững 22
1.5 Kết luận chương 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH AN GIANG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
2.1 Tiềm năng phát triển ngành du lịch An Giang 26
2.2 Thực trạng về phát triển bền vững ngành du lịch An Giang giai đoạn 2019 - 2021 27
2.2.1 Hoạt động kinh doanh du lịch 27
2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 31
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 31
2.3.1.2 Nghiên cứu định lượng 32
3.2.1.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 38
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH AN GIANG 53
3.1 Định hướng phát triển du lịch An Giang 53
3.1.1 Bối cảnh phát triển du lịch trong nước 53
3.1.2 Điều kiện phát triển du lịch An Giang 54
3.2 Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang theo hướng bền vững 57
3.2.1 Các giải pháp nền tảng 57
Trang 21
3.2.1.2 Giải pháp về văn hóa 58
3.2.1.3 Giải pháp về an toàn và an ninh 60
3.2.1.4 Giải pháp về đường sá, cơ sở lưu trú và m i trường 60
3.2.1.6 Giải pháp về kinh tế 62
3.2.1.7 Giải pháp về con người 64
3.2.2 Các giải pháp bổ sung 66
3.2.2.2 Quảng bá xúc tiến và marketing du lịch, và hình ảnh điểm đến du lịch 67
3.3 Tóm tắt chương 3 68
KẾT LUẬN 69
Trang 22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình phát triển ngành du lịch An Giang theo hướng bền vững 38
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng của
Zeithaml & Bitner (2000) 21 Hình 1.3: Mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng nước 29 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Điện nước An Giang 32
Trang 23
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hoạt động kinh doanh ngành Du lịch An Giang giai đoạn 2019 –
2021 32 Bảng 2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững du lịch Tỉnh An
Trang 24
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
01 VH-TT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
Trang 25
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những ngành công nghiệp sáng tạo và năng động nhất trên thế giới
là du lịch Lập kế hoạch và phát triển du lịch một cách bền vững, có trách nhiệm đòi hỏi phải cân bằng nhu cầu của các lĩnh vực môi trường, kinh tế và xã hội của xã hội Trong bối cảnh đó, du lịch bền vững được nghĩ đến, nhằm để vừa thỏa mãn nhu cầu của du khách vừa đạt những mục tiêu về môi trường và xã hội Mối quan tâm về môi trường tại các điểm du lịch đã đưa du lịch bền vững phát triển hơn, đó là kết quả tự nhiên của xu thế phát triển bền vững Các mục tiêu chính của xu thế phát triển bền vững là bảo vệ môi trường khỏi các tác động ngoại lực có hại của quá trình phát triển và đảm bảo bảo tồn môi trường, cũng như cộng đồng chung tay và những ích lợi khác đem lại Ý tưởng về du lịch bền vững đã xuất hiện vào những năm 1990, nhấn mạnh vào sự phát triển của du lịch một cách bền vững với nội dung cốt lõi là bảo vệ môi trường, lợi ích kinh tế và bảo vệ văn hóa xã hội
Tỉnh giàu giá trị về nông nghiệp như An Giang có nhiều điều kiện để phát triển du lịch Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 8 huyện: Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên, diện tích 3406 km2 , dân số trên 2,1 triệu người, đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 97 km với hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (đường bộ), Vĩnh Xương (đường thủy), Vĩnh Hội Đông đường thuỷ) và cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (cả thuỷ và bộ) Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó, hai mặt hàng chủ lực là lúa và cá (tra, basa), do điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông rạch chằng chịt, các di tích cách mạng lịch
sử, di tích văn hóa, rất nhiều các danh lam thắng cảnh, có vùng núi, vùng biên giới,
lễ hội quốc gia Vía Bà Chúa Xứ, … nên rất có tiềm năng để phát triển ngành du lịch
ở hiện tại và tương lai
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời phát triển theo hướng bền vũng, thời gian qua An Giang đã tập trung đầu tư và phát triển các khu du lịch trọng điểm và có kế hoạch đẩy mạnh
Trang 26tế xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao leo núi… Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm truyền thống địa phương
có chất lượng cao tại các điểm, các khu du lịch, siêu thị và các Trung tâm thương mại Đây là điều kiện để tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, phong phú, và sẽ
mở rộng tour tuyến mới trong hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa
Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh An Giang có những bước phát triển, nhưng
so với lợi thế thì mức độ khai thác, phát triển chưa cao Có những bất cập trong cơ chế quản lý, chương trình du lịch có nội dung chưa phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế…
Trong nhiều năm qua, các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của ngành theo hướng bền vững luôn được các nhà khoa học, các nhà kinh tế đặt ra bao gồm: vấn
đề cân bằng giữa khai thác du lịch và phát triển tài nguyên hôm nay phục vụ mục tiêu tăng trưởng và dự trữ dành cho thế hệ mai sau; giữa khai thác và thăm dò; giữa
sử dụng với khai thác, chế biến; vấn đề khai thác và chế biến dẫn đến ô nhiễm môi trường; vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội thông qua đầu tư phát triển du lịch
Một số công trình nghiên cứu có tính quy mô nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển du lịch bền vững cho tỉnh như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2010”, một số những công trình nghiên cứu có liên quan đến sự phát triển du lịch của tỉnh An Giang,… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa được đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa xây dựng được phương pháp luận về phát triển du lịch; chưa khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng du lịch tỉnh An Giang, đặc biệt là chưa định hướng rõ nét sự phát triển du lịch tỉnh An Giang trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển
Trang 27
Để làm tốt điều này, và đạt mục tiêu đề ra cần phải xây dựng một chiến lược
dài hơn để thực hiện Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang theo hướng bền vững”, từ việc khảo sát, phân tích và đưa ra giải
pháp để đẩy mạnh du lịch tỉnh An Giang phát triển theo hướng bền vững Từ đó xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn để du lịch phát triển thích hợp với bối cảnh phát triển của du lịch tỉnh An Giang, định hướng cho ngành du lịch những bước đi hiệu quả nhất, tác động làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch sang hướng du lịch, dịch
vụ thông qua việc xác định một cách đúng hướng về cách nhìn, cách làm ăn và phải
có cách đối phó đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về du lịch, phát triển du lịch, thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang, đồng thời phân tích các quá trình và thông qua đó để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang trong những năm tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững, đồng thời qua đó phân tích chi tiết những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh An Giang;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2021;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh
An Giang trong những năm tới
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững là gì?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch?
- Làm thế nào để phát triển bền vững du lịch tỉnh An Giang?
Trang 28
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chính trong luận văn bao gồm: -Phương pháp thu thập dữ liệu;
-Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu;
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp này, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp bao gồm số liệu về thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của ngành tỉnh An Giang, giai đoạn 2019-2021;
- Phương pháp chuyên gia
Để xây dựng bộ các tiêu chí đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh An Giang, tác giả đã thực hiện khảo sát 15 công chức, viên chức, các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia, nghiên cứu đã có thể lựa chọn, lược bớt và hiệu chỉnh những nội dung không phù hợp, làm cơ sở khoa học thực hiện bộ câu hỏi khảo sát và bổ sung một số mục hỏi có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp được xây dựng và áp dụng thông qua bảng khảo sát, phỏng vẫn
những cán bộ, công chức, với mục đích thu thập thêm nhiều thông tin hơn nữa
trước khi đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh An Giang Đối tượng được khảo sát là những cán bộ nhân viên đang làm việc tại Sở VH-TT&DL, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách du lịch đến tham quan tại tỉnh An Giang
- Đối tượng khảo sát, nội dung khảo sát và cỡ mẫu khảo sát
Đối tượng khảo sát : Các cán bộ công chức, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách du lịch tại tỉnh An Giang
Cỡ mẫu : 380 – phù hợp với các quy tắc cỡ mẫu cho nghiên cứu sử dụng phân tích đa biến
Trang 29
Theo Nguyễn Đình Thọ 2011), để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn, thông thường dựa theo kinh nghiệm Trong EFA, kích thước mẫu được xác định thường dựa vào 1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100
và tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.397-398) Tác giả lựa chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu này bằng sử dụng các phân tích đa biến với kích cỡ mẫu nghiên cứu là 380, được coi phù hợp
- Phương pháp chọn mẫu:
Do điều kiện bị giới hạn về thời gian và chi phí thực hiện nên mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện convienience sampling), phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất Trong cách lấy mẫu thuận tiện, người lấy mẫu chọn các đơn vị lấy mẫu dựa vào “sự thuận tiện”, “tính dễ tiếp cận” Phương pháp này có thể được dùng trong nghiên cứu thăm dò Luck D.J & Rubin R.S (2009), tr.210-211) Trong phương pháp chọn mẫu thuận tiện, “nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được” Nguyễn Đình Thọ, tr.240)
Thời gian khảo sát : từ tháng 6/2022 - 8/2022
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp:
Sau khi thu thập các dữ liệu, tác giả thực hiện việc phân loại, sắp xếp lại theo thời gian, chủ đề và các tiêu chí cụ thể, sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp thống kê, phân tích, so sánh…;
- Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp:
Tác giả tiến hành mã hóa, nhập liệu và sử dụng phần mềm phân tích SPSS 22.0 để hỗ trợ phân tích, xử lý dữ liệu sau khi kiểm tra giá trị trong thống kê của phiếu khảo sát thu về Tác giả sử dụng thang đo Likert điểm từ 1 điểm đến 5 điểm, nên quy ước các mức điểm trung bình như sau:
Trang 305 điểm: Hoàn toàn đồng ý
4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là :
- Phương pháp phân tích: Yêu cầu sử dụng khả năng tư duy phản biện và
đánh giá dữ liệu và thông tin phù hợp với đề tài nghiên cứu Xác định các kết nối nhân quả giữa hai hoặc nhiều biến Phương pháp phân tích nhằm mục đích xác định nguyên nhân và cơ chế đằng sau sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh An Giang
- Phương pháp so sánh
Dựa vào những tiêu chí xác định, xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với đối tượng khác, so sánh theo không gian và/hoặc thời gian Tác giả vận dụng phương pháp này để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững ngành du lịch An Giang giai đoạn 2019 – 2021
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được nhằm phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá tới việc phát triển bền vững ngành du lịch An Giang
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển bền vững du lịch
Trang 31
6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
- Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn về phát triển bền vững du lịch tỉnh An Giang, thông qua việc nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý ngành du lịch xây dựng các tiêu chí theo định hướng bền vững phù hợp với bối cảnh của ngành du lịch tỉnh nhà
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ngành du lịch,
để đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng các phương án phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh An Giang
- Việc đánh giá, phân tích các kết quả nghiên cứu sẽ giúp ngành du lịch của tỉnh được đẩy mạnh và phát triển theo định hướng bền vững trong tình hình mới và trong những năm tiếp theo
7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 chương, được phân bố cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch theo hướng bền vững
Chương 2: Thực trạng về phát triển bền vững ngành du lịch An Giang và phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững ngành du lịch An Giang
Trang 32
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1 Tổng quan tài liệu
1.1 Tổng quan về các nghiên cứu của nước ngoài
Dự án “Phát triển bền vững điểm đến du lịch” của APEC (Tổ chức Hợp tác
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương), trong nhận định phát triển du lịch theo hướng bền vững là phát triển du lịch có tính đến sự đầy đủ của hiện tại và tương lai của ngành du lịch, nghĩa là đồng thời giải quyết nhu cầu của du khách bên cạnh xem xét các tác động đến các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường Sự phát triển bền vững là đạt được sự cân bằng giữa bốn trụ cột khác nhau:
+ Trụ cột Kinh tế: tạo ra sự thịnh vượng ở các cấp độ xã hội khác nhau và
giải quyết hiệu quả chi phí của các hoạt động kinh tế
+ Trụ cột Văn hóa - Xã hội: dựa trên cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người
và sự tôn trọng nhân quyền, bình đẳng của các thành viên xã hội về yêu cầu phân phối lợi ích một cách công bằng
+ Trụ cột M i trường: đề cập đến việc quản lý và bảo tồn các nguồn tài
nguyên, bao gồm tài nguyên văn hóa, đa dạng sinh học và quản lý chất thải
Năm 1992 là một năm quan trọng đối với sự bền vững Ngành khách sạn ra mắt Sáng kiến Quốc tế về Môi trường Khách sạn (IHEI), nhằm tìm giải pháp giảm tác động của khách lưu trú đối với môi trường Cùng năm đó, nhóm gây áp lực về Mối quan tâm Du lịch có trụ sở tại Vương quốc Anh đã đưa ra các hướng dẫn của riêng mình và bắt đầu tích cực vận động khu vực tư nhân quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu lập kế hoạch bền vững Hướng dẫn Quan tâm Du lịch qua các khía cạnh:
Sử dụng bền vững tài nguyên; Giảm tiêu thụ quá mức và lãng phí; Duy trì sự đa dạng; Tích hợp du lịch vào quy hoạch; Hỗ trợ kinh tế địa phương; Thu hút sự tham gia của các nền kinh tế địa phương; Tham vấn các bên liên quan và công chúng; Đào tạo cán bộ; Tiếp thị du lịch có trách nhiệm; tăng cường nghiên cứu
Trang 33“Rio+10”) Sáng kiến này lần đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển bền vững trong du lịch Hơn nữa, một hội nghị thượng đỉnh về du lịch sinh thái thế giới
đã được tổ chức tại Quebec trong cùng năm
Các tổ chức khác có liên quan đến ngành như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) hoặc Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới WTTC) đã đóng góp vào các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, động vật hoang dã và người dân địa phương do khách du lịch và ngành công nghiệp gây ra Cùng với Hội đồng Trái đất, họ khuyến khích ngành đi đầu trong việc bảo vệ môi trường ở những khu vực họ hoạt động Tương lai sẽ cho thấy nếu có một ý chí thực sự giữa các chính phủ để thực hiện các chiến lược và hành động toàn cầu đã được đề ra từ hơn một thập kỷ trước
Iwona Niedziółka, 2012), trong đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch”,
cho rằng sự cần thiết của phát triển bền vững trong du lịch do nguồn lực hạn chế và mối quan tâm đáng kể về môi trường Du lịch bền vững bao gồm các hình thức quản lý, hoạt động và phát triển du lịch nhằm bảo tồn tính toàn vẹn của thiên nhiên,
xã hội và kinh tế, văn hóa Các hướng dẫn và thực hiện quản lý về phát triển bền vững du lịch được áp dụng cho tất cả các hình thức du lịch ở tất cả các loại điểm đến, bao gồm cả du lịch đại trà và các phân khúc khác nhau của ngành du lịch Theo nghiên cứu, tính bền vững được xem xét trên 3 khía cạnh nên cần phải phân chia mục tiêu của du lịch bền vững theo 3 khía cạnh đó
Heritage Division (2004), với dự án “Các bước để hướng tới du lịch bền
vững: hoạch định một tương lai bền vững cho du lịch, di sản và môi trường”
cung cấp một phương pháp tiếp cận từng bước “để thúc đẩy quan hệ đối tác và để
Trang 34
đạt được lợi ích cho ngành du lịch, cung cấp được cái nhìn tổng quan về các bước trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý di sản, các viện nghiên cứu, ngành du lịch và các ngành công nghiệp,… Tài liệu cũng cung cấp các bước nỗ lực để tìm một ngôn ngữ chung giữa bảo tồn, quản lý và kinh doanh cũng như những nội dung cơ bản nhất về phát triển du lịch theo hướng bền vững Bảo vệ môi trường và di sản (bao gồm cả địa điểm tự nhiên, lịch sử và bản địa) cũng như phát triển kinh tế và nâng cao lợi ích của cộng đồng là mục tiêu phát triển bền vững quan trọng” Luật Bảo vệ môi trường)
Fotis Kilipirisa & Stella Zardava (2012), với “phát triển du lịch theo hướng
bền vững trong môi trường thay đổi: các vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp
du lịch (công ty lữ hành và doanh nghiệp khách sạn)”, đã nhìn nhận, việc nhận
thức về vấn đề du lịch đại chúng đã khiến các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường đã kích các phương pháp và chính sách phát triển du lịch trong quá khứ, và khuyến nghị thay thế bằng các hình thức du lịch hoàn toàn mới Nghiên cứu trình bày về lý thuyết du lịch bền vững có thể được "vận hành" dựa trên công ty du lịch đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch siêu nhỏ, các vấn đề nhất định liên quan đến cơ hội và đối xử với hình thức du lịch này Theo đó, các doanh nghiệp du lịch cần thay bằng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tích hợp các chính sách bảo
vệ và phát triển môi trường, hỗ trợ các hoạt động truyền thống thân thiện với môi trường Việc phát triển các hoạt động giải trí và thư giãn cần dựa trên khả năng của các nguồn lực địa phương và khu vực để duy trì các hoạt động đó Việc xác định các tài sản môi trường của địa phương phải được thực hiện để được bảo tồn và bảo
vệ Tài nguyên môi trường phải được các cơ cấu hành chính địa phương giáo dục, đào tạo giám sát cũng như nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Vũ Thị Hoà (2010), trong nghiên cứu “Phát triển du lịch theo hướng bền
vững tại tỉnh Nam Định”, đã phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch,
những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nam Định trong phát triển du lịch theo hướng bền vững Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, bao gồm: “Tăng cường năng lực cho cộng đồng người dân địa phương trong các
Trang 35
hoạt động du lịch; Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch theo định hướng phát triển bền vững; Chính sách phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch theo hướng bền vững; Tăng cường tuyên truyền, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch theo hướng bền vững; Khuyến khích hợp tác, đầu tư; Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch” Luật bảo vệ môi trường)
Nguyễn Duy Mậu (2011), với “Phát triển du lịch đến năm 2020 đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, từ cơ sở lý luận chung về du lịch và thị trường
du lịch, nghiên cứu đưa ra định nghĩa về du lịch phù hợp, mang tính tổng quát, khái niệm về thị trường du lịch và chức năng của thị trường du lịch, phân loại thị trường căn cứ vào các tiêu chí thông dụng Các loại hình du lịch xét trên đặc điểm địa lý và mục đích chuyến đi Đồng thời tác giả đã làm rõ định nghĩa về sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với sản phẩm du lịch và thị trường du lịch là mối quan hệ hữu cơ Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế sản phẩm lữ hành được nghiên cứu trên bình diện quốc tế với các doanh nghiệp giữ khách và nhận khách Nguyễn Duy Mậu 2011), cũng đã vận dụng lý luận của Mác - Lênin vào nghiên cứu dịch vụ du lịch, với tư cách là kết quả của quá trình phân công lao động, hàng hoá dịch vụ du lịch là kết quả lao động kết tinh trong hàng hoá và lưu thông trên thị trường dịch vụ Tác giả đã nghiên cứu tiềm năng du lịch của Tây Nguyên thông qua đánh giá toàn diện tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Đánh giá tính độc đáo, nổi trội, đặc sắc của tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Tây Nguyên Đây là
cơ sở khoa học cho định hướng xây dựng chiến lược sản phẩm của du lịch hấp dẫn,
có tính bền vững phù hợp với thị trường du lịch Phân tích, đánh giá những đóng góp tích cực của du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm Đánh giá tác động của du lịch đối với hội nhập kinh tế trên một số mặt Đồng thời, phân tích mặt mạnh; mặt yếu; nguyên nhân; cơ hội và thách thức của du lịch Tây Nguyên trong quá trình phát triển để có một cách nhìn khách quan và tổng quát nhằm đưa ra các giải pháp phát triển thích hợp
Trang 36
Trương Trí Thông (2020), với “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du
lịch theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, nhằm mục đích: phân tích các nhân tố ảnh hưởng và sự phát triển du lịch
theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở Hà Tiên, tỉnh thông qua đánh giá của du khách Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch theo hướng bền vững tại đây Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo hướng bền vững tại các điểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, bao gồm: thể chế chính sách, an toàn và an ninh, môi trường, đường sá và cơ sở lưu trú, văn hóa, con người, kinh tế, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, dịch vụ giải trí và bãi đậu xe
Nguyễn Diệp Phương Nghi 2017), trong đề tài “Quản lý Nhà nước về phát
triển du lịch theo hướng bền vững tại địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”, nhận định, quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo du lịch phát triển bền
vững theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa, tôn giáo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch Bên cạnh việc khắc phục những thiếu sót bất cập, cần đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia, hỗ trợ phát triển, làm tốt công tác chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược sản phẩm trên cơ sở dự báo đúng, phù hợp với từng loại thị trường Với tinh thần đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo với mong muốn tìm ra những giải pháp tối
ưu góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch nhằm thúc đẩy du lịch Trà Vinh phát triển một cách bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bao gồm:
- “Hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững đối với kinh tế Nâng cao năng lực về tổ chức quản lý; Đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đồng thời phát triển các loại hình
du lịch; Thu hút đầu tư phát triển và tăng cường phối hợp liên ngành trong du lịch; Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch; Đào tạo và nâng cao nhận thức nguồn nhân lực)” Luật bảo vệ môi trường)
Trang 37Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống)” (Luật bảo vệ môi trường)
1.2 Các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm về du lịch
Định nghĩa về du lịch, theo Luật Du lịch (2005), Khoản 1, Điều 4: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Luật Du lịch, 2005)
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (1994), khái niệm về du lịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: “Du lịch bao gồm các hoạt động của những người đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ, không quá một năm liên tiếp, cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” United Nations, World Tourism Organization, 1994, tr.5)
Theo Dudokh D 2009), “Hunziker và Krapf 1941) định nghĩa du lịch là tổng của các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ việc đi lại và cư trú của người không cư trú, trong chừng mực họ không thường trú và không kết nối với bất
kỳ hoạt động có thu nhập” Dudokh D, 2009, tr.3)
Theo Holloway J.C và cộng sự 2009) “Du lịch chỉ là một loại hình hoạt động được thực hiện trong một khoảng thời gian giải trí” Giải trí được định nghĩa
là “thời gian rãnh rỗi” hoặc “thời gian được sắp đặt của một người” và do đó có thể được thực hiện để nắm lấy bất kỳ hoạt động ngoài công việc và nhiệm vụ bắt buộc (Holloway J.C và cộng sự, 2009, tr.6)
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu du lịch “không chỉ đơn thuần của một hoạt động mà là tổng hoà nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch Nhu cầu du lịch của người du lịch là yếu tố dẫn đến sự phát sinh của toàn bộ
Trang 38
hoạt động du lịch Đối tượng trực tiếp của hành vi du lịch là di tích, cảnh quan và vật mua sắm Sự tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau giữa người du lịch và tài nguyên du lịch thông qua một cơ chế thị trường để tiến hành vận động mới có thể thực hiện, vì thế ngành du lịch làm trung gian môi giới giữa hai đối tượng ấy, làm hình thành thị trường du lịch, làm hài hòa và thực hiện quan hệ giữa sự tiêu dùng của người du lịch và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch” (Luật bảo vệ môi trường)
Đây là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại và lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí… của du khách Có thể thấy, du lịch là một hoạt động gồm có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể đa dạng: hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội
1.2.2 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch được định nghĩa “là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Luật du lịch, 2017)
Du lịch là một ngành dịch vụ tổng hợp, thỏa mãn nhu cầu cho du khách về khám phá, trải nghiệm, thưởng thức… sự kết hợp với nhiều ngành và dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ
Theo Kotler & Turner 1994), “Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng” Kevin, 1993)
Tóm lại, sản phẩm du lịch bao gồm hữu hình và vô hình, có thể sở hữu hay cảm nhận, có thể là tinh thần hay vật chất Một số sản phẩm du lịch chính như:
- Dịch vụ lưu trú: Đây là dịch vụ quan trọng, nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ của
du khách trong chuyến đi
Trang 39- Sản phẩm lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ: Thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nguồn lực cơ sở hạ tầng, các dịch vụ an toàn và bảo mật,…
“Nếu có sự kết hợp tốt giữa ngành du lịch và các ngành, dịch vụ liên quan sẽ
là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đem lại nguồn thu rất lớn.” (Luật bảo vệ môi trường)
1.2.3 Điểm đến du lịch
Khoản 7, Điều 3, Luật Du lịch 2017), thì “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên
du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” Luật du lịch , 2017)
Theo Michał Żemla 2016), “điểm đến du lịch là khu vực địa lý, có chứa đặc điểm cảnh quan và văn hóa mà vị trí nơi đó cung cấp sản phẩm du lịch, tức là cung cấp các cơ sở giao thông vận tải – chỗ ở – thực phẩm và ít nhất có một hoạt động nổi bật hoặc trải nghiệm” Zemla, 2016, tr.2)
Theo Corina Larisa Bunghez 2016), điểm đến du lịch là địa điểm hoặc không gian địa lý nơi khách du lịch hoặc điểm dừng chân du lịch cho một đêm hoặc trong một khoảng thời gian, hoặc điểm cuối của kỳ nghỉ của du khách, cho dù họ đang đi du lịch hay đi du lịch với mục đích kinh doanh Corina, 2016, tr.2)
Theo Vengesayi (2003), Tổ chức Du lịch Thế giới gần đây đã định nghĩa điểm đến “là một lãnh thổ cụ thể nơi khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm và có các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, tính hấp dẫn và các tài nguyên du lịch với biên giới hành chính và vật chất xác định việc quản lý, hình ảnh và cảm nhận của năng lực cạnh tranh thị trường (Vengesayi, 2003, tr.638)” (Luật bảo vệ môi trường)
Trang 40
Qua đó cho thấy, khái niệm về điểm đến du lịch là một phạm trù rất rộng, là một đất nước, là một địa phương, là một thành phố, thị xã…Do đó, chúng ta cần xác định đúng ý nghĩa điểm đến du lịch và những yếu tố tạo nên điểm đến nhằm quản lý tốt hơn
1.2.4 phát triển du lịch theo hướng bền vững
1.2.4.1 Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” đã được các nhà nghiên cứu nhìn nhận với nhiều góc độ khác nhau Theo đó, hai yếu tố cơ bản của khái niệm phát triển bền vững, tức là phát triển phải có tính chất bền vững và tính bền vững có trước sự hình thành của chính khái niệm này (Tomislav Klarin, 2018, tr.68)
Theo Tomislav Klarin (2018), Sharpley (2000), cho rằng sự phát triển và tính bền vững có thể ở cạnh nhau, trong đó cả hai đều có thể có xu hướng cản trở nhau, trong khi các nhà kinh tế học tân cổ điển nhấn mạnh rằng không có mâu thuẫn giữa bền vững và phát triển Tuy nhiên, Lele, 1991) Sachs 2010: 28) cũng gợi ý rằng làm thế nào để không có sự phát triển nếu không có bền vững hoặc bền vững mà không phát triển Tomislav Klarin, 2018, tr.68) Dưới đây là một số quan điểm về
“phát triển bề vững” của các nhà nghiên cứu:
- “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ (WCED, 1987)” (Luật bảo vệ môi trường)
- “Phát triển bền vững là chương trình làm thay đổi quá trình phát triển kinh
tế nhằm đảm bảo chất lượng cơ bản của cuộc sống, đồng thời bảo vệ các hệ sinh thái có giá trị và các cộng đồng khác” (Vander-Merwe & Van-der-Merwe, 1999);
- Phát triển bền vững mang lại khả năng tương tác không giới hạn về thời gian giữa xã hội, hệ sinh thái và các hệ thống sống khác mà không làm nghèo đi các nguồn lực quan trọng (Marin và cộng sự, 2012);
- “Phát triển bền vững là phát triển bảo vệ môi trường, vì môi trường bền vững cho phép phát triển bền vững”(Duran và cộng sự, 2015)