Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆ
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN NĂM 2018 - 2022
SKC008263
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN VĂN PHONG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN VĂN PHONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH
VỤ TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2018 - 2022
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Người hướng dẫn khoa học:
TS Trần Minh Hải
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023
Trang 3QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
Trang 9LÝ LỊCH KHOA HỌC
Trang 11LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh không liên đới trách nhiệm
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày …… tháng … năm 2023
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Phan Văn Phong
Trang 12LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy đã tạo mọi điều kiện cho lớp học cũng như đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian khoá học
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn là TS Trần Minh Hải Thầy đã hướng dẫn cho tôi tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn Thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức rất bổ ích về lĩnh vực kinh tế tập thể cũng như những phương pháp nghiên cứu khoa học
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được cảm ơn các cán bộ đang công tác các phòng ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú đã cung cấp những số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn
Người thực hiện
Phan Văn Phong
Trang 13TÓM TẮT NỘI DUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG HỌP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Những năm gần đây, hoạt động hiệu quả của mô hình hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) đã góp phần thực hiện tốt tiêu chí đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở từng địa phương Đặc biệt, mô hình HTXNN đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp của người dân
Nhìn chung, các HTXNN trên địa bàn huyện Châu Phú trong thời gian qua hoạt động tương đối có hiệu quả, bước đầu góp phần giải quyết đầu ra của sản phẩm nông nghiệp nên được người dân đồng tình ủng hộ, tạo được niềm tin cho thành viên, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về mô hình kinh tế hợp tác, cụ thể thời gian qua huyện có 19 HTXNN trong đó 11 HTX chủ yếu làm dịch vụ bơm tưới chiếm
tỉ lệ 57,89% tuy nhiên, hoạt động dịch vụ của HTX còn đơn giản, các HTX chỉ làm dịch vụ tưới tiêu, còn các dịch vụ khác như cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, thu hoạch và liên kết tiêu thụ nông sản vẫn còn hạn chế, du lịch đa phần là mới thành lập các dịch vụ là dịch vụ kinh tế, chưa xuất hiện nhiều những dịch vụ xã hội mang lại những lợi ích, sự thuận tiện đáp ứng được nhu cầu của thành viên HTX, số lượng thành viên của HTX còn rất ít Trình độ năng lực quản lý điều hành HTX yếu, thụ động, chưa nhạy bén và chủ động tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX còn trông chờ vào sự hỗ trợ giải quyết của chính quyền xã, huyện…, năng lực quản lý về tài chính còn hạn chế, thiếu vốn hoạt động nên không mở rộng được các dịch vụ
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” là đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý
kinh tế, sẽ xác lập cơ sở khoa học - thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở địa phương Ở đây, những kết quả điều tra, nghiên cứu thực hiện đề tài; từ sự phân tích sâu sắc thực tiễn là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về thực trạng phát triển hợp tác xã tại huyện Châu Phú những năm qua Từ đó, luận văn
Trang 14đề ra 02 nhóm giải pháp lớn với 08 giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã kiểu mới, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của hợp tác xã, nâng cao hơn nữa vai trò của hợp tác xã trong sự phát triển kinh tế, bảo đảm
an sinh xã hội thể hiện qua các chính sách gần đây của nhà nước nhằm thúc đẩy kinh
tế tập thể phát triển đặc biệt là các HTXNN
Trang 15SUMMARY OF CONTENT
ENHACING THE EFFICIENCY OF SERVICE BUSINESS IN
AGRICULTURAL COOPERATIVES IN CHAU PHU DISTRICT, AN
GIANG PROVINCE
In recent years, Agricultural cooperatives have achieved high efficiency It has contributed to renewing the form of production organization in the construction of new rural areas in each locality Moreover, agricultural cooperatives are increasingly affirming the important role of orienting, supporting and improving economic efficiency for agricultural products of the people
In general, Agricultural cooperatives in Chau Phu area have been put into operation relatively effectively This is the first step to solve the output problem for the business products Therefore, people agree to support and create trust
Besides, it also helps to raise people's awareness about cooperative economy, specifically there are 19 agricultural cooperatives In which, there are 11 cooperatives mainly doing irrigation pumping services, it accounts for 57.89% of the total
In addition to the benefits mentioned above, cooperatives also have many limitations
First, the cooperative's activities are simple, mainly irrigation pumping services Secondly, the cooperative is still limited in terms of supplying agricultural materials, tilling, harvesting and linking to consume agricultural products
Moreover, tourism is a newly established service, mostly other economic services And social services have not been popularized, have not brought benefits and convenience, and have not met the needs of cooperative members It results in a very small number of members
The level of management capacity is still weak, passive, not sensitive and proactive to solve difficulties in production and business activities of cooperatives It also depends on the support from the commune, district, etc
"Improving the efficiency of service business in agricultural cooperatives in Chau Phu district, An Giang province" is the topic of Master's thesis majoring in
Trang 16economic management, which will establish a scientific and practical basis for the development local sustainable tourism development Here, the results of the investigation, research and implementation of the topic from in-depth analysis from practice are the necessary source of material for the proper recognition and assessment of the current situation of cooperative development in Chau Phu district
in recent years
Since then, this thesis proposes two large groups of solutions with eight specific solutions to encourage and create conditions to promote the development of new-type cooperatives, to maximize the potential and advantages of cooperatives In addition, further enhancing the role of cooperatives in economic development and ensuring social security is reflected in recent government policies to promote collective economic development, especially in agricultural cooperatives
Trang 17MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i
LÝ LỊCH KHOA HỌC vii
LỜI CAM ĐOAN ix
LỜI CẢM ƠN x
TÓM TẮT NỘI DUNG xi
SUMMARY OF CONTENT xiii
MỤC LỤC xv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xviii
DANH SÁCH CÁC BẢNG xix
DANH MỤC HÌNH xx
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu HTXNN 4
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRONG HỢP TÁC XÃ 8
1.1 Khái niệm Hợp tác xã và phân loại Hợp tác xã 8
1.1.1 Khái niệm Hợp tác xã ở một số nước 8
1.1.2 Khái niệm Hợp tác xã ở Việt Nam 9
1.1.3 Khái niệm về các loại hình dịch vụ 11
1.2 Khái niệm về bản chất của HTX 12
1.2.1 Sở hữu kép 12
1.2.2 Thị trường kép 12
1.2.3 Có trách nhiệm với xã hội 14
Trang 181.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ của HTX 14
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 14
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 18
1.3.3 Các yếu tố nội tại của HTX 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG HỢP TÁC XÃ TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG 22
2.1 Giới thiệu tổng quan địa bàn nghiên cứu 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Phú 22
2.1.2 Lĩnh vực kinh tế 24
2.1.3 Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội 28
2.1.4 Tình hình phát triển HTX tại huyện Châu Phú 30
2.2 Phân tích tình hình hoạt động trong các hợp tác xã tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 35
2.2.1 Thực tế hoạt động của hợp tác xã tại huyện Châu Phú 35
2.2.2 Phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của HTX 50
Tiểu kết chương 2 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ 53
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 53
3.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển htxnn tại huyện Châu Phú 55 3.2.1 Quan điểm phát triển 55
3.2.2 Dựa vào kết quả khảo sát của đề tài 56
3.2.3 Mục tiêu phát triển 56
3.2.4 Định hướng phát triển 57
3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh HTX tại huyện Châu Phú 58 3.3.1 Đa đạng hóa dịch vụ 58
3.3.2 HTX nâng cao chất lượng dịch vụ cho thành viên: 62
3.3.3 Giảm chi phí 63
3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64
3.3.5 HTX kết hợp các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước 64
Trang 193.4 Nhóm giải pháp chính sách 65
3.4.1 Chính sách tín dụng 65
3.4.2 Chính sách đào tạo 66
3.4.3 Chính sách Marketing 67
3.4.4 Chính sách khác 68
PHẦN KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
Trang 20DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa NTTS
HTX
Nuôi trồng thủy sản Hợp tác xã
Trang 21DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Sự hình thành và phát triển của HTX tại huyện Châu Phú 31
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của HTX huyện Châu Phú 36
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ 39
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát loại hình kinh doanh mới 56
Trang 22DANH MỤC HÌNH
HÌNH TRANG Hình 2.1: Bản đồ hành chính của huyện Châu Phú 22 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sự hình thành và phát triển của HTX tại huyện Châu
Phú 32
Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ xếp loại các HTXNN của huyện Châu Phú 35 Hình 2.4: Biểu đồ số lượng HTXNN kinh doanh từng loại dịch vụ năm 2022 37 Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của thành viên ban điều hành 42 Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu độ tuổi của thành viên ban điều hành 42 Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của Giám đốc điều hành 43 Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu độ tuổi của Giám đốc điều hành 43 Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn của Kế toán 44 Hình 2.10: Biểu đồ số lượng thành viên bình quân của HTX huyện Châu Phú giai
đoạn 2018 – 2022 46
Trang 23PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của UBND huyện Châu Phú năm 2022, toàn huyện có 27 HTX, trong đó có 23 HTX nông nghiệp đang hoạt động, 02 HTX thủy sản, 01 HTX cây cảnh, 01 HTX giao thông; hiện có 03 HTX nông nghiệp đang làm hồ sơ xin giải thể
tự nguyện, tăng 08 HTX so với năm 2020
Hợp tác xã nông nghiệp: tất cả các HTX đã chuyển đổi đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012 Tổng diện tích phục vụ là 10.457 ha (trong đó diện tích đất của các thành viên là 3.560 ha, ngoài thành viên 6.897 ha), chiếm 23,8% diện tích sản xuất Tổng doanh thu bình quân của HTX là 1.932 triệu đồng/năm Lợi nhuận bình quân HTX là 204.66 triệu đồng/năm Thu nhập bình quân của một thành viên tham gia là 9,2 triệu/năm
Thấy được sự đóng góp hết sức quan trọng của HTX, Huyện ủy và UBND huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX kiểu mới, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của HTX, nâng cao hơn nữa vai trò của HTX với sự phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội đã được thể hiện qua việc áp dụng những chính sách của Nhà nước gần đây như: triển khai Luật HTX năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX năm 2012 và Thông tư số 83/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các HTX và các văn bản liên quan đến hoạt động HTX; Kế hoạch 639/KH-UBND ngày 17/10/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án phát triển 15.000 HTX, Liên hiệp HTX NN hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 Ngoài ra, UBND huyện còn ban hành một số văn bản phù hợp với thực tế địa phương như Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc phát triển kinh tế tập thể huyện Châu Phú; Thông báo số 10/TB-UBND ngày 10/02/2017 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn các xã, thị trấn; Kế hoạch 147/KH-UBND ngày 04/9/2019 về việc củng cố, nâng chất, thành lập mới hợp tác
xã, tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Phú năm 2019
Trang 24Kết quả kiểm tra báo cáo tài chính của HTX năm 2020 phân loại như sau: có
06 HTX khá (Đức Thành, Vĩnh Thạnh, Thành Lợi, Long Phú, Bình Thành, Bình Chánh) đạt tỉ lệ 31,57%; 03 HTX Trung Bình (Hòa An, Thanh Tâm, Lợi Phát) đạt tỉ
lệ 15,78%; 07 HTX mới thành lập không phân loại (TMDV DL Khánh Hòa, Phú Hào,
Bờ Dâu, Hưng Điền, TMDV nuôi lươn Việt gap, TMDV DL Phước Lộc Thạnh, Cây
ăn trái Ô Long Vĩ); 03 HTX ngừng hoạt động huyện đang hỗ trợ hợp tác xã củng cố hoặc giải thể tự nguyện (Hòa Thuận, Phú Thuận, Tân Phú Thuận); số lượng thành viên xin ra khỏi HTX 73 TV chiếm tỉ lệ 11,09%; số HTX sản xuất kinh doanh có lãi
09 HTX chiếm tỉ lệ 47,36%; trung bình 01 HTX góp phần tạo việc làm cho khoảng
21 lao động tại địa phương; Số lượng HTX có tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp 05 So với toàn tỉnh huyện Châu Phú hiện có 19/180 HTXNN chiếm tỉ lệ 10,6% số lượng HTXNN toàn tỉnh
Về lĩnh vực hoạt động: năm 2020 huyện có 19 HTXNN trong đó 11 HTX chủ yếu làm dịch vụ bơm tưới chiếm tỉ lệ 57,89% Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của HTX còn đơn giản, các HTX chỉ làm dịch vụ tưới tiêu, còn các dịch vụ khác như cung ứng vật tư nông nghiệp, làm đất, thu hoạch và liên kết tiêu thụ nông sản vẫn còn hạn chế,
du lịch đa phần là mới thành lập các dịch vụ là dịch vụ kinh tế, chưa xuất hiện nhiều những dịch vụ xã hội mang lại những lợi ích, sự thuận tiện đáp ứng được nhu cầu của thành viên HTX, số lượng thành viên của HTX còn rất ít Trình độ năng lực quản lý điều hành HTX yếu, thụ động, chưa nhạy bén và chủ động tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX còn trông chờ vào sự hỗ trợ giải quyết của chính quyền xã, huyện…, năng lực quản lý về tài chính còn hạn chế, thiếu vốn hoạt động nên không mở rộng được các dịch vụ
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy thực trạng HTX huyện Châu Phú đến năm 2022 tuy có tăng về số lượng từ 19 HTX năm 2020 lên 27 HTX năm 2022, trong đó có 23 HTXNN Đa phần HTXNN huyện Châu Phú chỉ xem việc phục vụ bơm tưới là dịch vụ kinh doanh chính của HTX, chưa chú trọng đến phát triển đa dịch
vụ và hiệu quả của các dịch vụ kinh doanh đó là lý do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp
Trang 25tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang gian đoạn 2018 – 2022” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ trong HTXNN tại huyện Châu Phú, từ
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong HTXNN tại
huyện Châu Phú giai đoạn năm 2018 – 2022
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung đề ra thì cần đạt được mục tiêu cụ thể như sau:
- Tổng hợp các lý thuyết và quan điểm có liên quan đến HTX và kinh doanh
dịch vụ trong HTX làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá trong chương 2
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ trong HTXNN tại huyện Châu Phú giai đoạn 2018 – 2022
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong
HTXNN tại huyện Châu Phú giai đoạn năm 2018 – 2022
3 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng kinh doanh dịch vụ của các HTXNN tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
3.2 Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát của đề tài là các thành viên của HTX, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát các HTXNN trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; là các cán bộ lãnh đạo phụ trách kinh tế xã hội có liên quan đến quản lý, hỗ trợ phát triển HTX tại các xã, thị trấn và các ngành đoàn thể huyện phụ trách
4 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTXNN huyện Châu Phú giai đoạn 2018 – 2022 bao gồm cả nhóm dịch vụ kinh tế nông nghiệp và nhóm dịch vụ phát sinh lợi ích cho thành viên của các HTXNN tại
Trang 26huyện Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ HTXNN tại huyện Châu Phú giai đoạn năm 2018 – 2022
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện khảo sát tại 12/13 xã, thị trấn tại huyện Châu Phú Huyện có 13 xã, thị trấn; chia làm 2 vùng khảo sát (vùng 1, vùng 2) theo sự tương đồng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Vùng 1 là vùng trục Quốc lộ 91 bao gồm các đơn vị hành chánh Mỹ Đức, Khánh Hòa, Mỹ Phú, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thủy (do thị trấn Cái Dầu không có HTX nên không khảo sát) Vùng 2 là vùng trong gồm các đơn vị Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây, Bình Phú, Bình Chánh
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 đến năm 2022
5 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu HTXNN
Trình bày những phương pháp nghiên cứu, khung lí thuyết dự định sẽ sử dụng
để giải quyết các mục tiêu cụ thể đã nêu ở phần 3 Cụ thể như sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 1
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của hợp tác xã tại tỉnh An Giang nói chung và huyện Châu Phú nói riêng
5.1.2 Phương pháp triển khai
- Tìm hiểu các tài liệu có sẵn trên các phương tiện truyền thông như: báo, đài, internet…
- Tìm từ các nghiên cứu trước đó về lĩnh vực HTX
- Tìm từ các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Báo cáo của Chính phủ, Nhà nước và các Sở - Ban ngành cấp tỉnh, huyện
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của các ngành, UBND huyện, tỉnh
Trang 27liên quan đến HTX như Liên minh HTX tỉnh An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chi cục HTX…
5.2 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể 2
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTXNN huyện Châu Phú giai đoạn 2018 – 2022 và so sánh với số liệu bình quân chung của tỉnh An Giang trong cùng kỳ
5.2.1 Khung lý thuyết
Trình bày những cơ sở lý thuyết, tiêu chí đánh giá so sánh kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ kinh tế trong HTX
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh các dịch vụ mang lại lợi ích, sự thuận tiện cho các thành viên của HTX
- Mô tả một số hiệu quả kinh doanh trong HTXNN nhưng chưa được các văn bản pháp luật hay các nghiên cứu đưa vào thành văn bản chính quy vì tính chất đặc thù của dịch vụ trong HTXNN
5.2.2 Phương pháp triển khai
- Sử dụng chủ yếu số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được phỏng vấn (thành viên HTX và Ban quản lý HTX gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát HTX)
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp một số nhà quản lý, lãnh đạo các
cơ quan cấp xã thị trấn, các ngành có liên quan đến việc quản lý HTX
- Quan sát thực tế mô hình HTX
5.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thứ cấp qua các tài liệu sẵn có như báo cáo của UBND huyện, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch, Niên giám thống kê hàng năm của huyện Châu Phú, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu liên quan khác của các
cơ quan liên quan, tìm hiểu các tài liệu có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo chí, tạp chí, internet…liên quan đến HTX tại một số địa phương trong
nước
5.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trang 28- Địa bàn nghiên cứu có tổng số 27 HTX tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 23 HTXNN đang hoạt động trong đó thu thập thông qua các mẫu điều tra thực tế
bằng bảng câu hỏi đối với thành viên HTX 25 phiếu, và Ban quản lý HTX gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát HTX 30 phiếu, thành viên 30 phiếu, Nông dân trong vùng phục vụ 15 phiếu Ngoài ra, số liệu sơ cấp còn được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách phát triển HTX
Vậy nghiên cứu sẽ chọn khảo sát 100% tổng thể các HTXNN trong phạm vi
nghiên cứu (23 HTXNN) và được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
- Phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo các ban ngành liên quan như: UBND các
xã, thị trấn, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Nông nghiệp
- Tham quan thực tế mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác
5.2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, phân tích và dự báo các kết quả dựa trên các quan sát, các số liệu thống kê được, để làm căn cứ xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong HTXNN tại huyện Châu Phú
5.3 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu cụ thể số 3
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong HTX NN tại huyện Châu Phú giai đoạn năm 2018 – 2022
5.3.1 Khung lý thuyết
Từ kết quả đánh giá thực trạng ở chương 2, chương này sẽ tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong HTXNN tại huyện Châu Phú giai đoạn năm 2018 – 2022
5.3.2 Phương pháp triển khai
Tổng hợp các kết quả phân tích đánh giá tại chương 2, đề tài sẽ dùng các phương pháp phân tích, quy nạp và so sánh để lựa chọn các giải pháp khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong HTXNN tại huyện Châu Phú giai đoạn năm 2018 – 2022
Trang 30PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRONG HỢP TÁC XÃ
1.1 Khái niệm Hợp tác xã và phân loại Hợp tác xã
1.1.1 Khái niệm Hợp tác xã ở một số nước
Trong Luật Hợp tác xã của các nước trên thế giới cũng như một số tổ chức quốc tế hầu hết chương đầu tiên đều đưa ra khái niệm HTX để khẳng định HTX là một “tổ chức kinh tế có đặc thù riêng” và được điều chỉnh bởi luật HTX, có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định bản chất tổ chức HTX
Theo Liên minh HTX quốc tế (International cooperative alliance - ICA): “Hợp tác xã là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” Năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện “Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết Theo truyền thống của những người sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm
xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì định nghĩa: “Hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”
Nước Đức thì định nghĩa: “Hợp tác xã đã đăng ký là hiệp hội với số lượng thành viên không hạn chế, nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các thành viên thông qua cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”
Trang 31Luật Hợp tác xã của Philippines thì định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức tập hợp nhiều cá nhân tham gia, tự nguyện, cùng nhau góp vốn trên tinh thần công bằng, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo pháp luật, chia sẻ quyền lợi cũng như rủi
ro theo các nguyên tắc quốc tế về hợp tác xã”
Luật Hợp tác xã của Singapore định nghĩa: “Hợp tác xã là một hiệp hội: (a) Nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích kinh tế của thành viên theo các nguyên tắc hợp tác xã; (b) Cùng với mục tiêu thúc đẩy lợi ích kinh tế cho thành viên dựa trên các nguyên tắc hợp tác xã, góp phần thúc đẩy lợi ích kinh tế của một bộ phận hay toàn xã hội; hoặc (c) Thành lập nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hiệp hội đã đề cập đến trong phần a và b”
Như vậy, tuy cách trình bày khác nhau nhưng định nghĩa HTX trong luật của các nước đều thể hiện được một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, HTX là sự liên kết của những người cùng tham gia
Thứ hai, HTX là một tổ chức kinh doanh
Thứ ba, HTX là một đơn vị kinh doanh được quản lý theo nguyên tắc dân chủ Thứ tư, mục đích của HTX là phục vụ lợi ích chung của các xã viên và lợi ích cộng
đồng
1.1.2 Khái niệm Hợp tác xã ở Việt Nam
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới… các hợp tác xã nó là nữa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Hợp tác xã là thành phần thứ hai trong năm thành phần kinh tế ở nước ta” Xét theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, Người cho rằng: “Hợp tác xã tức là
sở hữa của nhân dân lao động… Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu của nhân dân lao động Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển” Người khẳng định hợp tác xã là khâu chính thúc đẩy cải cách xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, Người cho rằng HTX có thể thành lập ở cả trong công sở, hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền… và nhất là ở nông thôn với nhiều loại hình: tín dụng, tiêu thụ, sản xuất, mua bán
Theo đó, trước năm 1986 ở nước ta, khái niệm HTX được định nghĩa dựa trên
cơ sở tập thể hóa quyền sở hữu ruộng đất, tập thể hóa lao động và các tư liệu sản xuất
Trang 32khác của nông hộ, xóa bỏ tư cách chủ thể kinh doanh của mỗi nông hộ, biến người lao động trong mỗi nông hộ trở thành người lao động bộ phận của một đơn vị tổ chức lao động hợp tác là HTX Tại đó, quyền tự chủ của người dân bị hạn chế, các quyết định về sản xuất, kinh doanh đều do tập thể quyết định
Tháng 3 năm 1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IX đã ban hành Luật Hợp tác xã Theo đó, HTX được định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Hợp tác xã sửa đổi, bổ sung Theo đó, HTX được định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật
Ngày 20 tháng 11 năm 2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Hợp tác xã mới thay thế Luật Hợp tác xã 2003 Theo đó, tại đây HTX được định nghĩa: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX
Từ khái niệm HTX ở một số nước nêu tại phần 1.1.1, so sánh với khái niệm HTX ở Việt Nam (theo Luật HTX năm 2012) có sự tương đồng, đó là đều quy định HTX là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện lập ra, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu, nguyện vọng chung của thành viên về kinh tế, xã hội và văn hóa, hoạt động
Trang 33tuân theo các nguyên tắc hợp tác xã Hình thành HTX là một quá trình hoàn toàn tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con người trong các hoạt động kinh tế
* Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp:
Căn cứ khái niệm hợp tác xã mà Luật hợp tác xã năm 2012 đã đưa ra thì Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình hợp tác xã Đối với hợp tác xã nông nghiệp thì loại hình này được hiểu là một tổ chức về nông nghiệp với số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên cùng tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời hợp tác xã tạo ra việc làm cho những người nông dân, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tập thể các thành viên về tạo ra sản phẩm cũng như lợi nhuận đối với các hoạt động nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp cũng như các hợp tác xã khác là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bình đẳng và
dân chủ
1.1.3 Khái niệm về các loại hình dịch vụ
1.1.3.1 Dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ nông nghiệp được hiểu là những hoạt động tạo ra những điều kiện,
những yếu tố và động tác cần thiết cho một quá trình sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm nào đó trong nông nghiệp (ví dụ: cung ứng giống cây trồng, con gia súc, làm đất, tưới tiêu, bảo vệ đồng điền và phòng trừ sâu bệnh,…), mà người sản xuất không
có sẵn, không thể làm hoặc tạo ra được, hoặc nếu tự làm thì không có hiệu quả, cho nên họ phải tiếp nhận các điều kiện, các yếu tố đó từ bên ngoài bằng các hình thức khác nhau như: mua, bán, trao đổi, thuê và nhờ,…
Đặc điểm của dịch vụ nông nghiệp:
Trang 341.1.3.2 Dịch vụ phi nông nghiệp
Dịch vụ phi nông nghiệp được hiểu là những hoạt động không phục vụ vào quy trình sản xuất nông nghiệp, những hoạt động chủ yếu là về lĩnh vực thương mại – dịch vụ, phục vụ cho đời sống kinh tế, văn hóa, thể dục – thể thao, sức khỏe… như dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ sân bóng đá, bóng chuyền, hồ bơi, dịch vụ cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, dịch vụ giữ trẻ, dịch vụ y tế, cứu thương…
* Đặc điểm của dịch vụ phi nông nghiệp:
- Diễn ra liên tục trong năm
- Một số dịch vụ cần vốn đầu tư lớn
- Đa số các dịch vụ có thể định giá dễ dàng
1.2 Khái niệm về bản chất của HTX
Theo Tiến sỹ Trần Minh Hải, bản chất của HTX bao gồm nhiều tính kép mà các loại hình kinh tế khác không thể hiện được
1.2.1 Sở hữu kép
Thành viên là người đồng sở hữu, quản lý hợp tác xã theo nguyên tắc dân chủ
và là người sử dụng dịch vụ của hợp tác xã:
- Thành viên với tư cách là những người đồng sở hữu hợp tác xã
- Hội đồng quản trị được bầu ra để đảm nhiệm chức năng chăm sóc lợi ích của thành viên Họ đại diện cho thành viên
- Ban điều hành và đứng đầu là giám đốc hợp tác xã có nhiệm vụ bảo đảm
“doanh nghiệp” hợp tác xã hoạt động có hiệu quả nhất
- Nhân viên là những người trực tiếp cung ứng các dịch vụ cho thành viên Họ mưu tìm lợi ích từ hợp tác xã qua chế độ lương và phúc lợi xã hội
1.2.2 Thị trường kép
Thị trường bên ngoài là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính các thành viên HTX, còn thị trường bên trong là thị trường dịch vụ do HTX cung cấp cho thành viên (giá dịch vụ do HTX tự quyết định) Như vậy khi HTX hoạt động dịch vụ mua bán, cung ứng - tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho thành viên thì HTX thực hiện bản chất kép về thị trường HTX có quy mô càng lớn và cung cấp nhiều dịch vụ cho thành viên thì bản chất kép của thị trường thể hiện càng rỏ
Trang 35* Bản chất kép:
Thành viên vừa là chủ sở hữu HTX vừa là khách hàng mua (sử dụng) dịch vụ của HTX Thành viên phải góp vốn để HTX tổ chức cung ứng các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên, thành viên phải trả phí sử dụng dịch vụ
Bản chất kép của HTX thể hiện càng cao khi thành viên của HTX sử dụng càng nhiều dịch vụ của HTX Bản chất này đúng trong mọi loại hình dịch vụ của HTX từ dịch vụ sản xuất, thị trường đến dịch vụ đời sống cho thành viên
* Tự giúp đỡ lẫn nhau:
HTX được thành lập do các hộ tự liên kết lại, không phải do UBND xã, phường đứng ra thành lập Thành viên do HTX tự chọn, không phải đồng nhất HTX với qui
mô toàn thôn, xã
HTX thành lập để các thành viên cùng liên kết nhau thực hiện những dịch vụ
mà từng hộ cá nhân nông dân thực hiện không được hay thực hiện được nhưng hiệu quả không cao, mỗi thành viên có một đóng góp nhỏ vào HTX nhưng nhiều thành viên cùng đóng góp sẽ tạo thành quy mô lớn hơn, giá trị cao hơn để HTX có khả năng đầu tư, mua sắm các máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng đề cùng nhau sử dụng chung
Ví dụ: Thành viên góp tiền đầu tư xây dựng trạm bơm điện thay cho trạm bơm dầu; thành viên góp tiền để mua máy gặt đập liên hợp dùng chung cho các thành viên
và làm dịch vụ cho hộ nông dân bên ngoài HTX khi đã hoàn thành dịch vụ cho thành viên
* Sở hữu kép và hoạch toán kép:
Các thành viên sở hữu tài sản của mình để sản xuất, kinh doanh, đồng thời sở hữu một phần trong tài sản, lợi nhuận của HTX Với tư cách là một doanh nghiệp, HTX cung ứng các dịch vụ cho thành viên có thu tiền để trang trải chi phí, duy trì hoạt động, không để lỗ Do đó phải hạch toán hoạt động của HTX Còn mỗi thành viên do có tài sản riêng và sản xuất, kinh doanh riêng nên phải hạch toán hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, tự chịu trách nhiệm về lời, lỗ của mình
* Giám sát kép:
Trang 36Định kỳ Liên minh HTX cấp trên tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của các HTX và bản thân từng HTX cũng tự kiểm tra, giám sát hoạt động của mình thông qua hoạt động của Ban Kiểm soát
1.2.3 Có trách nhiệm với xã hội
HTX sản xuất, kinh doanh phải bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển cộng đồng dân cư
Dịch vụ của HTX vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang lại lợi ích xã hội cho cộng đồng khi quy định của HTX năm 2012 có những quy định rất nhân văn cho mọi tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào HTX Ví dụ: Muốn trở thành thành viên của HTX thì người nông dân chỉ cần góp vốn vào tối thiểu 1 đơn vị vốn góp thì mọi quyền lợi trong HTX về biểu quyết bình đẳng như những nông dân bỏ vốn vào chiếm 20% vốn điều lệ
Nhiều HTX đã gắn kết hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình với bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội như: HTX nông nghiệp Phú Thạnh, huyện Phú Tân tỉnh
An Giang tổ chức dịch vụ phun thuốc trừ sâu cho thành viên và nông dân, lực lượng nhân viên phục vụ là các thành viên nông dân nghèo không đất canh tác được HTX mua sắm máy phun thuốc để làm dịch vụ, sau khi phun thuốc xong các nhân viên phun thuốc của HTX thu gom rác, vỏ bao thuốc trên đồng ruộng vào nơi tiêu hủy an toàn để bảo vệ môi trường
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ của HTX
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
1.3.1.1 Chính trị
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư Các yếu
tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu, giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể, yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển
Trang 37kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy bén với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời
1.3.1.2 Pháp luật
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh đúng quy định, có trách nhiệm Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như: thuế, đầu tư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp
và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại, và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến, từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh
1.3.1.3 Kinh tế
Đây là một yếu tố rất quan trọng, thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị Sự tác động các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng tiềm ẩn đến các chiến lược của doanh nghiệp Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mô nhưng
có thể nói các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Trang 38* Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu
tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh
tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh Thông thường sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành
* Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế:
Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp Đồng thời, khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy, làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống
* Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái:
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp, nhưng bên cạnh cũng tiềm ẩn nguy cơ trong sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu Thông thường, Chính phủ
sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế
* Lạm phát:
Lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích Lạm phát cao hay thấp, có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế Khi lạm phát quá cao, sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư cuả các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải, có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng
* Hệ thống thuế và mức thuế:
Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế
Trang 39Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp, vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi
1.3.1.4 Văn hóa
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của các yếu tố
vĩ mô khác, do vậy, nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội, thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó
mà nhận biết được Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ" Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ
sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp, (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống, (3) Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
Bên cạnh đó, dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu
tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế Những thay đổi trong môi trường dân số, sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Những thông tin của môi trường dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị, trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo Những khía cạnh cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: (1) Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số, (2) Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc nghề nghiệp,
và phân phối thu nhập; (3) Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên, (4) Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng
Trang 401.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
1.3.2.1 Khách hàng
Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá
và dịch vụ mà HTX thực hiện Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của HTX trong nền kinh tế thị trường Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ Do đó HTX phải có
chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp
1.3.2.2 Nhà cung cấp
Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HTX không phải nhỏ, điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng,
độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh (Hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân)
Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm, dịch vụ của HTX hoặc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến HTX, HTX có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Cạnh tranh giúp HTX có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi
1.3.3 Các yếu tố nội tại của HTX
1.3.3.1 Nguồn vốn
Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của HTX Vốn trong HTX được hình thành từ 2 nguồn chính: Vốn chủ sở hữu
và vốn vay, được phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động
1.3.3.2 Năng lực quản lý điều hành HTX (nguồn nhân lực)
- Ở góc độ HTX thì nguồn nhân lực là lực lượng lao động, là tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cho HTX, do HTX trả lương Chính vì vậy nguồn nhân lực được nghiên cứu trên góc độ số lượng và chất lượng Trong đó:
- Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô, tốc