1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hồng ngự, tỉnh đồng tháp

111 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Trần Thị Bích Phượng
Người hướng dẫn TS. Đàng Quang Vắng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 9,01 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (22)
  • 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước (24)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (26)
    • 3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung (26)
    • 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (26)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (26)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (26)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (26)
    • 6.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (27)
    • 6.2. Phương pháp tổng hợp (27)
    • 6.3. Phương pháp phân tích (27)
  • 7. Đóng góp của luận văn (27)
  • 8. Kết cấu của luận văn (28)
  • Chương 1 (29)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (29)
      • 1.1.1 Khái quát về chi thường xuyên ngân sách nhà nước (29)
        • 1.1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước (29)
        • 1.1.1.3. Đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước (31)
        • 1.1.1.4. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (33)
        • 1.1.1.5. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước (35)
      • 1.1.2. Khái quát về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước (35)
        • 1.1.2.1. Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước (35)
    • 1.2. Nội dung về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (39)
      • 1.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (39)
      • 1.2.2. Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ ngân sách nhà nước (43)
      • 1.2.3. Kiểm soát phương thức chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước (44)
    • 1.3. Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước (45)
      • 1.3.1. Yếu tố chủ quan (45)
      • 1.3.2. Yếu tố khách quan (46)
    • 1.4. Cơ sở thực tiễn (48)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (48)
      • 1.4.2. Bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự, Đồng Tháp (51)
  • Chương 2 (53)
    • 2.1 Hiện trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước (53)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Hồng Ngự (53)
      • 2.1.2. Giới thiệu Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự trực thuộc Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp (55)
    • 2.2. Đặc điểm công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự (61)
      • 2.2.1. Một số khác biệt trong tổ chức kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện so với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (61)
      • 2.2.2. Các đơn vị sử dụng ngân sách (61)
      • 2.2.3. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi (62)
    • 2.3. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự (63)
      • 2.3.1. Tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2020 – 2022 (63)
      • 2.3.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự (70)
    • 2.4. Đánh giá về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (85)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước (85)
      • 2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thời gian qua (87)
  • Chương 3 (91)
    • 3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự (91)
      • 3.1.1 Về cơ chế pháp lý trong kiểm soát chi (91)
      • 3.2.2. Về ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (92)
      • 3.2.3. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức (92)
      • 3.2.4. Về việc chấp hành quy trình kiểm soát chi (92)
    • 3.2 Kiến nghị (93)
      • 3.2.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính (93)
      • 3.2.2 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước (93)
      • 3.2.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện (94)
      • 3.2.4 Kiến nghị với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước (95)
    • 3.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (95)
      • 3.3.1 Hạn chế của nghiên cứu (95)
      • 3.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (96)
  • KẾT LUẬN (14)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨTRẦN THỊ BÍCH PHƯỢNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ N

Các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước

2.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước

Paolo Liberati và Agnese Sacchi (2013) đã đề cập đến sự khác biệt của chính sách kế toán và nguồn thuế địa phương gồm thuế từ hàng hóa, dịch vụ và thuế thu nhập góp phần vào việc khuyến khích tăng trưởng và đóng góp cho việc KSC tiêu công ở địa phương qua bài nghiên cứu “Tax decentralization and local government size” Tác giả dùng phương pháp định tính với nền tảng lý thuyết là các lý thuyết về cạnh tranh liên bang, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ năm 1980 đến năm 2004 Kết quả cho thấy nguồn thu thuế có tác động đến chi tiêu của địa phương, nếu thu nhiều thì chi tiêu cũng tăng lên và ngược lại

2.2 Công trình nghiên cứu trong nước

Võ Văn Cường (2020) đã có nghiên cứu về nội dung KSC ngân sách Huyện, thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSC, tổng hợp tình hình KSC ngân sách Huyện qua KBNN Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp từ 2015 - 2018 Bài viết dựa trên cơ sở thực trạng, đúc kết những kết quả đạt được và tìm ra những hạn chế cần khắc phục từ những nguyên nhân hạn chế đó

Võ Thị Thu Trang (2019) có đề tài phân tích và đánh giá khách quan về thực trạng KSCTX ngân sách tại KBNN Đồng Tháp giai đoạn từ 2016 – 2018, từ đó phát hiện các tồn tại và đưa ra hướng khắc phục, đồng thời đề tài đã có các giải pháp góp phần tăng cường KSCTX NSNN tại KBNN Đồng Tháp

Trần Huy Hoàng, Nguyễn Thuận Vũ (2019) đã nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác KSCTX qua KBNN huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Thông qua khảo sát thấy được: “Đa số khách hàng và công chức KBNN đều không đánh giá cao về cơ chế chính sách quản lý lĩnh vực chi thường xuyên NSNN Về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ KSC và ứng dụng công nghệ thông tin cũng như tinh thần trách nhiệm và năng lực của công chức trong hoạt động KSCTX NSNN được đánh giá khá tốt và rất tốt” Qua đó, cho thấy thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN huyện Châu Thành, tỉnh An Giang như có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp, ban ngành trong công tác quản lý, điều hành NSNN và các ĐVSDNS với KBNN huyện Châu Thành; đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người làm nhiệm vụ KSCTX NSNN

Phan Kiều Oanh (2019) đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý và KSCTX NSNN qua KBNN trong điều kiện hiện nay và đánh giá thực trạng KSCTX NSNN tại KBNN huyện Bến Lức, tỉnh Long An: về năng lực, trình độ của công chức làm KSC; phân định trách nhiệm trong KSC chưa chặt chẽ; hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi vừa thừa vừa thiếu và không theo cơ chế thị trường Tác giả chỉ ra rằng để hoàn thiện KSCTX NSNN đòi hỏi phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KBNN, tăng cường tự kiểm tra KSCTX

Lâm Hồng Cường và cộng sự (2018) qua nghiên cứu đề tài đã hệ thống những vấn đề chung về NSNN, KSC NSNN bao gồm: tổng quan về NSNN, KSC NSNN; nội dung KSC NSNN (các đối tượng chi thường xuyên, chi đầu tư và các khoản chi khác của NSNN) và những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến KSC NSNN qua KBNN Thông qua thực trạng công tác KSC qua KBNN Đồng Tháp giai đoạn 2013-2017 (hệ thống các văn bản, cơ chế chính sách liên quan để làm cơ sở pháp lý cho công tác KSC NSNN qua KBNN), nhóm nghiên cứu đã đánh giá thực trạng công tác KSC NSNN qua KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Với mục tiêu, định hướng trong KSC NSNN, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm: Cải thiện chất lượng đội ngũ thực hiện KSC; Hoàn thiện quy trình làm việc và Hệ thống hướng dẫn công việc; Cải tiến tổ chức giao dịch; Kiện toàn kiểm soát rủi ro; Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý KSC tại các KBNN cấp huyện Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đưa ra 5 vấn đề kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền như: Cơ chế, chính sách; Xây dựng quy trình; Tổ chức giao dịch; Quản lý khách hàng và một số nội dung khác Nhóm tác giả cần làm rõ hơn nội dung của từng giải pháp theo hướng:

Lý do đưa ra giải pháp, mục tiêu của giải pháp, nội dung của giải pháp và tổ chức thực hiện giải pháp bởi những giải pháp đưa ra trong nhóm giải pháp là rất mới.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung

“Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại kho bạc Nhà nước Hồng Ngự có hiệu quả, hạn chế rủi ro, giảm thất thoát ngân sách Nhà nước.’’

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước;

- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020 - 2022;

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kết hợp phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo thu chi NSNN giai đoạn 2020 – 2022; Báo cáo tổng kết KSCTX NSNN giai đoạn 2020 - 2022, và kiến thức từ các tài liệu nghiên cứu khác nhau sẽ giúp tác giả có cái nhìn toàn diện và chính xác về tình hình quản lý chi tiêu NSNN tại KBNN Hồng Ngự Việc này là cơ sở để đưa ra các phân tích, đánh giá, và khuyến nghị hữu ích nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực NSNN.

Phương pháp tổng hợp

- Tổng hợp những kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học, các bài viết trên Tạp chí quản lý ngân quỹ của KBNN

- Hệ thống văn bản, chế độ của Nhà nước, Bộ Tài chính, KBNN có liên quan đến công tác KSC NSNN nói chung và chi thường xuyên tại KBNN nói riêng để làm rõ thêm về cơ sở khoa học và thực tiễn về công tác KSCTX NSNN đối với cơ quan hành chính nhà nước qua KBNN nói chung và KBNN Hồng Ngự nói riêng.

Phương pháp phân tích

- Sử dụng bảng số liệu được xử lý tính toán trên máy tính theo phần mềm Excel để đánh giá và đưa ra kết quả

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát, thống kê mô tả, tổng hợp phân tích, so sánh tỷ lệ nhằm đưa ra căn cứ, số liệu minh họa để nhận xét đánh giá và đề xuất giải pháp.

Đóng góp của luận văn

Luận văn đã làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác KSCTX qua KBNN trong điều kiện cải cách tài chính công và CCTTHC Đồng thời, đánh giá thực trạng công tác KSCTX NSNN tại KBNN Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác KSCTX NSNN tại KBNN Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các ĐVSDNS.

Kết cấu của luận văn

- Chương 1: ‘‘Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước.”

- Chương 2: “Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.”

- Chương 3: “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại kho bạc Nhà nước Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.”

Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.1.1 Khái quát về chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Theo định nghĩa tại khoản 6, điều 4 của Luật NSNN 2015 thì: “Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh.” (Quốc hội, 2015, tr.2)

1.1.1.2.Phân loại chi thường xuyên

- Căn cứ vào tính chất kinh tế, Chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ thể như sau:

+ “Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân

+ Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

+ Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản hữu hình, tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn

+ Nhóm các khoản chi thường xuyên khác gồm: các nhóm mục của mục lục NSNN không nằm trong 3 nhóm mục trên”

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau:

+ “Khoản Chi cho sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy NSNN cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm:

Chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thuỷ lợi, sự nghiệp ngư nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác

Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các cấp

Chi về bản đồ, đo đạc cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính

Chi định canh, định cư và kinh tế mới

+ Khoản Chi sự nghiệp văn hoá-xã hội: Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; Chi sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hóa; sự nghiệp thể dục thể thao; sự nghiệp phát thanh, truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; sự nghiệp xã hội; sự nghiệp văn xã khác

+ Khoản Chi quản lý hành chính: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương

+ Khoản Chi về hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Khoản Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam

+ Khoản Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước

+ Khoản Chi các chương trình quốc gia

+ Khoản Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội

+ Khoản Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật

+ Khoản Chi trả lãi tiền do Nhà nước vay

+ Khoản Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngoài

+ Khoản Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.”

1.1.1.3.Đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước

* Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN:

Nguồn lực tài chính để trang trải các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch “Điều này giúp đảm bảo ổn định và liên tục trong việc thực hiện các hoạt động chi thường xuyên của NSNN Việc phân bổ tài chính đều đặn cũng hỗ trợ trong việc quản lý ngân sách và lập kế hoạch dự trữ cho các mục tiêu chi thường xuyên trong dài hạn.”

Các khoản chi thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng Cấp phát thanh toán được thực hiện khi cần chi tiêu ngay lập tức cho các hoạt động định kỳ Cấp tạm ứng được thực hiện để cung cấp nguồn tài chính tạm thời cho các hoạt động có tính chất cấp bách và cần phải thực hiện trước thời điểm phân bổ ngân sách chính thức

Việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải tuân thủ các quy định và điều kiện của pháp luật về quản lý ngân sách Chú trọng đến việc đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực là cần thiết Sự chính xác và minh bạch trong quá trình sử dụng kinh phí thường xuyên giúp tránh sự lãng phí và thất thoát nguồn tài chính

Các khoản chi thường xuyên chủ yếu hướng tới chi tiêu cho con người và các sự việc, không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia Tuy nhiên, tầm quan trọng của các khoản chi này không thể bỏ qua Việc đảm bảo sự ổn định CTXH thông qua việc chi thường xuyên có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước Đầu tư vào con người, chăm sóc sự việc và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của một quốc gia

Trong tổng thể, việc sử dụng hiệu quả các khoản chi thường xuyên có ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống KTXH của một quốc gia Việc phân bổ tài chính đều đặn và thực hiện các hoạt động chi thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả giúp củng cố nền kinh tế, tạo ra sự ổn định CTXH và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước

* Vai trò của chi thường xuyên NSNN:

Chi thường xuyên đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong nhiệm vụ chi của NSNN

“Nó là cơ sở để bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước Các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, công an, y tế, giáo dục và hạ tầng xã hội đều phụ thuộc vào việc thực hiện chi thường xuyên để duy trì an ninh, an toàn xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên, nguồn lực tài chính của đất nước được phân phối và sử dụng hiệu quả, giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phát triển đất nước.” Việc này đòi hỏi sự cân nhắc, đánh giá và phân bổ hợp lý nguồn lực để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia

Ngoài ra, nếu việc chi thường xuyên được thực hiện tiết kiệm và hiệu quả, sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển

Nội dung về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.2.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi NSNN nói chung và KSCTX nói riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát sau:

“Kiểm soát trước khi chi, cũng gọi là kiểm soát dự toán, là quá trình kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán chi NSNN Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong chu trình KSC Quá trình này giúp đảm bảo chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp dẫn đến không đủ kinh phí hoạt động cho các đơn vị, hoặc giao dự toán quá cao dễ dẫn đến lãng phí trong sử dụng nguồn tài chính NSNN

Kiểm soát trong khi chi là quá trình kiểm soát ngay trong quá trình thực hiện dự toán chi Nó nhằm đảm bảo rằng các khoản chi phải đáp ứng đủ các điều kiện và quy định trước khi được chi trả từ quỹ NSNN cho các đối tượng thụ hưởng Đây là khâu chủ yếu của chu trình Kiểm soát chi và đồng thời là nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan Kiểm soát và Quản lý Tài chính KBNN trong việc quản lý chi quỹ NSNN Việc kiểm soát trong khi chi giúp ngăn chặn kịp thời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãng phí và thất thoát tiền và tài sản của nhà nước

Kiểm soát sau khi chi, còn được gọi là kiểm soát sau khi thanh toán, là quá trình kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các ĐVSDNS sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN Quá trình này được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ quan tài chính đảm nhiệm Mục tiêu của kiểm soát sau khi chi là đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực NSNN sau khi đã chi tiêu.”

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN được tiến hành theo ba nội dung cơ bản như sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi là một quá trình quan trọng trong chu trình KSC của NSNN Việc kiểm tra này đảm bảo rằng các chứng từ chi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và quy định, đồng thời đảm bảo tính đúng đắn, minh bạch và tránh lãng phí nguồn lực quốc gia Đầu tiên, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ chi bao gồm việc kiểm tra chúng được lập đúng mẫu quy định cho từng khoản chi Ví dụ, khi sử dụng kinh phí thường xuyên, phải áp dụng mẫu C2-02/NS và các yếu tố trên chứng từ phải được ghi đầy đủ và đúng nguyên tắc lập chứng từ kế toán Ngoài ra, chứng từ cần có đầy đủ con dấu, chữ ký của chủ tài khoản và KTC (hoặc người được uỷ quyền) đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN khi mở tài khoản

- Các khoản chi phải còn đủ số dư dự toán để thực hiện chi trả Điều này đảm bảo rằng không có khoản chi nào bị vượt quá nguồn lực dự toán đã được phê duyệt Bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định Điều này giúp đảm bảo tính hợp lệ và phù hợp của các khoản chi với các quy định chung và cụ thể của từng lĩnh vực Có đầy đủ các hồ sơ, hoá đơn, chứng từ liên quan tùy theo tính chất của từng khoản chi Điều này đảm bảo tính minh bạch và chứng minh được tính hợp pháp của các khoản chi thường xuyên

- Cuối cùng, kiểm tra tồn quỹ NSNN của cấp ngân sách tương ứng với khoản chi Tồn quỹ ngân sách phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của ĐVSDNS Điều này đảm bảo tính đủ và ổn định của quỹ NSNN, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn lực trong quá trình chi tiêu Đối với KSC thanh toán cá nhân

Kiểm soát và thanh toán của KBNN là một quá trình tổ chức và đáng tin cậy, nhằm đảm bảo tính minh bạch, chính xác và hiệu quả trong việc chi trả nguồn lực NSNN cho các ĐVSDNS và các cá nhân thuê ngoài để thực hiện chi trả đúng và hiệu quả, KBNN tiến hành dựa vào các bảng đăng ký biên chế quỹ lương, danh sách người hưởng lương và các bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nếu có học sinh nhận học bổng hoặc sinh hoạt phí, các bảng đăng ký học bổng và sinh hoạt phí cũng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Sau đó, KBNN tiến hành cấp thanh toán cho các ĐVSDNS Trong quá trình chi trả, đơn vị thực hiện thanh toán cho người được hưởng, tuy nhiên, mức thanh toán không vượt quá quỹ lương, học bổng đã được phê duyệt và nằm trong nhóm mục chi cho thanh toán cá nhân theo quy định tại mục lục NSNN

Trong việc thanh toán cho các cá nhân thuê ngoài, KBNN dựa vào dự toán NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho ĐVSDNS, nội dung thanh toán theo hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng lao động và giấy rút dự toán NSNN của ĐVSDNS Các thông tin này cung cấp căn cứ cho KBNN tiến hành thanh toán cho người được hưởng hoặc cấp qua ĐVSDNS để thực hiện thanh toán cho người được hưởng Quá trình này được thực hiện với sự chính xác và minh bạch, đảm bảo rằng các khoản chi trả cho các cá nhân thuê ngoài được thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng và theo mục đích cụ thể Đối với KSC phí nghiệp vụ chuyên môn

Căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán NSNN mà cơ quan có thẩm quyền giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cho từng nghiệp vụ chuyên môn và các hồ sơ chứng từ liên quan, giấy rút dự toán do thủ trưởng ĐVSDNS ký, KBNN thực hiện cấp phát theo 02 hình thức:

- Cấp phát thanh toán: KBNN kiểm tra hồ sơ chứng từ chi của các đơn vị, và nếu đủ điều kiện quy định, KBNN sẽ tiến hành thủ tục thanh toán trực tiếp cho đơn vị Điều kiện quy định bao gồm việc các hồ sơ chứng từ phải đầy đủ, chính xác và tuân thủ các quy định của Nhà nước về chi tiêu, đối tượng thụ hưởng, chế độ tiêu chuẩn và định mức chi tiêu cho từng nghiệp vụ chuyên môn

- Cấp phát tạm ứng: Trong trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện cấp phát thanh toán, KBNN thực hiện cấp tạm ứng cho đơn vị Cấp tạm ứng nhằm giúp đơn vị tiếp tục thực hiện nghiệp vụ mà không bị gián đoạn do thiếu nguồn lực tài chính Tuy nhiên, đơn vị sau đó phải nộp lại số tiền tạm ứng này khi đã đủ điều kiện cấp phát thanh toán sau khi hoàn thành và kiểm tra các hồ sơ chứng từ liên quan đầy đủ và chính xác

Các khoản chi trong nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn được thực hiện theo quy định tại mục lục NSNN, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước Đối với kiểm soát mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc

KBNN có trách nhiệm kiểm tra và kiểm soát hồ sơ chứng từ chi liên quan đến dự toán mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định, được cấp có thẩm quyền quy định và phê duyệt Đồng thời, các hồ sơ chứng từ chi bao gồm quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu (nếu có), hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ, hóa đơn bán hàng, vật tư thiết bị, cùng các giấy rút dự toán ngân sách khác liên quan Sau khi kiểm tra và đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ chi, nếu đủ điều kiện thanh toán, KBNN sẽ tiến hành chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo phương thức thanh toán trực tiếp Phương thức này có thể là chuyển khoản hoặc tiền mặt thông qua ĐVSDNS Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để thanh toán trực tiếp, ĐVSDNS sẽ được KBNN cấp tạm ứng để giữ cho hoạt động tiếp diễn mà không gặp khó khăn Sau khi hoàn tất việc thực hiện chi, đơn vị sẽ gửi hóa đơn và các chứng từ liên quan về cho KBNN để thanh toán số tiền đã tạm ứng trước đó KBNN sẽ tiến hành thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán cuối cùng cho ĐVSDNS sau khi đơn vị hoàn tất và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định Tất cả các khoản chi trong nhóm mục chi mua sắm và sửa chữa phải tuân thủ quy định tại mục lục NSNN, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước Đối với kiểm soát các khoản chi khác

Nhóm mục chi khác trong dự toán được giao của ĐVSDNS bao gồm các khoản mục của mục lục NSNN không nằm trong 03 nhóm mục trên và các mục từ 7500 đến mục 8150 Trong quá trình thực hiện các khoản chi trong nhóm mục chi này, KBNN tiến hành kiểm tra và kiểm soát các hồ sơ, chứng từ và điều kiện chi theo quy định Đối với những khoản chi mà đơn vị đề nghị thanh toán trực tiếp, KBNN sẽ thực hiện kiểm tra các hồ sơ, chứng từ liên quan và điều kiện chi để đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ Nếu các điều kiện đủ để thanh toán trực tiếp theo quy định, KBNN sẽ tiến hành chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ Đối với những khoản chi chưa đảm bảo điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN sẽ căn cứ vào dự toán NSNN và giấy rút dự toán ngân sách (nếu có) để thực hiện cấp tạm ứng cho ĐVSDNS Cấp tạm ứng nhằm giữ cho hoạt động của đơn vị diễn ra mà không gặp khó khăn khi chưa đủ điều kiện thanh toán trực tiếp

Sau khi kiểm tra và đối chiếu với các điều kiện chi NSNN, nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định, KBNN sẽ tiến hành thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán tạm ứng cho ĐVSDNS Quá trình này đảm bảo việc chi tiêu được thực hiện đúng quy định và đảm bảo sự hợp lý, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu thực tế của từng đơn vị sử dụng NSNN Điều này giúp quản lý ngân sách Nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch

1.2.2 Kiểm soát theo các hình thức chi trả từ ngân sách nhà nước

Nội dung KSCTX NSNN qua KBNN bao gồm:

Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.3.1.1 Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Căn cứ vào hồ sơ và tài liệu mà ĐVSDNS gửi đến, KBNN thực hiện quy trình kiểm soát theo từng bước, từ tiếp nhận đến xử lý Tùy theo yêu cầu của người chuẩn chi, KBNN thực hiện thủ tục cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị thụ hưởng một cách đáp ứng và chính xác Tất cả các khoản chi NSNN đều phải trải qua quy trình kiểm tra và kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát và thanh toán Điều này giúp đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước Các khoản chi phải được đưa vào dự toán NSNN và được thủ trưởng ĐVSDNS duyệt chi, tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức do Nhà nước quy định Quy trình KSC NSNN qua KBNN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng quản lý chi NSNN, từ việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các khoản chi, đảm bảo sự minh bạch và tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực

1.3.1.2 Năng lực trình độ của đội ngũ công chức thực hiện công tác kiểm soát

Công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KSC của hệ thống KBNN là người gác cổng cuối cùng của việc xuất quỹ NSNN, với chức năng kiểm soát việc chấp hành thủ tục hồ sơ đối với nhu cầu chi của các ĐVSDNS đồng thời kiểm soát giá trị của các món chi có phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành hay không

Việc phát triển đội ngũ công chức KBNN là một yếu tố quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đội ngũ công chức KBNN cần đủ số lượng và cơ cấu hợp lý”, đồng thời phải có tính chuyên nghiệp cao và trình độ quản lý tiên tiến

1.3.2.1 Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước

Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý NSNN được ban hành đôi khi còn chồng chéo, chưa thống nhất, còn mang nặng hình thức chưa thực tế và mang tính tầm nhìn chiến lược, thường xuyên liên tục bị thay đổi, điều chỉnh nên không có tính ổn định Điều đó đã gây khó khăn cho công chức KSC trong quá trình thực thi công vụ của mình, nên để đáp ứng nhu cầu trong công việc, mỗi công chức KSC phải thường xuyên học tập, nghiên cứu văn bản

Cơ chế chính sách: “Một hệ thống cơ chế chính sách ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ với những quy định rõ ràng nó sẽ tạo điều kiện tốt cho KSCTX NSNN tại KBNN

Một số cải cách về hồ sơ, thủ tục KSCTX qua KBNN gần đây chưa thực sự phù hợp với bối cảnh thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội và trình độ quản lý của ĐVSDNS

“Theo thông tư số 161/2012/TT-BTC và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN,”trách nhiệm KSC của KBNN giảm đi, hồ sơ thủ tục thông thoáng hơn, trách nhiệm của ĐVSDNS tăng lên, cụ thể nhiều khoản chi ĐVSDNS được quyền tự quyết định chi và tự chịu trách nhiệm, chỉ cần chuyển giấy rút dự toán cùng bảng kê chứng từ thanh toán đến KBNN để làm thủ tục thanh toán Tuy nhiên thực chất về chất lượng hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên tại ĐVSDNS giai đoạn trước khi có “Thông tư số 161/2012/TT-BTC và Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN qua khảo sát của KBNN chưa cao, đây là một bất cập lớn về cơ sở pháp lý trong KSCTX qua KBNN.”

1.3.2.2 Chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý NSNN là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động của NSNN, từ đó cho phép hình thành một cơ chế phân chia ranh giới quyền lực về quản lý NSNN giữa các cấp chính quyền Vì vậy nội dung phân cấp quản lý NSNN về cơ bản bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau:

+ Phân cấp về quyền lực

+ Phân cấp về mặt vật chất

+ Phân cấp về quản lý chu trình ngân sách

Tuy nhiên việc phân cấp này cũng tồn tại nhiều rắc rối, phức tạp với những tỷ lệ phân chia quản lý và sử dụng NSNN khác nhau không phải công chức KSC nào cũng có thể nắm bắt và hiểu được đầy đủ phân cấp NSNN này

1.3.2.3 Chất lượng dự toán ngân sách nhà nước

Hàng năm vẫn phải điều chỉnh dự toán; vẫn còn tồn tại một số phương thức cấp phát khác như lệnh chi tiền của cơ quan tài chính: Ghi thu-ghi chi theo lệnh của cơ quan tài chính; Hệ thống cơ chế, chính sách chưa phù hợp, đồng bộ

1.3.2.4 Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách

Các ĐVSDNS thường làm qua loa, không tuân thủ văn bản và chưa nghiêm túc chấp hành luật NSNN, gây lãng phí kinh phí và không hiệu quả trong sử dụng NSNN Đôi khi các ĐVSDNS cố tình không thực hiện đúng các quy định như xé nhỏ các gói thầu trong mua sắm, sửa chữa, cố ý không lập cam kết chi hoặc lập cam kết chi trễ so với thời gian qui định.

Cơ sở thực tiễn

1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.4.1.1 Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

KBNN Lai Vung - Đồng Tháp chú trọng đào tạo, học tập kinh nghiệm cho công chức làm nhiệm vụ KSC NSNN Việc KSCTX được kiểm soát chặt chẽ từ bước đầu lập dự toán, chấp hành dự toán cho đến quyết toán Hàng tháng, đều có buổi làm việc đại diện của KBNN, phòng tài chính và kế toán đơn vị để xem xét, giải quyết các vướng mắc trong việc quản lý điều hành ngân sách trên địa bàn

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

KBNN Trần Văn Thời – Cà Mau thực hiện nhiệm vụ KBNN tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau Đơn vị đã tỏ ra rất chủ động và sáng tạo trong việc giải quyết những khó khăn và vướng mắc khi thực hiện dự toán NSNN năm 2017 Để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các ĐVSDNS, đơn vị đã tận dụng tốt cơ hội phối hợp với các ban ngành, chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn Một số giải pháp tích cực đã được triển khai để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả Trước hết, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính-Kế hoạch để tham mưu cho UBND huyện trong việc phân giao kế hoạch, dự toán năm một cách kịp thời Việc này đã giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ được triển khai đúng thời hạn và đủ nguồn lực cần thiết Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đơn vị đã tự rà soát và giám sát kế hoạch, dự toán giao đối với các ĐVSDNS Bằng cách này, đơn vị có thể nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện và đôn đốc các ĐVSDNS đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chi tiêu Trong công tác quản lý nội bộ, đơn vị đã coi trọng công tác tự kiểm tra để đánh giá chất lượng và năng lực của các công chức Đồng thời, đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch và phân công công chức tự kiểm tra hàng quý Sự tham gia của lãnh đạo đơn vị trong quá trình kiểm tra cũng đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc khắc phục và chấn chính các sai sót

Triển khai thực hiện thống nhất đầu mối KSC NSNN theo đề án đã chủ động phân công nhiệm vụ cho từng công chức trong đơn vị, thực hiện công tác bàn giao hồ sơ, tài liệu đảm bảo mọi hoạt động bình thường của đơn vị ngay từ ngày đầu triển khai Thống nhất trong Ban Lãnh đạo, Chi ủy và toàn thể công chức trong công tác cán bộ, giải quyết những vướng mắc trong tư tưởng, tâm tư công chức, nhất là những công chức đã giữ chức vụ lãnh đạo cấp tổ, yên tâm công tác để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ mới được giao Làm tốt công tác chuẩn bị triển khai đề án thống nhất đầu mối KSC đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ và kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN của các ĐVSDNS theo đúng quy trình mới ngay từ ngày đầu tiên thực hiện

1.4.1.3 Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Công tác phổ biến các văn bản mới về các nghiệp vụ của KBNN được KBNN Yên Sơn triển khai thường xuyên Đơn vị chủ động cập nhật và phổ biến tới công chức của mình nên chất lượng công chức được nâng lên thông qua việc nghiên cứu, học tập văn bản, chế độ

Công tác CCTTHC được coi là một trong những yếu tố quan trọng và được chú trọng trong các giao dịch với các đơn vị, đặc biệt là trong công tác KSC NSNN Đơn vị đã thực hiện việc công khai đầy đủ và thường xuyên rà soát các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến KSC NSNN để bổ sung kịp thời và đảm bảo tuân thủ đúng quy trình Trong quá trình thực hiện, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính - Kế hoạch để thực hiện công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán các ĐVSDNS trên địa bàn Điều này giúp nâng cao năng lực và chuyên môn của công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN Đơn vị đã chú trọng đến việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và sở trưởng của từng công chức Đồng thời, đánh giá và phát huy những điểm mạnh, khả năng của từng cá nhân trong đội ngũ công chức Việc phân công kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong các giao dịch Để đảm bảo hiệu quả của CCTTHC, đơn vị đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Lãnh đạo đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức Điều này giúp đánh giá kịp thời, chấn chỉnh và cải thiện những biểu hiện chưa đúng trong giao dịch với khách hàng và đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong các giao dịch của KBNN

1.4.1.4 Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Bắt đầu từ ngày 01/6/2013 KBNN Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN theo “Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài Chính’’ Do được sự chuẩn bị chu đáo về tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất,… nên chỉ với 7 tháng triển khai KBNN Cái Bè đã thực hiện khá tốt việc quản lý, kiểm soát cam kết chi góp phần đảm bảo chi NSNN an toàn, có hiệu quả

Quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN là việc KBNN giữ lại một phần hoặc toàn bộ dự toán để đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký kết Đây là một phần quan trọng trong quá trình quản lý chi NSNN qua KBNN, được thực hiện theo Dự án

‘‘Cải cách quản lý tài chính công’’ của Bộ Tài Chính Theo quy định, các hợp đồng chi thường xuyên có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ 500 triệu đồng trở lên phải thực hiện cam kết chi trước khi thanh toán nhằm công khai, minh bạch hóa chi ngân sách an toàn và hiệu quả Để thực hiện KBNN Cái

Bè đã tuyên truyền thông tin bằng văn bản đến các cơ quan, ĐVSDNS; tổ chức hội nghị tập huấn về nội dung, qui trình quản lý cam kết chi, nguyên tắc quản lý, cách lập chứng từ, điều chỉnh hủy cam kết chi,…” cho chủ đầu tư và ĐVSDNS Với sự quan tâm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền hướng dẫn khách hàng chu đáo, qua thời gian triển khai, KBNN Cái Bè đã tổ chức thực hiện cam kết chi đúng qui định, trong 7 tháng cuối năm 2017, KBNN Cái Bè đã thực hiện cam kết chi 34 món chi thường xuyên, tổng số tiền cam kết là 27,341 tỷ đồng Việc cam kết chi qua KBNN đã quản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi ký kết hợp đồng và thanh toán, cũng như cơ bản đã theo dõi được số công nợ đọng trong thanh toán giúp cho nhà quản lý chú ý đến đến các thông tin khi tiến hành xây dựng dự toán hàng năm

Tuy nhiên, qua thời gian triển khai đến nay, việc quản lý cam kết chi đã phát sinh khá nhiều các vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tiễn quản lý như: Hợp đồng đã ký kết nhưng chưa có quyết định giao dự toán hoặc chưa được cơ quan tài chính nhập vào hệ thống TABMIS; thủ tục cam kết chi phụ thuộc vào tình hình tổng quỹ ngân sách các cấp; thủ tục thực hiện các khoản mua sắm sửa chữa phải tuân thủ theo các qui định về Luật đấu thầu nên thời gian từ bước lập dự toán đến khi ký kết hợp đồng khá dài, việc này thực chất không còn mang ý nghĩa của việc “dành dự toán” mà chỉ đáp ứng điều kiện cam kết chi và vô hình chung tăng thêm công việc tác nghiệp và quản lý cam kết chi tại KBNN

1.4.2 Bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự, Đồng Tháp

Từ những kinh nghiệm KSC NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, KBNN Hồng Ngự có thể rút ra một số bài học như sau:

Một là, chủ động quán triệt, triển khai đầy đủ các quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác KSC đến toàn thể công chức trong đơn vị; tạo điều kiện và khuyến khích, động viên công chức tự nghiên cứu học tập, trao đổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KSC

Hai là, chủ động phối hợp chặt chẽ với Phòng, ban, ngành để tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KSC của KBNN, nhất là KSC ngân sách cấp xã

Ba là, tăng cường công tác tự kiểm tra, trong đó chú trọng xây dựng đề cương, kế hoạch tự kiểm tra tại đơn vị để các công chức kiểm tra chéo, vừa giám sát, vừa là quá trình tự học tập, nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Bốn là, thực hiện công khai đầy đủ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KSC của KBNN tại trụ sở đơn vị; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về công tác KSC NSNN đến các ĐVSDNS thông qua các cuộc họp, hội nghị,

Năm là, để đạt hiệu quả trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN, KBNN

Hồng Ngự cần sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của từng công chức Đồng thời, động viên, khích lệ nhân viên trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn Cần uốn nắn, xử lý nghiêm các công chức không tuân thủ quy trình nghiệp vụ và kỷ luật lao động, đặc biệt những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách hàng Điều này giúp tạo sự đoàn kết, nâng cao chất lượng công tác và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ KBNN

Hiện trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước

2.1.1.Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Hồng Ngự

Hồng Ngự là huyện biên giới phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, với hơn 18 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Prey Veng (Campuchia) Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 209,74 km 2 ; chiếm 6,21% tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh lỵ 74 Km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng lưới sông rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Dân số năm khoảng 120.571 người với 09 xã và 01 thị trấn: xã Thường Phước 1, xã Thường Phước 2, thị trấn Thường Thới Tiền, xã Thường Lạc, xã Thường Thới Hậu A, xã Long Thuận, xã Phú Thuận A, xã Phú Thuận

B, xã Long Khánh A, xã Long Khánh B, mật độ trung bình 576 người/km 2 , chiếm 3,78% dân số toàn Tỉnh Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh lỵ 68Km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi qua nối liền huyện Hồng Ngự cửa khẩu Thường Phước với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng lưới sông rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại, vận chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện, thị trong và ngoài tỉnh

Huyện Hồng Ngự nằm ven Sông Tiền (thuộc hệ thống sông Mê Kông) theo hướng Tây Bắc - Đông - Nam, Phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia, Phía Nam giáp huyện Thanh Bình và và huyện Phú Tân (Tỉnh An Giang),

Phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Phú Tân và Thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang)

Theo tinh thần của “Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2016-2020 của UBND Huyện, Nghị quyết của HĐND huyện về các chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện, trong 05 năm qua từ năm 2016 đến 2020”, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức như điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất và đời sống, tình hình hạn hán, dịch bệnh trên cá, dịch cúm gia cầm và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19 cũng như tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng giá lạm phát, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường; tình hình an ninh chính trị, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị, đã ảnh hưởng lớn đến đời sống KTXH của nhân dân trên địa bàn

Nhưng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo UBND Huyện, các đơn vị, địa phương, của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn Huyện, KTXH đạt nhiều kết quả nổi bật, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 4,57%/năm (tính trong giai đoạn 5 năm 2018-2020), tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đến năm 2020, đạt 4.267 tỷ đồng, trong đó, nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 3,62%/năm (kế hoạch 2,63%/năm), công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 8,09%/năm (kế hoạch 6,95%) Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 48,5 triệu đồng, tăng 8,5 triệu đồng so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 40 triệu đồng).”

Nhìn chung KTXH của Huyện có bước phát triển, “quốc phòng - an ninh được giữ vững; cải cách hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo được triển khai thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả cao Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khởi sắc, đời sống người dân từng bước được nâng cao

Mục tiêu phát triển chính của Huyện là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữ vững, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh.”

2.1.2 Giới thiệu Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự trực thuộc Kho bạc Nhà nước Đồng Tháp

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự

- Quá trình thành lập và phát triển;

Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 07/HĐBT về việc thành lập hệ thống KBNN Hệ thống KBNN là một tổ chức dọc thuộc Bộ Tài chính, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 Cũng theo đó, KBNN Hồng Ngự cũng đi vào hoạt động kể từ ngày 01/4/1990 sau khi Bộ trưởng Bộ Tài Chính ra Quyết định thành lập số 186/TC-QĐ-TCCB ngày 21/3/1990 Ngày 01/4 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập hệ thống KBNN và ngày 29/5 hàng năm là ngày Truyền thống ngành KBN

Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, trụ sở được địa phương tạm giao cho KBNN Hồng Ngự hoạt động Mặc dù cơ sở vật chất có khó khăn, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công chức còn hạn chế nhưng đơn vị vẫn luôn đoàn kết, quyết tâm nổ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được KBNN cấp trên giao Được sự quan tâm của Lãnh đạo địa phương, được cấp mặt bằng, KBNN xây dựng trụ sở mới trang bị nhiều phương tiện, thiết bị máy móc hiện đại, các chương trình nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ngày một mở rộng, chuyên sâu, chất lượng hoạt động càng cao của ngành

Cơ cấu tổ chức của bộ máy KBNN Hồng Ngự gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 KTC, 05 GDV, 01 công chức thủ kho và 02 bảo vệ chuyên trách

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ: 02 công chức (18,19%); Đại học: 08 công chức (72,72%); 01 công chức 12/12( 9,1%)

2.1.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước huyện

Thực hiện “Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

* Vị trí chức năng của KBNN huyện

“KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) là tổ chức trực thuộc KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là KBNN cấp tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật

KBNN cấp huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại NHTM trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.”

* Nhiệm vụ của KBNN huyện

1 “Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

2 Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật

3 Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện

4 Thực hiện công tác kế toán NSNN

5 Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện

6 Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chế độ quy định:

7 Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định

8 Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại

KBNN cấp huyện theo quy định

9 Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện

Đặc điểm công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự

Công tác KSC của mỗi KBNN Hồng Ngự không lớn nếu xét về quy mô công việc và mức độ phức tạp của các hồ sơ KSC cũng không quá cao Việc xử lý hồ sơ KSC không phải qua khâu trung gian Khách hàng trong lĩnh vực KSC tương đối ổn định, nhân sự hay thay đổi, trình độ không đồng nhất và còn nhiều bất cập Thẩm quyền xử lý sự không phù hợp còn rất hạn chế Việc đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho công chức KBNN Hồng Ngự còn phụ thuộc vào KBNN cấp trên Đội ngũ công chức KSC có hạn vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Tổ chức tác nghiệp phần lớn là tuân theo một cách thụ động, chưa linh hoạt và đột phá

2.2.1 Một số khác biệt trong tổ chức kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện so với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh

- Việc xử lý ở KBNN tỉnh có cấp trung gian là Phòng KSC, Phòng Kế toán Nhà nước

- Thẩm quyền xử lý của cấp tỉnh lớn hơn cấp huyện trong xây dựng, hướng dẫn và xử lý sự không phù hợp

- Ở KBNN tỉnh có khách hàng KSC ổn định và thành thạo hơn cấp huyện

- Hồ sơ KSC tại KBNN tỉnh có mức độ phức tạp cao hơn KBNN huyện

- Trong KBNN tỉnh có quy mô KSC lớn hơn nhiều so với KBNN cấp huyện

2.2.2 Các đơn vị sử dụng ngân sách

Huyện Hồng Ngự bao gồm tổng cộng 95 ĐVSDNS, phân chia như sau: “có 4 đơn vị thuộc ngân sách Trung ương, 4 đơn vị thuộc ngân sách tỉnh, 85 đơn vị thuộc ngân sách huyện và 10 đơn vị thuộc ngân sách xã Tại KBNN, đã được mở tổng cộng

385 tài khoản giao dịch để thực hiện công tác quản lý và chi tiêu NSNN cho các đơn vị trên địa bàn huyện Hồng Ngự”

- Ngân sách cấp xã, thị trấn gồm:

1 Thị trấn Thường Thới Tiền 6 Xã Long Khánh A

2 Xã Thường Phước 1 7 Xã Long Khánh B

3 Xã Thường Phước 2 8 Xã Long Thuận

4 Xã Thường Thới Hậu A 9 Xã Phú Thuận A

5 Xã Thường Lạc 10 Xã Phú Thuận B

- Ngân sách cấp huyện gồm:

+ 27 các Phòng, ban ngành thuộc huyện

- Ngân sách cấp Tỉnh có 04 đơn vị (Trường THPT Hồng Ngự 2- Trường THPT Hồng Ngự 3 - Trường THPT Long Khánh A - Trung tâm y tế)

- Ngân sách trung ương có 4 đơn vị (Chi cục Thống kê, Chi cục Thi hành án Viện kiểm sát, Toà án)

Huyện Hổng Ngự là huyện biên giới, còn nhiều khó khăn, khá xa trung tâm hành chính tỉnh, địa bàn trải rộng; trình độ và sự am hiểu về tài chính, ngân sách, công tác kế toán của các ĐVSDNS còn có trường hợp chưa tốt, nhất là trình độ của kế toán của các UBND xã, thị trấn còn nhiều bất cập

2.2.3 Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi

Công tác KSC thường xuyên tại KBNN Hồng Ngự là nhiệm vụ được giao cho bộ phận KSC, hay còn gọi là bộ phận giao dịch Hiện tại, tổng số cán bộ KSC tại KBNN Hồng Ngự là 05 cán bộ, được gọi là GDV Trong đó, có 1 đồng chí có trình độ thạc sĩ và 04 đồng chí có trình độ đại học Độ tuổi bình quân của các cán bộ tại KBNN Hồng Ngự là 34 tuổi Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn như trên, công tác KSC NSNN tại KBNN Hồng Ngự được đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ Các cán bộ KSC đã được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự

2.3.1.Tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn

Hàng năm, UBND tỉnh ra quyết định ban hành dự toán thu chi cho từng huyện và số bổ sung cân đối trong năm để các huyện không đủ nguồn thu bù đắp nhiệm vụ chi, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn để phân bổ nhiệm vụ trong năm cho hợp lý Ở Hồng Ngự đều nhận trợ cấp cân đối từ cấp trên để thực hiện nhiệm vụ chính trị KTXH trên địa bàn

Bảng 2 1: Tình hình thu – chi NSNN huyện Hồng Ngự giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1.1 Thu NSNN (thuế, phí, lệ phí ) 75.785 115.474 116.034

1.2 Thu chuyển giao 562.324 604.767 642.278 1.2.1 Bổ sung cân đối 396.303 396.303 394.541 1.2.2 Bổ sung mục tiêu 166.021 208.464 247.737

2.1.1 Chi đầu tư phát triển 136.279 153.670 156.003 2.1.2 Chi thường xuyên 494.286 557.840 551.128 2.2 Chi chuyển giao ngân sách 575.881 626.897 655.405

(Nguồn: Báo cáo chi của KBNN HồngNgự)

Qua Bảng 2.1 Tình hình thu – chi ngân sách huyện giai đoạn 2020 - 2022, cho thấy “tổng thu tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có biến động, năm 2021 tăng 14,1% so với năm 2020, tuy nhiên năm 2022 tăng chỉ 4,5% so với năm 2021 và tăng 19,2% so với năm 2020 Trong tổng thu NSNN chủ yếu là thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên năm 2022 tăng 37.511 triệu đồng so với năm 2021

Tính tổng thể, tổng chi cũng tăng qua các năm, năm 2021 tăng 10,5% so với năm 2020, năm 2022 tăng chỉ 3,2% so với năm 2021 Chi NSNN năm 2021 tăng 12,8% so với năm 2020, năm 2022 lại giảm 0,6% so với năm 2021, tăng 12,1% so với năm 2020.”

Bảng 2 2: Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN huyện Hồng Ngự trong tổng chi

NSNN giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Tỷ trọng chi thường xuyên(%) 78,39% 78,40% 77,94%

(Nguồn: Báo cáo chi của KBNN Hồng Ngự)

Chi thường xuyên ngân sách huyện là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn, “luôn chiếm tương đương 78% trở lên trong tổng chi NSNN trên địa bàn huyện Hồng Ngự Khối lượng chi thường xuyên ngân sách huyện có sự thay đổi nhẹ trong giai đoạn năm

2020 – 2022”: năm 2021 cao hơn năm 2020 do Chính phủ thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo lộ trình đối với những người hưởng lương từ NSNN làm tăng chi thường xuyên, qua năm 2022 giảm nhẹ so với năm 2021 nhưng vẫn tăng so với năm 2020 nhưng tốc độ tăng, giảm không đáng kể do năm 2021 ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ ngưng không thực hiện chính sách tăng lương theo lộ trình nữa và cũng đồng thời chỉ đạo các địa phương thắt chặt chi tiêu, thực hiện cắt giảm những khoản chi thường xuyên chưa thật sự cần thiết, chưa triển khai Bên cạnh đó,

Huyện cũng thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Bộ Tài chính, Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp về thực hành tiết kiệm chống lãng phí do đó có các khoản chi thường xuyên nếu không thực sự cần thiết sẽ cắt giảm nhằm phục vụ nhu cầu khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và nhu cầu cải cách tiền lương khi nền kinh tế khôi phục

Chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hồng Ngự được thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chính sách, đúng chế độ, định mức đáp ứng nhu cầu chi tiêu NSNN của ĐVSDNS trên địa bàn huyện

Cơ cấu của chi thường xuyên NSNN được chia ra: chi theo lĩnh vực chi NSNN, chi theo cấp NSNN, chi theo nhóm mục chi NSNN và chi theo hình thức cấp phát NSNN từ đó sẽ đánh giá được mức độ bố trí phù hợp các nguồn lực để nâng cao chất lượng KSC ngân sách

Năm 2020 tổng chi NSNN 630.565 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 494.286 triệu đồng chiếm 78,4% số tổng chi NSNN, năm 2021 chi NSNN 711.509 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 557.839 triệu đồng chiếm 78,4% tổng chi NSNN, năm 2022 tổng chi NSNN 707.132 triệu đồng trong đó chi thường xuyên NSNN 551.128 triệu đồng chiếm 77,9% tổng chi NSNN, cụ thể qua các Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm trên địa bàn

Theo Bảng 2.1 “thì chi thường xuyên NSNN trên địa bàn có biến động trong giai đoạn 2020 - 2022, năm 2021 tăng hơn so với năm 2020 là 12,8% và năm 2022 chi thường xuyên NSNN giảm nhẹ 0,61% so với chi năm 2021 nhưng tăng 12,1% so với năm 2020,”số liệu chi cụ thể:

Bảng 2 3: Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2020 - 2022 (Theo lĩnh vực chi) Đơn vị tính: triệu đồng

Chi an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội 17.384 3,52 21.034 3,77 24.340 3,44

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 234.232 47,39 259.363 46,49 254.887 36,05

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình 25.430 5,14 23.278 4,17 23.485 3,32

Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 102 0,02 116 0,02 109 0,02

Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin 5.787 1,17 4.994 0,90 6.623 1,20

Chi sự nghiệp phát thanh, truyển hình 1.080 0,22 1.339 0,24 879 0,16

Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 704 0,14 1.187 0,21 1.538 0,28

8 Chi đảm bảo xã hội 55.172 11,16 47.806 8,57 72.917 13,23

9 Chi sự nghiệp kinh tế 53.688 10,86 93.795 16,81 64.260 11,66

10 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 3.081 0,62 2.076 0,37 2.399 0,44

11 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 91.585 18,53 99.083 17,76 95.672 17,36

(Nguồn: Báo cáo chi của KBNN Hồng Ngự)

Trong tình hình nguồn thu NSNN khó khăn và ngày càng giảm sâu thì huyện Hồng Ngự cần phải có hướng cơ cấu lại chi NSNN cho hợp lý vì giai đoạn 2020 -

2022 nằm trong kế hoạch ổn định tài chính 5 năm 2021 - 2025

Bên cạnh đó Việt Nam đang thực hiện mạnh mục tiêu cải cách nền tài chính công trong đó từng địa phương phải chủ động tăng nguồn thu NSNN và giảm chi NSNN thường xuyên theo hướng bền vững

Nhận xét: theo Bảng 2.3 cơ cấu chi thường xuyên NSNN giai đoạn cuối của kế hoạch tài chính 5 năm thì huyện đã không đáp ứng được mục tiêu, đang có xu hướng đi ngược, vì thế trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Hồng Ngự nói riêng nên xây dựng định hướng thu NSNN đảm bảo duy trì được nguồn thu NSNN lâu dài phòng tránh nguồn thu bị tận diệt, cơ cấu lại chi thường xuyên NSNN theo hướng giảm chi xuống dưới 60% so tổng chi của ngân sách địa phương vì hiện nay số chi thường xuyên NSNN so với tổng chi NSNN chiếm trên 78%

Bảng 2 4: Tổng hợp số chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2020 - 2022 (Theo cấp ngân sách) Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2021/2020 Năm 2022/2021

Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %

(Nguồn: Báo cáo chi KBNN Hồng Ngự)

Qua kết quả số liệu cho thấy, “năm 2021, tổng chi thường xuyên NSNN tăng 63.553 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng tăng 12,9%; chi thường xuyên NSNN năm 2022 giảm 6.711 triệu đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 12%; Chi thường xuyên ngân sách địa phương trong giai đoạn 2020 - 2022, luôn chiếm tỷ trọng trên 94% tổng chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách địa phương có xu hướng tăng qua các năm 2020 - 2022, trong đó chi ngân sách cấp huyện luôn chiếm tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách địa phương Chi ngân sách cấp xã chiếm tỷ trọng khoảng 19% tổng chi ngân sách địa phương Chi ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng khoảng hơn 7% tổng chi ngân sách địa phương.” Huyện Hồng Ngự là huyện nông nghiệp, nguồn thu chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp mặt khác Huyện đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp của huyện vì thế theo cơ cấu chi ở Bảng 2.1 tác giả nhận thấy cần giảm khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề và giảm chi quản lý nhà nước và tăng chi dự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ và sự nghiệp môi trường để tăng trưởng kinh tế theo hướng chủ đạo của huyện

Đánh giá về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

2.4.1.Kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Qua kết quả KSC NSNN tại KBNN Hồng Ngự cho thấy vai trò hết sức quan trọng trong việc KSC NSNN trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế mà Huyện ủy, UBND huyện đề ra đã đạt được kết quả:

Thứ nhất, về việc áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 trong công tác KSC KBNN Hồng Ngự ban hành Chính sách chất lượng để đưa ra các tiêu chí thực hiện trong KSC đạt được chất lượng cao trong chuyên môn như (tuân thủ pháp luật, tổ chức tốt công tác KSC, thực hiện nghiêm các quy trình nghiệp vụ luôn có các cải tiến theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch Quy trình, nội dung quy trình được cập nhật chỉnh sửa kịp thời khi có thay đổi phát sinh các văn bản nghiệp vụ liên quan nên rất thuận lợi cho cán bộ KSC và ĐVSDNS trong tra cứu hồ sơ thủ tục của quy trình Ý thức trách nhiệm của công chức KBNN được cải thiện, ĐVSDNS khắc phục được khó khăn và nghiên cứu thực hiện đúng quy định

Thứ hai, về KSC trong thanh toán NSNN, một số chế độ KSC NSNN thời gian qua có được thay đổi theo hướng tích cực đã giảm bớt được các hồ sơ chứng từ mà ĐVSDNS phải gửi đến KBNN để kiểm soát, có sự phân cấp và giao trách nhiệm cho ĐVSDNS trong thanh toán giúp cho công tác KSC được thuận lợi hơn

Thứ ba, trong thực hiện KSC thường xuyên NSNN, KBNN Hồng Ngự đã xác định được mục tiêu chất lượng và nội dung công tác KSC đảm bảo tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hồng Ngự được kiểm soát một cách chặt chẽ, đúng mục đích, có tiết kiệm và đảm bảo tính hiệu quả

Thứ tư, tham mưu trong quản lý chi NSNN thường xuyên, tham mưu cho các ban, ngành địa phương, ĐVSDNS tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình KSC NSNN KBNN Hồng Ngự đã làm tốt chức năng KSC NSNN và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính tham mưu với chính quyền địa phương trong KSC NSNN trên địa bàn huyện

Thứ năm, về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN, triển khai thành công và thường xuyên nâng cấp “hệ thống TABMIS’’ phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế Đây là yếu tố quan trọng và lớn nhất của cải cách tài chính công, TABMIS được sử dụng làm công cụ để tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình từ phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN

Thứ sáu, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hồng Ngự một mặt tạo điều kiện cho các ĐVSDNS chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định; đồng thời thực hiện các khoản chi tiêu hợp lý, đúng mục đích, đối tượng; cắt giảm các khoản chi tiêu không hợp lý; đảm bảo các khoản chi phù hợp với cơ cấu chi và yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước và làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia

Thứ bảy, qua công tác KSC tại KBNN Hồng Ngự còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá, kiến nghị rút kinh nghiệm, từ đó nghiên cứu hoàn thiện quy trình KSC NSNN Cung cấp thông tin cần thiết cho công tác chỉ đạo và điều hành ngân sách trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu đảm bảo thu chi NSNN được cân đối, điều hành quỹ NSNN trên địa bàn luôn được thuận lợi

Thứ tám, KBNN Hồng Ngự từng bước thực hiện thanh toán tiền lương của công chức qua tài khoản cá nhân ‘‘ATM” ở các NHTM, thanh toán chuyển khoản trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ, giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường và tạo nguồn vốn cho các ngân hàng để cho vay đầu tư phát triển

2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thời gian qua

Bên cạnh những kết quả KBNN Hồng Ngự đạt được thông qua công tác KSC thì vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục Cụ thể:

Thứ nhất, Quy định về KSC thường xuyên NSNN thuộc rất nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn đã qua nhiều năm,…nên rất khó khăn trong việc tra cứu đối chiếu trong công tác KSC NSNN Chưa có quy định thực hiện KSC tài khoản tiền gửi có nguồn gốc từ NSNN Tình hình KSC tiền mặt qua KBNN Hồng Ngự chưa nghiêm, còn giải quyết cho ĐVSDNS tạm ứng kinh phí thường xuyên với tỷ lệ rất cao trên 26% tổng chi thường xuyên NSNN

Thứ hai, các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kiểm tra tác nghiệp vào chuyên môn nghiệp chưa nhiều đa phần kiểm tra bằng phương pháp thủ công dẫn đến còn sai sót và chất lượng KSC còn thấp Việc kiểm tra kiểm soát đối chiếu mẫu đăng ký dấu và mẫu đăng ký chữ ký khi thanh toán được KBNN kiểm tra bằng phương pháp thủ công và không thường xuyên kiểm tra hiệu lực của mẫu đăng ký tiềm ẩn nhiều rủi ro;

Thứ ba, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức còn hạn chế, tư duy xử lý công việc còn mang tính cảm tính, kinh nghiệm, chưa nghiên cứu sâu văn bản hướng dẫn, về kỹ năng còn nhiều khoảng trống nhất là kỹ năng kiểm soát, tác nghiệp, ngoài ra tư duy năng lực chưa nhạy bén trong thực hiện nhiệm vụ

Thứ tư, việc chấp hành quy trình KSC chưa tốt Tuy KBNN Hồng Ngự đã công khai bộ thủ tục hành chính bao gồm quy trình KSCTX phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các ĐVSDNS đến giao dịch với KBNN Hồng Ngự Nhưng khi các ĐVSDNS gửi hồ sơ đến KBNN thanh toán vẫn còn thừa, thiếu, mẫu biễu không đúng quy định dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ

2.4.3.2 Nguyên nhân của hạn chế

- Đối với những khoản chi dưới 20 triệu đồng thì theo quy định KSC, ĐVSDNS chỉ kê nội dung chi trên bảng kê thanh toán mà không phải gửi hồ sơ, chứng từ chứng minh nội dung chi tiêu đó là xác thực đến KBNN để là làm giảm thiểu hồ sơ thanh toán đối với nội dung chi mặc dù theo quy định đó là trách nhiệm của thủ trưởng ĐVSDNS, do đó KBNN không kiểm tra, kiểm soát trong quá trình xuất quỹ NSNN, cũng vì sơ hở đó đôi khi ĐVSDNS lợi dụng hồ sơ đơn giản để làm giả chứng từ, thanh toán khống trục lợi tiền của NSNN

- Nhận thức và kỷ năng quản lý tài chính của chủ tài khoản còn nhiều hạn chế và bất cập, đối với cán bộ lãnh đạo không nắm được nguyên tắc quản lý tài chính, thiếu ý thức chấp hành luật NSNN

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hồng Ngự

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hồng Ngự, với kiến thức đã học, quá trình nghiên cứu và thực tế tại đơn vị, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KSC NSNN cụ thể:

3.1.1 Về cơ chế pháp lý trong kiểm soát chi

- Về cơ chế pháp lý để khắc phục tối đa sai sót và tránh rủi ro trong KSC NSNN,

Bộ Tài chính nên ban hành một Thông tư thống nhất hướng dẫn cho nhiều nội dung KSC, nhiều hình thức KSC và bổ sung hình thức KSC trên tài khoản tiền gửi có nguồn gốc từ NSNN nội dung KSC giống như KSC dự toán NSNN, đồng thời quy định lại mẫu biểu thanh toán như Mẫu Danh sách thanh toán cho cá nhân nên thống nhất trên toàn quốc có bổ sung yếu tố “Xác nhận của KBNN” có ký tên đóng dấu xác thực và NHTM chỉ thanh toán khi có được mẫu Danh sách đầy đủ tính hợp lý này Thông tư này thay thế tất cả các Thông tư đã quá cũ đang thực hiện tạo điều kiện dễ dàng trong tra cứu phục vụ tốt công tác KSC trong thời gian tới;

- Về khắc phục KSC các khoản chi tiền mặt qua KBNN để giảm số nợ tạm ứng NSNN ở mức độ không cao thì Bộ Tài chính nên bổ sung chỉnh sửa Thông tư 13/2017/TT-BTC quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN theo hướng: quy định bổ sung đối với các ĐVSDNS khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền từ 5 triệu đồng trở lên thì bắt buộc phải mua của người bán có mở tài khoản tại NHTM và có quy định cụ thể thời gian thanh toán xử lý nợ tạm ứng

3.2.2 Về ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại

Khắc phục hạn chế trong Quy trình KSCTX NSNN tại KBNN theo hướng:

- Nâng cấp hổ trợ địa phương về các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát rủi ro như: ứng dụng kiểm soát lương, ứng dụng đối chiếu mẫu đăng ký dấu và mẫu đăng ký chữ ký của ĐVSDNS

- Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa KBNN

3.2.3 Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức

- KBNN Hồng Ngự phải thực hiện mạnh việc đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục cải cách hành chính trong xử lý chứng từ giao dịch đối với từng cán bộ, công chức hàng tháng, xử lý kịp thời dứt điểm các tình huống làm sai quy trình, quy định trong KSC gắn với hình thức khen thưởng hàng tháng của đơn vị nhằm hạn chế việc tồn đọng hồ sơ chứng từ tiến tới không còn chứng từ giải quyết trễ hạn; Khi phát sinh thay đổi trong quy trình KSC hoặc những thay đổi về chế độ, quy trình, định mức chi tiêu thì cán bộ KSC cần phải có thông báo và có hướng dẫn cho ĐVSDNS giúp cả đơn vị và KBNN hạn chế sai sót giảm bớt hồ sơ chứng từ bị từ chối thanh toán;

- Xây dựng chiến lược bồi dưỡng cán bộ công chức về mọi mặt và có mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, thích hợp với từng giai đoạn trước hết là về chuyên môn nghiệp vụ, về kinh nghiệm KSC Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào kỹ năng nghiệp vụ, văn hóa ứng xử…

3.2.4 Về việc chấp hành quy trình kiểm soát chi

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý rủi ro trong công tác KSCTX NSNN đối với nội bộ KBNN và đối với ĐVSDNS Quán triệt đến từng cán bộ, công chức tăng cường việc kiểm soát tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ chứng từ: nghiêm túc từ chối các khoản chi hoặc chứng từ sai, thực hiện nghiêm quy trình KSC không vì chứng từ nhiều mà bỏ qua bất kỳ một bước kiểm soát nào trong quy trình KSC NSNN Cập nhật và thực hiện nghiêm chỉ đạo của KBNN về các rủi ro đã xảy ra để phòng tránh những rủi ro trong KSC NSNN tránh để xảy ra khi thực hiện nghiệp vụ KSC qua KBNN mình

Tổ chức công khai quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính cho khách hàng được biết để chấp hành tốt, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến hay từ khách hàng để có cơ chế hoàn thiện hơn.

Kiến nghị

3.2.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản về KSC ngân sách bằng hình thức chi theo dự toán từ KBNN Cần hoàn chỉnh hệ thống tài khoản, chế độ kế toán, chế độ chứng từ, mẫu biểu KBNN cho phù hợp với thực tế Việc thay đổi mẫu biểu thay đổi liên tục không chỉ gây lãng phí, gây khó khăn cho công tác KSC mà còn gây nhiều trở ngại cho đơn vị sử dụng NSNN

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản chế độ về KSC NSNN là rất cần thiết Cần quy định rõ ràng việc nhập dự toán chỉ một lần theo Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, tránh nhập từng lần phát sinh hoặc theo từng tháng, từng quý Việc thực hiện sửa đổi và bổ sung về KSC NSNN sẽ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và thống nhất giữa cơ quan tài chính và KBNN

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các Thông tư hướng dẫn Cam kết chi để phản ánh đúng bản chất cam kết chi và giảm bớt khối lượng công việc cho công chức KBNN

3.2.2 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

- Cần ban hành các cơ chế quản lý điều hành chung phù hợp để hướng dẫn các KBNN địa phương thực hiện, tránh việc xử lý mang tính chất tình huống, cục bộ không giải quyết triệt để, dứt điểm các tồn tại phát sinh Xem xét những hạn chế, bất cập, sự chồng chéo, trùng lắp về thẩm quyền, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý Ngân sách nói chung và quản lý chi thường xuyên nói riêng để có hướng sửa đổi, điều chỉnh phù hợp

- Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ công chức về mọi mặt và có mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, thích hợp với từng giai đoạn trước hết là về chuyên môn nghiệp vụ, về kinh nghiệm KSC Tăng cường đào tạo bồi dưỡng công chức, cần bắt buộc đối với công chức phải tham dự các khóa bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức hàng năm; tất cả các khóa đào tạo, bồi dưỡng phải tổ chức thi đánh giá kết quả để tạo cho công chức ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào kỹ năng nghiệp vụ, văn hóa ứng xử, xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên am tường sâu về lĩnh vực KSC NSNN Trong các chương trình đào tạo, cần hạn chế giảng theo hướng kinh điển, lý luận thuần túy mà chuyển sang nghiên cứu tình huống thực tế Cần bổ sung lồng ghép chương trình hội thảo chuyên đề về các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện KSC để phân tích những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất biện pháp khắc phục

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện tốt KSCTX NSNN qua KBNN theo định hướng Kho bạc điện tử Nâng cấp mạng nội bộ trong hệ thống KBNN, trang bị các chương trình xử lý thông tin Bên cạnh việc nâng cao trình độ công nghệ thông tin của công chức nghiệp vụ và nâng cấp đường truyền trong mạng nội bộ hệ thống thì KBNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan như Thuế, Tài chính, Ngân hàng để hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ công chức, đảm bảo việc trao đổi dữ liệu thu, chi ngân sách, đối chiếu, theo dõi các số liệu về thu, chi NSNN được an toàn, kịp thời và chính xác

3.2.3 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện

Cần ban hành những văn bản chỉ đạo các ĐVSDNS chấp hành nghiêm việc lập, quản lý và sử dụng NSNN đúng quy định Quan tâm chỉ đạo điều hành Ngân sách huyện một cách sát sao, có hiệu quả thông qua việc phân bổ dự toán cho các ĐVSDNS thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công ổn định trong năm phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh bổ sung nhiều lần cho các nhiệm vụ thường xuyên

Tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho KBNN Hồng Ngự trong công tác chấp hành pháp luật về chi NSNN và KSC NSNN UBND huyện Hồng Ngự cần chỉ đạo các bộ phận, cơ quan tài chính, các phòng ban ngành liên quan làm tốt khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN

3.2.4 Kiến nghị với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước

Một là, đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch:

“Thực hiện nhập dự toán trên hệ thống Tabmis cho các đơn vị giao dịch kịp thời, đúng theo quyết định để đảm bảo hiệu quả công tác KSC ngân sách và thanh toán cho các đơn vị.”

Thường xuyên cập nhật, tập huấn và hướng dẫn về công tác Tài chính cho ĐVSDNS Khi duyệt quy chế chi tiêu nội bộ của các ĐVSDNS, cần thông báo kết quả thẩm định quy chế cho ĐVSDNS và KBNN Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách nhà nước

Cần có biện pháp tham mưu với UBND huyện thực hiện giao dự toán hằng năm sát với thực tế phát sinh, đôn đốc các đơn vị dự toán thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao trong niên độ ngân sách, hạn chế chi chuyển nguồn nhằm đảm bảo nhiệm vụ năm

Hai là, Đối với ĐVSDNS:

Cần chủ động tìm hiểu, cập nhật về cơ chế, quy trình thanh toán qua KBNN để chủ động trong việc gửi hồ sơ, chứng từ thanh toán qua KBNN, thực hiện tiến độ thanh toán đều vào các tháng trong năm tránh dồn vào cuối năm dẫn đến hồ sơ phải làm lại nhiều gây áp lực cho công chức KSC kiểm soát thiếu chặt chẽ gây thất thoát tiền, tài sản nhà nước, làm chậm tiến độ thanh toán.

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN