1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh an giang

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp Và Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang
Tác giả Nguyễn Chí Cường
Người hướng dẫn PGS TS. Vương Quốc Duy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 8,64 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN CHÍ CƯỜNG GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU C

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2023

SKC008352

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN CHÍ CƯỜNG

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS VƯƠNG QUỐC DUY

Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2023

Trang 3

i

Trang 4

i

Trang 5

ii

Trang 6

iii

Trang 7

iv

Trang 8

v

Trang 9

vi

Trang 10

vii

Trang 11

viii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM không liên đới trách nhiệm

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2023

Trang 12

ix

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo sau đại học, các Khoa, phòng ban của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa học

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Vương Quốc Duy Thầy đã dành thời gian quý báu của mình để tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này

Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh, Chị trong Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang và quý Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và khảo sát để hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và luận văn của mình

Trân trọng!

Trang 13

x

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hiện nay toàn cầu hóa, khu vực hoá và đa dạng hoá về kinh tế đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình hợp tác về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước, song cũng không ít khó khăn, và thử thách Để tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia sẽ phải tự làm cho nền kinh tế của mình dần thích nghi với xu thế chung

đó Vấn đề quan trọng đặt ra đó là làm thế nào để duy trì và phát triển các khu kinh

tế và khu công nghiệp

Nhà Nước Việt Nam, trong quá trình mở cửa hội nhập đã khẳng định “Đa dạng hóa” các mối quan hệ kinh tế và “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” như điều kiện tiên quyết để tăng cường phát triển kinh tế trong thời gian tới Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030 trên diện tích hơn 30 nghìn ha Từ khi đi vào hoạt động đến nay, các KKTCK, KCN này đã giúp hơn 12 nghìn lao động ở các địa phương, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, và phát triển các dịch vụ kèm theo trở thành nguồn lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh An Giang

Do tồn tại nhiều yếu kém và nhược điểm, hoạt động của các Khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu An Giang chưa phát huy hết tác dụng và công suất của nó Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các khu như Đại dịch Covid-19 cũng tác động động mạnh đến quá trình vận hành, sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ của người dân và các khu công nghiệp hiện tại rất lớn

Chính vì thế, việc thực hiện nghiên cứu các “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang” là hết sức

cấp thiết

Để thực hiện được các nội dung và mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn

sử dụng các công cụ phân tích: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và mô hình hồi quy tương quan bội

Trên cơ sở thực hiện các phân tích chi tiết ở trên, nghiên cứu đã đưa ra

các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về thu

Trang 14

Kết quả nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp nhằm khai thác tốt các yếu tố tác động thuận chiều và hạn chế những ảnh hưởng của biến số tác động nghịch chiều lên sự hài lòng của nhà đầu tư Từ đó, nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp có thể sẵn lòng bỏ vốn đầu tư vào các khu công nghiệp cửa khẩu của tỉnh An Giang

Trang 15

xii

ABSTRACT

In the current context of globalization, regionalization and economic diversification, it brings many advantages in the process of economic and technical cooperation between countries

But there are also many difficulties and challenges To survive and develop, each country will have to gradually adapt their economies to the general trend there The important issue is how to maintain and develop economic zones and industrial parks

The State of Vietnam, in the process of opening up integration, has affirmed

"Diversification" of economic relationships and "industrialization and modernization" as prerequisites to enhance economic development in this era next time An Giang border gate economic zone by 2030 on an area of more than 30 thousand hectares Since coming into operation, these EZs and Industrial Parks have helped more than 12 thousand workers in localities, creating a stable source of income for people, and developing accompanying services to become a contributing resource positively contribute to the economic development process of An Giang province

Due to the existence of many weaknesses and disadvantages, the operations

of An Giang Border Gate Industrial Parks and Economic Zones have not yet fully exploited their effectiveness and capacity In addition, external objective factors greatly affect the operations of the zones, such as the Covid-19 pandemic, which also has a strong impact on the operation, production, business and service processes of people and businesses Current industrial parks are very large

Therefore, conducting research on "Solutions to attract investment capital into industrial parks and border-gate economic zones in An Giang province" is extremely urgent

To achieve the above research contents and objectives, the thesis uses analytical tools: Descriptive statistics, comparison method, Cronbach's Alpha analysis, EFA analysis and multiple correlation regression model

Trang 16

xiii

Based on the detailed analysis above, the study has proposed solutions to help improve efficiency in state management in attracting investment capital, maintaining and developing industrial parks and industrial parks An Giang province economic zone

The topic has introduced a number of new points: Analyze the current state

of operation of industrial and economic zones in An Giang province, evaluate the factors affecting the ineffectiveness of the studied areas

The research results have also proposed solutions to exploit factors that have

a positive impact and limit the effects of variables that have a negative impact on investor satisfaction From there, individual investors and businesses may be willing

to invest capital in border gate industrial parks of An Giang province

Trang 17

xiv

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

1 Lý do thực hiện nghiên cứu 2

2 Các mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

3.2.1 Không gian 2

3.2.2 Thời gian 3

3.2.3 Nội dung 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Những điểm mới của luận văn 3

6 Kết cấu luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Tổng quan về đầu tư, khu công nghiệp, khu kinh tế 5

1.1.1 Khái niệm về đầu tư 5

1.1.2 Phân loại đầu tư 6

1.1.2.1 Theo ngành đầu tư 6

1.1.2.2 Theo thời hạn hoạt động 7

1.1.2.3 Theo mức độ đầu tư 7

1.1.2.4 Theo tính chất quản lý 8

1.1.2.5 Theo nguồn vốn đầu tư 8

1.1.3 Lý thuyết quyết định đầu tư 9

1.1.3.1 Lý thuyết chiết trung - mô hình Oli (Oli paradigm or eclectic theory) 9

1.1.3.2 Lý thuyết lựa chọn tối ưu (The Rational Choice) 10

1.1.3.3 Lý thuyết về marketing địa phương/ marketing vùng 11

1.1.4 Khái niệm khu công nghiệp 12

1.1.5 Khái niệm khu kinh tế 13

Trang 18

xv

1.2 Cơ sở lý luận thu hút vốn đầu tư 14

1.2.1 Định nghĩa thu hút vốn đầu tư 14

1.2.2 Đo lường hiệu quả của thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu 14

1.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang 15

1.2.3.1 Cơ sở hạ tầng 16

1.2.3.2 Truyền thông 17

1.2.3.3 Nguồn nhân lực 17

1.2.3.4 Chi phí đầu vào 18

1.2.3.5 Thể chế địa phương 18

1.3 Kinh nghiệm trong hoạt động thu hút vốn đầu tư ở một số địa phương và kinh nghiệm để thu hút vốn đầu tư cho tỉnh An Giang 18

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút vốn ở một số tỉnh 18

1.3.1.1 Tỉnh Bình Dương 19

1.3.1.2 Tỉnh Đồng Nai 20

1.3.1.3 Tỉnh Vĩnh Long 21

1.3.1.4 Tỉnh Tiền Giang 21

1.3.2 Kinh nghiệm cho Tỉnh An Giang 23

1.4 Tình hình nghiên cứu 24

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước 24

1.4.2 Nghiên cứu nước ngoài về đầu tư 25

1.4.3 Đánh giá các nghiên cứu 26

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯError! Bookmark not defined 2.1 Quy trình nghiên cứu 27

2.2 Dữ liệu nghiên cứu 28

2.2.1 Số liệu thứ cấp 28

2.2.2 Số liệu sơ cấp 28

3.2.3 Nghiên cứu định tính 28

3.2.4 Nghiên cứu định lượng 28

Trang 19

xvi

2.3 Phương pháp phân tích số liệu 30

2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 30

2.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha 30

2.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố (Efa) 31

2.4 Hiện trạng thu hút vốn đầu tư 30

2.4.1 Quản lý hành chính trong đầu tư 30

2.4.2 Công tác quảng bá đầu tư, quản lý doanh nghiệp và nguồn lao động 30

2.4.3 Công tác quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp 30

2.4.4 Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng 30

2.4.5 Công tác quản lý 30

2.5 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý thu hút đầu tư 40

2.5.1 Thuận lợi 40

2.5.2 Công tác quản lý 40

Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KÍNH TẾ CỬA KHẨU TỈNH AN GIANG 42

3.1 Kết quả nghiên cứu Error! Bookmark not defined 3.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 42

3.1.2 Đánh giá của đáp viên về các nhân tố được nghiên cứu 43

3.1.2.1.“Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật - CSHT” 43

3.1.2.2 “Đầu tư hạ tầng dịch vụ” 43

3.1.2.3 Nguồn lao động 44

3.1.2.4 Chính sách thu hút vốn 45

3.1.2.5 Quản lý và hỗ trợ của địa phương 46

3.1.2.6 Lợi thế của lĩnh vực đầu tư 46

3.1.2.7 Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng 47

3.1.2.8 Hài lòng đầu tư 48

3.1.3 Phân tích độ tin cậy thang đo 48

3.1.4 Phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư và các khu công nghiệp cửa khẩu tỉnh An Giang 50

3.1.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 55

Trang 20

xvii

3.2 Giải pháp thúc đẩy sự hài lòng và thu hút vốn vào các khu công nghiệp biên

giới tỉnh An Giang 59

3.2.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng 59

3.2.2 Nâng cao chất lượng lao động và lợi thế cạnh tranh 60

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng lao động 60

3.2.2.2 Tăng cường nghiên cứu và khai thác lợi thế đầu tư 62

3.2.3 Cải thiện chính sách thu hút vốn và tối thiểu chi phí hạ tầng 63

3.2.4 Cải thiện chính sách hỗ trợ khác 63

3.3 Khuyến nghị 63

3.3.1 Đối với Nhà nước 63

3.3.2 Các tổ chức trung gian 64

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Tiếng Việt 66

Tiếng nước ngoài 67

Phụ lục 1: Bảng Hỏi Điều Tra 68

Phụ lục 2: Kết Quả Xử Lý Số Liệu 73

2.1 Thống Kê Mô Tả 73

2.2 Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo 79

Trang 21

CPI)

Trang 22

xix

MỤC LỤC BIỄU, BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị thang đo nghiên cứu 30 Bảng 3.1 Tổng quan dữ liệu 42 Bảng 3.2 Đánh giá của đáp viên về “ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (csht)” 43

Bảng 3.3 Đánh giá của đáp viên về đầu tư hạ tầng dịch vụ 43 Bảng 3.4 Đánh giá của đáp viên về nguồn lao động 44 Bảng 3.5 Đánh giá của đáp về “chính sách đầu tư - csđt” 45 Bảng 3.6 Đánh giá của đáp về “yếu tố quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương (htcq)” 46

Bảng 3.7 Đánh giá của đáp về “lợi thế của lĩnh vực đầu tư (ltdt)” 46 Bảng 3.8 Đánh giá của đáp về “chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng (cpht)” 47 Bảng 3.9 Đánh giá của đáp về “hài lòng đầu tư - hldt )” 48 Bảng 3.10: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các nhóm biến 48 Bảng 3.11: Kết quả phân tích nhân tố của mô hình nghiên cứu 51 Bảng 3.12: Đặt tên cho các nhân tố mới 52 Bảng 3.13: Kết quả phân tích tương quan của từng nhân tố với sự thỏa mãn 56 Bảng 3.14: Kết quả ước lượng 57

Trang 23

xx

MỤC LỤC ĐỒ THỊ, HÌNH

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 27 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 55

Trang 24

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do thực hiện nghiên cứu

Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy rằng hoà bình, hợp tác và phát triển

là xu thế chung Toàn cầu hóa, khu vực hoá và đa dạng hoá về kinh tế đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình hợp tác về kinh tế, kỹ thuật giữa các nước, song cũng không ít khó khăn, và thử thách Để tồn tại và phát triển, mỗi quốc gia sẽ phải tự làm cho nền kinh tế của mình dần thích nghi với xu thế chung

đó Vấn đề quan trọng đặt ra đó là làm thế nào để duy trì và phát triển các khu kinh

tế và khu công nghiệp

Nhà Nước Việt Nam, trong quá trình mở cửa hội nhập đã khẳng định “Đa dạng hóa” các mối quan hệ kinh tế và “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” như điều kiện tiên quyết để tăng cường phát triển kinh tế trong thời gian tới Trong hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, với đường biên giới trải dài bao gồm nhiều cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng, có cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào nên việc tìm ra cơ chế, chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế qua các cửa khẩu biên giới là việc làm hết sức cần thiết, nhằm mục đích mở cửa nền kinh tế

ra nhiều hướng, theo nhiều tầng nấc khác nhau

Tại quyết đinh số 456/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030 trên diện tích hơn 30 nghìn ha Các cửa khẩu đó là: Cửa khẩu Vĩnh Xương (12.487 ha), Cửa khẩu Khánh Bình (8.141 ha) và Cửa khẩu Tịnh Biên (10.071 ha) và các khu công nghiệp: Bình Long (150 ha), Bình Hòa (250 ha), Vàm Cống (200 ha), Hội An (100 ha) Từ khi đi vào hoạt động đến nay, các KKTCK, KCN này đã giúp hơn 12 nghìn lao động ở các địa phương, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, và phát triển các dịch vụ kèm theo trở thành nguồn lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh An Giang

Do tồn tại nhiều yếu kém và nhược điểm, hoạt động của các Khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu An Giang chưa phát huy hết tác dụng và công suất của nó Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng lớn đến hoạt động

Trang 25

2

của các khu như Đại dịch Covid-19 cũng tác động động mạnh đến quá trình vận hành, sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ của người dân và các khu công nghiệp hiện tại rất lớn

Chính vì thế, việc thực hiện nghiên cứu các “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang” là hết sức

khẩu của tỉnh An Giang

3 Nội dung nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng quản lý thu hút đầu tư và tăng trưởng các khu Công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh An Giang

Trang 26

Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến

công tác quản lý nhà nước về vấn đề thu hút đầu tư, duy trì và phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, duy trì và phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nội dung và mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn

sử dụng các công cụ phân tích sau:

+ Thống kê mô tả

+ Phương pháp so sánh

+ Phân tích Cronbach’s Alpha

+ Phân tích EFA

+ Mô hình hồi quy tương quan bội

Trên cơ sở thực hiện các phân tích chi tiết ở trên, nghiên cứu đã đưa ra

các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về thu

hút vốn đầu tư, duy trì và phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế tỉnh An

Giang

5 Những điểm mới của luận văn

Đề tài đã lần lượt tìm hiểu và thể hiện cơ sở lý thuyết về đầu tư Vận dụng lý thuyết và các nghiên cứu trước để phân tích thực trạng hoạt động thu hút đầu tư của các khu công nghiệp và khu kinh tế tỉnh An Giang Một số điểm mới được thể hiện:

+ Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp và kinh tế tỉnh

An Giang

+ Đánh giá tác nhân ảnh hưởng đến tính không hiệu quả của các khu vực

Trang 27

4

được nghiên cứu

6 Kết cấu luận văn

Đề tài gồm có 5 chương, bao gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh An Giang

Chương 3 Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh An Giang

Trang 28

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về đầu tư, khu công nghiệp, khu kinh tế

1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư được nhà kinh tế học Samuelson (2011) định nghĩa như là hoạt động

tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào các tài sản cố định của doanh nghiệp như thiết bị, nhà xưởng và máy móc và gia tăng lượng hàng hóa tồn kho Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng

nguồn lực lao động, phát triển các nghiên cứu và phát minh Trong tương lai, đầu tư

được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hiện tại để tăng sản lượng cho tương lai, với lòng tin, sự kỳ vọng thu nhập do đầu tư mang lại sẽ cao hơn chi phí đầu tư

Trong quyển từ điển Việt Nam (1995) cho rằng: “Đầu tư là hành động bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị mới, hoặc thực hiện sự hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng”

Theo Luật Đầu tư năm 2014: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”

Còn theo Sách Tài chính Doanh nghiệp hiện đại (2005) thì khái niệm: “Đầu

tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đổi lấy khả năng giá trị không chắc chắn ở tương lai” Nhận định này xem xét đầu tư trên hai phương diện đó là rủi ro

và thời gian

Các khái niệm trên đã chỉ ra rằng, đầu tư gồm:

Đầu tư là hành động mang tính tích lũy, để có vốn đầu tư thì NĐT phải hy sinh một phần tiêu dùng hiện tại, vì vậy họ luôn so sánh lợi ích giữa đầu tư và tiêu dùng hiện tại khi quyết định đầu tư Lợi ích từ đầu tư (gồm: lãi suất, lợi nhuận, tăng giá của tài sản hình thành từ vốn đầu tư,…) lớn hơn ích lợi của tiêu dùng hiện tại sẽ khuyến khích họ đầu tư, còn ngược lại thì tiêu dùng hiện tại sẽ được ưu tiên hơn

Trang 29

6

Mục đích của đầu tư luôn hướng đến giá trị lớn hơn trong tương lai; bất cứ khoản đầu tư nào cũng chỉ được bỏ ra khi NĐT kỳ vọng sẽ thu hồi đủ vốn và có lãi trong tương lai

Biến động của nền kinh tế nội địa và thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu của NĐT, đặc biệt là việc bảo toàn vốn và tạo lãi suất Theo quan điểm từ nền kinh tế thị trường, khi cơ chế tự phát còn quyết định trạng thái chung của nền kinh tế, tính bất ổn của các chu kỳ kinh tế dẫn đến rủi ro đầu tư Chính vì thế, khi càng bất ổn, càng rủi ro sẽ làm cản trở đầu tư

Tóm lại, hoạt động đầu tư là tiết kiệm tiêu dùng hiện tại để đưa một phần của cải xã hội đã tích lũy được vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội, giúp tạo ra nhiều của cải hơn trong tương lai Cuối cùng, việc tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động và tăng thu nhập cho người dân đó chính là kết quả của quá trình đầu tư

1.1.2 Phân loại đầu tư

1.1.2.1 Theo ngành đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bao gồm:

Thứ nhất, ngành giao thông, vận tải, công nghệ thông tin, liên lạc, điện,

nước, xử lý nước thải, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, được định nghĩa là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Hoạt động đầy tư này vô cùng có ý nghĩa để tạo động lực thuận lợi phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội khác cho địa phương

Thứ hai, lĩnh vực đầu tư nhằm xây dựng và phát triển các dự án công nghiệp

được xem là ầu tư phát triển công nghiệp Hoạt động này có ý nghĩa góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị sản lượng, sản phẩm quốc dân (GDP) trong công cuộc cách mạng của đất nước nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng hiện nay theo hướng hiện đại

Thứ ba, hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình nông

nghiệp được xem là đầu tư phát triển nông nghiệp Hoạt động này có ý nghĩa chiến

Trang 30

7

lược lâu dài, nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tăng tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp trong GDP nói chung và tỉnh An Giang nói riêng

Thứ tư, đầu tư phát triển dịch vụ: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây

dựng các công trình dịch vụ như: các khu thương mại, tài chính, hotel, du lịch, dịch

vụ khác, Ý nghĩa: trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng cao, đầu tư vào dịch vụ là xu thế phát triển, nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở

An Giang trong quá trình CNH và HĐH đất nước

Đầu tư trung hạn và dài hạn: là những đầu tư đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư và lâu dài về thời gian phát huy tác dụng, thường trên 5 - 10 - 15 - 20 năm hoặc có khi còn lâu hơn

1.1.2.3 Theo mức độ

Hoạt động này nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên cơ sở đầu

tư cũ đã có (như mở rộng thêm mặt bằng, mua sắm bổ sung thêm máy móc thiết bị mới, cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất,…) được định nghĩa là đầu tư cải tạo và mở rộng Nâng cao năng lực và tăng cường hiệu quả sản xuất là kết quả của hoạt động đầu tư này Trường hợp này còn gọi là đầu tư chiều sâu

Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mô lớn, toàn diện Trong đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực đầu tư

Định nghĩa sau – đầu tư xây dựng mới - lớn hơn về quy mô, dài hơn về thời gian thực hiện; nguồn vốn đầu tư rất lớn đi kèm với kỹ thuật công nghệ tiên tiến

Trang 31

8

được sử dụng Trong khi đó: đầu tư cải tạo mở rộng thường tận dụng các nền tảng

kỹ thuật cũ hiện có và vốn đầu tư không lớn

1.1.2.4 Dựa theo tính chất quản lý

Nguồn vốn được đầu tư trực tiếp, vừa tham gia vào quá trình quản lý, điều hành được gọi là Đầu tư trực tiếp (Direct Investment) Hoạt động đầu tư này chỉ có một chủ thể tham gia trực tiếp vào việc bỏ vốn và quản lý Một số đặc điểm liên quan đến đầu tư trực tiếp:

- Là một chủ thể bỏ vốn ra và quản lý nên sẽ chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư của dự án

- Kết quả đầu tư có thể lãi hoặc lỗ Nghĩa là người bỏ vốn, đồng thời là nhà quản trị sử dụng vốn, chấp nhận nguyên tắc “Lời ăn – Lỗ chịu”

- Hoạt động đầu tư trực tiếp bao gồm 2 loại hình đó là đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp (Indirect Investment): ở đây chủ đầu tư chỉ đóng vai trò góp vốn mà không tham gia quản lý, điều hành Việc trợ không hoàn lại (ODA) hoặc cho vay hoàn vốn với lãi suất thấp được xem như là một dạng của đầu tư tài chính Thực chất trong đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là khác chủ thể

1.1.2.5 Dựa theo nguồn vốn

Đầu tư trong nước: thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, hạn chế rủi ro và hậu quả đối với nền kinh tế phải phụ thuộc vào chủ đầu tư bên ngoài Bên cạnh tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trong nước, hiện nay các quốc gia phụ thuộc đặc biệt vào các nước đang phát triển phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài

Vốn ngân sách nhà nước: tiết kiệm của ngân sách nhà nước chính số chênh lệch dương giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên, còn lại được đưa vào nguồn vốn đầu tư và phát triển

Trang 32

9

Nguồn này được sử dụng và khai thác theo kế hoạch của Chính quyền địa phương

có lãi suất thấp nhưng hữu ích trong việc phát triển kinh tế xã hội

Đầu tư nước ngoài: Đây là nguồn vốn có nguồn gốc từ nước ngoài đầu tư vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ Ưu điểm so với nguồn trong nước mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nhưng bất lợi đó là quốc gia hay vùng lãnh thổ phải phụ thuộc vào chính trị, rủi ro xảy ra khủng hoảng nợ, gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước

1.1.3 Lý thuyết quyết định đầu tư

1.1.3.1 Lý thuyết chiết trung - Mô hình OLI (OLI paradigm or Eclectic Theory)

John Dunning (1997), giáo sư danh dự tại Đại học Reading (Anh) và Đại học Rutgers (Mỹ) đã phát triển lý thuyết chiết trung hay còn gọi là mô hình OLI Theo lý thuyết này, có 3 nhóm nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đó là: (i) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - lợi thế O) đó chính là tài sản, chi phí giao dịch; (ii) Lợi thế về khu vực (Locational advantages - lợi thế L) chính là tài nguyên thiên nhiên, sự tăng trường của thị trường, hệ thống hạ tầng cơ sở, các chính sách của Chính phủ; (iii) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages - lợi thế I) chính

là các lợi thế về chi phí giao dịch, thông tin đầy đủ, lợi thế về chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế John Dunning (1997) xác minh lý thuyết này dựa trên dữ liệu từ các công ty Mỹ trong 14 ngành công nghiệp ở 7 quốc gia khác nhau

Gilomre et al (2003) đã thực hiện nghiên cứu, dựa trên John Dunning (1997), xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư:

- Kiến thức và kinh nghiệm của các thị trường: càng nhiều thông tin và kinh nghiệm về một doanh nghiệp có một vị trí nhất định, nhiều khả năng nó là công ty

sẽ đầu tư vào vị trí đó Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp có thể giảm thiểu được chi phí tìm hiểu thị trường và sự không chắc chắn trong hoạt động đầu tư khi họ am hiểu thị trường càng nhiều

- Sự tăng trưởng và quy mô của thị trường: các nhân tố như sự gần gũi và tiếp cận với khu vực thương mại tự do, quy mô của các thị trường nước ngoài và tiềm năng tăng trưởng của nó được coi là nhân tố quan trọng

Trang 33

10

- Quan điểm của Chính phủ và các khuyến khích tài chính: quốc gia/địa phương hoặc khu vực đó sẽ hấp dẫn hơn nếu chính phủ của nước chủ nhà hoạt động tích cực để thu hút đầu tư, thì so với một nơi mà một NĐT phải mất nhiều thời gian

và thủ tục để dự án được thông qua

- Lạm phát, chính sách kinh tế, mức thuế suất và cơ cấu thuế: quyết định đầu

tư sẽ chịu sự tác động của các yếu tố như lạm phát, chính sách kinh tế, mức thuế suất và cơ cấu thuế

- Giao thông vận tải, vật liệu và chi phí nhân công: đây là các chi phí quan trọng mà các công ty đi vào xem xét khi tiến hành đầu tư

- Tài nguyên: quyết định chọn địa điểm của các công ty bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có của các nguồn tài nguyên, lao động nói riêng và nguyên liệu thô

- Công nghệ: là một trong những nhân tố quan trọng nhất liên quan đến quyết định đầu tư vào một địa điểm

- Ổn định chính trị: Việc thu hút nhà đầu tư sẽ chịu sự tác động mạnh của sự

ổn định chính trị của một quốc gia hay vùng lãnh thổ

Trên cơ sở mô hình OLI, Phùng Xuân Nhạ (2001) lại chia thành 2 nhóm nhân tố Kéo - Đẩy trong đầu tư Cụ thể, nhóm nhân tố môi trường của các nước đầu

tư như khoa học công nghệ, sự thay đổi chính sách vĩ mô, hoạt động kích thích, tiềm năng kinh tế và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ được xem là nhóm Đẩy Nhóm các nhân tố Kéo (thu hút) như tình hình chính trị, chính sách pháp luật, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, mức độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hóa đặc thù của xã hội của quốc gia hay vùng lãnh thổ nhận đầu tư Ngoài ra, Nhóm Dung môi cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư

1.1.3.2 Lý thuyết lựa chọn tối ưu (The rational choice)

Lý thuyết lựa chọn tối ưu, còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hay lý thuyết hành động hợp lý, là một khuôn khổ cho sự hiểu biết và thường chính thức mô hình hóa hành vi kinh tế và xã hội Lý thuyết lựa chọn tối ưu dựa trên cơ sở giả định rằng một cá nhân, tổ chức có các lựa chọn thay thế lựa chọn có sẵn cho phép họ nêu một

Trang 34

1.1.3.3 Lý thuyết về marketing địa phương/ marketing vùng

Drucker (1958) nghiên cứu cho thấy rằng, từ nhiều thập kỷ trước, các nhà quản trị đã khẳng định hoạt động marketing hết sức quan trọng trong hoạt động tiếp thị và mở rộng phát triển của các nước Việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ ít phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương” (Kotler, 2002) Lý thuyết marketing địa phương nghiên cứu từ sự thành công của các thành phố, quốc gia châu Á trong việc thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư Theo lý thuyết này, các địa phương cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như quy trình ra quyết định của

họ để có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng

Theo Kotler (2002), để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia/ địa phương thì nhà lãnh đạo nơi đó sẽ sử dụng marketing địa phương như một hệ thống các hoạt động quản lý hành chính Đây là việc xây dựng những yếu tố khác biệt “nhân tạo” chứ không phải là các đặc điểm tự nhiên ở trên Quốc gia/ địa phương trở nên thu hút và hấp dẫn hơn thông qua các hoạt động marketing hiệu quả trong mắt khách hàng mục tiêu Marketing địa phương chính là hệ thống các chương trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng KTXH của địa phương theo chiều hướng tốt hơn

Trang 35

12

Theo lý thuyết này, đối tượng chính thực hiện marketng địa phương là tất cả

cá nhân và tổ chức cùng sinh sống và làm việc tại khu vực nhất định nào đó Quan trọng hơn, bộ máy lãnh đạo chính quyền địa phương sẽ bao gồm những người lên

kế hoạch và thực hiện hành động có liên quan đến triển khai chính sách Ngoài ra, việc đáp ứng nhu cầu của khách hành còn phụ thuộc rất lớn vào con người (thái độ phụ vụ và chất lượng dịch vụ)

“Khách hàng mục tiêu” trong hoạt động marketing địa phương chính là các đối tác của họ Các đối tác này có thể chia làm 4 nhóm: (i) Khách du lịch - là những người đến tham quan, nghỉ ngơi và họ sẽ trực tiếp sử dụng các dịch vụ của địa phương, (ii) Người lao động và thân nhân của họ - là những người dân địa phương, mặt khác họ cũng chính là những người làm marketing địa phương, (iii) NĐT - là các DN đã, sẽ hoạt động trong phạm vi của địa phương, (iv) Thị trường xuất khẩu –(Kotler, 2002) Quốc gia/địa phương khác nhau sẽ lựa chọn các khách hàng mục tiêu khác nhau Vì thế, theo quan điểm của marketing này, NĐT cũng chính là một nhóm khách hàng mục tiêu của một địa phương hay một khu vực địa lý

Sau khi lựa chọn khách hàng, chính quyền địa phương cần lên kế hoạch và xây dựng chiến lược marketing trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu là định vị bản sắc

và hình ảnh địa phương Định vị chính là việc địa phương muốn khách hàng nghĩ về địa phương mình như thế nào? Vì vậy, việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và đe dọa để có hình ảnh tốt đẹp là việc làm hết sức quan trọng cho quốc gia/địa phương Chiến lược định vị sẽ quyết định các hoạt động mà địa phương thực hiện nhằm thu hút các NĐT

1.1.4 Khái niệm khu công nghiệp (KCN)

Khu công nghiệp được xem như là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp được định nghĩa trong Luật Đầu Tư năm 2014 Theo định nghĩa này, khu công nghiệp có một số đặc điểm sau:

- Đây là khu do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Đây là địa bàn có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy

Trang 36

vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác, hỗ trợ NĐT lên kế hoạch, thực hiện và phục vụ các hoạt động đầu tư kinh doanh trong KCN, KKT

Vai trò của các KCN: KCN tạo ra cơ hội phát triển CN và thực hiện quá trình CNH và HĐH là vai trò quan trọng nhất của KCN Chi tiết hơn, đây là khu có thể giúp tăng cường sức mạnh cạnh tranh, tăng sức mạnh ngành, gia tăng giao thương XNK thông qua việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, Cuộc cách mang đổi mới, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, được tăng cường thông qua các KCN Kết quả là những năng lực chuyên biệt cho sản xuất, hoạt động ngành nghề và công nghệ mới được phát triển đa dạng và hiện đại thông qua KCN

1.1.5 Khái niệm khu kinh tế

Khu kinh tế được định nghĩa là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh (Luật Đầu tư, 2014)

Một định nghĩa khác về KKT là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh (Nghị định 82/2018/NĐ-CP)

Từ những khái niệm trên, có thể diễn giải KKTCK là một không gian kinh tế xác định, gồm nhiều khu chuyên doanh (như: khu thương mại – dịch vụ, khu bảo thuế, khu công nghiệp, ), gắn với cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những chính sách đặc thù với đặc điểm của từng vùng, địa phương nhằm mang lại hiệu quả KTXH cao nhất dựa trên việc quy

Trang 37

Hoạt động nhằm thu hút, sử dụng, khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư

để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội được xem như là hoạt động Thu hút vốn đầu tư Để thu hút NĐT vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ, các hoạt động tổng hợp các cơ chế, chính sách thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường, nguồn nhân lực, được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả là hết sức cần thiết

Mỗi quốc gia và địa phương xem việc thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng Bên cạnh đó, trình độ phát triển KTXH đồng thời còn biểu hiện sự phát triển bền vững, sự hấp dẫn, môi trường đầu tư hoàn hảo, các chính sách hỗ trợ đầu tư, thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn lao động dồi dào cả về số lượng và chất lượng, thể hiện cho sự phát triển của quốc gia hay vùng lãnh thổ

1.2.2 Đo lường hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Tỷ lệ lấp đầy: Chỉ tiêu này là tỷ lệ giữa diện tích đất đã cho NĐT/doanh nghiệp/công ty thuê để hoạt động trên tổng diện tích đất sẵn sàng cho thuê, và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tối

ưu mặt bằng các KCN, khu chuyên doanh thuộc KKT Tỷ lệ này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ ban đầu mà phải chia theo từng chu kỳ đầu tư

Quy mô vốn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng lấp đầy và sử dụng các nguồn lực hoạt động của KCN, khu chuyên doanh thuộc KKTCK Nó phản ánh tiềm năng hút vốn đầu tư và đồng thời thể hiện chất lượng của thu hút đầu tư Ngoài ra, quy

mô vốn của dự án là nhân tố đánh giá tiềm lực của các NĐT trong các lĩnh vực như: vốn, nguồn lực, và các yếu tố thuộc về NĐT

Trang 38

15

Số lượng và chất lượng lao động: KCN, khu chuyên doanh thuộc KKTCK giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động Tiêu chí này là tỷ lệ giữa tổng số lao động đã được đào tạo trên tổng số lao động trong KCN và được tính theo tỷ lệ phần trăm (%)

1.2.3 Nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, sau đây là một số nhân tố có thể tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN

* Các nhân tố bên trong DN:

Theo lý thuyết marketing địa phương các NĐT chính là khách hàng Vì vậy, các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vốn có thể xem xét chính sách và hoạch định chính sách

Bên cạnh đó, đặc điểm của khách hàng mục tiêu cũng được xem là nhân tố bên trong của doanh nghiệp Vì vậy các thang đo của nhóm nhân tố này là ngành nghề kinh doanh, qui mô DN, thời gian hoạt động, loại hình DN và các nhân tố thuộc về tiềm lực của DN, Các DN với các đặc trưng khác nhau sẽ có quyết định khác nhau về chọn lựa chọn vị trí và địa điểm đầu tư

* Các nhân tố bên ngoài DN:

Nhóm yếu tố bên ngoài DN được nhiều nhà nghiên cứu như John Dunning (1997), Kotler (2002), Thủy (2013), Hà và Khương (2014), Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016), Lê Thị Lan (2017), Nguyễn Việt Quân (2018), đó là: cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư ưu đãi, vị trí đầu tư, nguồn nhân lực, chi phí đầu vào, thị trường, thể chế địa phương, tài nguyên thiên nhiên, truyền thông,

Theo quan điểm của marketing địa phương (hình 1.1) các nhân tố bên ngoài là: (i) cơ sở hạ tầng, (ii) đặc trưng hấp dẫn, (iii) ấn tượng địa phương, (iv) con người Trên cơ sở mô hình này các nhân tố bên ngoài được phát triển thành 8 nhân

tố, gồm: nhóm thứ nhất là cơ sở hạ tầng, chi phí đầu vào; nhóm thứ hai (đặc trưng hấp dẫn) là vị trí đầu tư và chính sách ưu đãi; nhóm thứ ba (ấn tượng địa phương và

Trang 39

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đạt yêu cầu về chất lượng và trình độ ít nhiều có tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư Hệ thống cơ sở hậ tầng hoàn chỉnh bao gồm

cả hệ thống điện, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không và các dịch vụ bổ trợ khác

- Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và dịch vụ khác Bên cạnh

đó, văn hóa, xã hội và đạo đức cũng cấu thành trong bức tranh chung về hạ tầng

xã hội của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ

Năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư phụ thuộc vào sự phát triển của:

Một là, sự hoàn chỉnh và tiến bộ của giao thông vận tải góp phần phá vỡ tình

trạng cát cứ của địa phương, từng vùng, đồng thời, làm giảm chi phí vận chuyển và giao thương hiệu quả

Hai là, nhà đầu tư sẽ tin tưởng và tập trung vào dự án khi năng lực cung cấp

điện đáng tin cậy, ổn định với giá cả hợp lý

Ba là, ngành bưu chính viễn thông phát triển, với cước phí hợp lý là công cụ

kinh doanh hữu ích cho NĐT tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

Bốn là, NĐT có thể an tâm hơn khi hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý

chất thải hiện đại

Trang 40

17

Năm là, hiệu suất cảng cũng quyết định giảm chi phí vận tải và góp phần

tăng thêm giao dịch thương mại cho NĐT Hiệu suất của cảng tác động trực tiếp tới NĐT xuất nhập khẩu và gián tiếp tới hầu hết DN

1.2.3.2 Truyền thông

Giới thiệu tiếp thị, môi trường, chính sách tiềm năng và cơ hội đầu tư thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút vốn đầu tư được xem như

là hoạt động truyền thông

Việc hoạch định tiếp thị địa phương cần tìm cách phát huy những lợi thế, nét riêng của địa phương nhằm thu hút NĐT, vì thế phải dựa trên những tiêu chí mà NĐT cần thiết đầu tư Hoạt động tiếp thị địa phương phải dựa trên tình hình KTXH

ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ cần đầu tư

1.2.3.3 Nguồn nhân lực

Gần đây, trình độ sản xuất của mỗi quốc gia khác nhau đã đặt ra nhu cầu khác nhau về kỹ năng và trình độ nhất định cho lực lượng lao động Trong bối cảnh bùng nổ khoa học công nghệ như hiện tại, lao động có kỹ năng chuyên môn thấp không hấp dẫn DN Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay chưa theo quy chuẩn, dẫn đến DN phải tự tìm kiếm lao động theo giá thỏa thuận riêng, sẽ làm phát sinh thêm chi phí, giảm bớt lợi nhuận kỳ vọng, do đó khó hấp dẫn NĐT, nhất là NĐT bên ngoài

Quyết định đầu tư bị chi phối bởi nguồn nhân lực vì lực lượng này tạo ra sản phẩm hàng hóa và hóa dịch vụ là mục đích cùng kết quả của quyết định đầu tư Nguồn nhân lực là một tiềm năng mà NĐT muốn khai thác Mức độ thành thạo và nhất là đạo đức của nguồn nhân lực ảnh hưởng đến đầu tư Đồng thời, nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, bởi vì người lao động quyết định hiệu quả sản xuất (tiêu hao nguyên vật liệu, khả năng tận dụng thiết bị, phương tiện…) Chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động theo Luật định ở từng quốc gia

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w