1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước sa đéc tỉnh đồng tháp

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Tại Kho Bạc Nhà Nước Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Võ Thị Cẩm Hồng
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Đình Hạc
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 12,05 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨ VÕ THỊ CẨM HỒNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SA ĐÉC-TỈNH ĐỒNG TH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 11

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin biết ơn sâu sắc đến Thầy, PGS.TS Lê Đình Hạc, người đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh, chị tại KBNN Sa Đéc cùng Ban QLDA và Phát triển Quỹ đất thành phố Sa Đéc đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn cũng như đã giúp tôi sưu tầm, thống kê số liệu tài liệu phục vụ nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trân trọng !

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2023

Học viên

Võ Thị Cẩm Hồng

Trang 12

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn " Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây

dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp” là đề tài nghiên

cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2023

Tác giả

Võ Thị Cẩm Hồng

Trang 13

TÓM TẮT

Kiểm soát chi đầu tư XDCB là một nhiệm vụ cơ bản, không thể thiếu trong quản lý, điều hành quỹ NSNN Với chức năng được giao là quản lý quỹ NSNN trên địa bàn thành phố Sa Đéc, công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB trong những năm qua tại KBNN Sa Đéc đã được thực hiện rất tốt, góp phần đưa nền kinh tế - chính trị địa phương ngày càng phát triển Trong những năm qua, KBNN Sa Đéc

đã hoàn thành rất tốt vai trò, nhiệm vụ chính trị theo đúng chức năng Tuy nhiên, trong thời gian quản lý, cấp phát vốn vừa qua vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, vướng mắc, đặc biệt là về cơ chế, thủ tục, dẫn đến việc giải ngân cho các dự án có phần bị ảnh hưởng Với sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Sa Đéc, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

Sa Đéc, góp phần chống thất thoát, lãng phí nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB như: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật, quy trình công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB; xây dựng khung kiểm soát quản lý rủi ro; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB; tăng cường công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và ứng dụng công nghệ

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của hạn chế, kiến nghị với các Bộ, các ban ngành, Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư ., góp phần hoàn thiện chế độ, quy định về công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Từ khóa : Kiểm soát chi, đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 14

SUMMARY

Controlling capital construction investment expenditure is a basic and indispensable task in the management and administration of state budget funds With the assigned function of managing the state budget fund in Sa Dec city, the work of controlling capital construction investment expenditure in recent years at

Sa Dec State Treasury has been implemented very well, contributing to improving the economic and political situation The locality is increasingly developing Over the past years, Sa Dec State Treasury has fulfilled its political role and tasks very well according to its functions However, during the recent period of management and capital allocation, there still exist many shortcomings and problems, especially in mechanisms and procedures, leading to disbursement for projects being somewhat affected With the research, analysis and assessment of the current situation of Controlling capital construction investment expenditures through the State Treasury of Sa Dec, the thesis has proposed a number of solutions to perfect and improve the effectiveness of the control of capital construction investment expenditures through the State Treasury Sa Dec, contributing to preventing loss and waste of state budget capital in capital construction investment such as: Completing the system of legal documents and working processes to control capital construction investment expenditure; develop

a risk management control framework; accelerate the disbursement of capital construction investment capital; Strengthen management, training, fostering staff and applying technology

Based on analyzing the causes of limitations, make recommendations to ministries, departments, State Treasury, investors , contributing to perfecting regimes and regulations on investment expenditure control Capital Construction,

in order to further improve the efficiency of Controlling capital construction investment expenditure through the State Treasury of Sa Dec, Dong Thap province

Trang 15

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 11

MỤC LỤC 15

DANH SÁCH CÁC HÌNH 20

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 21

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

5.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 7

5.2 Phương pháp xử lý thông tin 7

5.3 Phương pháp thống kê 7

5.4 Phương pháp so sánh 8

5.5 Phương pháp chuyên gia 8

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 8

7 Kết cấu của đề tài 8

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1 10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 10

1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đầu tư XDCB từ NSNN 10

1.1.2 Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 12

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 12

1.1.3.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 12

1.1.3.2 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 13

1.2 Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 13

Trang 16

1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 13

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 14

1.2.3 Vai trò của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 14

1.2.4 Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 15

1.2.5 Phương pháp kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 16

1.2.5.1 Kiểm tra trước khi tiếp nhận hồ sơ 16

1.2.5.2 Kiểm tra sau khi tiếp nhận hồ sơ 16

1.2.5.3 Nội dung kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 17

1.2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước 18

1.2.7 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 19

1.2.7.1 Nhân tố khách quan 19

1.2.7.2 Nhân tố chủ quan 21

1.3 Kinh nghiệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN qua KBNN tại các địa phương và bài học KBNN Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp 24

1.3.1 Kinh nghiệm của KBNN An Giang 24

1.3.2 Kinh nghiệm của KBNN Châu Thành 25

1.3.3 Kinh nghiệm KBNN Lai Vung 25

1.3.4 Bài học cho KBNN Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

Chương 2 28

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ 28

XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SA ĐÉC 28

Trang 17

2.1.1 Giới thiệu khái quát kinh tế - xã hội của thành phố Sa Đéc 28

2.1.2 Giới thiệu về KBNN Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp 30

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 30

2.1.2.3 Tổ chức Bộ máy tại KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 31

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm tại KBNN Sa Đéc) 32

2.1.2.4 Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian qua tại KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 32

2.2 Thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 33

2.2.1 Qui trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 33

2.2.2 Kết quả kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 37

2.2.2.1 Tỷ lệ giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản 37

2.2.2.2 Mức độ chặt chẽ trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 39

2.2.2.3 Mức độ chính xác trong kiểm soát chi chi đầu tư xây dựng cơ bản 40

2.3 Đánh giá công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022 44

2.3.1 Kết quả đạt được 44

2.3.2 Hạn chế trong công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 44

2.3.2.1 Vướng mắc thủ tục pháp lý 45

2.3.2.2 Việc lập kế hoạch và nhập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản 46

2.3.2.3 Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước còn một số điểm bất cập 47

2.3.2.4 Hạn chế trong thực hiện kiểm soát chi, quyết toán với các chủ đầu tư 47

2.3.2.5 Cài đặt, sử dụng, khai thác dữ liệu từ chương trình hỗ trợ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản 49

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 49

Trang 18

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 49

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54

Chương 3 55

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC SA ĐÉC – TỈNH ĐỒNG THÁP 55

3.1 Mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 55

3.1.1 Mục tiêu 55

3.1.2 Định hướng 55

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 57

3.2.1 Tham gia đóng góp, kiện toàn và xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, đồng bộ 57

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý điều hành, thanh tra - kiểm tra 58

3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ 59

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 61

3.2.5 Hoàn thiện quy trình Kiểm soát chi đầu tư XDCB 63

3.2.5.1 Hoàn thiện quy trình 63

3.2.5.2 Xây dựng Hệ thống hướng dẫn công việc 65

3.2.5.3 Xây dựng khung kiểm soát quản lý rủi ro trong hoạt động Kiểm soát chi đầu tư XDCB 65

3.2.6 Phối hợp chặt chẽ giữa KBNN với Chủ đầu tư và đơn vị chuyên môn có liên quan 66

3.2.7.Thiết lập Hệ thống quản lý khách hàng 68

3.2.8 Các giải pháp giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư 68

3.3 Kiến nghị 70

3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan 70

3.3.2 Kiến nghị với KBNN 71

Trang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 20

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2 1: Doanh số Kiểm soát chi NSNN tại KBNN Sa Đéc từ năm 2018 - 2022 33

Bảng 2 2: Tình hình Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB giai đoạn từ năm 2018-2022 37

Bảng 2 3: Kết quả từ chối thanh toán giai đoạn 2018 – 2022 40

Bảng 2 4: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn năm 2018 – 2022 41

Bảng 2 5: Dƣ tạm ứng đầu tƣ xây dựng cơ bản so với kế hoạch vốn chƣa thu hồi (giai đoạn 2018-2022) 43

DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp 28

Hình 2 2: Các đơn vị hành chính tại thành phố Sa Đéc 29

Hình 2 3: Sơ đồ tổ chức KBNN Sa Đéc 32

Hình 2 4: Sơ đồ quy trình Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại thành phố Sa Đéc 35

Trang 22

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Chi đầu tư Xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một khoản chi Nhà nước dành ra nhằm để đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội Khoản chi này để tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, có tính định hướng đầu tư Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hàng năm Nhà nước dành một lượng vốn khá lớn chi cho đầu tư phát triển

Đối với thành phố Sa Đéc là trung tâm kinh tế phía Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích là 59,5km2

Về mặt giao thông thuận lợi cả đường thuỷ (sông Tiền, sông

Sa Đéc) lẫn đường bộ (Quốc lộ 80, Tỉnh lộ ĐT 848, ĐT 851, ĐT 852, ĐT 853…) để liên kết và hợp tác phát triển với các huyện của tỉnh như: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, Cao Lãnh…, các trung tâm kinh tế phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Rạch Giá…) và cả nước bạn Campuchia Từng bước hòa chung nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, … về mặt kinh

tế thành phố Sa Đéc có 03 Khu Công nghiệp ( Khu A1 toạ lạc tại Phường An Hoà, Khu C tại Phường Tân Quy Đông và Khu C mở rộng tại xã Tân Khánh Đông), có thế mạnh với nghề trồng hoa, làm bột, các sản phẩm làm từ bột… Với định hướng xây dựng thành phố Sa Đéc trở thành thành phố hoa, thu hút khách du lịch khắp nơi tìm đến nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thuỷ là nhu cầu cần thiết để phục vụ trong quá trình vận chuyển, mua – bán, trao đổi hàng hoá cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hút khách du lịch Xây dựng cơ

sở hạ tầng là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để phát triển Kinh tế - Xã hội (KTXH) của thành phố Sa Đéc hiện nay Lãnh đạo địa phương đặc biệt rất quan tâm đến lĩnh vực đầu tư Việc đầu tư đúng đắn sẽ thúc đẩy phát triển KTXH Song song với việc đầu tư thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB để mang lại thành quả nhất định là điều tất yếu Kết quả tốc độ tăng trưởng KTXH của thành phố có sự chuyển biến rõ rệt, phát triển và ổn định

Trang 23

Nhân dân (UBND) thành phố Sa Đéc phân bổ Kế hoạch vốn (KHV) chiếm khoảng 40% tổng chi NSNN trên địa bàn Kho bạc Nhà nước (KBNN) Sa Đéc có chức năng thực hiện kiểm soát, thanh toán đầu tư XDCB, với chỉ tiêu hàng năm phải hoàn thành trên 90% KHV

Trong những năm qua, đầu tư XDCB đã góp phần vào sự phát triển Kinh tế -

Xã hội (KTXH) của thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng Từ một thị xã nhỏ, năm 2013, Sa Đéc đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp theo Nghị quyết số 113/NQ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 10 năm 2013 Năm 2017, thành phố Sa Đéc đã là đô thị loại III Năm 2018 cho đến nay, thành phố Sa Đéc là đô thị loại II

Tuy nhiên, với sự giao lưu, hội nhập quốc tế và tốc độ phát triển công nghệ thông tin, công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB còn bộc lộ một số điểm hạn chế bất cập ở nhiều khâu, từ khâu cấp vốn, sử dụng vốn đến việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, tình trạng chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn đã dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả thậm chí gây lãng phí và thất thoát không nhỏ nguồn NSNN Cụ thể, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển, thì việc giải ngân Vốn đầu tư hàng năm chưa đạt kết quả cao, thậm chí có năm đạt duới 85% chỉ tiêu đề ra Việc giải ngân đạt thấp làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công, ảnh hưởng đến chủ đầu tư (CĐT), nhà thầu, cơ quan quản

lý nhà nước và cả nền kinh tế xã hội tại địa phương Do vậy, việc đổi mới hoạt động của KBNN tăng cường công tác Kiểm soát chi được đặt ra như một nhiệm vụ tất yếu, cấp bách, góp phần quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB và hoàn thiện hơn nữa chức năng, nhiệm vụ và vai trò của hệ thống KBNN

Tỷ lệ giải ngân Vốn đầu tư công đạt thấp có thể do nguyên nhân chủ quan: năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan… và các nguyên nhân khách quan như: thủ tục pháp lý, chính sách, thời tiết, môi trường…

Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc giải ngân Vốn đầu tư Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Sa Đéc và đưa tỷ lệ giải ngân tiến đến tiệm

Trang 24

cận 100% kế hoạch vốn được giao

Xuất phát từ tầm quan trọng nói trên, với những kinh nghiệm công tác của bản thân và kiến thức về quản lý kinh tế đã đã được học tập, nghiên cứu tại trường,

học viên đã lựa chọn đề tài: " Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng

cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp " với mong muốn góp

phần tìm hiểu sâu hơn công tác này qua KBNN Sa Đéc để bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ

2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, nhà quản lý kinh

tế nghiên cứu về đề tài Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi có may mắn được tiếp cận với một số công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thiết thực cho quá trình hoàn thiện đề tài nghiên cứu của bản thân như:

- Theo Trịnh Thị Thuý Hồng (2012) với luận án tiến sĩ kinh tế: “Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”

Luận án đã nêu ra cơ sở lý luận về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua ngân sách nhà nước và đi sâu phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015; đồng thời, chỉ ra được những hạn chế, tồn tại; từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định

- Luận văn thạc sĩ kinh tế Võ Minh Sang (2016) với đề tài: “Hoàn thiện công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Huyện Châu Thành -Tỉnh Đồng Tháp”

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB cấp

huyện; đã phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng Kiểm soát chi

đầu tư XDCB qua KBNN Châu Thành, làm cơ sở cho việc khắc phục những hạn chế trong công tác kiểm soát chi

- Nguyễn Nhật Trường (2016) với đề tài: “Hoàn thiện công tác Kiểm soát

Trang 25

và Kiểm soát chi NSNN, bao gồm cả chi đầu tư qua KBNN Phân tích thực trạng Kiểm soát chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp Đề tài đã chỉ ra được những những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay

- Trần Công Bảo Quốc (2017) với đề tài: “Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Lai Vung – Tỉnh Đồng Tháp” Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng

chi đầu tư XDCB cấp huyện qua KBNN Lai Vung, tác giả đã phân tích và đánh

giá một cách khách quan về thực trạng Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Lai Vung, làm cơ sở cho việc khắc phục những hạn chế trong công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB

- Tăng Thị Đẹp (2017) với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ

dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” Tác giả đã

đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý đầu tư nhằm hạn chế tình trạng chậm tiến độ các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Điền Lam (2019) về “Các nhân

tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ, vượt dự toán của các dự án sử dụng vốn NSNN trên địa bàn Đồng Tháp” Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh

hưởng đến chủ đầu tư và vốn đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, trên cơ sở đó tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cưởng quản lý các

dự án đầu tư công để dự án đầu tư công mang lại hiệu quả hơn

- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Liễu (2019) về

“Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài đã nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến tiến độ hoàn thành dự án và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó tác giả đã có kiến nghị dành cho Ban quản lý dự án (BQLDA) hạ tầng kỹ thuật ở Thảnh phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý để dự án hoàn thành đúng tiến độ

Trang 26

Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số bài viết có liên quan được đăng trên tạp chí, cụ thể:

- Nguyễn Thị Bắc Hà (2021), với bài viết: “KBNN Ninh Thuận hướng đến mục tiêu “Kho bạc 3 không”, trên tạp chí “Quản lý ngân quỹ quốc gia” số 230 tháng

ra một số giải pháp, kiến nghị cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

Trang 27

vốn đầu tư công, tỷ lệ giải ngân ngày càng cao, góp phần thúc đẩy KTXH phát triển, đã hun đúc bản thân hình thành ý tưởng nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố có liên quan, tác

động, làm ảnh hưởng đến quá trình thanh toán của dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tại KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chi đầu tư XDCB

và Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

- Xác định các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN qua KBNN Sa Đéc giai đoạn năm 2018-2022

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, hạn chế được rủi ro, nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Sa Đéc trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN

Trang 28

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

- Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp

Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định các loại dữ liệu thu thập phải được rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu Khi sử dụng phương pháp này tác giả xác định dữ liệu được tuân thủ các yêu cầu Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ để làm rõ mục tiêu nghiên cứu

Nguồn thông tin số liệu và những vấn đề có liên quan đến công tác Kiểm soát chi được sử dụng trong luận văn tác giả thu thập chủ yếu từ tài liệu sẳn có tại đơn vị; Các bài viết về quản lý ngân sách trong tạp chí của ngành kho bạc, Báo cáo thống kê các kỳ hàng năm

Thu thập từ báo cáo tình hình Kiểm soát chi vốn đầu tư giai đoạn 2018 -

2022 gồm: Báo cáo tháng, quý, năm, đột xuất ; các số liệu biên chế nhân sự tại KBNN Sa Đéc

Thông tin được cập nhật vào nội dung trong đề tài, tác giả đề cập ngắn gọn,

cô đọng, sát với mục tiêu nghiên cứu

5.2 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp Phân tích để xác định đâu là

ưu, nhược điểm, những hạn chế, bất cập từ đó xây dựng các tiêu thức phân loại làm

cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau

5.3 Phương pháp thống kê

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu,

Trang 29

5.4 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh

tế - xã hội, thời gian này với thời gian khác, đối tượng này với đối tượng khác, quy định này với quy định khác Luận văn đề cập trực tiếp đến các biện pháp, cách thức thực hiện Nhìn chung, luận văn sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ vấn đề nghiên cứu của từng nội dung, từng chương, mục Mỗi phương pháp có góc độ phù hợp nhất định hướng tới mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

5.5 Phương pháp chuyên gia

Để có cơ sở phân tích tình hình hình Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN khách quan hơn, luận văn có tham khảo ý kiến của các Chủ đầu tư là chuyên viên chính trong lĩnh vực đầu tư, để có cái nhìn tổng quan hơn cho quá trình phân tích,

đánh giá nghiên cứu của đề tài

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Luận văn đã phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đối với các

dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Sa Đéc giai đoạn năm 2018 - 2022 làm cơ sở cho việc khắc phục những hạn chế trong công tác kiểm soát chi

Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN nhằm đẩy nhanh công tác giải ngân, tránh thất thoát gây lãng phí NSNN, kịp thời phát hiện những sai sót trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN trong những năm tới

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn ngoài các nội dung như tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận thì nội dung chính bao gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua

KBNN

Trang 30

Chương 2: Thực trạng Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Sa

Đéc – tỉnh Đồng Tháp

Trang 31

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đầu tư XDCB từ NSNN

* Khái niệm NSNN

Luật NSNN ban hành năm 2015 của Việt Nam đưa ra định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”

Chi NSNN được hiểu là việc nhà nước phân phối, sử dụng quỹ NSNN để thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định; hay nói cách khác là quá trình nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ về kinh tế, chính trị và xã hội của nhà nước Chi NSNN có quy mô lớn và phạm vi rộng, bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống

xã hội trong cả nước và toàn bộ bộ máy nhà nước

* Khái niệm đầu tư công

Theo Luật đầu tư công (2019), thuật ngữ đầu tư công được giải thích:“Đầu tư

công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng

đầu tư công khác theo quy định của Luật Đầu tư công”

Trang 32

được hiểu là các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và khuôn khổ pháp lý

Một “Dự án đầu tư công” có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có các mục tiêu xác định, và một chuỗi các hoạt động (thực hiện xây dựng một hạng mục hay công việc) nối tiếp nhau theo trình tự nhất định

* Phân loại dự án đầu tư công

- Theo Luật đầu tư công (2019): căn cứ vào tính chất thì dự án đầu tư công được phân loại: dự án có cấu phần xây dựng (dự án mới cải tạo từ dự án cũ hoặc xây mới) và dự án không có cấu phần xây dựng (mua mới hoặc sửa chữa trang thiết

bị, máy móc…) (Nguồn: Luật Đầu tư công số 36/2019/QH14 ngày 13/6/2019)

- Cũng theo Luật đầu tư công (2019): “căn cứ vào mức độ quan trọng và quy

mô của dự án thì phân loại thành: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án

nhóm B và dự án nhóm C” (Nguồn: Luật Đầu tư công số 36/2019/QH14 ngày 13/6/2019)

* Khái niệm vốn đầu tư

Toàn bộ chi phí phát sinh từ khâu lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng được gọi chung là vốn đầu tư Vốn đầu tư được xuất ra

từ NSNN được gọi là Vốn đầu tư công, bao gồm: vốn NSNN, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương…

* Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Đầu tư XDCB là các hoạt động: “nâng cấp, mở rộng, sửa chữa và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, kể cả mua sắm thiết bị” nhằm để tạo ra cơ sở vật chất, tài sản cố định, mang lại giá trị lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển nền KTXH

Đầu tư XDCB từ NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế

Trang 33

Tóm lại, đầu tư XDCB từ NSNN là nhà nước sử dụng một phần NSNN để đầu tư, xây dựng các công trình, dự án như: đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện, cơ sở vật chất nhà nước… để phục vụ cho cộng đồng, cho hệ thống chính trị nhà nước theo định hướng chiến lược phát triển

1.1.2 Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn bên trong và bên ngoài quốc gia Nguồn bên trong quốc gia chủ yếu là từ thuế và các khoản thu khác của NSNN Nguồn bên ngoài quốc gia là vốn vay, vốn ODA và nguồn khác

- Các dự án đầu tư XDCB từ NSNN sử dụng nguồn vốn của nhà nước nên chịu sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan có chức năng được nhà nước giao nhiệm

vụ Các dự án này luôn luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan chuyên môn như: Thanh tra của ngành KBNN, của cơ quan Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Thanh tra chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước

- Đầu tư XDCB là loại đầu tư mang tính lâu dài, phức tạp, chịu sự tác động của các yếu tố về môi trường, chính trị và KTXH Chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư XDCB là các cơ quan nhà nước Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng rất lớn và được thực hiện qua nhiều năm, việc quản lý nguồn vốn này không chặt chẽ dễ gây nên chiếm dụng vốn nhà nước hoặc gây lãng phí NSNN nếu việc đầu tư không đúng đối tượng, mục đích

- Đầu tư XDCB là loại hình đầu tư phức tạp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình, môi trường, thời tiết…Việc khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường có ảnh hưởng lớn đến khâu thiết kế bản vẽ thi công, dẫn đến ảnh hưởng tiến

độ thực hiện của dự án, kéo theo phát sinh tăng giá trị các chi phí, tăng tổng mức đầu tư do đơn giá thay đổi, làm thất thoát NSNN

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.1.3.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một khoản tài chính có nguồn gốc từ ngân sách quốc gia, được Nhà nước dành riêng để đầu tư, xây dựng các công trình, dự án phục vụ nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các khoản chi đầu tư khác theo

Trang 34

quy định các cấp ngân sách Đây là loại hình đầu tư không có khả năng thu hồi

vốn.(Nguồn: Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015)

1.1.3.2 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Theo Luật đầu tư công (2019): căn cứ vào xuất xứ của nguồn vốn thì vốn ĐT XDCB từ NSNN bao gồm: Vốn ĐT XDCB từ ngân sách cấp trên hỗ trợ và vốn đầu tư XDCB từ ngân sách địa phương Cụ thể:

a Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cấp trên hỗ trợ

Gồm có: vốn Trung ương hỗ trợ và vốn Tỉnh hỗ trợ, với 02 loại hình là:

- Vốn trong nước: để chi cho đầu tư phát triển, cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KTXH và các chương trình, dự án phục vụ

phát triển khác theo quy định của pháp luật (Nguồn: Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015)

- Vốn ngoài nước: là vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức, chính phủ nước ngoài viện trợ cho Việt Nam, dưới dạng có hoặc

không có hoàn lại (Nguồn: Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020)

b Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách địa phương gồm

- Ngân sách cấp trên hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Ngân sách cấp huyện, xã: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

Trang 35

Kiểm soát được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý, do đó kiểm soát được quan niệm là một chức năng của quản lý Tuy nhiên chức năng này được thể hiện khác nhau tùy thuộc hình thức kiểm soát

Kiểm soát có thể được thể hiện nhiều cách: bằng một biện pháp nào đó giữa cấp trên và cấp dưới; hoặc kiểm tra giữa các đơn vị; hoặc giữa các bộ phận trong nội bộ đơn vị

Như vậy, kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy tắc, quy định, những quá trình thực thi các quyết định quản lí được thể hiện trên các nghiệp vụ

(những thao tác cụ thể) nhằm nắm bắt và điều khiển được những nghiệp vụ đó

- Khái niệm Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là việc cơ quan chức năng được nhà nước giao quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xem xét tính đúng đắn và hợp pháp dựa trên cơ sở đối chiếu với các chính sách, nguyên tắc, điều kiện, do nhà nước quy định để xuất quỹ NSNN chi trả cho các chi phí đầu tư XDCB theo đề nghị của Chủ đầu tư

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Việc Kiểm soát chi đầu tư XDCB để bảo đảm rằng mọi khoản chi ra từ NSNN phải đúng: dự toán, nguồn vốn, hình thức đơn giá và các điều khoản quy định hợp đồng đã ký giữa Chủ đầu tư với nhà thầu và theo dõi, đôn đốc thu hồi tạm ứng đúng quy định

- Thông qua Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, KBNN có thể tạm dừng, không xuất quỹ để chi các khoản không đúng quy định qua việc từ chối thanh toán; đảm bảo rằng mọi nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, nhằm tiết kiệm, tránh lãng phí; cung cấp chính xác số liệu giải ngân, tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho nhà nước trong việc quản lý ngân sách

1.2.3 Vai trò của kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Trang 36

- Thông qua hoạt động Kiểm soát chi, giúp Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi tiêu luôn đúng dự toán được phê duyệt, giảm thiểu tối đa những khoản chi không đúng mục đích, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn

- KBNN Kiểm soát chi dự án từ giai đoạn quy hoạch cho đến khi được phê duyệt hoàn thành đưa vào sử dụng, nên mọi chi phí đều được thanh toán theo đúng trình tự, thủ tục, hạn chế tối đa nợ đọng Vốn đầu tư công

- Cung cấp số liệu tình hình giải ngân đầu tư XDCB mọi thời điểm, giúp cơ quan tài chính nắm bắt kịp thời tình hình thanh toán vốn đầu tư công để điều chỉnh, điều hoà KHV cho phù hợp thực tế và xây dựng chính xác KHV đầu tư công trung hạn

- Mọi thủ tục, quy trình Kiểm soát chi đầu tư XDCB đều được niêm yết công khai, giúp thuận tiện trong việc tiếp cận với Thủ tục hành chính, ý thức việc thực hiện đúng quy định của Chủ đầu tư, nhà thầu càng nghiêm túc hơn, đóng góp vào việc hoàn thiện nền hành chính - tài chính công ngày càng trong sạch, lành mạnh

1.2.4 Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Không thanh toán vượt tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt

- Không thanh toán vượt KHV được giao hàng năm

- Không thanh toán vượt dự toán được duyệt đối với trường hợp Chủ đầu tư

tự thực hiện, các chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng mức đầu tư (Nguồn: Nghị định 99/2021/CP ngày 11/11/2021)

- Căn cứ các điều khoản quy định trong hợp đồng, điều kiện chi, thời hạn chi, đối chiếu với các quy định trong quy trình kiểm soát thanh toán Vốn đầu tư, …

KBNN sẽ thanh toán dựa trên cơ sở bản đề nghị của Chủ đầu tư (Nguồn: Nghị định 99/2021/CP ngày 11/11/2021)

- Tạm dừng thanh toán và thông báo chủ đầu tư lý do không thanh toán hoặc

từ chối thanh toán đối với khoản chi không đúng đối tượng, mục đích, sai quy định

(Nguồn Nghị định: 99/2021/CP ngày 11/11/2021)

Trang 37

1.2.5 Phương pháp kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Căn cứ vào quá trình chu chuyển bộ hồ sơ, tuỳ từng giai đoạn sẽ có các cách thức Kiểm soát chi khác nhau, tách ra làm 03 giai đoạn:

1.2.5.1 Kiểm tra trước khi tiếp nhận hồ sơ

KBNN kiểm tra sơ bộ trước khi tiếp nhận hồ sơ, đó là:

- Xác định hồ sơ có hợp pháp, hợp lệ, lôgic về thời gian hay không

- Xác định hồ sơ có đầy đủ, đúng với các điều kiện chi hay không

1.2.5.2 Kiểm tra sau khi tiếp nhận hồ sơ

Sau khi kiểm tra sơ bộ hồ sơ, nếu hồ sơ đúng quy định, KBNN sẽ tiếp nhận và tiến hành xác định phương pháp Kiểm soát chi Có 02 phương pháp Kiểm soát chi

để lựa chọn áp dụng:

- Phương pháp Kiểm soát chi “thanh toán trước, kiểm soát sau” áp dụng cho từng lần thanh toán đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần, tạm ứng và những khoản chi theo tỷ lệ trên tổng mức đầu tư KBNN sẽ thanh toán theo yêu cầu của Chủ đầu

tư trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, sau đó KBNN sẽ tiếp tục kiểm tra hồ sơ và nếu giá trị thanh toán có chênh lệnh KBNN sẽ cấn trừ vào lần

thanh toán tiếp theo (Nguồn: Nghị định 99/2021/CP ngày 11/11/2021)

- Phương pháp Kiểm soát chi “kiểm soát trước, thanh toán sau” áp dụng khi tổng giá trị kho bạc đã thanh toán lớn hơn 80% giá trị hợp đồng và lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng Sau khi tiếp nhận hồ sơ do Chủ đầu tư gửi đến, KBNN thực hiện kiểm tra tính chính xác của hồ sơ về: KHV, nguồn vốn, mục lục ngân sách, các điều khoản quy định trong hợp đồng, giá trị đề nghị thanh toán, giá trị các khoản tiền tạm giữ, các thông tìn về nhà thầu như: số tài khoản ngân hàng, mã số thuế, số tiền trích nộp thuế,… đảm bảo rằng hợp đồng không còn nợ tạm ứng, KBNN sẽ giải ngân theo yêu cầu của Chủ đầu tư trong vòng 03 ngày làm việc kể từ

khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, chính xác (Nguồn: Nghị định 99/2021/CP ngày 11/11/2021)

Trang 38

1.2.5.3 Nội dung kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Sau khi xác định phương pháp Kiểm soát chi, sẽ tiến hành Kiểm soát chi theo phương pháp đã lựa chọn Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi đầu tư XDCB trong suốt quá trình hình thành dự án cho đến kết thúc, có thể chia thành 03 giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án: Kiểm soát chi khâu lập dự toán chi hay còn gọi là bước chuẩn bị đầu tư để trình “phê duyệt dự án”, đảm bảo dự án được tiến hành đúng trình tự, thủ tục, dự toán được phê duyệt đúng quy định Kiểm soát việc phân khai KHV đúng đối tượng, đúng nguồn vốn và đúng thời hạn quy định Ở giai đoạn này kiểm soát chủ yếu các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư như: khảo sát thiết kế, lập, thẩm định tổng dự toán, dự toán công trình, thẩm định yếu tố tác động môi trường, chi giải phóng mặt bằng, chi chuẩn bị xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng như các công trình di dời hệ thống điện, nước, cáp viễn thông, đường đi, bãi chứa, lán trại…

- Giai đoạn thực hiện dự án: Kho bạc Kiểm soát chi khâu chấp hành dự toán của Chủ đầu tư Tất cả các chi phí đầu tư đều được kiểm soát, thanh toán trong giai đoạn này Dựa trên nguyên tắc, quy định, quy trình Kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN luôn đảm bảo mọi khoản chi từ NSNN kịp thời, đúng chế độ Ở giai đoạn này kiểm soát chủ yếu các khoản chi phí thực hiện đầu tư như: Chi phí xây dựng công trình; chi mua sắm, lắp đặt thiết bị; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu; chi phí lập, thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và một số khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư

- Giai đoạn quyết toán NSNN: sau khi hoàn tất việc giải ngân các chi phí đầu

tư XDCB, KBNN tiến hành xác nhận đối chiếu với Chủ đầu tư Trên cơ sở phê duyệt dự án hoàn thành của cấp thẩm quyền, KBNN phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện giải quyết công nợ phải thu, phải trả và báo cáo quyết toán lên cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp Ở giai đoạn này, KBNN sẽ tiến thành thu hồi nộp vào ngân

Trang 39

các khoản nợ khối lượng hoàn thành (KLHT) ngay khi được bố trí vốn bổ sung

1.2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

Công tác Kiểm soát chi ĐT XDCB qua KBNN là một công việc phức tạp, khó định lượng và thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động Kiểm soát chi đầu

tư XDCB qua KBNN là hoạt động đa dạng, phức tạp và mang tính đặc thù riêng Hiện nay, chưa có một quy chuẩn về tiêu chí định lượng chính thức nào được xây dựng để đánh giá một cách có hiệu quả công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, công tác này có thể được đánh giá qua những tiêu chí sau:

- Chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân: Tỷ lệ giải ngân được tính bằng Tổng số vốn đã giải ngân trong Tổng số kế hoạch vốn được giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) và được xác định bằng công thức

Tỷ lệ giải ngân = Tổng số vốn đã giải ngân

x 100%

Tổng số kế hoạch vốn được giao Chỉ tiêu này phản ánh kết quả giải ngân đầu tư XDCB tại một thời điểm nhất định, dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư Tỷ lệ giải ngân càng cao, cho thấy công tác lập dự toán chính xác, nguồn vốn được sử dụng triệt để, không gây lãng phí

- Mức độ chặt chẽ trong kiểm soát: được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa Tổng số tiền từ chối thanh toán trên Tổng số tiền kiểm soát thanh toán Tỷ lệ này càng cao thể hiện văn bản quy định ngày càng chặt chẽ hơn, trình độ GDV kiểm soát càng nâng cao, loại bỏ được những khoản chi sai quy định, tiết kiệm cho NSNN

Mức độ chặt chẽ = Tổng số tiền từ chối thanh toán x 100%

Tổng số tiền kiểm soát thanh toán

- Mức độ chính xác trong quá trình kiểm soát hồ sơ: được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa Tổng số tiền xuất toán trên Tổng số tiền đã kiểm soát giải ngân trong

Trang 40

năm kế hoạch Chỉ tiêu này được xác định sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán Một mặt, chỉ tiêu đánh giá được năng lực kiểm soát của cán bộ Kiểm soát chi, mặt khác chỉ tiêu cũng cho thấy mức độ chấp hành pháp luật của Chủ đầu tư trong quản lý xây dựng

Mức độ chính xác = Tổng số tiền xuất toán

x 100%

Tổng số tiền giải ngân trong năm

- Mức độ đơn giản, thông thoáng về thủ tục hành chính: phản ánh số lượng các

hồ sơ được xử lý đúng thời hạn quy định Việc Cải cách Thủ tục hành chính làm cho đơn giản, thông thoáng thủ tục pháp lý giúp thuận tiện cho Chủ đầu tư trong giao dịch và rút ngắn thời gian KBNN kiểm soát thanh toán

1.2.7 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Do hoạt động đầu tư XDCB được thực hiện trong thời gian dài, ảnh hưởng đến cộng đồng, có sự tham gia của nhiều cơ quan cùng thực hiện, quản lý Vì vậy công tác Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN sẽ chịu tác động của

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w