BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG ION CROM VI TRONG MẪU NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP UV – VIS TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỘ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG ION CROM VI TRONG MẪU NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP UV
– VIS
TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỘC CHẤT HỌC
HẢI PHÒNG, NĂM 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy, cô Bộ mônHóa dược – Kiểm nghiệm nghiệm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như tạo điềukiện về cơ sở vật chất để chúng em học tập, tiếp thu kiến thức và tiến hành bàinghiên cứu tiểu luận môn Độc chất học
Chúng em xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thị Thuỳ Khuê và Ths.DS VũThị Dung đã theo sát, góp ý, giúp đỡ chúng em học tập và hoàn thiện tiểu luận
Do chưa có nhiều kinh nghiệm và hạn chế về kiến thức nên bài tiểu luận củachúng em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót Vì vậy chúng em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài tiểu luận hoànthiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024 Nhóm 1 – Tổ 3 – Lớp Dược K9A
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ST
1 Lời cảm ơn Nguyễn Thị Thanh Hằng
2 Bảng phân công nhiệm vụ thành viên Trần Thị Anh Đào
3 Tổng hợp các danh mục trong tiểu luận Nguyễn Thị Huệ
4 Đặt vấn đề Nguyễn Thị Thanh Hằng
5 I.1 Thực trạng ô nhiễm nước thải công
nghiệp ở Việt Nam và thế giới Trần Thị Anh Đào
Crom VI Đặng Thị Lan
7 I.3 Tổng quan về phương pháp UV – VIS Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nguyễn Phương Thu Huyền
8 II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nguyễn Thành Hưng
9 III.1 Chuẩn bị mẫu thực nghiệm Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Nhật Anh
Trang 5Cao Huyền Hoàng Giang
11 III.3 Thảo luận: Kết quả dự kiến Nhóm 1 – Tổ 3 – Dược K9A
12 IV Thảo luận: Kết luận – Kiến nghị dự kiến Nhóm 1 – Tổ 3 – Dược K9A
13 Tổng hợp tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Huệ
16 Thuyết trình Seminar Nguyễn Nhật Anh
17 Tổng hợp và chỉnh sửa thông tin sau báo cáo
Trang 6-NHẬT KÝ TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ST
1 Buổi 1 - Nhận đề tài, phân công công việc
2 Buổi 2 - Thuyết trình Seminar
- Nhận xét & chỉnh sửa sau báo cáo Seminar3
4
5
6
Trang 7DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 3
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 4
NHẬT KÝ TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 6
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH 9
MỤC LỤC 10
ĐẶT VẤN ĐỀ 13
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 14
1 Thực trạng ô nhiễm nước thải công nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới 14 1.1 Khái niệm 14
1.2 Các chất gây ô nhiễm môi trường nước 14
1.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe con người 14 2 Tổng quan về nguyên tố Crom 14
2.1 Giới thiệu chung 14
2.1.1 Trạng thái tự nhiên của Crom 14
2.1.2 Vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học 14
2.1.3 Dạng tồn tại và các nguồn phát sinh Crom trong tự nhiên 14
2.2 Tính chất lý hóa 14
2.2.1 Tính chất vật lý 14
2.2.2 Tính chất hóa học 14
2.3 Các hợp chất quan trọng của Crom 15
2.3.1 Hợp chất Crom II 15
2.3.2 Hợp chất Crom III 15
Trang 112.3.3 Hợp chất Crom VI 15
2.4 Ứng dụng của Crom 15
2.5 Ngộ độc Crom và biện pháp xử trí 16
2.5.1 Độc tính của Crom 16
2.5.2 Biểu hiện ngộ độc Crom 17
2.5.3 Biện pháp xử trí 18
2.6 Giới hạn cho phép của Crom 19
2.7 Các phương pháp phân tích Crom VI 19
3 Tổng quan về phương pháp UV – VIS 20
3.1 Nguyên tắc phương pháp đo quang phổ UV-VIS 20
3.2 Các phương pháp định lượng 21
3.2.1 Phương pháp đo phổ trực tiếp 21
3.2.2 Phương pháp gián tiếp 21
CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
1 Đối tượng nghiên cứu 24
1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu 24
1.2 Thời gian, địa điểm 24
2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.1 Định tính 24
2.2 Định lượng 25
CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM – KẾT QUẢ 26
1 Chuẩn bị 26
1.1 Lấy mẫu 26
1.2 Xử lý mẫu 26
1.3 Bảo quản mẫu 28
2 Tiến hành nghiên cứu 28
Trang 122.1 Xác định thể chất H 2 SO 4 0,5M để tạo môi trường pH tối ưu 28
2.2 Xác định lượng DPC 0,5% tối ưu 29
2.2.1 Nguyên tắc 29
2.2.2 Phương pháp 29
2.2.3 Tiến hành: 29
2.2.3.1 Phương pháp so màu 29
2.2.3.2 Xác định bước sóng cực đại 30
2.2.3.3 Phương pháp đo quang 32
2.3 Định tính 32
2.3.1 Dụng cụ, hoá chất 32
2.3.2 Tiến hành 33
2.4 Định lượng 34
2.4.1 Xác định khoảng nồng độ tuyến tính, xây dựng đường chuẩn 34
2.4.2 Xác định hàm lượng 35
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 37
1 Kết luận 37
2 Kiến nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 13Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường); 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm
em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém(theo WHO); Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theobáo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường)
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước
là do nước thải công nghiệp Lượng nước thải trong công nghiệp phần lớn đều chứakhá nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước như CL-, O42-, PO43-, Na+, K+, Cùng với đó là một số hợp chất kim loại nặng có tính độc hại cao như Hg, Pb, Cd,
As, Sb, Cr, F, dễ hòa tan trong nước và khiến cho nguồn nước bị thay đổi theochiều hướng tiêu cực Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến một kim loạinặng có thể gây ung thư xuất hiện nhiều trong nguồn nước hiện nay tại Việt Nam –Crom Thành phố cảng Hải Phòng là nơi giao thoa buôn bán của các xí nghiệp lớnthì việc nhiễm Crom trong mẫu nước thải là điều không thể tránh khỏi Để góp phần
đảm bảo an toàn nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “ Nghiên cứu phân tích hàm
lượng ion Crom (IV) trong mẫu nước thải công nghiệp bằng phương pháp quang phổ UV-VIS” Với những mục tiêu sau:
1 Phân tích hàm lượng ion Crom (VI) trong mẫu nước thải bằng phươngpháp quang phổ hấp thụ UV-VIS
2 Đề xuất phương án hạn chế ion Crom chống ô nhiễm nguồn nước
Mong rằng kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần giúp người dân trong việckiểm soát nguồn nước tại thành phố Hải Phòng từ đó có những biện pháp xử lí kịpthời từ đó giữ gìn an toàn cho sức khoẻ người dân xung quanh
Trang 14CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1 Tổng quan về nguyên tố Crom
1.1.1 Trạng thái tự nhiên của Crom
1.1.2 Vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học
Đây là nguyên tố hóa học có ký hiệu Cr, số nguyên tử là 24 và là nguyên tốđầu tiên trong nhóm VIB, chu kỳ 4 nguyên tử lượng là 51,996 đvC
1.1.3 Dạng tồn tại và các nguồn phát sinh Crom trong tự nhiên
- Trong các hợp chất crom có số oxi hoá từ +1 → +6 (hay gặp +2, +3 và +6)
- Crom là chất khử, trên bề mặt được bao phủ màng oxit mỏng, bền với khôngkhí Crom không phản ứng trực tiếp với H2, ở điều kiện thường không phảnứng với O2 nhưng khi đốt cháy trong không khí tạo thành Cr2O3:
4Crrắn + 3O2 → 2Cr2O3 ΔH = -1141 KJ/mol
Trang 15- Tại nhiệt độ cao, Crom phản ứng với Halogen Thế điện cực tiêu chuẩn của
Eo= -0,91 V Crom khử được H+ trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, giảiphóng khí H2:
Crom được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống như:
Ngành luyện kim: Crom được dùng để tạo nên thép không gỉ (inox), việc
đưa thêm Crom vào thép, việc đưa thêm crom vào thép sẽ làm tăng độ bền của thép,chống sự ăn mòn, chịu axit và chịu nhiệt độ cao Các kim loại được mạ Crom sẽtránh được sự ăn mòn hóa học, ngoài chức năng bảo vệ, lớp Crom còn có chức năngtrang trí cho sản phẩm
Ngành nhuộm: Cr và hợp chất muối Cr thường được sử dụng để nhuộm
thủy tinh Màu xanh giống như màu của lục bảo ngọc, còn màu đỏ lại tương tự nhưhồng ngọc Vì thế, chúng thường được dùng để làm đồ trang trí, chai lọ, đồ trangsức (đá hồng ngọc tổng hợp) Kết hợp với Kali và Oxi, Cr trở thành hợp chất nhuộmmàu vải vóc
Ngành y tế:
- Là chất phụ trợ ăn kiêng để giảm cân, thông thường dưới dạng clorua crom(III) hay picolinat crom (III) CrCl3 Do crom đóng vai trò quan trọng trongchuyển hóa glucose và chất béo nên các nhà khoa học đã tiến hành cácnghiên cứu để khám phá hiệu quả của nó đối với tác dụng hỗ trợ giảm cân vàcải thiện thành phần cấu trúc cơ thể (ví dụ như giảm mỡ và tăng khối lượngcơ)…
- Kiểm soát đường huyết: Do nó thúc đẩy quá trình lấy insulin vào trong tếbào bằng cách tạo điều kiện cho sự vận chuyển qua màng tế bào
Trang 16Ngành khác:
- Chất xúc tác cho những phản ứng hóa học: Dicromat kali là một thuốc thửhóa học, được sử dụng trong quá trình làm vệ sinh các thiết bị bằng thủy tinhtrong phòng thí nghiệm cũng như trong vai trò của một tác nhân chuẩn độ
- Các muối crom được sử dụng trong quá trình thuộc da
- Crom và các hợp chất của nó còn được dùng trong chế tạo các thiết bị khoan,
vỏ máy móc, gạch ngói trong xây dựng Quặng cromit được sử dụng làmkhuôn để nung gạch, ngói
- Borua Crom sử dụng làm dây dẫn điện chịu nhiệt độ cao
- Crom kết hợp với Niken để tham gia vào chế tạo các sản phẩm yêu cầu dẫnnhiệt cao như bếp điện, bàn là
- Hexacacbonyl Crom được sử dụng làm phụ gia cho xăng
- Oxyt crom sử dụng trong sản xuất băng từ, trong đó độ kháng từ cao hơn từ
đó tạo ra hiệu suất tốt hơn
1.4.1 Độc tính của Crom
Một trong những nguyên nhân gây độc tính cao của Cr (VI) là do Cr (VI) cótính oxy hóa rất mạnh, dễ tan, dễ di chuyển hơn Cr (III), còn Cr (VI) thường khótan, dễ tạo kết tủa với các hydroxit nên khó di chuyển ra khỏi vùng ô nhiễm Do đókhi đánh giá về độ độc hại Crom người ta thường quan tâm đến hàm lượng Cr (VI)hơn là Cr (III)
Crom kim loại và các hợp chất Crom (III) thông thường không được coi lànguy hiểm cho sức khỏe, nhưng các hợp chất Crom (VI) lại là độc hại nếu nuốt hítphải
Nếu Cr (III) là yếu tố vi lượng cần thiết cho quá trình trao đổi chất củađường trong cơ thể người và thiếu nó có thể gây bệnh thiếu hụt Cr (VI) thì ngược lại
dễ dàng tác động lên tế bào, làm cho màng thế bào bị phá huỷ, tạo mối liên kết phứctạp bên ngoài tế bào gây ra sự phát triển của tế bào không nhân, mầm mống dẫn đếncăn bệnh ung thư
Trang 17Khi ở trong tế bào, Cr (VI) có khả năng gây ra sự biến đổi gen và sự chọn lọccác tiểu phân của gen Cr (VI) đồng thời có thể chuyển hoá thành Cr (III) mà tại đó
có quá trình điều chỉnh hàm lượng glucose
Khi ở bên ngoài tế bào, Cr (III) tích luỹ lại trong các cơ quan, là nguy cơtiềm ẩn phá huỷ các cơ quan nội tạng
Với hàm lượng cao Cr (III) làm kết tủa các protein, các axid nucleic và ứcchế hoạt động của hệ thống men cơ bản
Các nghiên cứu cho thấy con người hấp thụ nhiều hơn so với Cr (III) mà độctính của lại lớn hơn Cr (III) khoảng 100 lần
1.4.2 Biểu hiện ngộ độc Crom
Trên da, niêm mạc: Khi con người phải làm các công việc phải tiếp xúc, hítthở với Crom hoặc các hợp chất của Crom, Crom chủ yếu gây ra các bệnh ngoài da:như loét da, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng Khi da tiếp xúc trực tiếp với dungdịch Cr (VI) dễ bị nổi phồng và loét sâu, có thể bị loét đến xương
Crom còn kích thích niêm mạc sinh ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nướcmắt, niêm mạc mũi bị sưng đỏ và có tia máu, về sau có thể thủng vành mũi
Trên đường hô hấp: Hợp chất Crom là các chất kích thích đường hô hấp, gâykích ứng đường dẫn khí, tắc nghẽn đường thở và ung thư (phổi, mũi hoặc xoang),gây bệnh viêm yết hầu, viêm phế quản Các biểu hiện ngộ độc, kích ứng phổi saukhi hít phải bụi Crom: thủng vách mũi, loét niêm mạc mũi dị ứng hen suyễn, ungthư biểu mô phế quản, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi mãn tính
Trên hệ tiêu hoá: Viêm dạ dày hoại tử, loét dạ dày - ruột, tiêu hoá kém.Trên gan: Tác hại trên gan đã được báo cáo bao gồm sự biến dạng của các tếbào gan, hoại tử, và sự gia tăng các tế bào Kupffer
Trên thận: Tác dụng của thận khi hít hoặc tiếp xúc qua miệng với các hợpchất Cr (VI) đã được báo cáo Crom gây thiếu hụt an toàn oligo ở thận Mặc dùchấn thương cầu thận đã được ghi nhận ở người lao động, tổn thương thận chủ yếu
Trang 18hematocrit, tăng tổng số bạch cầu, số lượng tế bào bạch cầu và huyết tương đã đượctìm thấy sau khi ăn 4 ngày Những dấu hiệu này là biểu hiện tan máu trong lòngmạch.
Các tác động khác: Khi tiếp xúc với các hợp chất Cr (VI) có thể gây xói mòn
và đổi màu răng Với những người lao động phơi nhiễm với nồng độ Cr (VI) caotrong không khí được báo cáo là có u nhú ở khoang miệng và thanh quản Tổnthương giác mạc nghiêm trọng có thể là do tiếp xúc với các dung dịch acid cromichoặc các dung dịch Kali khác và các hợp chất Cr (VI) khác
1.4.3 Biện pháp xử trí
- Các biện pháp sơ cứu:
Nếu nhiễm độc qua đường hô hấp Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc.Cho ra chỗ thoáng khí, nới bỏ quần áo đẻ tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp
Nếu nhiễm độc qua da, niêm mạc: rửa kỹ bằng nước lạnh, xà phòng
Nếu nhiễm độc bằng đường tiêu hóa: đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất
- Ngộ độc cấp tính:
Chưa có sẵn thuốc giải độc khi ngộ độc Crom
Cần cân bằng nước và chất điện giải
Cần có các biện pháp hỗ trợ: hỗ trợ máy thở, hỗ trợ tim mạch và theo dõi chức năngthận, gan
Rửa dạ dày bằng Mg(OH)2 hoặc thuốc kháng acid khác trong trường hợp nhiễm độcCrom qua đường tiêu hoá
Thay máu có thể làm giảm nồng độ Cr trong máu khoảng 67%
Bệnh nhân suy thận cần chạy thận nhân tạo và lọc máu
Mắt và da tiếp xúc với Crom: Rửa nhiều lần bằng nước sạch hoặc dùng acid ascobictại chỗ điều trị viêm loét
- Phơi nhiễm mãn tính:
Loại bỏ các yếu tố gây phơi nhiễm
Đào thải độc tính ra ngoài bằng thuốc lợi tiểu
Trang 19Chụp X quang ngực hằng năm để phát hiện sớm các tổn thương do Crom gây ra ởphổi.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã quy định hàm lượng cho phép của Cr (VI)trong nước uống là 0,005 mg/L Trong khi đó, giới hạn tối đa cho phép của Cromtrong thực phẩm là 1,3 µg/g
Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp để xác định Crom, tùy thuộc vào đốitượng phân tích và điều kiện cơ sở vật chất mà có thể lựa chọn các phương phápphân tích phù hợp Sau đây là một số phương pháp xác định Crom:
- Phương pháp phân tích hóa học:
o Phương pháp phân tích khối lượng:
Dựa theo nguyên tắc: Tách chất cần phân tích ra khỏi mẫu dưới dạng kết tủadựa trên phản ứng của chất phân tích với thuốc thử phù hợp, lọc, rửa, sấy hoặc nungkết tủa rồi cân, từ đó xác định được hàm lượng chất cần phân tích
o Phương pháp thể tích:
Dựa theo nguyên tắc: dựa vào sự đo thể tích của dung dịch thuốc thử đã biếtchính xác nồng độ (dung dịch chuẩn) được thêm vào thể tích dung dịch nhất địnhcần phân tích
- Phương pháp hấp thụ phân tử UV-VIS:
Phương pháp này dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch phứcmàu tạo thành giữa ion cần xác định với một thuốc thử vô cơ hoặc hữu cơ trong môitrường thích hợp khi chiết chùm sáng đi qua Phương pháp định lượng của phép đotheo định luật Lambert - beer
- Phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS:
Khi chiếu một chùm tia sáng có bước sóng xác định ứng đúng với tia phát xạnhạy của nguyên tố cần nghiên cứu vào đám hơi nguyên tử tự do thì các nguyên tử
tự do sẽ hấp thụ năng lượng của các tia chiếu vào và tạo ra phổ hấp thụ nguyên tửcủa nó Đo phổ này sẽ xác định được nguyên tố cần phân tích
- Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử AES:
Trang 20Trong điều kiện bình thường, nguyên tử không thu và cũng không phát ranăng lượng, nhưng nếu cung cấp năng lượng cho nguyên tử thì các nguyên tử sẽchuyển lên trạng thái kích thích Trạng thái này không bền, nguyên tử chỉ tồn tạitrong một thời gian cực ngắn 10s, chúng có xu hướng trở về trạng thái ban đầu bềnvững và giải phóng ra năng lượng mà nó đã hấp thu dưới dạng bức xạ quang học.Bức xạ này chính là phổ phát xạ của nguyên tử Dựa vào vị trí các vạch phổ ta cóthể phân tích định tính được các nguyên tố có trong mẫu phân tích Nếu đo cường
độ vạch phổ thì ta có thể xác định được hàm lượng nguyên tố cần phân tích
Ngoài ra còn có phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), cácphương pháp điện hóa,
2 Tổng quan về phương pháp UV - VIS
Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng bức xạ điện từ dung dịch chất nghiên cứu ởvùng tử ngoại và khả kiến Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch
và định luật Lambert - Beer:
- Ánh sáng đơn sắc
- Chất thử phải bền trong dung dịch và bền trong môi trường UV-VIS
- Nồng độ nằm trong khoảng giới hạn cho phép
2.2.1 Phương pháp đo phổ trực tiếp
Đo độ hấp thụ A của dung dịch, tính nồng độ C của nó dựa vào giá trị E 1 cm1 %
(có trong bảng tra cứu)
A =E 1 cm1 % L C
Trang 21Điều kiện áp dụng: Để áp dụng phương pháp cần phải chuẩn hóa máy quang
phổ cả về bước sóng lẫn độ hấp thụ
2.2.2 Phương pháp gián tiếp
- Các phương pháp gián tiếp như phương pháp đường chuẩn, so sánh và thêmchuẩn tương tự như các phương pháp hóa lý khác
- Cần có chất chuẩn để so sánh và không cần phải chuẩn hóa máy
Trong đó: As là độ hấp thụ của dung dịch chuẩn so sánh
Ax là độ hấp thụ của dung dịch mẫu thử
Lúc này hệ số hấp thụ và bề dày dung dịch bằng nhau nên ta có:
= => Cx = Cs
Lưu ý: Nồng độ dung dịch chuẩn và dung dịch thử không được chênh nhau
quá nhiều, nồng độ càng gần nhau kết quả càng chính xác
b Phương pháp thêm chuẩn so sánh
Lấy hai lượng giống nhau của một mẫu thử, thêm một lượng chất chuẩn đãbiết vào một mẫu Tiến hành xử lý cả 2 mẫu trong cùng 1 điều kiện (chiết xuất, phaloãng) được 2 dung dịch (dung dịch thử và dung dịch thử đã thêm chất chuẩn) Đomật độ quang của 2 dung dịch
= => Cx = Cs
c Phương pháp đường chuẩn
Pha dãy chuẩn có nồng độ C tăng dần một cách đều đặn (các dung dịchchuẩn phải có cùng điều kiện như dung dịch xác định)
Tiến hành đo độ hấp thụ quang A của dãy chuẩn ở bước sóng λ đã chọn
Trang 22Bảng 1 Cách tiến hành đo độ hấp thụ quang A của dãy chuẩn ở bước sóng đã chọn.
Nồng độ C1 C2 C3 …… CnMật độ quang A1 A2 A3 …… AnDựng đồ thị đường chuẩn A = f(C) Viết phương trình hồi quy tuyến tính củađường chuẩn y = ax+b
Hình 1 Đồ thị đường chuẩn A = f(C)
Pha dung dịch thử, đo độ hấp thụ của dung dịch thử Ax, dựa vào đườngchuẩn xác định được nồng độ của mẫu thử Cx
Lưu ý: Khi xây dựng đường chuẩn nên khảo sát khoảng tuyến tính của nồng
đọ với mật độ quang Nếu dãy chuẩn không tuân theo định luật Lambert-beer thìnên làm thêm nhiều mẫu nữa để nồng độ gần nhau hơn
d Phương pháp thêm chuẩn
Cách thức của phương pháp là dùng một mẫu phân tích đại diện (Cx) làmchất nền để pha chế một dãy mẫu chuẩn Cách thức thực hiện như sau:
- Lấy 1 thể tích hoặc một khối lượng chất cần phân tích (Cx)
- Thêm vào mẫu các lượng chất chuẩn X có nồng độ ΔC
Trang 23- Thực hiện tương tự như phương pháp đường chuẩn, đường chuẩn ở đây là hệtọa độ A = f(ΔC)
e Phương pháp đo quang vi sai
Việc đo mật độ quang ở các giá trị A lớn có thể mắc phải sai số lớn trongviệc xác định nồng độ Trong trường hợp các dung dịch có mật độ quang quá lớnngười ta thường dùng một kiểu đo khác gọi là phương pháp đo vi sai Trong phươngpháp này, mật độ quang của dung dịch đo không phải so với dung môi hoặc dungdịch trống như phương pháp đo thường dùng Dung dịch so sánh ở đây thường làdung dịch có nồng độ biết trước là Css, mật độ quang của dung dịch Css phải khá lớn
so với dung môi hoặc dung dịch trống, nhưng nhỏ hơn mật độ quang của dung dịchcần đo