1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nội dung cuộc cách mạng duy tân minh trị

19 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Nội Dung Cuộc Cách Mạng Duy Tân Minh Trị
Tác giả Võ Hồng Sơn
Người hướng dẫn TS. Phan Văn Cả
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Nhật Bản học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 279,75 KB

Nội dung

Do vị trí địa lý của Nhật Bản trong khu vực, là cấu nối quantrọng trong tuyến đường vận chuyển từ châu Âu qua châu Á bằng đường biển, đặcbiệt lại cách không xa Trung Quốc – một nước lớn,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NHẬT BẢN HỌC

TIỂU LUẬN NỘI DUNG CUỘC CÁCH MẠNG

DUY TÂN MINH TRỊ

KHÓA: 2021

GVHD: TS PHAN VĂN CẢ

SV thực hiện: VÕ HỒNG SƠN MSSV: 2166190043

TP Hồ Chí Minh, 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU

Vào những năm 50 của thế kỷ XX, Nhật Bản đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây Ngoài Hà Lan là nước có quan hệ buôn bán từ trước thì tới thời kỳ này nhiều nước phương Tây Anh, Mỹ, Pháp, Nga đều đến Nhật Bản để yêu cầu Nhật Bản mở cửa Do vị trí địa lý của Nhật Bản trong khu vực, là cấu nối quan trọng trong tuyến đường vận chuyển từ châu Âu qua châu Á bằng đường biển, đặc biệt lại cách không xa Trung Quốc – một nước lớn, đông dân và giàu có về tài nguyên nên Nhật Bản nhanh chóng bị biến thành bàn đạp chiến lược, một căn cứ quân sự quan trọng để từ đây có thể xâm nhập vào Trung Hoa rộng lớn và các nước phía nam

Mỹ là nước thành công đầu tiên trong việc buộc Nhật Bản phải mở cửa Tháng

5 năm 1853, tàu chiến Mỹ đổ bộ vào Edo, uy hiếp Mạc phủ Tổng thống Mỹ yêu cầu Nhật Bản mở cửa kèm theo lời đe dọa nếu cần sẽ quyết chiến một trận để phân thắng bại Chính quyền Mạc Phủ tỏ ra hết sức lứng túng và phải buộc lòng hỏi ý kiến của Thiên hoàng và các chư hầu Hành động chứng tỏ đã đến lúc các Shogun cảm thấy địa

vị thống trị của mình không còn vững chắc nữa Thái độ của các Thiên hoàng và các Daimyo là việc chống lại việc thông thương với Mỹ hay bất cứ nước nào khác Trong lúc đó nội bộ Mạc phủ cũng phân chia thành nhiều ý kiến khác nhau Nhưng trước sức mạnh của Mỹ, Mạc phủ buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31/3/1854) Theo hiệp ước này, Nhật Bản phải mở các hải cảng Simodo và Hakoddate cho Mỹ vào buôn bán và Mỹ được đặt lãnh sự quán tại Simda

Không dừng lại ở đó Nhật phải ký một loạt các hiệp ước Hà Lan (18/8/1858), Nga (19/8), Pháp (9/10) Những hiệp ước bất bình đẳng trên đã chấm dứt gần 200 năm đóng cửa biệt lập của chính quyền Tokugawa

Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc, đưa Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây Tuy nhiên những hiệp ươc trên giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ phải đối đầu trực tiếp trong khi đó tương quan lực lượng không hề có lợi cho Nhật Bản

Như vậy đứng trước nguy cơ quyền lợi dân tộc bị xâm phạm nghiêm trọng bởi tham vọng to lớn của các nước thực dan phương Tây đã đưa Nhật Bản đứng trước thách thức khó khăn chưa từng có: Phải làm thế nào để cứu nguy cho dân tộc? Tiếp tục các chính sách thủ cựu cũ, đi từ nhược bộ này đến nhược bộ khác tới mức độ nào

Trang 3

đó sẽ mất độc lập dân tộc hay mạnh dạn đi theo một hướng khác để tăng khả năng “đề kháng” cho đất nước Đây là thời điểm chin muồi cho cuộc canh tân đất nuớc

Trang 4

MỤC LỤC

I Hoàn cảnh lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị 1

1 Bối cảnh thế giới 1

2 Hoàn cảnh trong nước 2

II Diễn biến cuộc Duy tân Minh Trị 3

III Nội dung cải cách Minh Trị 4

1 Chính trị 4

1.1 Chính sách “Bản tịch phụng hoàn” 4

1.2 Đại cải cách “Phế phiên trí huyện” 5

2 Xã hội 6

2.1 Bãi bỏ chế độ phân chia giai cấp “tứ dân”: sĩ, nông, công, thương 6

2.2 Chính phủ đình chỉ chế độ bổng lộc hiện hành 6

3 Kinh tế 7

3.1 Cải cách địa tô và điền địa: 7

3.2 Thi hành chính sách “thực sản hưng nghiệp” 7

3.2.1 Chủ nghĩa tư bản và người nước ngoài đến làm thuê 7

3.2.2 Phát triển các phương tiện giao thông 8

3.2.3 Công trường quốc doanh kiểu mẫu 8

4 Giáo dục 9

4.1 Cuộc vận động khai sáng 9

4.2 Hiện tượng Âu hoá và chế độ giáo dục Nhật Bản 10

5 Tín ngưỡng 11

6 Ngoại giao 12

IV Hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị 12

V Nguyên nhân thành công và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị 13

1 Nguyên nhân dẫn đến thành công của cuộc Duy tân Minh Trị 13

2 Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị 13

VI KẾT LUẬN 14

VII Tài liệu tham khảo 15

Trang 5

I Hoàn cảnh lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị

1 Bối cảnh thế giới

Không phải đột nhiên mà Mạc phủ Edo mở cửa khi đoàn tàu của Đề đốc Perry đến đòi hỏi thông thương Từ nửa thế kỷ trước khi Perry đến Nhật, thuyền bè của liệt cường đã lảng vảng ở vùng biển Nhật Bản, khi ẩn khi hiện Họ cũng đã nhiều lần vào đến tận các hải cảng tuy chỉ là để “Xin nước và củi” (nói chung là lương thực và chất đốt) nhưng chắc chắn những mong có cơ hội buôn bán Câu hỏi đáng đặt ra là tại sao các cường quốc Âu châu và Mỹ châu từ nơi xa xôi lại tìm cách đến châu Á cho bằng được? Có thể trả lời một cách giản dị trước khi đi vào chi tiết là vì họ muốn đem những thương phẩm của mình bán cho người châu Á, nói cách khác, họ đi kiếm thị trường Ở Âu châu lúc đó đã tiến hành Cuộc cách mạng kỹ nghệ (The Industrial Revolution) Đó là một biến chuyển to lớn khởi đầu ở nước Anh từ hậu bán thế kỷ 18 (niên đại 1760) Cụ thể mà nói, trước tiên nó đã manh nha từ các phát minh như động

cơ chạy bằng hơi nước cũng như máy móc dùng trong công nghiệp và kỹ thuật luyện thép Xã hội công nghiệp có khả năng sản xuất hàng loạt những sản phẩm công nghệ

có phẩm chất tốt đã thành hình Có được kinh nghiệm sản xuất hữu hiệu như thế, người Anh đã sản xuất một cách thừa thãi Những sản phẩm họ chế tạo ra nhiều đến nổi sau khi bán ra cho cả lục địa Âu châu rồi mà vẫn còn thừa

Khổ cho họ hơn nữa là bên Mỹ, bên Pháp, các cuộc cách mạng kỹ nghệ tại chỗ cũng được tiến hành theo Kết quả là nếu các nước Âu Mỹ không tìm ra nơi nào trên thế giới tiêu thụ được sản phẩm thặng dư của mình thì nền kinh tế của tất cả bọn họ tất lâm vào cảnh khốn đốn Các cường quốc ấy mới đưa những con tàu đen (kurofune

= hắc thuyền = tàu vỏ sơn đen) chạy với động cơ bằng hơi nước và trang bị trọng pháo đến tận những miền đất xa xôi để tìm kiếm thị trường mới Về phương Đông, họ

đi hết Ấn Độ rồi đến Đông Nam Á Đến tiền bán thế kỷ 19, cuối cùng họ đã đặt được chân lên vùng Cực Đông Để có được thị trường, các nước mạnh đó không đếm xỉa gì đến phương tiện Nếu họ thấy đối tượng chỉ là một xã hội bán khai, sẽ không nề hà việc sử dụng phương tiện võ lực để cưỡng bách, biến nơi đó thành đất thực dân Một mặt, họ tung thương phẩm của mình bán hàng loạt, đồng thời thu mua nguyên liệu tại chỗ với giá rẻ, dùng nó để chế tạo thật nhiều sản phẩm và bắt người ở phần đất bị thực dân đó phải mua Khi hoàn thành được cái “vòng” (chu kỳ) mậu dịch này rồi, họ tha

hồ thu thập lợi ích Cách làm ăn như thế được gọi là chủ nghĩa đế quốc (Imperialism) Sau này, đến phiên Nhật Bản cũng chạy theo liệt cường để thi hành một chính sách đế

Trang 6

quốc y như thế Tuy nhiên, ở thời điểm chúng ta đang bàn thì ngược lại, chỗ đứng của

nó hãy còn là một quốc gia ươn yếu, bị uy hiếp

Nói về lý do người Mỹ đòi mạc phủ mở cửa thì chưa hẳn lúc đó họ đã có chủ đích lấy nước này làm thuộc địa, mà bản tâm có lẽ chỉ muốn Nhật Bản cho phép những tàu mậu dịch với nhà Thanh (lúc này đã khá phát triển) và những tàu săn cá voi của họ ghé lại các hải cảng Nhật Lúc này, Mỹ đã phái rất nhiều tàu săn cá voi đi khắp các vùng biển của Thái Bình Dương để lấy dầu cá Dầu cá bấy giờ được họ sử dụng như nhiên liệu để đốt và thắp đèn Đó cũng là thời điểm ra đời của câu chuyện về cuộc chiến đấu của thuyền trưởng Achab của chiếc Pequod và con cá voi trắng khổng

lồ Moby Dick mà nhà văn Herman Melville đã miêu tả rất sống động

Trong giai đoạn này, cuộc cách mạng kỹ nghệ cũng bùng lên ở Mỹ và những người lao động phải tiếp tục sản xuất các thương phẩm đến khuya nên cần đèn để soi sáng Các thương phẩm làm ra như vậy một phần sẽ được các đoàn tàu chở đi, vượt Thái Bình Dương bao la để đem bán tận bên Trung Quốc của nhà Thanh Do đó mà bằng mọi cách, chính quyền Mỹ mong sao có những hải cảng làm trạm nghỉ dọc đường cho đoàn tàu buôn của họ nên thúc bách Nhật phải mở cửa

2 Hoàn cảnh trong nước

Đứng trước sự biến đổi cực kỳ nhanh chóng của tình hình thế giới, thử hỏi những kẻ đứng đầu Mạc phủ Edo đã nắm được tình hình đến mức độ nào?

Thực ra, sự hiểu biết về thế giới lúc đó của họ khá chính xác Cho dù theo một chính sách đóng cửa (tỏa quốc) nhưng nhờ giao thiệp với Hà Lan, Trung Quốc nhà Thanh và Triều Tiên, họ có không ít thông tin về những diễn tiến bên ngoài Mạc phủ cũng được biết tin tức nước ngoài qua ngõ Satsuma bởi vì kể từ khi hạm đội của Anh ghé vương quốc Lưu Cầu (đang ở dưới quyền cai trị của phiên Satsuma) vào năm Bunka 13 (1816), tàu các nước khác cũng lần lượt cập bến Có thể hiểu là phiên Satsuma đã thông báo sự tình cho mạc phủ Ngoài ra, còn có việc hàng năm, thương thuyền Hà Lan khi ghé đến Nagasaki đều phải phúc trình cho mạc phủ về tin tức cập nhật trên thế giới qua văn kiện có tên là Oranda Fuusetsusho (Hà Lan phong thuyết thư)

Do đó, chắc chắn mạc phủ đã biết ngay là có cuộc Chiến tranh Nha Phiến xảy ra giữa nhà Thanh và nước Anh vào năm 1840-42, Trung Quốc đã thua trận như thế nào

và mất Hương Cảng ra sao Chính vì vậy họ đã vội vàng sửa đổi đường lối ngoại giao Bằng cớ là năm Tenpô 13 (1842), mạc phủ cho ngưng Lệnh Ikokusen uchiharai tức lệnh đánh đuổi tàu thuyền ngoại quốc (ban hành năm Bunsei 8 tức 1825) Từ đó, Nhật

Trang 7

Bản ra một lệnh mới định rằng tàu thuyền ngoại quốc (dị quốc) tức tàu phương Tây nếu đến Nhật sẽ được cấp cho nước (thủy), củi (tân, nhiên liệu) và lương thực mà về

Đó là lệnh Shinsui Kyuuyo (Tân thủy cấp dữ) năm Tenpô Tuy nhiên, họ chỉ ngừng lại ở đó chứ không có chính sách khai phóng nào khác

Chức Rôjuu shuza (Lão trung thủ tọa) đứng đầu Mạc phủ Edo lúc đó tên là Abe Masahiro (A Bộ Chính Hoằng, 1819-1857) đã hỏi ý kiến mọi người nghĩa là không riêng gì các daimyô (Lãnh chúa địa phương) và các mạc thần mà còn mở rộng phạm

vi trưng cầu ý kiến rộng rãi Việc ấy có tiếng vang rất lớn Nhiều bức thư bày tỏ ý kiến đã được đạo đạt đến mạc phủ Các phiên như Mito và Chôshuu chủ trương đừng khoan nhượng, một số đông cho rằng phải tránh chiến tranh nhưng trong các thư trả lời cũng có nhiều ý kiến chẳng đáng để ý vì tỏ ra không nắm vấn dề Để đối phó với nguy cơ chung, Abe đã áp dụng “thể chế hiệp lực giữa mọi thành phần trong nước” (gọi là kyokoku itchi taisei = cử quốc nhất trí thể chế) chứ thực ra cho đến lúc đó, các daimyô gọi là tozama chỉ đứng vòng ngoài, họ chẳng bao giờ được hỏi ý kiến về quốc

sự, đừng nói chi giai cấp bình dân Những người này cho đến lúc đó tuyệt đối không

có quyền chõ miệng vào chính sách nhà nước

Dù sao, việc Abe nhìn nhận tiếng nói của người dân đã dẫn đến việc người dân

ý thức được khả năng chính trị của mình Từ đó đã phôi thai phong trào vận động gọi

là “tôn vương nhương di” (sonnô jôi = phò vua đuổi giặc ngoài) và “thảo mạc” (tôbaku = đánh đuổi mạc phủ) Tất cả sẽ đưa đến sự băng hoại của chính quyền vũ gia

về sau Nhân Abe cũng có báo cáo mọi việc đã xảy ra cho triều đình cho nên kết quả

là địa vị và quyền uy của triều đình được ông vô tình đưa lên cao hơn Điều này cũng

là một nguyên nhân quan trọng đã khiến cho thế lực của mạc phủ suy yếu đi

II Diễn biến cuộc Duy tân Minh Trị

Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt Ngày 3 tháng 1 năm

1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập Giai cấp

tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới Thời kì Minh Trị (Minh Trị

明治, nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu

Tháng 8 năm 1868 (Meiji nguyên niên), tân chính phủ tổ chức lễ tức vị cho Thiên hoàng Tháng 9, niên hiệu được đổi từ Keiô 4 qua Meiji 1 Từ rày về sau, mỗi Thiên hoàng chỉ dùng một niên hiệu từ lúc đăng quang cho đến lúc băng hà Từ chuyên môn gọi cách đặt niên hiệu như thế là Gengô (nguyên hiệu) và chế độ ấy có tên là Issei ichigen no sei (nhất thế nhất nguyên chế)

Trang 8

Lại nữa, nhân vì thủ đô dời từ Kyôto về Edo (Tôkyô), vào tháng 3 năm 1869 (Meiji 2), Thiên hoàng đã hoàn thành việc thiên đô sau khi ngự vào thành Edo Riêng cái tên Edo thì từ tháng 7 năm trước đó đã được đổi thành Tôkyô

Khi tân chính phủ lên nắm chính quyền thì tất cả chính trị cùng lúc phải đổi mới (nhất tân = isshin) Người đương thời gọi là Go isshin (ngự nhất tân) Trong chiều hướng đó, người ta mới mượn chữ Ishin (duy tân) trong sách cổ của Trung Quốc (Kinh Thi) vốn phù hợp với tình hình này Vì cớ đó, sử gia về sau mới gọi thời

ấy là Meiji Ishin (Minh Trị Duy Tân), ám chỉ giai đoạn bắt đầu từ cuối đời mạc phủ khi có phong trào “tôn quân nhương di” cho đến lúc công cuộc “phế phiên trí huyện” hoàn tất

III Nội dung cải cách Minh Trị

1 Chính trị

1.1 Chính sách “Bản tịch phụng hoàn”

Sau khi dành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh Boshin (Mậu Thìn), có thể nói tân chánh phủ đã hoàn thành việc thống nhất lãnh thổ.Thế nhưng, mang tiếng

là quan quân (quân của nhà vua), quân đội chẳng qua là quân sĩ thuộc các thế lực từ 4 phiên trấn đồng minh với tân chánh phủ Đó là Satsuma, Chôshuu, Tosa và Hizen Nói cách khác đi, chính 4 phiên đó đã tập họp lại với nhau để trở thành quan quân chứ tân chính phủ chẳng có một người lính nào

Khi ấy, tân chính phủ mới nghĩ đến việc phải tổ chức chính trị với hình thức nhà nước trung ương tập quyền như các quốc gia Âu Mỹ Tóm lại, theo tinh thần “bản tịch phụng hoàn”, các phiên phải trao trả cho Thiên hoàng (thông qua chính phủ) đất đai

và cư dân hiện đặt dưới quyền cai trị của mình

Đất đai và dân cư toàn quốc phải được tập trung dưới trướng của Thiên hoàng

và như một hệ luận, quyền cai trị Nhật Bản phải nằm trong tay tân chính phủ Thế nhưng, giữa lý thuyết và thực tế hãy còn có một khoảng cách Việc trao trả quyền lực của các phiên nặng về hình thức nhiều hơn là ta nghĩ

Lý do là các lãnh chúa (gọi là hanshu = phiên chủ) - hễ trao trả lãnh địa và cư dân trong lãnh địa cho Thiên hoàng và tân chính phủ - sẽ được bổ nhiệm làm chihanji (tri phiên sự) tức chức quan hành chính đứng đầu phiên của chính phủ Như thế, họ vẫn có thể cai trị lãnh địa cũ và cư dân trên đó như xưa Tình trạng này không khác chi lúc trước khi chính sách bản tịch phụng hoàn được đề ra

Nếu có một sự khác biệt cần nêu lên thì có lẽ là việc các chihanji (tri phiên sự) cựu lãnh chúa này sẽ được tân chính phủ trả lương Lương ấy có tên là karoku (gia

Trang 9

lộc) Mục đích của chế độ này là phân cách hoàn toàn lãnh chúa với tài chánh của phiên, không cho phép cựu lãnh chúa nhúng tay vào ngân sách nhà nước mỗi khi họ

bị túng thiếu và muốn xoay xở Thế nhưng trên thực tế, các cựu lãnh chúa và tân quan lại này vẫn tiếp tục thu thuế dân chúng và duy trì quân đội của phiên như trước Xin nhớ cho đến lúc này, tên gọi “phiên” như một đơn vị hành chính vẫn còn được duy trì

1.2 Đại cải cách “Phế phiên trí huyện”

Nội dung: Bãi bỏ toàn bộ cơ cấu hành chánh phiên trấn (han) và đặt để những đơn vị mới gọi là ken (huyện) Trong những “ken” này, chính phủ sẽ bổ nhiệm quan cai trị (hành chánh quan, địa phương quan) từ trung ương Được như vậy, họ sẽ hoàn toàn kiểm soát trên thực chất toàn bộ đất nước

Quyết tâm phế phiên trí huyện đã làm cho chế độ hành chánh kiểu phong kiến này biến mất khỏi sân khấu chính trị Nhật Bản, đúng như ao ước của tân chính phủ

Từ giờ phút ấy, chính phủ mới có thể đổi mới chính trị một cách mạnh dạn và qui mô hơn

Thực hiện chế độ “quốc dân giai binh” (kokumin kaihei) của Âu châu, bắt buộc mọi người dân đến tuổi thành nhân trở thành đối tượng trưng binh

Quân chế từ đó đã thống nhất và quân đội quốc gia được hình thành

Cùng vào một thời điểm, chế độ cảnh sát cũng được chỉnh đốn Trước kia, trong lãnh địa, việc bảo vệ an ninh trật tự nằm trong tay phiên binh, sau đó được bảo đảm bởi quân đội của chính phủ Chế độ cảnh sát (police) kiểu Âu châu bắt đầu là ở vùng Kanagawa với mục đích kiểm soát các kiều dân vùng cư trú đặc biệt dành cho người ngoại quốc Đến năm 1871 (Meiji 4) ngay ở vùng Tôkyô cũng đã có 3.000 viên gọi là Rasotsu (La tốt, la có nghĩa là tuần phòng, tốt là binh lính) cảnh sát để duy trì trật tự

Họ không trang bị võ khí như đao kiếm nhưng thay vào đó là côn bổng (konbô) tức gậy dài Vào năm 1874 (Meiji 7) thì nhà nước mới đặt ra Tokyô Keijichô (Đông kinh cảnh thị sảnh, thị có nghĩa là nhìn, trông chừng), còn chữ “La tốt” vì bí hiểm quá khó dùng nên đổi thành Junsa (Tuần tra) cho dễ hiểu hơn

Mặt khác, ở địa phương thì vào năm 1872 (Meiji 5), nhà nước tổ chức Keihoryô (Cảnh bảo liêu) tức Nha cảnh sát trực thuộc Bộ tư pháp để điều khiển cảnh sát các vùng Nhưng chỉ đến năm sau thì Nha (tức Keihoryô) đã chuyển từ Bộ tư pháp (Shihôshô) qua Bộ nội vụ (Naimushô) và chịu sự quản lý của bộ này Từ đó cho đến lúc Nhật Bản thất trận sau Chiến tranh Thái Bình Dương và Bộ nội vụ bị giải thể thì cảnh sát nằm trong quyền quản hạt của nó

Trang 10

2 Xã hội

2.1 Bãi bỏ chế độ phân chia giai cấp “tứ dân”: sĩ, nông, công, thương

Mọi người dân được tự do dùng họ (myôji =miêu tự), một điều mà trước đây chỉ

có giới samurai là được phép Samurai không đeo kiếm nơi công cộng

Việc kết hôn giữa tứ dân (sĩ nông công thương) ngày xưa cấm đoán thì nay đã trở thành tự do Đồng thời, người dân cũng được tự do chọn lựa công việc và thay đổi chỗ làm Nói chung, quan niệm mới là tứ dân bình đẳng(shimin byôdô)

Theo qui định của Bộ luật hộ tịch (Kosekihô = Hộ tịch pháp) ra đời năm 1871 (Meiji 4), việc biên soạn sổ hộ tịch thống nhất được thực hiện vào năm sau, Nhâm Thân, (bộ Jinshin koseki) Khốn nỗi, bộ luật nói trên đã khẳng định rằng phải có sự phân biệt giữa ba tộc Ba tộc ấy là Kazaku (hoa tộc), Shizoku ( sĩ tộc) và Heimin (bình dân) Hoa tộc gồm các lãnh chúa và công khanh cao cấp Sĩ tộc là giai cấp cựu phiên sĩ, mạc thần và võ sĩ Nói chung là samurai Bình dân gồm nông, công và thương

Những kẻ gọi là Eta (uế đa) và Hinin (phi nhân) bị coi như ô uế và thấp hèn cũng được trở thành bình dân (heimin) theo tinh thần pháp lệnh Kaihôrei (Giải phóng lệnh) ra đời vào năm 1871 Thế nhưng trên thực tế việc kết hôn và tựu chức của họ vẫn là đối tượng của sự kỳ thị Đáng tiếc hơn nữa là cho đến ngày nay, nó vẫn còn tồn tại như một vấn đề xã hội tiềm ẩn

Như thế, chính sách “tứ dân bình đẳng” của chính phủ buổi đầu chỉ có cái vỏ ngoài Hai tầng lớp hoa tộc và sĩ tộc, dù ở trong xã hội mới, vẫn giữ địa vị trên trước

so với người bình dân chẳng khác chi thời Edo

2.2 Chính phủ đình chỉ chế độ bổng lộc hiện hành

Việc đó, sách vở gọi là Chitsuroku shobun (trật lộc xử phân) Dĩ nhiên, chính phủ không thể ngưng việc trả tiền mà không bù đắp lại bằng một bảo đảm gì khác Vật chính phủ cấp cho giới sĩ tộc là một tờ giấy có tên Kinroku kôsai shôsho (Kim lộc công trái chứng thư) Đó là một giấy chứng nhận nhà nước thiếu họ một món tiền tương đương với từ 5 năm đến 14 năm bổng lộc Kể từ năm 1882 (Meiji 15) chính phủ sẽ trả góp hàng năm (niên phú, phú có nghĩa là trả góp) một năm lương cho đến hết kỳ hạn Bình quân thì một người trong hoa tộc lãnh độ 6 vạn 4 nghìn Yen, còn sĩ tộc chỉ lãnh vỏn vẹn có 500 Yen (theo giá trị tiền vào thời điểm ra tuyên bố tức năm

1876, Meiji 9) Độ chênh lệch giữa hai bên khá lớn Một số thuộc giới sĩ tộc đã nhờ

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w