1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

De hd cham lich su

4 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề khảo sát chọn học sinh giỏi lớp 8 huyện Lệ Thủy năm học 2023-2024
Trường học Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Lệ Thủy
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Đề khảo sát
Năm xuất bản 2024
Thành phố Lệ Thủy
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 526,23 KB

Nội dung

Câu 4: 2,5 điểm Có ý kiến cho rằng: “Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của phần lớn triều đình nhà Nguyễn”?. Nếu là một người có trọng trách trong triều Nguyễn em

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN LỆ THỦY NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Phân môn Lịch sử Ngày thi: 12/3/2024 Thời gian: 120 phút Câu 1: (2,0 điểm) Bằng những kiến thức đã học về Cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX: a Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ, thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào? b Có ý kiến cho rằng: "Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp" Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2: (2,5 điểm) Từ những kiến thức đã học ở bài Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Em hãy: a Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị (1868) Lĩnh vực cải cách Nội dung Ý nghĩa Chính trị Kinh tế Khoa học, giáo dục Quân sự b Từ cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật, theo em Việt Nam cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển? Câu 3: (2,5 điểm) Thành nhà Mạc (Lạng Sơn) Lũy Thầy (Quảng Bình) Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình) gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI-XVII? Trình bày nguyên nhân và hệ quả của các cuộc xung đột đó Câu 4: (2,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của phần lớn triều đình nhà Nguyễn” Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định này Nếu là một người có trọng trách trong triều Nguyễn em sẽ làm gì để nước ta không rơi vào tay thực dân Pháp? Câu 5: (0,5 điểm) Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau? HẾT ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM HSG MÔN/PHÂN MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2023 – 2024 (Bản Hướng dẫn chấm có 03 trang) A HƯỚNG DẪN CHUNG - Bài làm cần trình bày rõ ràng, sạch sẽ - Có thể cho điểm đối với các ý sáng tạo, phù hợp nhưng phải thảo luận giữa các giám khảo trong hội đồng chấm thi B HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm a HS được phát biểu quan điểm của mình nhưng cần làm được những ý sau: + Nếu không dùng máy móc thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng 0,25 ta sẽ bị đình trệ + Hoạt động sản xuất của con người chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công, nên năng suất thấp, thời gian để làm ra một sản phẩm sẽ kéo dài hơn,… 0,25 + Thời gian di chuyển của con người từ địa điểm này tới địa điểm khác sẽ lâu Câu 1: hơn… 0,25 (2,0 điểm) b Đồng ý với ý kiến “xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp” 0,25 Vì: + Trước khi tiến hành cách mạng công nghiệp: con người chủ yếu lao động thủ công; hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối 0,5 xay gió…) và nước Vì vậy năng suất lao động chưa cao, năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất… + Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, với việc tiến hành cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất của con người đã có sự thay đổi căn bản (các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người), giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa… 0,5 a Lập bảng: Lĩnh vực Nội dung Ý nghĩa cải cách Chính trị - Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống tình trạng cát cứ nhất về lãnh thổ - Ban hành Hiến pháp năm 1889 - Xác lập chế độ quân chủ lập 0,5 - Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sảnhiến lên nắm quyền Kinh tế - Thống nhất tiền tệ và thị trường,- Thống nhất thị trường dân tộc Câu 2: cho phép mua bán ruộng đất và tự do- Mở đường cho kinh tế tư bản 0,5 (2,5 điểm) kinh doanh chủ nghĩa phát triển - Xây dựng đường sá, cầu cống Quân sự - Tổ chức và huấn luyện quân đội- Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế- Giúp Nhật Bản xây dựng được độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưnglực lượng quân sự hùng mạnh binh 0,25 - Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí - Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân Giáo dục - Thi hành chính sách giáo dục bắt- Nâng cao dân trí; đào tạo nhân buộc, chú trọng nội dung khoa học -lực; bồi dưỡng nhân tài cho đất kĩ thuật trong chương trình giảngnước 0,25 dạy - Là cơ sở, động lực quan trọng để 0,25 0,25 - Cử học sinh ưu tú du học ở phươngđể phát triển kinh tế - xã hội,… 0,25 0,25 Tây 0,25 b HS được phát biểu quan điểm của mình nhưng cần làm được những ý sau: 0,25 - Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những 0,25 0,25 chuyển biến mới của tình hình Cải cách muốn thành công phải xây dựng được 0,25 một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc… 0,25 0,25 - Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển 0,25 0,25 giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 0,25 0,25 - Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc… - Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam Câu 3: - Gợi cho em nhớ đến các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và xung đột Trịnh - (2,5 điểm) Nguyễn * Cuộc xung đột Nam – Bắc triều: - Nguyên nhân: + 1527 Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này + Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ trong triều Lê) vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía Bắc) Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triểu dẫn đến cuộc xung đột trong gần 60 năm (1533 - 1592) - Hệ quả: + Đất nước bị chia cắt Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ là chiến trường, làng mạc bị tàn phá + Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn Đời sống nhân dân khốn cùng vì đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình bị li tán * Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn: - Nguyên nhân: + Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn ngày càng gay gắt Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp + Sau khi Nguyễn Hoàng mất, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị, dần dân cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh Năm 1627, cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ - Hệ quả: + Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt + Hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài Lũy Thầy ở phía Nam là bức tường ngăn đôi đất nước + Làm suy kiệt sức người, sức của Tàn phá đồng ruộng, xóm làng Giết hại nhiều người dân vô tội Làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia * Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của phần lớn triều đình nhà Nguyễn: Đồng ý với nhận định này Câu 4: - Thế kỉ XIX CNTB phương Tây phát triển mạnh cần thị trường, thuộc địa thì 0,25 (2,5 điểm) nhiều quốc gia phương Đông cũng như VN phải đương đầu với sự nhòm ngó, 0,25 đe dọa xâm lược của các nước đế quốc 0,25 Câu 5: - Từ giữa thế kỉ XIX trước vận nước nguy nan nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ 0,25 (0,5 điểm) đề xuất cải cách mong muốn đất nước giàu mạnh thoát khỏi họa xâm lăng 0,25 nhưng nhà Nguyễn từ chối con đường thứ nhất này… 0,25 - Nhà Nguyễn lựa chọn con đường thứ 2 vẫn thi hành các chính sách cai trị cũ Tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân, “bế quan tỏa cảng”, cấm đạo giết đạo… 0,25 Khiến tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân, không tập hợp được khối 0,25 đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ hội cho thực dân Pháp xâm lược… 0,25 - Trong quá trình kháng chiến chống Pháp phạm nhiều sai lầm: + Thiên về phòng ngự, thủ hiểm nên bỏ lỡ nhiều cơ hội để thắng Pháp….Không 0,25 biết phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, không phối hợp với nhân dân đánh 0,25 giặc thậm chí bỏ rơi, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân… + Vì lợi ích dòng họ nhà Nguyễn chủ trương thỏa hiệp với Pháp đi từ nhượng bộ đến đầu hàng bằng việc lần lượt kí các hiệp ước… - Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp có những vị vua và quan lại đã nêu cao tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết… * Nếu là một người có trọng trách trong triều Nguyễn em sẽ làm gì để nước ta không rơi vào tay thực dân Pháp: HS được phát biểu quan điểm của mình nhưng cần làm được những ý sau: - Cải tổ lại chính quyền, quan lại phong kiến, cơ cấu lại quâ đội, đề xuất đường lối ngoại giao mềm dẻo, mở cửa cho phép buôn bán, gỡ bỏ lệnh cấm đạo - Chú trọng cải cách kinh tế, nâng cao đời sống cho dân, xây dựng khối đoàn kết toàn dân… - Khi Pháp xâm lược: Kiên quyết chống Phá ngay từ đầu, tìm ra điểm yếu của giặc, chớp thời cơ đấu tranh giành thắng lợi, phát huy sức mạnh toàn dân để đánh Pháp….Không thương lượng, cầu hòa, đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu… - Giống nhau: Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm nhằm mục đích phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch,… làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,… - Khác nhau: Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy Còn quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên Hết

Ngày đăng: 19/03/2024, 07:57

w