Góc nhìn đa chiều: Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác bởi những người nghệ sĩ với những góc nhìn khác nhau, giúp chúng ta có thể nhìn nhận lịch sử Đảng một cách đa chiều, khách quan..
Trang 1định nội dung báo cáo
Trang 2MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 5
II PHẦN NỘI DUNG 2
1 30 năm đời ta có Đảng 6
a Tác giả 6
b Hoàn cảnh sáng tác 7
c Điểm nổi bật của tác phẩm 7
2 Ra Trận 9
a Tác giả 9
b Hoàn cảnh sáng tác 10
c Ý nghĩa của bài thơ 10
d Các bài thơ tiêu biểu trong tác phẩm Ra Trận 11
3 Kết nạp Đảng trên quê mẹ 11
a Tác giả 12
b Hoàn cảnh sáng tác 13
c Ý nghĩa của Kết nạp Đảng trên quê mẹ 13
4 Chào mừng Đảng Cộng Sản Việt Nam 14
a Tác giả 14
b Hoàn cảnh sáng tác 14
c Ý nghĩa bài hát 15
5 Đảng đã cho ta một mùa xuân 15
a Tác giả 17
b Hoàn cảnh sáng tác 18
c Điểm sáng và hình tượng cao đẹp trong ca khúc 19
d Ý nghĩa ca khúc 19
e Kết luận 19
6 Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ 19
a Hoàn cảnh ra đời 20
b Đặc điểm nổi bật 20
c Ý nghĩa 21
III TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 3IV IV Minh chứng nhóm: gồm hai loại là minh chứng về làm
việc/ tương tác nhóm; và minh chứng về hoạt động trải nghiệm của nhóm đối với các địa chỉ, tài nguyên 23
Trang 4BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1 LỚP 05 LỊCH SỬ ĐẢNG ( SỐ
THÀNH VIÊN THAM GIA: 6/11)
TRÁCH
%MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
1 Nguyễn Đoàn Trâm
Trang 5Góc nhìn đa chiều:
Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tác bởi những người nghệ sĩ với những góc nhìn khác nhau, giúp chúng ta có thể nhìn nhận lịch sử Đảng một cách đa chiều, khách quan
Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, chúng ta có thể hiểu được những khía cạnh khác nhau của lịch sử Đảng, không chỉ là những sự kiện chính trị, mà còn là đời sống xã hội, văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người trong từng giai đoạn lịch sử
Tính lan tỏa:
Các tác phẩm nghệ thuật có khả năng lan tỏa rộng rãi hơn so với các loại tài liệu truyền thống
Việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật trong báo cáo giúp cho thông tin
về lịch sử Đảng có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về lịch sử Đảng
Kết luận: Lịch sử Đảng là một bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu về
quá trình hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Do đó, Lịch sử Đảng có tính chính trị cao, thể hiện qua việc nghiên cứu, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử theo quan điểm của Đảng Giúp sinh
Trang 6viên hiểu được quá khứ, từ đó có ý thức xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai Lịch sử Đảng cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước
II PHẦN NỘI DUNG:
1 30 năm đời ta có Đảng
a/ Tác giả: Nhà thơ Tố Hữu
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, bí danh
là Lành, sinh ngày 4-10-1920 trong một gia đình có truyền thống cách
mạng, quê gốc tại xã Quảng Thọ, H.Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Ông là nhà thơ cách mạng lớn nhất Việt Nam trong thế kỷ XX Ông đã đưa thơ chính trị đến trình độ rất trữ tình Những tác phẩm của ông là những bài ca cách mạng, phản ánh chân thực các giai đoạn lịch sử, hừng hực tính chiến đấu và giàu tính trữ tình, có tính tư tưởng cao, sức động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
Trang 7b/ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ "Ba mươi năm đời ta có Đảng" được Tố
Hữu viết vào đầu năm 1960 để chào mừng lần thứ ba mươi sinh nhật Đảng (3.2.1930 - 3.2.1960) và cũng để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng Đó là một bài thơ về ba mươi năm lịch sử của Cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo Bố cục toàn bài rất rõ rệt
c/ Điểm nổi bật của tác phẩm:
Sau khi điểm lại bằng thơ các giai đoạn thời kỳ lịch sử của dân tộc gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1960, tác giả nêu lên những bài học rất quan trọng được rút ra từ lịch sử Đảng: bài học về lòng kiên trung và tình đồng chí của những đảng viên cùng lý tưởng; bài học
về sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng; về tình đoàn kết quốc tế vô sản, về niềm tin đối với Bác Hồ - lãnh tụ của Đảng và dân tộc kính yêu
Trang 8Cái hay của bài thơ là, người đọc bị cái tình, cái hồn, cái sức sống dào dạt trong câu chữ cuồn cuộn cuốn đi mà không cảm thấy bị áp đặt nhận thức, không có cảm giác bị tuyên truyền, giáo huấn Sự dẫn dụ hết sức tự nhiên khi tác giả nói về sự ra đời của Đảng, nói về phương châm tập hợp quần chúng, nói về cương lĩnh đấu tranh, học thuyết linh hồn của Đảng
Ai cũng ngân nga: “Đảng ta con của phong trào/…/ Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên người hôm nay/ Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng/ Đảng ta muôn vạn công nông/ Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta đó Mác - Lênin vĩ đại”
Hình ảnh “nằm trên cỏ” là nói hoàn cảnh ra đời vô cùng khó khăn, gian khổ khi Đảng ra đời Hình ảnh “Đảng ta muôn vạn công nông” là xác định Đảng của giai cấp công - nông - binh Hình ảnh “Đảng ta đó Mác - Lênin
vĩ đại” là khẳng định, Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng Ấy thế mà câu thơ cứ ngọt lừ, cuồn cuộn chảy vào tâm hồn quần chúng
Tố Hữu khẳng định vai trò của Đảng: “Tay Đảng rèn lực lượng muôn dân”, khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc nhưng rất tự nhiên, thoải mái Không một gợn khiên cưỡng Ngay cả lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch ngày 19-12-
1946 cũng được ông chuyển thành thơ một cách tinh tế, đầy sức sáng tạo, đầy thuyết phục: “Hỡi quốc dân, hỡi đồng bào! Có gươm, có súng, có dao hãy dùng/ Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước/ Toàn dân trông phía trước tiến lên”!
Nhân ngày thành lập Đảng, đọc lại “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu, vẫn cảm nhận được bài thơ có một sức truyền cảm tuôn trào mãnh liệt Bằng nhãn quan cách mạng, tình cảm cách mạng, Tố Hữu không phải chỉ ngợi ca công lao trời biển của Đảng trong ba mươi năm (1930 - 1960), mà đây mãi mãi là bài ca ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đời đời bất diệt Đọc bài thơ, ta càng yêu Đảng, tin Đảng mãi mãi là mặt trời chói lọi mang lại hạnh phúc tốt đẹp nhất cho Nhân dân
Trang 92 Tác phẩm : Ra Trận
a/ Tác giả : Tố Hữu
Tiểu sử của tác giả Tố Hữu :
Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
+ Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
+ Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương
Trang 10+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng
và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa
và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
b/ Hoàn cảnh sáng tác :
Ra Trận là một tập thơ được đánh giá cao của nhà thơ Tố Hữu Tập thơ gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm chống Mỹ (1962-1971) Vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình, Tố Hữu ao ước được làm thơ ngợi ca thanh bình Nhưng khi miền Nam, rồi cả nước, chìm trong nước sôi lửa bỏng thì
có thể nào yên, có thể nào khuây… Tác giả dành phần lớn tâm huyết để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, do đó, giọng điệu tập thơ thấm
đẫm chất hùng ca.Hai dòng thơ mở đầu ở bài Có thể nào yên ? đã thể hiện
cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ :
"Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn muốn viết những dòng thơ lửa cháy"
c/ Ý nghĩa của bài thơ : Ra Trận
Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc Khẳng định ý nghĩa to lớn, cao cả của cuộc kháng chiến chống
Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện của nhà thơ về dân tộc và con người Việt Nam mà tác giả luôn ngợi ca với niềm tự hào và cảm phục
Ra trận (1962-1971) cùng Máu và hoa (1972-1977) là hai tập thơ ra đời
trong thời kỳ cả nước chiến đấu kiên cường, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Cả hai tập thơ khẳng định phẩm chất con người Việt Nam, đồng thời là khúc ca khải hoàn kết thúc cuộc chiến đấu, Bắc Nam một nhà, non sông liền một dải
d/ Các bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Ra trận :
Trang 11Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?
Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm Trong buổi đầu, ta theo Đảng đi lên
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt
Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?
Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!
Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn Trong mơ hồ, trăm tiếng của quê hương
…
a Tác giả: Chế Lan Viên
Trang 12Tiểu sử của tác giả Chế Lan Viên:
- Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, ông sinh ngày 20/10/1920
tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
- Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn có thể xem đây là quê hương thứ hai chủa Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm
hồn của nhà thơ
- Ông bắt đâu làm thơ năm 12, 13 tuổi Năm 17 tuổi với bút danh Chế
Lan viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu Tàn
- Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn đường 9 (
Quảng Trị) ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương
- Sau 1975, ông vào sống tại TP Hồ Chí Minh Ông mất ngày
19/6/1989 tại Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh thọ 68 tuổi b/ Hoàn cảnh sáng tác:
- “Kết nạp Đảng trên quê mẹ” được ông sáng tác năm 1949 Câu chuyện về Đảng, khi được tổ chức giới thiệu đứng trong hàng ngũ những người cộng sản, ông đã từ chối vì một mối băn khoăn mà hơn
30 năm sau ông tâm sự: "Cách mạng làm tôi vui mà cũng làm tôi hơi áy náy Mình đã làm gì để hưởng được cái vui này? Ngỡ như mình dự một bữa tiệc mà không phải tốn công xuống bếp Cách mạng làm tôi vui, nhưng cũng làm tôi lo lắng: "Tôi còn có tự do?
Trang 13Văn học cách mạng có phải là văn học?" Và, "cả nước đi nhanh
mà tôi đi chậm vì đã trót đi xa đi tuốt ra khỏi cuộc đời, về phía tha
ma, về phía siêu hình " Phải sau bao nhiêu năm tham gia công tác kháng chiến, tới tháng 7-1949, Chế Lan Viên được kết nạp Đảng ngay chính trên quê hương mình: "Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời/ Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!/ Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?/ Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm/ Trong buổi đầu, ta theo Đảng đi lên"
c/ Ý nghĩa của “Kết nạp Đảng trên quê mẹ”:
- Nhà thơ đã khái quát lên, làm cho người đọc hiểu được sự gắn kết giữa quê hương (là hình ảnh thu hẹp của đất nước) với Đảng Thời gian tác giả viết bài thơ này, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta còn vô cùng gian khổ, ác liệt, hy sinh Tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng tức là tự nguyện “đứng mũi chịu sào” trước thử thách, hy sinh đó Bởi vậy ngay trong khoảnh khắc thiêng liêng được kết nạp vào Đảng, người đảng viên mới đã thấy những thử thách phía trước và trách nhiệm của mình
4 Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam - Sáng tác: Đỗ Minh
Trang 14a/ Tác giả:
Đỗ Minh sinh năm 1926 tại Hải Hậu (Nam Định), lúc mới 17 tuổi Đỗ Minh đã làm liên lạc cho cách mạng đến khi kháng chiến toàn quốc bùng
nổ, anh lên chiến khu Việt Bắc trong đội ngũ Sư đoàn 308 Đỗ Minh được
cử làm trung đội trưởng, rồi làm đại đội phó
b/ Hoàn cảnh sáng tác:
Ngày 3/3/1951, Đại hội lần thứ 2 của Đảng ta diễn ra, đổi tên từ Đảng Cộng sản thành Đảng Lao động Lúc này, Đỗ Minh đang cùng đơn vị của mình đóng ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), đã viết nên bài ca bất hủ, mang tên “Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam”
Viết xong, ông hát cho anh em bộ đội trong đơn vị nghe Ai cũng khen hay và yêu cầu tác giả dạy cho họ hát Có một chuyện thú vị: Sau khi hát cho đồng đội nghe, rất cầu thị, Đỗ Minh đề nghị mọi người góp ý để sửa lại cho hoàn chỉnh Đồng đội yêu cầu tác giả hát đi hát lại nhiều lần nên mọi người thuộc rất nhanh
Sau đó chỉ một thời gian ngắn, bài hát đã lan truyền rộng rãi trong nhiều đơn vị bộ đội rồi lan ra dân công và nhân dân khắp các vùng kháng chiến Trước hiệu quả rất đặc biệt này, cấp trên chỉ thị cần in ấn, phổ biến rộng rãi và hát trong các hội nghị, các cuộc sinh hoạt văn nghệ Thế là rất tự nhiên, sáng tác này đã trở thành bài hát chính thức của Đảng ta, tức “Đảng ca”
c/ Ý nghĩa bài hát
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bài hát được phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp quân và dân ta Bài hát có sức lay động đến từng chiến sĩ và đồng bào ta Bài hát tạo niềm tin yêu của mọi người đối với Đảng và thúc giục hăng hái chiến đấu trên từng mặt trận tới trận Điện Biên
Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đã dàn dựng bài hát thành tiết mục biểu diễn thường xuyên trong các chương trình nghệ thuật, sau này bài hát còn được dàn hợp xướng Trung Quốc biểu diễn rất hoành tráng
Trang 155 Đảng đã cho ta một mùa xuân
a/ Tác giả: Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Trang 16Năm 1930 Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12/1/1930, quê ở xã Lương
Ngọc, Bình Giang, Hải Dương Thuở nhỏ, ông theo cha - Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong vào Huế Chính ở đây, tâm hồn ấu thơ của Phạm Tuyên đã chìm đắm trong âm thanh nhã nhạc cung đình và học nhạc lý phương Tây ở trường Quốc học
Năm 1949 Năm 1949 ông học tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn,
khóa V, khoá Tồng phản công
Năm 1950-1958 Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân 1954, cán bộ
phụ trách Văn Thế Mỹ tại Khu học xá Trung ương tại Trung Quốc
Năm 1958 - Năm 1994 làm tại Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam
Ông từng là phụ trách âm nhạc, Trưởng đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; Năm 1979-1983 là Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam; Näm 1983-1994 công tác tại Ủy ban PTTH, bộ Văn hóa Thông tin
Trang 17Năm 1995 - Năm 2010 Ông từng là phụ trách âm nhạc, Trưởng đoàn Ca
nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam, Chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội
b/ Hoàn cảnh sáng tác:
Đúng 61 năm trước, tức tròn 30 năm kể từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, trong hào khí cả nước thi đua lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chào mừng mùa xuân mới, nhạc sĩ Phạm Tuyên cho "ra lò" ca khúc "Đảng đã cho ta một mùa xuân" chỉ ba ngày "thai nghén" khi Sở Văn hóa Hà Nội (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) mở đợt sáng tác ca khúc mới trong khí thế mùa xuân Canh Tý - 1960
"Tôi không nghĩ mình sáng tác nhanh đến vậy Bài hát này tôi sáng tác từ trái tim của người nhạc sĩ yêu nước trong niềm hân hoan thành lập Đảng tròn tuổi 30 Ngày thành lập Đảng mùa Xuân Canh Tý 60 năm trước, ca khúc "Đảng đã cho ta một mùa xuân" đã lan tỏa trên các sân khấu khắp Thủ đô Hà Nội Lúc đó, đi đâu cũng nghe âm hưởng ca từ "Đảng đã cho
ta đầy ước vọng, một mùa xuân mới tươi sáng khắp nơi nơi" Là nhạc sĩ, tôi vô cùng tự hào và biết ơn Đảng đã cho tôi những cơ hội để được thỏa niềm đam mê sáng tác", nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ
Khi hỏi về thời gian sáng tác và "độ chín" của nguồn cảm xúc từ trái tim nhạc sĩ để ra đời ca khúc, Phạm Tuyên chia sẻ, ông không mất quá nhiều thời gian để tìm ca từ cho ca khúc này, mà ông chỉ nói lại cảm xúc và niềm tự hào của người dân Việt Nam vui mừng trong ngày thành lập Đảng Nhạc sĩ Phạm Tuyên tâm sự: “Ngày đó tôi là người trẻ, tôi muốn viết ca khúc này như mầm xuân với những giai điệu mượt mà thướt tha và vui tươi chứ không hùng mạnh hành khúc nên để nó ở nhịp 3/4 Thực ra, bản chất của ca khúc này như một lời chúc Tết Xuân Canh Tý của Đảng đến với đồng bào và chiến sĩ cả nước Người thể hiện thành công ca khúc này
là ca sĩ Lê Dung, sau đó đến ca sĩ Thanh Hoa”
c/ Điểm sáng và hình tượng cao đẹp trong ca khúc:
Mỗi người dân Việt Nam đều nhận thức rằng, Đảng đã giúp toàn thể dân tộc ta thoát khỏi ách lao tù, nô dịch để chúng ta có cuộc sống ấm no như