1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS Báo chí - Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Tuyên truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lóp nhân dân là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương cấp tỉnh Đối với tỉnh Lạng Sơn, là một tỉnh biên giới có đông đồng bào các dân tộc cư trú, sinh sống, làm ăn, buôn bán, giao thương với nước bạn nên thực sự đây là địa bàn rất quan trọng không chỉ đối với khu vực Đông Bấc mà còn đối với cả nước Trong nhiều năm qua, Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn rất chú thời lượng, nội dung, phương pháp, hình thức, nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, sức hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả truyên truyền Do đó, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương cần thiết phải có nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, phân tích một cách khách quan, nghiêm túc về vấn đề này từ nhiều phương diện, nhất là chủ thể, đối tượng tuyên truyền, nội dung, hình thức, thời lượng tuyên truyền Nhằm góp phần giải quyết vấn đề quan trọng nhưng phức tạp đó, tác giả chọn vấn đề: “Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn” làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về báo chí, đặc biệt là truyền hình và vai trò tác động, hiệu quả của báo chí Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí, ví dụ như “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang, đã tái bản nhiều lần), “Truyền thông đại chúng và phát triển xã 1 hội” (2008), “Báo chí truyên thông và kinh tê văn hóa xã hội” (2005), “Tác động của những phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam” (2006), bộ sách 9 tập ‘Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) xuất bản, Các sách có đề cập đến chương trình truyền hình phải kể đến cuốn sách “Nghề báo nói” của tác giả Nguyễn Đình Lương, do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin in và phát hành năm 1993; Giáo trình “Báo chí phát thanh” do các tác giả của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Đài TNVN biên soạn (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002); Chuyên luận “Lý luận báo Phát thanh” của tác giả Đức Dũng, do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in và phát hành năm 2003; Tài liệu “Phát thanh-Truyền thanh nông thôn” do Ban Địa phương, Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ, tái bản năm 2005; Giáo trình “Phát thanh trực tiếp” do GS TS Vũ Văn Hiền và PGS.TS Đức Dũng chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị in và phát hành năm 2007; giáo trình “Báo chí Truyền hình” do PGS.TS Dương Xuân Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội in và phát hành năm 2011, cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình"của tác giả Trần Bảo Khánh, “Giáo trình Báo chí truyền hình"và “Các loại hình báo chí truyền thông"của tác giả Dương Xuân Sơn Trong các tác phẩm được dịch sang tiếng Việt có các tác phẩm: “Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh ” của tác giả Lois Baird, Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Austrailia (Tài liệu tham khảo nội bộ Đài Tiếng nói Việt Nam); “Phát thanh truyền thống và phát thanh trực tiếp” của tác giả Carl Defoy đăng trên Nội san Nghiệp vụ phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam, số 2; Chuyên luận “Các thể loại báo chí Phát thanh ” của tác giả người Nga v.v Xmimôp được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004; “Nhà báo hiện đại ” của The Missouri Group, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, năm 2007 2 Các tác giả đã hệ thông các khái niệm chương trình, chương trình truyên hình, phương thức sản xuất chương trình truyền hình với sự phân loại cụ thể và chi tiết Cuốn sách “Tổ chức hoạt động Cơ quan báo chí - thực tiễn và xu hướng phát triển"của tác giả Nguyễn Quang Hòa hay giáo trình “Cồng nghệ sản xuất chương trình truyền hình"của thạc sỹ Phạm Thị Sao Băng - Trường Cao đẳng Truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam), tác giả đã giới thiệu hệ thống về chương trình truyền hình, quy trình sản xuất một chương trình truyền hình, công nghệ sản xuất và phân phối các chương trình truyền hình cùng nhiều nội dung liên quan khác Tác giả Mai Quỳnh Nam trong về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chủng” khái quát sự ra đời, phát triển của truyền thông, truyền thông đại chúng, sự cấp thiết và tính phức tạp trong nghiên cứu truyền thông đại chúng Tác giả Mai Quỳnh Nam đưa ra những hệ thống chỉ tiêu, lấy đó làm cơ sở để phân tích tính hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng, đó là: Hiệu quả vị lợi; Hiệu quả uy tín; Hiệu quả tăng cường quan điểm; Hiệu quả thỏa mãn lợi ích nhận thức; Hiệu quả thẩm mỹ; Hiệu quả thuận tiện Đồng thời, tác giả đưa ra quan điểm: “Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả truyền thông đại chủng là việc công chúng nhớ được nội dung thông điệp 2.2 Các công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí đối với công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước - Lưu Trần Toàn: Báo chí với công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đối mới, tại trang: http://hoinhabaohatinh.org.vn/index.php/chi-tiet-tin-tuc/bao-chi-voi-cong-tac- tuven-truven-pho-bien-duong-loi-chinh-sach-cua-dang-va-nha-nuoc-trong- thoi-ky-doi-moi Tác già cho rằng, Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân Chức năng quan trọng nhât của báo chí là thông tin, tuyên 3 truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các tầng lóp nhân dân để nhân dân cả nước nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, thống nhất thực hiện những chủ trương, chính sách đó, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thông qua việc tuyên truyền, phô biên đường lôi, chính sách, báo chí đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo diễn đàn phản ánh kịp thời những ý kiến sôi động từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước có thêm thông tin nhằm tiếp tục ban hành các quyết sách đúng đắn Bài bào trình bày, phân tích thực trạng báo chí tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thòi kỳ đối mới và những giải pháp chủ yếu để báo chí nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - Thiên Thanh: Tuyên truyền hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên Báo Hà Giang, tại trang: http://baohagiang.vn/xa-hoi/20l806/tuyen- truven-hieu-qua-cac-chi-thi-nghi-quyet-cua-dang-tren-bao-ha-giang-727347/ Bài viết cho rằng, cùng với tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, những nội dung được cụ the hóa trong Bộ công cụ do Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang xây dựng, ban hành đã được Báo Hà Giang tuyên truyền thông qua các bài viết, phản ánh cách làm ở cơ sở và đã tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hiệu quả lãnh chỉ đạo của tố chức cơ sở Đảng và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, sự vào cuộc tích cực trong chuyển tải thông tin của Báo Hà Giang đã góp phần cùng Đảng bộ tỉnh hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, từng bước xây dựng hình ảnh Hà Giang anh dũng, quật cường và đang nỗ lực đổi mới, vươn lên thoát nghèo - Lê Thị Thơm: VOV7 với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” (Khảo sát từ thảng 1/2014 đến tháng 4 3/2014), Luận văn Thạc sĩ Báo chí Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng, những ưu, khuyết điểm trong quá trình tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới” trên Hệ VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền Chương trình Mục tiêu quốc gia Nông thôn mới trên Hệ V0V1 trong thời gian tới Đe có thể đạt được mục tiêu ấy, tác giả đã nêu bật vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đồng thời, nghiên cứu về công tác tuyên truyền Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua các chương trình phát sóng trên Hệ V0V1 Trên cơ sở đó, đề xuất các phương hướng cơ bản, một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền chương trình nông thôn mới trên Hệ V0V1 nói riêng và các chương trình phát thanh nói chung - Trần Thị Thanh Giang: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên báo chí tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Báo chí Luận văn đã khái quát hoạt động tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương của đạo đức Hồ Chí Minh” trên báo chí tỉnh Hưng Yên (từ tháng 2/2007 đến tháng 6/2013); chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên báo chí tỉnh Hưng Yên Luận văn cung cấp một số thông tin, tư liệu và một số vấn đề có tính lý luận về hiệu quả tuyên truyền của báo chí nói chung, báo chí tỉnh Hưng Yên nói riêng về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Từ đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải tuyên truyền hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hô Chí Minh” trên báo chí tỉnh Hưng Yên góp phân thực hiện tốt các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh - Thủy Châu: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng bằng bản lĩnh và trái tim, tại trang: 5 http://www.baotuyenquang.com.vn/chinh-tri/trong-tinh/tuyen- truyen-nghi- quyet-cua-dang-bang-ban-linh-va-trai-tim-101542.html Tác giả khẳng định, sứ mệnh của những người làm báo Đảng là góp phần đưa nghị quyết của Đáng vào cuộc sống, truyền tải kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin đối với xã hội Bằng bản lĩnh dấn thân, sự hiếu biết và trái tim tâm huyết với nghề, từ thực tiễn tác nghiệp ở cơ sở, những người làm báo Tuyên Quang còn phát hiện những cách làm hay, sáng tạo, đưa tiếng nói của người dân đến gần với Đảng, chính quyền - Nguyễn Công Dũng: Để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, tại trang: http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/de-nghi-quyet-cua-dang-di- vao-cuoc-song-487927.html Từ phân tích vai trò, thực trạng, tác giả cho rằng, để tiếp tục nâng cao chất lượng tuyên truyền nghị quyết của Đảng trong tình hình mới, trước mắt, cần đổi mới, nâng cao nâng cao tính định hướng chính trị tư tưởng không những cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của bản báo, mà còn đối với đội ngũ cộng tác viên Các tờ báo cần huy động nhiều hơn nữa các nhà hoạt động chính trị thực tiễn, nhà nghiên cứu lý luận để có nhiều bài viết giải thích sâu sấc, có sức thuyết phục những nội dung chủ yếu trong từng chỉ thị, nghị quyết của Đảng - Nguyễn Tiến Vụ: Bước chuyến mới của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh, tại trang: http://bacninhtv.vn/tin-tuc-n3858/buoc-chuyen-moi- cua- dai-phat-thanh-va-truyen-hinh-bac-ninh.html Tác giả khẳng định: Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện từ và đặc san là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh Đặc biệt, trước sự phát triển của khoa học, công nghệ mà trọng tâm là sự “bùng nổ” của truyền thông đa phương tiện, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh đã chủ động tiếp cận và từng bước thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả mục tiêu này Từ cơ quan báo chí với hai loại hình gồm báo nói, báo hình, đến nay, Đài Phát thanh và Truyền hình 6 Bấc Ninh đã triển khai đủ cả bốn loại hình báo chí, trong đó hai loại hình báo chí mới là trang thông tin điện tử (báo điện tử) và đặc san (báo in) cũng đã có bước chuyển mạnh mẽ Tác giả nhấn mạnh những giải pháp đột phá là: cơ cấu lại nội dung, thời lượng, chất lượng nội dung chương trình; Chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức - Trần Thị Phương Nhung: Nâng cao vai trò của Đài Phát thanh - Truyền hỉnh Thừa Thiên - Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Huế, Tập 3, số 2, 2015, tr 129-139 Bài viết phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để nâng cao vai trò của Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên - Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế - Nguyễn Thế Kỷ: Bảo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng, tại trang: https://vov.vn/xa-hoi/bao-chi-phat-thanh-truyen- hinh- trong-kv-nguyen-so-da-nen-tang-776597.vov Tác giả cho ràng, xu hướng số hoá là không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển hiện nay của thế giới Và báo chí, truyền thông - với tư cách là một ngành nghề luôn tiếp xúc sớm nhất, phản ứng nhanh nhạy nhất với mọi biến động xã hội, đương nhiên, không thể thoát ra ngoài quỹ đạo của sự phát triển này Trong kỷ nguyên số bùng nổ hiện nay, báo chí, phát thanh, truyền hình bắt buộc phải thay đổi nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển Sự thay đổi này bao gồm cả việc thay đổi cách thức quản lý (ở tàm quốc gia cũng như các bộ, ngành, địa phương); áp dụng công nghệ vào quản lý toà soạn; đầu tư cho các nền tảng công nghệ mới ở cơ quan báo đài; ở chính từ cấp cuối cùng là các phóng viên Các phóng viên cũng phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng công nghệ để có thế tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, tin, bài, hình ảnh phải phục vụ tối đa cho mọi nền tảng công nghệ của toà soạn, từ báo giấy, báo điện tử, video 7 cho truyền hình và audio cho phát thanh Nhưng, để trở nên khác biệt, để tiếp tục đứng vững và phát triển trước sự cạnh tranh từ truyền thông xã hội, truyền thông công dân, báo chí, phát thanh, truyền hình chính thống vẫn phải sử dụng nhiều hơn thế mạnh của mình là chất lượng thông tin, đặc biệt trong thời đại mà tin giả “fake news” đang bùng nổ và hoành hành tai quái như hiện nay Tác động của công nghệ, mạng xã hội đối với các cơ quan báo chí và công chúng ngày càng lớn, đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội không nhỏ đối với báo chí và cả xã hội Nhanh nhưng phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính nhân văn, có trách nhiệm cao với xã hội, thể hiện được bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp vẫn là yêu cầu hàng đầu đối với phóng viên, nhà báo trong bất kỳ thời đại nào Qua việc tổng quan các công trình, bài viết có liên quan cho thấy, đến nay chưa có công trình, bài viết nào trực tiếp bàn về vấn đề “Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng Truyền hình Lạng Sơn” Tuy nhiên, từ nhiều góc độ, mục đích nghiên cứu các vấn đề, phạm vi vấn đề khác nhau, đã có nhiều bài viết, công trình bàn về lý luận, thực tiễn báo chí, phát thanh, truyền hình, về vai trò của báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số, kể cả vai trò của báo chí trong tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Những công trình nghiên cứu nói trên là tài liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả trong việc triển khai đề tài này 3 Mục đích nghiên cứu: Từ việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền Nghị quyết của Đảng trên sóng truyên hình Lạng Sơn, từ đó đê xuât giải pháp, khuyến nghị để đài PT - TH Lạng Sơn thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình 4 Đối tượng nghiên cứu: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn 8 5 Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động tuyên truyền nghị quyết của Đảng đối với công chúng địa phương của Đài PT - TH Lạng Sơn trong năm 2018 6 Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng trong việc nghiên cứu các sách, báo, tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận báo chí và lý luận báo phát thanh- truyền hình nhằm hệ thống hóa những vấn đề về lý luận làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu - Phương pháp phân tích thông điệp truyền thông: luận văn khảo sát, đánh giá các chương trình truyền hình có nội dung tuyên truyền về Nghị quyết của Đảng đối với công chúng địa phương của đài PT- TH Lạng Sơn trong năm 2018 - Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: tác giả xây dựng bảng hởi với 11 câu hỏi và điều tra 300 phiếu đối với đối tượng cán bộ cơ sở xã phường, thị trấn ở Lạng Sơn; đồng thời kết hợp phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ xã phường, thị trấn để làm rõ thêm các đánh giá, nhận định, đề xuất 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận báo chí truyền thông, là tài liệu nghiên cứu, tham khảo về những vấn đề có liên quan đến truyền hình và vai trò của đài PT - TH địa phương trong việc tuyên truyên Nghị quyêt của Đảng 9 7.2 Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp những cơ sở dữ liệu xác thực, cụ thể về hoạt động, vai trò của Đài PT- TH Lạng Sơn trong tuyên truyền Nghị quyết của Đảng đối với công chúng địa phương, từ đó có giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp cho các đài PT - TH địa phương nói chung, đài PT - TH Lạng Sơn nói riêng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình - Quá trình thực hiện đề tài cũng là dịp để tác giả bổ sung kiến thức và hiểu biết sâu hơn, tiếp tục đóng góp công sức, tâm huyết của mình trong xây dựng, phát triển sự nghiệp phát thanh- truyền hình và không ngừng đối mới, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của đơn vị tôi đang công tác (Đài PT- TH Lạng Sơn) 8 Kết cấu Luận văn: Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết 10

Ngày đăng: 18/03/2024, 17:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w