Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội
Trang 1NGUYỄN THỊ MAI
PH¸T TRIÓN KINH TÕ T¦ NH¢N TRONG
LÜNH VùC X¢Y DùNG D¢N DôNG ë THµNH PHè Hµ NéI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2NGUYỄN THỊ MAI
PH¸T TRIÓN KINH TÕ T¦ NH¢N TRONG
LÜNH VùC X¢Y DùNG D¢N DôNG ë THµNH PHè Hµ NéI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Mai
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.1 Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài
1.2 Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài
1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những
Chương 2: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ
2.1 Lý luận chung về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng
2.2 Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến
kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở
2.3 Quan niệm về phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực
xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội và kinh
Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH
VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ
3.1 Ưu điểm và hạn chế của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây
3.2 Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt
ra đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 154
Trang 5KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
4.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 1544.2 Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực
xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 167
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
9 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA
10 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE
11 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng cơ sở XDDD của thành phố Hà Nội phân theo
Bảng 3.4 Số lượng lao động của KTTN trong lĩnh vực XDDD
phân theo loại nhà ở thành phố Hà Nội 104Bảng 3.5 Vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các cơ sở KTTN
trong lĩnh vực XDDD thành phố Hà Nội 106Bảng 3.6 Lợi nhuận trước thuế của các cơ sở KTTN trong lĩnh
Bảng 3.7 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các cơ sở
KTTN trong lĩnh vực XDDD thành phố Hà Nội 111Bảng 3.8 Lao động của KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội
114Bảng 3.9 Quy mô lao động và vốn của KTTN ở Thành phố Hà
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phát triển KTTN là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong sự nghiệpđổi mới đất nước Kế thừa các đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng tiếp tụclàm rõ và sâu sắc hơn nhiều vấn đề mới về phát triển kinh tế tư nhân Đại hộilần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân cả về
số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân…”[31] Đây là chủ trương
lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; vừaphát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội,củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới Theo đó, các địa phương, cáccấp, các ngành, các lĩnh vực của nước ta đều quán triệt và thực hiện quan điểmphát triển kinh tế tư nhân của Đảng, trong đó có lĩnh vực xây dựng dân dụng
Phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn liền với những bước chuyển tronglĩnh vực xây dựng, điển hình là xây dựng dân dụng Có thể khẳng định, xâydựng dân dụng là nền tảng cơ sở, động lực quan trọng đối với phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng lênthì yêu cầu về chỗ ở cũng ngày một tăng cao Để đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa người dân, bắt buộc ngành xây dựng dân dụng phải không ngừng phát triển.Quá trình này, đòi hỏi có sự tham gia của mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thànhphần kinh tế, trong đó có vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,quốc phòng, an ninh, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân nói chung
và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nói riêng Những nămqua, Thành phố đã có nhiều chủ trương, biện pháp tạo điều kiện và môitrường thuận lợi để phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD Từ đó, KTTNtrong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựunhư: Thành phố đã tập trung lập quy hoạch; xây dựng hệ thống chính sách
Trang 9thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực XDDD ở Thành phố, số lượng cácloại hình KTTN trong lĩnh vực XDDD ngày càng tăng, chất lượng, hiệuquả hoạt động ngày càng được nâng cao, giải quyết được nhiều việc làmcho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càngtăng Tính đến đến 31/12/2022 thành phố Hà Nội có 7.397 cơ sở KTTN kinhdoanh trong lĩnh vực XDDD, tăng thêm 16,7% so với năm 2020 Cũng trongnăm 2022 số tiền nộp ngân sách là 671 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2021.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, trong lĩnh vực Xây dựng dândụng thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 73.992 lao động Đến năm
2022, số lao động được thu hút vào làm việc trong các loại hình doanh nghiệp tưnhân trong lĩnh vực XDDD là 76.899 lao động, tăng 3,92% so với năm 2021[16]
….Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KTTN tronglĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: Tốc
độ tăng trưởng của KTTN trong lĩnh vực XDDD có xu hướng giảm trong nhữngnăm gần đây, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, việc ứng dụng máy móc, khoahọc công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, năng suất thấp, khả năng cạnhtranh thấp, năng lực quản lý chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận KTTN trong lĩnhvực XDDD còn vi phạm pháp luật, một số công trình còn chậm tiến độ thi công,chất lượng công trình thấp Số liệu khảo sát 2022 của kinh tế tư nhân trong lĩnhvực XDDD ở thành phố Hà Nội cho thấy, nếu xét về quy mô vốn và lao động thìcác cơ sở KTTN trong lĩnh vực XDDD thành phố Hà Nội chủ yếu là doanhnghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm hơn 80% trong tổng số 7.397 doanh nghiệp tư nhân
ở thành phố Hà Nội [16] Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngàycàng sâu rộng của Việt Nam, KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nộiđang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thànhphố Hà Nội phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế của thành phố
Hà Nội theo hướng hiện đại, bền vững, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội củađất nước phát triển
Trang 10Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên
cứu của luận án
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến đề tài luận án, khái quát giá trị của các công trình khoa học đãtổng quan và chỉ rõ những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân, phát triển kinh
tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng dưới góc độ kinh tế chính trị,trong đó tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: KTTN, KTTN trong lĩnhvực XDDD, phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD; đưa ra quan niệm, tiêuchí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong lĩnh vực XDDD
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở một
số địa phương, từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội để phát triển KTTNtrong lĩnh vực XDDD
Ba là, đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân
dụng ở thành phố Hà Nội, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cầngiải quyết từ thực trạng KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội
Bốn là, đề xuất những quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng
Trang 11Về thời gian
Nghiên cứu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thànhphố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022, đề xuất quan điểm,giải pháp đến năm 2030
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các báo cáo của các cơ quan quản lý ở Hà Nội và thực tiễn
hoạt động phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ởmột số địa phương
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: được sử dụng chủ yếu trong
chương 2, 3 của luận án Theo đó, trong chương 2 sử dụng phương pháptrừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và cácyếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ởthành phố Hà Nội; khảo sát kinh nghiệm phát triển KTTN trong lĩnh vực
Trang 12XDDD ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm chothành phố Hà Nội Trong chương 3, phương pháp trừu tượng hóa khoa họcđược sử dụng đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựngdân dụng ở thành phố Hà Nội
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng ở chương 2 và chương 3.
Trong chương 2, thông qua các văn bản, các tài liệu có liên quan đến KTTN, pháttriển KTTN trong lĩnh vực XDDD, tác giả phân tích và tổng hợp để xây dựngkhung lý luận về KTTN và phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố
Hà Nội Trong chương 3, trên cơ sở dữ liệu của Sở xây dựng, của Bộ kế hoạch vàđầu tư, từ Cục thống kê Hà Nội, tác giả đã tiến hành phân tích và tổng hợp đểminh chứng và làm rõ những đánh giá và nhận định được đưa ra trong luận án
Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3
của luận án Từ các số liệu thống kê của Cục Thống kê Hà Nội, tác giả sửdụng phương pháp so sánh để đánh giá các tiêu chí của kinh tế tư nhân tronglĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2022
Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: được sử dụng trong toàn bộ luận
án Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp logic kết hợp lịch sử để tổng quantình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung và tiến trìnhthời gian công bố Trong chương 2, chương 3 và chương 4, sử dụng phương phápnày để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thànhcác luận điểm và minh chứng, luận giải, làm rõ các luận điểm đó
5 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã xây dựng, phân tích, làm rõ quan niệm trung tâm, xác
định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân tronglĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội ở góc độ Kinh tế chính trị
Thứ hai, luận án đã khảo sát, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình
phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố HàNội giai đoạn 2012-2022; xác định nguyên nhân và chỉ ra những mâu thuẫngiải quyết từ thực trạng
Trang 13Thứ ba, đề xuất quan điểm, giải pháp có tính hệ thống khả thi nhằm
phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố HàNội đến năm 2030
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lýluận về KTTN, phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN nóichung và đối với phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nộinói riêng hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảotrong hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ởthành phố Hà Nội và làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứutại các trường đại học, viện nghiên cứu
7 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận; danhmục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân
Ligang Song, Ross Garnaut, Xiaolu Wang (2000), “Private enterprise
in China- Doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc”, China center for economic research [101, tr.134-137] Các tác giả đã tiến hành phân tích về tình hình
kinh tế của Trung Quốc Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung khảo sát
sự phát triển và vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, các vấn đề liên quanđến tài chính, cạnh tranh trên thị trường, tự do thương mại, chính sách thuế,thị trường lao động và kỹ năng quản lý đã được đặt ra và xem xét kỹ lưỡng.Ngoài ra, nhóm tác giả cũng quan tâm đến ảnh hưởng của nó đến các doanhnghiệp tư nhân trong nước
Neil Gregory, Stoyan Tenev, Dileep Wagle (2000), China’s emerging private enterprise - Prospects for the new century (DNTN mới nổi ở Trung
Quốc Viễn cảnh trong thế kỷ mới) [104] Các tác giả đã nghiên cứu sự pháttriển của DNTN Trung Quốc, trong đó tác giả đã chỉ ra những dấu mốc quantrọng cho sự phát triển KTTN, các điều kiện để các hộ cá thể phát triển thànhDNTN; đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại của khu vực KTTN ởTrung quốc như: về địa vị pháp lý, chế độ cho người lao động, tình hình tàichính không rõ ràng, khó khăn trong huy động vốn, ý thức chấp hành pháp luậtkém dẫn đến sự mất lòng tin ở các cấp chính quyền
Asian Development Bank ADB (2003), Private sector assessment people’s republic of China (Đánh giá khu vực tư nhân ở Trung Quốc) của
Ngân hàng phát triển châu Á (2003) [87] Nghiên cứu được tiến hành cho toàn
bộ khu vực KTTN gồm DNTN và hộ cá thể ở Trung Quốc trong 04 giai đoạn:
1978 - 1985, 1986 - 1991, 1991 - 2000, 2001- 2003 Nghiên cứu đã đề cập một
Trang 15số nội dung liên quan tới môi trường vĩ mô, hành lang pháp lý và những yếu tốcản trở sự hoạt động của KTTN
Ross Garnut and Ligang Song (2004), China’s third economic transformation: The rise of the private economy (Sự chuyển đổi thứ ba của
nền kinh tế Trung Quốc: Sự lớn mạnh của KTTN [105] Nghiên cứu đã đềcập đến một số vấn đề liên quan đến kinh tế thị trường và nền kinh tế có sựtham gia của tư nhân như: quá trình thực hiện chính sách tư nhân hóa kết hợpvới việc cải cách doanh nghiệp nhà nước; tác động của đầu tư trực tiếp nướcngoài Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đi vào chi tiết về sự phát triển củacác doanh nghiệp tư nhân ở vùng nông thôn
Schaumburg-Muller, Henrik (2005), “Private-sector development in a transition economy: The case of Vietnam” (Phát triển khu vực tư nhân trong nền kinh tế chuyển đổi: Trường hợp của Việt Nam), Development in Practice [106, tr.78-81] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi
mới vào năm 1986, việc phát triển khu vực kinh doanh tư nhân đã trở thành mộtvấn đề quan trọng được Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam chú trọng Kinh
tế tư nhân đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam,đóng vai trò trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và giảm đói, giảm nghèo Tuynhiên, mặc dù đã có sự tiến bộ, khu vực kinh doanh tư nhân ở Việt Nam vẫnđang đối mặt với thách thức, với quy mô và phạm vi hoạt động còn hạn chế, phảicạnh tranh với các tập đoàn lớn của nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài
Wang, Z(2009), “Jiangsu - Zhejiang model and the nationwidedevelopment of the private sector in China” (Giang Tô - Chiết Giang mô hình
và sự phát triển rộng khắp của khu vực tư nhân ở Trung Quốc), Higher ducation Press and Springer-Verlag [110, tr.292-306] Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, cùng với việc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa ở Trung Quốc,hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanhchóng Cả hai tỉnh này, cùng với Thượng Hải, đã hình thành trung tâm kinh tếquan trọng trong vùng đồng bằng sông Dương Tử Việc phát triển khu vực
Trang 16kinh doanh tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ củakinh tế trong vùng đồng bằng sông Dương Tử, đặc biệt là tạo điều kiện thuậnlợi cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế tư nhân.
Mô hình phát triển khu vực kinh doanh tư nhân tại đồng bằng sông Dương Tử
đã mở rộng ra trên toàn quốc, góp phần mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh
tế toàn quốc và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Delmon, Jeffrey (2009), “Private sector investment in infrastructure:Project finance, projects and risk / - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tư nhân: Tài chính
dự án, các dự án PPP và rủi ro”, Kluwer Law International [93, tr.95-98] Tác
giả trình bày, phân tích và đánh giá từ Ngân hàng Thế giới về các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng Bài viết làm rõ về vai trò của các tổ chức kinh tế tư nhân,kinh tế công và các liên doanh trong các dự án cơ sở hạ tầng Ngoài ra, bài viếttập trung vào việc đề cập đến các rủi ro có thể phát sinh và đưa ra giải pháp đểquản lý những rủi ro của các dự án
Hongliang Zheng và Yang Yang (2009), Chinese private sector development in the past 30 years: retrospect and prospect (phát triển khu
vực tư nhân Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [112].Tác giả đã phân tích sự khác biệt của KTTN, đã được mở cửa so với giaiđoạn trước đó ở Trung Quốc; khẳng định sự tồn tại và phát triển của KTTNhiện nay là hợp pháp, là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế thị trường ởTrung Quốc Vì KTTN có vị trí quan trọng, có lợi cho việc thúc đẩy sảnxuất, kích thích thị trường cạnh tranh, tăng việc làm và đáp ứng các nhu cầucần thiết khác nhau trong đời sống xã hội
Kongphet Phetsavong và Masaru Ichihashi (2012), The Impact of Public and Private Investment on Economic Growth: Evidence from Developing Asian Countries (Tác động của đầu tư công và tư nhân đối với
tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các nước đang phát triển Châu Á),Hiroshima University [98] Bài báo phân tích ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế của khu vực công, FDI và tư nhân trong nước đối với các nước đang phát
Trang 17triển ở Châu Á giai đoạn 1984 - 2009 Kết quả thực nghiệm cho thấy đầu tưcủa tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần tăng trưởngkinh tế Đứng thứ hai là FDI, trong khi khu vực công dường như làm tổn hạiđến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, khu vực công ở các nước đang phát triểncủa Châu Á được đầu tư quá lớn đã làm giảm tác động tích cực của FDI vàđầu tư của tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế.
Christian Reiner và Cornelia Starit (2013), Private sector development and industrial policy: Why, how and for whom? (Phát triển khu vực tư nhân và
chính sách công nghiệp: Tại sao, như thế nào và cho ai?) [90] Nghiên cứu chorằng đã có sự đồng thuận rộng rãi trong nhận thức và thực tiễn về khu vực tưnhân đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Khu vựcKTTN năng động, đổi mới, hiệu quả là động lực của tăng trưởng, tạo việc làm,thu nhập và sự thịnh vượng Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mứcsống, chính phủ các nước đang phát triển cần tạo điều kiện cho KTTN phát triểncông nghiệp Chính phủ nên tập trung vào các chính sách, cải thiện cơ sở hạtầng, đảm bảo quyền sở hữu, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, giảmgánh nặng pháp lý thông qua bãi bỏ quy định và cung cấp ưu đãi thuế hoặc tàichính Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, doanh nghiệp ởcác nước đang phát triển, nhất là DNNVV đối diện với nhiều thách thức khi phảicạnh tranh với các doanh nghiệp ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển
Do đó, chính phủ các nước đang phát triển cần chú trọng lựa chọn phát triển cácngành công nghiệp có lợi thế so sánh của quốc gia, đồng thời, quan tâm và hỗtrợ DNNVV giải quyết khó khăn
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng dân dụng
William B Brueggeman, Jeffrey D Fisher (2005), Real estate finance and investments (Tài chính và đầu tư bất động sản) [116] Nhóm
tác giả đã trình bày những khái niệm pháp lý liên quan đến đầu tư vào bấtđộng sản, đề cập đến các vấn đề tài chính liên quan đến sở hữu tư nhântrong lĩnh vực bất động sản Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đề cập đến các
Trang 18vấn đề tài chính liên quan đến thu nhập từ đầu tư bất động sản, bao gồmviệc giải quyết nợ và khung pháp lý liên quan, đến cấp vốn cho các dự ánbất động sản và các hình thức đầu tư khác nhau, đồng thời tập trung vào
an toàn trong thị trường kinh doanh bất động sản
Loic Chiquier, Michael J Lea (2009), Housing Finance Policy in Emerging Markets (Chính sách tài chính nhà ở tại các thị trường mới nổi) [104].
Nội dung cuốn sách chỉ ra kinh nghiệm từ các thị trường phát triển để giúp cácnhà hoạch định chính sách thiết lập các chính sách tài chính nhà ở một cách hữuhiệu Cuốn sách còn chỉ ra tất cả các khía cạnh quan trọng của tài chính nhà ởnhư phân tích sự tác động của các nhân tố vĩ mô, tự do tài chính, tiết kiệm, đầu
tư, cung - cầu tới các chính sách quản lý nhà đất tại các nền kinh tế phát triểntrên thế giới Cuốn sách cũng đề cập tới các vấn đề liên quan tới chính sách đầu
tư, bảo hiểm đối với thị trường nhà ở để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách
Dean Cira (2011), Vietnam Urbanization Review (Đánh giá đô thị hóa
Việt Nam), World Bank [95] Công trình đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triểnthị trường nhà ở với phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và ổn địnhchính trị, trật tự, an toàn xã hội Phát triển thị trường nhà ở đóng vai trò quantrọng trong xóa đói, giảm nghèo, tăng tiết kiệm và đầu tư, thêm thu nhập từthuê nhà, đảm bảo sức khỏe và hạn chế dịch bệnh
I-Chun Tsai, Chien-Wen Beng (2011), “Bubbles in the Taiwn housingmarket the determinants and effect” (Bong bóng trên thị trường nhà ở Đài
Loan, yếu tố quyết định và ảnh hưởng), Habitat International [99,
tr.379-390] Các tác giả đã nghiên cứu giá nhà ở trên 4 thành phố của Đài Loan,qua đó thấy được sự biến đổi của giá nhà và thu nhập hộ gia đình và tiềnthuê nhà Mối quan hệ của thị trường với tỷ lệ thế chấp, cung tiền, tỷ lệ lạmphát, tốc độ tăng trưởng kinh tế…cũng được phân tích Kết quả cho thấychính sách tiền tệ tác động đến cung nhà ở Đài Loan tạo nên bong bóng nhà
ở Bong bóng nhà ở đẩy giá nhà cao hơn là một gánh nặng đối với công chúng,làm giảm chất lượng cuộc sống của họ
Trang 19Taimur Samad (2015), Viet Nam Affordable Housing (nhà ở cho thuê
giá phải chăng ở Việt Nam), World Bank [113] Trong nghiên cứu này, tácgiả đã chỉ rõ sự cần thiết phải phát triển nhà ở giá rẻ ở Việt Nam Nhà ở giá rẻ
sẽ là công cụ giúp đạt được mục tiêu năng suất và tăng trưởng toàn diện.Cùng với đó nghiên cứu cũng phân tích thực trạng cung cầu về nhà ở giá rẻ ởViệt Nam Tăng dân số sẽ dẫn đến nhu cầu nhà ở hàng năm tăng lên Vì vậy,Việt Nam cần có một số chính sách như: Hỗ trợ tài chính, quản lý và quyhoạch nhà ở, thuế và các biện pháp tạo lập thị trường khác để hỗ trợ cung nhà
Liu, Chang and Xiong, Wei (2018), “China's Real Estate Market” (Thị
trường bất động sản Trung Quốc), National Bureau of Economic Research Working Paper [106, tr.21-27] Tác giả đã chỉ ra rằng, kể từ những năm 1990
thị trường bất động sản Trung Quốc đã trải qua thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ vàkéo dài trên khắp Trung Quốc Sự bùng nổ này đã dẫn đến mối lo ngại đáng
kể trong cả giới học thuật và chính sách rằng giá nhà đất tăng cao có thể pháttriển thành bong bóng nhà đất khổng lồ, cuối cùng có thể vỡ và gây thiệt hạicho hệ thống tài chính và nền kinh tế Trung Quốc Công trình này đã xem xétlịch sử phát triển của thị trường bất động sản Trung Quốc, mô tả sự bùng nổbất động sản và thảo luận về mối liên hệ của nó với các hộ gia đình, chínhquyền địa phương, doanh nghiệp và hệ thống tài chính
Gabriela Dbrunner, Thomas Hartman (2020), Strategic use of land policy instruments for affordable housing - Coping with social challenges under scarce land conditions in Swiss cities (Sử dụng chiến lược các công cụ
chính sách đất đai cho nhà ở thông thường - Đối phó với những thách thức xãhội trong điều kiện đất đai khan hiếm ở các thành phố của Thụy Sĩ) [97].Nhóm tác giả đã nghiên cứu các dự án nhà ở với mật độ dày đặc tại đô thị tạonên thách thức xã hội Do giá thuê nhà tăng sau khi cung nhà ở được nâng caochất lượng trong điều kiện đất đai khan hiếm ở các thành phố, những ngườithuê nhà có thu nhập thấp buộc phải rời bỏ khỏi căn hộ của họ Nghiên cứunày chỉ ra các thành phố thiếu quỹ đất cần phải có chính sách đất đai hiệu
Trang 20quả, với thể chế chính sách minh bạch cùng chiến lược kinh tế thiết thực củachính quyền thành phố để bảo đảm người dân có thể mua nhà Nghiên cứunày giúp các nhà lập kế hoạch, các nhà thực thi, hoạch định chính sách chuẩn
bị cho những thách thức về nhà ở trong tương lai
H Jang, Y Song and K Ahn (2020), “Can government stabilize thehousing market? The evidence from South Korea” (Chính phủ có thể ổn định thị
trường nhà ở - bằng chứng từ Hàn Quốc), Physica A: Statistical Mechanics and its Applications [101, tr.15-23] Nhóm tác giả nghiên cứu hiệu quả của chính
sách của Chính phủ trong việc ổn định thị trường nhà ở Hàn Quốc Nhóm tác giả
đã phân tích giá nhà chung cư từ năm 2012-2019 kết hợp với chính sách hỗ trợnhà ở, đã đi đến kết luận chính sách nhà ở kiềm chế hiệu quả tốc độ tăng nhanhcủa giá nhà, giá nhà ở từng bước cân bằng, ổn định trong dài hạn
1.2 Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế
tư nhân
Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Nội [60].
Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến các kinh nghiệm quốc tế, bao gồm cả NhậtBản, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác ở Châu Á, trong quátrình phát triển kinh tế tư nhân Tác giả đã phân tích quá trình phát triển KTTNtại Việt Nam, đồng thời đưa ra một phân tích về tình hình hiện tại và nhữngthách thức mà phát triển KTTN ở Hà Nội đang đối mặt Đồng thời tác giả cũng
đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của KTTN ở Hà Nội cụthể và ở cả nước nói chung
Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Áng (2004), Kinh tế - xã hội nhân văn trong phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Nội [59] Bài viết đã hệ thống hóa
những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTN ở nước ta, thực trạng phát triểnKTTN ở Hà Nội, những vấn đề đặt ra về kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra giải phápgiải quyết vấn đề trên Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng để khu vực kinh tế tư nhânphát triển mạnh và bền vững, Thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hữu
Trang 21hiệu, như cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin Điều nàynhằm giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp…
Vũ Quốc Tuấn (2006), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
[77] Nghiên cứu đã tiến hành phân tích sâu sắc về cả cơ sở lý luận và thực tiễn,tập trung vào quá trình tìm tòi, thử nghiệm, và tổng kết sự phát triển của nềnkinh tế hàng hóa đa dạng ở Việt Nam, trong đó có KTTN là bộ phận quan trọng.Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã phân tích chi tiết và đánh giá các yếu
tố cơ bản và đặc trưng của KTTN, ảnh hưởng của nó đối với các thành phầnkhác Đồng thời, các tác giả cũng đã tiến hành dự báo xu hướng phát triển củaKTTN và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển củaKTTN trong giai đoạn tiếp tới
Hồ Văn Vĩnh (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế tư nhân ở nước ta”[86, tr.12-16] Tác giả đã chỉ ra rằng những thành
tựu của quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ việc thay đổichính sách và cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc điều chỉnh quan điểm và chínhsách đối với kinh tế tư nhân Điều này đã tạo ra một nền tảng và cơ sở cho việccải tổ cơ chế quản lý kinh tế, thích ứng với cơ chế thị trường và quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Vấn đề quan trọng hiện nay là cần phải đạt được sự thốngnhất trong Đảng, sự hiểu biết rõ ràng trong các đảng viên và sự đồng thuậntrong xã hội Mục tiêu là xây dựng niềm tin và sự yên tâm thực sự trong việcthu hút các nhà đầu tư tư nhân và doanh nhân có tài năng, để họ có thể đầu tưvào kinh doanh với mục tiêu thúc đẩy lợi ích quốc gia và cộng đồng, đồng thờiđảm bảo sự giàu có cho người dân, nâng cao sức mạnh của đất nước và xâydựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
Nguyễn Mậu Quyết (2008), Phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp Việt Nam [61] Tác giả đã thực hiện nghiên cứu về vai trò của
doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp Nghiên cứu này bao gồm việcxác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
tư nhân trong ngành công nghiệp, cũng như đề xuất một số tiêu chí để đánh giá
sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp
Trang 22Chu Thanh Hải (2010), Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ [35] Tác giả đã
tiến hành phân tích và làm rõ lý luận về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thươngmại, đồng thời đưa ra cái nhìn về quản lý Nhà nước đối với phát triển củakinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại Nghiên cứu của tác giả tập trungvào việc đánh giá thực trạng, từ đó xác định phương hướng và giải pháp đổimới quản lý Nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vựcthương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
Lương Minh Cừ - Vũ Văn Thư (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Một số nhận thức về lý luận và thực tiễn [23].
Công trình nghiên cứu đã tập trung vào sự hình thành và phát triển của sở hữu
tư nhân và KTTN tại Việt Nam trong bối cảnh lịch sử của quốc gia Đặc biệt,công trình đã tập trung vào việc nghiên cứu sự phát triển của KTTN kể từ giaiđoạn sau cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986 và cho đến thời điểm hiệntại Trong quá trình nghiên cứu, các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnphát triển KTTN đã được đề cập một cách sâu sắc Điều này bao gồm vấn đề
về vốn đầu tư cần thiết cho phát triển KTTN, việc áp dụng và cải tiến côngnghệ trong hoạt động kinh doanh, mức độ trình độ lao động tham gia vàoKTTN, các loại hình kinh doanh khác nhau có thể phát triển dưới hình thức tưnhân, và xu hướng phát triển dự kiến của KTTN trong tương lai Dựa trênphân tích và nghiên cứu của mình, công trình đã đưa ra các giải pháp để pháttriển KTTN ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế [9] Công trình nghiên cứu đã tiến hành phân
tích và chỉ ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân ởđịa phương Nghiên cứu đã tập trung vào thực trạng phát triển KTTN tại tỉnhBắc Ninh, đồng thời đánh giá các thành tựu đã đạt được, những hạn chế tồntại và nguyên nhân Trong bối cảnh tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu đã xác địnhnhững thành tựu mà KTTN đã đạt được, bao gồm các chỉ số kinh tế, tạo việc
Trang 23làm, cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào phát triển tổng thể củatỉnh Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã phân tích các hạn chế và khó khăn màKTTN đang phải đối mặt như thiếu vốn đầu tư, hạn chế về công nghệ vànguồn nhân lực, cạnh tranh kém cỏi trên thị trường quốc tế, cũng như vướngmắc trong thực hiện các thủ tục hành chính Từ đó, đề xuất những giải phápphát triển KTTN trong hội nhập kinh tế quốc tế
Phan Minh Tuấn (2013), “Phát triển kinh tế tư nhân: Những vấn đềđặt ra”[76, tr.49-52] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia và địa phươngnắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tôn trọng và tạo điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân sẽ có khả năng tận dụng tối đa cáctác động tích cực của KTTN, đồng thời hạn chế và giảm thiểu tác động tiêucực của nó Điều này đặc biệt đúng trong việc cải thiện sức cạnh tranh quốc
tế của khu vực KTTN Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số vấn đề đối vớiKTTN ở Việt Nam nhằm thúc đẩy KTTN phát triển gồm: cần tôn trọng vàbảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật; giải quyết các khó khăncho doanh nghiệp về đất đai, vốn, năng lực khoa học công nghệ, thị trường;đẩy mạnh cải cách hành chính
Huỳnh Huy Hòa và Lê Thị Hồng Cẩm (2014), “Định hướng hình thành
và phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015
-2020” [41, tr.21-27] Nhóm tác giả đã phân tích thực trạng, tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để từ đó
đề xuất các định hướng, kiến nghị nhằm hình thành và phát triển tập đoànKTTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020 Đồng thời,nhóm tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một môitrường thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KTTN phát triển
Vũ Hùng Cường ( 2016), Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản cho phát triển [24] Nghiên cứu đã thực hiện việc xây dựng hệ chỉ tiêu và
tiêu chí để đánh giá vai trò động lực của KTTN đối với sự phát triển củanền kinh tế Nghiên cứu đã thừa nhận những ưu thế mà KTTN mang lại,
Trang 24nhưng cũng đã tiến hành phân tích và nhận diện những yếu tố cơ bản có thểgây trở ngại đối với sự phát triển của KTTN Nghiên cứu đã phản ánh thực
tế rằng yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế là
vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia Trongbối cảnh này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và giải pháp để thúcđẩy khu vực KTTN thực sự trở thành một động lực cho sự phát triển kinh tếcủa Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Đỗ Thế Tùng (2017), “Một số điểm chủ yếu trong lý luận về phát triển
kinh tế tư nhân” [79, tr.9-15] Nghiên cứu đã thực hiện việc luận giải vai trò củakinh tế tư nhân trong tiến trình lịch sử và đồng thời, nêu rõ rằng không nên đốilập trừu tượng chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, bởi vì sự phát triển củacác hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình tự nhiên của lịch sử Nghiên cứu
đã chứng minh sự khác biệt giữa KTTN sản xuất hàng hóa nhỏ và KTTN sảnxuất hàng hóa lớn Nhận thấy rằng việc phát triển các loại hình KTTN yêu cầu
sự can thiệp phù hợp từ Nhà nước thông qua chính sách cung cấp môi trườngpháp lý và kinh tế thích hợp Việc này để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp tư nhân phát triển một cách bền vững và hiệu quả
Phạm Thị Tường Vân và Lê Minh Hương (2017), “Động lực mới chokinh tế tư nhân - xóa mọi định kiến rào cản để kinh tế tư nhân phát triển” [84,tr.55-59] Nhóm tác giả đã nhận diện sự chuyển biến tích cực trong nhận thức
về vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời đã xác nhận rằng KTTN không chỉđóng vai trò động lực mà còn quan trọng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Namcần dựa trên ba trụ cột chính sau: Phát triển khu vực tư nhân; Cải cách thể chế
và môi trường kinh doanh; Khoa học công nghệ và nâng cao năng suất laođộng Vì vậy, triển vọng ổn định và lạc quan của nền kinh tế sẽ tạo dư địa cho
sự phát triển của khu vực KTTN
Nguyễn Phú Thái, Nguyễn Quốc Việt, Hà Mai Linh (2017), “Vai tròđộng lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng”
Trang 25[67, tr.18-22] Nghiên cứu đã làm rõ vai trò quan trọng của kinh tế tư nhântrong quá trình phát triển kinh tế của Đà Nẵng Trong bối cảnh nền kinh tếtoàn cầu hóa, KTTN ở Đà Nẵng đối diện với nhiều cơ hội và thách thức.Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTN trongthành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Nguyễn Hồng Sơn (2018), “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
những rào cản và giải pháp khắc phục” [64, tr.32-36] Nghiên cứu trên cơ sở
đề cập, đánh giá những rào cản phát triển khu vực KTTN đã đưa ra các nhóm giảipháp khắc phục rào cản thúc đẩy phát triển khu vực KTTN: Hoàn thiện lý luận vàthống nhất về nhận thức; Thiết lập nền tảng cơ bản cho khu vực KTTN phát triển;Nhóm giải pháp đối với từng nhóm đối tượng của khu vực KTTN bao gồm nhómdoanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, khu vựcphi chính thức, doanh nghiệp trong nông nghiệp và nông thôn
Phan Thị Huê (2019), Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương [43] Tác giả đã thực hiện một nghiên cứu về kinh tế tư nhân trong
lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương Nghiên cứu này nhằm mục đích làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tồn tại và phát triển của KTTN trong lĩnhvực nông nghiệp của tỉnh Nghiên cứu đã phân tích ưu điểm và hạn chế củaviệc áp dụng KTTN trong nông nghiệp, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp
để phát triển KTTN trong nông nghiệp trong bối cảnh phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng dân dụng
Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Khắc Thanh (2009), Nhà đất cho người có thu nhập thấp ở các đô thị lớn hiện nay, kinh nghiệm Hà Nội [52] Nhóm tác giả
đã nghiên cứu về các nội dung liên quan tới hướng hình thành thị trường nhà ởcho người thu nhập thấp tại các quốc gia trên thế giới Đồng thời, nhóm tác giảcũng đã phân tích sâu sắc thực trạng quản lý và điều hành thị trường nhà ở chongười thu nhập thấp tại Hà Nội, từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp choviệc phát triển thị trường nhà đất theo hướng bền vững
Trang 26Nguyễn Quý Nguyên, Cao Hào Thi (2010), “Các nhân tố ảnhhưởng đến thành quả quản lý dự án - áp dụng cho các dự án xây dựngdân dụng ở Việt Nam” [53, tr.1-8] Tác giả đã cho thấy công nghiệp xây dựngđược đánh giá là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất đối vớinền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, các dự án xây dựng nói chung và các dự ánxây dựng dân dụng nói riêng trong quá trình quản lý đều gặp những trở ngại vàkhó khăn Vì vậy, tác giả đã xây dựng một mô hình xác định những yếu tố ảnhhưởng đến thành quả quản lý dự án và các tiêu chí đánh giá sự thành công của
dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án, đem lại
sự thành công cho các dự án xây dựng ở Việt Nam
Nguyễn Minh Hòa (2012), “Nhà ở xã hội-nhà ở cho người có thunhập thấp” [42, tr.10-14] Tác giả đã phân tích khá sâu sắc nhà ở cho ngườithu nhập thấp là một loại hàng hóa không phải làm từ thiện mà là để bán.Đối tượng mua là người có thu nhập thấp có thể từ lương, tiền làm công, do
đó số tiền kiếm được ít, chỉ đủ trang trải cuộc sống và có tích lũy chút ítnhưng không thể nào mua được nhà nếu không có sự hỗ trợ từ nhiều phíanào đó Loại nhà ở cho người thu nhập thấp thường có giá thấp hơn các loạinhà khác, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng bền vững với những tiêu chuẩnxây dựng cơ bản Tác giả cũng đưa ra giải pháp thiết thực góp phần pháttriển TTNO cho người thu nhập thấp
Hoàng Hữu Phê (2014), Lý thuyết vị thế - chất lượng và chính sách nhà ở: Sự phân khúc của thị trường nhà ở tại Hà Nội và những thách thức phát triển [58] Tác giả đã tiến hành các nghiên cứu mang tính thực chứng và đánh
giá ảnh hưởng theo chiều sâu của thị trường bất động sản, các chính sách nhà
ở và chỉ ra rằng tại Hà Nội tập trung quá nhiều dự án cho phân khúc thịtrường nhà ở cao cấp, trong khi đó đa số người cần nhà lại tập trung ở phânkhúc thị trường trung bình và thấp
Huỳnh Văn Hiệp (2014), “Nghiên cứu và phân tích các nguyên nhânảnh hưởng gây chậm trễ những dự án xây dựng dân dụng tại Trà Vinh”, [39,
Trang 27tr.23-29] Tác giả đã chỉ ra rằng chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng làthường xuyên xảy ra dẫn đến nhiều tổn thất về mặt kinh tế và xã hội Mục tiêucủa nghiên cứu này là xác định các nguyên nhân ảnh hưởng gây chậm trễ dự
án xây dựng để báo cáo cho các bên liên quan khi thực hiện dự án biết nhằmgiảm thiểu việc chậm trễ tiến độ dự án xây dựng Tác giả nghiên cứu, tổnghợp tất cả 70 nguyên nhân được lập thành bảng và gửi đi khảo sát các chuyêngia, kỹ sư, những nhà quản lí có kinh nghiệm lâu năm để lấy ý kiến Tổng hợp
và phân tích cuối cùng xác định được 13 nguyên nhân ảnh hưởng chính gâychậm trễ dự án xây dựng dân dụng ở Trà Vinh
Lê Văn Huy (2015), Phát triển thị trường nhà đất trên địa bàn
Hà Nội [46] Tác giả đã làm rõ những vấn đề về thị trường nhà đất.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTNĐ của một số địa phương vàrút ra bài học cho Hà Nội về TTNĐ Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đánhgiá thực trạng TTNĐ trên địa bàn Hà Nội thời gian qua Trên cơ sởnhững mục tiêu và định hướng phát triển TTNĐ trên địa bàn Hà Nội,luận án đề xuất một số nhóm giải pháp để đạt được mục tiêu, địnhhướng đó trong thời gian đến năm 2030
Phan Văn Hùng (2015), Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam [44] Luận án đã trình bày những lý luận cơ bản
về công nghiệp hỗ trợ Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về pháttriển công nghiệp hỗ trợ XDDD để áp dụng thực tiễn ở Việt Nam Xâydựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển CNHT XDDD ở Việt Nam.Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn củangành CNHT XDDD Việt Nam, tác giả đề xuất những giải pháp để pháttriển CNHT XDDD thời gian tới
Nguyễn Thị Hoài Tiên, Nguyễn Anh Thư (2017), “Phân tích chỉ sốđánh giá năng lực cạnh tranh của nhà thầu thi công xây dựng dân dụng vàcông nghiệp” [69, tr.12-17] Nhóm tác giả đã đánh giá năng lực cạnh tranhcủa các nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng và công bố kết quả xếp hạng nhằm
Trang 28tạo sự minh bạch trong công tác lựa chọn nhà thầu, nâng cao chất lượng cạnhtranh, đấu thầu Nghiên cứu đã xác định các chỉ số đánh giá năng lực cạnhtranh của nhà thầu thi công xây dựng và dân dụng tại Việt Nam thông quaviệc phân tích dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát với các đối tượngđang công tác trog lĩnh vực xây dựng Nhóm tác giả đã đưa ra 25 chỉ số đánhgiá, kết quả này cung cấp thông tin giúp nhà thầu hiểu rõ hơn về các chỉ sốnăng lực cạnh tranh để từ đó cải thiện và phát triển chiến lược cạnh tranh,đem lại hiệu quả cao cho dự án
Chu Thị Hải Ninh (2018), Nghiên cứu công nghệ chế tạo và thi công
bê tông nhẹ chống cháy cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
[57] Luận án đã nghiên cứu và đưa ra cấp phối trong miền tối ưu để chế tạovật liệu mới bê tông nhẹ chống cháy từ nguồn nguyên vật liệu chính sẵn có ởViệt Nam gồm: xi măng pooc lăng hỗn hợp và phế thải tro bay nhiệt điệnCẩm Phả, Phả Lại, có khả năng bảo vệ kết cấu thép và bê tông cốt thép đạtcác yêu cầu đối với vật liệu chống cháy công trình
Phạm Văn Tỉnh, Lê Tuấn Quỳnh, Đặng Văn Thanh, Lê Thị Huệ(2019), “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình tại công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn” [72,tr.22-27] Nhóm tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố tácđộng đến chất lượng công tác quản lý dự án và đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Banquản lý dự án công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn như nâng caonghiệp vụ quản lý dự án và điều hành dự án cho cán bộ, hiệu quả công tácđấu thầu, thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro của dự án và tăng cườnghoàn thiện công tác quản lý thanh quyết toán công trình
Bùi Thị Vân (2019), Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp [85] Tác giả đã luận giải cụ thể về vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng
Trang 29giao thông đường bộ tại Việt Nam Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tíchnhững nguyên tắc và quan điểm lý thuyết về tầm quan trọng của việc kếthợp sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong việc phát triển và cảithiện hạ tầng giao thông đường bộ Dựa trên việc nghiên cứu kinh nghiệmquốc tế từ đó đưa ra các bài học hữu ích cho Việt Nam Đồng thời, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tưnhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam trongthời gian tới
Nguyễn Ngọc Tiệp (2020), Phát triển thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 [71] Tác giả đã khái quát bức tranh thị
trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước hình thành vàphát triển Tuy nhiên, sự phát triển chưa bền vững, số lượng, cơ cấu nhà ởcòn hạn chế, chưa có nhiều mô hình nhà ở phù hợp với nhu cầu sống củadân cư trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập Tác giả đềxuất những giải pháp thiết thực như giải pháp kích cầu nhà ở, phát triểncung sản phẩm nhà ở
Vũ Thị Hậu, Mai Xuân Trọng (2020), “Giải pháp hoàn thiện quản
lý dự án đầu tư xây dựng tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên”[37, tr.56-72] Nhóm tác giả đã đánh giá hiện trạng quản lý dự án đầu tưxây dựng giai đoạn 2016 - 2018, thông qua nghiên cứu điển hình trườnghợp 07 dự án đã và đang triển khai thực hiện do quỹ đầu tư phát triểntỉnh Thái Nguyên là chủ đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy công tácquản lý dự án đầu tư xây dựng của quỹ đầu tư phát triển tỉnh TháiNguyên đã có những thành tựu và hạn chế nhất định trên cả ba phươngdiện: quy trình quản lý, nội dung quản lý và công cụ quản lý Trên cơ sở
đó, nhóm tác giả đã chỉ rõ những hạn chế, tạo tiền đề khoa học để đềxuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại quỹđầu tư phát triển tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
Trang 30Vũ Thị Lan Nhung (2021), Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại
Hà Nội [55] Luận án đã góp phần làm rõ và thống nhất quan niệm về tài
chính nhà ở cũng như chính sách tài chính nhà ở để tăng cường sự tham giacủa các trung gian tài chính trong việc tăng nguồn vốn tiết kiệm dài hạn phục
vụ cho công cuộc phát triển nhà ở của người dân Từ kinh nghiệm một sốnước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tài chính nhà ở và thị trường vốn,luận án nhận định để hoàn thiện chính sách tài chính nhà ở Hà Nội cần phảixây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý và các văn bản liên quan đến thếchấp, phát triển thị trường thế chấp sơ cấp, hoàn thiện hệ thống định giá tàisản… Luận án đã phân tích các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tàichính nhà ở tại Hà Nội Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp để phát triển vàhoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở Hà Nội
Trần Thị Ngọc Anh (2021), Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh hoạt động xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng dân dụng tại Hà Nội [1] Luận án trình bày cơ sở lý luận cơ bản về kế toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệpxây dựng dân dụng ở Hà Nội Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tế, đánhgiá thực trạng tình hình công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng ở Hà Nội,
từ đó nhằm đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán 45doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh hoạt động xây dựng trongcác doanh nghiệp XDDD tại Hà Nội thời gian tới
Nguyễn Hồng Hà, Lâm Phước Chung (2022), “ Hoàn thiện công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” [34,13-19] Nghiên cứunày nhằm quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ ủyban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh, Ban Quản lý dự ánđẩu tư xây dựng tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020; đồng thời, thu thập dữliệu sơ cấp từ 150 cán bộ, chuyên gia, nhà thầu và người dân trong vùng thựchiện dự án Nghiên cứu cũng đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý dự
Trang 31án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời gian qua, từ đó, nhóm tácgiả đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cáccông trình xây dựng tại Trà Vinh trong thời gian tới.
Thạch Huy Hùng, Ngô Đinh Thanh Trúc (2022), “Phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình XDDD sử dụngvốn tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” [45, tr.20-26] Luận
án đã cho thấy năng suất lao động trong ngành xây dựng là một vấn đềquan trọng đang được các nhà quản lý xây dựng quan tâm Mục tiêu củanghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất laođộng công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn tư nhân trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh Dựa vào các nghiên cứu trước đây và ý kiếnchuyên gia, nghiên cứu xác định được 41 nhân tố Bằng cách xếp hạngnhân tố, nghiên cứu xác định được 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnnăng suất lao động bao gồm tai nạn lao động, thông số kỹ thuật bản vẽkhông chính xác, thiết kế phức tạp, chậm trễ trong việc triển khai bản
vẽ thi công, công nhân không hài lòng trong công việc Kết quả củanghiên cứu giúp cho các nhà quản lý xây dựng có cái nhìn cụ thể hơn
về năng suất lao động, để từ đó họ có thể tìm ra những biện pháp phùhợp áp dụng vào dự án mà họ đang tham gia
Nguyễn Chí Khổng (2023), “Tầm quan trọng của ngành xây dựng đốivới sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” [47, tr.24-30] Bàiviết nghiên cứu về tầm quan trọng của ngành xây dựng đối với sự phát triểncủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh các động lực tăngtrưởng đang chịu nhiều tác động không thuận lợi của tình hình kinh tế trong
và ngoài nước Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng để ngành xây dựng ở vùngnày phát triển bền vững, ngày càng có đóng góp quan trọng cho phát triểnkinh tế - xã hội của vùng, cần xem xét nhiều yếu tố về: xây dựng xanh; pháttriển hạ tầng bền vững; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng; cải thiện quyhoạch và quản lý đô thị; thúc đẩy đầu tư công nghệ
Trang 32Nguyễn Trọng Bảy (2023), “Pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vựcxây dựng cơ bản” [4, tr.12-16] Bài viết đã tập trung vào vấn đề phápluật liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng, nhấn mạnh vai tròquan trọng của các quy định này trong quản lý và hướng dẫn các hoạtđộng đấu thầu trong ngành công nghiệp xây dựng Ngoài ra, bài viếtcũng đã trình bày các điểm quan trọng của pháp luật liên quan đến đấuthầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Dựa trên các quy định này, bài viết
đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầutrong lĩnh vực xây dựng
Trần Tuấn Linh (2023), "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp xâydựng -Thách thức và cơ hội” [48, tr.22-28] Tác giả đã phân tích và chothấy chuyển đổi số trong ngành xây dựng bao gồm 2 lĩnh vực là chuyểnđổi số trong quản lý Nhà nước về xây dựng và chuyển đổi số trong cácdoanh nghiệp xây dựng Riêng đối với khối doanh nghiệp, bài toán đi tìm
mô hình, nguồn lực, giải pháp công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhânviên chất lượng cao cũng như cơ chế, chính sách đang đặt ra nhiều tháchthức nhưng đã tạo ra “cú hích” giúp chúng ta nhận thức rõ những giá trị
mà chuyển đổi số mang lại
Nguyễn Lưu Anh Sơn (2023), Các yếu tố tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ trong các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam [65] Tác giả đã làm rõ các
nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng mối quan hệ giữa nhà thầu chính
và nhà thầu phụ trong các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tạiViệt Nam, từ đó chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố đó Đồng thời,tổng hợp kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà thầu phụ trong các
dự án xây dựng, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Đối chiếu kếtquả nghiên cứu và thực trạng bối cảnh các dự án xây dựng tại Việt Nam,
đề xuất các giải pháp cụ thể và các khuyến nghị nhằm nâng cao chấtlượng mối quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ
Trang 331.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
1.3.1 Giá trị các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận áncho thấy các công trình nghiên cứu về KTTN, phát triển KTTN, phát triểnKTTN trong lĩnh vực XDDD được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiêncứu Mặc dù, các công trình nghiên cứu trên có đối tượng, phạm vi, mụcđích và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng mỗi công trình đều cónhững đóng góp nhất định về mặt khoa học làm cơ sở cho luận án, tiếpthu, bổ sung và phát triển Với những công trình khoa học trên đây, có thểkhái quát những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý luận
về KTTN và phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN như: quanniệm về KTTN và phát triển KTTN; nội dung, chỉ tiêu đánh giá Bên cạnh đó, một
số công trình cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của KTTN
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu về KTTN, đã làm rõ vị trí, vai
trò tích cực của KTTN trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tếcủa đất nước Một số công trình đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn,thông qua phân tích đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay cũng như thựctiễn phát triển KTTN, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền KTTN định hướngXHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đã khẳng định tính tất yếu khách quanphát triển KTTN ở nước ta và ở từng địa phương Bên cạnh đó, một số côngtrình đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTN trong một lĩnh vực cụ thể ởmột số địa phương Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu
về phát triển KTTN trong lĩnh vực xây dựng dân dụng một cách có hệ thốngdưới góc độ khoa học kinh tế chính trị
Thứ ba, một số công trình có liên quan đã phân tích, đánh giá thực
trạng của KTTN ở những mức độ khác nhau Trong đó, đã làm rõ những ưu
Trang 34điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế của KTTN trong nềnKTTT định hướng XHCN; đã khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạngphát triển KTTN Đồng thời, một số công trình đã đề xuất những quan điểm,giải pháp phát triển KTTN, huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạomọi điều kiện thuận lợi nhất cho KTTN phát triển Đồng thời kiến nghị, đềxuất về cơ chế, chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước, các cấp nhằmthúc đẩy KTTN phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Đây sẽ là những kiếnthức quan trọng, cung cấp nguồn tư liệu, giúp tác giả luận án có hướng tiếpcận thuận lợi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án.
Thứ tư, một số công trình đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
xây dựng dân dụng dưới nhiều góc độ, từ khái quát đến cụ thể về thị trườngnhà ở, sự phân khúc của thị trường nhà ở, nhà cho người thu nhập thấp, thịtrường đất đai , cách thức và giải pháp huy động nguồn vốn để phát triển thịtrường bất động sản Bên cạnh đó, một số các công trình liên quan đến xâydựng dân dụng như chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà thầu thicông công trình XDDD, các yếu tố tác động đến chất lượng của các nhàthầu trong các công trình XDDD, xác định kết quả kinh doanh hoạt độngxây dựng trong các doanh nghiệp XDDD; phân tích các nguyên nhân ảnhhưởng gây chậm trễ những dự án xây dựng dân dụng; phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất lao động công trình xây dựng dân dụng; đưa
ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về pháttriển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng một cách có hệ thốngdưới góc độ khoa học kinh tế chính trị
Tóm lại, qua tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tàiluận án “Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thànhphố Hà Nội” cho thấy, nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu, giải quyếtđược một số khía cạnh liên quan đến vấn đề KTTN, phát triển KTTN Nhữngnội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cơ sở lý luận và dữ
Trang 35liệu thực tế phục vụ cho nghiên cứu nhiều nội dung của luận án Tuy nhiên,các công trình này có những cách nghiên cứu, tiếp cận khác nhau về cơ sở lýluận và thực tiễn về KTTN, phát triển KTTN trong nền KTTT định hướngXHCN, nhưng đặc biệt chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thốngdưới góc độ kinh tế chính trị về phát triển KTTN trong lĩnh vực xây dựng dândụng, đặt biệt là ở phạm vi thành phố Hà Nội Do đó, đề tài luận án “Pháttriển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội” vừa có ý nghĩa vềmặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, đồng thời không trùng lặp với các công trìnhkhoa học đã công bố gần đây
1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Từ việc khái quát giá trị của các công trình khoa học đã công bố, nghiêncứu sinh xác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về KTTN được bàn luận như thế nào?
Quan niệm KTTN trong lĩnh vực XDDD là gì? Để đánh giá KTTN trong lĩnh
vực XDDD ở thành phố Hà Nội thì cần dựa trên những tiêu chí gì? Có những
yếu tố nào tác động đến KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội?Thành phố Hà Nội cần tham khảo những kinh nghiệm nào về phát triểnKTTN trong lĩnh vực XDDD ở các địa phương để phát triển KTTN trong lĩnhvực XDDD trên địa bàn mình? Để trả lời các câu hỏi đó, luận án phải:
Xây dựng quan niệm về KTTN trong lĩnh vực XDDD; phát triển KTTNtrong lĩnh vực XDDD, xây dựng quan niệm trung tâm: KTTN trong lĩnh vựcXDDD ở thành phố Hà Nội, xác định tiêu chí đánh giá KTTN trong lĩnh vựcXDDD ở thành phố Hà Nội; phân tích làm rõ vai trò và các yếu tố tác độngđến KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở một
số địa phương trong nước từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội để pháttriển KTTN trong lĩnh vực XDDD
Thứ hai, thực trạng KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội
thời gian qua như thế nào? Có những ưu điểm, hạn chế gì? Nguyên nhân
Trang 36khách quan, chủ quan của những ưu điểm, hạn chế đó? Đâu là những mâuthuẫn cần tập trung giải quyết để phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ởthành phố Hà Nội thời gian tới
Để trả lời các câu hỏi trên, luận án phải căn cứ vào nội dung, tiêu chíđánh giá KTTN trong lĩnh vực XDDD đã được xác định trong phần lý luận đểtiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng KTTN trong lĩnh vực XDDD ởthành phố Hà Nội giai đoạn từ 2012 đến 2022; phân tích nguyên nhân củathực trạng, đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để pháttriển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội đến năm 2030
Thứ ba, để phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội
trong thời gian tới cần quán triệt và thực hiện tốt những quan điểm và giải pháp gì?
Để trả lời câu hỏi trên, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp pháttriển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 Việc
đề xuất, phân tích các quan điểm, giải pháp đều dựa trên cơ sở lý luận và thựctiễn đã được khái quát trong luận án, đồng thời dựa vào đường lối, quan điểmcủa Đảng, Chính sách, luật pháp của Nhà nước, việc đề xuất các giải pháp cótính toàn diện, đồng bộ và khả thi nhằm phát triển KTTN trong lĩnh vựcXDDD ở thành phố Hà Nội
Trang 37Kết luận chương 1
Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề luôn được sự quan tâm của các nhàkhoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý Vì vậy đã có nhiều côngtrình, đề tài, bài báo khoa học được nhiều tác giả ngoài nước và trong nước đềcập đến dưới những góc tiếp cận khác nhau Một số công trình phân tíchnhững vấn đề lý luận chung về KTTN, phát triển KTTN như quan niệm, vaitrò, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến KTTN Dưới góc độ tiếp cậnkhác nhau cũng có một số công trình tập trung phân tích đánh giá thực trạng,
từ đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển KTTN trong nền KTTTđịnh hướng XHCN Một số công trình nghiên cứu về phát triển KTTN ở mộtlĩnh vực, ngành nghề cụ thể như KTTN trong nông nghiệp, trong côngnghiệp Một số công trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến xây dựngdân dụng dưới nhiều góc độ như: về nhà ở, thị trường bất động sản, về cáckhía cạnh khác nhau liên quan đến xây dựng dân dụng
Thông qua sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử và phươngpháp phân tích - tổng hợp, luận án hệ thống hóa, khái quát hóa kết quả của cáccông trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; làm rõ giá trị củacác công trình khoa học đã công bố, xác định được các nội dung có thể kế thừa,
có chọn lọc cũng như làm rõ được những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, dưới góc độ kinh tế chính trị thìcho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu làm rõ vấn đềphát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội một cách đầy đủ,
hệ thống Do vậy, đề tài mà nghiên cứu sinh đang triển khai nghiên cứu làmột công trình khoa học độc lập, đảm bảo tính cấp thiết, tính thực tiễn vàkhông trùng lặp với các công trình đã được công bố
Trang 38Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1 Lý luận về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng
2.1.1 Quan niệm và các loại hình của kinh tế tư nhân
2.1.1.1 Quan niệm về kinh tế tư nhân
Trong di sản lý luận của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
đã nghiên cứu rất sâu sắc nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về TLSX và khẳng định
sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở nảy sinh và tồn tại của các hình thức kinh tế tư hữu
C.Mác và Ph.Ănghen chưa đề cập đến khái niệm kinh tế tư nhân màcác ông đi vào nghiên cứu cơ sở kinh tế của các hình thái kinh tế xã hội tronglịch sử Quá trình nghiên cứu đó, các ông thấy rằng cơ sở kinh tế của các hìnhthái kinh tế xã hội chính là vấn đề sở hữu C.Mác đã chỉ ra rằng chính chế độ
tư hữu về TLSX đã đẻ ra tình trạng bóc lột, tuy nhiên việc bóc lột trong mỗichế độ có sự khác nhau Trong quá trình phát triển của các hình thái kinh tế,
xã hội C.Mác cho rằng việc xóa bỏ quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩađược coi là tất yếu khách quan nhưng việc xóa bỏ ấy không phải là phủ địnhsạch trơn mọi quan hệ sở hữu mà là quá trình xóa bỏ sự đối lập gay gắt giữa
tư bản và lao động “…chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năngchiếm hữu những sản phẩm xã hội cả Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ dùng
sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” [49, tr.618] Khi bàn vềkinh tế tư nhân, Ph.Ăngghen khẳng định: “Vậy sản xuất tư bản tư nhân nghĩa
là gì? - Là sản xuất của người kinh doanh riêng biệt; và nền sản xuất ấy há
chẳng ngày càng trở thành một ngoại lệ đó sao? Sản xuất tư bản chủ nghĩa
của những công ty cổ phần đã không còn là một nền sản xuất tư nhân nữa, mà
là một nền sản xuất vì lợi ích của nhiều cổ đông” [2, tr.341] Như vậy, theoPh.Ăngghen kinh tế tư bản tư nhân là một hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩamang tính ngoại lệ ở chỗ, đó là phân biệt chủ thể sở hữu của những nhà tư bảnđối với tư liệu sản xuất
Trang 39Kế thừa những luận điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, sau khi cách mạngtháng 8 thành công, nước Nga Xô Viết bắt tay vào xây dựng CNXH trong bốicảnh có nhiều khó khăn, thách thức, V.I.Lênin cho rằng thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước Nga việc tìm cách ngăn cấm triệt để kinh tế tư nhân là “một sự dạidột và tự sát” Người chỉ rõ “Dại dột, vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy làkhông thể nào thực hiện được; tự sát, vì những đảng nào định thi hành một chínhsách như thế, nhất định sẽ bị phá sản” [56, tr.267] và theo V.I.Lênin điều đó cónghĩa là, trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân cần “ có những thành phần, những bộphận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” [56, tr.248] Nhưvậy, V.I.Lênin đã khẳng định sự cần thiết cần có KTTN trong cơ cấu nền kinh tếquốc dân để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
Vận dụng lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng ViệtNam, sau khi đất nước giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đếncông cuộc kiến thiết đất nước về kinh tế, đặc biệt đối với kinh tế tư nhân
Người nhận định: “Kinh tế tư bản của tư nhân Họ bóc lột công nhân, nhưng
đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế [51, tr.266] Người coi
“những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ Đó
cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà [51, tr.267] Từ đóNgười đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ cách mạng là “Chính phủ cần giúp họphát triển”[51, tr.267]
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về kinh tế tư nhân, nhận thức, tư duy lý luận của Đảng ta về vai trò của kinh
tế tư nhân cũng ngày càng sáng tỏ Từ chỗ ngăn cấm kinh tế tư nhân, khôngcho kinh tế tư nhân tồn tại, Đảng ta đã nhận thấy đó là một sai lầm, khuyếtđiểm nên đã quyết định đổi mới (1986), cho phép và tạo điều kiện để kinh tế
tư nhân tồn tại, phát triển trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sựquản lý của nhà nước Quá trình lãnh đạo phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của kinh tế tư nhân đã được Đảng ta làm
rõ Nếu Đại hội XI Đảng ta coi “kinh tế tư nhân là một động lực” thì Đại XII
Trang 40“Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chủ trương của Đảng ta là “Xóa bỏ mọi ràocản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân”[30]
Nghiên cứu về KTTN, ở nước ta hiện nay có nhiều nhà khoa học, nhiềucông trình khoa học bàn về vấn đề này
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “KTTN là một loại hình kinh tế;dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, có thể là kinh tế tự nhiên hoặc kinh
tế hàng hoá và phát triển cao trong kinh tế tư bản chủ nghĩa Ở Việt Namtrong thời kỳ quá độ, KTTN còn tồn tại lâu dài trong nền kinh tế nhiều thànhphần, được khuyến khích phát triển dưới sự kiểm soát của Nhà nước theođịnh hướng XHCN”[82, tr.599]
Theo Trịnh Thị Hoa Mai cho rằng: "Kinh tế tư nhân là một thuật ngữphản ánh một bộ phận kinh tế của chủ thể trong xã hội, hoạt động dựa trên quyền
sở hữu tư nhân về các điều kiện cơ bản của sản xuất [50, tr.16].
Nguyễn Thanh Tuyền (2006), trong cuốn Sở hữu tư nhân và Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
cho rằng “KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân,trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vìlợi ích trực tiếp của các cá nhân hoặc tập thể cá nhân hoạt động dưới nhữnghình thức khác nhau dù có thuê hay không thuê lao động” [81, tr.24]
Mai Tết và cộng sự (2006), trong cuốn Sự vận động, phát triển của kinh
tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta lại đưa ra quan niệm KTTN với ngoại diên rộng, như: "KTTN là một loại
hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuấtđược đưa vào sản xuất kinh doanh" [66, tr.28]
Như vậy, dù quan niệm có sự khác nhau, nhưng các nhà khoa học đềuthống nhất với nhau bản chất của kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựatrên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Một hình thức tổ chức sản xuất, kinhdoanh có thuộc KTTN hay không là do quan hệ sở hữu tư nhân quyết định Mặc