Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨCKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCTHUYẾT MINHĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNNĂM HỌC 2023-2024DẠY HỌC HÌNH THÀNH SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂUHỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG P
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2023-2024 DẠY HỌC HÌNH THÀNH SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục THANH HÓA, THÁNG 10/2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2023-2024 DẠY HỌC HÌNH THÀNH SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục Trưởng nhóm nhóm nghiên cứu: Lê Thị Hằng Nam, Nữ: Nữ Lớp, khoa: K25C- GDTH Năm thứ: 2 / Số năm đào tạo:4 Ngành học: Giáo dục Tiểu học Người hướng dẫn: Ths Lương Thị Thu Thủy THANH HÓA, THÁNG 10/2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Năm học 2023-2024 1 Tên đề tài: Dạy học hình thành số tự nhiên cho học sinh Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực 2 Cấp dự thi: Cấp khoa 3 Nhóm sinh viên nghiên cứu: -Trưởng nhóm: Lê Thị Hằng Giới tính: Nam / Nữ - Lớp/khóa: K25C Khoa: giáo dục tiểu học - Điện thoại: 0344147770 Email: l3hang03@gmail.com - Thành viên: Trần Hoàng Kim Thư Giới tính: Nam / Nữ - Lớp/khóa: K25C Khoa: giáo dục tiểu học -Điện thoại:0348531044 Email: thuk63322@gmail.com 4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Hồng Đức 5 Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 6 Sự cần thiết của đề tài: Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực và toàn thế giới Những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển năng lực cho người học Thay vì việc đặt trọng tâm vào việc “học sinh sẽ học những gì”, mà cần đặt trọng tâm vào việc “học sinh sẽ học được những gì” Trong khuôn khổ của mô hình giáo dục này, học sinh được đặt vào vị trí chủ động và tự quản trị trong quá trình học tập Ngoài việc mang lại hiệu quả dạy và học về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, việc dạy học phát triển năng lực còn có nhiều ý nghĩa quan trọng tác động đến quá trình phát triển của học sinh như: khơi gợi hứng thú, cá tính của mỗi học sinh, nâng cao khả năng thực hành, phản biện, sáng tạo, rèn luyện tính tự giác trong học tập,… Ngày nay, dạy học ở Tiểu học là dạy theo quan điểm phát triển năng lực của học sinh, chú ý đến rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề Trẻ thì luôn tò mò, ham thích tìm kiếm toán học, tìm hiểu không gian xung quanh Khơi dạy những tiềm năng này sẽ tạo nên hứng thú học toán thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ Bước đầu cần có một số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về phép đếm, về hình thành các số trong phạm vi 100 Cũng như bao môn học khác, toán học là một trong những môn quan trọng để phát triển con người một cách toàn diện, năng động, sáng tạo Chính vì thế việc dạy học hình thành số cho học sinh rất quan trọng và nhóm tôi chọn đề tài “Dạy học hình thành số tự nhiên cho học sinh Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực” 7 Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Trong nước: - “Cách tiếp cận của khái niệm số tự nhiên trong lịch sử và sách giáo khoa lớp 1” (Theo: Dương Hữu Tòng, số 27 năm 2011).Nghiên cứu đã nêu bật được những cách để học sinh tiếp cận khái niêm số tự nhiên Từ đó soi sáng được các cách tiếp cận đối tượng này trong sách giáo khoa toán lớp 1 - “Nghiên cứu sự chuyển đổi sư phạm trong dạy học khái niêm số tự nhiên ở bậc tiểu học” (Theo: Tạp chí khoa học 2009, Trường Đại học Cần Thơ) Thấy được sự khác nhau giữa các cấp độ tri thức Nhờ đó giáo viên có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế các tình huống giảng dạy - “Khái niệm số tự nhiên trong dạy học toán ở Tiểu học” (Theo: Dương Hữu Tòng, 2008) Nguồn gốc, cơ sở lý luận hình thành nên các con số - “ Phương pháp dạy toán ở Tiểu học” (Theo: Vũ Quốc Chung, 2005) Đưa ra được những vấn đề trong dạy học toán ở Tiểu học và có những phương pháp phù hợp đối với mỗi tình huống cũng độ tuổi khác nhau - “ Rèn luyện vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua dạy học khái niệm toán ở Tiểu học” (Theo: Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2014) Tìm hiểu các biện pháp giúp phát triển tư duy của học sinh khi học về khái niệm Toán - “Năng lực và đánh giá” (Hoàng Hòa Bình, tạp chí KH Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh) Những bàn luận về khái niệm năng lực và cấu trúc của năng lực, giúp chúng ta hình dung một chương trình định hướng năng lực cho người học phải là một chương trình chú trọng tổ chức hoạt động cho HS - “Thiết kế kế hoạch bài học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh“ (tạp chí KH Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, số 2 (2020); 222-234) Nghiên cứu đã chỉ ra được những phương pháp và các bước để thiết kế bài học cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực - “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản” (Nguyễn Thu Hà, tạp chí KH ĐH Quốc Gia Hà Nội) Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết của việc dạy theo năng lực, nhằm giúp cho giáo viên có những kế hoạch giảng dạy phù hợp, phát triển năng lực của học sinh Nước ngoài: - “ The origins of the number concept” (Charles J Brainerd (1979), Praeger Publishers.Tìm hiểu nguồn gốc số tự nhiên - Di Leonardo M.V., Marino T., Spagnolo F (1996), The “0” is it an obstacle, Palermo University Nghiên cứu đã cho thấy nguồn gốc, cơ sở để hình thành nên con số 0 8 Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán Từ đó, vận dụng quy trình thiết kế một số kế hoạch bài học hình thành số tự nhiên cho học sinh Tiểu học 9 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán - Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học về số tự nhiên ở Tiểu học 10 Nội dung nghiên cứu: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2 Năng lực 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Một số đặc trưng năng lực 1.2.3 Mô hình cấu trúc năng lực 1.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.3.1 Đặc điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.3.2 Một số quan điểm và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.3.3 So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực 1.4 Số tự nhiên ở Tiểu học 1.4.1 Nguồn gốc hình thành số tự nhiên 1.4.2 Mục đích dạy học số tự nhiên ở Tiểu học 1.4.3 Nội dung dạy học số tự nhiên ở Tiểu học 1.5 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học 1.6 Thực trạng dạy học hình thành số tự nhiên theo định hướng tiếp cận năng lực cho học sinh Tiểu học CHƯƠNG II: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC HÌNH THÀNH SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1 Các nguyên tắc thiết kế kế hoạch bài học môn Toán 2.2 Quy trình thiết kế kế hoạch bài học môn Toán 2.3 Thực hành thiết kế kế hoạch bài học hình thành số tự nhiên cho học sinh Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 11 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu nhập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu về học sinh Tiểu học từ khi bắt đầu tham gia quá trình học tập nhận diện các con số + Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu về tình trạng, kết quả của học sinh Tiểu học sau khi hình thành được những số tự nhiên bằng bảng hỏi có sẵn nội dung - Phương pháp nghiên cứu định tính: + Tóm lược các tài liệu trong và ngoài nước để hình thành tìm ra khung phân tích về vấn đề hình thành số tự nhiên ở Tiểu học + Kết hợp, phân tích, so sánh và lựa chọn các thực trạng hình thành số tự nhiên ở học sinh Tiểu học của các trường hiện nay + Tổng hợp, lựa chọn các cơ sở lý thuyết phù hợp với vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó hệ thống các cơ sở lý thuyết gắn với đề tài - Phương pháp định lượng: + Xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến vấn đề hình thành số tự nhiên ở học sinh Tiểu học 12 Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, ) và tính mới đóng góp mới của đề tài Vấn đề nghiên cứu sử dụng ở lĩnh vực giáo dục Đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng dạy và học kiến thức hình thành số tự nhiên ở học sinh Tiểu học Từ đó thiết kế được kế hoạch dạy học hình thành số tự nhiên cho học sinh Tiểu học Từ đó giúp cho học sinh Tiểu học phát triển năng lực của mình khi học chủ đề này 13 Dự kiến kết quả: Khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài sẽ là tái hiện tài liệu tham khảo giúp các nhà nghiên cứu, sinh viên chuyên ngành giáo dục, người đọc nói chung tìm hiểu được các nội dung: tổng quan về số tự nhiên; cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học 14 Nội dung và tiến độ thực hiện đề tài TT Nội dung đề Kết quả cần đạt Thời gian thực Người thực Ghi chú tài được hiện hiện Bắt đầu Kết thúc 1 Xây dựng và Đề cương được Tháng Tháng Lê Thị Hằng GV hướng bảo vệ đề HĐKH chấp nhận 9/2023 10/2023 và Trần dẫn Ths cương Hoàng Kim Lương Thị Thư Thu Thủy 2 Cơ sở lí luận Năng lực của học 11/202 2/2024 Lê Thị Hằng GV hướng và thực tiễn sinh, nguồn gốc 4 và Trần dẫn Ths hình thành nên các Hoàng Kim Lương Thị con số Thư Thu Thủy 3 Dạy học hình Thiết kế kế hoạch 2/2024 5/2024 Lê Thị Hằng GV hướng thành số tự bài học hình số tự và Trần dẫn Ths nhiên ở Tiểu nhiên cho học sinh Hoàng Kim Lương Thị học theo định Tiểu học theo định Thư Thu Thủy hướng phát hướng phát triển triển năng lực năng lực dạy học 15/5/ Lê Thị Hằng GV hướng 4 Viết báo cáo Toàn bộ nội dung 5/2024 kết quả nghiên cứu 2024 và Trần dẫn Ths Hoàng Kim Lương Thị Thư Thu Thủy 15 Nhu cầu kinh phí để thực hiện đề tài: Ban hành theo Quyết định số 2443/ QD-ĐHHĐ ngày 25/10/2022 của trường ĐHHĐ: 1.000.000 16 Đề xuất các yêu cầu, điều kiện cho thực hiện đề tài: Tạo điều kiện thời gian cho nhóm sinh viên thực hiện tốt đề tài nghiên cứu Thanh Hóa, ngày tháng 10 năm 2023 Ths Lương Thị Thu Thủy Lê Thị Hằng