Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ như một vài quốc gia trên thế giới, và có không ít người dân còn thiếu vốn hiểu biết v
Trang 1Đề tài 4 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo.Ảnh hưởng của tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Phần I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ như một vài quốc gia trên thế giới, và có không ít người dân còn thiếu vốn hiểu biết về tôn giáo nói chung, và họ có thể có cái nhìn sai lệch về tôn giáo, hoặc có những hành động tiêu cực với tôn giáo đó và những người theo tôn giáo đó Chính vì vậy, đây là một đề tài cấp thiết, có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tôn giáo nói chung, giảm thiểu những hành động chia rẽ vì lý do tôn giáo Nghiên cứu về về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo sẽ giúp chúng ta hiểu được rõ hơn bản chất, nguồn gốc và các tính chất của tôn giáo, từ đó chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện, khoa học và sâu sắc hơn
về tôn giáo cũng như hiểu được niềm tin của những người theo đạo xuất phát từ đâu Bên cạnh đó, tìm hiểu về ảnh hưởng của tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở Việt Nam cũng giúp mọi người nhìn nhận tôn giáo trong bối cảnh đời sống thực tế và tôn trọng các tôn giáo khác nhau
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp các kiến thức về vấn đề tôn giáo để nâng cao hiểu biết về bản chất, nguồn gốc và tính chất tôn giáo, đồng thời giúp mọi người nhận ra tôn giáo là một yếu tố quen thuộc trong cuộc sống, với
những ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Để đạt được mục đích này, cần phải phân tích lý luận chung về vấn đề tôn giáo, nguyên tắc giải quyết vấn
đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH, và thực trạng tôn giáo và tín
ngưỡng ở Việt Nam
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng tại Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này có có sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn
đề tôn giáo Đề tài này sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
và hệ thống hóa
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài này cung cấp một cái nhìn toàn diện và khoa học về tôn giáo, từ đó giúp cho việc xem xét các vấn đề liên quan tới tôn giáo được thực hiện hiệu quả hơn, rõ ràng hơn
Về mặt thực tiễn, đề tài này cung cấp những hiểu biết thiết thực về tôn giáo, tín ngưỡng, về ảnh hưởng của tôn giáo và tín ngưỡng tới đời sống con người, cụ thể
là ở Việt Nam, từ đó có thể hiểu và tôn trọng các tôn giáo nói chung và những người theo tôn giáo
Phần II NỘI DUNG
1 Lý luận
1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
Trước khi tìm hiểu về lý luận về các vấn đề liên quan tới tôn giáo, chúng ta cần nắm được khái niệm về tôn giáo, bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1 Bản chất của tôn giáo
Trang 3“Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin
đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng
xã hội tôn giáo khác nhau.”
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, vậy nên rất khó để định nghĩa được tôn giáo Nhưng dựa vào định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng tôn giáo bao gồm niềm tin mãnh liệt vào một thần linh hoặc đấng tối cao nào đó, và niềm tin này có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau (ví dụ như tuyên truyền giáo lý,
lễ nghi của tôn giáo, thực hiện những nghi lễ bày tỏ sự tôn trọng với thế lực siêu nhiên mà tôn giáo đó tôn thờ, ) Ngoài ra, một tôn giáo còn “có hệ thống các cơ
sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo”
Ví dụ: Phật giáo thờ Phật …
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, “tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan”, và qua đó, các lực lượng tự nhiên trở thành những thế lực siêu nhiên Ngoài ra, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng tôn giáo là sáng tạo của con người, và nó xuất phát từ đời sống thực tế, từ các hoạt động sản xuất và kinh tế của con người, phản ánh những khát vọng và ước nguyện của con người Tuy nhiên, con người tạo ra tôn giáo nhưng rồi lại “bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện”
2 Nguồn gốc của tôn giáo
Khái quát về nguồn gốc, tôn giáo có ba nguồn gốc: tự nhiên và kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý
Trang 4Con người trước kia có nhu cầu cải thiện cuộc sống, việc này bắt nguồn từ việc cải tạo tự nhiên; nhưng vì công cụ sản xuất chưa phát triển, con người gặp nhiều khó khăn và cảm thấy bất lực trước thiên nhiên kỳ vĩ, rộng lớn, bí ẩn và những hiện tượng tự nhiên khác Vậy nên tôn giáo xuất hiện - khi con người nhân cách hóa tự nhiên và cho rằng thiên nhiên có những quyền năng mạnh mẽ, và bắt đầu
có những nghi lễ thờ cúng để cầu cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi, che chở và giúp đỡ con người Khi xã hội bắt đầu phân hóa giai cấp và có hiện tượng giai cấp nắm quyền áp bức các giai cấp khác, con người bị đẩy vào trạng thái lo sợ, và tôn giáo lúc này trở thành một chỗ dựa tinh thần cho họ - họ
“trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế” Quan điểm của Leenin về vấn đề này là như sau: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những phép màu”
Về mặt nhận thức, khi con người chưa đủ hiểu biết để lý giải các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế - xã hội, thì tôn giáo ra đời và phát triển vì nó giúp con người giải thích những điều mà con người chưa nhận thức được Về tâm lý, tôn giáo là chỗ chở che con người khi có những cảm xúc tiêu cực (bất lực, sợ hãi, như đã nêu ở trên), thậm chí là cả những cảm xúc tích cực (như hạnh phúc, biết ơn, )
3 Tính chất của tôn giáo
Tôn giáo có tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị
Trang 5Nói tôn giáo có tính lịch sử là vì nó vận động cùng với sự biến đổi của chính trị, kinh tế, xã hội - tôn giáo có thể thay đổi do những tác động của chính trị, kinh
tế, xã hội, thậm chí tôn giáo còn bị “chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ giáo phái khác nhau”
Nói tôn giáo có tính quần chúng vì trên thế giới, có rất nhiều người theo những tôn giáo khác nhau, vì tôn giáo là nơi “sinh hoạt văn hóa, tinh thần” của người theo đạo Hơn nữa, tôn giáo cũng thể hiện ước mơ của con người về một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng, không còn những bất công và áp bức - vậy nên những người ủng hộ tôn giáo không chỉ đông mà còn thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau
Nói tôn giáo có tính chính trị vì nó “phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc”, và vì nó đã bị
sử dụng với mục đích tiêu cực như dùng để chèn ép các giai cấp bị áp bức 1.2 Lý luận chung về vấn đề tôn giáo
C.Mác đã từng viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
Từ đây ta có thể thấy rằng, tôn giáo mặc dù chỉ là sự phản ánh hư ảo của hiện thực khánh quan, nhưng tôn giáo là thứ che chở con người - con người vì bất lực trước tự nhiên, vì lo sợ sự áp bức bóc lột của giai cấp cầm quyền nên mới tạo ra tôn giáo, vì cuộc sống mệt mỏi và u ám, nên mới tìm tới tôn giáo, tìm tới những thế lực siêu nhiên với sức mạnh bí ẩn, để bớt đi cảm giác bất lực, để có thêm niềm tin và hy vọng Tôn giáo bắt nguồn từ đời sống của con người, con người tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, vậy nên sự tồn tại của tôn giáo là tất yếu và khách quan
Trang 6Chính vì tôn giáo bắt nguồn từ hiện thực nhiều bất công, áp bức, từ cuộc sống chưa phát triển và trở thành chỗ nương tựa của con người, tôn giáo không phải
là đối tượng mà chúng ta cần đấu tranh để loại bỏ “Trên lập trường duy vật lịch
sử, chủ nghĩa Mác - Lênin đã kịch liệt phản đối những hành vi cực đoan, tấn công trực diện vào tôn giáo một cách thô bạo.” Vậy nên đối tượng đấu tranh của Chủ nghĩa Xã hội không phải là tôn giáo, mà là cái hiện thực đã khiến cho con người tạo ra tôn giáo Bên cạnh đó, cũng cần phải đấu tranh với chống lại những đối tượng có hành vi lợi dụng tôn giáo vào mục đích xấu, gây chia rẽ cộng đồng, gây bất ổn cho đời sống
“Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, thật sai lầm nếu cho rằng sẽ đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục hay mệnh lệnh hành chính”.Muốn khắc phục, xóa bỏ những mặt tiêu cực của tôn giáo, thì không thể chỉ áp dụng việc tuyên truyền và giáo dục - bởi như đã đề cập ở trên, tôn giáo bắt nguồn từ hiện thực, nó phản ánh những thời kỳ lịch sử nhất định cũng như các điều kiện kinh tế - chính trị trong từng thời kỳ Chúng ta phải bắt đầu từ việc cải thiện hiện thực, cải thiện chất lượng đời sống của nhân dân, từ đó mới
có thể giảm những tác động xấu của tôn giáo lên đời sống con người
1.3 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Có bốn nguyên tắc giải quyết các vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Nguyên tắc đầu tiên là, khi giải quyết các vấn đề về tôn giáo cần có quan điểm lịch sử cụ thể Sự vận động của tôn giáo phụ thuộc vào sự vận động của lịch sử, kinh tế và xã hội, như đã nêu ở phần 3 Tính chất trong mục 2.1.1 Tôn giáo
Trang 7không đứng yên - nó cũng vận động và biến đổi theo từng giai đoạn Vậy nên khi đánh giá những vấn đề về tôn giáo, phải xác định rõ quan điểm lịch sử, mới
có thể đưa ra những giải pháp phù hợp
Nguyên tắc thứ hai là, cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Người dân có quyền tự do chọn việc mình theo đạo và đổi đạo, hoặc không theo đạo - và không ai có quyền can thiệp vào quyết định này “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa” - vậy nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân cũng như các hoạt động tôn giáo, hệ thống cơ sở thờ tự,
Nguyên tắc thứ ba giống như C Mác đã chỉ ra: “nhiệm vụ của lịch sử, sau khi thế giới bên kia của chân lý đã mất đi, là xác lập chân lý của thế giới bên này… Như vậy, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị” Tức là muốn giải quyết ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo thì trước hết cần thay đổi xã hội, loại bỏ những mặt tiêu cực khiến con người phải chịu khổ sở và tìm tới tôn giáo Đây là một nhiệm vụ nhiều khó khăn và thử thách - đòi hỏi cải tạo xã hội, xây dựng xã hội phát triển, với đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển của con người
Nguyên tắc cuối cùng cần lưu tâm trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo là cần “phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo” Bởi vì khi mới xuất hiện thì tôn giáo biểu hiện chủ yếu qua tư tưởng và niềm tin của con người, nhưng tôn giáo đã xuất hiện các đặc điểm chính trị vì xã hội phân hóa giai cấp Phân biệt và làm rõ hai mặt này sẽ giúp cho việc xử lý các vấn đề về tôn giáo tránh được “khuynh hướng cực đoan”
Trang 82 Liên hệ thực tế
2.1 Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Trước hết, Đảng và Nhà nước tin rằng tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, và đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới Hai quan điểm này được nêu ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị ngày
16/10/1990 "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” Đặt trong
bối cảnh lúc bấy giờ, khi vẫn còn cách nhìn nhận chủ quan với các vấn đề về tôn giáo, thì những luận điểm này đã tạo ra “sự đột phá nhận thức”, và từ đây người dân đã có cái nhìn tích cực hơn về tôn giáo và những người theo đạo nói chung
Nghị quyết số 24 nêu trên ngoài ra còn đề cập tới công tác tôn giáo như sau: công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa cảnh giác kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng,
nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị Công tác tôn giáo không chỉ bị giới hạn trong tôn giáo và những người theo đạo - công tác tôn giáo gắn liền với nhiều mặt của đời sống và xã hội, cũng như nhiều đối tượng khác nhau Toàn bộ hệ thống chính trị có nhiệm vụ thực hiện tốt công tác tôn giáo và hạn chế, chống lại những đối tượng có ý định và đang lợi dụng tôn giáo, các hoạt động tôn giáo với mục đích xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống nhân dân và bất ổn chính trị Trong công tác tôn giáo thì cốt lõi là công tác vận động quần chúng vì điều này giúp các người dân, đặc biệt là những đồng bào tôn giáo, hiểu được nghĩa vụ của mình với tư cách là một công dân, hiểu được
Trang 9chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó có ý thức tuân thủ và thực hiện vai trò của mình, làm một công dân có ích
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 25 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đã nêu rõ rằng "Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung", từ đây ta thấy rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước Đây là sự khẳng định vai trò đồng hành của tôn giáo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Nghị quyết 25 ngoài ra còn chỉ ra rằng cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị trong truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
“Đoàn kết đồng bào các tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên”
Ngoài những quan điểm và chính sách nêu trên, Đảng còn nêu rõ các quan điểm
về việc theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo phải thực hiện theo đúng Hiến pháp và pháp luật, không được phép lợi dụng tôn giáo và các hoạt động tôn giáo tuyên truyền tà đạo hay mê tín dị đoan, đồng thời không được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
2.2 Thực trạng tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam hiện nay
2.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia với nhiều tôn giáo khác nhau, một tôn giáo rất phổ biến chính là Phật giáo - hiện nay tại Việt Nam có “hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 Học viện Phật giáo, 09 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp…”
Phật giáo đã xuất hiện ở Việt Nam nhiều thế kỉ, vậy nên chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định lên đời sống của con người Những giáo lý Phật giáo khuyên răn mọi người sống với cái tâm trong sạch, sống lương thiện, không làm
Trang 10điều ác, bởi vì theo giáo lý Phật giáo, có tồn tại kiếp luân hồi - nếu con người làm việc ác thì chắc chắn sẽ phải chịu quả báo, kiếp sau phải sống một kiếp sống đau khổ, đọa đày, Không chỉ khuyên mọi người sống hướng thiện, Phật giáo cũng định hướng mọi người sống tình cảm, hiếu nghĩa với cha mẹ, với người làm thầy; khuyên mọi người loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như ghen tuông, đố kỵ, thay vào đó sống chan hòa, giữ cho tâm hồn thanh tịnh và tâm trí được an yên Bởi vì những giá trị đạo đức mà Phật giáo truyền tải rất gần gũi với các truyền thống của người Việt Nam như sống hiếu thảo với bậc sinh thành
để đền đáp công ơn của họ, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Lá lành đùm lá rách”, vậy nên tư tưởng Phật giáo cũng được đón nhận và tiếp thu rộng rãi
Không chỉ có ảnh hưởng về mặt tư tưởng và đạo đức, giúp định hướng con người sống đẹp và thanh cao, Phật giáo còn có những ảnh hưởng tới thói quen
và nếp sống ở Việt Nam Dễ thấy mỗi dịp lễ Tết, rất nhiều người, dù theo đạo hay không theo đạo, thường tìm tới các chùa để cầu mong cho bản thân, gia đình được hạnh phúc, được che chở, gặp nhiều thành công hoặc may mắn, Điều đó chứng tỏ người dân có niềm tin sâu sắc và bền vững vào Phật, vào giáo
lý Phật giáo cũng như những giá trị đạo đức của các giáo lý ấy Và hiện nay, có khá nhiều phụ huynh cho con em mình tới chùa và tham gia vào các khóa tu mùa hè, để con học được các thói quen lành mạnh và khoa học (ví dụ như dậy sớm, sinh hoạt đúng giờ, ăn uống thanh đạm, ), để con được tiếp thu những giá trị đạo đức cao đẹp, phát triển bản thân
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng Phật giáo cũng góp phần xây dựng nên bản sắc dân tộc, giúp quảng bá hình ảnh đất nước Hình ảnh ngôi chùa từ lâu đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, nó xuất hiện trong những câu thơ mà ta được thuộc từ thời học sinh, và hiện nay, với những công trình kiến trúc nhà chùa được tu bổ, với hình ảnh vượt ra ngoài Việt Nam, cũng là cách mà những người bạn quốc tế có thể biết tới và muốn thăm đất nước ta hơn