HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ I – MÔN VẬT LÍ 10 A Nội dung ôn tập 1 Mở đầu - Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí - Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau - Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí - Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí - Nêu được một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng vật lí và cách khắc phục chúng - Nêu được các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí 2 Động học - Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được độ dịch chuyển - Nêu được công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được tốc độ theo một phương - Nêu được công thức tính và định nghĩa được vận tốc - Công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được tốc độ theo một phương - So sánh được quãng đường đi được và độ dịch chuyển - Dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương và độ dịch chuyển, rút ra được công thức tính và định nghĩa được vận tốc - Dựa trên số liệu cho trước vẽ được đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng - Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp - Vận dụng được công thức tính tốc độ, vận tốc - Mô tả được một vài phương pháp đo tốc độ thông dụng và đánh giá được ưu, nhược điểm của chúng - Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án đo được tốc độ bằng dụng cụ thực hành - Nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc - Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều - Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc không đổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương này - Vận dụng đồ thị vận tốc - thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản - Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều - Trên cơ sở bảng số liệu thu được từ thực nghiệm, lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc - Dựa trên số liệu cho trước, vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng - Rơi tự do: khái niệm, các công thức, vận dụng các công thức để giải bài toán vật rơi tự do - Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành B Ví dụ minh họa Câu 1 Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí A Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp giai cấp trong xã B Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau C Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn D Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khí kết hợp với nhau Câu 2 Năm 1600, sự kiện nổi bật vật lí nào được diễn ra? A Newton công bố các nguyên lí Toán học của triết học tự nhiên B Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa C Faraday tìm tìm ra hiện tượng cảm ứng diện từ D Juole tìm ra nhiệt động lực học Câu 3 Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai? A Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn B Nghiên cứu về nhiệt động lực học C Nghiên cứu về cảm ứng điện từ D Nghiên cứu về thuyết tương đối Câu 4 Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất? A Nghiên cứu về thuyết tương đối B Nghiên cứu về cảm ứng điện từ C Nghiên cứu về nhiệt động lực học D Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn Câu 5 Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí? A Phương pháp thực nghiệm B Phương pháp thống kê C Phương pháp quan sát và suy luận D Phương pháp mô hình Câu 6 Quá trình nào sau đây là quá trình phát triển của Vật lí? A Tiền vật lí → Vật lí trung đại → Vật lí hiện đại B Vật lí cổ điển → Vật lí trung đại → Vật lí hiện đại C Tiền vật lí → Vật lí cổ đại → Vật lí hiện đại D Tiền vật lí → Vật lí cổ điển → Vật lí trung đại Câu 7 Khi phát hiện người bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên? Vật Lý, Mã đề: 575, 22/10/2023 Trang 1 / 6 A Gọi cấp cứu B Gọi người đến sơ cứu C Đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện D Ngắt nguồn điện Câu 8 Chọn hành động không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành A Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang B Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất C Thu dọn phòng thực hành, rửa sạch tay sau khi đã thực hành xong D Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn Câu 9 Cách sử dụng nào tiết kiệm điên năng? A cho quạt chạy khi mọi người đi khỏi nhà B sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết C bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm D sử dụng đèn công suất 100W Câu 10 Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được A tách người bị giật ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện B ngắt nguồn điện C chạy đi gọi người tới cứu chữa D dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện Câu 11 Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí? A Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện B Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm C Tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao D Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng Câu 12 Chọn câu sai về nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí A Nguy cơ gây tật cận thị ở mắt B Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện C Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành D Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng Câu 13 Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được giá trị trung bình của A là A Sai số tuyệt đối của phép đo là A Cách viết kết quả đúng khi đo đại lượng A là A A A A A A A C A A A D A A A B 2 Câu 14 Sai số phép đo phân thành mấy loại? A 2 B 1 C 4 D 3 Câu 15 Sai số tỉ đối của phép đo là A tỉ số giữa sai ngẫu nhiên và sai số hệ thống B tỉ số giữa sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối C tỉ số giữa sai số tuyệt đối và sai số ngẫu nhiên D tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo Câu 16 Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là A dụng cụ đo trực tiếp B phép đo trực tiếp C phép đo gián tiếp D giá trị trung bình Câu 17 Công thức tính sai số tuyệt đối của phép đo A A1 A2 An B A A Adc A A 100% A A1 A2 An A n C A D n Câu 18 Chọn câu đúng về ghi kết quả phép đo và sai số phép đo A A A A B A A A C A A A D A A A Câu 19 Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245m Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất Kết quả đo được viết: A d = (1,245 ± 0,001) m B d = (1,245 ± 0,0005) m C d = (1245 ± 3) mm D d = (1245 ± 2) mm Câu 20 Độ dịch chuyển là A Đại lượng cho biết độ dài của vật B Đại lượng cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật C Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật D Là đại lượng vô hướng Câu 21 Em hãy chọn câu sai? A Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật B Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau C Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau D Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau Vật Lý, Mã đề: 575, 22/10/2023 Trang 2 / 6 Câu 22 Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ) Cả hai đều về đích cùng một lúc Hãy chọn kết luận sai A Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người thứ nhất bằng nhau B Độ dịch chuyển của người thứ nhất là 5,7 km, hướng 450 Đông – Bắc C Độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau D Người thứ nhất đi được quãng đường 8 km Câu 23 Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ) Quãng đường và độ dịch chuyển của vật tương ứng bằng A 8m; -8m B 2m; 2m C 8m; -2m D 2m; -2m Câu 24 Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu? A 3km B 0km C 2km D 4km Câu 25 Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây của quãng đường đi được? A Có đơn vị đo là mét B Là đại lượng vectơ C Cho biết hướng chuyển động D Có thể có độ lớn bằng 0 Câu 26 Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời: A Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình B Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định C Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động D Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường Câu 27 Khi vật chuyển động có độ dịch chuyển d⃗ trong khoảng thời gian t Vận tốc của vật được tính bằng A ⃗v= t ⃗d B ⃗v= ⃗d C ⃗v =d⃗ +t D ⃗v =d⃗.t t Câu 28 Đâu không phải là đặc điểm của vecto vận tốc? Vecto vận tốc có: A Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của vận tốc B Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của tốc độ C Gốc nằm trên vật chuyển động D Hướng là hướng của độ dịch chuyển Câu 29 Chọn đáp án đúng A Tốc độ trung bình là một đại lượng có hướng B Tốc độ tức thời là một đại lượng có hướng C Vận tốc trung bình là một đại lượng vô hướng D Vận tốc trung bình là một đại lượng có hướng Câu 30 Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mất 0,25 h, sau đó trở về nhà trong thời gian 0,2 h Hai địa điểm cách nhau 9 km Coi quỹ đạo đi được là đường thẳng Tốc độ trung bình của người đó là A 40 km/h B 20 km/h C 40 m/s D 40,5 km/h Câu 31 Một vận động viên chạy cự li 600m mất 74,75s Hỏi vận động viên đó có tốc độ trung bình là bao nhiêu? A 11,03 m/s B 8,03 m/s C 10,03 m/s D 9,03 m/s Câu 32 Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2 Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là: v A tb= d1−d2 t 1+ t2 [ ] vtb= 1 d1 2 t + d2 t 2 v C tb= d1+ d2 t 2−t1 v D tb= d2−d1 t 2−t1 B Câu 33 Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động? A Có phương xác định B Có đơn vị là km/h C Không thể có độ lớn bằng 0 D Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động Câu 34 Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số để xác định thời gian chuyển động của vật từ A đến B ta điều chỉnh núm xoay về MODE nào sau đây? D MODE A ↔ B A MODE A B MODE A + B C MODE B Vật Lý, Mã đề: 575, 22/10/2023 Trang 3 / 6 Câu 35 Ưu điểm khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là A Thiết bị nhỏ, gọn B Tuổi thọ cao C Chi phí thấp D Kết quả có độ chính xác cao Câu 36 Chọn đáp án đúng A Ta chỉ có thể đo thời gian chuyển động của vật bằng đồng hồ đo thời gian hiện số B khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện nhược điểm là đo không chính xác C khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện ưu điểm là đo chính xác nhưng nhược điểm là thiết bị cồng kềnh D Ta chỉ có thể đo thời gian chuyển động của vật bằng đồng hồ bấm giây Câu 37 Chon câu trả lời đúng? Để đo được tốc độ chuyển động của vật bằng dụng cụ thực hành thì ta cần đo: A Đường kính của vật B Thời gian di chuyển của vật C Độ dịch chuyển của vật D Chu vi của vật Câu 38 Trong giờ thực hành đo tốc độ của vật chuyển động, đồng hồ nào là dụng cụ cần thiết nhất? A đồng hồ vạn năng, độ chia nhỏ nhất 0,001 s B đồng hồ đo thời gian hiện số, độ chia nhỏ nhất 0,001 s C đồng hồ treo tường, độ chia nhỏ nhất 1 s D đồng hồ đeo tay, độ chia nhỏ nhất 1 s Câu 39 Thả một viên bi chuyển động đi qua cổng quang điện trên máng nhôm Làm thế nào để xác định được tốc độ trung bình của viên bi khi đi qua cổng quang điện E hoặc F A Đo đường kính viên bi Đặt đồng hồ ở chế độ A hoặc B để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức B Đo đường kính viên bi Đặt đồng hồ từ cổng quang điện A B để đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức C Đo quãng đường từ cổng quang điện E đến F Đặt đồng hồ ở chế độ A hoặc B để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện A hoặc cổng quang điện B Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức D Đo quãng đường từ cổng quang điện E đến F Đặt đồng hồ từ cổng quang điện A B để đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F Từ đó xác định được tốc độ trung bình dựa vào công thức Câu 40 Trong thí nghiệm thực hành đo tốc độ của vật chuyển động, sử dụng hai cổng quang điện để đo A thời gian chuyển động của viên bi thép B tốc độ trung bình của viên bi thép C đường kính của viên bi thép D tốc độ tức thời của viên bi thép Câu 41 Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ chuyển động của viên bi thép, cổng quang điện có vai trò giống như bộ phận nào? A Công thắc điều khiển mở B Công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo C Công tắc bấm thả viên bi D Đồng hồ đo điện số Câu 42 Đặc điểm nào sau đây không phải là của chuyển động rơi tự do? A Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau B Chuyển động nhanh dần đều C Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống D Chuyển động thẳng chậm dần đều Câu 43 Công thức đúng khi mô tả cách tính quãng đường trong chuyển động rơi tự do? A s=v^2/g B s=gt^2 C s=gt D s=1/2 gt^2 Câu 44 Khi ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe chuyển động nhanh dần đều Sau 10 s, ô tô đạt vận tốc 54 km/h Tính gia tốc của xekhi tăng ga Câu 45 Một vận động viên bơi về phía bắc với vận tốc 1,7 m/s, nước sông chảy với vận tốc 1,0 m/s về phía đông Tìm độ lớn và hướng vận tốc tổng hợp của vận động viên đó Câu 46 Một tàu hỏa đang chạy với vận tốc 20 m/s thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga Sau 80 s thì tàu dừng lại hẳn Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh Câu 47 Một tàu hỏa đang chạy với vận tốc 20 m/s thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga Sau 80 s thì tàu dừng lại hẳn Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian trong quá trình hãm phanh Câu 48 Khi ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe chuyển động nhanh dần đều Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 72 km/h Vẽ đồ thị vận tốc –thời gian của xe trong thời gian tăng ga Câu 49 Khi ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe chuyển động nhanh dần đều Sau 10 s, ô tô đạt vận tốc 54 km/h Tính quảng đường mà xe đi được sau 30 s kể từ lúc tăng ga Câu 50 Đơn vị của gia tốc là A m/s2 B s C m/s D m Câu 51 Cho ∆v là độ biến thiên của vận tốc trong thời gian ∆t, công thức tính độ lớn gia tốc là B a= ∆ t ∆ v C a= ∆ v ∆ t A a=∆v −¿ ∆ t D a=∆v ∆ t Câu 52 Chuyển động nhanh dần là chuyển động có A Vận tốc không đổi B Vận tốc giảm dần theo thời gian Vật Lý, Mã đề: 575, 22/10/2023 Trang 4 / 6 C Vận tốc tăng dần theo thời gian D Tốc độ không đổi Câu 53 Chuyển động nhanh dần có đặc điểm: cùng chiều Câu 54 Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì tăng tốc, sau khoảng thời gian 2s vật đạt vận tốc 5 m/s.Gia tốc của vật là A 2 m/s B 2 m/s2 C 1 m/s2 D 1m/s Câu 55 Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ ? A Quãng đường và độ dịch chuyển B Độ dịch chuyển và vận tốc C Tốc độ và vận tốc D Quãng đường và tốc độ Câu 56 Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s thì tăng tốc, sau khoảng thời gian 2s vật đạt vận tốc 6m/s.Độ biến thiên vận tốc của vật là A 2 m/s B 1,5 m/s C 1 m/s D 3 m/s Câu 57 Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng ? A a < 0, v < 0 B a < 0, v > 0 C a > 0, v < 0 D a > 0, v > 0 Câu 58 Vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có biểu thức A V = s/t B v = vo + a C v = vo + at D v = vo - at Câu 59 Gia tốc là đại lượng A Đắc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của quảng đường B cho biết chuyển động nhanh hay chậm của vật C Là đại lượng vô hướng D Đắc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc Câu 60 Công thức tính độ lớn của độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng chậm dần đều là: d d0 v0t 1 at2 d v0t 1 at2 A 2 (a và v0 cùng dấu) B 2 (a và v0 cùng dấu) d v0t 1 at2 d d0 v0t 1 at2 C 2 (a và v0 trái dấu) D 2 (a và v0 trái dấu) Câu 61 Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng có A Vận tốc tăng theo thời gian B Vận tốc giảm theo thời gian C Vận tốc giảm đều theo thời gian D Vận tốc tăng đều theo thời gian Câu 62 Một chất điểm chuyển động biến đổi với phương trình vận tốc v 2 3t m/s Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động của chất điểm? A Chất điểm chuyển động chậm dần đều theo chiều dương với gia tốc 2m/s B Chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với gia tốc 2m/s C Chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với gia tốc 3m/s D Chất điểm chuyển động chậm dần đều theo chiều dương với gia tốc 3m/s Câu 63 Một tên lửa được phóng từ trạng thái đứng yên với gia tốc 20 m/s2 Tính vận tốc của nó sau 50s Câu 64 Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyên động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 2 m/ s2? A Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 4 m/s B Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s C Lúc vận tốc bằng 5 m/s thì 1 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s D Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 8 m/s Câu 65 Ôtô A và B chạy cùng chiều trên một đoạn đường với vận tốc là 50km/h và 40km/h Tính vận tốc của ôtô A so với B là: Câu 66 Một vật rơi từ trên cao xuống đất trong thời gian 4 s Bỏ qua sức cản không khí Lấy g = 10 m/s2 Độ cao nơi vật rơi là A 40 m B 160 m C 20 m D 80 m Câu 67 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất Bỏ qua lực cản của không khí Lấy gia tốc rơi tự do g =9,8 m/s2 Vận tốc của vật trước khi chạm đất bằng bao nhiêu? Câu 68 Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất, lấy g = 10 m/s2 Vật chạm đất sau thời gian bao lâu Câu 69 Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều? A v−v0=ad B v 02 −v2=2 ad C v2−v02=ad D v2−v02=2 ad Câu 70 Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi? A Một chiếc lá cây rụng B Một viên sỏi C Một chiếc khăn voan nhẹ D Một sợi chỉ Câu 71 Sự rơi tự do là A một dạng chuyển động thẳng đều B chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào C chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản D chuyển động dưới tác dụng của trọng lực Vật Lý, Mã đề: 575, 22/10/2023 Trang 5 / 6 Câu 72 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất Bỏ qua lực cản của không khí Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2 Vận tốc của vật khi chạm đất gần bằng bao nhiêu? Hết - Vật Lý, Mã đề: 575, 22/10/2023 Trang 6 / 6