1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bc biện pháp quỳnh năm 22 23

7 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mặcdù vậy việc đọc của các em còn chưa đúng, chưa lưu loát, chưa diễn cảm.. Thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc tại trường, tôi thấy các em đọc cònngọng về tiếng, từ ngữ, ngắt nghỉ chưa đ

BIỆN PHÁP “Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A1, Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề” Tác giả: Bùi Thị Như Quỳnh Đơn vị công tác: Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề 1 Phần mở đầu Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 5 với tổng số học sinh là 34 em,trong đó có 16 học sinh nam và 18 học sinh nữ Các em đều là dân tộc Mông sống tại xã Mồ Dề Phần đa các em đều ở bán trú nên việc duy trì về số lượng và chất lượng được nâng cao Mặc dù vậy việc đọc của các em còn chưa đúng, chưa lưu loát, chưa diễn cảm Thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc tại trường, tôi thấy các em đọc còn ngọng về tiếng, từ ngữ, ngắt nghỉ chưa đúng, chưa hiểu được nội dung của bài Đầu năm học 2021-2022 tôi đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đọc của học sinh lớp 02 lớp là 5A1 và 5A2 (mỗi lớp 34 học sinh) kết quả như sau: Kĩ năng đọc Lớp 5A1 Lớp 5A2 Ghi chú Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng Đọc chậm, đọc 10 29,4 % 10 29,4 % Đôi khi đọc sai từ nhỏ, ấp úng, phát và thanh âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ chưa đúng Đọc to nhưng còn 18 52,9% 16 47,2% Đôi khi đọc quá sai tiếng, từ nhanh,ngắt nghỉ (thêm - bớt từ), chưa đúng ngắt nghỉ chưa đúng Đọc to, lưu loát, rõ 4 11,7 % 4 11,7 % Chưa phân biệt ràng nhưng chưa được giọng đọc diễn cảm Đọc to, lưu loát, rõ 2 6 % 4 11,7 % Chưa phân biệt ràng, diễn cảm được lời nhân vật tương đối tốt Qua khảo sát để xây dựng sáng kiến, đánh giá kĩ năng đọc của học sinh, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do: * Về phía học sinh: - Một số học sinh đọc vẫn chưa lưu loát, còn ngắc ngứ, thậm chí có em còn phải đánh vần để đọc, ngắt nghỉ còn chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện; các em hay nhầm dấu thanh sắc và thanh ngã: ví dụ: mãi mãi/mái mái; suy nghĩ/ suy nghí; các em hay thêm hoặc bớt vần như vần ôi/uôi; ai/ay: ví dụ: đôi mắt/đuôi mắt… - Kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản còn gặp nhiều khó khăn * Về phía giáo viên: Một số giáo viên đọc chưa đúng, chưa chú ý đến việc cho học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm nên trong giờ học còn nhiều em chưa được đọc * Do các yếu tố khác: Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn Từ thực trạng trên tôi đã chọn xây dựng biện pháp “Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A1 Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề” 2 Nội dung biện pháp 2.1 Mục đích của biện pháp Biện pháp này tôi xây dựng nhằm rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh; tăng cường tính chủ động, tích cực của học sinh Ngoài ra còn nhằm rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt: tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em 2.2 Nội dung biện pháp Vừa áp dụng linh hoạt các giải pháp đã biết, tôi tập trung cải tiến 4 giải pháp sau đây: Giải pháp 1: Phân loại học sinh theo nhóm đọc để đọc đúng tiếng, từ, câu * Giải pháp đã biết: Trong dạy tập đọc lớp 5 các giáo viên trước cũng đã phân loại chất lượng đọc của học sinh và kèm học sinh đọc đúng, song giáo viên chỉ dừng lại ở một cô với trò; cách làm này chưa phát huy được năng lực của các em học sinh đọc tốt * Xin đề xuất giải pháp mang tính mới: Rèn đọc thông qua việc đọc theo cặp để giúp trẻ đọc trôi chảy và hiểu bài Tạo thành những đôi bạn cùng tiến * Cách thực hiện: Sau khi nhận lớp, tôi điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh, sau đó tiến hành lựa chọn, phân loại học sinh theo kĩ năng đọc gồm 3 đối tượng sau: Học sinh biết đọc diễn cảm; Học sinh đọc to rõ, lưu loát chưa diễn cảm; Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chưa chuẩn (hoặc đọc to nhưng còn sai từ) Qua đó tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những em đọc tốt tạo thành đôi bạn cùng tiến, việc đọc theo cặp để giúp trẻ đọc trôi chảy và hiểu bài Ví dụ: HS đọc sai tiếng: Về đọc sai vần: như vần an thành ang Ví dụ “cái bàn” đọc thành “cái bàng”, vần ươn thành vần ương “Ví dụ “vườn” đọc thành “vường” Học sinh đọc sai thanh sắc và thanh ngã; ví dụ: “nghĩ ngợi” đọc thành “nghí ngợi”; ví dụ: “mũi thuyền” đọc thành “múi thuyền”… (GV có thể dùng tranh ảnh so sánh để học sinh nắm được nghĩa của từ, từ đó phân biệt được cách đọc) Khi đọc tiếng Việt, HS dân tộc không thể ngay một lúc đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu mà thầy cô giáo sẽ là người hướng dẫn các em HS đọc sai từ (đọc tách rời các tiếng trong từ phức), tôi giúp HS nhận biết được nghĩa của từ để có cách đọc đúng VD: Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5 tập 1) có câu: Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Học sinh đã đọc tách rời “quê-hương” “thân-yêu” “ thương-đau” tôi đã nói: từ quê hương, thân yêu, thương đau là từ ghép nên cần đọc liền để đúng nghĩa HS đọc sai câu: Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, dấu hai chấm Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm, câu khiến) Đối với câu dài giáo viên cần hướng dẫn các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để ngắt nghỉ, nhấn giọng những từ gợi tả Ví dụ: Những chiếc chân vàng/ giẫm trên thảm lá vàng/ và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó (Bài: Kì diệu rừng xanh Tiếng Việt 5 tập 1) Đối với những bài thơ cần ngắt nhịp đúng Với bài thơ lục bát, nhịp thơ phổ biến là 2/4, 4/2, 3/5, 2/6 Dòng thơ 7 chữ nhịp thơ thường là 2/5, 5/2, 3/4, 4/3 Dòng thơ 5 chữ nhịp thơ thường là 2/3, 3/2 * Điều kiện thực hiện: Để tổ chức được đọc theo nhóm, trong lớp có một số học sinh là người đọc chuẩn Giải pháp 2: Luyện đọc thầm (đọc hiểu bài) * Giải pháp đã biết: Tiết tập đọc nào giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (giáo viên nêu câu hỏi-học sinh trả lời), song giáo viên chỉ gọi những em học tốt, giơ tay, những em yếu hơn hay bị bỏ qua ít được quan tâm đến * Xin đề xuất giải pháp mang tính mới: Luyện đọc đọc thầm tự TLCH, sau đó ban học tập sẽ cho chia sẻ trước lớp Giáo viên nêu thêm câu hỏi mở rộng liên quan đến nội dung kiến thức đã học mà không có trong hệ thống câu hỏi của bài * Cách thực hiện: Ví dụ: Bài Mầm non (Tiếng việt 5 tập 1) Tôi đã yêu cầu cá nhân đọc thầm và tìm hiểu nội dung bài thông qua các câu hỏi trong SGK Sau đó ban học tập sẽ cho chia sẻ trước lớp Rút ra ý nghĩa bài học Để giúp các em ngoài việc nắm được ý nghĩa của bài, tôi còn chuẩn bị một số câu hỏi để các em hiểu thêm về nghệ thuật như: Từ “mầm non” được nhân cách hóa bằng cách nào? (dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non) * Điều kiện thực hiện: Từ nội lực học sinh, cách thức tổ chức của ban học tập và giáo viên Giải pháp 3: Luyện đọc diễn cảm * Giải pháp đã biết: Do học sinh 100% là người Mông, vốn tiếng Việt của các em rất hạn chế nên việc rèn cho các em luyện đọc diễn cảm rất ít vì khó và mất thời gian Tiết tập đọc chỉ dừng lại cho các em đọc đúng, đọc lưu loát và to đã đảm bảo được yêu cầu cần đạt của bài, do vậy giáo viên ngại thử thách * Xin đề xuất giải pháp mang tính mới: Khi các em đã nắm được nghĩa của từ; hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc sẽ giúp các em biết xác định và thể hiện ngữ điệu và giọng đọc rõ ràng tùy theo loại văn bản, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, từ miêu tả * Cách thực hiện: Yêu cầu đọc diễn cảm trong mỗi tiết tập đọc chỉ với 1-2 đoạn văn hoặc khổ thơ Ví dụ: Đối với dạy Kịch: Bài Lòng dân (Tiếng Việt tập 5 tập 1) - Đây là vở kịch, tôi hướng dẫn các em chú ý phân biệt được đọc tên nhân vật (giọng bình thường) với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật (hạ thấp giọng) Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược *Đối với văn xuôi: Ví dụ: Khi dạy bài:“Luật bảo vệ, chăm sóc và gia đình trẻ em ” SGK Tiếng việt 5 tập II Tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục Điều 21//Trẻ em có bổ phận sau đây // *Đối với dạy thơ: VD: Dạy bài thơ Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5 tập 1) Tôi lưu ý HS: Giữa các dòng thơ nghỉ hơi như một dấu phẩy, và nhấn giọng ở những từ ngữ in đậm: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay * Điều kiện thực hiện: Bằng thực lực giáo viên hoặc có thể khai thác trên các phần mềm hỗ trợ dạy học có bài, giọng đọc diễn cảm Giải pháp 4: Luyện đọc diễn cảm qua các giờ học khác * Giải pháp đã biết: Thông thường việc rèn đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh chỉ được quan tâm trong tiết tập đọc còn các phân môn hay môn học khác không được chú trọng Vì thế thói quen, kĩ năng luyện đọc của các em không được thực hành thường xuyên * Xin đề xuất giải pháp mang tính mới: Tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh luyện tập thực hành rèn đọc đúng, đọc diễn cảm thông qua giờ kể chuyện, đạo đức, lịch sử, đọc bài toán có lời văn, các tiết đọc thư viện hay Ngày hội Đọc sách của trường em * Cách thực hiện: Ngoài Tập đọc có giờ kể chuyện, đạo đức, lịch sử… không chỉ cung cấp kiến thức, giáo viên cần giúp các em biết vận dụng kĩ năng đọc diễn cảm để đọc Đối với kể chuyện thì mỗi câu chuyện có giọng kể khác nhau Vì vậy giáo viên phải giúp các em nhập được vai để người nghe cảm nhận được nội dung câu chuyện Qua đó, các em diễn cảm tốt hơn khi học phân môn Tập đọc Với một bài toán có lời văn, các em phải biết nhấn mạnh ở từ ngữ chính biết đọc như vậy chúng ta mới hiểu được bài toán cho biết gì? Cần tìm gì? Trong giờ học tiết đọc thư viện hay trong ngày hội đọc sách các em cũng có cơ hội thực hành rèn đọc đúng, đọc diễn cảm * Điều kiện thực hiện: Điều kiện cơ sở vật chất và nhà trường càng tổ chức nhiều các hoạt động đọc, các em các có điều kiện phát triển kĩ năng đọc của mình 3 Khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp của sáng kiến trên tôi đã đề xuất áp dụng thử nghiệm hiệu quả từ năm học 2021-2022 và tiếp tục áp dụng trong năm học 2022 - 2023 cho học sinh của khối 5 Trường PTDTTB TH&THCS Mồ Dề 4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng tại lớp với những biện pháp trên, tôi thấy chất lượng học sinh của lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt So sánh kết quả 02 lớp áp dụng và không áo dụng biện pháp cuối năm học như sau: Kĩ năng đọc Lớp 5A1 (lớp áp Lớp 5A2 (lớp không Ghi chú dụng biện pháp) áp dụng biện pháp) Đọc chậm, đọc nhỏ, ấp Đôi khi đọc sai úng, phát âm chưa chuẩn, Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ từ và thanh ngắt nghỉ chưa đúng Đọc to nhưng còn sai 2 6 % 8 23,5% Đôi khi đọc quá tiếng, từ (thêm - bớt nhanh,ngắt nghỉ giảm giảm 6,1 32,4% % 12 36,2% 10 29,4 % giảm từ), ngắt nghỉ chưa đúng 16,7% giảm chưa đúng 17,8% Đọc to, lưu loát, rõ ràng 10 29,4 % 10 29,4 % Đã biết phân tăng 17,7 biệt được giọng nhưng chưa diễn cảm tăng 17,7 đọc % % Đọc to, lưu loát, rõ ràng, 10 29,4% 6 17,6 tăng Đã biết phân 5,9 % biệt được lời diễn cảm tương đối tốt tăng 23,4 nhân vật % Điều mà tôi thấy hài lòng nhất đó là sự thay đổi về kĩ năng đọc của các em Một số em từ chỗ ngại học phân môn tập đọc nay các em không còn ngại ngần mà trở nên hứng thú học tập, chờ đợi tiết học tập đọc nhiều hơn * Đầu năm học 2022-2023 tiếp tục khảo sát trên đối tượng toàn khối 5 (98 em) Kĩ năng đọc Số Tỉ lệ Ghi chú lượng Đọc chậm, đọc nhỏ, ấp 40 41,8 % Đôi khi đọc sai từ và thanh úng, phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ chưa đúng Đọc to nhưng còn sai tiếng, 30 30,6% Đôi khi đọc quá nhanh,ngắt nghỉ từ (thêm - bớt từ), ngắt nghỉ chưa đúng chưa đúng Đọc to, lưu loát, rõ ràng 18 18,3 % Chưa phân biệt được giọng đọc nhưng chưa diễn cảm Đọc to, lưu loát, rõ ràng, 10 10,3 % Chưa phân biệt được lời nhân vật diễn cảm tương đối tốt Hi vọng cuối năm học 2022-2023, học sinh khối 5 cũng có sự tiến bộ nhiều khi áp dụng biện pháp này Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc Tuy rằng có thể chưa đầy đủ và cũng còn có hạn chế, nhưng tôi mạnh dạn xin đóng góp một phần nhỏ về việc rèn đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 góp phần thành công cho việc đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc hiện nay Mồ Dề, ngày 10 tháng 2 năm 2023 Người viết báo cáo Bùi Thị Như Quỳnh XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………… …………………………… ……………………………………………………………………………………

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:25

w