1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vòng 1 tntv lop4 2023 2024

8 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Ôn Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Năm Học 2023 - 2024 Vòng Thi Tự Do Số 1
Trường học Trường Tiểu Học Mạnh Trường
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Tài Liệu Ôn
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 244,72 KB

Nội dung

TUYỂN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ VÀ ĐỀ ÔN VIOEDU/ VIOLYMPIC/ TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT CẤP TRƯỜNG/HUYỆN/TỈNH *** TÀI LIỆU ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2023 - 2024 VÒNG THI TỰ DO SỐ 1 Câu 1:Từ "tựa" trong đáp án nào dưới đây là từ so sánh? A Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc B.Giàn giáo tựa cái lồng che chở C.Tôi tựa đầu vào giá sách D.Em tựa vào vai mẹ ngủ ngon lành Câu 2: Những từ ngữ chỉ sự vật nào xuất hiện trong khổ thơ dưới đây? Đôi bàn tay khéo léo Nặn đồ chơi bé xinh Mang niềm vui dịu ngọt Cho trẻ thơ chúng mình A.bé xinh, nặn, khéo léo B.mang, dịu ngọt, cho C.khéo léo, bé xinh, nặn D.bàn tay, đồ chơi, trẻ thơ Câu 3:Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta chăm chỉ, tiết kiệm? A.Năng nhặt chặt bị B.Lá lành đùm lá rách C.Uống nước nhớ nguồn D.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng Câu 4: Đáp án nào dưới đây thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành một câu văn có hình ảnh so sánh? Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như A.cái nón của mẹ B.quả bóng khổng lồ C.vầng trăng màu bạc D.vầng mặt trời xanh Câu 5: Câu nào dưới đây là câu giới thiệu? A.Bà ngoại rất thích hương hoa nhài B.Bà thường dậy sớm tập thể dục C.Bà ngoại em là giáo viên đã về hưu D.Vườn cây của bà lúc nào cũng xanh tốt Câu 6:Từ bốn tiếng "trung, hành, thực, học" có thể ghép được bao nhiêu từ chỉ hoạt động? A.1 từ B.3 từ C.4 từ D.2 từ Câu 7: Tên loại quả nào bắt đầu bằng "r", "d" hoặc "gi", thân ngắn, lá dài và cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá? A.dâu B.dứa C.dừa D.dưa Câu 8: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn miêu tả bức tranh sau: Trong bếp, Nam đang (1) dưa chuột, em Na thì (2) trứng vào bát còn mẹ thì (3) món canh thơm phức Trong bếp, Nam đang (1) dưa chuột, em Na thì (2) trứng vào bát còn mẹ thì (3) món canh thơm phức A.(1) cắt; (2) bóc; (3) xào B.(1) băm; (2) đập; (3) luộc C.(1) thái; (2) đập; (3) nấu D.(1) nấu; (2) đập; (3) luộc Câu 9: Giải câu đố sau: Mình tròn, hình trụ Ruột chứa nước sôi Ai cũng cần tôi Giữ cho nước nóng Đó là cái gì? A.cái li B.cái cốc C.cái phích D.cái bát Câu 10: Câu văn nào dưới đây sử dụng sai dấu câu? (1) Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không! (2) Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ? (3) Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời (Theo Thạch Lam) A.Câu (2) và (3) B.Câu (1) và (3) C.Câu (3) D.Câu (1) và (2) Câu 11: Chú thợ điện trong đoạn thơ dưới đây được so sánh với sự vật gì? "Như chim gõ kiến Bám dọc thân tre Ồ chú thợ điện Đu mình tài ghê." (Theo Vương Trọng) A.chim hải âu B.chim cánh cụt C.chim gõ kiến D.chim sơn ca Câu 12: Trong khổ thơ dưới đây, tác giả dùng từ ngữ nào để miêu tả hương thơm của hoa sen? "Hoa sen vừa nở Hương đã ngạt ngào Mặt hồ lao xao Ồ, sen thơm quá!" (Theo Quỳnh Nga) A.ngạt ngào B.thoang thoảng C.man mác D.nồng nàn Câu 13: Câu văn nào dưới đây sử dụng sai dấu câu? (1) Khu rừng mới đẹp làm sao? (2) Từng tán cây xanh thẫm tựa vào nhau, chạy ngút ngàn về phía trời xa (3) Bầu trời cũng như bắt được giai điệu xanh tươi ấy, trở nên trong trẻo, bình yên đến lạ (4) Giữa bạt ngàn cây lá, hồ nước trong vắt, điểm thêm nét thanh bình, đáng yêu! A.câu (1) và (4) B.Câu (2) và (3) C.Câu (1) và (3) D.Câu (2) và (4) Câu 14: Câu nào dưới đây là câu hỏi? A.Chúng mình đến tham quan viện bảo tàng đi! B.Kiến thức khoa học thật thú vị! C.Vì sao Trái Đất lại quay quanh Mặt Trời? D.Tuấn rất thích tìm hiểu về thế giới tự nhiên Câu 15: Đoạn thơ dưới đây thể hiện điều gì? "Kiến mẹ rất yêu đàn con Nên thường muốn ôm tất cả Vỗ về các con giấc ngủ Nói với các con dịu dàng." (Theo Đỗ Xuân Thảo) A.Tình cảm gắn bó thân thiết của anh em kiến B.Tình yêu vô bờ bến của kiến mẹ dành cho con C.Tình yêu vô bờ bến của kiến bố dành cho con D.Tình yêu của đàn kiến con dành cho kiến mẹ Câu 16: Câu văn nào dưới đây sử dụng sai từ chỉ đặc điểm? A.Ngọn núi dài chót vót, ẩn hiện sau mây B.Cánh đồng lúa rộng mênh mông C.Con đường làng rộng thênh thang D.Giếng nước sâu hun hút Câu 17: Câu nào dưới đây là tục ngữ? A.Uống nước nhớ người B.Uống nước nhớ nhà C.Uống nước nhớ nguồn D.Uống nước nhớ đun Câu 18: Chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp để hoàn thành câu văn miêu tả bức tranh sau: Dưới đồng cỏ những bông hoa đang đua nở, còn trên bầu trời những chú én đang chao liệng Dưới đồng cỏ những bông hoa đang đua nở, còn trên bầu trời những chú én đang chao liệng A.xanh - hồng - xanh B.xanh - trắng - nhỏ C.xanh - vàng - đen D.xanh - tím - nhỏ Câu 19: Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A.nấu nướng B.náo lức C.lom khom D.lo lắng Câu 20: Những sự vật nào có trong bức tranh sau? A.lọ hoa, kéo, mũ, áo B.máy tính, đèn, đồng hồ, đàn C.kính, mắc áo, bút, gương D.tai nghe, cốc, gương, lược Câu 21: Đáp án nào dưới đây có thể ghép với "Cô giáo em" để tạo thành câu nêu đặc điểm? A.Động viên cả lớp cùng cố gắng B.Cùng cả lớp tập văn nghệ C.Có giọng nói ấm áp và truyền cảm D.Hướng dẫn các bạn giải bài tập khó Câu 22: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm? A.Đàn kiến lũ lượt tha mồi về tổ để dự trữ thức ăn B.Trong vườn, hương hoa nhài thơm dịu dàng C.Hoa sữa là loài hoa đặc trưng của mùa thu Hà Nội D.Các chú công nhân cắt tỉa cành cây trước mùa mưa bão Câu 23: Khổ thơ dưới đây có từ nào viết sai chính tả? "Mèo bông dậy sớm Xem ông mặt trời Giải từng tia nắng Nhuộm vàng sân phơi." (Theo Quỳnh Như) A.sân B.sớm C.giải D.phơi Câu 24: Trong tiết Tập làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp viết lại câu văn dưới đây cho sinh động, gợi tả hơn bằng cách sử dụng biện pháp so sánh Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ Minh, Lâm, Mai đã viết như sau: Minh: Cây phượng vĩ ở cổng trường dịu dàng khoác lên mình tấm áo đỏ rực rỡ Lâm: Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở từng chùm hoa màu đỏ rất đẹp Mai: Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ tựa như một bó đuốc khổng lồ Theo em, bạn nào có câu văn đúng nhất với yêu cầu của cô giáo? A.Bạn Minh, bạn Lâm B.Bạn Mai C.Bạn Minh D.Bạn Lâm Câu 25: Câu nào dưới đây là câu cảm? A.Trang tham gia chuyến dã ngoại với chúng mình nhé! B.Thảm cỏ xanh mướt, trải dài như vô tận C.Không khí nơi đây thật trong lành biết bao! D.Cậu thấy chuyến dã ngoại hôm trước thế nào? Câu 26: Tên con vật nào bắt đầu bằng "ch" hoặc "tr" là côn trùng, đầu tròn, thân màu nâu và vàng, nhảy giỏi, hay ăn hại lúa? A.chào mào B.chích choè C.chiền chiện D.châu chấu Câu 27: Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật vào mùa nào? "Bầu trời ngày thêm xanh Nắng vàng ngày càng rực rỡ Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc Rồi vườn cây ra hoa Hoa bưởi nồng nàn Hoa nhãn ngọt Hoa cau thoảng qua Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy." (Theo Nguyễn Kiên) A.mùa thu B.mùa hè C.mùa xuân D.mùa đông Câu 28: Câu nào dưới đây là câu nêu hoạt động? A.Máy móc trong phân xưởng rất hiện đại B.Chú Hùng là tổ trưởng phân xưởng may C.Dây chuyền sản xuất rất chuyên nghiệp D.Cô công nhân đang đóng gói sản phẩm Câu 29: Đoạn thơ dưới đây có những từ ngữ chỉ hoạt động nào? Gà cùng ngan vịt Chơi ở bờ ao Chẳng may té nhào Gà rơi xuống nước Không chậm nửa bước Ngan, vịt nhảy theo Rẽ đám rong rêu Vớt gà lên cạn A.cùng, chơi, chậm, theo, rong rêu, cạn B.chơi, té nhào, rơi, nhảy, rẽ, vớt C.gà, té, ở, bước, nhảy, vớt D.vịt, chơi, theo, chậm, lên, cạn Câu 30: Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A.trong trẻo B.chong chóng C.chung thành D.châu chấu

Ngày đăng: 16/03/2024, 10:17

w