Trang 1 _ Tham gia làm: + Đại diện Khoa QLGD RAM Nguyễn Kim Tiến + Thành viên RAM Phạm Ngọc Anh – Khoa Toán tin – HNUE + Thành viên RAM Nguyễn Thị Hiền Mai – Khoa Giáo dục tiểu học – HNU
Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) _ Tham gia làm: + Đại diện Khoa QLGD RAM Nguyễn Kim Tiến + Thành viên RAM Phạm Ngọc Anh – Khoa Toán tin – HNUE + Thành viên RAM Nguyễn Thị Hiền Mai – Khoa Giáo dục tiểu học – HNUE ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIAO TIẾP SƯ PHẠM CUỐI KÌ 1 Câu 1.Giao tiếp sư phạm - Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại cùng nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau Khái niệm giao tiếp sư phạm: - Theo nghĩa rộng, GTSP là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể trong quá trình giáo dục, nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, thiết lập nên những mối quan hệ để thực hiện mục đích giáo dục VD: + Giáo viên giảng bài cho học sinh trong lớp nghe giảng + Giáo viên trao đổi về kiến thức với các đồng nghiệp 1 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) - Theo nghĩa hẹp, GTSP là sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng để xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh Câu 2 Đặc trưng của giao tiếp sư phạm - Giao tiếp sư phạm mang tính chuẩn mực (mẫu mực) Tính chuẩn mực là một tất yếu trong giao tiếp sư phạm Khi giảng bài, khi đánh giá học sinh và khi gặp gỡ trò chuyện với học sinh, thầy luôn phải có sự mẫu mực, thống nhất giữa lời nói với việc làm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo VD: Chuẩn mực, tác phong của nhà giáo luôn là một yếu tố được quan tâm và đặt lên hàng đầu, nhà nước cũng đã quy định rất rõ tại Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết địnhsố 16/2008/QĐ-BGDĐT thì Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo Trong mỗi trường sư phạm, tác phong của người giáo viên không chỉ là bộ mặt của nền giáo dục, mà còn ảnh hưởng trực tiếptới học sinh, tác động tới hành vi và nhân cách của học sinh - Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên chủ yếu tác động đến học sinh bằng tình cảm + Giáo viên tác động bằng tình cảm của mình + Giáo viên tác động tới mặt tình cảm của học sinh Các loại giao tiếp khác đòi hỏi cả lí và tình hoặc thiên về lí, thậm chí chỉ có lí (nguyên tắc) VD: Khi học sinh không làm bài tập về nhà, người giáo viên không nên trách cứ, mắng, hay có những hành động tiêu cực trực tiếp Thay vào đó, người giáo viên nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân, lí do khiến học sinh không làm bài tập, đồng thời ôn tồn trò chuyện để từ đó, đưa ra lời khuyên để học sinh khắc phục lỗi sai của mình - Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên tác động đến học sinh bằng nhân - cách của mình + Giáo viên dùng nhân cách của mình làm công cụ tác động Hiệu quả tác động bằng lời nói hay hành động tới học sinh do nhân cách của giáo viên quy định + Giáo viên không thể giáo dục một phẩm chất nào đó cho học sinh mà bản thân họ chưa có - VD: Khi đi học, chúng ta thường có thói quen trình bày bài giống những gì thầy, cô giáo làm Không chỉ dừng lại ở bài tập, tác phong và cử chỉ của người giáo viên còn 2 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen,cảm xúc của học sinh Một người thầy có thói quen dừng lại giữa bụcgiảng chào học sinh khi vào lớp, hành động này khiến học sinh hình thành thói quen đứng dậy nghiêm chỉnh chào thầy giáo Dần dần, điều này trở thành một phản xạ, mỗi khi đến môn học của thầyhọc sinh đều chủ động đứng dậy trước để chào, thể hiện sự tôn trọngcủa bản thân - Giao tiếp sư phạm là giao tiếp xã hội, được xã hội thừa nhận và tôn trọng + Giao tiếp sư phạm diễn ra trong môi trường sư phạm - an toàn, lành mạnh + Nhà nước và xã hội đều tôn trọng người thầy giáo VD: Tác giả Ngô Công Hoàn quan niệm “Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” Từ nhận định trên, có thể thấy rõ giao tiếp sư phạm là giao tiếp xã hội Câu 3 Chức năng của giao tiếp sư phạm * Trao đổi thông tin - Thông tin trong giao tiếp sư phạm trước hết là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các giá trị mà thầy giáo truyền đạt đến học sinh Đó là nội dung bài học, môn học, cách học , hay nói rộng hơn, đó là kinh nghiệm xã hội lịch sử mà mỗi người đến trường cần được lĩnh hội để sống bình thường trong xã hội Để lĩnh hội được, học sinh phải thông qua giao tiếp với thầy giáo, với bạn bè Quá trình đó xét về chức năng của nó là quá trình giáo dục sư phạm, học sinh tiếp thu được tri thức của nhân loại để hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và trên cơ sở tri thức đó mà phát triển nền văn hoá xã hội - Thông tin trong giao tiếp sư phạm còn là những cảm xúc, là thế giới tâm hồn của những người tham gia giao tiếp Mỗi con người là một thế giới tâm hồn chứa đựng cảm xúc VD: Trong một tiết học, thầy giáo kể một câu chuyện của bản thân về lần đầu được điểm kém do không ôn bài Không chỉ nằm ở việc giúp học sinh biết về một kỉ niệm trong quá khứ của mình, thầy giáo còn giúp học sinh nhận ra được sai lầm trong cách ôn thi, từ đó rút ra kinh nghiệm và học tập cẩn thận Việc trao đổi thông tin trong giao tiếp sư phạm diễn ra từ cả hai phía, giữa thầy và trò, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục 3 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) * Tri giác lẫn nhau - Giao tiếp sư phạm luôn diễn ra sự nhận thức và hiểu biết nhau giữa giáo viên và học sinh Đặc tính quan trọng của tri giác lẫn nhau không chỉ là nhận thức về đối tượng giao tiếp mà còn nhận thức được chính bản thân trong mối quan hệ đó Tri giác lẫn nhau diễn ra trong suốt quá trình giao tiếp, giúp mỗi người thu thập thông tin cả cảm tính (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười, trang phục ) lẫn lí tính (phẩm chất, tính cách, tình cảm ) của đối tượng giao tiếp - Trong quá trình giao tiếp sư phạm, giáo viên và học sinh hiểu biết lẫn nhau bằng cách cùng chia sẻ cảm xúc của mình đối với những xúc động mạnh của người kia, bằng con đường đồng nhất hoá bản thân mình với người kia và bằng biện pháp suy nghĩ về người kia Nhờ tri giác lẫn nhau mà giáo viên hiểu rõ học sinh của mình hơn, chất lượng quan hệ cũng như hiệu quả của tác động giáo dục nâng cao hơn Tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm là một hình thức tri giác liên nhân cách VD: Khi người giáo viên đặt ra một câu hỏi khiến học sinh lộ ra vẻ lúng túng Lúc này, người giáo viên không nên gặng hỏi, mà chủ động gợi ý, đặt ra những câu hỏi phụ đơn giản hơn, để học sinh có thể tự tin và tìm ra câu trả lời chính xác Từđó, tạo ra cảm giác tự tin cho người học, cũng như không khí thoải mái cho giờ học Việc quan sát thái độ của ngườihọc, cũng như người dạy, có lợi ích rất lớn nhằm nâng cao chất lượng của giờ học, đem lại cảm giác thoải mái, hứng khởi * Đánh giá lẫn nhau Cùng với sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp, con người luôn có sự đánh giá lẫn nhau trên cơ sở định hướng giá trị của mình Kết quả của nó ảnh hướng quyết định tới tiến trình cũng như hiệu quả của quá trình giao tiếp - Chẳng hạn, từ chỗ hiểu nhầm dẫn đến đánh giá sai về học sinh, giáo viên có thể căng thẳng trong cư xử với các em, và tất nhiên, giáo viên sẽ hứng chịu phản ứng có thể là trực tiếp hoặc ngấm ngầm không lấy gì là tốt đẹp từ phía học sinh, thậm chí có thể phá vỡ quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh VD: Khi gặp phải một bài làm điểm kém của một học sinh, người giáo viên không nên lập tức trách móc hay có những hành động tiêu cực Thay vào đó, người giáo viên cần tìm hiểu kĩ lực học của học sinh này, từ đó đưa ra những phương án giảng dạy phù hợp, đem lại sự thoải mái cũng như động lực cho học sinh phấn đấu * Ảnh hưởng lẫn nhau 4 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) - Mỗi người tham gia giao tiếp quan hệ vói người cùng giao tiếp với mình như là chủ thể có tâm lí, ý thức Nếu trong hoạt động thực tiễn có đối tượng, kết quả là vật chất (đối tượng được cải tạo), thì trong giao tiếp kết quả trước hết liên quan đến những thay đổi này hay khác trong ý thức, hành vi và phẩm chất của những người giao tiếp Mỗi thành viên tham gia giao tiếp có thể có kế hoạch nào đó, nhưng trong quá trình giao tiếp trên thực tế có thể diễn ra khác với dự kiến của kế hoạch cá nhân Trong quá trình giao tiếp, các kế hoạch cá nhân được biến đổi và có thể tạo ra một kế hoạch chung nào đó năng động hơn, hoặc ngược lại, bất đồng hơn - Như vậy, giao tiếp dẫn đến sự thay đổi không chí là tư tưởng mà còn thay đổi cả chức năng tâm lí, trạng thái, thuộc tính tâm lí của những người giao tiếp Trong giao tiếp sư phạm, với chức năng xã hội là người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhận thức cũng như quá trình hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên có ảnh hường vô cùng lớn tới học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi - Tuy nhiên trong quá trình này, giáo viên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía học sinh (liên hệ ngược) Một khía cạnh đặc biệt lưu ý là, giữa học sinh với học sinh cũng có ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn trong quá trình các em giao tiếp với nhau (học thầy không tày học bạn) VD: Khi giảng bài, tâm lí cũng như cảm xúc, thái độ của người giáo viên có nhữngảnh hưởng nhất định tới học sinh Người giáo viên có cảm xúc vui vẻ, hào hứng sẽđem lại một bầu không khí sôi nổi và thoải mái cho lớp học Người giáo viên có cảm xúc không tốt, cáu giận sẽ tạo cho lớp học không khí căng thẳng, nặng nề Ngoài ra, trạng thái và kết quả của lớp học cũng ảnh hưởng tới tâm lý của người giáo viên Chính vì vậy, giáo viên và học sinh ảnh hưởng tới nhau trong quá trình giao tiếp sư phạm * Điều khiển hoạt động nhóm Giao tiếp luôn mang ý nghĩa xã hội, đó là giao tiếp đảm bảo tổ chức mọi người tiến hành hoạt động chung, đảm bảo cho sự liên hệ qua lại của họ Đặc điểm cơ bản của chức năng này thể hiện ở chỗ chính quá trình giao tiếp là quá trình trao đổi các ý đồ, tư tưởng, biểu tượng 5 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) - Sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng sẽ điều khiển hoạt động chung của nhóm, cộng đồng Trong giao tiếp sư phạm, sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng giữa giáo viên và học sinh là điều kiện lí tưởng đảm bảohiệu quả cao trong dạy học và giáo dục, và điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực giao tiếp của người giáo viên - Thông qua giao tiếp, giáo viên tổ chức các mối quan hệ, các tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh - đó là khía cạnh bản chất của phương pháp dạy học tích cực VD: Người giáo viên giống như một nghệ sĩ trên sân khấu, một người diễn viên tài năng sẽ biết cách lôi cuốn khán giả về phía mình Một giáo viên hiệu quả sẽ biết thu hút sự tham gia của học sinh Để trở thành một giáo viên hiệu quả, thầy cô phải làm chủ được các chiến thuật, các kĩ thuật dạy học đảm bảo học sinh tham gia vào các hoạt động mà mình tổ chức, lắng nghe những gì mà mình nói, thực hiện những nhiệm vụ mà mình yêu cầu * Ở một cách diễn đạt khác, giao tiếp sư phạm gồm các chức năng sau: + Công cụ: Giao tiếp sư phạm là cơ chế xã hội của việc điều khiển và truyền đạt thông tin cần thiết cho việc thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục + Liên kết: Giao tiếp sư phạm là phương tiện liên kết giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh + Tự thể hiện: Giao tiếp sư phạm là sự trình diễn thế giới nội tâm của giáo viên và học sinh, và do đó là hình thức hiểu biết lẫn nhau + Chuyển dời: Quá trình sư phạm (dạy học và giáo dục) về bản chất là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh nền văn hóa xã hội Trong quá trình này, thầy giáo là cầu nối giữa học sinh và nền văn hoá đó Như vậy, qua giao tiếp sư phạm, thầy giáo và học sinh đã "chuyển dời” những tri thức cần thiết từ nền văn hoá nhân loại vào bản thân mình Đây là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp sư phạm Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giao tiếp là yếu tố quyết định quan trọng nhất của các quá trình nhận thức ở tất cả các mức độ Trong quá trình lĩnh hội khái niệm, nhờ giao tiếp sư phạm mà cơ sở khái quát hoá và trừu tượng hoá được mở rộng (so với hoạt động cá nhân), giao tiếp sư phạm thúc đẩy việc chọn lọc và sắp xếp các kiến thức sẽ lĩnh hội Giao tiếp sư phạm tạo ra các điều kiện thuận lợi để xem xét các nhiệm vụ từ các quan điểm khác nhau và những thay đổi chiến lược tìm kiếm cách giải quyết chúng Ở đây nhấn mạnh hiệu quả giao tiếp giữa thầy giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình dạy học 6 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) + Kiểm soát xã hội: Giao tiếp sư phạm có chức năng thể chế hoá hành vi và hoạt động của giáo viên và học sinh, tức là làm cho hoạt động sư phạm tuân theo những quy định, nguyên tắc xác định + Xã hội hoá: Giao tiếp sư phạm hình thành cho cả giáo viên và học sinh kĩ năng, kĩ xảo tác động qua lại trong xã hội phù hợp với các chuẩn mực và quy tắc, các phong tục, tập quán Câu 4 Vai trò của giao tiếp sư phạm - Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và trong việc hình thành nhân cách người thầy giáo nói riêng - Trong hoạt động sư phạm, hoạt động giao tiếp không những là điều kiện cơ bản và tất yếu của hoạt động sư phạm mà còn là công cụ, là phương tiện để thực hiện mục đích sư phạm, bởi tất cả những nội dung giáo dục từ việc giảng dạy thú vị, sáng tạo đến các phương pháp tích cực, tiến bộ chỉ phát huy tác dụng khi và chỉ khi được đảm bảo bằng giao tiếp sư phạm phù hợp, đúng đắn Từ đó cho thấy giao tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm và bản chất của quá trình sư phạm - Nếu coi hoạt động sư phạm phục vụ 3 mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát triển thì giao tiếp sư phạm có vai trò: + Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy vì giao tiếp sư phạm đảm bảo sự tiếp xúc tâm lý với học sinh, hình thành động cơ tích cực học tập, tạo bầu không khí tâm lý trong nhận thức, tìm tòi + Là sự bảo đảm tâm lý – xã hội cho quá trình giao tiếp vì nhờ giao tiếp sư phạm mà hình thành được mối quan hệ giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống, ảnh hưởng tới sự hình thành các định hướng, các chuẩn mực, các kiểu sống của cá nhân và có sự tiếp xúc tâm lý giữa thầy và trò Điều đó đảm bảo kết quả của hoạt động học tập, khắc phục những trở ngại tâm lý, hình thành các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể học sinh + Là phương pháp tổ chức mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, bảo đảm cho việc dạy và giáo dục có hiệu quả bởi vì giao tiếp sư phạm đã tạo ra hoàn cảnh, tìn huống tâm lý kích thích việc tự học và tự giáo dục của học sinh, khắc phục các yếu tố tâm lý kìm hãm sự phát triển nhân cách trong quá trình giao tiếp: thiếu tự tin, lúng túng khi giao tiếp, …Tạo điều kiện để phát hiện việc điều chỉnh tâm lý – xã hội trong quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất, nhân cách 7 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) -> Như vậy, giao tiếp sư phạm không chỉ là phương tiện, là công cụ để thực hiện mục đích sư phạm mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là một thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực của người thầy giáo, góp phần tạo nên nhân cách của họ + Nhờ có giao tiếp sư phạm nhà giáo dục mới tổ chức được hoạt động của mình, đồng thời giao tiếp sư phạm là công cụ thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giao tiếp giữa các thầy cô giáo trong nhà trường + Giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh Thông qua giao tiếp sư phạm mà nhà giáo dục truyển đạt những tri thức khoa học, kinh nghiệm, trải nghiệm… còn người được giáo dục thì lĩnh hội tiếp thu tri thức, kinh nghiệm chuẩn mực đạo đức để hình thành, phát triển tâm lý nhân cách cho chính mình Qua sự trao đổi thông tin giữa nhà giáo dục và người học sinh đã giúp cho nhiều học sinh hình thành được một số phẩm chất và nhân cách như: ý thức trách nhiệm, tôn trọng tập thể, lòng tự trọng… + Nhờ có giao tiếp sư phạm, nhà giáo dục đã đi sâu vào thế giới tinh thần của học sinh, thiết lập được mối quan hệ gắn bó đối với học sinh, kích thích học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động giao tiếp để trở thành những nhân cách có ích cho xã hội và tự hoàn thiện bản thân Câu 5 Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm Nguyên tắc: là hệ thống những chuẩn mực, quy định có tác dụng chỉ đạo, định hướng suy nghĩ và hành động của con người Nguyên tắc giao tiếp sư phạm: là hệ thống những quan điểm có tác dụng chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử của chủ thể giao tiếp, cũng như việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp trong hoạt động sư phạm * Nguyên tắc mẫu mực, mô phạm - Mô phạm là khuôn mẫu, mực thước cho mọi người làm theo - Biểu hiện: ✓ Mẫu mực về hình thức (trang phục, cử chỉ, hành vi) ✓ Mẫu mực về thái độ quan hệ ✓ Mẫu mực về ngôn từ 8 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) - Sự mẫu mực trong giao tiếp sẽ tạo ra uy tín của GV đối với HS VD: Trong một lần, vì quá nóng vội, bạn đã phạt một học sinh vì cho rằng em đó đã vi phạm kỉ luật Nhưng rồi sau đó bạn phát hiện ra em đó ko có lỗi Bạn sẽ xử lý ntn? Cách xử lí: • Hãy thẳng thắn và trung thực với các em và với chính bản thân mình • Hãy công khai xin lỗi học sinh đó trước lớp Chờ một dịp thuận lợi, một buổi sinh hoạt lớp với không khí vui vẻ chẳng hạn, bạn hãy nói với các em học sinh thế này: “Hôm trước, cô đã hơi nóng vội nên đã phạt oan bạn A Người lớn cũng có những lúc mắc khuyết điểm Cô rất xin lỗi bạn A và cả lớp Chắc các em cũng là những học sinh rộng lượng đúng không?” • Hoặc gặp riêng học sinh, bạn sẽ nói chuyện dễ dàng hơn, cô trò cảm thông và hiểu nhau * Nguyên tắc tôn trọng nhân cách - Tôn trọng nhân cách là coi trọng phẩm giá, nguyện vọng của HS, không ép buộc - Biểu hiện: ✓ Biết khích lệ, động viên HS bày tỏ suy nghĩ, mong muốn; biết lắng nghe nhu cầu và nguyện vọng của các em ✓ Chân thành, trung thực trong phản ứng đối với HS; ✓ Sử dụng ngôn từ phù hợp; không có những lời nói xúc phạm đối với HS trong mọi trường hợp ✓ Cử chỉ, điệu bộ khoan hòa ✓ Trang phục gọn gàng, lịch sự VD: Với những học sinh ít nói có tính cách khép mình, có thể gọi phát biểu trong giờ sinh hoạt, một câu hỏi rộng có thể chia thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn như một sự gợi ý đối với học sinh đó Ngoài ra, giáo viên nên giữ nụ cười của mình sao cho thân thiện, biểu hiện mong chờ, điều này góp phần tạo cảm giác dễ chịu cho học sinh được hỏi * Nguyên tắc thiện chí - Thiện chí là nghĩ tốt về HS, tạo điều kiện cho HS bộc bạch tâm tư, nguyện vọng - Biểu hiện: 9 Nhóm học tập RAM(K70, K71, K72 – HNUE) ✓ Trong dạy học: Hết mình vì HS, làm việc với lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao đối với HS ✓ Trong đánh giá HS: Khách quan, công bằng, khích lệ sự tiến bộ và vươn lên của HS ✓ Trong phân công nhiệm vụ: lòng tin đối với HS ✓ Trong giải quyết các vấn đề quan hệ ✓ Trong sử dụng hình phạt VD: Sau khi chấm bài kiểm tra, giáo viên nhận thấy có hai bài khá giống nhau, một của học sinh giỏi, một của học sinh yếu hơn Lúc đó, giáo viên không nên có đánh giá chủ quan như bạn yếu chép bài bạn giỏi Giáo viên có thể gọi riêng hai bạn lên để đối chất về hai bài làm và đưa ra cách giải quyết công bằng nhất bất kể hai bạn có học lực ra sao Dù ai chép bài, giáo viên vẫn cần phải nhắc nhở nhẹ nhàng, trừ nhẹ bài chép Nếu bài không phải chép mà chỉ tình cờ giống nhau (điều này rất có thể xảy ra với các môn tự nhiên) nếu bài làm tốt, giáo viên có thể khích lệ sự tiến bộ của bạn yếu * Nguyên tắc tạo niềm tin - Tạo niềm tin là thể hiện sự chân thành, không sáo rỗng, kiểu cách - Biểu hiện: + Tin tưởng vào sự thay đổi và khả năng tiến bộ của HS + Tìm ra ưu điểm, mặt tích cực của HS thay vì miệt thị, phê phán + Khiến HS tin vào năng lực và nhân cách của mình + Ngay lập tức giải tỏa nghi kỵ của HS VD: Trong lớp có một học sinh rất nghịch ngợm hay pha trò trong giờ Giáo viên trong trường hợp này, không nên có định kiến xấu với học sinh (bởi từ đó có thể nảy sinh những đánh giá chủ quan tiêu cựccủa giáo viên trong quá trình tương tác của giáo viên với học sinh này),luôn phải tin rằng học sinh luôn có mặt tốt, tìm hiểu nguyên nhân họcsinh này nghịch như vậy là do đâu (có thể muốn thu hút sự chú ý, có thể là do thừa năng lượng, hoặc do học sinh đó không có nhiều cơ hộithể hiện bản thân với người khác,…), từ đó tìm hướng giải quyết thích hợp vì sự tiến bộ của học sinh đó 10