1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương khtn 8 giữa kỳ 2 115 bản

6 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập Giữa Kì 2 – Phân Môn Sinh Học 8
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Sinh Học
Thể loại đề cương
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 755,01 KB

Nội dung

VD: đất, gió, độ ẩm, oxygen, cacbondioxide, khói, bụi, + Nhân tố sinh thái hữu sinh: là các yếu tố sống của môi trường bao gồm con người và các sinh vật khác.. Ảnh hưởng của các nhân tố

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 – PHÂN MÔN SINH HỌC 8 Câu 1 Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên có ý nghĩa gì?

Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa giúp sức khỏe về thể chất, tinh thần và hoạt động của cơ quan sinh dục ở tuổi vị thành niên khỏe mạnh, từ đó, đảm bảo tương lai sự nghiệp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số

Câu 2 Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân như thế nào?

- Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy

- Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

- Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần

- Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại

- Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật

Câu 3: Môi trường sống là gì? Kể tên các loại môi trường sống?

-Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng

- Các loại môi trường sống chủ yếu

- môi trường trong đất: VD: Giun đất,

- môi trường trên cạn: VD: Gà, trâu , bò

- môi trường sinh vật: VD: Giun đũa sống trong ruột người, cây tầm gửi…

- môi trường nước: VD: Cá, cua, ốc…

Câu 4: Nhân tố sinh thái là gì? Phân biệt các loại nhân tố sinh thái?

- Các nhân tố trong môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật được gọi là các nhân tố sinh thái

- Các nhân tố sinh thái được xếp vào hai nhóm:

+ Nhân tố sinh thái vô sinh: là các yếu tố không sống của môi trường VD: đất, gió, độ ẩm, oxygen, cacbondioxide, khói, bụi,

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: là các yếu tố sống của môi trường (bao gồm con người và các sinh vật

khác) VD: cây cỏ, cào cào, con bò, con người,

Câu 5 : Tại sao trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống nhiều loài sinh vật

Con người có lao động và trí tuệ nên hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên Ngoài tác động giống sinh vật khác con người có trí tuệ cao nên con người còn tác động vào môi trường

tự nhiên bằng các nhân tố xã hội, trước hết là chế độ xã hội Tác động của con người vào môi

trường tự nhiên là tác động có ý thức, có quy mô rộng lớn vì vậy làm thay đổi mạnh mẽ môi trường

và sinh giới ở nhiều nơi

Câu 6: Trình bày sự ảnh hưởng của các nhân tố ssinh thái đến sinh vật?

a Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh:

- Ánh sáng, nhiệt độ là những nhân tố vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên đến sinh vật

- Thực vật thích nghi khác nhau trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, được chia thành hai nhóm chủ yếu là cây ưa sáng và cây ưa bóng

- Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian

- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật

Trang 2

b Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh:

- Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh Thông qua mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài các sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau

Câu 7: Giới hạn sinh thái là gì? và nêu lên ý nghĩa của nó đối với sản xuất nông nghiệp

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

-Khi xác định cơ cấu vật nuôi, cây trồng cho từng vùng thì phải căn cứ vào đặc điểm khí hậu, đất đai của vùng đó để lựa chọn cây giống, con giống thích hợp nhất

Trong việc di nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng cũng cần căn cứ vào đặc điểm đất đai, khí hậu của vùng sao cho giống được đưa tới có những điều kiển sinh trưởng và phát triển thuận lợi,

từ đó phát huy được hết tiềm năng của giống

Câu 8: Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá(A, B, C) về nuôi Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 𝟏𝟓𝟎C đến 𝟑𝟎𝟎C Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhiệt độ của mỗi loài cá (Hình 41.4) hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây

và giải thích

Nên nhập loài cá B vì cá B phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 150C đến 300C

- Loài cá A giới hạn sinh thái ngoài khoảng 150C đến 300C nên nuôi ở đây sẽ chết

- Loài cá C giới hạn sinh thái ngoài khoảng 150C đến 300C nên nuôi ở đây sẽ chết

Câu 9: Tại sao một số loài cây trồng dưới tán rừng cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải?

Những cây này cần ít ánh sáng độ ẩm cao( ưu bóng, ưa ẩm) Những loại cây này là những loài cây

ưa bóng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp (dưới tán rừng) Khi đem ra trồng nơi trống trải, sự tác động trực tiếp của cường độ ánh sáng cao khiến cho các hoạt động sinh lí của cây bị rối loạn (đặc biệt là hoạt động quang hợp), từ đó, ảnh hưởng xấu đến năng suất của cây trồng

Câu 10: Cá rô phi ở nước ta chết ở t o dưới 5.6 0 C và Trên 42 0 C, phát triển thuận lợi nhất ở t o

30 0 C Xác định: 5,6 0 C, 42 0 C là gì? Khoảng cách tử 5,6 0 C đến 42 0 C là gì? 30 0 C là gì?

Trả lời:

+ Nhiệt độ 5.60C là giới hạn dưới (Điểm gây chết)

+ Nhiệt độ 420C là giới hạn trên(Điểm gây chết)

+ Nhiệt độ 300C là điểm cực thuận, ở điểm này thì phát triện mạnh nhất

Từ 5.60C đến 420C gọi là giới hạn chịu đựng hay là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam

Trang 3

Câu 11 Giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp cây trồng đúng thời vụ cho năng suất cao hơn?

Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng vụ thường đạt năng suất cao vì: Khi trồng cây đúng thời vụ, cây trồng sẽ có các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… phù hợp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức sống cao, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường Nhờ đó, cây trồng sẽ cho năng suất cao

Câu 12: Quần thể sinh vật là gì? Lấy VD vêề quần thểsinh vật tự nhiên và qần thể sinh vật nuôi?

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định,

ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới

- Ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên: Quần thể Cá cóc ở Tam Đảo

- Ví dụ về quần thể vật nuôi hoặc cây trồng: Quần thể cá mè trong ao, quần thể cây đậu xanh trong vườn

Câu 13:Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể

-Bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể vì: Quần thể sinh vật tồn tại trong môi trường sống, bị biến động do các nhân tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường Do đó, bảo vệ môi trường sống nhằm đảm bảo các nhân tố của môi trường ít biến động theo hướng tiêu cực cho sự phát triển của quần thể chính là biện pháp quan trọng để quần thể phát triển ổn định

- Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể: Thành lập các vườn quốc gia (vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì,…) và các khu bảo tồn, khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật, kiểm soát dịch bệnh,…

Câu 14: Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng

Đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng:

- Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên mà quần thể đang sống

- Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới có điều kiện thuận lợi hơn như vườn thú, trang trại bảo tồn,…

Để quần thể sinh vật phát triển ổn định cần:

- Bảo vệ môi trường sống của quần thể (lập vườn quốc gia, khu bảo tồn)

- Kiểm soát dịch bệnh

- Khai thác tài nguyên hợp lý

Câu 15: Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần thể?

-Kích thước của quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể -Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể Tỉ lệ giới tính

là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể

- NHóm tuổi: Quần thể có nhiều nhóm tuổi (tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản), mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.Cấu trúc nhóm tuổi của quần thể được biểu thị bằng các kiểu tháp tuổi (tháp phát triển, tháp ổn định, tháp suy thoái)

-Cách phân bố: Mỗi quần thể có cách phân bố cá thể khác nhau Có 3 kiểu phân bố gồm: phân bố đều, phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên

Trang 4

Câu 16; trình bày khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?

*Khái niệm quần xã sinh vật

- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác loài, cùng sinh sống với nhau trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định Các sinh vật trong quần xã có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định

Ví dụ, Vườn quốc gia Cúc Phương là một quần xã rừng nhiệt đới, có nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống ở đây như chò xanh, chò chỉ, khướu mỏ dài trong một thời gian dài

* Một số đặc trưng của quần xã

Đặc trưng cơ bản của quần xã là Độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã

- Độ đa dạng trong quần xã được thể hiện bằng mức độ phong phú về ở số lượng loài trong quần xã

và số lượng cá thể của mỗi loài

- Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng, có sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh ảnh hưởng tới cả quần xã

Ví dụ: lúa là loài ưu thế trong quần xã lúa

- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có nhiều cá thể hơn hẳn

Ví dụ: loài đặc trưng của rừng U MInh là cây tràm

Câu 17: Trình bày các biện pháp Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã

- Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học

- Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

- Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

- Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật

- Cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng

Câu 18: Cho các loài sinh vật gồm lim xanh, gấu trắng, bò, lạc đà, lúa nước, đước Em hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: bắc cực sa mạc, rừng ngập mặn

- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật bắc cực: gấu trắng

- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật sa mạc: lạc đà

- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật rừng ngập mặn: đước

Câu 19: Hãy sắp xếp các quần xã Rừng nhiệt đới, Sa mạc, Rừng ôn đới, Đồng cỏ theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này

- Thứ tự giảm dần về độ đa dạng các quần xã lần lượt là b( Rừng nhiệt đới) - c( Rừng ôn đới) - a( Đồng cỏ) - d( Sa mạc)

- Có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này chủ yếu là do điều kiện khí hậu khác nhau

ở mỗi vùng: Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật nên có độ đa dạng cao Ngược lại, sa mạc có khí hậu nắng hạn khắc nghiệt dẫn đến có ít loài sinh vật có thể thích nghi để sinh trưởng và phát triển nên có

độ đa dạng thấp

Câu 20; Trình bày Khái niệm hệ sinh thái, Thành phần cấu trúc hệ sinh thái, Các kiểu hệ sinh thái

*Khài niệm:- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng (sinh cảnh), trong đó các loài sinh vật tương tác với nhau và tác động qua lại với môi trường sống

* Thành phần cấu trúc hệ sinh thái: Bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

- Thành phần vô sinh: Chất vô cơ, nước, ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa…

Trang 5

+ Sinh vật sản xuất: Các loài sinh vật có khả năng quang hợp lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời tạo thành chất hữu cơ (tự dưỡng) VD: vi khuẩn lam, các loài tảo (cát tảo, khuê tảo, tảo giáp, tảo lục,…), thực vật bậc cao (ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành mộc lan….)

+ Sinh vật tiêu thụ: Các loài sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (không có khả năng tự dưỡng), mà phải lấy chất hữu cơ từ thức ăn (dị dưỡng) VD: động vật ăn thực vật, động vật

ăn thịt,…

+ Sinh vật phân giải: Các loài sinh vật có khả năng phân giải xác, chất thải của sinh vật thành chất

vô cơ VD: một số loài nấm, hầu hết vi khuẩn…

* Các kiểu hệ sinh thái: Có thể phân làm 2 kiểu:

- Hệ sinh thái tự nhiên: Bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước

+ Hệ sinh thái trên cạn: HST rừng nhiệt đới, HST rừng lá kim, HST bình nguyên, HST hoang

mạc,

+ Hệ sinh thái dưới nước: HST nước mặn (HST biển, HST cửa sông,…), HST nước ngọt (HST hồ, HST sông,…)

- Hệ sinh thái nhân tạo: Được tạo thành nhờ hoạt động của con người như : HST đồng ruộng, HST thành phố, đô thị, HST thực nghiệm (một bể cá, một HST trong ống nghiệm,…)

Câu 21: Em hãy lấy ví dụ về các loài sinh vật thuộc nhóm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

và sinh vật phân giải trong một hệ sinh thái

Trả lời : Trong hệ sinh thái đồng cỏ:

+ Sinh vật sản xuất: Cỏ trong họ Hòa Thảo , một số loài cây thân thảo thuộc họ Cói

+ Sinh vật tiêu thụ: Sư tử, ngựa hoang, bò rừng, sói đồng cỏ,

+ Sinh vật phân giải: Nấm, hầu hết vi khuẩn,

Câu 22 Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích?

(1)Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt

(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó

(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã

(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác

Phát biểu 1: Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt

Phát biểu này sai vì loài thứ yếu mới đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong

vì nguyên nhân nào đó chứ không phải loài chủ chốt

Phát biểu 2: Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác trong quần thể khi nhóm này

suy vong vì một lí do nào đó Phát biểu này đúng vì khi môi trường sống bị thay đổi làm cho nhóm loài ưu thế bị suy vong, một loài ngẫu nhiên nào đó trong quần xã thích nghi với điều kiện môi trường mới, do đó nó sinh trưởng và phát triển nhanh, chiếm số lượng lớn, dần dần thay thế cho loài ưu thế trước đó

Phát biểu 3: Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp,

nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã Phát biểu này đúng

Phát biểu 4: Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai

trò quan trọng so với các loài khác Phát biểu này sai vì loài đặc trưng chỉ có ở một quần xã nào đó

Trang 6

hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác

Câu 23: Chức năng của hệ sinh dục nam và nữ có gì khác nhau?

Sự khác nhau giữa chức năng của hệ sinh dục nam và nữ:

- Hệ sinh dục nam có chức năng sản xuất, lưu giữ, nuôi dưỡng tinh trùng và giải phóng tinh trùng trong quá trình thụ tinh; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh tinh trùng

- Hệ sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh trứng

Câu 24 Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ?Tinh hoàn nằm trong bìu

có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?

* Chức năng của các cơ quan sinh dục nam

-Tinh hoàn là nơi sinh sản ra tinh trùng Mào tinh là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện

về cấu tạo Ỗng dẫn tinh giúp tinh trùng di chuyển đến túi tinh Tuyến tiền liệt tiết dịch hoà với tinh trùng thành tinh dịch phóng ra ngoài qua ống đái trong dương vật Tuyết hành tiết dịch bôi trơn khi quan hệ tình dục

-Chức năng của cơ quan sinh dục nữ

Buồng trứng sản sinh ra trứng Phễu dẫn trứng hứng và đưa trứng sau khi rụng vào ống dẫn trứng

Tử cung làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi phát triển Âm đạo là nơi tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ khi sinh Tuyến tiền liệt tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo

* Giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng

Câu 25:Hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai Nếu quá trình thụ thai không xảy ra sẽ gây nên hiện tượng gì? cho biết những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai

- Phân biệt thụ tinh và thụ thai:

Tiêu

Khái

niệm

Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với

trứng tạo thành hợp tử

Thụ thai là quá trình phôi bám vào niêm mạc

tử cung, làm tổ và phát triển thành thai

Vị trí

diễn ra

Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng

1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng) Trong tử cung

Điều

kiện

Trứng phải gặp được tinh trùng Tinh trùng

phải chui được vào bên trong trứng

Phôi phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung

- Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, thể vàng sẽ bị thoái hóa dần làm cho lớp niêm mạc tử cung bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy gây nên hiện tượng kinh nguyệt

- Những điều kiện cần cho sự thụ tinh: Trứng phải gặp được tinh trùng ở thời điểm nhất định Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng

- Những điều kiện cần cho sự thụ thai: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung

Ngày đăng: 15/03/2024, 23:01

w