1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huong dan trinh bay cuon kltn 2023

39 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC SINH HỌCHƯỚNG DẪN Trang 2 MỤC LỤC STT Nội dung Trang1 Cấu trúc của khoa luận Trang 3 Khoa Khoa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Lưu hành nội bộ) Khoa Khoa học Sinh học Hướng dẫn cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp - MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Cấu trúc của khoa luận 2 Cách đánh số trang, số bảng, hình và các mục trong khóa luận tốt nghiệp 2.1 Cách đánh số các mục và tiểu mục 2.2 Cách đánh số trang 2.3 Cách đánh số thứ tự bảng và hình 3 Cấu trúc bảng và hình 2 Khoa Khoa học Sinh học Hướng dẫn cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp - CÁCH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài liệu này giúp sinh viên tham khảo để hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính khoa học, tính trung thực, và thể hiện năng lực của sinh viên thông qua cách chuyển tải kết quả nghiên cứu cho người đọc Sự thống nhất trong hình thức trình bày giúp cho sinh viên định hướng tốt khi viết, KLTN có sự đồng bộ, đẹp về hình thức, chuẩn về nội dung Đồng thời, việc này cũng đóng góp vào sự kế thừa, phát triển mang tính hệ thống trong nghiên cứu khoa học của các thế hệ sinh viên 1 Yêu cầu chung về Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) - Về cấu trúc: KLTN gồm 2 phần: phần chính và phần bổ sung Phần chính gồm: ● Lời cam đoan Chương 1 Mở đầu ● Tóm tắt 1 Đặt vấn đề 2 Mục tiêu đề tài ● Abstract (tóm tắt bằng tiếng Anh) 3 Nội dung thực hiện Chương 2 Tổng quan tài liệu ● Mục lục Chương 3 Vật liệu và phương pháp ● Danh sách các chữ viết tắt nghiên cứu Chương 4 Kết quả và thảo luận ● Danh sách các bảng Chương 5 Kết luận và đề nghị Tài liệu tham khảo ● Danh sách các hình Phần bổ sung gồm: ● Phụ lục ● Trang bìa (1 và 2) ● Danh sách các thuật ngữ chuyên môn được dịch nghĩa (nếu có) ● Lời cảm ơn 3 Khoa Khoa học Sinh học Hướng dẫn cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp - KLTN được viết theo thứ tự như sau: trang đầu tiên là trang bìa 1, trang bìa 2, Lời cảm ơn, Lời cam đoan của tác giả, Tóm tắt, Abstract, Mục lục, Danh sách các chữ viết tắt, Danh sách các bảng, Danh sách các hình, Chương 1 Mở đầu, Chương 2 Tổng quan tài liệu, Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu, Chương 4 Kết quả và thảo luận, Chương 5 Kết luận và đề nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Danh sách các thuật ngữ chuyên môn được dịch nghĩa (nếu có) - Về văn phong: KLTN phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, tuân thủ theo các quy định trong hướng dẫn này - Sử dụng kiểu chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Microsoft Office Word, phần text chính dãn dòng 1,5 lines (có thay đổi ở một số nơi, ví dụ như chú thích hình, bảng dãn dòng 1.0), lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2 cm và lề dưới 2,5 cm, canh đều hai bên - Thuật ngữ chuyên môn trong Khóa luận phải được dùng chính xác và thống nhất dựa vào tài liệu tham khảo, nếu là thuật ngữ mới phải có định nghĩa và chú giải - Tên khoa học của các loài vi sinh vật, cây trồng, vật nuôi phải viết theo đúng quy định (ví dụ Aspergilllus niger) (Tham khảo hướng dẫn viết tên khoa học của các loài – How to Write Latin Names of Species, How to Write Scientific Names of Organisms…) - Các quy ước khác: ● Khóa luận được in một mặt trên giấy trắng khổ A4, dày tối thiểu 35 trang và tối đa 60 trang không kể phụ lục ● Khóa luận được đóng bìa giấy cứng màu xanh lá cây (có giấy kính bên ngoài) và dán gáy màu xanh lá cây theo quy định chung của trường ● Không có header/footer, không trang trí những hình ảnh không cần thiết trong khóa luận ● Không tô đậm tên các loại thuốc, biệt dược, các chất hóa học và các danh từ khác 4 Khoa Khoa học Sinh học Hướng dẫn cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp - ● Không tùy tiện gạch chân, tô đậm, in nghiêng các đoạn văn hoặc các mệnh đề 2 Cách đánh số trang, số bảng, hình và các mục trong khóa luận tốt nghiệp 2.1 Cách đánh số các mục và tiểu mục - Các mục, tiểu mục trong các chương của khóa luận được trình bày và đánh số với nhiều nhất là bốn chữ số trong đó số thứ nhất chỉ số chương, số thứ 2 chỉ số mục, số thứ 3 là nhóm tiểu mục, số thứ 4 là tiểu mục Số thứ tự và tên của mục, tiểu mục cách nhau bởi dấu chấm và được tô đậm - Ví dụ: Mục Chương 4.1.2 Tiểu mục 1 Nhóm tiểu 2.2 Cách đánh số trangmục - Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy và không kèm thêm chữ “Trang” Số trang có kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ là 10, không viết nghiêng, không tô đậm - Các trang của phần chính: gồm 05 chương và tài liệu tham khảo phải được đánh số trang liên tục bằng số Ả Rập (1, 2, 3 ) - Các trang phần bổ sung: Chương 1 phải được đánh số La mã kiểu chữ thường (i, ii, iii, iv, v ) Hai trang bìa và phụ lục không đánh số trang 2.3 Cách đánh số thứ tự bảng và hình - Số bảng: Số bảng được tô đậm và gồm chữ số chỉ số chương và số thứ tự của Bảng trong chương tương ứng, cách nhau bởi dấu chấm (.) Ví dụ: Bảng 4.4 Tên bảng (nghĩa là Bảng thứ 4 trong chương 4) - Số hình: Số hình được tô đậm và gồm chữ số chỉ số chương và số thứ tự của Hình trong chương tương ứng, và cách nhau bởi dấu chấm (.) Ví dụ: Hình 4.6 Tên hình (nghĩa là Hình thứ 6 trong chương 4) 3 Cấu trúc bảng và hình 3.1 Bảng 5 Khoa Khoa học Sinh học Hướng dẫn cách trình bày Khóa luận tốt nghiệp - - Bảng trình bày các kết quả dạng số liệu, công thức, và liệt kê kết quả tổng hợp Cấu trúc 1 bảng gồm 3 phần: phần trên là tựa bảng, phần giữa là thân bảng chứa dữ liệu và phần cuối là chú thích (nếu có) Các phần tạo thành một khối không tách rời nhau, vì vậy không có khoảng trống giữa các phần * Tựa bảng gồm số bảng (xem mục 2.2) và tiêu đề của bảng: xếp phía trên bảng và canh trái (Lưu ý tiêu đề của bảng không tô đậm, không có dấu chấm (.) ở cuối tựa bảng) + Tiêu đề của bảng diễn tả nội dung của số liệu trong thân bảng, nên viết ngắn gọn từ 1 – 2 hàng, với chiều dài của hàng không vượt quá chiều rộng thân bảng dữ liệu + Nếu các bảng trích dẫn từ các tài liệu khác thì phải ghi rõ nguồn gốc phía dưới thân bảng, ngay sau chú thích (nếu có) * Bảng dữ liệu: kích thước và tổ chức các mục phần trong bảng phải đơn giản và dễ hiểu về số liệu và chú thích + Bảng được định dạng gồm các đường kẻ ngang (độ dày ½ pt), không có đường kẻ đứng và đường viền bao của thân bảng Số liệu được trình bày có thể đính kèm các giá trị thống kê hoặc các chú giải khác, không tô đậm, in nghiêng và gạch dưới số liệu * Chú thích (nếu có): câu chú thích đặt bên dưới thân bảng và được in nghiêng, cỡ chữ 12, dãn dòng 1 line, kết thúc bằng dấu chấm câu Không dùng từ GHI CHÚ để giải thích - Sau đây là ví dụ về cách trình bày bảng: Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các yếu tố giống và xử lí nhiệt đến chiều cao chồi dứa tái sinh từ đỉnh sinh trưởng Yếu tố ảnh hưởng Nghiệm thức Chiều cao trung bình (cm) 30 ngày 50 ngày 70 ngày TQ 1, 4 0,66b 1,05b 1,90b Giống TL 2, 5 0,58ab 0,80ab 1,16a LĐ 3, 6 0,46a 0,65a 0,87a Xử lí nhiệt + 1, 2, 3 0,57a 0,92a 1,45a - 4, 5, 6 0,55a 0,75a 1,17a Trong cùng một cột và cùng yếu tố ảnh hưởng, các giá trị trung bình có kí tự theo sau khác nhau có sự khác biệt về mặt thống kê (P

Ngày đăng: 15/03/2024, 18:24

Xem thêm:

w