1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung khảo sát đồng bằng sông cửu long

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những thách thức trong phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long .... Đôi nét Đồng bằng sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lớp: Du lịch K12_CLC – Lớp B Nhóm sinh viên thực hiện: Hà Tuyền Vi - 2156181102 Lê Thanh Trường Vũ - 2156181103 Phạm Anh Vũ - 2156181104 Trần Bích Ngọc - 2156181076 Nguyễn Phan Thiên Mỹ - 2156181072 Trần Minh Duy - 2156181053 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Mục lục I Tổng quan Đồng bằng Sông Cửu Long 3 1 Đôi nét Đồng bằng sông Cửu Long 3 2 Vị trí địa lý 4 3 Điều kiện tự nhiên 4 4 Điều kiện kinh tế và xã hội 5 5 Điều kiện văn hóa 6  Văn hóa vùng, con người 6  Giá trị lễ hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 8 6 Đặc trưng nổi bật 9 II Hiện trạng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long 11 1 Hiện trạng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long 11 2 Tài nguyên đồng bằng sông Cửu Long 13 2.1 Nguồn nước 13 2.2 Tài nguyên đất 13 2.3 Hệ sinh thái và động vật 15 III Định hướng phát triển du lịch tại địa phương và sản phẩm du lịch 17 1 Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long theo hướng liên kết vùng 17 2 Những thách thức trong phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long 17 3 Định hướng liên kết vùng để phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long 20 4 Giải pháp nhằm phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long theo hướng liên kết vùng: 21 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 I Tổng quan Đồng bằng Sông Cửu Long 1 Đôi nét Đồng bằng sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau Hệ thống đô thị: hiện nay hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương từ đầu năm 2004) Trong đó, tỉnh An Giang có hai thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc, tỉnh Đồng Tháp có hai thành phố là Cao Lãnh và Sa Đéc Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1976 cho đến năm 1999, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai thành phố (lúc bấy giờ đều là thành phố trực thuộc tỉnh) là Cần Thơ và Mỹ Tho Từ năm 1999 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh Thương mại: Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất Du lịch: Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 khám phá các cù lao Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế Cuộc sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển dựa trên sông nước Nhiều xóm làng có thể chỉ tới được bằng đường thủy thay vì đường bộ Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và từ đó phát triển thành nghệ thuật sân khấu cải lương 2 Vị trí địa lý Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km² Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) Ngoài ra còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai 3 Điều kiện tự nhiên  Địa hình: ở ĐBSCL có địa hình khá thấp, khi đó chỉ có độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển  Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm tại ĐBSCL từ 24 đến 27 độ C, biên độ nhiệt từ 2 đến 3 độ/ năm  Mùa: bị chia rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 ->10, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ĐBSCL là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn  Đất đai: Vô cùng phong phú, với đất mặn , đất phèn có độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ và đất phù sa có nhiều ở ven và giữa 2 con sông 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Tiền và sông Hậu Diện tích đất tự nhiên chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất cả nước, và chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn  Nguồn nước: ĐBSCL là một bộ phận của sông Mê Kông, cung cấp nguồn nước vô cùng dồi dào, khi vào mùa mưa thì nước sẽ dâng cao, vào màu khô nước sẽ có hiện tượng nhiễm mặn  Tài nguyên: là nguồn cung cấp thuỷ hải sản phong phú, cùng nguồn dầu khí lớn có trên vùng biển giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến  Khoáng sản: Nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn… Nói chung nơi đây có trữ lượng khoáng sản không đáng kể 4 Điều kiện kinh tế và xã hội Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là vựa lương thực của cả nước với sản xuất lúa thâm canh từ hai đến ba mùa vụ mỗi năm Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang bị sụt lún đất và mặn hóa do tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội Đó cũng chính là những thách thức mà đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt và cần có những giải pháp thích hợp để khắc phục triệt để tình trạng ấy Thời gian qua, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng kinh tế trọng điểm nói riêng (gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau) liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản Theo đó, Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng Bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên Đã hình thành các 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng cũng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang), Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch Hệ thống đô thị trong vùng cũng phát triển không kém, trong đó có thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã, đang và sẽ tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc, tạo cục diện mới cho tăng trưởng kinh tế và giao thương quốc tế Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, thành phố đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) và Thành phố Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng, với vị trí và tiềm năng du lịch thì Phú Quốc đang là đầu tàu của vùng trong phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao 5 Điều kiện văn hóa  Văn hóa vùng, con người Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Việt, Hoa, Khmer, Chăm,… Sự chung sống hòa bình, cùng đoàn kết chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lược bảo vệ quê hương đã hình thành nên đặc thù văn hoá riêng của các cộng đồng dân tộc Việt Nam ở vùng đất mới này của tổ 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 quốc bên cạnh bản sắc văn hoá chung của dân tộc Việt Nam Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá trên cơ sở kinh tế hàng hoá sớm phát triển, đã tạo nên những biến đổi, những nhân tố mới bên cạnh văn hoá truyền thống của từng dân tộc Những biến đổi, những yếu tố mới đã hình thành trên cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, từ công cụ sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại, … đến sự ra đời và phát triển đến ngày nay của các tôn giáo địa phương (Cao Đài, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa), tạo nên bản sắc văn hoá ĐBSCL Trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, môi trường và điều kiện tự nhiên của ĐBSCL đã bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam nói chung nét đặc trưng độc đáo của mình: đó là yếu tố “sông nước” Truyền thống văn hóa lúa nước của người Việt vào đến Nam Bộ được hoàn chỉnh một cách tinh tế bởi yếu tố sông nước Làng Nam Bộ hầu như phân bố dọc sông, kênh rạch, tạo thành kiểu cư trú phổ biến - kiểu cư trú hình tuyến, giao thông thủy tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại sớm, “chợ nổi” hình thành sớm trên các trục giao thông thủy, đời “thương hồ - gạo chợ nước sông”, giới thương hồ tập trung ở khu vực giáp nước, “đò dọc” đã nối liền vùng ĐBSCL rộng lớn tạo cho cả vùng một sự đồng nhất cao trong văn hóa Yếu tố sông nước đã tạo cho người Việt vùng ĐBSCL và lan tỏa khắp Nam Bộ một “tư duy sông nước”, tạo ra một hệ thống biểu tượng gắn với sông nước Kết quả là một hệ thống biểu tượng văn hóa đặc trưng gắn với sông nước được thể hiện trong phương ngữ của người Việt Nam Bộ Chính tư duy sông nước đã làm hình thành và thay thế đến mức đáng ngạc nhiên về tính biểu tượng trong đặc trưng văn hóa Nam Bộ so với Bắc Bộ và Trung Bộ: xe khách thành “xe đò”, đi nhờ thành “quá giang”, anh em đồng hao thành “anh em cột chèo”, Cư dân trong làng định cư dọc theo kênh rạch; làng không có chức năng phân chia lại ruộng đất công, điều hành nguồn nước; không có cơ cấu khép kín, mà là một “thiết chế mở, vượt khỏi trạng thái tự túc, tự trị cổ truyền” Dân làng không chịu ảnh hướng nặng nề của thiết chế làng – họ; tính độc lập của cá nhân được đề cao Hiện tượng cả xã chỉ có một dòng họ duy nhất gần như không có ở ĐBSCL, mặc dù quan hệ thân tộc họ hàng vẫn có một vị trí quan trọng trong các quan hệ xã hội ở nông thôn Tình làng, nghĩa xóm, quan hệ”lối xóm” có ảnh hưởng khá mạnh 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 trong tiếp thu thông tin, kỹ thuật sản xuất mới, tương trợ giúp đỡ nhau trong đời sống và sản xuất Phong tục lễ tiết ở cấp độ làng xã rất yếu, tuy rằng ở qui mô gia đình thì khá mạnh Sinh hoạt và kinh tế của làng gắn với thị trường Người dân có đầu óc thực tế, năng động, “miệng nói tay làm”, lấy thực tiễn làm thước đo chân lí, ít giáo điều, nhiều sáng tạo; khai thác tự nhiên trong sự hài hòa với tự nhiên (chung sống với lũ - là một một biểu hiện tiêu biểu) nên tính tình cởi mở, thông thoáng, hào hiệp, bao dung, bộc trực, thẳng thắn, coi trọng lẽ công bằng, trọng nghĩa khinh tài, có tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, kiên quyết trong đấu tranh với kẻ thù ngoại xâm; sống lâu trong môi trường kinh tế hàng hoá, người dân có khả năng cao trong thích ứng, nhạy bén, có bản lĩnh vượt thoát những thử thách trong đời sống và hoạt động kinh tế  Giá trị lễ hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Vùng ĐBSCL có hơn 1.230 lễ hội, trong đó, lễ hội dân gian, truyền thống chiếm gần 70%, lễ hội tôn giáo chiếm hơn 21%, lễ hội lịch sử cách mạng hơn 8%, còn lại là các lễ hội khác Bên cạnh những lễ hội cấp quốc gia tiêu biểu, như: lễ hội Vía Bà chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), lễ hội Kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá, Kiên Giang), lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau) , còn có các lễ hội với dấu ấn đặc sắc về văn hóa của các dân tộc sinh sống trong vùng, như: lễ hội Ok Om Bok, lễ Sen Dolta, hội đua bò Bảy Núi của người Khmer; lễ Ramadan, lễ hội Roya của người Chăm; lễ cúng Bà Thiên Hậu của người Hoa Ngoài ra, còn có một số lễ hội quảng bá đặc sản vùng sông nước ĐBSCL như: lễ hội Dừa Bến Tre, lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (tổ chức tại thành phố Cần Thơ) 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Lê hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer ở tỉnh An Giang (Ảnh: Quảng Ngọc Minh)_Nguồn: vapa.org.vn Lễ hội ở ĐBSCL có một số giá trị tiêu biểu sau: - Thứ nhất, lễ hội góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục tinh thần yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống tốt đẹp cho người dân - Thứ hai, lễ hội góp phần phát triển kinh tế, hình thành nên mô hình du lịch văn hóa gắn với trải nghiệm, thưởng thức các lễ hội đặc sắc của vùng ĐBSCL - Thứ ba, lễ hội giúp tăng cường tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần ổn định xã hội 6 Đặc trưng nổi bật Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, có mạng lưới sông dày đặc, có thể đi thuyền nhỏ ngao du ở các sông đan chéo lẫn nhau 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Diện tích tương đối rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước, đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp Khó khăn của vùng là diện tích đất phèn, đất mặn khá lớn, đặc biệt những năm gần đây là thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc xâm nhập mặn đe dọa trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Vùng có nhân khẩu lớn thứ hai cả nước sau đồng bằng Sông Hồng Cư dân chủ yếu là người Việt, người bản địa Khơ Me sinh sống chủ yếu ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng Người Chăm theo đạo Hồi sống ở Tân Châu (An Giang) Người Hoa thì chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 51% sản lượng và diện tích gieo trồng Ngoài ra cũng là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam Một trong những vùng trồng cây ăn trái lớn nhất cả nước Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng Các ngành công nghiệp, đặc biệt là chế biến lương thực thực phẩm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng Du lịch sinh thái ngày càng khởi sắc, như du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo Ví dụ như Phú Quốc đang nổi lên là trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế Mạng lưới đường bộ từng bước được quy hoạch, nâng cấp, xây dựng theo dạng ô bàn cờ Bao gồm các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý Vùng có nhiều cây cầu lớn vượt sông ○ Ví dụ: Cầu Rạch Miễu nằm trên tuyến quốc lộ 60, nối 2 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre ○ Cầu Cần Thơ cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long ○ Cầu Mỹ Thuận nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long ○ Cầu Cao Lãnh dài hơn 2 km bắc qua sông Tiền nối liền TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 ○ Cầu Vàm Cống nằm ở ngã ba sông Hậu nối tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang ○ Cầu Cổ Chiên nối 2 tỉnh Bến Tre - Trà Vinh Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng, trong đó Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất, hiện đại nhất II Hiện trạng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long 1 Hiện trạng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long ● Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong 7 vùng trọng điểm về du lịch trong cả nước, là nơi có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, Đây là những yếu tố giúp du lịch vùng ĐBSCL xây dựng được các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách và đủ tiềm năng để trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng quan trọng ở khu vực phía Nam ● Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, trong năm 2019, ngành Du lịch vùng ĐBSCL đã đón 46.305.832 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 13,65% so với năm 2018 Trong đó, số lượng du khách quốc tế là 3.505.777 lượt khách - tăng 2,50% so với năm 2018, số lượng du khách nội địa là 42.800.055 lượt khách - tăng 14,67% so với năm 2018 Doanh thu du lịch đạt 40.317 triệu đồng - tăng 69,52% so với 2018 Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của các bên liên quan trong ngành Du lịch đã liên kết, hợp tác nhằm tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật,… góp phần vào sự phát triển du lịch của vùng ● Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và kéo dài, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng nặng nề Trong năm 2020, lượng khách du lịch đến các tỉnh ĐBSCL chỉ đạt 28,5 triệu lượt, giảm 38,4% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 21.879 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 ● ĐBSCL có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000 km, hệ sinh thái đa dạng từ nước ngọt đến nước mặn; đặc biệt là kho tàng văn hóa dân gian giàu bản sắc Du lịch ĐBSCL có thể phát triển nhiều loại hình, gồm: Sinh thái, nghỉ dưỡng, biển đảo, MICE, văn hóa - lịch sử, tâm linh, cộng đồng, nông nghiệp,… Riêng mảng du lịch cộng đồng đang được quan tâm bởi không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa mà còn giúp du khách tham gia nhiều trải nghiệm thể hiện trách nhiệm với thiên nhiên Mặc dù vậy, trên thực tế, mảng du lịch cộng đồng ở vùng đất này mới chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu Ví dụ mô hình du lịch cộng đồng Mười Ngọt tại Cà Mau, với đặc trưng là dẫn du khách đi “ăn ong” ở rừng U Minh Hạ; mô hình du lịch cộng đồng liên kết xây dựng tuyến tham quan xuyên rừng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (đi tàu cao tốc, ăn hàu biển, hải sản…); du lịch Cồn Sơn tham quan sông nước ở TP Cần Thơ, ở tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long,…Đặc điểm chung của những người làm du lịch cộng đồng ở nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long là do người dân tự chuyển đổi từ làm vườn, làm nông… sang hoạt động du lịch Vì vậy các sản phẩm nhỏ lẻ, chủ yếu là nông sản và dịch vụ vẫn chưa thể chuyên nghiệp Ðồng thời người dân cũng gặp không ít khó khăn về chính sách, nguồn vốn, nhân lực, “tự tìm lối đi”, tự mày mò, nâng cấp,… ● Ngoài ra, ngành Du lịch vùng ĐBSCL đang gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững của vùng Cụ thể, số lượt du khách quốc tế đến vùng ĐBSCL chỉ đứng thứ 4 sau các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam bộ và vùng duyên hải Nam Trung bộ Số lượt du khách đến với ĐBSCL đạt mức trung bình so với các vùng du lịch khác; tuy nhiên, lại xếp ở vị trí cuối cùng về doanh thu từ ngành Du lịch Chứng tỏ, chi tiêu của khách du lịch tại vùng còn rất thấp, ngành Du lịch ĐBSCL khai thác chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của vùng Ngành Du lịch vùng ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức trong quá trình phát triển “nóng” như: Sản phẩm du lịch còn trùng lặp, chưa mang tính đặc thù; ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp; điều kiện cơ 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 sở vật chất, hạ tầng du lịch chưa đáp ứng kịp thời; việc khai thác, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch còn tồn tại nhiều yếu kém, 2 Tài nguyên đồng bằng sông Cửu Long 2.1 Nguồn nước ĐBSCL nhận nước ngọt từ sông Mekong và nước mưa Cả hai nguồn này rõ ràng là theo mùa Lượng nước trung bình của sông Cửu Long chảy qua ĐBSCL là hơn 460 tỷ mở và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa này trong quá trình bồi tụ lâu dài đã tạo nên vùng châu thổ hiện đại ĐBSCL có hệ thống sông rạch lớn nhỏ chằng chịt nên việc cung cấp nước ngọt quanh năm cho vùng này rất thuận lợi Trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mekong là nguồn nước mặt duy nhất Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2400 mm ở phía tây ĐBSCL đến 1300 mm ở trung tâm và 1600 mm ở phía đông Trong đợt nước lớn thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây lũ lụt Chế độ thủy văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật: - Nước ngọt và lũ về mùa mưa được chuyển hóa thành phù sa, sinh vật phù du và ấu trùng - Ngập mặn trong mùa khô vùng ven biển - Nước chua chua vào mùa mưa ở đất kiềm Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn cung cấp nước ngầm nhỏ Khai thác khoáng sản ước tính khoảng 1 triệu m3/ngày, chủ yếu để cung cấp nước sinh hoạt và nước uống 2.2 Tài nguyên đất Tổng diện tích của ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chiếm 65% Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm hơn 50%, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Trên 90% Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5% Các nhóm đất chính ở ĐBSCL gồm: - Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này - Đất phèn (1,6 triệu ha): Đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lận Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau - Đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha): Chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô - Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía Tây-Bắc ĐBSCL) Nhìn chung ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn Do nền đất yếu cho nền để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 2.3 Hệ sinh thái và động vật 2.3.1 Hệ sinh thái Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở ĐBSCL Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và không thể được do quản lý Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL Việc quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái Trong các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:  Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau  Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm) Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phản Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như 15 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng Cây trăm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn  Hệ sinh thái cửa sông Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biến Chủng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt Của sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, do đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bởi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển Hệ sinh thái cửa sống năm trong số các hệ sinh thái phong phủ và năng động nhất trên thế giới Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lương phù sa), những yếu tố có thể pha vớ hạ sinh thái này Nhiều loài tôm cá ở ĐBSCL là những loài phụ thuộc vào cửa sống Mô hình di cư và sinh sản của các loại này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sống và thủy triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường của sông, 2.3.2 Hệ động vật Hệ động vật ở ĐBSCL gồm 23 loài cỏ vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.Sự sống còn của các quan hệ động vật có vú đang bị đe dọa bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi) ĐBSCL là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú trong những năm gần đây khu vực sinh sản lớn của các loài diệc,vò vằn, có trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã được phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận Những vùng ngập nước ở ĐBSCL cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng 16 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ ĐBSCL có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm III Định hướng phát triển du lịch tại địa phương và sản phẩm du lịch 1 Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long theo hướng liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi, có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước… Nhưng, đồng bằng sông Cửu Long chưa tận dụng, khai thác, phát triển được lợi thế tương xứng và hiệu quả Do vậy, phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long theo hướng liên kết vùng là việc làm cần thiết hiện nay Rừng tràm Trà Sư – tỉnh An Giang (Ảnh: https://ngaynay.vn) 2 Những thách thức trong phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch ĐBSCL nói riêng đang gặp khó khăn bởi những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng ổn định, bền vững của ngành du lịch, cụ thể: 17 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Thứ nhất, vùng ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước, nhưng ĐBSCL vẫn chưa tận dụng, khai thác, phát triển được lợi thế tương xứng và hiệu quả, điều này đã gây ra những lãng phí rất lớn Nhiều điểm du lịch bị khai thác một cách bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, khai thác không đi đôi với bảo vệ, bảo tồn đã làm mất giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa của vùng Thứ hai, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch đã bộc lộ nhiều yếu kém, như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLNN về du lịch còn nhiều bất cập; đội ngũ công chức làm công tác QLNN về du lịch còn thiếu và yếu, thiếu nhân lực được đào tạo về chuyên ngành du lịch; hệ thống cơ quan QLNN về du lịch chưa thật sự thống nhất; chưa có cơ chế phối hợp và thiếu tính chủ động về đặc thù vùng, miền trong phát triển du lịch Thứ ba, ĐBSCL thiếu sản phẩm du lịch độc đáo mang tính đặc thù vùng ĐBSCL và của mỗi địa phương trong vùng Hầu hết các địa phương trong vùng ĐBSCL đều dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch, do đó, các địa phương đều có những sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch khá tương đồng, chủ yếu tập trung: chở du khách bằng ghe (thuyền); đưa khách du lịch tham quan miệt vườn, thưởng thức trái cây; chèo đò đưa khách đi dọc kênh, rạch ngắm cảnh sông nước, tham quan các làng nghề truyền thống; nghe đờn ca tài tử; tìm hiểu khám phá rừng Quốc gia,… Du khách chỉ cần đến một địa phương là biết được sản phẩm, dịch vụ du lịch của cả vùng ĐBSCL, điều này đã làm giảm tính hấp dẫn của dịch vụ du lịch ĐBSCL, không giữ chân du khách lưu trú lâu hơn khi đến ĐBSCL, không để lại ấn tượng với du khách để quay trở lại ĐBSCL những lần sau Thứ tư, cơ sở vật chất các khu du lịch ở vùng ĐBSCL còn nghèo nàn, lạc hậu, còn hạn chế trong quảng bá, tiếp thị, khai thác lợi thế du lịch; thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch Bên cạnh đó, tình trạng chèo kéo, ép khách mua hàng, tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đang rất cần được quan tâm, chấn chỉnh 18 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Các sản phẩm, dịch vụ để phát triển du lịch vùng ĐBSCL chưa được cụ thể hóa bằng cơ chế, chính sách và các hoạt động liên kết vùng; các địa phương làm du lịch còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì có sẵn mà thiếu sự đầu tư dài hạn Các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề ở một số địa phương trong vùng ĐBSCL tuy có phát triển về số lượng nhưng chưa có sự đầu tư chiều sâu, không thu hút được khách du lịch bởi đó chỉ là những nỗ lực tự phát của một vài địa phương, thiếu bền vững trong liên kết vùng Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từ các cấp quản lý chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm pháp luật ở các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, vận hành hoạt động du lịch cũng như chưa thấy rõ vai trò của các cấp quản lý Ngoài ra, chính vì thiếu sự liên kết vùng trong phối hợp phát triển du lịch bền vững nên ĐBSCL đang đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và chịu sự tác động nặng nề của biến đổi khí hậu Chợ nổi Cái Răng – Điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Cần Thơ 19 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 3 Định hướng liên kết vùng để phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long Hiện nay, sự phát triển của ngành Du lịch ở vùng ĐBSCL phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: Một là, sự quyết tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ, ngành có liên quan; sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế; sự tích cực, năng động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; sự tham gia tích cực của cộng đồng; sự quan tâm của cơ quan thông tin truyền thông… Hai là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, đề cao vai trò của người lãnh đạo, quản lý đối với quá trình phát triển kinh tế du lịch Có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch; có chính sách đặc thù khuyến khích phát triển du lịch kết hợp với triển khai các dịch vụ công ích và thiết lập quan hệ sản xuất – kinh doanh giữa biển, đảo với các địa bàn khác trên đất liền Mặt khác, tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nước để thu hút nguồn vốn đầu tư, hình thành những dự án phát triển du lịch liên hoàn, trao đổi, tạo thế đan xen lợi ích vừa phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch vừa có lợi cho nhiệm vụ quốc phòng – an ninh Ba là, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước, thúc đẩy du lịch giữa các nước ASEAN với nhau cũng là một định hướng lâu dài cho phát triển du lịch ĐBSCL do thuận lợi về vị trí địa lý Đây được xem là một trong các phương hướng nhằm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục đích thu hút thêm nguồn ngoại lực cho phát triển du lịch vùng Bốn là, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái Phát triển nguồn nhân lực và quan tâm đến công tác đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp tại các địa phương, nhằm đáp ứng xu hướng phát triển du lịch tại khu vực cũng như đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách trong và ngoài nước 20 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w