1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY DAESIN THÁI NGUYÊN

161 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Nhà Máy Daesin Thái Nguyên
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 4,76 MB

Nội dung

65 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .... Đánh giá, dự báo tác động và đề xuất các

Trang 1

CÔNG TY TNHH DAESIN

*******************

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY DAESIN

THÁI NGUYÊN

Địa điểm: Lô CN7 KCN Điềm Thụy (khu A) phường Hồng Tiến VÀ Lô

CN-3C-1 KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Đồng

Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên, tháng /2023

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1.Xuất xứ của dự án 1

2.Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 10

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 16

4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 18

5.Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 20

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 29

1.1 Thông tin về dự án 29

1.1.1 Tên dự án 29

1.1.2 Chủ đầu tư 29

1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 29

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 33

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 34

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô; công suất; công nghệ của dự án 35

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 36

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án: 45

1.3.1 Giai đoạn thi công 45

1.3.2 Giai đoạn hoạt động 47

1.4 Công nghệ vận hành 50

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 55

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 57

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 60

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội 60

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án 60

2.3 Đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 63

Trang 4

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 65

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67

3.1 Đánh giá, dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn lắp đặt bổ sung máy móc 67

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 67

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 94

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành dự án 104

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 104

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án, kế hoạch tiến độ xây lắp các công trình bảo vệ môi trường của dự án 139

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 139

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 140

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 143

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 143

4.2 Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 147

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THAM VẤN 148

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 148

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 148

5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: 148

5.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến: 148

5.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định: 148

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 148

II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 149

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 151

I KẾT LUẬN 151

II KIẾN NGHỊ 151

III CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 151

PHỤ LỤC 153

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

UBMTTQ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 0 1 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 17

Bảng 0 2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 18

Bảng 0 3 Các hạng mục công trình của dự án 21

Bảng 0 4 Các hạng mục công trình của dự án 21

Bảng 0 3 Các hoạt động có khả năng gây tác động xấu tới môi trường 22

Bảng 0 6 Quy mô, tính chất của chất thải và phạm vi tác động 23

Bảng 0 8 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường 25

Bảng 0 8 Nội dung giám sát môi trường không khí trong giai đoạn thi công 27

Bảng 1.1 Tọa độ ranh giới khu đất thực hiện dự án tại địa điểm 1 30

Bảng 1.2 Tọa độ ranh giới khu đất thực hiện dự án tại địa điểm 2 30

Bảng 1.3 Thống kê hiện trạng sử dụng đất 33

Bảng 1.4 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo chức năng 35

Bảng 1.5 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT của dự án 39

Bảng 1.6 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và BVMT tại địa điểm mới 42

Bảng 1.7 Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng của nhà máy 45

Bảng 1.8 Nhu cầu máy móc thiết bị thi công 46

Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn thi công 47

Bảng 1.10 Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy 48

Bảng 1.11 Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ hoạt động của nhà máy 48

Bảng 1.12 Nhu cầu hóa chất xử lý nước thải 49

Bảng 1.13 Nhu cầu máy móc thiết bị của dự án 49

Bảng 2 1: Các vị trí đo đạc, lấy mẫu 60

Bảng 2 2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường khí xung quanh 61

Bảng 2 3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án 62

Bảng 2 4 Yếu tố nhạy cảm môi trường khu vực thực hiện dự án 63

Bảng 2 5 Sự phù hợp của dự án với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội 65

Bảng 3 1 Các nguồn gây tác động của dự án 68

Bảng 3 2 Tải lượng chất ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn thi công 72

Bảng 3 3 Nồng độ ô nhiễm khí thải do các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị 73

Bảng 3 4 Bảng các hạng mục đào đắp của dự án 74

Bảng 3.5 Khối lượng đào đắp 74

Bảng 3.6: Tải lượng bụi từ quá trình tập kết nguyên vật liệu thi công 76

Trang 7

Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm do các máy móc họat động trên công trường 76

Bảng 3.8: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát thải từ nguồn diện 76

Bảng 3.9: Chiều cao xáo trộn theo điều kiện khí quyển 78

Bảng 3.10: Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải từ nguồn diện 79

Bảng 3.11: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 80

Bảng 3.12: Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn 81

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của VOC 82

Bảng 3.14: Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi công phát sinh 83

Bảng 3.15: Định mức tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 83

Bảng 3.16: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 83

giai đoạn thi công xây dựng 83

Bảng 3.17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 85

Bảng 3.18: Thông số một số chất ô nhiễm trong nước mưa 87

Bảng 3.19: Tỷ lệ một số loại chất thải phát sinh tại công trường xây dựng 88

Bảng 3.20: Thành phần một số loại CTNH phát sinh trong dự án 89

Bảng 3.21: Mức độ tiếng ồn điển hình (dBA) của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 1,5m 90

Bảng 3.22: Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách 92

Bảng 3 23 Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính 105

Bảng 3 24 Tải lượng chất ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông trong giai đoạn hoạt động 105

Bảng 3 25 Nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động phương tiện giao thông thải ra theo khoảng cách x(m) 106

Bảng 3 26 Kết quả tính toán lượng khí phát thải từ máy phát điện 108

Bảng 3 27 Thành phần tỷ lệ các chất trong khí gas hóa lỏng 108

Bảng 3 28 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 109

Bảng 3 29 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 110

Bảng 3 30 Khối lượng chất thải nguy hại dự kiến 113

Bảng 3 31 Tác hại của tiếng ồn đến người nghe 115

Bảng 3 32 Bảng thông số kỹ thuật và máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước 127

Bảng 3 33 Biện pháp khắc phục sự cố trạm xử lý nước thải 137

Bảng 3 34 Các hạng mục công trình đầu tư bảo vệ môi trường của Dự án trong giai đoạn hoạt động 139

Bảng 4 1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 144

Bảng 5 1 Bảng tổng hợp ý kiến góp ý và nội dung tiếp thu, hoàn thiện, giải trình trong quá trình tham vấn dự án 149

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Vị trí dự án tại địa điểm 1 (thuê nhà xưởng tại lô CN7- KCN Điềm

Thụy) 31

Hình 1.2 Vị trí dự án tại địa điểm 2 (CN-3C-1 KCN Yên Bình) 32

Hình 1.3 Khu nhà máy hiện hữu 33

Hình 1.4 Khu đất triển khai xây dựng mới 34

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công suất 85m3/ngày của dự án 41

Hình 1.6 Quy trình sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện thoại 50

Hình 1.7 Quy trình sản xuất, gia công Jig 53

Hình 1.8 Máy CNC trong sản xuất, gia công Jig 54

Hình 1.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực hiện và quản lý dự án 58

Hình 3 1: Mô hình phát tán không khí nguồn mặt 77

Hình 3 2: Sơ đồ thu gom, phân loại chất thải rắn và CTNH trong GĐXD 97

Hình 3 3: Bể tách dầu mỡ 121

Hình 3 5: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải 140m3/ngày 122

Hình 3 6: Mô hình quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 140

Trang 9

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Hiện nay cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và sự phát triển của các ngành công nghiệp của nước ta nói chung thì nhu cầu về các dòng sản phẩm công nghệ ngày càng cao đặc biệt là các thiết bị cầm tay và điện thoại di động hàng đầu trên thế giới như Samsung Nắm bắt được nhu cầu thị trường, Công ty TNHH Daesin tiến hành triển khai dự án “Nhà máy Daesin Thái Nguyên” tại KCN Điềm Thụy (Khu A), xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Dự án “Nhà máy Daesin Thái Nguyên” của Công ty TNHH Daesin đã được Ban quản lý các KCN Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư số 4358100131 với ngành nghề đầu tư phù hợp với các ngành nghề thu hút của KCN Điềm Thụy Để triển khai thực hiện dự án này, Công ty TNHH Daesin đã ký hợp đồng thuê nhà xưởng và một

số hạng mục phụ trợ của Công ty TNHH phát triển công nghiệp Thái Hòa tại lô CN7- KCN Điềm Thụy (khu A), phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bao gồm các hạng mục nhà văn phòng, nhà xưởng, trạm biến áp,

bể chứa nước PCCC, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất

Dự án Nhà máy Daesin Thái Nguyên chủ yếu thực hiện gia công, lắp ráp các linh kiện điện tử, sản xuất gia công Jig cho Công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam

Công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại QĐ số 2212/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 với quy mô công suất:

+ Sản xuất, gia công lắp ráp linh kiện điện thoại: 100.000.000 sản phẩm/năm

+ Sản xuất, gia công Jig: 100 tấn/năm

Qua một thời gian hoạt động, các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo chất lượng tốt và chiếm được lòng tin của khách hàng Để nâng cao tính cạnh tranh và làm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của thị trường cũng như định hướng phát triển chung của doanh nghiệp đang hoạt động, công ty quyết định đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, nâng công suất và đã được BQL KCN tỉnh Thái Nguyên cấp chứng nhận đầu tư số 4358100131 thay đổi lần thứ 3 ngày 31/10/2023 với công suất sản phẩm cụ thể như sau:

+ Sản xuất, gia công lắp ráp linh kiện điện thoại: 500.000.000 sản phẩm/năm

+ Sản xuất, gia công Jig: 100 tấn/năm

Để triển khai mở rộng quy mô, nâng công suất dự án, công ty thuê thêm lô

Trang 10

đất CN-3C-1 ở KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Đồng Tiền, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Địa điểm mới cách nhà máy hiện hữu khoảng 5km, sau khi hoàn thiện hạ tầng và các công trình BVMT tại đây, công ty sẽ chuyển toàn bộ máy móc từ nhà máy hiện hữu sang nhà máy mới để đảm bảo tính kết nối và đồng bộ trong khâu quản lý cũng như sản xuất, đồng thời đóng cửa nhà máy ở địa điểm hiện nay

Dự án mở rộng quy mô, tăng công suất thuộc số TT12 phụ lục III và thuộc loại hình sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử với sản lượng trên 1.000.000 thiết bị linh kiện/năm, thuộc dự án đầu tư nhóm I theo quy định tại STT 3 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, do

đó theo khoản a khoản 1 điều 30 Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM Thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên

và Môi trường theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường

Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, Công ty TNHH Daesin tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án “Nhà máy Daesin Thái Nguyên” nhằm dự báo, đánh giá tác động tiêu cực đến môi trường từ đó đề xuất các biệp pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Cấu trúc và nội dung của báo được trình bày theo quy định tại mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương

Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư dự án: BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên

Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Bộ Tài nguyên

và Môi trường

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

Các quy hoạch phát triển liên quan:

- Quyết định số 879/QĐ - TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lượng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035:

Trang 11

+ Về chiến lược phát triển: Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên phát triển sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế

+ Định hướng:

Đến năm 2025

- Từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông phục vụ sản xuất công nghiệp, đồng thời tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Đến năm 2035

Công nghiệp Việt Nam phát triển thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, mang tính khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

- Quyết định số 50/NĐ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Thái

Nguyên thông qua quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đển năm 2050:

Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao, trung tâm giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội

Phương hướng phát triển: Phát triển các cụm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và sản xuất kim loại; ưu tiên phát triển các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, công nghệ sạch và công nghiệp xuất khẩu dựa trên sản xuất thông minh, công nghệ thông tin và kỹ thuật số Gắn phát triển công nghiệp với đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao: Logistic, tài chính, ngân hàng, bất động sản và công nghệ thông tin và truyền thông,

- Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh Thái

Nguyên V/v ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Theo đó, các ngành nghề công nghệ cao, có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu được ưu tiên thu hút đầu tư; Các dự án sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử nằm trong các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Thái Nguyên và KCN Sông Công, KCN Yên Bình

Trang 12

Ngoài ra dự án còn phù hợp với các quy hoạch xây dựng KCN Điềm Thụy, KCN Yên Bình tại các văn bản:

- Quyết định số 2508/QĐ-UBND ngày 04/10.2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Điềm Thụy phần diện tích còn lại 180ha;

Do vậy, việc lựa chọn vị trí dự án là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của công ty, quy hoạch của KCN cũng như chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

b) Sự phù hợp với ngành nghề thu hút của KCN

Dự án “Nhà máy Daesin Thái Nguyên” do Công ty TNHH Daesin là chủ đầu tư được thực hiện tại Lô CN7 KCN Điềm Thụy (khu A), phường Hồng Tiến

và lô CN-3C-1 KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Đồng Tiền, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Ngành nghề thu hút của Khu công nghiệp Điềm Thụy

KCN Điềm Thụy đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại QĐ số 2824/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 với tính chất là KCN đa ngành, các nghành nghề thu hút bao gồm:

- Nhóm ngành nghề lắp ráp cơ khí, chế tạo phụ tùng, điện và điện tử

- Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đồ gia dụng

- Nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, xây lắp xây dựng

- Nhóm ngành nghề chế tạo và sản xuất sau luyện thép

- Nhóm ngành nghế chế biến nông sản

- Các ngành dịch vụ công nghiệp khác, kho tàng

Ngành nghề thu hút của Khu công nghiệp Yên Bình

KCN Yên Bình đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 865/QĐ-BTNMT ngày 07/5/2021, ngành nghề thu hút bao gồm:

- Sản xuất các loại khuôn nhựa và kim loại dùng cho điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác;

- Sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng, máy ảnh số và các linh kiện cho điện thoại di động;

- Sản xuất linh kiện điện tử;

- Gia công cơ khí dùng cho điện thoại và các thiết bị điện tử;

- Chế tạo thiết bị bán dẫn, thiết bị LCD;

- Sản xuất các thiết bị tự động hóa (thiết bị điện tử và điện thoại di động); Gia công và lắp ráp các linh kiện điện tử và các linh kiện điện thoại;

- Các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp kỹ

Trang 13

thuật cao

Như vậy, dự án với tính chất sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện, điện tử

là phù hợp với quy hoạch ngành nghề thu hút đầu tư của KCN cũng như các quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên

1.4 Thông tin chung về KCN Yên Bình

Sau khi hoàn thiện các thủ tục đầu tư và xây dựng các công trình tại địa điểm 2- lô CN-3C-1 KCN Yên Bình, Công ty sẽ vận chuyển toàn bộ máy móc ở địa điểm 1 hiện nay (lô CN7-KCN Điềm Thụy) sang lắp đặt và hoạt động tại địa điểm 2 –KCN Yên Bình để hoạt động với công suất mới

Tên Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Yên Bình

Địa chỉ: Khu công nghiệp Yên Bình, phường Hồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Đồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình

KCN Yên Bình đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục KCN Yên Bình, diện tích 400ha” theo Quyết định số 865/QĐ-BTNMT ngày 07/5/2021

KCN Yên Bình đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và đã được

Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy xác nhận số 56/GXN-BTNMT ngày 20/7/2021

Ngành nghề thu hút của KCN:

 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại; các dịch vụ xử lý, gia công kim loại; sản xuất các loại khuôn nhựa và kim loại dùng cho điện thoại di động, xe oto và các thiết bị điện tử khác

 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất linh kiện điện tử; gia công, lắp ráp các linh kiện điện tử và linh kiện điện thoại

 Sản xuất thiết bị điện

 Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị

 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

 Sản xuất oto và xe có động cơ khác

 Sản xuất khí công nghiệp, hóa chất

 Sản xuất tế bào quang điện

 Sản xuất tấm pin mặt trời

 Xây dựng kho bãi, nhà xưởng và văn phòng điều hành để cho thuê

 Sản xuất sản phẩm từ plastic

Trang 14

 Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng và điều hòa không khí

 Khai thác, xử lý và cung cấp nước

 Thoát nước và xử lý nước thải

 Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu

 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

 Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

 Vận tải hàng hóa hàng không

 Sản xuất các sản phẩm trang trí nội, ngoại thất từ các nguyên liệu gỗ đã chế biến hoặc nguyên liệu các bán thành phẩm

 Xây dựng nhà xưởng và văn phòng cho thuê

 Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh

 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

 Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo khác

+ Khu công nghiệp Yên Bình nằm tại điểm trung tâm giao nhau của 05 thành phố lớn với khoảng cách dưới 30km bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên

+ Nằm tiếp giáp với tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, kết nối thuận lợi với Quốc lộ 18, Quốc lộ 1, Quốc lộ 5

+ Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 35 km

+ Cách cảng sông Yên bình 5km, cách cảng Hải Phòng 125 km

Cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp Yên Bình:

Từ khi Khu công nghiệp Yên Bình đi vào hoạt động chính thức đến nay, sự phát triển, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh

Trang 15

Thái Nguyên

Tính tới thời điểm hiện tại KCN Yên Bình đã thu hút được 30 doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển sản xuất Trong đó có 12 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 4.400 tỷ đồng, 18 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 7,92 tỷ USD, chiếm trên 75% tổng số vốn FDI đăng ký của tỉnh Thái Nguyên

Ngoài ra, KCN cũng thu hút nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho Samsung như: Công ty TNHH Seung Woo Vina, Công ty TNHH Messer Hải Phòng, Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý đảm bảo việc giao thông trong toàn khu công nghiệp được thông suốt, chiếm 13,3% tổng diện tích khu công nghiệp

Toàn bộ các đường nội bộ đều được thiết kế và thi công tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia và được hoàn thiện bằng bê tông nhựa Asphalt với 4 làn xe rộng 47m của trục chính và trục nhánh 2 làn xe rộng từ 25m Các đường nội bộ cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng cao áp hoàn chỉnh, thẩm mỹ Vỉa

hè rộng 5-7m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như cáp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và được trang bị hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc các tuyến đường

Đường giao thông nội bộ KCN được thiết kế theo ô vuông bàn cờ, đảm bảo thuận tiện cho hoạt động giao thông nội khu Hệ thống giao thông không những đáp ứng về nhu cầu đi lại, vận chuyển mà còn đóng vai trò là các trục không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với các công trình xung quanh

b) Hệ thống cấp điện

Nguồn điện sản xuất tại KCN Yên Bình được đảm bảo bởi 3 trạm biến áp 110/22kV có công suất 3x63 MVA được xây dựng nội khu và tiếp giáp với khu công nghiệp Ngoài việc đáp ứng được các nhu cầu sử dụng điện công suất lớn trong khu công nghiệp, các trạm biến áp này còn độc lập với nhau về việc cấp điện, cho khả năng đảm bảo nguồn điện dự phòng nếu một trạm xảy ra sự cố Đường dây 22kV được chủ đầu tư xây dựng và bố trí sẵn tới từng vị trí lô đất trong khu công nghiệp

Hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và

ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu

Cấp điện trung thế 22KV: Xây dựng tuyến điện trung thế đi nổi dọc theo các tuyến đường trong khu công nghiệp cấp điện trung thế cho các lô đất (tại các khu cụ thể, các trạm biến áp đặt gần khu vực sản xuất có nguồn điện trung thế từ nguồn trên và các trạm biến áp sẽ trực tiếp cấp điện cho sản xuất và được lựa chọn thiết kế tùy theo từng dự án cụ thể)

Cấp điện chiếu sáng: Hệ thống đèn chiếu sáng dùng đèn cao áp ánh sáng

Trang 16

vàng 150W cột thép côn chiều cao 10m Cáp điện cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng dùng loại Cu/PVC/XLPE/ DSTA-4X16mm và 4x10mm được luồn ống (thép, nhựa) đi ngầm trong hào kỹ thuật từ tủ điều khiển đến các đèn Khoảng cách các cột đèn: Đèn cao áp cột thép bát giác 150W - trung bình 40m trồng một cột đèn

c) Hệ thống cấp nước

Nước sạch cấp cho các đơn vị thứ cấp trong KCN Yên Bình được lấy từ nhà máy nước sạch Yên Bình có công suất cấp nước là 115.000 m3/ngđ với công nghệ xử lý nước của Nhật Bản, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN Yên Bình

Hệ thống cấp nước sạch được đấu nối đến chân hàng rào từng doanh nghiệp thông qua đường ống ống cấp nước F600, độ sâu đặt ống trung bình 0,9m - 1,5m

Mạng lưới đường ống cấp nước chính được tổ chức theo dạng vòng Các đường ống phân phối đến từng chân tường rào dự án được tổ chức theo mạng lưới cụt Tại những điểm đầu nối với đường ống thuộc mạng phân phối đều có van khóa để bảo đảm công tác sửa chữa, cung cấp nước

Hiện tại, tổng nhu cầu sử dụng nước sạch của các đơn vị thứ cấp trong KCN Yên Bình là khoảng 40.000 m3/ngđ, đạt 35% công suất thiết kế Nhà máy nước sạch Yên Bình vẫn đủ khả năng đáp ứng

d) Cấp nước cứu hỏa

Hệ thống vòi chữa cháy bao quanh toàn bộ khu công nghiệp Mạng lưới ống HDPE ngầm, khép kín

Hệ thống cấp nước cứu hỏa cho khu công nghiệp là hệ thống cấp nước cứu hỏa áp lực thấp, áp lực tối thiểu tại trụ cứu hỏa là 10m Khi có cháy xảy ra, máy bơm cứu hỏa tại nhà máy nước sẽ hoạt động, các xe cứu hỏa lưu động sẽ lấy nước tại các trụ cứu hỏa dọc đường dập tắt đám cháy Các họng cứu hỏa có đường kính Ф = 100mm được bố trí gần ngã ba, ngã tư hoặc trụ đường lớn thuận tiện cho công tác phòng cháy chữa cháy Khoảng cách giữa các họng cứu hỏa trên mạng lưới khoảng 100 - 150m

e) Hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải của KCN Yên Bình được xây dựng riêng biệt

- Hệ thống thoát nước mưa:

Mạng lưới thu gom nước mưa là hệ thống cống tròn bê tông cốt thép, kích thước D600-1500, được bố trí dưới lòng đường sát mép bó vỉa để thu gom nước mưa dọc đường giao thông và từ các nhà máy Dọc tuyến cống thu nước mưa được bố trí các hố ga để lắng cặn, khoảng cách trung bình 40 - 50m/hố ga

Nước mưa từ các đơn vị thứ cấp được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa riêng theo từng lô đất rồi chảy vào hệ thống thoát nước mưa chung của

Trang 17

KCN thông qua các điểm đấu nối (tại vị trí hố ga gần nhất)

- Hệ thống thoát nước thải:

Hệ thống thu gom và thoát nước thải của KCN được xây dựng là các tuyến cống bê tông cốt thép đường kính D300 – D500 đi ngầm dưới vỉa hè, dọc hai bên đường giao thông nội bộ Toàn bộ hệ thống được thiết kế trên nguyên tắc tự chảy Với độ dốc i ≥ 1/D (D là đường kính cống - mm) Trên tuyến cống thoát nước thải được bố trí các hố ga lắng cặn, khoảng cách trung bình khoảng 30 - 40m/hố ga hoặc tại những vị trí thay đổi hướng tuyến

Nước thải từ các đơn vị thứ cấp phải có biện pháp xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (chỉ tiêu kim loại nặng đạt cột A) mới được xả vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN thông qua các điểm xả vào hố

ga gần nhất

- Nhà máy xử lý nước thải tập trung:

Nhà máy xử lý nước thải của KCN Yên Bình có tổng công suất thiết kế 80.000 m3/ngđ, chia thành 05 modul hoạt động song song Hiện tại, đã xây dựng hoàn thiện 04 modul với tổng công suất 65.000 m3/ngđ bao gồm:

- Modul 01: công suất 15.000 m3/ngđ

- Modul 02: công suất 20.000 m3/ngđ

- Modul 03: công suất 15.000 m3/ngđ

- Modul 04: được điều chỉnh công suất từ 10.000 m3/ngđ lên thành 15.000 m3/ngđ

Nhà máy xử lý nước thải KCN Yên Bình xử lý theo công nghệ sinh học kết hợp hóa lý, đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải của các đơn vị thứ cấp đạt cột QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là Suối Giao Nhà máy

xử lý nước thải tập trung của KCN hoạt động 24/7, công nghệ xử lý bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học, để lắng đọng bùn và loại bỏ tạp chất có hại

Toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp sẽ được xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B (chỉ tiêu kim loại nặng đạt cột A) trước khi xả ra

hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Yên Bình, sau đó dẫn về Nhà máy

xử lý nước thải tập trung của KCN Yên Bình

Hiện tại, Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Yên Bình đang tiếp nhận

xử lý nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp với tổng khối lượng nước thải khoảng 30.000 m3/ngày đêm, đạt 46% tổng công suất thiết kế Như vậy, Nhà máy XLNT của KCN vẫn đảm bảo tiếp nhận và xử lý lượng nước thải phát sinh của dự án

f) Thu gom và xử lý chất thải rắn

Đối với chất thải rắn phát sinh tại các đơn vị thứ cấp trong KCN sẽ do doanh nghiệp tự thu gom, phân loại và thuê đơn vị có đủ năng lực vận chuyển,

xử lý Đặc biệt đối với chất thải nguy hại phát sinh phải bố trí các khu vực lưu

Trang 18

chứa đảm bảo theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

g) Viễn thông/ Internet

KCN Yên Bình được cung cấp tổng đài vệ tinh 4.000 số, hệ thống thông tin hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi yêu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc trong và ngoài nước

Cáp đấu nối của hệ thống viễn thông/internet được lắp đặt tại các tủ MDF (Main distribution Frame) do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện Cáp tín hiệu sử dụng cáp quang trục phân phối đến các doanh nghiệp Toàn bộ cáp được luồn trong tuyến ống chính gồm 02 ống nhựa uPVC D110 siêu bền chôn trực tiếp trong đất ở độ sâu 0,7 đối với dưới đường và 0,5m đối với ống trên hè và song song với hệ thống cấp điện, khoảng cách tối thiểu 200 mm Hệ thống thông tin trục chính và các trục nhánh sẽ sử dụng cáp quang truyền dẫn

Hệ thống hố ga kéo cáp được đặt với khoảng cách trung bình là 60-100 m

và những vị trí tuyến ống đổi hướng Khi tuyến cáp đi qua đường được luồn trong ống thép D110 để đảm bảo không bị đứt cáp

Tất cả các thiết bị viễn thông được cung cấp đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc

tế docác ISP lớn trong nước như Tập đoàn Viễn thông Việt Nam VNPT, Viettel, FPT, EVN cung cấp và lắp đặt

Các tủ điện MDF (Main distribution Frame) và IDF được cung cấp và lắp đặt đến các đơn vị thứ cấp trong KCN bởi các nhà cung cấp dịch vụ

2.Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực vào ngày 01/01/2013;

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/5/2014;

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, thông qua ngày 22/11/ 2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt

Trang 19

Nam khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII ban hành ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 13/06/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020;

- Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14

đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 17/06/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Luật tiêu chuẩn và quy hoạch kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, có hiệu lực

kể từ ngày 03/3/2017;

- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ về phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy,

có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2021;

Trang 20

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có kiệu lực kể từ ngày 03/03/2021;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định 113/2017/ NĐ – CP ngày 19/10/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế

 Thông tư

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng;

- Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật

tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2020;

- Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Trang 21

- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động thương binh xã hội Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của các loại máy

- Thông tư số 19/2016/TT – BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 về hướng dẫn quản lý vệ sinh an toàn lao động và sức khỏe người lao động có hiệu lực từ ngày 23/09/ 2016;

- Thông tư số 19/2016/TT – BTNMT ngày 24/08/ 2016 về báo cáo công tác bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/10/ 2016;

- Thông tư số 24/2016/TT – BYT ngày 30/ 6/ 2016 của Bộ Y tế quy định kxy thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nới làm việc;

- Thông tư số 27/2016/TT – BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về “Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung” – Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- Thông tư số 31/2016/TT – BTNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Thông tư số 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 quy định cụ thể về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/ 2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất có hiệu lực từ ngày 28/12/2017;

- Thông tư số 34/2017/TT – BTNMT ngày 4/10/2017 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

 Quyết định

- Quyết định số 150/2006/QĐ-UBND ngày 18/01/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành quy chế đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường trong các công trình lân cận trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đển năm 2030;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ

Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông

số vệ sinh lao động;

Trang 22

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược Quốc gia vè quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

 Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam

- TCVN 33:2006 cấp nước-mạng lưới và công trình bên ngoài-Tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về không khí xung quanh;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi;

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hoá học tại nơi làm việc;

- QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 03/2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hoá học tại nơi làm việc

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mã số 4601534684 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế

Trang 23

hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp, đăng ký lần đầu ngày 27/02/2019 và đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 17/4/2022;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 4358100131 do Ban quản

lý Các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cấp chứng nhận lần đầu ngày 25/02/2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 03 ngày 31/10/2023;

- Hợp đồng thuê nhà xưởng số 01/2019/HĐKT/TH-DAESIN ngày 01/3/2019 giữa Công ty TNHH phát triển công nghiệp Thái Hòa (Chi nhánh Thái Nguyên) và Công ty TNHH Daesin

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy Daesin Thái Nguyên số 2212/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp;

- Hợp đồng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại KCN Điềm Thụy số 20/HĐ-TTDV ngày 01/4/2023 giữ Trung tâm dịch vụ KCN Thái Nguyên với Công ty TNHH Daesin

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng KCN Điềm Thụy phần diện tích 180ha tại xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình và xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày 21/11/2012

do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp

- Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại số 01/20222810/XLCT/AD-DS ngày 28/10/2022 giữa Công ty TNHH Daesin và Công ty TNHH dịch vụ môi trường Anh Đăng

- Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải bể phốt ngày 04/9/2022 giữ Công ty TNHH Daesin với Công ty TNHH môi trường đô thị Việt Hàn

- Hợp đồng thu mua vận chuyển phế liệu số 01/20222710/TMPL/AD-DS ngày 27/109/2022 giữa Công ty TNHH Daesin với Công ty TNHH dịch vụ môi trường Anh Đăng

- Hợp đồng thuê lô đất CN7- KCN Yên Bình số 186/2023/YBI-DS giữa Công ty cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình và Công ty TNHH Daesin ngày 04/10/2023

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

“Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục Khu công nghiệp Yên Bình, diện tích 400ha” số 865/QĐ-BTNMT ngày 07/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số BTNMT ngày 20/7/2021 của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tấng Khu công nghiệp Yên Bình (mở rộng từ 336ha lên 400ha)’ Hạng mục mô đun xử lý nước thải số 4 (công suất vận hành 10.000m3/ngày đêm) và hồ sự cố SC-01 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

56/GXN Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 92/GXN56/GXN BTNMT ngày 31/8/2017 của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tấng Khu công nghiệp Yên Bình, quy mô 336ha” do Bộ Tài nguyên và Môi

Trang 24

92/GXN-trường cấp

- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số BTNMT ngày 04/9/2018 đối với hạng mục Module xử lý nước thải số 3 công suất 15.000m3/ngày đêm của dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tấng Khu công nghiệp Yên Bình (mở rộng từ 336ha lên 400ha) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Thuyết minh đầu tư và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án “Nhà máy Daesin

Thái Nguyên”;

- Hồ sơ quan trắc hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án;

- Hồ sơ quan trắc môi trường định kỳ của dự án

- Hồ sơ tham vấn cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan

- Các tài liệu khác có liên quan

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM của dự án “Nhà máy Daesin Thái Nguyên” do Công ty

TNHH Daesin làm chủ đầu tư Dựa trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo ĐTM dự án được tiến hành theo các trình tự sau:

+ Bước 1: Nghiên cứu dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế cơ sở dự án

+ Bước 2: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án + Bước 3: Khảo sát, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự

án

+ Bước 4: Xác định các nguồn tác động, đối tượng và quy mô tác động Phân tích và đánh giá các tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội + Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường của dự án

+ Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự

án

+ Bước 7: Đăng tải thông tin tham vấn ý kiến cộng đồng qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm định Tổ chức tham vấn cộng đồng, tham vấn cơ quan,

tổ chức có liên quan

+ Bước 8: Tổng hợp báo cáo ĐTM của dự án

+ Bước 9: Trình thẩm định báo cáo trước hội đồng thẩm định Bộ TNMT + Bước 10: Hiệu chỉnh báo cáo theo ý kiến của hội đồng thẩm định, nộp lại báo cáo trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ra quyết định phê duyệt

Trang 25

a Tổ chức thực hiện ĐTM

 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Daesin

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô CN7, KCN Điềm Thụy (Khu A), phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Người đại diện: Kim Young Gaun Chức danh: Tổng Giám đốc

Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty TNHH khoa học kỹ thuật môi trường Việt Nam

- Địa chỉ trụ sở chính: C2 D’Capitale, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại/Fax: 024 32056 111/024 32056222

- Người đại diện: Ông Trần Bảo Lộc Chức vụ: Giám đốc điều hành

b Danh sách những người thực hiện ĐTM

Danh sách chuyên gia, cán bộ tham gia thực hiện lập báo cáo đánh giá tác

động môi trường dự án “Nhà máy Daesin Thái Nguyên” được trình bày trong

bảng dưới đây:

Bảng 0 1 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

STT Họ và tên Học hàm, học vị,

chuyên ngành

Nội dung thực

I Đại diện chủ đầu tư: Công ty TNHH Daesin

1 Kim Young Gaun Tổng Giám đốc

II Đại diện đơn vị tư vấn: Công ty TNHH khoa học kỹ thuật môi trường Việt Nam

1 Trần Bảo Lộc Thạc sỹ Khoa học môi trường Tổ chức thực hiện việc lập báo cáo

2 Nguyễn Nam Quốc Kỹ sư công nghệ môi trường

Khảo sát hiện trường, phụ trách chương 1, 2

3 Hoàng Anh Thạc sỹ công nghệ môi trường

Khảo sát hiện trường, phụ trách chương 3, 4

4 Vũ Thu Hương Kỹ sư môi trường

Khảo sát hiện trường, phụ trách chương 5, 6

Trang 26

4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

Trong quá trình tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của

Dự án tới các yếu tố môi trường, đã sử dụng hai nhóm phương pháp:

Bảng 0 2 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

TT Phương pháp áp dụng Vị trí áp dụng trong báo cáo

I Phương pháp ĐTM

1 Phương pháp đánh giá nhanh:

Phương pháp đánh giá nhằm

ước tính tải lượng các chất ô

nhiễm sinh ra trong quá trình

hoạt động của dự án dựa vào hệ

số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế

giới (WHO) thiết lập

Chương 3 Áp dụng trong các dự báo chưa thiếu cơ sở tính toán hoặc chưa có

số liệu tham khảo

2 Phương pháp liệt kê:

Phương pháp liệt kê có 3 dạng

chính được dùng trong báo cáo:

- Dạng liệt kê các thông số môi

trường– dạng này chỉ cần nêu

1 Phương pháp điều tra, khảo sát:

Điều tra hiện trạng hoạt động,

môi trường và công tác BVMT

tại khu vực dự án; đo đạc, lấy

mẫu ngoài hiện trường và phân

Chương 1: Vị trí địa lý của dự án Chương 2: Hiện trạng môi trường nền khu vực dự án

Trang 27

số liệu về điều kiện tự nhiên,

môi trường và kinh tế-xã hội tại

3 Phương pháp so sánh: Dựa vào

kết quả khảo sát, đo đạc tại

hiện trường, kết quả phân tích

trong phòng thí nghiệm và kết

quả tính toán theo lý thuyết, so

sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn

Việt Nam để xác định chất

lượng môi trường hiện hữu tại

khu vực dự án

Chương 3: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN

để đánh giá mức độ ô nhiễm

So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau xử lý với QCVN để đánh giá hiệu quả xử lý

4 Phương pháp kế thừa Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo

ĐTM của các dự án cùng loại đã được

bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng thẩm định

6 Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp chuyên gia là

phương pháp thu thập ý kiến

của chuyên gia trong việc nhận

định, đánh giá tác động môi

trường, mô hình phát thải

Áp dụng: chương 6 của báo cáo

7 Phương pháp đánh giá sức

khỏe và rủi ro sinh thái

Chương 3: Phân tích các rủi ro về sức khỏe do phơi nhiễm bụi, khí thải, tiếng

ồn, độ rung

Trang 28

Phân tích các rủi ro về sinh thái do chất

ô nhiễm: bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, đánh giá thiệt hại kinh tế đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học

8 Phương pháp dự báo ô nhiễm Chương 3: tính toán và dự báo tải lượng,

nồng độ ô nhiễm phát sinh trong quá trình thi công và sau khi dự án đi vào hoạt động, từ đó đánh giá được tác động

và đề xuất biện pháp giảm thiểu

5.Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM

5.1.Thông tin về dự án

a) Thông tin chung:

Tên dự án: “Nhà máy Daesin Thái Nguyên”

Địa điểm thực hiện dự án:

Địa điểm 1: Lô CN7 KCN Điềm Thụy (khu A), phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (thuê nhà xưởng của Công ty TNHH phát triển công nghiệp Thái Hòa- Chi nhánh Thái Nguyên)

Địa điểm 2: Lô CN-3C-1 KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Đồng Tiền, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chủ dự án: Công ty TNHH Daesin

- Phạm vi, quy mô, công suất:

Loại hình dự án: Sản xuất, gia công lắp ráp linh kiện, thiết bị điện, điện tử Quy mô dự án:

+ Diện tích dự án:

 Địa điểm 1: Diện tích thuê nhà xưởng 8.206m2

 Địa điểm 2: Diện tích thuê đất 20.068m2

+ Quy mô công suất:

 Sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện thoại: 500.000.000 sản phẩm/năm;

 Sản xuất, gia công Jig: 100 tấn/năm

- Quy trình công nghệ:

 Quy trình sản xuất, gia công, lắp ráp linh kiện điện thoại: Nguyên vật liệu

→ kiểm tra → nhập kho → lắp ráp → kiểm tra → đóng gói thành phẩm lưu kho

→ xuất hàng

 Quy trình sản xuất, gia công Jig: Thiết kế tạo mẫu → phay, cắt gọt →

Trang 29

hoàn thiện → xử lý bề mặt → kiểm tra, phân loại → xuất hàng

200

2

Tầng 1 Tầng 2

 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

- Theo Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định về việc xác định các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án:

Trang 30

Dự án không có yêu cầu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Dự án không sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng

Dự án không có yêu cầu di dân tái định cư

5.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

Trong quá trình triển khai dự án, giai đoạn triển khai xây dựng dự án và giai đoạn vận hành của dự án có các hoạt động có khả năng gây tác động xấu đến môi

trường như sau:

Bảng 0 5 Các hoạt động có khả năng gây tác động xấu tới môi trường

của nhà xưởng hiện

hữu

Bụi, khí thải của các xe vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, cán bộ nhân viên: khí CO, SO2, NO2, bụi khói

Nước thải sinh hoạt từ hoạt động sản xuất hiện hữu

xưởng 1 hiện hữu

- Nước thải sinh hoạt

- Rác thải sinh hoạt

II Giai đoạn vận hành

Trang 31

nhân viên nhà máy

2.2 Hoạt động sản xuất

ổn định

- Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân

- CTR thông thường, CTR nguy hại: từ hoạt động sản xuất

- Nước thải sinh hoạt

- Rủi ro, sự cố như: cháy nổ, an toàn giao thông, bệnh dịch, an toàn lao động

2.3 Hệ thống xử lý

nước thải sinh hoạt

- Mùi hôi

- Bùn thải

- Chất thải nguy hại, chất thải thông thường

- Sự cố nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn đấu nối

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

Bảng 0 6 Quy mô, tính chất của chất thải và phạm vi tác động

TT Nguồn

gây tác

động

Hoạt động của dự án Tác nhân gây tác động

I Giai đoạn Xây dựng

- Khí thải từ máy móc thi công

- Bụi từ công trường thi công

- Khí thải giao thông và công trường: bụi, CO, NOx, SO2

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt

Nước thải sinh hoạt: thành phần gồm BOD, COD, Tổng N, Tổng

P, TSS, dầu mỡ động thực vật, Coliform,

Nước thi công: thành phần chủ yếu là cát, xi măng, chất lơ lửng Nước thải phun rửa gầm xe: chứa bùn đất, cặn, dầu mỡ… Nước mưa chảy tràn:, chứa đất cát, lá cây, tạp chất…

Trang 32

3 Chất thải

rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công và công nhân nhà máy hiện hữu

- Chất thải rắn xây dựng

- Chất thải nguy hại

- CTR sinh hoạt - thực phẩm, giấy, nilon

- CTR XD: đất, đá, bao xi măng, sắt thép vụn, nylon, thùng carton, pallet gỗ đóng gói khi chuyên chở máy móc thiết bị thải ra…

- CTRNH từ hoạt động XD: giẻ lau dính dầu, hộp, thùng đựng sơn, hóa chất, đầu mẩu que hàn

4 Tiếng ồn, độ rung

- Hoạt động của phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công

5 Các rủi ro, sự cố

- Tai nạn lao động

- Sự cố cháy nổ

- Tai nạn giao thông

II Giai đoạn hoạt động

- Khí thải giao thông: bụi, CO,

Nước thải sinh hoạt: thành phần gồm BOD, COD, Tổng N, Tổng

P, TSS, dầu mỡ động thực vật, Coliform,

Nước mưa chảy tràn: chứa bùn, cặn lơ lửng, các thành phần rác

- Chất thải nguy hại

- CTR sinh hoạt: bao gồm thức

ăn thừa, giấy, nilon

- CTR sản xuất: nhựa, bao bì đóng gói nguyên liệu, sản phẩm, tape bóc từ nguyên liệu

-CTRNH: hộp mực in, bóng đèn huỳnh quang thải từ hoạt động văn phòng, bao bì cứng thải

Trang 33

bằng kim loại nhiễm thành phần nguy hại, dầu mỡ thải từ bảo trì phương tiện, máy móc

4 Tiếng ồn, độ rung

- Hoạt động của phương tiện giao thông của cán bộ nhân viên, xe chở nguyên vật liệu, sản phẩm

5 Các rủi ro, sự cố

- Tai nạn lao động

- Sự cố cháy nổ

- Tai nạn giao thông

- Sự cố hệ thống xử lý nước thải

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Bảng 0 7 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

STT Đối tượng Biện pháp giảm thiểu

Giai đoạn thi công, lắp đặt máy móc thiết bị

sẽ đào rãnh đất tạm đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực

- Nước thải thi công: Bố trí bể lắng cặn để xử lý nước thải từ hoạt động rửa xe; rửa chân tay, dụng cụ vệ sinh

3 Môi trường

không khí

- Quây phủ bạt lên các đống vật liệu

- Lắp đặt rào chắn quanh khu vực công trường

Trang 34

STT Đối tượng Biện pháp giảm thiểu

- Phun nước dập bụi trên tuyến giao thông vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trường và phun rửa gầm xe trước khi ra khỏi công trường

- Lựa chọn các máy móc thi công có kiểm định, máy phù hợp với công suất cần thiết, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế động cơ

- Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực chính xác để tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các hoạt động cơ giới hoá và tối ưu hoá quy trình xây dựng

Giai đoạn hoạt động

- Chất thải rắn sản xuất: thu gom vào kho lưu giữ sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển xử lý

- Chất thải rắn nguy hại: thu gom, phân loại và lưu giữ tại kho CTNH đảm bảo quy định, hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ bồn cầu được xử lý qua

bể tự hoại dẫn vào HTXLTT công suất 140 m3/ngày đạt tiêu chuẩn đấu nối trước khi đấu nối vào HTXLTT của KCN

- Nước thải nhà ăn: xử lý sơ bộ qua bể tách mỡ dẫn vào HTXLTT công suất 140 m3/ngày đạt tiêu chuẩn đấu nối trước khi đấu nối vào HTXLTT của KCN

- Quy định vận tốc hạn chế ra vào nhà máy đối với các phương tiện

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án

5.5.1 Giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng

Trang 35

a Giám sát môi trường không khí

Bảng 0 8 Nội dung giám sát môi trường không khí trong giai đoạn thi công

1 Vị trí - KK1: Đầu hướng gió khu vực công trường

- KK2: Cuối hướng gió khu vực công trường

2 Số lượng 02 vị trí

3 Chỉ tiêu giám sát Nhiệt độ, tốc độ gió, bụi lơ lửng, CO, NOđộ rung 2, SO2, tiếng ồn,

4 Tần suất 3 tháng/lần

5 Quy chuẩn so sánh

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về độ rung

b Giám sát khác

- Giám sát chất thải rắn xây dựng:

+ Vị trí giám sát: tại khu vực công trường

+ Nội dung giám sát: Giám sát công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng trong quá trình thi công

+ Tần suất giám sát: Thường xuyên trong suốt quá trình thi công

+ Quy chuẩn áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông

tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Chất thải rắn sinh hoạt

+ Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ CTR sinh hoạt tại các mặt bằng công trường phục vụ thi công

+ Nội dung giám sát: Giám sát công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và

xử lý

+ Tần suất giám sát: Thường xuyên trong suốt quá trình thi công

+ Quy chuẩn áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông

tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Chất thải nguy hại

Trang 36

+ Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ CTNH tại các mặt bằng công trường phục vụ thi công

+ Nội dung giám sát công tác thu gom, phân loại, lưu chứa và vận chuyển,

xử lý

+ Tần suất giám sát: Thường xuyên trong suốt quá trình thi công

+ Quy chuẩn áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông

tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

5.5.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

Thực hiện giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm theo các quy định tại Nghị định 09/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ TNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT

5.5.3 Giám sát trong giai đoạn vận hành thương mại

* Giám sát nước thải

- Vị trí quan trắc: 01 mẫu sau hệ thống xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN

- Thông số quan trắc: pH, BOD5, COD, sunfua, amoni, nitrat, photphat, Coliform

- Tần suất: 03 tháng/lần

- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT cột B (Tiêu chuẩn đầu vào của KCN Yên Bình);

* Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại

+ Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh, lưu giữ

+ Nội dung giám sát: Giám sát khối lượng thải, công tác thu gom, phân loại, quản lý và chuyển giao

+ Tần suất giám sát: Hàng ngày

+ Quy chuẩn quản lý áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

* Các giám sát khác: Công ty sẽ tiến hành các hoạt động giám sát về an toàn lao động, PCCC và các giám sát khác

Trang 37

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1 Thông tin về dự án

1.1.1 Tên dự án

- Tên dự án: “Nhà máy Daesin Thái Nguyên”

- Địa điểm thực hiện dự án:

+ Địa điểm 1: Lô CN7 KCN Điềm Thụy (khu A) phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (thuê nhà xưởng của Công ty TNHH phát triển Công nghiệp Thái Hòa- CN Thái Nguyên)

+ Địa điểm 2: Lô CN-3C-1 KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, phường Bãi Bông và phường Đồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

1.1.2 Chủ đầu tư

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Daesin

- Địa chỉ: Lô CN7 KCN Điềm Thụy (khu A), phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Địa điểm 1: Diện tích thuê nhà xưởng 8.206m2

- Địa điểm 2: Diện tích thuê đất 20.068m2

Ranh giới tiếp giáp của Dự án như sau:

Địa điểm 1:

+ Phía Đông giáp khu đất còn lại dự kiến xây xưởng của lô CN7;

+ Phía Nam giáp khu đất đã quy hoạch của KCN Điểm Thụy;

+ Phía Tây giáp đường gom KCN;

+ Phía Bắc giáp Công ty TNHH Chang An Vina

Trang 38

Bảng 1.1 Tọa độ ranh giới khu đất thực hiện dự án tại địa điểm 1

+ Phía Đông cách khu dân cư phường Đồng Tiến khoảng 100m;

+ Phía Tây: Giáp đường giao thông nội bộ của KCN và nhà máy khí công nghiệp MESSER Hải Phòng-CN Thái Nguyên;

+ Phía Nam giáp khu đất trống lô CN-3C2 của KCN Yên Bình;

+ Phía Bắc giáp khu đất trống CN-3B của KCN Yên Bình

Bảng 1.2 Tọa độ ranh giới khu đất thực hiện dự án tại địa điểm 2

Trang 39

Hình 1.1 Vị trí dự án tại địa điểm 1 (thuê nhà xưởng tại lô CN7- KCN Điềm Thụy)

Trang 40

Hình 1.2 Vị trí dự án tại địa điểm 2 (CN-3C-1 KCN Yên Bình)

Ngày đăng: 15/03/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w