1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài các yếu tố tác động đến vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp hiện nay

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Các Yếu Tố Tác Động Đến Vai Trò Lãnh Đạo Của Doanh Nghiệp Hiện Nay
Tác giả Huỳnh Thanh Trà, Hoàng Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thu Phương, Phan Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Giang Châu, Huy Khánh, Trần Thanh Phong
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 194,98 KB

Nội dung

 Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định..  Người lãnh đạo là cá nhân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

ĐỀ TÀI

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA

DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 Tổng quan nghiên cứu 1

1.1.1 Lãnh đạo (leadership) 1

1.1.2 Hiệu quả lãnh đạo (Leadership effectiveness) 1

1.1.3 Phong cách lãnh đạo (Leadership style) 1

1.1.4 Các lý thuyết về lãnh đạo 2

1.1.5 Lựa chọn phong cách nhà nhà lãnh đạo 2

1.1.6 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 3

1.1.7 Các cấp độ quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp 3

1.1.8 Quản trò trong doanh nghiệp 6

1.2 Phương pháp nghiên cứu 7

1.3 Kết quả nghiên cứu 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 10

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 10

2.1.1 Môi trường làm việc 10

2.1.2 Tính cách cá nhân 10

2.1.3 Trình độ và năng lực của nhà quản lý 10

2.1.4 Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên 10

2.2 Ưu điểm 11

2.3 Nhược điểm 11

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 13

3.1 Quản lý kế hoạch 13

3.2 Quản lý quy trình 13

3.3 Quản lý tổ chức 13

3.4 Quản lý chiến lược 14

3.5 Quản lý văn hoá 14

Trang 3

3.6 Quản lý công nghệ và chuyển đổi số 14

3.7 Thách thức từ môi trường tổ chức nội bộ 14

3.8 Thay đổi về môi trường kinh doanh toàn cầu 14

3.9 Biến đổi về kỹ năng và vai trò của lãnh đạo 15

3.10 Sự biến đổi về quy định và pháp lý 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Lãnh đạo (leadership)

 Lãnh đạo là một quá trình tập trung vào việc định hình hoặc gây ảnh hưởng đến con người để đạt được mục tiêu chung của tổ chức

 Lãnh đạo là tác động, thúc đẩy, làm thay đổi quan niệm, thái độ của người khác để họ làm việc tốt hơn

 Lãnh đạo là chỉ dẫn điều khiển, ra lệnh người khác phải làm theo công việc

đã giao

 Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định

 Người lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của

tổ chức họ trực thuộc

1.1.2 Hiệu quả lãnh đạo (Leadership effectiveness)

Hiệu quả lãnh đạo có thể hiểu theo nghĩa là những lợi ích hay hiệu ứng tích cực mà người lãnh đạo đem lại cho tổ chức cũng như các thành viên Lãnh đạo hiệu quả là tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, động viên những thành viên hành động đạt đến mục tiêu, lợi ích mà họ mong muốn, và duy trì một danh tiếng tốt của tổ chức Hiệu quả lãnh đạo, đề cập đến "mức độ mà các nhà lãnh đạo mang về thành công cho nhóm hoặc tổ chức, lãnh đạo là một quá trình, trong khi hiệu quả lãnh đạo là một kết quả Tiêu chí quan trọng nhất đối với hiệu quả lãnh đạo thường được tính theo hiệu suất

1.1.3 Phong cách lãnh đạo (Leadership style)

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng cho hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau có thể được thể hiện bởi các nhà lãnh đạo

Trang 5

Lãnh đạo giao dịch là nhà lãnh đạo mang tính hướng công việc theo đó lãnh đạo tạo động lực của cấp dưới bằng cách thưởng cho hiệu suất cao và khiển trách

họ vì hiệu suất thấp

Lãnh đạo chuyển đổi là lãnh đạo mang tính chất hướng mối quan hệ Các nhà lãnh đạo chuyển đổi là những người biết phát triển, kích thích và truyền cảm hứng đến cấp dưới đạt được những kết quả vượt trội so với mong đợi bằng cách khơi gợi những mức nhu cầu cao hơn của họ, xây dựng lòng tin và đặt lợi ích tổ chức lên trên lợi ích cá nhân

1.1.4 Các lý thuyết về lãnh đạo

Lý thuyết về đặc điểm của nhà lãnh đạo (Traits Theories of Leadership): Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãnh đạo và các đặc điểm của nhà lãnh đạo và trả lời câu hỏi chính: đâu là những đặc điểm hoặc tính cách chính làm một người trở thành nhà lãnh đạo Giả thuyết chính của lý thuyết này là nhân cách, các đặc điểm

xã hội, thể chất và trí tuệ phân biệt người lãnh đạo với những người khác

Lý thuyết hành vi tập trung vào các hành vi phân biệt nhà lãnh đạo với người không phải là lãnh đạo và dựa trên giả thuyết rằng người ta có thể học hỏi để trở thành lãnh đạo Lãnh đạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lý thuyết lãnh đạo theo quan điểm cá nhân lại phát biểu rằng một số cá nhân nhất định từ khi sinh ra đã mang những tố chất, đặc điểm xã hội khác biệt so với người thường, thích hợp để họ trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi Vì lý thuyết phát biểu rằng nhà lãnh đạo có những đặc điểm cá nhân khác biệt với người thường, các nhà nghiên cứu buộc phải nhận dạng các đặc điểm định hình của nhà lãnh đạo

1.1.5 Lựa chọn phong cách nhà nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo quyền uy

Bạn có thể biết được phong cách lãnh đạo này trông như thế nào khi chỉ cần nghe tên Một nhà lãnh đạo chuyên quyền kiểm soát mọi thứ, đưa ra mọi quyết định và không để bất kỳ ai có tiếng nói trong công việc

Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này hoàn hảo cho những trường hợp khẩn cấp Trong các tình huống cần đưa ra các quyết định quyết liệt và nhanh chóng

Trang 6

Tuy nhiên điều này chỉ thực sự hiệu quả khi bạn nắm rõ vấn đề hoặc khi bạn là người tỉnh táo và bản lĩnh

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo này là sự dung hòa giữa lãnh đạo độc đoán và ủy quyền Sếp lắng nghe tất cả ý kiến và quan điểm của nhân viên Sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng

Nếu bạn tuân theo phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn sẽ rất được lòng cấp dưới và có thể thể hiện khả năng lãnh đạo, phát huy hết vai trò của mình

Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Không phải cứ làm lãnh đạo là phải thể hiện hết quyền lực của mình Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi sếp phải có một tính cách hấp dẫn Nhân viên trong nhóm cảm thấy được truyền cảm hứng, động lực và thậm chí tràn đầy năng lượng bởi những gì sếp của họ nói và làm

Có rất nhiều ưu điểm đối với phong cách lãnh đạo này bởi vì một khi nhân viên thích bạn, họ sẽ một lòng cống hiến và hướng tới một mục tiêu chung

Phong cách lãnh đạo tốc độ

Với phong cách này, các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu cao và mong đợi chúng ta đạt được Bên cạnh đặt mục tiêu cao cho người khác, họ cũng tự đặt mục tiêu cho chính mình rất nghiêm ngặt Hơn nữa họ còn là người dẫn đầu, vì vậy họ phải cố gắng phấn đấu trở nên xuất sắc và mong đợi những người khác cũng làm như vậy

1.1.6 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Dựa vào nền tảng các lý thuyết về lãnh đạo chúng tôi đã xây dựng một mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa đặc điểm và kĩ năng đến phong cách lãnh đạo; giữa phong cách lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo theo lý thuyết về lãnh đạo tình huống

1.1.7 Các cấp độ quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp

Cấp quản lý cấp cao nhất / Cấp quản trị

Trang 7

Bao gồm hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc giám đốc điều hành Lãnh đạo cao nhất là nguồn quyền hạn cuối cùng và quản lý các mục tiêu và chính sách cho một doanh nghiệp Dành nhiều thời gian hơn cho việc lập kế hoạch và điều phối các chức năng

Vai trò của lãnh đạo cao nhất có thể được tóm tắt như sau:

1 Lãnh đạo cao nhất đưa ra các mục tiêu và các chính sách rộng rãi của doanh nghiệp

2 Ban hành các hướng dẫn cần thiết để chuẩn bị ngân sách bộ phận, thủ tục, lịch trình, v.v

3 Chuẩn bị các kế hoạch và chính sách chiến lược cho doanh nghiệp

4 Bổ nhiệm người điều hành cho cấp trung gian tức là các giám đốc bộ phận

5 Kiểm soát và điều phối hoạt động của tất cả các bộ phận

6 Có trách nhiệm duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài

7 Cung cấp hướng dẫn và chỉ đạo

8 Ban lãnh đạo cao nhất cũng chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Cấp quản lý cấp trung gian / Cấp thực thi

Các giám đốc chi nhánh và giám đốc phòng ban là cấp trung gian Họ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cao nhất về hoạt động của bộ phận của họ Họ dành nhiều thời gian hơn cho các chức năng tổ chức và định hướng Trong các tổ chức nhỏ, chỉ có một lớp quản lý cấp trung gian nhưng trong các doanh nghiệp lớn, có thể có cả cấp quản lý cấp cao và cấp dưới Vai trò của họ có thể được nhấn mạnh:

1 Thực hiện các kế hoạch của tổ chức phù hợp với các chính sách và chỉ thị của lãnh đạo cao nhất

2 Lập kế hoạch cho các đơn vị con của tổ chức

3 Tham gia vào việc làm & đào tạo quản lý cấp dưới

4 Diễn giải và giải thích các chính sách từ quản lý cấp cao nhất đến cấp thấp hơn

5 Chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động trong bộ phận hoặc phòng ban

Trang 8

6 Gửi các báo cáo quan trọng và dữ liệu quan trọng khác cho ban quản lý cấp cao nhất

7 Đánh giá hiệu suất của các nhà quản lý cấp dưới

8 Chịu trách nhiệm truyền cảm hứng cho các nhà quản lý cấp thấp hơn hướng tới hiệu suất tốt hơn

Cấp quản lý cấp thấp / Giám sát / Điều hành

Cấp thấp hơn còn được gọi là cấp quản lý giám sát / điều hành Nó bao gồm giám sát viên, quản đốc, nhân viên bộ phận, giám đốc, vv Theo RC Davis , “Quản

lý giám sát đề cập đến những giám đốc điều hành mà công việc của họ chủ yếu là giám sát cá nhân và chỉ đạo của nhân viên tác nghiệp” Nói cách khác, họ quan tâm đến chức năng chỉ đạo và kiểm soát của quản lý Các hoạt động của họ bao gồm:

1 Phân công công việc và nhiệm vụ cho các công nhân khác nhau

2 Hướng dẫn và chỉ dẫn cho công nhân các hoạt động hàng ngày

3 Chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như số lượng sản xuất

4 Được giao trách nhiệm duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức

5 Truyền đạt các vấn đề của người lao động, các đề xuất và kiến nghị khuyến nghị, v.v lên cấp cao hơn và các mục tiêu và mục tiêu của cấp cao hơn cho người lao động

6 Giúp giải quyết những bất bình của người lao động

7 Giám sát và hướng dẫn các tiểu lệnh

8 Có trách nhiệm cung cấp đào tạo cho người lao động

9.Sắp xếp các vật liệu cần thiết, máy móc, công cụ, v.v để hoàn thành công việc

10 Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về hiệu suất của người lao động

11 Đảm bảo kỷ luật trong doanh nghiệp

12 Tạo động lực cho người lao động

13 Là người xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp vì họ tiếp xúc trực tiếp với người lao động

Trang 9

1.1.8 Quản trò trong doanh nghiệp

Khái niệm

Quản trò trong doanh nghiệp là một thuật ngữ để chỉ vai trò của người dẫn dắt, điều phối các hoạt động, trò chơi, sự kiện nhằm mục đích:

 Tăng cường gắn kết: Tạo cơ hội cho nhân viên giao lưu, tương tác, hiểu biết nhau hơn, từ đó xây dựng tinh thần đồng đội và gắn kết trong tập thể

 Phát triển kỹ năng: Giúp nhân viên rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm,

 Thúc đẩy tinh thần: Tạo bầu không khí vui vẻ, năng động, khơi dậy niềm hứng khởi và tinh thần làm việc hiệu quả cho nhân viên

Vai trò

 Lãnh đạo: Người quản trò cần có khả năng dẫn dắt, điều phối hoạt động một cách hiệu quả, đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ

 Khuyến khích: Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái để khuyến khích nhân viên tham gia tích cực vào các hoạt động

 Kết nối: Giúp nhân viên giao lưu, tương tác, hiểu biết nhau hơn, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể

 Giải quyết vấn đề: Xử lý các tình huống bất ngờ một cách linh hoạt và hiệu quả

Kỹ năng cần thiết

 Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu, thu hút sự chú ý của người nghe

 Kỹ năng tổ chức: Khả năng lập kế hoạch, chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động

 Kỹ năng ứng biến: Khả năng xử lý các tình huống bất ngờ một cách linh hoạt và hiệu quả

 Kỹ năng tạo động lực: Khả năng khơi gợi niềm hứng khởi và sự tham gia tích cực của nhân viên

 Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng dẫn dắt, điều phối và truyền cảm hứng cho người khác

Ứng dụng

Trang 10

 Quản trò được ứng dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp như:

 Team building: Các hoạt động tập thể nhằm xây dựng tinh thần đồng đội và gắn kết trong tập thể

 Hoạt động đào tạo: Giúp nhân viên rèn luyện các kỹ năng mềm

 Sự kiện công ty: Các buổi lễ, hội nghị, hội thảo,

Lợi ích

 Tăng cường gắn kết: Giúp nhân viên giao lưu, tương tác, hiểu biết nhau hơn,

từ đó xây dựng tinh thần đồng đội và gắn kết trong tập thể

 Phát triển kỹ năng: Giúp nhân viên rèn luyện các kỹ năng mềm

 Thúc đẩy tinh thần: Tạo bầu không khí vui vẻ, năng động, khơi dậy niềm hứng khởi và tinh thần làm việc hiệu quả cho nhân viên

 Nâng cao năng suất: Khi nhân viên gắn kết và có tinh thần làm việc tốt, năng suất lao động sẽ được nâng cao

Lưu ý

 Lựa chọn hoạt động phù hợp: Cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với mục tiêu, đối tượng tham gia và văn hóa doanh nghiệp

 Chuẩn bị chu đáo: Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, chương trình, trang thiết bị, để đảm bảo hoạt động diễn ra thành công

 Đánh giá hiệu quả: Sau khi tổ chức hoạt động, cần đánh giá hiệu quả để rút kinh nghiệm cho những lần sau

Kết luận

Quản trò là một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, năng động, hiệu quả và gắn kết

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để kiểm định các giả thuyết đặt ra Người nghiên cứu đã lựa chọn phỏng vấn sâu làm phương pháp nghiên cứu chính

Các cuộc phỏng vấn sâu đem đến các thông tin tin cậy, xác thực về hành vi, hoạt động, các kinh nghiệm thực tế cũng như những nhận thức về vai trò lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ

Trang 11

Các nhà lãnh đạo được lựa chọn phải đảm bảo mang đến dữ liệu thực tế từ đặc điểm và hành vi của họ chứ không phải là bị ảnh hưởng bởi một định nghĩa về lãnh đạo liên quan đến các yếu tố này

1.3 Kết quả nghiên cứu

Khi được hỏi về lãnh đạo hiệu quả, những người tham gia phỏng vấn đã đưa

ra những tiêu chí riêng như sau: Tự cân bằng công việc hằng ngày; Tìm đúng người; Hỗ trợ và khuyến khích các nhân viên giỏi; Hướng dẫn, phê bình và giúp đỡ nhân viên tiến bộ hàng ngày; Khích lệ, bảo vệ và công nhận những sáng kiến độc đáo trong công việc của nhân viên

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo có tác động tích cực đến kết quả công việc của người lao động Trong đó yếu tố Khen thưởng theo thành tích của người lãnh đạo tác động mạnh nhất, theo sau là sự thu hút bởi hành vi của ngươi lãnh đạo

Có nhiều cơ sở lý thuyết ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp hiện nay Dưới đây là một số cơ sở lý thuyết quan trọng:

Lý thuyết tổ chức và Quản lý cổ đông (Agency theory)

Lý thuyết X và Y của McGregor

Lý thuyết biểu hiện (Trait Theory)

Lý thuyết xã hội (Social Exchange Theory)

Lý thuyết biểu tượng (Symbolic Leadership Theory)

Lý thuyết chuyển đổi (Tranformational Leadership)

Lý thuyết tư duy nhóm (Groupthink Theory)

Lý thuyết thức tỉnh giáo dục (Awakening Leadership)

Lý thuyết Chuyển đổi (Transformational Leadership)

Lý thuyết Tạo giá trị Chia sẻ (Shared Value Theory)

Lý thuyết Phản ánh Sáng tạo (Reflective Innovation Theory)

Lý thuyết Đa nguyên tắc (Multifactor Leadership Theory)

Lý thuyết Mạng lưới Lãnh đạo (Network Leadership Theory)

Trang 12

Lý thuyết Tạo dựng Nhóm (Team Building Theory)

Lý thuyết Tư duy Thiết lập Mục tiêu (Goal-setting Theory)

Các lý thuyết này giúp hiểu rõ về những thách thức và cơ hội đối với vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp hiện nay Lãnh đạo không chỉ là vấn đề của một cá nhân mà còn là quá trình tương tác và tạo giá trị trong một môi trường kinh doanh ngày nay đầy động lực và thay đổi

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w