Hai thành phần này luôn bị chi phối và chịu sự ràng buộc lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng và chính là nền tảng hình thành nên thế giới này, bởi lẽ tự nhiên là cội nguồn của sự tồn t
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====o0o=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Linh
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Huy Quang
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN
VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG4
1 Khái niệm về tự nhiên, xã hội 4
1.1 Tự nhiên là gì? 4
1.2 Xã hội là gì? 4
2 Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 5
2.1 Xã hội dưới hình thức là một bộ phận đặc thù của tự nhiên 5
2.2 Tự nhiên dưới vai trò là nền tảng của xã hội 5
2.3 Sự tác động qua lại của xã hội và tự nhiên 5
2.4 Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội 6 2.5 Sự tồn tại của con người trong tự nhiên và xã hội 7
II VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1 Khái niệm về môi trường 8
2 Vấn đề về môi trường Việt Nam hiện nay 8
2.1 Thực trạng môi trường hiện nay 8
2.1.1 Ô nhiễm không khí 8
2.1.2 Ô nhiễm nguồn nước 9
2.1.3 Ô nhiễm đất 9
2.1.4 Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp 10
2.2 Những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường 10
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường 11
2.4 Biện pháp khắc phục 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Chúng ta có thể khẳng định rằng quan hệ giữa tự nhiên và xã hội luôn là một trong những vấn đề được con người quan tâm và nghiên cứu trong quá trình lịch sử lâu dài
Tự nhiên và xã hội là hai khái niệm lớn và gần gũi nhất với con người bởi lẽ con người đồng thời tồn tại và là sản phẩm của tự nhiên và xã hội Triết học Mác – Lênin, thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng các quy luật tồn tại trên thế giới, đã tìm ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa tự nhiên và xã hội Hai thành phần này luôn bị chi phối và chịu sự ràng buộc lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng và chính là nền tảng hình thành nên thế giới này, bởi lẽ tự nhiên là cội nguồn của sự tồn tại, còn xã hội tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của loài người
Từ khi mới xuất hiện, loài người đã được tạo hóa ban cho tự nhiên để tồn tại và phát triển Qua quá trình tiến hóa, con người dần trở nên hoàn thiện hơn, óc sáng tạo và trí thông minh của họ cũng ngày một đi lên từ đó có nhiều phát minh, sáng kiến giúp xã hội văn minh hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Không thể phủ nhận điều này có những ảnh hưởng tích cực lên đời sống nhân loại, tuy nhiên, nó cũng kéo theo nhiều hậu quả khôn lường Thế giới đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng mang tính toàn cầu - ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên Tình trạng này đang đặt loài người trước sự “trả thù của giới tự nhiên” như từ lâu Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo, đe dọa chính sự tồn tại của Trái Đất nói chung và con người nói riêng Và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ với những thực trạng đáng báo động
Nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì vấn
đề môi trường càng phải được quan tâm chú trọng hết sức Tuy nhiên, hiện nay một thực trạng đáng buồn vẫn đang hàng ngày tiếp diễn ở nước ta, đó là sự hủy hoại, tàn
Trang 4phá môi trường trầm trọng như khai thác rừng trái phép, xả rác bừa bãi, đánh bắt các loài động vật quý hiếm, Do đó cần có một cái nhìn đầy đủ hơn và quan tâm hơn nữa đến vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam để xã hội có thể phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của các thế hệ kế tiếp
Từ những lý do trên, em xin phép lựa chọn đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời nêu lên nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, tìm hiểu, đánh giá các chính sách được Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện, từ đó rút kinh nghiệm và góp phần đề ra phương hướng cũng như giải pháp để có thể hạn chế việc ô nhiễm môi trường, giúp mọi người hiểu rõ mối quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa tự nhiên với môi trường và vận dụng trong việc giải quyết vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tổng quan khái niệm về tự nhiên, xã hội,
mối quan hệ giữa chúng và vai trò của con người, từ đó vận dụng để nghiên cứu vấn
đề môi trường ở Việt Nam hiện nay, rút ra bài học và đưa ra các phương hướng giải quyết vấn đề
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo thì tiểu luận gồm 2 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Trang 5NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm về tự nhiên, xã hội
1.1 Tự nhiên là gì?
Tự nhiên có thể được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, là điều kiện tất yếu và thường xuyên trong quá trình sản xuất của cải vật chất xã hội Tự nhiên cung cấp cho con người nơi cư trú, các điều kiện sống cần thiết như thức ăn, nước, ánh sáng, không khí Đặc biệt, tự nhiên chứa đựng những nguyên vật liệu giúp con người tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất
Như vậy, con người và xã hội loài người là bộ phận đặc thù của tự nhiên Nguồn gốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của vật chất, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại
và phát triển của con người
1.2 Xã hội là gì?
Xã hội được hiểu là là bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất Hình thái vận động này lấy mối quan hệ gắn bó, ràng buộc của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng Theo C Mác,
“Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ
và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau” Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất
kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các cá nhân
Như vậy, xã hội là một thực thể đặc biệt với phương thức tồn tại khác với tự nhiên Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, tự nhiên tự có những quy luật của riêng nó và xã hội cũng có lịch sử phát triển của mình, thể hiện ở sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu của xã hội
Trang 62 Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
2.1 Xã hội dưới hình thức là một bộ phận đặc thù của tự nhiên
Con người và xã hội chính là một bộ phận của tự nhiên Nguồn gốc của con người chính là tự nhiên Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy
luật tiến hóa được đặt trong những điều kiện nhất định dựa trên Nguồn gốc các loài
của Darwin, con người đã tiến hoá lên từ động vật Con người sinh sống trong tự nhiên như mọi sinh vật khác vì con người chính là một sản phẩm sinh vật của tự nhiên Con người là động vật bậc cao nên nhất thiết phải tuân theo những quy luật sinh học Ngay cả bộ óc con người cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất Vì vậy, tự nhiên chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của loài người
2.2 Tự nhiên dưới vai trò là nền tảng của xã hội
Giữa xã hội và tự nhiên có sự thống nhất và tương tác với nhau Đây là mối quan hệ biện chứng hai chiều Trước hết, tự nhiên chính là một trong những nền tảng thúc đẩy sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội – một vai trò quan trọng, mang tính quyết định cao Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội Vì “con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài.”
2.3 Sự tác động qua lại của xã hội và tự nhiên
Giữa tự nhiên và xã hội liên hệ với nhau bằng một mối quan hệ khăng khít Trong sự tác động qua lại giữa chúng, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, còn yếu tố xã hội có vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và phát triển của tự nhiên Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và tiến lên của xã hội, con người Vai trò này của tự nhiên không thể thay thế được và
Trang 7cũng sẽ không bao giờ mất đi dưới tác động của trình độ phát triển trong xã hội Ngày nay, với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, con người đã chế tạo ra được những vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên, nhưng suy cho cùng thì những thành phần tạo nên chúng cũng lại đều xuất phát từ tự nhiên Xã hội dù có phát triển đến trình độ nào thì cũng vẫn không thể thoát ra ngoài cái vòng tự nhiên,
vì mọi hoạt động xã hội đều diễn ra trong tự nhiên, lấy tài liệu từ tự nhiên và có đạt kết quả hay không cũng lại phụ thuộc vào tự nhiên ấy Theo C Mac: “Xã hội loài người gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng và thông tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên.” Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi vật chất giữa xã hội và tự nhiên
2.4 Những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
Có rất nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội phải kể đến là trình độ phát triển của xã hội và nhận thức; vận dụng quy luật tự nhiên xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người
- Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi trình độ phát triển của xã hội: Sự phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời khỏi các yếu tố tự nhiên,
bởi vì chỉ có trong mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình Bởi vậy khi chúng ta nghiên cứu lịch sử cần phải xét đến cả hai mặt: Lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên Lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội không thể tách rời nhau Chừng nào loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến chuyển về chất của xã hội loài người Chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới
tự nhiên, sẽ có những mục đích sản xuất khác nhau Khi công cụ thay đổi, mục đích sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa
Trang 8xã hội và tự nhiên cũng thay đổi theo Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hòa bình, thay đổi cách đối xử với thiên nhiên Nhiệm vụ này không là của riêng Việt Nam hay của một quốc gia mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người
- Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi nhận thức; vận dụng quy luật tự nhiên xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người: Bằng các hoạt
động thực tiễn, con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự biến đổi và sự phát triển của tự nhiên Bằng hoạt động sản xuất, xã hội đã tham gia vào chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với tự nhiên Cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra ở một số nơi trên hành tinh chúng ta là hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ và "bóc lột" quá đáng tự nhiên của con người Những hành động đó không chỉ hủy hoại các sinh vật, mà còn làm tổn hại đến khả năng tự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay hệ thống tự điều chỉnh của sinh quyển Quy luật xã hội cho thấy, phải tìm cách sống hài hòa với tự nhiên, phải điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên Chúng
ta có nguồn gốc từ tự nhiên, vì vậy, con người cần phải nắm vững những quy luật của tự nhiên và quan trọng hơn, phải biết vận dụng những quy luật đó một cách chính xác vào trong hoạt động thực tiễn của mình
2.5 Sự tồn tại của con người trong tự nhiên và xã hội
Con người chính là minh chứng, là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội Con người là sản phẩm của tự nhiên Con người tạo ra xã hội Con người sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người Vì thế con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội
Ngoài ra, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức cũng như cách vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn Tự nhiên là nguồn cung cấp tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất cho con người và xã hội, đồng thời con người là những người tiêu thụ, biến đổi tự nhiên mạnh mẽ, nhanh nhất so với những thành phần khác của chu trình sinh học Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, con
Trang 9người và xã hội không được phá vỡ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội; muốn vậy, trong các hoạt động của mình, con người cần phải tuân thủ các quy luật của tự nhiên
II VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Khái niệm về môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: sinh quyển, khí quyển, thủy quyển, thạch quyển Không chỉ đơn giản là môi trường địa lý, môi trường sống của con người là môi trường tự nhiên – xã hội bởi con người
là một thực thể sinh học trong đó Còn ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường
tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác
2 Vấn đề về môi trường Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng môi trường hiện nay
Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí
2.1.1 Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực
Trang 10Chất lượng môi trường không khí nói chung và tại các đô thị lớn nói riêng chịu tác động do phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải Theo GreenID, từ năm 2016, chỉ số AQI trung bình của Hà Nội đã lên tới 121 với nồng độ bụi PM2.5 gấp trên 2 lần tiêu chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và
5 lần so với khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3) Tương tự, AQI trung bình và nồng độ bụi PM2.5 ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) cũng cao gấp 3 lần khuyến nghị của
tổ chức WHO Nguy hiểm nhất là tình trạng bụi mịn xuất hiện ngày càng nhiều với những hạt nhỏ có kích thước dưới 2.5 micromet bay lơ lửng trong không trung và có khả năng thẩm thấu qua đường hô hấp của con người cũng như các loài động vật khác
2.1.2 Ô nhiễm nguồn nước
Xã hội ngày càng đi lên thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân Lượng thải càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết, kèm theo các thói quen xả thải không tập chung đã làm ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng
Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan có lượng rác thải đổ ra sông,
ra biển nhiều nhất thế giới hiện nay Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước
đã thâm nhập vào nguồn nước Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được
2.1.3 Ô nhiễm đất
Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất và ngày càng trầm trọng từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác