1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấp phép môi trường của Dự án: Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh

232 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấp Phép Môi Trường Của Dự Án: Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Đức Ninh
Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 41,99 MB

Cấu trúc

  • Chương I (8)
    • 1. Tên chủ Dự án đầu tư (8)
    • 2. Tên Dự án đầu tư (8)
      • 2.1. Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư (8)
      • 2.2. Cơ quan thẩm định (9)
      • 2.3. Quy mô của Dự án đầu tư (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án đầu tư (10)
      • 3.1. Công suất của Dự án đầu tư (10)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư (10)
      • 3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư (13)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Dự án đầu tư (15)
      • 4.1. Trong giai đoạn hoạt động (15)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến Dự án đầu tư (16)
  • Chương II (19)
    • 1. Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (19)
    • 2. Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (19)
  • Chương III (20)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có) (20)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (20)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (20)
        • 1.2.1. Mạng lưới thu gom nước thải ngoài nhà máy dẫn về Nhà máy XLNT Đức Ninh để xử lý (20)
        • 1.2.2. Mạng lưới thu gom thoát nước thải bên trong phạm vi của Nhà máy XLNT Đức (28)
        • 1.2.3. Điểm xả thải sau xử lý (29)
      • 1.3. Xử lý nước thải (30)
        • 1.3.1. Dây chuyền xử lý nước thải (30)
        • 1.3.2. Thông số kỹ thuật các công trình xử lý (33)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có) (52)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (56)
      • 3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (56)
      • 3.2. Công trình biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (56)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (63)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có) (64)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (65)
      • 6.1. Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải (65)
      • 6.2. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải (72)
      • 6.3. Sự cố về an toàn lao động (72)
      • 6.4. Sự cố đổ tràn hóa chất ra môi trường xung quanh (73)
      • 6.5. Các sự cố về điện và phòng cháy chữa cháy (73)
      • 6.6. Sự cố thiên tai (bão, ngập lụt) (73)
    • 7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) (74)
  • Chương VI (76)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (76)
  • Chương VII (79)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án đầu tư (79)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (79)
      • 1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (79)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (82)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường nước thải (82)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (83)
  • Chương VIII (84)

Nội dung

18KẾT QUẢ HỒN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ .... Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư: Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh được xây dựng trong khu đất thuộc

Tên chủ Dự án đầu tư

Chủ Đầu tư: Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới

- Địa chỉ văn phòng: Số 34 Trần Quang Khải, TP Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

- Người đại diện theo pháp luật của chủ Dự án đầu tư: Ông Lê Thanh Tịnh Chức vụ: Giám đốc

- E-mail: bqldavsmt@donghoipmu.org.vn

- Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Ban Quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Tên Dự án đầu tư

Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh 2.1 Địa điểm thực hiện Dự án đầu tư:

Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh được xây dựng trong khu đất thuộc thửa đất số

277, tờ bản đồ số 46 thuộc xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, với các phía tiếp giáp của dự án như sau:

- Phía Bắc giáp khu vực cánh đồng Cơn Cưa, Cổn Ngôi thôn Đức Thủy, xã Đức Ninh;

- Các phía còn lại tiếp giáp với Sông Lệ Kỳ (nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh)

Vị trí Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ theo hệ VN-2000 trong bảng sau:

Bảng 1 1: Tọa độ các điểm góc của nhà máy xử lý Điểm góc X (m) Y (m)

Hình 1 1: Vị trí nhà máy XLNT Đức Ninh so với các khu vực lân cận

- Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình

+ Quyết định 3520/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

+ Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án: Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng Quảng Bình

+ Văn bản số 1279/SXD-HTKT&KTXD ngày 10/6/2022 của Sở Xây dựng Quảng Bình về việc Thông báo kết quả thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công gói thầu DH1.10: Nâng cấp nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Quyết định số 3271/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình;

+ Quyết định số 1619/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Hạng mục nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh thuộc dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên Hải - Tiểu dự án thành phố Đồng Hới” tại xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

2.3 Quy mô của Dự án đầu tư

+ Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án theo quyết định số 52/QĐ-BQLDA ngày 24/6/2022 của Ban Quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán gói thầu DH-1.10: Nâng cấp nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là 125.254.165.000 đồng

Như vậy Dự án thuộc nhóm B theo Khoản 2, Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019

+ Căn cứ thuộc mục số 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, dự án Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh thuộc dự án nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường

+ Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường

+ Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, quy định về đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường”

Như vậy, hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh thuộc thẩm quyền cấp GPMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án đầu tư

3.1 Công suất của Dự án đầu tư

Công suất xử lý nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Đức Ninh: 20.000 m 3 /ngày đêm

3.2 Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư a Công nghệ sản xuất

Hồ hiếu khí (bùn tuần hoàn)

Hồ xử lý triệt để

Hồ wetland Sông Lệ Kỳ

Vận chuyển định kỳ đến bãi chôn lấp

* Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ

Toàn bộ nước thải ngoài mạng lưới được thu gom thông qua các trạm bơm trung chuyển về trạm bơm tăng áp số 12 Từ trạm bơm tăng áp nước thải bơm trực tiếp vào nhà tiền xử lý trong nhà máy xử lý nước thải

Tại nhà tiền xử lý nước thải đi qua mương dẫn chia làm 2 kênh dẫn lắp đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác và vật rắn khỏi nguồn nước thải nhằm bảo vệ các thiết bị trong hệ thống phía sau Khe hở song chắn rác là 6mm, các loại rác có kích thước lớn hơn 6mm sẽ giữ lại ở song chắn và được vớt tự động sang thùng chứa thông qua lược cào và băng tải Rác sau khi được vớt qua song chắn rác được đưa vào vít tải rác để vận chuyển xuống máy ép rác qua ống dẫn rác DN300 Tại đây rác được ép lại để giảm thể tích trước khi vào thùng chứa rác Thể tích thùng chứa rác là 500 lít đảm bảo chứa lượng rác trong thời gian 24h và hàng ngày được công nhân vận hành đưa vào xe thu gom rác của công ty môi trường vận chuyển đi chôn lấp hoặc xử lý theo quy định

Nước thải sau khi qua song chắn rác sẽ tự chảy sang bể tách dầu mỡ và tách cát Tại đây việc tách dầu mỡ và cát được thực hiện bằng phương pháp sục khí tuyển nổi, nhờ tác động của khí được cung cấp qua máy thổi khí các thành phần dầu mỡ sẽ nổi lên trên và cát được tách khỏi dòng nước thải bằng phương pháp lắng xuống đáy bể Trong bể có bố trí hệ thống cầu gạt cát và thu gom dầu mỡ để tách riêng ra Trên hệ thống cầu gạt có bố trí các tấm gạt, bọt và dầu mỡ được thu gom vào hố thu dầu mỡ đặt ở đầu bể, định kỳ công nhân vận hành xả lượng dầu mỡ đưa về bể xử lý bùn Cũng trong thiết bị gạt cát ở phía dưới cầu có bố trí các thanh gạt cát về vị trí bơm cát Tại đây bùn cát được bơm sang thiết bị tách cát để giảm thể tích Cát sau khi được tách khỏi nước thải qua máy tách cát để giảm thể tích trước khi đưa vào thùng chứa cát Thùng chứa cát bố trí 02 thùng với thể tích mỗi thùng 500 lít, đảm bảo thời gian chứa cát trong 24h Nước dư từ máy ép rác và thiết bị tách cát được thu gom dẫn về hố bơm, bơm lên ngăn tiếp nhận trước song chắn rác để xử lý

Nước thải sau khi qua bể tách cát và dầu mỡ qua mương phân phối sau đó sang 2 hồ thiếu khí, tại đây trong điều kiện thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử nitorat denitrificans (dạng kỵ khí tùy tiện) sẽ tách oxy của nitorat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ Nitơ phân tử tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước

Quá trình chuyển: NO3 – NO2 – NO – N2O – N2 (NO, N2O, N2: dạng khí) Đồng thời, chủng vi sinh vật Acinetobacter có trong nước thải sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa photpho thành hợp chất không chứa phốt pho hoặc các hợp chất có chứa phốt pho nhưng dễ bị phân hủy với vi sinh vật hiếu khí ở quá trình tiếp theo

Sau khi qua 2 hồ thiếu khí, nước thải tiếp tục chảy sang 2 hồ hiếu khí bùn hoạt tính Tại đây nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ không khí cấp vào từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí được phân bố đều trên đáy bể và cả máy khuấy trộn ngang Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (Nitơ, photpho, chất hữu cơ,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn Tại 2 hồ hiếu khí các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả >80%, hàm lượng chất hữu cơ theo BOD sau xử lý ở mức thấp hơn 55mg/l trước khi đi vào hệ thống hồ tùy tiện

Từ hồ hiếu khí nước thải chảy sang 2 bể lắng ngang nhằm loại bỏ các bông bùn vi sinh vật có trong nước thải Lượng bùn lắng sẽ một phần được bơm hoàn lưu về 2 hồ hiếu khí, phần bùn dư sẽ được bơm sang khu xử lý bùn xây mới

Từ bể lắng ngang, nước thải chảy sang 2 cặp hồ phân hủy tùy tiện nối tiếp nhau (2A, 3A và 2B, 3B) Các hồ tùy tiện có độ sâu nhỏ hơn hồ hiếu khí (sâu 2,5m) đã bổ sung 16 máy khuấy trộn sử dụng năng lượng mặt trời để tăng cường khả năng trao đổi O2, CO2 và hạn chế các vùng nước tĩnh Thời gian lưu nước tại hồ tùy tiện khoảng 4,15 ngày với mục đích làm giảm 90% BOD5 Hồ tùy tiện có chức năng khử Phốt pho sinh học ở mức cao dựa trên thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của vi khuẩn khử photpho trong nước thải Hồ cũng được thiết kế để có thể nâng cấp sự tạo bông bùn và khả năng lắng bùn hiệu quả Điều này giúp cho công đoạn xử lý bùn hiệu quả hơn

Nước tiếp tục qua mương lọc tảo nhằm loại bỏ tảo phát sinh trong hồ tùy tiện sau đó đi vào hồ xử lý triệt để có chiều sâu 1,5m nhằm tận dụng ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn và phân hủy hữu cơ Việc chuyển đổi các hồ hiếu khí 1A & 1B thành một hệ thống bùn hoạt tính kết hợp với bổ sung một bước lắng (2 bể lắng) cho phép loại bỏ tỷ lệ lớn các vi khuẩn coliform, được hấp phụ hoặc hấp thụ vào bùn lắng Với giả thuyết vận hành hợp lý là 70,000 UFC/100 mL trong nước thải đầu ra của các bể lắng, chúng ta có thể đạt được các tiêu chí xả của cột B (≤5000 UFC/100 mL) ở tất cả các giá trị lưu lượng đầu vào từ 10.000 đến 20.000 m 3 /ngđ, khi nhiệt độ trong thời gian xử lý xoay quanh 24,5 o C (nhiệt độ trung bình năm) Thời gian lưu nước trong hồ 2 ngày và được duy trì bằng đê ngăn giữa hồ nhằm kéo dài thời gian di chuyển của dòng nước

Phần nước trong hồ xử lý triệt để tiếp tục chảy sang hồ wetland Hồ wetland có độ sâu cột nước 1,5m, trong đó thả cây lục bình, rau má mơ có khả năng tiêu thụ photpho, nito, một số kim loại nặng cao với mục đích hấp thụ photpho và nito trong nước thải đạt cột A – QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT và giảm nồng độ BOD5

Ngày đăng: 13/03/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w