Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, phế liệu trong quá trình hoạt động *Nhu cầu nguyên liệu: Nguyên liệu dùng trong sản xuất của dự án là rác thải với khối lượng khoảng 160 tấn rác/ngày sau
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 6
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6
1 Tên chủ dự án 6
2 Tên dự án đầu tư 6
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án 6
3.1 Công suất của dự án 6
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án: 7
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 13
4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình thi công xây dựng dự án 13
4.2 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, phế liệu trong quá trình hoạt động 15
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 19
5.1 Mục tiêu dự án 19
5.2 Vị trí thực hiện, quy hoạch sử dụng đất 19
5.3 Vốn đầu tư 22
CHƯƠNG II 23
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 23
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 23
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 23
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải môi trường 23
CHƯƠNG III 24
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 24
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 24
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 27
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 27
3.1 Chất lượng môi trường không khí 27
3.2 Chất lượng môi trường nước mặt 28
3.3 Chất lượng môi trường đất 29
CHƯƠNG IV 31
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 31
Trang 41 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai
đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 31
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 31
1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 46
2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 52
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 52
2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 76
3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 95
3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư 95
3.2 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác 95
3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 95
4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 96
CHƯƠNG V 99
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 99
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 99
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 100
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN 101
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 101
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 101
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 101
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 102
2.1 Chương trình quan trắc môi trường 102
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 102
2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 102
3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 102
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 103
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ quá trình thi công xây dựng 14
Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ thi công, xây dựng dự án 15
Bảng 1.3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 17
Bảng 1.4 Danh mục hóa chất sử dụng của dự án 17
Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của dự án 18
Bảng 1.6 Tọa độ các điểm khép góc của dự án 19
Bảng 1.7 Các hạng mục công trình của dự án 20
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021) 24
Bảng 3.2 Độ ẩm không khí TB tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021) 25
Bảng 3.3 Lượng mưa tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021) 25
Bảng 3.4 Số giờ nắng tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021) 26
Bảng 3.5 Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí 27
Bảng 3.6 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt 29
Bảng 3.7 Kết quả quan trắc môi trường đất 30
Bảng 4.1 Nồng độ bụi ước tính từ hoạt động san nền 32
Bảng 4.2 Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động san nền 32
Bảng 4.3 Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động san nền 33
Bảng 4.4 Thải lượng chất ô nhiễm đối với xe ô tô chạy xăng 33
Bảng 4.5 Thải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải 34
Bảng 4.6 Thải lượng bụi và các khí ô nhiễm tạo ra tại công trường trong giai đoạn xây dựng 34
Bảng 4.7 Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động xây dựng 35
Bảng 4.8 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt dầu DO do hoạt động của máy móc thi công 36
Bảng 4.9 Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn của quá trình xây dựng 37
Bảng 4.10 Tổng hợp dự báo tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải từ công tác hàn 37
Bảng 4.11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong mỗi phân kỳ 39
Bảng 4.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 40
Bảng 4.13 Tiếng ồn của một số máy móc thiết bị thi công xây dựng 43
Bảng 4.14 Mức ồn của một số máy móc thiết bị thi công xây dựng với các khoảng cách khác nhau 43
Bảng 4.15 Giới hạn rung của các thiết bị xây dựng công trình 44
Bảng 4.16 Tải lượng khí thải của các xe chạy dầu 52
Bảng 4.17 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động vận chuyển 53
Bảng 4.18 Tải lượng bụi từ quá trình cắt nghiền 55
Trang 6Bảng 4.19 Hệ số tải lượng ô nhiễm 56
Bảng 4.20 Các hợp chất gây mùi chứa S tạo ra từ quá trình phân huỷ kỵ khí 58
Bảng 4.21 Vi khuẩn có thể phân tán từ hệ thống xử lý nước thải 59
Bảng 4.22 Nhiệt trị của các thành phần rác cơ sở 59
Bảng 4.23 Nhiệt trị của rác sinh hoạt chuẩn bị đốt 60
Bảng 4.24 Thành phần trong 1kg chất thải rắn 60
Bảng 4.25 Nồng độ các chất phát sinh trong quá trình cháy khi đốt nhiên liệu 60
Bảng 4.26 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm đối với QCVN 61-MT:2016/BTNMT 62 Bảng 4.27 Tải lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý 65
Bảng 4.28 Tải lượng ô nhiễm của từng thành phần nước rỉ rác tại khu ủ compost 67
Bảng 4.29 Tổng hợp lưu lượng các nguồn phát sinh nước thải tại dự án 69
Bảng 4.30 Nồng độ tổng cộng của nước thải sau khi trộn từ các nguồn phát sinh 69
Bảng 4.31 Thành phần tro xỉ trong lò đốt chất thải 70
Bảng 4.32 Dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ nhà máy 71
Bảng 4.33 Bảng thông số kỹ thuật dự kiến của lò đốt 80
Bảng 4.34 Kích thước dự kiến các bể hệ thống xử lý nước thải 88
Bảng 4.35 Danh mục công trình bảo vệ môi trường 95
Bảng 4.36 Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo 97
Bảng 5.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 99
Bảng 5.2 Thông số và giá trị giới hạn của khí thải lò đốt 100
Bảng 5.3 Thông số và giá trị giới hạn của khí thải xưởng sản xuất hạt nhựa 100
Bảng 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải 101
Bảng 6.2 Kế hoạch quan trắc hiệu quả các công trình xử lý chất thải của nhà máy 101
Trang 7
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Quy trình sản xuất của nhà máy 7
Hình 2 Quy trình tiếp nhận và phân loại rác thải 9
Hình 3 Quy trình công nghệ sản xuất hạt nhựa 10
Hình 4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân vi sinh 11
Hình 5 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống lò đốt 12
Hình 6 Vị trí thực hiện dự án 19
Hình 7 Sơ đồ HTXL khí thải bằng phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính 78
Hình 8 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải tại lò đốt 81
Hình 9 Sơ đồ tổng quát biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải 82
Hình 10 Sơ đồ quy trình xử lý nước rỉ rác 84
Hình 11 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung tại dự án 85
Hình 12 Mô hình quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 96
Trang 8CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án
- Tên chủ dự án đầu tư: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường HM Group
- Địa chỉ văn phòng: Số nhà 172, đường Kim Quan, tổ 6, Phường Ỷ La, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Bà) Nguyễn Thị Hương - Chức danh: Giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5000887158 do phòng Đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp đăng ký lần đầu 19/7/2021; Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 02/12/2021
2 Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Nhà máy xử lý rác thải tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Vị trí giới hạn khu đất: Phía Đông giáp đất trồng cây hàng năm của các hộ dân Phía Nam giáp trục giao thông liên xã, ao sinh thái và khu đất tiếp nhận rác hiện nay đã chôn lấp Phía Tây giáp đồi trồng cây hàng năm của các hộ dân, và dự án đấu nối đường cáo tốc Hà Nội – Lào Cai Phía Bắc giáp đất rừng sản xuất của các hộ dân
- Cơ quan cấp giấy phép môi trường: UBND tỉnh Tuyên Quang
- Dự án đầu tư nhóm II thuộc STT 1, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư: 180.000.000.000 đồng (Một trăm tám mươi tỷ đồng chẵn)
- Tiến độ dự kiến: Từ năm 2023 đến năm 2025
+ Giai đoạn 1: Thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải và các hạng mục nhà xưởng sản xuất phân lọai và phụ trợ với diện tích khoảng 13ha
+ Giai đoạn 2: Đầu tư mở rộng khu tiếp nhận rác hiện nay đang chôn, lấp các hạng mục còn lại của dự án với diện tích khoảng 17ha
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án được lập cho giai đoạn 1 theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án
3.1 Công suất của dự án
- Công suất, sản phẩm của dự án: Xử lý rác thải với công suất 160 tấn rác/ngày và sản xuất, thận thu các sản phẩm hạt nhựa, phân hữu cơ vi sinh, phế liệu đã qua tái chế
Trang 93.2 Công nghệ sản xuất của dự án:
Hình 1 Quy trình sản xuất của nhà máy Thuyết minh quy trình:
Rác sinh hoạt từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng được cho vào nhà xưởng tiếp nhận rác và phun vi sinh khử mùi
Từ nhà xưởng tiếp nhận rác, rác thải theo hệ thống băng tải và được phân loại sơ
bộ lần 1 bằng thủ công hoặc máy chuyên dụng để tách các vật thể kích thước lớn
Sau đó, rác được chuyển vào máy nghiền để xé các túi nilon nhỏ đựng rác và nghiền sơ bộ các vật thể còn lại có kích thước lớn
Rác thải Tiếp nhận
Bao nilon, vải
cao su, kim loại
Tuyển từ Vật liệu chứa sắt
Tuyển gió Nilon
Đồng nhất kích thước hữu cơ
Thành phần không
Đóng kiện Tái sử dụng Thành phần tái sd
Phối trộn
Ủ thổi khí
Nghiền Sàng lần 1 Sàng lần 2 Mùn tinh
Phối trộn phụ gia và tạo viên
Phân loại kích thước và tách cát
Phun vi sinh phân hủy
Vi sinh đặc chủng
Phân loại Xử lý Hạt nhựa Thành phần tái sinh
Đóng bao
Trang 10Sau khi ra khỏi máy nghiền: Bao nilon có kích thước nhỏ được phân loại bằng quạt gió, sắt tiếp tục được tách khi đi qua hệ thống tuyển từ Tiếp theo, rác thải tiếp tục được phun vi sinh khử mùi đặc chủng và phân loại để loại bỏ các vật thể có kích thước nhỏ, công nhân có thể nhặt được qua băng tải và loại bỏ tiếp những vật thể rắn có kích thước không phù hợp
Sau giai đoạn phân loại lần 2, rác thải đã tương đối đồng nhất về mặt vật lý (thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao hơn so với trong rác nạp liệu) Vật thể rắn
không tái sử dụng được sẽ được chuyển đến lò đốt để thiêu hủy hợp vệ sinh
Toàn bộ phần vật liệu trong rác sau khi phân loại sẽ được qua máy băm để đồng nhất kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân hủy rác trong giai
đoạn tiếp theo
Sau đó tất cả các loại rác hữu cơ đã phân loại xử lý trên được đưa vào hệ thống máy ủ lên men siêu tốc trong thời gian 12-15 giờ để giảm ẩm và tạo điều kiện phân hủy hữu cơ là nhanh nhất Tại đây, bộ phận KCS sẽ kiểm tra cân đối mật
độ vi sinh vật và các thông số về độ ẩm, tỷ lệ… bổ sung điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp Trong thời gian đầu, nước rỉ từ hệ thống máy ủ lên men siêu tốc sẽ được tập kết đến hố thu gom trong hệ thống máy ủ và tái sử dụng tạo ẩm sau đó
Sau khi khoảng thời gian 12-15 giờ các thông số kỹ thuật độ hoai, mật độ vi sinh, đạt các yêu cầu kỹ thuật và độ ẩm tại đây duy trì từ 35 - 40%, mùn tinh được mang ra ngoài nhà ủ chín trong thời gian 5-10 ngày nhằm tạo độ ổn định
và tăng mật độ vi sinh tự nhiên cho khối mùn (giai đoạn này mùn tinh có độ ẩm thấp và được đảm trộn liên tục bằng thủ công hoặc cơ giới nên không làm phát sinh nước thải) Mùn tinh sau ủ chín trong khoảng 5-10 ngày đã đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sẽ được sàng và phối trộn với các phụ gia tạo viên thành phân bón hữu cơ vi sinh và đóng bao thành phẩm
Tất cả các loại nhựa, bao nilon thu được từ khâu tách lựa sẽ được chuyển đến phân xưởng sản xuất hạt nhựa Phân xưởng này có nhiệm vụ phân loại theo chủng loại, xử lý nguyên liệu theo kích thước, rửa, ly tâm, bằng các thiết bị đặc thù, sau đó tiếp tục sản xuất ra hạt nhựa tái sinh, phôi nhựa theo chủng loại đã phân loại Hạt nhựa sau khi sản xuất sẽ được đóng bao và bán cho các đơn vị thu mua
Đối với vật liệu cao su được xử lý và cung cấp cho các nhà sản xuất khác
Quy trình xử lý và sản xuất các sản phẩm từ rác gồm các phân xưởng sau:
Trang 11*Phân xưởng tiếp nhận và phân loại rác:
Rác thải sinh hoạt từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng được cho vào nhà tiếp nhận rác và phun vi sinh khử mùi diệt khuẩn bằng máy phun tự động, công tác tách lựa các vật thể vô cơ lớn như lốp xe, xà bần, gỗ, củi,… bằng phương pháp thủ công Máy ủi đưa rác xuống băng tải âm chuyển lên máy nghiền xé túi, trong quá trình xé các vật thể vô cơ nhỏ như cát, gỗ được tách qua các khe của máy và được vận chuyển ra ngoài bằng băng tải
Các loại chất hữu cơ còn lại được chuyển bằng băng tải, trên băng tải có hệ thống tách gió để lấy nilon, hệ thống tách từ hút kim loại Tại đây các loại vô cơ và hữu cơ đã được nghiền nát, phần này được tách qua hệ thống lồng, gió, từ và thủ công,
tỷ lệ tách được lên đến 90%, các chất vô cơ sẽ được đưa qua phân xưởng tái chế, các chất hữu cơ được nghiền lại cho đồng kích thước trước lúc mang đi ủ, ủ bằng thiết bị hiếu khí tự động thời gian 12-15h kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ, để bổ sung vi sinh, tưới ẩm Ủ thêm 5-10 ngày đảo trộn, giảm ẩm cho tới khi đạt yêu cầu độ ẩm
Hình 2 Quy trình tiếp nhận và phân loại rác thải
Xe chở rác Tiếp nhận
Máy nghiền rác
Rác vô không
phân hủy
Hệ thống phân loại thùng quay
Hệ thống tách từ
Rác thải hữu cơ Máy tách nilon
Bán cho cơ
sở thu mua
Máy tách từ
Hệ thống phân loại thùng quay
Rác vô cơ không
phân hủy
Máy tách từ Kim loại Lưu kho
phế liệu
Xưởng sản xuất hạt nhựa
Kim loại Lưu kho
Trang 12*Phân xưởng sản xuất hạt nhựa:
Tiếp nhận các chất vô cơ từ khâu trước, phân xưởng này có nhiệm vụ phân loại theo chủng loại hoặc bán phế liệu Tại đây sản xuất ra các phôi nhựa, với công nghệ thiết bị máy móc như băng chuyền, máy băm, tẩy rửa, nghiền, nó sẽ sản xuất ra các hạt nhựa nguyên liệu
Hình 3 Quy trình công nghệ sản xuất hạt nhựa
Từ nguyên liệu chính là nhựa, nilon sẽ được tiến hành phân loại nhựa phế liệu bằng thủ công và được làm sạch trước khi đưa vào hệ thống máy băm, cắt, xay nhựa Tại đây, nhựa phế liệu được xay nhỏ và được chuyển xuống phễu chờ để gia nhiệt và
được chuyển dần sang máy đùn ép
Tại công đoạn gia nhiệt, điện năng được sử dụng để nâng nhiệt độ của nguyên liệu lên với nhiệt độ từ 165oC – 225oC, nhựa được làm nóng chảy Nhựa ở trạng thái nóng chảy sẽ cho đi qua máy đùn ép nóng và được đùn ra ngoài với hình dạng các sợi hạt Các sợi hạt này sẽ được đi qua máng nước làm mát để tạo cường độ cho sợi nhựa
và chuyển nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng Sau đó các sợi nhựa sẽ được chạy qua máy cắt để tạo thành các hạt nhựa Hạt nhựa thành phẩm được đóng gói và bán cho đơn vị chức năng có nhu cầu thu mua, sản xuất
Nhựa phế liệu Phân loại Nước
Băm, cắt, xay
Gia nhiệt Đùn ép
Cắt tạo hạt nhựa
Làm sạch
Làm mát Nước
CTR Nước thải
Bụi, CTR
Khí thải, nhiệt
Nước thải Bụi, ồn Khí thải, nhiệt, mùi
Trang 13*Phân xưởng sản xuất phân vi sinh:
Hình 4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân vi sinh
Các loại rác hữu cơ đã phân loại xử lý trên được đưa vào hệ thống máy ủ lên men siêu tốc trong thời gian 12-15 giờ để giảm ẩm và tạo điều kiện phân hủy hữu cơ là nhanh nhất Tại đây, sẽ kiểm tra cân đối mật độ vi sinh vật và các thông số về
độ ẩm, tỷ lệ C/N… bổ sung điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp Trong thời gian đầu, nước
rỉ từ hệ thống máy ủ lên men siêu tốc sẽ được tập kết đến hố thu gom trong hệ thống máy ủ và tái sử dụng tạo ẩm sau đó
Sau khi khoảng thời gian 12-15 giờ các thông số kỹ thuật độ hoai, mật độ vi sinh, đạt các yêu cầu kỹ thuật và độ ẩm tại đây duy trì từ 35 - 40%, mùn tinh được mang ra ngoài nhà ủ chín trong thời gian 5-10 ngày nhằm tạo độ ổn định và tăng mật
độ vi sinh tự nhiên cho khối mùn (giai đoạn này mùn tinh có độ ẩm thấp và được đảm trộn liên tục bằng thủ công hoặc cơ giới nên không làm phát sinh nước thải) Mùn tinh sau ủ chín trong khoảng 5-10 ngày đã đảm bảo các yếu tố kỹ thuật sẽ được chuyển sang sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Trong quá trình này mùn được đưa qua hệ thống băng chuyền, cho vào hệ thống tạo viên, thêm phụ gia chủng vi sinh kháng bệnh, xong đưa qua hệ thống
Trang 14sấy ở nhiệt độ thấp, đưa lên sàn để đồng nhất kích cỡ sau đó chuyển qua hệ thống đóng bao tự động và lưu kho thành phẩm
Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống lò đốt có thể được trình bày sau:
Hình 5 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống lò đốt
- Quy trình nhóm lò:
Sử dụng củi khô để nhóm ( tùy theo công suất, khoảng (200÷500)kg củi khô Cho củi khô vào lò đốt, đốt liên tục khoảng 30-60p Cho rác khô, dễ cháy, củi, giấy,… vào buồng sấy, duy trình quá trình này khoảng hơn 2 tiếng, đến khi đó lò đốt tích đủ nhiệt thì người vận hành bắt đầu cho rác đã phân loại vào đốt theo định mức của lò
Rác vô cơ
Phễu nạp liệu
Buồng đốt
Thiết bị trao đổi nhiệt
Thiết bị hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi
Ống khói
Nước thải
Thiết bị hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi, than hoạt tính
Thiết bị hấp phụ dioxin/
furan, kim loại nặng
Dung dịch sữa vôi
Dung dịch sữa vôi,
than hoạt tính
Trang 15Khởi động cho đầu đốt dầu DO hoạt động, cho đầu đốt DO hoạt động khoảng 60p
30 Quy trình đốt lò:
Nạp 5 đến 10 xảo rác (25 đến 50kg) vào khoang sấy của buồng đốt sơ cấp, đóng cửa nạp rác lại khoảng 5 phút ( thời gian có thể ít hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào loại rác,
độ ẩm của rác), người vận hành mở cửa quan sát trên cửa nạp rác và quan sát, nếu rác
đã đang cháy một phần thì quá trình sấy rác đã thực hiện xong
Khi rác ở khoan sấy đã bén cháy, đã cháy một phần thì người vận hành mở cửa chính ra Dùng dụng cụ đẩy rác, đẩy hết rác khoang sấy đều vào khoang sơ cấp lúc này
sẽ diễn ra hai quá trình: Quá trình thoát hơi nước và bén cháy ở khoang sấy và quá trình thoát chất bốc và tạo cốc tại khoang đốt
Để quá trình đốt hiệu quả thì phải luôn luôn duy trì lớp than và rác đang cháy trên đốt khoảng 30-50cm Trong quá trình đốt, căn cứ vào các điều kiện (quá trình cháy, độ
ẩm của rác, tình trạng khí thải thoát ra ngoài ) người vận hành có thể điều chỉnh khối lượng rác đưa vào, điều chỉnh các cửa và van cấp khí, dùng cào, cào trào ra khỏi lò để bụng lò thông thoáng
- Quy trình lấy tro xỉ:
Nạp rác thải sinh hoạt vào buồng sơ cấp, đảm bảo quá trình cháy diễn ra tốt nhất
Mở cửa khoang chứa tro xỉ ra, dùng cào cào sạch ¾ lượng tro có trong khoang chứa ra ngoài ( để lại ¼ lượng tro ở phía trong cùng)
San đều lượng tro còn lại rong lò ra, đóng cửa khoang chứa tro xỉ lại
Kết thúc quá trình lấy tro, thu gom tro xỉ vào đúng nơi quy định Tro, xỉ được dùng để làm gạch
- Quy trình tắt lò:
Ngừng cung cấp rác vào buồng đốt
Mở tất cả các cửa cấp khí
Tiếp tục cho rác trong lò cháy như vậy khoảng 30 phút
Dùng gậy móc, móc đảo rác cho những phần rác cháy chưa hết tiếp tục cháy Khi trong lò không còn sự cháy nữa thì tắt các hệ thống
Đóng cửa của các lò, dọn dẹp, vệ sinh khuôn viên lò đốt rác
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu trong quá trình thi công xây dựng dự án
*Nhu cầu về nguyên, vật liệu:
Khối lượng nguyên liệu phục vụ quá trình thi công xây dựng dự án được tổng hợp dưới bảng sau:
Trang 16Bảng 1.1 Khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ quá trình thi công xây dựng
lượng (m 3 ) Hệ số quy đổi (tấn/m 3 )
Khối lượng đã quy đổi (tấn)
Nguồn: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường HM Group
* Nhu cầu sử dụng nước:
+ Nguồn nước cấp: Lấy nguồn nước cấp của địa phương
+ Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt: Nước cấp phục vụ cho lao động tại dự án được tính toán theo công thức:
Theo TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng thì định mức cấp nước sinh hoạt cho
1 người trong ngày của dự án là 45 l/người/ngày Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình, trên công trường có khoảng 100 công nhân tham gia thi công Như vậy, tổng lượng nước cấp cho hoạt động này là Qnc = 100 người x 45 l/người/ngày = 4,5
Trang 17* Nhu cầu sử dụng điện:
- Nguồn cấp điện cho công trình sử dụng đường điện chuẩn của địa phương Lượng điện tiêu thụ trong giai đoạn thi công xây dựng dự án khoảng 3.400 kW
*Nhu cầu nhiên liệu, máy móc, thiết bị:
Toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ thi công của dự án với tình trạng máy móc đạt tiêu chuẩn đăng kiểm Việt Nam
Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ thi công, xây dựng dự án
TT Loại thiết bị
Số ca làm việc (ca)
Định mức tiêu hao
NL (lít/ca)
Nhu cầu nhiên liệu
sử dụng (lít)
Tình trạng
I Máy móc thiết bị sử dụng dầu DO 7.964 lít
1 Máy xúc dung tích
2 Máy đào dung tích
4 Cần trục ô tô 30T 22 54 1.188 Mới từ 85% trở lên
7 Ô tô tưới nước 5m3 15 25 375 Mới từ 85% trở lên
2 Máy trộn vữa 250l 24 11 kw 264 Mới từ 85% trở lên
3 Máy đầm bê tông,
4 Máy cắt uốn cốt thép 148 5 kw 740 Mới từ 85% trở lên
Nguồn: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường HM Group
4.2 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, phế liệu trong quá trình hoạt động
*Nhu cầu nguyên liệu:
Nguyên liệu dùng trong sản xuất của dự án là rác thải với khối lượng khoảng 160 tấn rác/ngày sau đó sẽ được thu gom, phân loại và đưa qua các dây chuyền của nhà máy Trong đó, 96÷104 tấn chuyển vào dây chuyền sản xuất phân vi sinh, 28÷32 tấn chuyển vào dây chuyền sản xuất hạt nhựa, 4,8 tấn chuyển vào lò đốt, còn lại sẽ được phân loại, bán lại cho các cơ sở thu mua
* Nhu cầu sử dụng điện
Chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng mới các tuyến đường cáp điện ngầm 35(22)kV
và xây mới 2 trạm biến áp 35(22)/0,4kV với công suất mỗi trạm là 900KVA phân phối theo các lộ cấp điện cho toàn hệ thống đảm bảo nguồn điện tiêu thụ Tổng nhu cầu điện cho Nhà máy xử lý rác là khoảng 1.757,975 KVA
Trang 18* Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn cấp nước dùng cho sinh hoạt được lấy từ nước giếng khoan, nước dùng cho các hoạt động tưới cây, sân, đường được chủ dự án lấy từ nguồn nước mặt là suối gần khu vực dự án, nước dùng cho sản xuất một phần được lấy từ suối gần khu vực, một phần được tuần hoàn lại từ hệ thống xử lý nước thải Xây dựng 02 bể chứa nước, đường ống cấp nước được làm bằng ống HDPE
- Nước cấp cho sinh hoạt:
Theo TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 45 l/người/ngày Với quy mô lao động là 100 người, lượng nước cấp cho hoạt động này là:
Q sh = 100 người x 45 l/người/ngày = 4,5 m3/ngày
- Nước dùng cho tưới cây, rửa đường:
(Theo QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD):
Diện tích tưới/ngày
Chỉ tiêu cấp nước Lưu lượng
m 2 L/m 2 / ngày m 3 /ngày
Tổng lượng nước tưới cây rửa đường 48,44 Trong 01 lần tưới Công ty sẽ không thực hiện tưới toàn bộ diện tích cây xanh thảm cỏ, sân, đường bên trong nhà máy mà sẽ thực hiện tưới đan xen từng khu vực vào
các thời điểm khác nhau
- Nước dùng cho phòng cháy chữa cháy:
Lưu lượng nước cần thiết dùng cho chữa cháy là: 23 m3
- Nước cấp cho hoạt động rửa nilon, nhựa dây chuyền sản xuất hạt nhựa:
Tham khảo vào nhu cầu sử dụng nước cấp thực tế cho hoạt động rửa bao bì nhựa của dây chuyền sản xuất, tái chế các loại sản phẩm hạt nhựa của các nhà máy hoạt động có công suất tương tự thì lượng nước cấp sử dụng để rửa nhựa trước khi đưa vào sản xuất ước tính trung bình một ngày khoảng: 20 m3/ngày
- Nước cấp cho quá trình giải nhiệt của dây chuyền sản xuất hạt nhựa:
Nước thải trong giai đoạn này hầu như không có chất ô nhiễm và không thải
ra môi trường bên ngoài Do bị hao hụt từ quá trình bay hơi nên hàng ngày phải bổ sung thêm một lượng nước nhất định để bù vào lượng nước đã bị hao hụt này Ước tính lượng nước cần bổ sung vào khoảng 2m3/tháng tương đương 0,06 m3/ngày
- Nước cấp cho quá trình phun tạo ẩm hệ thống máy ủ:
Hệ thống đảo trộn hoạt động liên tục trong suốt quá trình ủ, toàn bộ các chỉ tiêu trong quá trình ủ như: Nhiệt độ và độ ẩm luôn được kiểm soát ở điều kiện phù hợp nhất
Trang 19Toàn bộ lượng nước rỉ này sẽ được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải trước khi được tuần hoàn tái sử dụng lại quá trình phun tạo ẩm cho hệ thống máy ủ tự động bằng
hệ thống bét phun tự động Ước tính lượng nước cấp cho quá trình khoảng 5m3/ngày
- Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải:
Theo số liệu thiết kế hệ thống lò đốt chất thải và công nghệ xử lý khí thải thì để
xử lý khí thải tại lò đốt sẽ sử dụng dung dịch sữa vôi và than hoạt tính để xử lý khí thải Toàn bộ lượng dung dịch này sau khi được xử lý lắng cặn sợ bộ sẽ được tuần hoàn tái
sử dụng
Như vậy, tổng lượng nước cần cấp cho nhà máy khi đi vào hoạt động ổn định (không tính nước cấp cho PCCC) là:
Bảng 1.3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án
m 3 /ngày
2 Nước cấp cho tưới cây, rửa đường 48,44
3 Nước rửa nilon, nhựa của dây chuyền sản
4 Nước cấp cho quá trình giải nhiệt của dây
*Nhu cầu về hóa chất sử dụng của dự án:
Bảng 1.4 Danh mục hóa chất sử dụng của dự án
I Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh
II Hóa chất khử mùi
2 Men đặc chủng phân hủy hữu cơ 0,2% Lít/ngày 1.000
Trang 20*Nhu cầu về lao động
Dự kiến khi đi vào hoạt động, số lượng công nhân viên tại nhà máy trong giai đoạn sản xuất ổn định là 100 người
*Nhu cầu về máy móc, thiết bị
Trong giai đoạn hoạt động, máy móc, thiết bị của dự án được đầu tư mới hoàn
toàn và dự kiến đầu tư theo bảng dưới đây
Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của dự án
STT Tên Thiết Bị Lượng Số
(Cái)
Công suất (kW)
Xuất xứ trạng Tình
I Dây chuyển sản xuât phân hữu cơ vi sinh
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường HM Group)
Trang 215 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Mục tiêu dự án
Xây dựng một môi trường đô thị trong sạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang nói riêng và toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung và có thể mở rộng ra các vùng lân cận Xây dựng lên một quy trình công nghệ
xử lý chất thải hoàn chỉnh Nhằm đáp ứng công suất thu gom toàn bộ chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, trung tâm huyện Yên Sơn; xã Trung Môn; nhà máy Z129 và rác phát sinh khác và tiến tới thu gom chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại bao gồm cả chất thải lỏng trên địa bàn Phân loại, tái chế và xử lý toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp phát sinh hàng ngày theo công suất thiết kế làm giảm áp lực
về chất thải, giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang ngày càng trở nên nghiêm trọng Thu hút một số lao động tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang vào làm việc tại Nhà máy xử lý rác thải
5.2 Vị trí thực hiện, quy hoạch sử dụng đất
Hình 6 Vị trí thực hiện dự án
- Diện tích khu đất quy hoạch là 130.000 m2 được giới hạn bởi các điểm A1, A2, A3, A4, A5,… A30, A31, A1
Tọa độ diện tích quy hoạch giai đoạn 1 theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục
106o, múi chiếu 3o như sau:
Bảng 1.6 Tọa độ các điểm khép góc của dự án
Tên
điểm Tọa độ X Tọa độ Y
Tên điểm Tọa độ X Tọa độ Y
A1 2401509.49 417285.10 A17 2401603.21 416829.39
Trang 22CÁC CHỈ TIÊU
TỈ LỆ (%)
MẬT
ĐỘ
XD
TẦNG CAO
HỆ
SỐ SDĐ
CHIỀU CAO
1.9 Nhà xưởng cơ khí + kho tổng hợp CT-06 2.100 1,62 1 0,0162 18,0 1,62
1.10 Nhà xưởng sản xuất hạt nhựa CT-07 2.975 2,29 1 0,0229 18,0 2,29
1.21 Cầu rửa xe ra vào CT-18 66 0,05 0,05
1.22 Khu xử lý nước thải CT-19 1.820 1,40 1,40
Trang 231.23 Bể nước, giếng khoan nước sản
xuất + sinh hoạt và PCCC CT-20 280 0,22 1 0,0022 4,5 0,22
2 Khu vực chôn lấp rác vô cơ RVC 6.756 5,20
Các hạng mục được bố trí hài hòa, phù hợp với chức năng, quy trình làm việc của
Nhà máy xử lý rác thải Trong khuôn viên bố trí quỹ đất trồng cây xanh, cảnh quan, dải
cây xanh cách ly ( ≥20m) Các khối nhà xưởng của Nhà máy xử lý rác thải được đặt tại
khu vực trung tâm của khu đất, các công trình phụ trợ được đặt được bố trí xung quanh
và được phân cách bởi hệ thống giao thông nội bộ và dải cây xanh Cụ thể:
- Nhà làm việc, văn phòng, được bố trí chính giữa khu đất tiếp giáp trục giao thông
kết nối về phía Nam khu đất, với quy mô 02 tầng, diện tích xây dựng 260m2
- Khối kỹ nhà ăn kết hợp nhà nghỉ chờ ca và nhà khách kết hợp nhà nghỉ công
nhân, được bố trí 2 bên phải trái với khối nhà làm việc, văn phòng Khu vực hành trính
được bố trí sân bê tông, sân thể thao, cây xanh cảnh quan nằm tiếp giáp với trục giao
thông kết nối tạo sự thuận tiện trong công tác quản lý và điều hành
- Khối phân xưởng tiếp nhận rác và xưởng tách lựa rác: Được bố trí chính giữa khu
đất nhằm tiếp nhận, phân loại rác đưa đến các phân xưởng xử lý 2 khối phân xưởng
nằm tiếp nối nhau, mỗi nhà xưởng có quy mô 01 tầng chiều cao khoảng 18m, diện tích
xây dựng khoảng 1.250 m2 và 1.000 m2
- Nhà xưởng sản xuất hạt nhựa; Sân phơi rác có mái che; Nhà xưởng hệ thống
thùng ủ rác; nhà xưởng sản xuất phân bón; được bố trí vòng quanh xưởng tiếp nhận và
tách lựa rác được hệ thống mái che di động khép kín quy trình, với quy mô nhà xưởng
có quy mô 01 tầng chiều cao khoảng 18m, diện tích xây dựng lần lượt khoảng 2.975 m2;
1.200 m2; 700m2; 3.150m2
- Các hạng mục Bể tiếp nhận và giảm ẩm; Lò đốt rác; Khu xử lý nước thải; Khu
chôn lấp rác vô cơ; Bố trí phía Tây Bắc cuối hướng gió, và bố trí Hồ điều hòa nhằm
giảm thiểu các tác động ảnh hưởng đến môi trường
Trang 24- Khối nhà bảo vệ bố trí tại 2 cổng ra vào, có quy mô 1 tầng, diện tích xây dựng
khoảng 9m2 x 2 công trình
- Khối nhà để xe bố trí 2 bên khối nhà văn phòng và khu vực tập trung để xe, bãi
đỗ xe, có quy mô 1 tầng, diện tích xây dựng khoảng 29m2 x (2 công trình) + 168m2 x (1
công trình)
- Khối bể nước, giếng khoan nước sản xuất + sinh hoạt, PCCC (20) được bố trí
phía Đông Bắc, tách biện với các hạng mục khác, diện tích xây dựng khoảng 280m2
- Hệ thống vườn hoa cây xanh được bố trí xung quanh và xen kẽ giữa các khối công trình
- Dải cây xanh cách ly ≥20m được bố trí xung quanh dự án
5.3 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư: 180.000.000.000 đồng Trong đó:
- Vốn góp của nhà đầu tư: 54.000.000.000 đồng
- Vốn huy động hợp pháp khác: 126.000.000.000 đồng
Trang 25CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
*Quy hoạch về môi trường:
- Quyết định 166/QĐ-TTg ngày 21/1/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Vị trí của dự án đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đến dân cư gần khu vực Theo quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa trạm xử lý CTR đến chân công trình dân dụng khác ≥ 500m và QCVN 01:2019/BXD - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, khoảng cách an toàn môi trường ≥ 500m
Như vậy, Dự án đã được tối ưu hóa các điệu kiện tự nhiên đồng thời giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Nên dự án phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường cấp Quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
* Quy hoạch sử dụng đất:
- Dự án phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 20/5/2021
- Dự án phù hợp với Văn bản số 1422/STNMT-QLĐĐ ngày 10/8/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cho thuê đất để thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải môi trường
Nước thải phát sinh từ dự án khoảng 28,22 m3/ngày sẽ được xử lý qua hệ thống XLNT có công suất 30 m3/ngày qua hệ thống xử lý nước thải, 80% nước thải sau hệ thống xử lý sẽ được tái sử dụng lại cho quy trình rửa bao bì nhựa trong sản xuất hạt nhựa của dự án, khối lượng này hoàn toàn phù hợp cho nhu cầu cấp nước cho hoạt động rửa bảo bì nhựa của xưởng sản xuất hạt nhựa Lượng còn lại khoảng 6 m3/ngày sẽ được xả thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực Hình thức xả thải tự chảy để đảm bảo lưu lượng nước xả ra mỗi giờ là nhỏ, không gây ảnh hưởng đến khả năng chịu tải, sức chứa cũng như khả năng tiêu thoát nước của khu vực
Trang 26CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
a Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường không khí càng lớn Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tuyên Quang từ năm 2015 đến năm 2021 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021)
Trang 27Bảng 3.2 Độ ẩm không khí TB tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021)
Bảng 3.3 Lượng mưa tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021)
Trang 28Số giờ nắng trung bình tại Trạm quan trắc Tuyên Quang từ năm 2015 đến năm
2021 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.4 Số giờ nắng tại Trạm quan trắc Tuyên Quang (2015-2021)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)
*) Hiện trạng tài nguyên sinh học tại khu vực dự án:
- Về thực vật: Kết quả điều tra khảo sát cho thấy khu vực dự án không nằm trong diện tích rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, thảm thực vật chủ yếu là cây trồng, rau màu các loại Ngoài ra, khu vực dự án còn có các loại cây dại, thảm cây bụi
Trang 29- Về động vật: Các loại động vật chủ yếu gồm vật nuôi của các hộ gia đình như: chó, gà, vịt, lợn, Ngoài ra, trên khu đất dự án còn có các loài động vật tự nhiên thuộc
bộ gặm nhấm, bò sát, côn trùng Nhìn chung, khu vực dự án không có các loài động, thực vật quý hiểm hay có giá trị được ghi trong sách đỏ
Nhìn chung, tài nguyên sinh học xung quanh khu vực dự án được đánh giá là tương đối nghèo nàn, không có các loài sinh vật quý hiếm và không có các loài có giá trị kinh tế cao
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
Nước thải từ dự án được thu gom và xử lý tại trạm XLNT tập trung của Dự án sau đó 80% nước thải sau hệ thống xử lý sẽ được tái sử dụng lại cho quy trình rửa bao
bì nhựa trong sản xuất hạt nhựa của dự án, khối lượng này hoàn toàn phù hợp cho nhu cầu cấp nước cho hoạt động rửa bảo bì nhựa của xưởng sản xuất hạt nhựa 20% lượng nước đã được xử lý còn lại sẽ được xả thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực Hình thức xả thải tự chảy để đảm bảo lưu lượng nước xả ra mỗi giờ là nhỏ, không gây ảnh hưởng đến khả năng chịu tải, sức chứa cũng như khả năng tiêu thoát nước của khu vực
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
Hiện trạng môi trường nền đóng vai trò rất quan trọng khi triển khai một dự án nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng trước và sau khi dự án triển khai Để có được số liệu đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, trong quá trình thực hiện lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án, chủ dự án đã tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt tại 03 thời điểm khảo sát: Đợt 1 - Ngày 12/6/2023; Đợt 2 - Ngày 13/6/2023; Đợt 3 - Ngày 14/6/2023, kết quả phân tích chất lượng các thành phần môi trường như sau:
3.1 Chất lượng môi trường không khí
- Vị trí lấy mẫu:
+ KK1: Khu vực cổng vào dự án
+ KK2: Khu vực dự kiến làm văn phòng
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án như sau:
Bảng 3.5 Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí
phân tích
Kết quả Đợt 1
QCVN 05:2013/ BTNMT
Trang 30QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường
không khí xung quanh (trung bình 1 giờ)
(1) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
(a): Kết quả mẫu phân tích mẫu nhỏ hơn giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp thử
Nhận xét:
* Hàm lượng bụi: Qua kết quả phân tích mẫu hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án cho thấy, tại các vị trí khảo sát của cả 3 đợt nồng độ đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT
*Nồng độ các chất khí: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án cho thấy: Hàm lượng các chất khí như CO, SO2, NO2 trong môi trường không khí xung quanh đều đạt quy chuẩn cho phép tương ứng theo QCVN 05:2013/BTNMT Môi trường không khí xung quanh chưa bị ô nhiễm bởi các chất khí này
3.2 Chất lượng môi trường nước mặt
- Vị trí lấy mẫu:
+ NM: Ao nước trong khu vực dự án
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước khu vực thực hiện dự án như sau:
Trang 31Bảng 3.6 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt
TT Thông số Đơn vị
Phương pháp phân tích
Kết quả NM
QCVN MT:2015/ BTNMT
KPH (MDL=0,03)
KPH (MDL=0,03) 0,3
6637:2000
KPH (MDL=0,02)
KPH (MDL=0,02)
KPH (MDL=0,02) -
KPH (MDL=0,03)
KPH (MDL=0,03) 1,5
12 Tổng dầu
SMEWW 5520B:2017
KPH (MDL=0,3)
KPH (MDL=0,3)
KPH (MDL=0,3) 1
13 Coliform MPN/
100ml
SMEWW 9221B:2017 1,8x10
Ghi chú:
QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- KPH: Không phát hiện, kết quả nhỏ hơn giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp thử
- (a)Kết quả phân tích mẫu nhỏ hơn giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp thử
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích mẫu môi trường nước mặt tại bảng trên cho thấy: Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước mặt tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 Như vậy, chất lượng môi trường nước mặt trong khu vực dự án chưa có hiện tượng ô nhiễm
3.3 Chất lượng môi trường đất
- Vị trí lấy mẫu:
+ MĐ1: Khu vực cổng vào dự án
Trang 32+ MĐ2: Khu vực dự kiến làm văn phòng
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường đất khu vực thực hiện dự án như sau:
Bảng 3.7 Kết quả quan trắc môi trường đất
phân tích
03-MT:2015/ BTNMT
US EPA 3050B + SMEWW 3111B:2017
US EPA 3050B + SMEWW 3111B:2017
US EPA 3050B + SMEWW 3111B:2017
QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của một số kim loại trong đất (Công nghiệp)
- KPH: Không phát hiện, kết quả nhỏ hơn giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp thử
Nhận xét: Theo kết quả phân tích mẫu môi trường đất tại bảng trên cho thấy: Các
chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất (Đất công nghiệp) Như vậy, chất lượng môi trường đất trong khu vực dự án chưa có hiện tượng ô
nhiễm
Trang 33CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU
TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
- Bụi và các chất khí như SO2, NO2, CO, VOC,… sinh ra từ khí thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường
- Khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động, phương tiện thi công
cơ giới trên công trường
- Bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động khác
❖ Thành phần và tải lượng:
a) Bụi từ hoạt động phát quang thảm thực vật:
Quá trình giải phóng mặt bằng dự án sẽ phát sinh bụi và một lượng sinh khối như thân, rễ cây và lá cây từ việc phát quang cây cối trong khu vực Theo phương pháp tính toán sinh khối cây đứng của TS Trần Tý và phương pháp tính sinh khối của Kato, Oga
Wa cho các loại cây đứng (theo số liệu điều tra về sinh khối của 1ha các loại thảm thực vật), có định mức sau:
- Rừng trồng có lượng sinh khối khoảng 60 – 80 tấn/ha
- Trảng cây bụi có lượng sinh khối khoảng 5 – 15 tấn/ha
- Sinh khối trảng cỏ khoảng 2,5 tấn/ha
- Sinh khối rễ cây bằng khoảng 10% tổng sinh khối trên mặt đất
Căn cứ đặc trưng thảm thực vật và loại cây hiện trạng tại khu vực dự án với tổng diện tích khoảng 1,9 ha, phần lớn số lượng cây phát bỏ được tận dụng lại, định mức sinh khối rễ cây phát sinh là khoảng 10% tổng sinh khối trên mặt đất, ước tính lượng sinh khối rễ cây phát sinh tại dự án như sau:
Trang 34b) Bụi từ hoạt động đào đắp, san nền
Bụi sinh ra do gió cuốn đất, cát từ do hoạt động san ủi mặt bằng, đào đắp gây ô nhiễm không khí trong và xung quanh khu vực dự án Tuy nhiên, do không gian xây dựng rộng và loại bụi này thường có kích thước lớn, nên ít có khả năng phát tán ra
xa khỏi khu vực thi công, chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên công trường Ảnh hưởng của hoạt động này là rất lớn đặc biệt khi khu vực có gió to và nắng nóng Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng mà mức độ ảnh hưởng của bụi đến sức khoẻ con người là khác nhau Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp, mắt, da, sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của
cơ thể Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi
Để có cơ sở đánh giá nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động san nền chúng tôi đã áp dụng mô hình SUTTON ở trên để tính toán nồng độ bụi:
+ σz : hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x theo
phương gió thổi σz=0,53X0,73
+ u : tốc độ gió trung bình (m/s) u= 2,5 m/s
+ h : độ cao của mặt đường so với mặt bằng đất xung quanh (m) lấy h=0,5
Bảng 4.1 Nồng độ bụi ước tính từ hoạt động san nền
STT Hoạt động phát sinh Đơn vị Hệ số phát thải
2 Bụi do gió cuốn từ bề mặt đất Kg/m2/ngày 0,003
(Nguồn: SCAQMD, CEQA Air Quality Handbook, April 1993)
Bảng 4.2 Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động san nền
STT Hoạt động phát sinh Khối lượng Hệ số phát
thải (kg/ngày)
Tải lượng (mg/s)
1 San ủi bề mặt 02 máy ủi hoạt động mỗi
2 Bụi do gió cuốn từ bề
mặt đất
Diện tích san nền
Trang 35Kết quả tính toán nồng độ bụi theo khoảng cách x(m) và độ cao z(m) được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động san nền
Khoảng
cách x (m)
Nồng độ bụi (mg/m 3 )
QCVN 05:2013/BTNMT Z=1,5m Z=3m Z=5m Z=10m
c) Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị:
Trong những ngày khô hanh, hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu
và nguyên vật liệu xây dựng qua lại trên đường nội bộ và các tuyến đường trong khu vực thường gây phát sinh bụi đất từ mặt đường và các khí thải của phương tiện vận chuyển Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường, mật độ xe lưu thông, chất lượng kỹ thuật của xe trên công trường và lượng nhiên liệu sử dụng
Theo cơ quan BVMT của Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO),tải lượng các chất ô nhiễm do các loại ô tô chạy xăng và ô tô tải được tính toán dựa trên cơ sở “hệ số
ô nhiễm” do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập như bảng sau:
Bảng 4.4 Thải lượng chất ô nhiễm đối với xe ô tô chạy xăng
Động cơ < 1400cc Động cơ 1400-2000cc Động cơ >2000 cc
Trang 36Bảng 4.5 Thải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải
Chất ô
nhiễm
Thải lượng (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn Trong TP Ngoài TP Đ cao tốc Trong TP Ngoài TP Đ cao tốc
Ghi chú: S là hàm lượng của lưu huỳnh trong xăng dầu (0,05%)(Nguồn: WHO, 1993)
Tổng khối lượng nguyên, vật liệu dự kiến vận chuyển phụ vụ cho quá trình xây dựng là khoảng 11.314,67 tấn
Tại dự án thuê xe tải có trọng lượng 3,5 - 16 tấn để vận chuyển nguyên vật liệu
và máy móc Hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh bụi và khí thải như:
NOx, SO2, CO, Các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu vực
dự án và trên đường vận chuyển
Lượng nguyên vật liệu phục vụ xây dựng khoảng 11.314,67 tấn Để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cần sử dụng khoảng 707 chuyến xe 16 tấn Thời gian vận chuyển dự kiến trong khoảng 12 tháng Trung bình 1 ngày số chuyến xe cả đi và về là
707 x 2/365 ≈ 4 chuyến xe/ngày Nguyên, vật liệu sử dụng cho dự án mua từ các đại lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các địa phương lân cận Tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu xa nhất từ nơi cung cấp đến dự án ước tính 50km
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại
xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 - 10 tấn, có thể ước tính được tổng lượng bụi
và các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong giai đoạn này như sau:
Bảng 4.6 Thải lượng bụi và các khí ô nhiễm tạo ra tại công trường trong giai đoạn
xây dựng
Chất ô
nhiễm
Hệ số phát thải (g/km xe)
Quãng đường (km)
Lượt xe chạy (xe/ngày)
Thải lượng (g/ngày)
Trang 37Tuy nhiên, các phương tiện vận tải đều do đơn vị cung cấp nguyên vật liệu xây dựng và các đại lý phân phối sản phẩm điều chuyển đến nên hoạt động không liên tục, mật độ lưu thông không cao, lượng khí thải trên hầu như thải ra trên đường vận chuyển
và nhờ vào khả năng phát tán của môi trường cao nên ảnh hưởng do khí thải của các phương tiện vận chuyển là không đáng kể
Tại khu vực thực hiện dự án, thời gian hoạt động của động cơ thấp, chủ yếu là thời gian dừng chờ bốc dỡ nguyên vật liệu, động cơ không hoạt động nên lượng khí thải
ô nhiễm phát sinh rất ít Do vậy, khí thải của các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng dự án không cao, mang tính chất tạm thời
d) Bụi từ quá trình đào móng công trình và tập kết vật liệu xây dựng tại khu vực thi công:
Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi đối với từng hoạt động trong giai đoạn tạo mặt bằng, đào móng và bốc dỡ nguyên vật liệu được
ước tính ở bảng sau:
Bảng 4.7 Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động xây dựng
TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải
1 Bụi sinh ra do quá trình đào móng công trình bị gió
3
2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng
(xi măng, đất, đá, cát ), máy móc, thiết bị 0,1-1,0 g/m3
3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường
3
(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1986)
- Ô nhiễm bụi từ quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng:
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu như cát, đá, xi măng tại khu vực thi công xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho giai đoạn xây dựng được ước tính khoảng 6.819,66 m3 Theo tính toán tổng khối lượng bụi phát sinh trong giai đoạn thi công từ hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị là 681,97 g ÷ 6.819,66 g Tổng thời gian vận chuyển khoảng 12 tháng Như vậy, lượng bụi trung bình phát sinh từ quá trình bốc, xếp vật liệu trong giai đoạn xây dựng là 1,87 g/ngày ÷ 18,68 g/ngày Với diện tích dự án là 130.000 m2 thì nồng độ bụi phát tán trong khu vực thi công là 0,0014 ÷ 0,014 mg/m3 (QCVN 05:2013/BTNMT là 0,3 mg/m3) Từ kết quả trên cho thấy, lượng bụi phát tán vào môi trường xung quanh nằm trong quy chuẩn cho phép, tuy nhiên vẫn cần phải có các biện pháp che chắn, giảm thiểu bụi phát tán trên công trường
Trang 38e) Khí thải từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công
Lượng khí thải phát sinh do máy móc, thiết bị thi công trên khu vực xây dựng phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của các máy móc, thiết bị thi công và phương thức thi công Tổng lượng dầu DO sử dụng trong giai đoạn thi công là 7.964 lít
Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, lượng khí thải tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 1kg dầu DO ở 0oC khoảng 22-25 m3, tỉ trọng dầu DO là 870kg/m3
Lượng nhiên liệu tiêu hao tối đa khi vận hành toàn bộ máy móc trên công trường là: 21,82 lít/ngày ≈ 2,73 lít/h, tương 2,73/(1000*3600) m3/s = 7,58 x 10-7 (m3 dầu/s).
Vậy lưu lượng khí thải do đốt dầu DO khi vận hành toàn bộ máy móc trong cùng 1h là 870 (kg/m3) x 7,58 x10-7 (m3 dầu/s) x 25 (m3 khí thải/kg)
= 0,016 (m3 khí thải/s)
Tải lượng và nồng độ ô nhiễm được tính như sau:
Tải lượng = 7,58 x10-7 (m3 dầu/s) * 870 (kg/m3) * Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Nồng độ (g/m3) = tải lượng (g/s)/lưu lượng khí thải (m3/s)
Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải khi đốt dầu DO được trình bày như sau:
Bảng 4.8 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt dầu DO
do hoạt động của máy móc thi công
Chất ô hiễm Hệ số ô nhiễm
kg/tấn DO
Tải lượng ô nhiễm (g/s)
Nồng độ (g/m 3 )
QCVN 05:2013/BTNMT
(Ghi chú: S - là phần trăm hàm lượng sunfua trong nhiên liệu dầu S = 0,05%)
Từ bảng trên nhận thấy hầu hết các máy móc thiết bị đều phát thải đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT Tuy nhiên khi thi công xây dựng dự án, công ty chúng tôi sẽ lưu ý đến mật độ máy móc thi công, tránh tập trung số lượng lớn lại cùng một khu vực nhằm giảm thiểu nồng độ khí và bụi thải phát sinh khi vận hành các máy móc, thiết bị thi công
f) Bụi và khí thải từ quá trình hàn
Nhà xưởng được xây dựng dưới dạng công nghiệp, chủ yếu là kết cấu thép nên
sẽ sử dụng que hàn Các phân tử khói hàn được hình thành chính từ sự bay hơi của sắt nguyên chất hoặc hợp kim khi nóng chảy Khi nguội đi những hơi này sẽ ngưng tụ và phản ứng với oxy trong khí quyển hình thành nên các phân tử nhỏ mịn Thành phần khói hàn thường là γ.Fe2O3, đôi khi có Fe3O4, các hạt thường có kích thước 0,01 - 1μm Công
Trang 39nhân hàn và gia công cơ khí có thể nhiễm bệnh bụi phổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi kín, chật hẹp, kém thông gió
Ngoài ra, công đoạn hàn kim loại để liên kết thép sẽ phát sinh khói hàn, NOx,
CO Tiếp xúc lâu dài với khói hàn có thể gây nên các bệnh hen suyễn, hen phế quản, viêm phổi
Bảng 4.9 Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn của quá trình xây dựng
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (mg/1 que hàn) ứng
với đường kính que hàn 4 mm (*)
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003
Tổng diện tích sàn xây dựng của dự án khoảng 16.539 m2, với lượng que hàn cần dùng trung bình là 0,45 kg/m2 thì tổng lượng que hàn cần dùng là 7.443 kg que hàn Giả thiết sử dụng loại que hàn có đường kính trung bình là 4mm, tương đương 25 que/kg thì
số que hàn cần dùng là 25 x 7.443 = 186.064 que hàn Tổng thời gian thi công xây dựng
dự kiến là 12 tháng, số lượng que hàn trung bình mỗi ngày là 510 que/ngày
Tải lượng (g/h) = 𝐻ệ 𝑠ố 𝑝ℎá𝑡 𝑡ℎả𝑖 (
𝑚𝑔 𝑞𝑢𝑒 )×𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑒 1000×𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑖 𝑐ô𝑛𝑔 (ℎ)
Nồng độ (µg/m3) = tải lượng chất ô nhiễm i (g/h) ×106/V
Trong đó: V là thể tích bị tác động trên bề mặt dự án V = S × H (m3)
Với S là diện tích chịu ảnh hưởng của khói hàn (m2)
H: chiều cao đo các thông số khí tượng H =10m
Bảng 4.10 Tổng hợp dự báo tải lượng ô nhiễm bụi, khí thải từ công tác hàn
STT Thông số Hệ số
(mg/que)
Tải lượng (g/h)
Nồng độ (µg/m 3 )
QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h)
Trang 40g Khí thải từ công đoạn có sử dụng sơn
Nước sơn quét tường cũng được xem là nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân thực hiện công việc này Do nước sơn có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs: Volatile Organic Compounds) như formaldehyde và các chất này có thể bốc hơi trong không khí Ngoài ra phải kể đến thành phần APEO trong sơn nước (APEO: Alkylphenol Ethoxylate) là chất phụ gia sử dụng để duy trì chất lượng ổn định, một thành phần thường thấy trong sản xuất sơn
Các dung môi hữu cơ phát sinh từ công đoạn sơn sẽ tác động trực tiếp đến công nhân làm việc tại công đoạn này, không khí chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây hại cho sức khỏe con người (nhiễm độc, kích thích, gây ung thư hay đột biến) và cũng là nguyên nhân gây nhiễm quang – oxy Dưới ánh sáng mặt trời các VOC kết hợp với NOx tạo thành ozôn hay những chất oxy hóa mạnh khác Các chất này có hại tới sức khỏe con người (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và vật liệu Hợp chất hữu cơ bay hơi tuy ít gây ra các bệnh mãn tính, nhưng chúng có thể gây ta các triệu chứng nhiễm độc cấp tính Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: Suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi… APEO gây rối loạn các tuyến sản xuất hoóc-môn, ảnh hưởng đến nội tiết tố và khả năng sinh sản
❖ Đối tượng bị tác động
Bụi phát sinh từ các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng gây ra ô nhiễm không khí tại khu vực công trường thi công, khu vực lân cận mặt bằng dự án và các vấn
đề liên quan tới sức khỏe con người
Do đặc điểm khu vực xây dựng dự án được quy hoạch cách xa khu dân cư; diện tích khu vực rộng, thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng trong ngày ngắn nên mức độ tác động bụi, khí thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng ở mức thấp
Đối tượng tác động chính là công nhân thi công trên công trường
1.1.2 Tác động đến môi trường nước
Trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải thi công do rửa các dụng cụ thi công các hạng mục công trình, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và nước mưa chảy tràn
a) Nước thải sinh hoạt:
Trong quá trình xây dựng nhà máy, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng trên công trường Nước thải loại này chủ yếu chứa các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh:
Với định mức sử dụng nước của công nhân xây dựng là 45 lít nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước cấp Với số lượng khoảng 50 công