1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÀNG DUỆ KHU A

192 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Khu Công Nghiệp Tràng Duệ Khu A
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 13,83 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (10)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (10)
    • 1.2. Tên cơ sở (10)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (13)
      • 1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (13)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (26)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (30)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (30)
      • 1.4.1. Nhu cầu sử dụng điện (30)
      • 1.4.2. Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở (31)
      • 1.4.3. Nhu cầu sử dụng hoá chất xử lý nước thải của cơ sở (31)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (37)
      • 1.5.1. Vị trí địa lý (37)
      • 1.5.2. Cơ sở hạ tầng KCN Tràng Duệ - Khu A (38)
      • 1.5.3. Mối tương quan giữa khu vực thực hiện dự án và các đối tượng kinh tế xã hội (40)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (42)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (42)
      • 2.1.1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố Hải Phòng (42)
      • 2.1.2. Phù hợp với hướng đầu tư của thành phố tại huyện An Dương (42)
      • 2.1.3. Chấp thuận của các Sở ngành (44)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở với đối với khả năng chịu tải của môi trường (46)
      • 2.2.1. Đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải (47)
      • 2.2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước (48)
  • Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (53)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (53)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (53)
      • 3.1.3. Công trình xử lý nước thải (64)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (119)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (121)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (122)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (125)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (125)
      • 3.6.1. Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (125)
      • 3.6.2. Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với hóa chất 128 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (138)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (145)
  • Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (150)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (150)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (155)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (155)
    • 4.4. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (156)
  • Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (158)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (158)
      • 5.1.1. Kết quả quan trắc năm 2022 (158)
      • 5.1.2. Kết quả quan trắc năm 2023 (168)
      • 5.1.3. Kết quả quan trắc online (177)
    • 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (184)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (185)
      • 6.1.1. Thời gian vận hành thử nghiệm đã thực hiện (185)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (185)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (186)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (186)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục nước thải (187)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (187)
  • Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (191)
    • đoạn 1 từ 01/11/2023 – 30/11/2023) (0)

Nội dung

Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải .... Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải .... 18

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: CỔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – HẢI PHÒNG

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Đại diện: Ông Vũ Thanh Dương Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc

- Email: trangdue.shp@gmail.com

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần có mã số doanh nghiệp 0200681370 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 20/7/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 02/10/2023

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 1260161115 do Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 13/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 24/12/2019: chứng nhận Dự án Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ Giai đoạn I; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

02221000009 do Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Hải Phòng (nay là Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng) cấp ngày 13/11/2007; Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 02221000009 do Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cấp chứng nhận lần đầu ngày 29/11/2013, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 ngày 26/09/2014

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 366025352 do Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 27/8/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/12/2019: chứng nhận Dự án Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ Giai đoạn II; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số

02221000085 do Ban QL KKT Hải Phòng cấp chứng nhận lần đầu ngày 27/8/2014.

Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Khu công nghiệp Tràng Duệ - Khu A

- Địa điểm thực hiện giai đoạn I: xã Lê Lợi, xã Hồng Phong và xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thuộc khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng

- Địa điểm thực hiện giai đoạn II: xã Hồng Phong và xã An Hòa, huyện An Dương, thuộc khu kinh tế cảng Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 1260161115 do Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 23/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 24/12/2019

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 366025352 do Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 27/8/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/12/2019

+ Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 03/8/2006 của UBND thành phố Hải Phòng về việc giao Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Tràng Duệ (khu A) và làm Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cơ sở KCN Sài Gòn – Hải Phòng

+ Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết và ban hành Điều lệ quản lý xây dựng CCN Tràng Duệ mở rộng tỷ lệ 1/2000

+ Quyết định số 1758/QĐ-UBND ngày 14/8/2014 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu A trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Tràng Duệ mở rộng tại các xã: Lê Lợi, Hồng Phong, Bắc Sơn và An Hòa, huyện An Dương

+ Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Tràng Duệ (Khu A) tại các xã: Lê Lợi, Hồng Phòng, Bắc Sơn và An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

+ Quyết định số 1986/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành danh mục lĩnh vực thu hút đầu tư và Tiêu chí lựa chọn các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Tràng Duệ thuộc khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng

+ Các quyết định giao đất cho giai đoạn I:

 Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 của UBND thành phố Hải Phòng về việc thu hồi đất giao Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Tràng Duệ tại xã Hồng Phong, xã

Lê Lợi, xã Bắc Sơn, huyện An Dương (diện tích: 1.559.320,9 m 2 )

 Quyết định số 2322/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND thành phố Hải Phòng về việc thu hồi đất tại xã Lê Lợi và xã Hồng Phong, huyện An Dương cho Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Tràng Duệ (diện tích: 93.030,7 m 2 )

 Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 của UBND thành phố Hải Phòng về việc thu hồi đất tại xã Lê Lợi và xã Hồng Phong, huyện An Dương cho Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Tràng Duệ (diện tích: 84.871,8 m 2 )

 Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc thu hồi đất của Công ty TNHH Hàng hải Việt Hùng tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương do không còn nhu cầu sử dụng giao cho Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng thuê (diện tích: 48.884,0 m 2 )

 Quyết định số 2173/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 của UBND huyện An Dương về việc thu hồi đất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng KCN Tràng Duệ giai đoạn 2 do Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng làm chủ đầu tư tại xã Hồng Phong, huyện

+ Các quyết định giao đất cho giai đoạn II:

 Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của UBND thành phố Hải Phòng về việc cho phép Công ty Cp Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng thuê đất tại xã Hồng Phong, xã An Hòa, huyện An Dương để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tràng duệ giai đoạn II (diện tích: 1.922.657,9 m 2 )

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

- Công suất của cơ sở:

KCN Tràng Duệ - Khu A được quy hoạch với tổng diện tích là 389,77 ha; quy mô người lao động khoảng: 32.000 người Cơ cấu sử dụng đất được phê duyệt theo Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 17/03/2017 của UBND thành phố Hải Phòng về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, KCN Tràng Duệ - Khu A Theo có tổng quy mô diện tích là 389,77 ha bao gồm các phân khu: Khu đất công nghiệp; Đất công cộng, dịch vụ và đầu mối hạ tầng kỹ thuật; Đất giao thông, bãi đỗ và đất cây xanh, mặt nước, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, kho bãi

Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất KCN Tràng Duệ - Khu A

STT Hạng mục công trình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Mật độ XD

3 Đất cây xanh, mặt nước 67,90 17,42 -

4 Đất hạ tầng kỹ thuật 5,36 1,38 -

6 Đất giao thông và bãi đỗ xe 32,32 8,29 -

Nguồn: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 KCN Tràng Duệ - Khu A

- Chi tiết quy hoạch sử dụng đất của KCN Tràng Duệ - Khu A như sau:

Bảng 1.2 Chi tiết quy hoạch sử dụng đất KCN Tràng Duệ - Khu A

TT Ký hiệu lô đất Mật độ XD

Diện tích lô đất (ha)

TT Ký hiệu lô đất Mật độ XD

Diện tích lô đất (ha)

C Đất cây xanh, mặt nước 67,90 17,42

D Đất hạ tầng kỹ thuật 5,36 1,38

3 KT4 - Nhà máy nước mini 0,60

F Đất giao thông và bãi đỗ xe 32,32 8,29 Đất đường giao thông 28,46 Đất bãi đỗ xe 3,86

Bản vẽ tổng mặt bằng đã hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường của KCN được đính kèm tại phụ lục

Hiện tại, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng đã được UBND thành phố Hài Phòng giao đất để thực hiện dự án khoảng 3.766.751,6 m 2 (~ 376,68 ha, trong đó có 6,5ha thành phố giao trực tiếp cho các doanh nghiệp) trên tổng diện tích 389,77ha của KCN Chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 376,68 ha Cụ thể:

- Các Hợp đồng giao đất cho giai đoạn I:

+ Hợp đồng thuê đất số 04/HĐTĐ ngày 17/01/2011 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 1.363.473,2 m 2 ;

+ Hợp đồng thuê đất số 179/HĐTĐ ngày 31/12/2013 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phẩn Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 84.871,8 m 2 ;

+ Hợp đồng thuê đất số 13/HĐTĐ ngày 17/02/2014 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 93.303,7 m 2 ;

+ Hợp đồng thuê đất số 212/HĐTĐ ngày 31/12/2014 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 95.911,5 m 2 ;

+ Hợp đồng thuê đất số 44/HĐTĐ ngày 07/4/2017 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 48.884,0 m 2 ;

+ Hợp đồng thuê đất số 129/HĐTĐ ngày 30/11/2017 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 30.312,3 m 2 ;

Tổng diện tích đất giai đoạn 1: 1.716.756,5 m 2

- Các Hợp đồng giao đất cho giai đoạn II:

+ Hợp đồng thuê đất số 90/HĐTĐ ngày 12/07/2017 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 1.922.657,9 m 2 ;

+ Hợp đồng thuê đất số 02/HĐ-TĐ ngày 25/12/2020 giữa Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng và Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng, diện tích 62.337,2 m 2 ; Tổng diện tích đất giai đoạn 2: 1.984.995,1 m 2

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp các Quyết định, Hợp đồng giao đất giai đoạn 1 và 2 của

TT Số Quyết định Diện tích

(m 2 ) Số Hợp đồng Diện tích

1 2255/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 1.559.320,9 04/HĐTĐ ngày

6,5ha thành phố giao trực tiếp cho các doanh nghiệp

2 2322/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 93.030,7 13/HĐTĐ ngày

3 1997/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 84.871,8 179/HĐTĐ ngày

4 2181/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 48.884,0 44/HĐTĐ ngày

5 2173/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 1.012,0 129/HĐTĐ ngày

1 2411/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 1.922.657,9 90/HĐTĐ ngày

2 4351/QĐ-BQL ngày 16/10/2020 62.337,2 02/HĐ-TĐ ngày

Tổng diện tích đất thực tế hiện nay của KCN Tràng Duệ: 3.701.751,6 + 65.000 3.766.751,6 m 2 (~ 376,68 ha) Phần diện tích 6,5 ha (65.000 m 2 ) là phần diện tích thành phố giao trực tiếp cho các doanh nghiệp

Diện tích còn lại: 389,77 – 376,68 = 13,09 ha thuộc địa phận làng Đồng Xuân, xã Hồng Phong, theo quy hoạch là phần diện tích cây xanh

Theo Quy hoạch, diện tích cây xanh, mặt nước là 67,90ha, chiếm 17,42% Diện tích cây xanh, mặt nước thực tế hiện nay là: 67,90 – 13,09 = 50,48 ha, chiếm 12,95%, vẫn đảm bảo theo quy hoạch (≥ 10%)

Hiện tại, KCN Tràng Duệ đã thu hút được 84 doanh nghiệp đầu tư Danh mục các doanh nghiệp thứ cấp đang thuê cơ sở hạ tầng của KCN Tràng Duệ như sau:

Bảng 1.4 Danh sách các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tràng Duệ

STT Tên Công ty Ngành nghể sản xuất Địa điểm Diện tích (m 2 ) Ghi chú

1 Công ty TNHH Tân Huy Hoàng Nhà máy sản xuất xốp, xốp lót mũ bảo hiểm C7 50.168,0 Đang hoạt động

2 Công ty Cổ phần Sơn HP 2 Sản xuất sơn tĩnh điện, sơn nước

3 Công ty Cổ phần bao bì VLC Sản xuất bao bì dệt sợi PP D1-1 19.936,0 Đang hoạt động D1-3 CN8 142,0

4 Công ty Cổ phần Mực in Á Châu Sản xuất mực in; Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tư, ma tít D1-3 6.950,7 Đang hoạt động

5 Công ty Cổ phần Nhựa châu Á Sản xuất ống nhựa C4 31.290 Đang hoạt động

6 Công ty TNHH Vượng An Phát Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp, sản xuất sản phậm điện dân dụng … A7 23.227,3 Đang hoạt động

7 Công ty cổ phần Quốc tế thời trang Hải Phòng Nhà máy sản xuất giày và các sản phẩm về da D2 15.000,0 Đang hoạt động

8 Công ty TNHH Dinh dưỡng Động vật EH Hải Phòng Việt Nam Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho động vật D4 20.000,0 Đang hoạt động

9 Công ty TNHH Hoàng Nam Nhà máy sản xuất gỗ ván dăm D3-1 14.782,0 Đang hoạt động

10 Công ty TNHH Bucheon Việt

Nam Nhà máy sản xuất cáp điện C3-5 7.984,0 Đang hoạt động C3-6 7.984,0

11 Công ty TNHH Dongjin Techwin

Nhà máy sản xuất linh kiện nhựa, linh kiện điện tử, cho các sản phẩm điện tử gia dụng và sơ chế hạt nhựa E1, E2, E3 21.507,0 Đang hoạt động

12 Công ty TNHH LG Electronic

Dự án sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao, linh kiện điện tử oto, hàng gia dụng tiết kiệm điện năng, CN2, CN3 402.600,0 Đang hoạt động

13 Công ty TNHH Kansai Felt VN Nhà máy sản xuất các linh kiện của ổ đĩa cho ô tô máy tính và các thiết bị, linh kiện khác trong thiết bị điện E5 7.183,0 Đang hoạt động

14 Công ty TNHH điện tử Dong

Dự án sản xuất các chi tiết, phụ tùng, linh kiện nhựa của sản phẩm điện tử

STT Tên Công ty Ngành nghể sản xuất Địa điểm Diện tích (m 2 ) Ghi chú nghe Bluetooth

16 Công ty TNHH Dong Do

Dự án nhà máy điện tử DongDo sản xuất bản mạch in cho DTDD, sạc pin cho DTDD và các sản phẩm khác C6-2 19.500,0 Đang hoạt động

17 Công ty Cổ phần Quốc tế Samnec Nhà máy sản xuất, lắp ráp quạt điện, quạt hơi nước A3 11.000,0 Đang hoạt động

18 Công ty TNHH Meiko Việt Nam Nhà máy sản xuất các loại linh kiện nhựa, tấm nhựa lắp ráp và khuôn đúc nhựa cho các thiết bị máy móc văn phòng A4 5.777,0 Đang hoạt động

19 Công ty TNHH Aichi Tokei

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cấp điện lấy từ mạng lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp 110/35/22KV nằm trong KCN Tràng Duệ - Khu A Mạng lưới điện của KCN là cáp điện nổi kết hợp đi ngầm, lưới điện trung thế sử dụng điện áp 22KV kết cấu mạch vòng với dây dẫn bằng hợp kim bọc cách điện, tiết diện dây 185mm 2 Điện chiếu sáng được đi ngầm dọc đường giao thông nội bộ với tiết diện dây trục chính 25 mm 2

- Tổng nhu cầu dùng điện khoảng 44,4 triệu kWh/năm

- Lượng điện tiêu thụ thực tế của Hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1:

Bảng 1.6 Lượng điện tiêu thụ thực tế của Hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1

TT Kỳ thanh toán Lượng điện tiêu thụ, kWh Số hoá đơn

(Các hoá đơn tiền điện được đính kèm phụ lục của Báo cáo)

Bảng 1.7 Lượng điện tiêu thụ thực tế của Hệ thống xử lý nước thải Module 1 -

TT Kỳ thanh toán Lượng điện tiêu thụ, kWh Số hoá đơn

(Các hoá đơn tiền điện được đính kèm phụ lục của Báo cáo)

1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

- Nguồn cấp nước: Nguồn cấp nước cho KCN Tràng Duệ - Khu A lấy từ hệ thống cấp nước trên đường Quốc Lộ 10 dẫn nước từ Nhà máy nước cấp Vật Cách (công suất 60.000m 3 /ngày) do Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng quản lý và Nhà máy xử lý nước sạch Tràng Duệ (công suất 10.000m 3 /ngày đêm) do Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng quản lý

- Nhu cầu sử dụng nước của Khu công nghiệp Tràng Duệ - Khu A căn cứ theo hóa đơn giá trị gia tăng thu tiền nước Do đó, nhu cầu sử dụng nước của KCN Tràng Duệ - Khu A được thể hiện trong Bảng 1.10

1.4.3 Nhu cầu sử dụng hoá chất xử lý nước thải của cơ sở

Việc sử dụng hóa chất, chế phẩm vi sinh trong Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Tràng Duệ - Khu A như sau:

Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng hóa chất cho Module 1 - Giai đoạn 2

Danh mục Đơn vị Khối lượng Quá trình xử lý

Hidroxit sắt độ ẩm 50% Kg/ngày 50 Bể tùy nghi

Hoá chất khử trùng chlorin Kg/ngày 20 Khử trùng

Nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý nước thải cho giai đoạn 1 Nhà máy XLNT tập

Bảng 1.9 Nhu cầu sử dụng hóa chất cho Module 1 - Giai đoạn 2

Danh mục Đơn vị Khối lượng Quá trình xử lý

Cation Polymer* kg/lần 7-8 Máy ép bùn

Chlorine kg/ngày 6 Khử trùng

(*): Cation Polymer sử dụng tại công đoạn ép bùn để tăng hiệu quả quá trình ép bùn; 01 tuần ép bùn 1 lần, mỗi lần dùng khoảng 7 – 8kg (tồng là 32 kg/tháng)

- Nhu cầu sử dụng hóa chất xử lý nước thải cho giai đoạn 2.1 (Module 1 – Giai đoạn 2) Nhà máy XLNT tập trung của KCN Tràng Duệ tính cho công suất tối đa 4.000 m 3 /ngày đêm

Bảng 1.10 Nhu cầu sử dụng nước của khu công nghiệp

TT Tên Công ty Tháng

TT Tên Công ty Tháng

TT Tên Công ty Tháng

LG Display (Đồng hồ số 1) * 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

LG Display (Đồng hồ số 2) * 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đồng hồ nước thải mới nhà máy H2

51 LG Display (Đồng hồ số 3) * 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

53 Công ty TNHH Serveone (Việt Nam) 281,0 273,0 268,0 261,0 261,0 272,0 402,0 452,0 248,0 274,0

TT Tên Công ty Tháng

77 TM & Dịch vụ Tràng Duệ 12,0 12,0 5,0 3,0 32,0 0,0 72,0 0,0 0,0 0,0

81 Mạnh Dũng - Nano Vision (AP Tech cũ) 0,0 0,0 0,0 617,0 481,0 411,0 163,0 3,0 11,0 137,0

84 Zeit C&A (5%) Dự án LG Innotek 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2.382,0

Theo bảng tổng hợp lưu lượng nước sử dụng của KCN Tràng Duệ từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023 cho thấy lưu lượng sử dụng dao động trong khoảng từ 4.619,5 m 3 /ngày đêm đến 5.533,1 m 3 /ngày đêm

(*): Công ty sử dụng trực tiếp nước sạch của thành phố Hải Phòng, không thông qua hệ thống cấp nước của KCN

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng được Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 02221000009 lần đầu ngày 13/11/2007 và điều chỉnh lần 2 ngày 29/11/2013 với nội dung đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Tràng Duệ - Khu A

Khu công nghiệp Tràng Duệ - Khu A được phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 542/QĐ-BTNMT ngày 17/03/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Khu công nghiệp Tràng Duệ - Khu A có quy mô diện tích đất 389,77 ha (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ký hiệu BU 317176 ngày 11/09/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng) với đầy đủ các phân khu chức năng hỗ trợ hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, công trình bảo vệ môi trường cho KCN

KCN Tràng Duệ - Khu A nằm về phía Tây Nam trung tâm thành phố Hải Phòng tại xã: Lê Lợi, Hồng Phong, Bắc Sơn và An Hoà, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng có giới hạn các mặt tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông Bắc tiếp giáp khu dân cư thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong;

+ Phía Đông Nam tiếp giáp Trung tâm dịch vụ và nhà ở - Khu B và khu dân cư thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi;

+ Phía Tây Bắc tiếp giáp sông Tĩnh Thủy;

+ Phía Tây Nam tiếp giáp sông Lạch Tray

Bảng 1.11 Toạ độ vị trí KCN Tràng Duệ - Khu A

Hình 1.2 Vi ̣ trí Khu công nghiệp Tràng Duệ - Khu A

1.5.2 Cơ sở hạ tầng KCN Tràng Duệ - Khu A

KCN Tràng Duệ - Khu A được xây dựng với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

+ Hệ thống giao thông: Đường giao thông trong KCN Tràng Duệ - Khu A bao gồm: Đường trung tâm có mặt cắt ngang Bn = 32m (trong đó mặt đường: 7,5mx2; giải phân cách 5m; vỉa hè 6mx2) Trục đường chính có mặt cắt ngang Bn = 22,5m (trong đó mặt đường: 10,5m; vỉa hè 6mx2) và các tuyến đường nội bộ trong từng khu chức năng có mặt cắt ngang

Bn = 8÷15m đảm bảo cho hoạt động giao thông của các doang nghiệp

Bảng 1.12 Hệ thống đường giao thông trong KCN Tràng Duệ - Khu A

STT Hạng mục công trình Đơn vị Số lượng

4 Bãi đỗ xe, quay xe ha 2,0

(Nguồn: Quy hoạch chi tiết KCN Tràng Duệ - Khu A) + Hệ thống cấp nước:

Nguồn cấp nước cho KCN Tràng Duệ - Khu A lấy từ hệ thống cấp nước trên đường Quốc Lộ 10 dẫn nước từ Nhà máy nước cấp Vật Cách (công suất 60.000m 3 /ngày) do Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng quản lý và Nhà máy xử lý nước sạch Tràng Duệ (công suất 10.000m 3 /ngày đêm) do Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng quản lý Đường ống cấp nước trong KCN Tràng Duệ - Khu A đến các doanh nghiệp được bố trí theo mạng vòng dọc theo các trục đường giao thông nội bộ và sử dụng ống nhựa HDPE có đường kính từ D110-315mm

Nguồn cấp điện lấy từ mạng lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp 110/35/22KV nằm trong KCN Tràng Duệ - Khu A Mạng lưới điện của KCN là cáp điện nổi kết hợp đi ngầm, lưới điện trung thế sử dụng điện áp 22kV kết cấu mạch vòng với dây dẫn bằng hợp kim bọc cách điện, tiết diện dây 185mm 2 Điện chiếu sáng được đi ngầm dọc đường giao thông nội bộ với tiết diện dây trục chính 25 mm 2

KCN Tràng Duệ - Khu A được thiết kế 02 hệ thống thoát nước là thoát nước mưa và thoát nước thải độc lập riêng biệt:

Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trên diện tích đất KCN được thu gom tự chảy vào hệ thống cống dẫn BTCT D600-2000mm, sâu 0,7m và các hố ga lắng cặn có kích thước 2,3x1,8x2,4m khoảng cách từ 40-50m/hố dọc các tuyến đường giao thông nội bộ và ra nguồn tiếp nhận tại 04 điểm xả nước mưa

Hệ thống thoát nước thải: Nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN được thu gom bằng hệ thống cống BTCT và ống PVC D300-600mm dẫn về Trạm XLNT tập trung KCN Tràng Duệ - Khu A có tổng công suất xử lý hiện nay là 8.000 m 3 /ngày đêm, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn được xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Lạch Tray tại 01 điểm xả nước thải (không trùng với điểm xả nước mưa)

Năm 2023, Công ty đã đầu tư xây dựng hoàn thiện trạm xử lý nước thải với tổng công suất xử lý là 12.000m 3 /ngày đêm (theo Quyết định số 542/QĐ-BTNMT ngày 17/3/2008)

Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy của KCN Tràng Duệ đã đạt 100%; tuy nhiên nếu các doanh nghiệp trong KCN mở rộng, nâng công suất có phát sinh nước thải vượt quá khả năng tiếp nhận của trạm xử lý nước thải; Công ty sẽ làm các thủ tục nâng công suất của trạm xử lý nước thải tập trung (dự kiến nâng lên 20.000m 3 /ngày đêm)

+ Công tác thu gom, xử lý chất thải:

Với chất thải rắn sinh hoạt: Tại các doanh nghiệp rác thải sinh hoạt thu gom vào các thùng chứa theo quy định và lưu giữ trong nhà máy trong ngày, cuối ngày đơn vị thu gom có chức năng đến vận chuyển, xử lý theo hợp đồng ký kết (Các doanh nghiệp trong KCN Tràng Duệ có trách nhiệm ký hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt với các đơn vị có chức năng theo đúng quy định của pháp luật)

Với chất thải rắn sản xuất và CTNH: Tại các doanh nghiệp thực hiện phân loại chất thải rắn sản xuất và CTNH vào các thùng chứa và lưu giữ trong nhà máy theo quy định, đình kỳ đơn vị thu gom, xử lý có chức năng đến vận chuyển theo hợp đồng ký kết (Các doanh nghiệp trong KCN Tràng Duệ có trách nhiệm ký hợp đồng thu gom chất thải sản xuất, CTNH với các đơn vị có chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật)

+ Hệ thống thông tin liên lạc: KCN Tràng Duệ - Khu A có hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại, đảm bảo liên lạc, kết nối thông suốt, đường truyền chất lượng cao, bảo mật, an toàn

1.5.3 Mối tương quan giữa khu vực thực hiện dự án và các đối tượng kinh tế xã hội Địa điểm thực hiện dự án tại xã Lê Lợi và xã Hồng Phong, huyện An Dương, Hải Phòng Theo khảo sát, hạ tầng kỹ thuật khu vực đã được UBND huyện An Dương quy hoạch đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu sống của nhân dân địa phương, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hiện trạng cũng như đảm bảo thu hút đầu tư trong và ngoài nước Cụ thể:

- Mạng lưới giao thông đường bộ : có một số tuyến đường quan trọng gồm:

+ Quốc lộ 10: là đường cấp III Tuyến đường Quốc lô ̣ 10 mới được nâng cấp mở rộng, mă ̣t đường rô ̣ng 20,5m, trong đó: Bề rô ̣ng mă ̣t đường 4 làn xe xơ giới rô ̣ng 14,0m; Bề rộng mă ̣t đường xe thô sơ, xe máy rô ̣ng 4,0m; dải phân cách giữa rô ̣ng 0,5m; dải an toàn hai bên rô ̣ng 2x0,5 = 1,0m; Bề rô ̣ng lề đất hai bên rô ̣ng 2x0,5 1,0m Toàn bộ mặt đường được bê tông hóa và chất lượng đường tốt

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

2.1.1 Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, định hướng phát triển không gian đô thị của thành phố Hải Phòng

- Tại Quyết định số 821/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã nêu rõ:

+ Phát triển cụm công nghệ cao phía Tây với không gian phát triển chủ yếu là các khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện An Dương, Nomura, An Hưng - Đại Bản là

4 trọng điểm phát triển theo không gian của thành phố

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử - phần cứng và cơ khí chế tạo Thực hiện liên kết trong phát triển doanh nghiệp Hoàn thiện phương thức quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất để từng bước tham gia được vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia

- Tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050:

+ Mở rộng phát triển hợp lý khu vực Bến Rừng, Bắc sông Cấm, An Dương + Mở rộng về phía Tây, Tây Bắc: Phát triển đô thị công nghiệp công nghệ cao

(An Hồng, Lê Thiện, Đại Bản…), phát triển khu quận Hồng Bàng mở rộng sang huyện

An Dương và một phần huyện An Lão, hình thành một khu dân dụng lớn và khu đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ thành phố Diện tích khoảng 1.570ha

+ Ưu tiên những nghành công nghiệp và dịch vụ tiên tiến, công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa; công nghệ nano và ngành công nghiệp kỹ thuật cao trong lĩnh vực điện tử, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường; có đóng góp lớn cho ngân sách thành phố, khai thác lợi thế về kinh tế biển

2.1.2 Phù hợp với hướng đầu tư của thành phố tại huyện An Dương

- Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng có chiều dài 20 km, đoạn qua huyện An Dương dài hơn 9 km (Điểm đầu của Dự án bắt đầu từ QL10 qua xã Bắc Sơn và đi qua các xã: Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, kết thúc tại cầu Đồng Khê, xã Đồng Thái) Đây là dự án trọng điểm của thành phố, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và huyện An Dương Tuyến đường đi vào hoạt động sẽ thu hút nhiều lao động từ các xã lân cận làm việc tại KCN Tràng Duệ Sự phát triển mạnh mẽ của 2 KCN kể trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của KCN Tràng Duệ thông qua việc phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng đầu tư

Hình 2.1 Vị trí các KCN lân cận cơ sở

- Cách cơ sở khoảng 2 km về phía Bắc là KCN An Dương - Đây là một trong các Khu công nghiệp nghiệp đang thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao KCN An Dương nằm tại các xã Hồng Phong, huyện An Dương, Hải Phòng KCN đã lập báo cáo ĐTM và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo Quyết định số 984/QĐ-BTNMT ngày 23/4/2020 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh đầu tư và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2758/QĐ-BTNMT ngày 07/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

“Điều chỉnh đầu tư xây dựng và kinh doanh Khu công nghiệp An Dương - giai đoạn 1” tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Hiện nay, KCN An Dương đã thu hút

34 Công ty hoạt động sản xuất trong KCN với các nhóm ngành nghề chủ yếu là cơ khí lắp ráp; công nghiệp điện lạnh, điện tử; công nghiệp gia dụng; sản xuất dược phẩm; sản xuất vật liệu bao bì, đóng gói; Các dự án đã thu hút, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động thuộc huyện An Dương, từ đó, góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội phát sinh do bộ phận lao dộng nhàn rỗi, không có công ăn việc làm

- Cách cơ sở khoảng 4 km về phía Bắc Đông Bắc là KCN Nomura KCN

Sông Lạch Tray thành phố Hải Phòng Tổng diện tích đất qui hoạch khoảng 153 ha, trong đó diện tích dành cho xây dựng các nhà máy, xí nghiệp khoảng 123 ha Tổng vốn đầu tư cho dự án

164 triệu USD KCN Nomura - Hải Phòng đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 84% Hiện nay, KCN đã thu hút thành công

54 nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 46 nhà đầu tư Nhật Bản Sự ra đời và phát triển của KCN đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế trực tiếp cho huyện An Dương nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung, tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động của địa phương, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động để kịp thời đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp nước ngoài đồng nghĩa với việc trình độ dân trí được nâng cao

2.1.3 Chấp thuận của các Sở ngành

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 1260161115 do Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 23/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 24/12/2019

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 366025352 do Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng cấp, chứng nhận lần đầu ngày 27/8/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 24/12/2019

- Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 03/8/2006 của UBND thành phố Hải Phòng về việc giao Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Tràng Duệ (khu A) và làm Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cơ sở KCN Sài Gòn – Hải Phòng

Sự phù hợp của cơ sở với đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nước thải sau khi xử lý được bơm ra nguồn tiếp nhận là sông Lạch Tray

Khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận Đánh giá sơ bộ:

Kết quả đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước được trình bày theo sơ đồ trình bày ở hình dưới (phần tô đậm là kết quả đánh giá)

Hình 2.2 Sơ đồ thể hiện kết quả đánh giá sơ bộ

Vị trí xả thải đề xuất có nằm trên hoặc ngay gần thượng lưu khu vực bảo hộ vệ sinh không?

Vị trí xả thải đề xuất có nằm trong Khu vực bảo vệ sinh sân bãi, khu bảo tồn

Sông có xảy ra hiện tượng nước đen và bốc mùi hôi thối không?

Sông có xảy ra hiện tượng các sinh vật thủy sinh bị đe dọa sự sống (ví dụ cá nhảy lên mặt nước vì ngạt thở hoặc xảy ra hiện tượng cá, thủy sinh vật chết hàng loạt không?

Trên sông có từng xảy ra hiện tượng tảo nở hoa không?

Trong khu vực đã từng có báo cáo, số liệu nào liên quan đến vấn đề bệnh tật cộng đồng do tiếp xúc với nguồn nước sông gây ra không (ví dụ các bệnh về mắt và da)

Nguồn nước sông có thể còn khả năng tiếp nhận nước thải (tiếp tục đánh giá theo bước II)

Nguồn nước sông có dấu hiệu cho thấy không còn khả năng tiếp nhận đối với các chất dinh dưỡng hoặc các chất hữu cơ

Nghiêm cấm các hoạt động xả nước thải trong khu vực này

Theo kết quả khảo sát, sông Lạch Tray so với nguồn xả thải nước thải thượng và hạ lưu không có công trình thu nước mặt cho mục đích sinh hoạt Dọc theo sông chỉ có các điểm lấy nước để phục vụ cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp Một số kết luận được đưa ra như sau:

1) Vị trí xả thải của Nhà máy XLNT KCN Tràng Duệ không nằm trên hoặc ngay gần thượng lưu khu vực bảo hộ vệ sinh

2) Vị trí xả thải không nằm trong khu vực bảo tồn;

3) Sông không xảy ra hiện tượng nước đen và bốc mùi hôi thối, tảo nở hoa;

4) Sông không có hiện tượng cá, thủy sinh vật chết hàng loạt;

5) Không có hiện tượng tảo nở hoa;

6) Trong khu vực chưa từng có báo cáo, số liệu nào liên quan đến vấn đề bệnh tật cộng đồng do tiếp xúc với nguồn nước sông gây ra

Từ những nhận xét tại các mục từ (1) đến (6), suy ra nguồn nước sông Lạch Tray có thể còn khả năng tiếp nhận nước thải (và tiếp tục ở mục đánh giá chi tiết)

2.2.1 Đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Lạch Tray gần điểm tiếp nhận nước thải, toạ độ 20 0 51’11,5”N, 106 0 33’47,4”E, ngày lấy mẫu: 29/06/2023

Bảng 2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08-MT:2015/

9 Dầu mỡ khoáng mg/L KPH -

10 Dầu mỡ động thực vật mg/L KPH -

+ NM1: Nước mặt sông Lạch Tray gần điểm tiếp nhận nước thải

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B2

- Cột B 2 : Dùng cho giao thông thủy lợi và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp)

Kết quả quan trắc cho thấy, các thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn tiếp nhận là sông Lạch Tray đều nằm dưới ngưỡng cột B2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Bảng kết quả phân tích theo phụ lục đính kèm)

2.2.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông Lạch Tray được đánh giá, tính toán theo hướng dẫn tại khoản 2, điều 82 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 và Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

Ltn = (Ltđ – Lnn - Ltt) x Fs + NPtđ

- Ltn: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;

- Ltđ: tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;

- Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;

- Fs: là hệ số an toàn Chọn F s = 0,7 (mức độ đảm bảo an toàn cho nguồn tiếp nhận là 70%) ;

- Ltt : tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải, đơn vị tính là kg/ngày;

- NPtđ : tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi doc các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày Chọn NPtđ = 0 kg/ngày;

Nếu giá trị L tn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm

1/ Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt sông Lạch Tray: L tđ

- Cqc (mg/l): giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt: QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B2 (Dùng cho giao thông thủy lợi và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp);

- Qs (m 3 /s): lưu lượng dòng chảy của sông Lạch Tray: Trung bình 91,5 m 3 /s;

- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)*(mg/l) sang (kg/ngày)

2/ Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có của sông Lạch Tray: L nn

- Cnn: kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt lấy theo Bảng 2.1, đơn vị tính là mg/l;

- Qs : lưu lượng dòng chảy của sông Lạch Tray: Trung bình 91,5 m 3 /s;

- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên

3/ Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: L tt

- Ld: Tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải diện, đơn vị tính kg/ngày;

- Ln: Tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải tự nhiên, đơn vị tính kg/ngày;

- Lt: Tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải điểm, đơn vị tính kg/ngày;

+ C t (mg/l) là kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào nguồn nước;

+ Q t (m 3 /s) là lưu lượng nước thải lớn nhất của nguồn nước thải xả vào sông Lạch Tray Lưu lượng xả nước thải lớn nhất (Qt) của KCN cấp phép là 12.000 m 3 /ngày đêm ~ 0,1389 m 3 /s;

+ 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên

4/ Xác định thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào nguồn nước: C t

Thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào nguồn nước (Ct) được xác định dựa trên kết quả quan trắc trung bình quý 2 và quý 3 năm 2023 của 02 nguồn xả thải hiện nay của KCN (giai đoạn 1 và giai đoạn 2)

Kết quả thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào nguồn nước (Ct) được trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận

TT Thông số Đơn vị

Tháng 4/2023 Tháng 5/2023 Tháng 6/2023 Tháng 7/2023 Tháng 8/2023 Tháng 9/2023 Trung bình

NT1 NT2 NT1 NT2 NT1 NT2 NT1 NT2 NT1 NT2 NT1 NT2 Ct Cột A Cmax

- NT1: Nước thải sau hệ thống xử lý giai đoạn 1 tại hố ga xả thải – KCN Tràng Duệ, toạ độ: X(m) = 2306918; Y(m) = 584416, do Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt quản lý và vận hành)

- NT2: Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 xả ra hồ chứa nước thải sau xử lý, toạ độ (20 0 51’15,2”N, 106 0 33’50,8”E), do Công ty cổ phần Môi trường xanh POSBEE Việt Nam quản lý và vận hành)

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; Cột A, Kq=1,0 và Kf=0,9; Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: Nhiệt độ, Độ màu, pH, Coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β

Kết quả tính toán với các thông số ô nhiễm chính:

Bảng 2.3 Kết quả tính toán khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận

STT Thông số L td L nn L tt L tn Đánh giá L tn

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Mô tả hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn thiện trên diện tích 389,77 ha, theo đó chi tiết như sau:

- Hệ thống thoát nước mưa xây dựng tách biệt với hệ thống thoát nước thải

- Hệ thống thoát nước mưa được bố trí dọc các tuyến đường giao thông, được thiết kế là các cống tròn bê tông cốt thép (BTCT) với đường kính D400, D600, D1200, D750, D1000 (có độ dốc từ 0,03% – 0,25%), độ sâu đặt cống 0,7m; khoảng cách giữa các hố ga là 40÷50m Sau đó thoát ra sông Lạch Tray qua cống hộp có kích thước 2,5mx2,5m (có độ dốc 0,05%) Nước mưa từ KCN Tràng Duệ - Khu A được dẫn xả ra hệ thống thoát nước khu vực theo 04 cửa xả nước mưa Mạng lưới thoát nước mưa trong KCN Tràng Duệ đều được thiết kế kiểu tự chảy theo trọng lực

- Đoạn trên vỉa hè: Sử dụng cống tròn BTCT D400-D2000 Đối với các trục đường nội khu công nghiệp tuyến cống thoát chính được bố trí 2 bên hè đường; một số trục vành đai phía ngoài bố trí 1 bên vỉa hè

- Đoạn ngang qua đường: Sử dụng cống tròn BTCT D600-2000, chịu tải trọng H30

- Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa trong KCN Tràng Duệ - Khu A

Nước mưa mái các khu nhà

Hệ thống thoát nước mưa KCN Tràng Duệ -

Khu A Điểm xả nước mưa số 1

Nước chảy tràn từ đường nội bộ

Nước chảy tràn từ tưới vườn

Hố ga lắng rác Hố ga lắng rác

Sông Lạch Tray (xã Lê Lợi, huyện An Dương)

Tự chảy Điểm xả nước mưa số 2 Điểm xả nước mưa số 3 Điểm xả nước mưa số 4

(xã Hồng Phong, huyện An

Bảng 3.1 Các hạng mục của mạng lưới thoát nước mưa Đường Tuyến cống Vật liệu Đơn vị Khối lượng

Số lượng hố ga của hệ thống thu gom, thoát nước mưa: 783 cái (với các kích thước 2,3x1,8x2,4m)

Các cửa xả thoát nước mưa

Nước mưa từ KCN Tràng Duệ - Khu A sau khi lắng cặn, tách rác được dẫn xả thải ra khu vực tại 04 điểm xả nước mưa bao gồm

Bảng 3.2 Các điểm thoát nước mưa của KCN

Tọa độ Địa điểm xả Ghi chú

Sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện An Dương

Sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện An Dương

Tọa độ Địa điểm xả Ghi chú

Nhánh sông Rế, thuộc địa phận thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, huyện An Dương

Nhánh sông Rế, thuộc địa phận thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, huyện An Dương

(Bản vẽ mô tả hệ thống thoát nước mưa của KCN Tràng Duệ - Khu A được thể hiện tại phụ lục kèm theo báo cáo)

Biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm

- KCN Tràng Duệ - Khu A đã xây dựng hệ thống thoát nước mặt, bố trí thoát nước xung quanh các nhà xưởng, nhà văn phòng, lối đi và đường giao thông để thoát nước mưa ra là sông Lạch Tray, sông Rế và nhánh chảy ra sông Rế (chảy qua KCN)

Hệ thống hố ga dọc đường nội bộ của KCN Tràng Duệ - Khu A đảm bảo nước mưa chảy tràn sẽ được tiêu thoát nhanh nhất, kể cả khi có mưa to kéo dài

- Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa, không để các loại rác thải xâm nhập vào hệ thống thoát nước bằng việc lắp đặt các song chắn rác được làm bằng sắt với chiều rộng của mắt lưới 4mm để ngăn rác có kích thước lớn gây tắc hệ thống thoát nước

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện sự cố để sửa chữa kịp thời

- Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho hệ thống thoát nước mưa, không để các loại rác thải xâm nhập vào hệ thống thoát nước

- Hình ảnh một số cửa xả và hố ga thu gom nước mưa:

Hố ga và song chắn rác

Hình 3.2 Hình ảnh thoát nước mưa và các cửa xả nước mưa của KCN

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải a) Công trình thu gom nước thải

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải KCN Tràng Duệ

Hệ thống thu gom, thoát nước thải đã được xây dựng hoàn thiện trên diện tích 389,77 ha, theo đó chi tiết như sau:

Mô tả tuyến thu gom nước thải

- KCN Tràng Duệ đã xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước thải sử dụng ống PVC đường kính D300-600mm, ống BTCT D600(có độ dốc từ 0,03% đến 0,3%) Các hố ga được bố trí với khoảng cách trung bình khoảng 30m-40m để đảm bảo thuận tiện cho quản lý và đấu nối, hố ga BTCT kích thước 1,5x1,5x1,5m vật liệu BTCT, có nắp đậy Các lô công nghiệp sau này sẽ xả nước thải vào các hố ga này

- Nước thải theo các đường ống PVC D300-600mm, ống BTCT D600 được thu gom bằng bơm bởi 4 bơm nước thải với công suất trạm bơm chuyển bậc số 1: 270m 3 /h, trạm bơm chuyển bậc số 2: 360m 3 /h, trạm bơm chuyển bậc số 3: 360m 3 /h dẫn, trạm bơm chuyển bậc số 4: 1.100m 3 /h về hố ga thu gom chung của Trạm xử lý và được bơm đến 03 hệ thống XLNT tập trung (công suất mỗi hệ thống là 4.000m 3 /ngày đêm) để xử lý đạt quy chuân chuẩn môi trường Khoảng cách từ hố ga thu gom đến hàng rào nhà xưởng khoảng 2m Độ sâu trung bình khoảng là 2m (Cơ sở không tách riêng hệ thống thu gom nước thải mà thu chung về hố thu nước thải đầu vào chung cho

03 giai đoạn, tại đây có đặt các máy bơm tự động hút nước thải về 02 hệ thống XLNT)

- Các tuyến cống thoát nước thải sẽ được bố trí dưới hè, dọc theo các tuyến đường gần với các lô đất công nghiệp Các hố ga được bố trí với khoảng cách trung

Nước thải từ các doanh nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải (tại doanh nghiệp) đạt tiêu chuẩn đấu nối

Nước thải sinh hoạt (nước đen và xám)

Nước thải sản xuất & nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại và xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối

Nước thải từ khu điều hành dịch vụ, trạm XLNT

Nước thải sinh hoạt (nước đen và xám)

Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN giai đoạn 1 và giai đoạn

Nước thải từ khu hạ tầng kỹ thuật bình 30 ÷ 40m để đảm bảo thuận tiện cho quản lý và đấu nối Các lô công nghiệp sau này sẽ xả nước thải vào các hố ga này

- Toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Tràng Duệ được tập trung xử lý tại 03 hệ thống XLNT tập trung đặt cạnh đường D4, phía Nam Khu Công nghiệp Tổng hợp khối lượng mạng lưới thoát nước thải của KCN

Bảng 3.3 Các hạng mục của mạng lưới thoát nước thải Đường Tuyến cống Vật liệu Đơn vị Khối lượng

Hố ga BTCT Cái 470 trạm bơm chuyển bậc số 1:

270m 3 /h 6x3x6m Trạm 1 trạm bơm chuyển bậc số 2:

360m 3 /h 5x3x6m Trạm 1 trạm bơm chuyển bậc số 3:

360m 3 /h 8x2,5x6m Trạm 1 trạm bơm chuyển bậc số 4:

- Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của KCN Tràng Duệ:

Hình 3.5 Sơ đồ thu gom thoát nước thải của KCN Tràng Duệ

- Tuyến thu gom nước thải của KCN đã xây dựng:

Hồ chứa nước thải sau xử lý

Thiết bị quan trắc tự động bơm

Tuyến cống thoát nước thải của KCN D300-600mm

Trạm XLNT tập trung KCN Tràng Duệ

Nước thải của doanh nghiệp

Nước thải sinh hoạt Khu điều hành KCN; trạm XLNT, trạm xử lý nước cấp

Hệ thống XLNT GĐ1 (Công suất 4.000m 3 /ng.đ)

Hệ thống XLNT GĐ2.1 (Công suất 4.000m 3 /ng.đ)

Hệ thống XLNT cục bộ đạt yêu cầu của KCN

Hố ga Hố ga bơm

Hệ thống XLNT GĐ2.2 (Công suất 4.000m 3 /ng.đ)

Tự chảy Thiết bị quan trắc tự động

Tự chảy Tự chảy bơm

Hình 3.6 Hiện trạng mạng lưới thu gom nước thải KCN Tràng Duệ Điểm xả nước thải b) Công trình thoát nước thải

Vị trí xả thải của KCN Tràng Duệ - Khu A vào sông Lạch Tray, việc xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 40: 2011/BTNMT (cột A, hệ số Kq=1,0; Kf =0,9)

Nước thải KCN Tràng Duệ - Khu A sau xử lý xả ra sông Lạch Tray tại 01 cửa xả qua 06 đường ống dẫn thuộc xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Nước thải từ Nhà máy XLNT giai đoạn 1 sau khử trùng được bơm xả thải ra sông Lạch Tray qua 04 đường ống PVC D110mm với chiều dài 97m/ống

Nước thải từ Nhà máy XLNT giai đoạn 2 (Giai đoạn 2.1 (Module 1) và Giai đoạn 2.2 (Module 2)) sau khử trùng được bơm xả thải ra sông Lạch Tray qua 02 đường ống HPDE D200mm với chiều dài 200m/ống

Các tuyến ống chạy trong hộp kỹ thuật D35x35 đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp phép tại Văn bản số 1180/GP-UBND ngày 11/6/2014

- Sơ đồ hệ thống dẫn xả thải của Nhà máy XLNT tập trung như sau:

Hình 3.7 Sơ đồ dẫn xả thải của KCN Tràng Duệ - Khu A

Hình 3.8 Sơ đồ tuyến thoát nước thải sau xử lý

Trạm XLNT tập trung KCN Tràng Duệ - Khu A

Hệ thống XLNT GĐ 1 (Công suất 4.000 m 3 /ngày đêm

Hồ chứa nước sau xử lý bơm 2 tuyến ống HDPE

TB Quan trắc tự động NT

TB Quan trắc tự động NT

Trạm XLNT GĐ1 Điểm xả

Bản vẽ mặt bằng tuyến thu gom, thoát nước thải được đính kèm tại phụ lục c) Điểm xả nước thải Điểm xả nước thải sau xử lý đã được đầu tư lắp đặt và được chấp thuận theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1091/GP-UBND ngày 03/5/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Giấy phép tại Văn bản số 1180/GP-UBND ngày 11/6/2014

- Kết cấu điểm xả: Nước thải sau khi được xử lý tại 03 hệ thống xử lý của Nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A, hệ số Kq=1,0;

Kf=0,9) được bơm xả ra sông Lạch Tray qua 01 điểm xả bằng 06 đường ống (04 ống PVC D110mm từ Nhà máy XLNT giai đoạn 1 và 02 ống HPDE D200mm từ Nhà máy XLNT giai đoạn 2 (Module 1 và 2) Điểm xả nước thải sau xử lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định: Có biển cảnh báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu 1m 2 , có lối đi thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

- Đối với các nhà đầu tư thứ cấp: Đối với bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp tự thực hiện biện pháp khống chế ô nhiễm theo quy định

+ Hoạt động của khu công nghiệp không phát sinh bụi, khí thải, chủ yếu phát sinh từ các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường giao thông Công ty đã trồng cây xanh dọc các tuyến đường để giảm thiểu bụi, khí thải Diện tích cây xanh đáp ứng khoảng 12,95% Cây xanh trong KCN Tràng Duệ chủ yếu là: cau vua, phượng, thảm cỏ, vườn ươm trồng cây ăn quả

+ Đối với mùi hôi phát sinh từ Nhà máy XLNT tập trung, chủ đầu tư trồng cây xanh trong khuôn viên Nhà máy XLNT tập trung; Nhà máy XLNT tập trung có mặt phía Nam, Tây Nam là sông Lạch Tray về phía này có có dải cây xanh chiều rộng dải khoảng 10m, thường xuyên vệ sinh song chắn rác; Bùn được ép xong phơi khô để giảm thiểu phát tán mùi hôi

Hình 3.23 Hiện trạng mặt bằng hệ thống cây xanh trong KCN Tràng Duệ

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Đối với các nhà đầu tư thứ cấp:

- Lượng phát sinh CTRSH và CTRCN thông thường của các nhà đầu tư thứ cấp tùy thuộc vào quy mô đầu tư của từng doanh nghiệp và được phê duyệt trong ĐTM của từng dự án đầu tư

- Biện pháp xử lý và lưu giữ: Các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng đầu tư vào KCN tự thực hiện công tác thu gom, phân loại CTR tại nguồn trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT

Hình 3.24 Sơ đồ nguyên lý hệ thống quản lý CTR thông thường của KCN Đối với Chủ đầu tư:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của khu hành chính điều hành: Phát sinh khoảng 500-2.000kg/tháng; được đưa vào các thùng rác dung tích 90L÷120L lưu trong kho lưu giữ CTR thông thường tại khu Hành chính điều hành có diện tích 12m 2

- Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường của trạm xử lý nước cấp: Phát sinh khoảng 100-500kg/tháng; được đưa vào các thùng rác dung tích 90L÷120L tại trạm xử lý nước cấp

- Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường của Nhà máy xử lý nước thải tập trung: Phát sinh khoảng 100-500kg/tháng; được đưa vào các thùng rác dung tích 90L÷120L tại trạm xử lý nước thải

Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng và Môi trường Đại Minh theo Hợp đồng số 43/HĐKTĐM-KCNSG ngày 31/12/2015 thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải

(Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông thường phát sinh sẽ được thu gom và xử lý theo thực tế)

- Lượng bùn thải từ hệ thống thoát nước mưa, bùn từ trạm xử lý nước cấp:

+ Lượng bùn cặn phát sinh từ các hố ga trên đường thu gom nước mưa, trong khu vực dự án có 783 ga cống (tùy vào thực tế) Ước tính lượng bùn, cặn lắng trong hố ga độ sâu bùn lắng là 0,3m Ước tính lượng bùn từ các hố này là: 783 ga x 0,3m 3 /hố 235m 3 , tương đương 47 tấn bùn khô Theo thực tế lượng phát sinh chủ dự án sẽ nạo vét từng khu vực theo thực tế

+ Bùn từ trạm Xử lý nước cấp: Lượng phát sinh khoảng 20-30m 3 /tháng, tương đương khoảng 360m 3 /năm tương đương 72 tấn bùn khô Lượng bùn này được lưu chứa trong hồ chứa bùn có thể tích khoảng 2000m 3

Hình 3.25 Thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Sơ đồ nguyên lý hệ thống quản lý CTNH của KCN được trình bày trong hình dưới đây

Hình 3.26 Sơ đồ nguyên lý hệ thống quản lý CTNH của KCN

- Đối với các nhà đầu tư thứ cấp: Các nhà máy, xí nghiệp đầu tư vào KCN sẽ tự quản lý lượng CTNH phát sinh tại nguồn và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

- Đối với chủ đầu tư KCN:

+ Lượng bùn thải từ Nhà máy XLNT tập trung khoảng 6.000kg/năm, tương đương khoảng 16,5kg/ngày Đối với bùn này, Chủ đầu tư sẽ quản lý như chất thải nguy hại (đưa về kho lưu chứa tạm thời tại khu vực Nhà máy xử lý nước thải tập trung và thuê đơn vị có chức năng định kỳ vận chuyển và xử lý)

+ Ước tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của KCN Tràng Duệ như sau:

Bảng 3.24 Danh mục và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh

TT Tên chất thải Mã chất thải

Khối lượng dự kiến (kg/năm)

TT Tên chất thải Mã chất thải

Khối lượng dự kiến (kg/năm)

3 Bao bì nhựa cứng bằng nhựa 18 01 03 15

6 Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp 12 06 05 120.000

(Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh sẽ được thu gom và xử lý theo thực tế)

+ Chủ đầu tư sẽ phân định, phân loại chất thải nguy hại theo nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường

+ Toàn bộ CTNH phát sinh từ hoạt động vận hành khu điều hành được thu gom, phân loại và tập kết về kho lưu chứa CTNH đặt tại khu điều hành đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển, Thương mại và Sản xuất Đại Thắng theo hợp đồng số 2023/TĐ-ĐT/CTNH ngày 15/10/2023 để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

+ Toàn bộ CTNH phát sinh từ hoạt động vận hành hạ tầng KCN được thu gom, phân loại và tập kết về 02 kho lưu chứa CTNH đặt tại Trạm XLNT tập trung giai đoạn

1 và giai đoạn 2, 3 đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển, Thương mại và Sản xuất Đại Thắng theo hợp đồng số 2023/TĐ- ĐT/CTNH ngày 15/10/2023 để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

Kho lưu giữ CTNH Khu văn phòng Kho lưu giữ CTNH tại Nhà máy XLNT giai đoạn 2 (Module 1 và 2)

Kho lưu giữ CTNH tại Nhà máy XLNT giai đoạn 1

Hình 3.27 Kho lưu giữ CTNH

- Biện pháp thu gom, xử lý bùn:

+ Giai đoạn 1: Bùn được đưa về bể chứa bùn để phân hủy bùn; sau đó được đưa vào nhà phơi bùn có mái lợp fibro trong để phơi bùn (có diện tích khoảng 200m 2 )

+ Giai đoạn 2 (Module 1 và Module 2): Bùn sinh học, hóa lý được bơm về bể chứa bùn để phân hủy bùn sau đó bơm sang bể nén bùn và ép bùn Bùn khô có (độ ẩm sau ép 65 - 75%) vì vậy được đưa ra sân phơi bùn, giảm độ ẩm

Ngày đăng: 13/03/2024, 10:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN