1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

94 cấn thị hồng ly kinh tế chính trị mác lênin

8 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Quan Hệ Lợi Ích Kinh Tế Cơ Bản Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Ở Việt Nam Và Vai Trò Của Nhà Nước Trong Đảm Bảo Hài Hòa Trong Đảm Bảo Lợi Ích
Tác giả Cấn Thị Hồng Ly
Người hướng dẫn Đinh Thị Như Trang
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Khái niệm Kinh tế chính trị được xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm «chuyênluận về kinh tế chính trị» xuất bản 1615 của A.Montchretien nhà kinh tế học ngườiPháp (thuộc trường phái trọng thương Pháp). Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ XVIII tưtưởng kinh tế mới trở thành môn khoa học (học thuyết kinh tế) khi hình thành hệthống khái niệm, phạm trù mang tính chuyên ngành với công lao đóng góp to lớncủa A.Smith nhà kinh tế học người Anh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

BỘ MÔN MÁC- LÊNIN

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ: I, NĂM HỌC: 2021-2022

Đề bài tập lớn: Đề số 04 – Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa trong đảm bảo lợi ích Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát

triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Họ và tên học viên/ sinh viên: Cấn Thị Hồng Ly

Mã học viên/ sinh viên: : 20111012948

Lớp: : ĐH10KE10

Tên học phần: : Kinh tế chính trị Mác- Lênin

Giảng viên hướng dẫn: : Đinh Thị Như Trang

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm

Trang 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội, thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất, chi phối các lợi ích khác Có thể thấy lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống Khi theo đuổi lợi ích kinh tế, người lao động không ngừng tích cực làm việc để tăng hiệu quả, nâng cao tay nghề, trình độ Chủ doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, tìm cách tận dụng nguồn lực, cải tiến sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,… nhờ vậy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, thu nhập người lao động cũng tăng theo Chính những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình và tạo ra những kích thích, thôi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cho người lao động

CHƯƠNG II NỘI DUNG 2.1 Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường

2.1.1 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động

Người lao động là người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong CNTB), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,

sử dụng lao động theo hợp đông lao động Lợi ích kinh tế của người lao động

và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thê hiện: nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận, thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nôn người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương và ngược lại

Trang 3

2.1.2 Quan hệ lợi ích giữa những người sừ dụng lao động

Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là dối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sừ dụng lao động liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân Trong cơ chế thị trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh, tạo điêu kiện thuận lợi để phát triền

2.1.3 Quan hệ lợi ích giữa những người lao động

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động Đế thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau Nếu những người lao động thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới chủ (những người sử dụng lao dộng)

Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đặc trưng với những người sừ dụng lao động, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong giải quyết các mối quan hệ là rất cần thiết nhưng phải dựa trên các quy định của pháp luật

2.1.4 Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức Người lao động, người sử dụng lao động đều là thành viên cùa xã hội nôn mỗi người đều có lợi ích cá nhân và cỏ quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội Lợi ích xã hội là cơ sở

Trang 4

của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thê khác nhau trong xã hội Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên cho thấy, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều

Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của họ hình thành nên “lợi ích nhóm” Các cá nhân, tố chức hoạt độnẹ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động đề thực hiện tốt hơn lợi ích riêng mình hình thành nen “nhóm lợi ích’’ “Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù họrp với lợi ích quốc gia, không gây tổn hại đến các lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện vì đất nước có thêm động lực phát triển và ngược lại

2.2 Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích

2.2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thế kinh tế

Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng cũng diễn ra trong một môi trường nhất định Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không ngừng mở rộng Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật cùa mỗi quốc gia còn phải tuân thù các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật cùa nước ta đã và dang thay đổi tích cực Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Đó là môi trường trong đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín

2.2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhăn - doanh nghiệp - xã hội

Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trườnẹ, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi

Trang 5

ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rất khó khăn, hạn chế Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nham bào đảm hài hòa các lợi ích kinh tế

2.2.3 Kiểm soát, ngàn ngừa các quan hệ ìợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối

vời sự phát triển xã hội

Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập Phân phối công bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế Do đó, nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.Để lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt dộng kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập, trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng tồn tại khá phổ biến

2.2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tê

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế Do đó, khi các mâu thuẫn phát sinh cân được giải quyêt kịp thời Muôn vậy, các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đôi phó

2.3 Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Là động lực quan trọng trong nền kinh tế

Khi Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực

quan trọng trong phát triển kinh tế và “khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh”là thông điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội Bởi kinh tế tư nhân bản chất là

Trang 6

thành phần kinh tế mà toàn dân có thể tham gia; luôn năng động, sáng tạo trong

cơ chế thị trường và mang sẵn tố chất “cần cù và linh hoạt” của người Việt Nam Với cơ hội mới được tạo ra từ Đại hội XIII, chắc chắn kinh tế tư nhân ở nước ta sẽ vươn tới những thành công mới, ngày càng có đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng của đất nước

- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành của phương thức sản xuất, có tác động biện chứng với nhau một cách khách quan Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn, thậm chí lạc hậu hơn Do đó, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng trong phương thức sản xuất C Mác đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

- Thu hút nguồn vốn nhàn dỗi

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thu hút FDI phù hợp với quá trình hội nhập và có chọn lọc, các dự án có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập người dân Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài theo hướng cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực mà vùng có lợi thế; hướng vào các đối tác giàu tiềm năng, nhất là các nước phát triển, đồng thời tiếp tục mở rộng đối với các đối tác đã đầu tư nhiều vào vùng Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động của nền kinh tế; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Trang 7

- Đóng góp vào nguồn thu nhân sách thúc đẩy đăng trưởng

Nhiều doanh nghiệp sản xuất của tư nhân cũng đạt kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD, đóng góp lớn vào tăng trưởng, thu ngân sách và giải quyết việc làm Một số doanh nghiệp khác thì vươn ra tầm quốc tế, có vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu

- Giải quyết việc làm đào tạo nhân lực

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,… Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40-43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội

CHƯƠNG III KẾT LUẬN

Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, cùng các chính sách chung và các chính sách đặc thù được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân ngày nay đã có sự thay đổi so với với kinh tế tư nhân trước đây, bởi chính sách của Đảng và nhà nước và do nhu cầu làm giàu chính đáng của nhân dân

Và hiện nay nhà nước khuyến khích mọi người phát triển kinh tế tư nhân theo hình thức làm giàu hợp pháp

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, ĐH Tài nguên và môi trường Hà Nội

http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/ve-moi-quan-he-giua-phat-trien-

https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat- trien-kinh-te-tu-nhan-nham-thuc-hien-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-142025.html

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG II NỘI DUNG 1

2.1 Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường 1

2.1.1 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động 1

2.1.2 Quan hệ lợi ích giữa những người sừ dụng lao động 2

2.1.3 Quan hệ lợi ích giữa những người lao động 2

2.1.4 Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội 2

2.2 Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích 3

2.2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thế kinh tế 3

2.2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhăn - doanh nghiệp - xã hội 3

2.2.3 Kiểm soát, ngàn ngừa các quan hệ ìợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối vời sự phát triển xã hội 4 2.2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tê 4

2.3 Vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 4

CHƯƠNG III KẾT LUẬN 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w