1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

102 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp GPMT Nhà Máy Điện Nhơn Trạch 3 Và Nhơn Trạch 4
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,99 MB

Cấu trúc

  • Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (10)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tƣ: TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN (10)
    • 2. Tên dự án đầu tƣ: NHÀ MÁY ĐIỆN NHƠN TRẠCH 3 VÀ NHƠN TRẠCH 4 (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tƣ (15)
      • 3.1 Công suất của dự án đầu tƣ (15)
      • 3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tƣ: (15)
      • 3.3 Sản phẩm của dự án đầu tƣ (30)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (30)
  • Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (50)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (0)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (0)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (51)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (51)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (51)
      • 1.2 Thu gom, thoát nước thải (54)
        • 1.2.1. Nhu cầu xả thải (54)
        • 1.2.2. Hệ thống thu gom, thoát nước thải (59)
      • 1.3. Xử lý nước thải (64)
      • 1.4. Các thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải công nghiệp, sinh hoạt và nước xả làm mát (0)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (74)
      • 2.1. Các công trình biện pháp xử lý bụi và khí thải (74)
      • 2.2. Máy phát điện dự phòng (76)
      • 2.3. Hệ thống quan trắc tự động, liên tục bụi, khí thải (76)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (76)
      • 3.1. Công trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (76)
      • 3.2. Công trình thu gom và xử lý bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải (77)
      • 3.3. Công trình thu gom và xử lý các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường khác 68 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (CTNH) (77)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (80)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (80)
      • 6.1. Sự cố cháy nổ, hỏa hoạn (80)
      • 6.2 Sự cố chảy tràn dầu, hóa chất, rò rỉ hóa chất (81)
      • 6.3 Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại trong quá trình thu gom, vận chuyển (82)
      • 6.4 Sự cố gây ô nhiễm nguồn nước (83)
      • 6.5 Sự cố môi trường đối với khí thải (89)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (89)
      • 7.1. Hệ thống nối đất, chống sét (89)
      • 7.2. Trồng cây xanh (90)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (90)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (92)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (92)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (92)
      • 1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (0)
      • 1.3. Dòng nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (92)
      • 1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước thải (92)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (93)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (93)
      • 3.1. Nguồn phát sinh (93)
      • 3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (93)
      • 3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (94)
  • Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (95)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (95)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (98)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (100)
  • Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (101)
    • Bang 1.5. Thông số kỹ thuật cơ bản của máy phát cấu hình 1-1-1 đơn trục (0)

Nội dung

Các thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt và nƣớc xả làm mát .... Công trình thu gom và xử lý bùn thải từ các hệ thống xử lý nƣớc thải .... Kích

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tƣ: TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN

- Địa chỉ văn phòng: Tòa nhà Viện dầu khí, 167 Trung Kính, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Lê Như Linh

- Chức danh: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102276173, chứng nhận lần đầu ngày

31 tháng 5 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 01 tháng 2 năm 2021

- Đại diện Chủ đầu tƣ: Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam –

CTCP – Ban Quản lý Dự án Điện

(Theo Quyết định Ủy Quyền 35/QĐ-ĐLDK ngày 18/01/2021 của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam – CTCP )

- Giám đốc: Ông Lê Bá Quý

- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Công trường Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP – Ban Quản lý Dự án Điện, KCN Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0102276173-008 đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 2 năm 2017, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 16 tháng 5 năm 2023.

Tên dự án đầu tƣ: NHÀ MÁY ĐIỆN NHƠN TRẠCH 3 VÀ NHƠN TRẠCH 4

- Địa điểm dự án đầu tư: Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Diện tích đất sử dụng: 33,1146 ha

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Bộ Công Thương

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1089/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Quy mô của dự án đầu tƣ (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công): Theo chứng nhận đầu tƣ của dự án thì dự án có tổng vốn đầu tƣ 32.486.933.657.876 VNĐ (Ba mươi hai nghìn bốn trăm tám mươi sáu tỷ chín trăm ba mươi ba triệu sáu trăm năm mươi bảy nghìn tám trăm bảy mươi sáu đồng) được phân vào Nhóm A theo quy định tại khoản 2, điều 8 của Luật Đầu tƣ công Dự án có nước xả làm mát xả ra nguồn tiếp nhận là Sông Lòng Tàu có mục đích cấp nước sinh hoạt nên có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4, điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Vì vậy, dự án đƣợc phân vào nhóm I về phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm

- Nhà máy điện Nhơn trạch 3 và Nhơn trạch 4 có tổng quy mô công suất là 1624 MW

(812 MW/Nhà máy) theo văn bản số 1190/ĐL-NĐ&ĐHN ngày 29/6/2023 của Cục điện lực và năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương cung cấp điện trực tiếp cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ Dự án thuộc dự án năng lƣợng nhóm A

Bảng 1.1 Diện tích sử dụng đất NMĐ Nhơn trạch 3 và Nhơn Trạch 4

BẢNG DIỆN TÍCH CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG

STT HẠNG MỤC DIỆN TÍCH

1 Sân phân phối 500kV/220kV 6,2194 Lâu dài

2 Phần nhà máy Nhơn Trạch 3&4 22,4263 Lâu dài

3 Hành lang cống hộp và ống thoát nước làm mát (trên bờ) 3,7860 Lâu dài

4 Diện tích khu vực trạm bơm nước làm mát 0,6572 Lâu dài

5 Diện tích hành lang đấu nối nước mưa 0,0091 Lâu dài

6 Diện tích hành lang tuyến ống nước thải đến điểm đấu nối 0,0165 Lâu dài

Diện tích xây dựng các hạng mục nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đƣợc Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho thuê đất tại Quyết định số 2741/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2022 trên diên tích 75.336,4 m 2 (không tính phần thuê bãi thi công vì sau này khi nhà máy hoạt động chủ dự án sẽ bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý), thời hạn thuê đến 31 tháng 12 năm 2049

Ngoài ra, chủ dự án cũng đã đƣợc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch thu hồi và bàn giao diện tích các đợt nhƣ sau:

+ Đợt 1: Ngày 04/01/2021, diên tích 11,64 ha

+ Đợt 2: Ngày 04/01/2022, diện tích 34,8 ha

+ Đợt 3: Ngày 20/6/2022, diện tích 43.535,8 m 2 (4,36ha)

Hình 1.1 Vị trí nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 trong Trung tâm điện lực Nhơn Trạch

Hình 1.2 Tổng thể mặt bằng nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

 Mô tả tóm tắt về nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 nằm cạnh Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, trong KCN Ông Kèo và nằm trong Trung tâm điện Lực Nhơn Trạch đƣợc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1089/QĐ-BTNMT ngày

13 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sau đó nhà máy đã xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình bảo vệ môi trường liên quan đến nhà máy và chuẩn bị đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm Một số hạng mục công trình đã đƣợc xây dựng của nhà máy nhƣ sau:

+ Hệ thống lò thu hồi nhiệt

+ Hệ thống nước làm mát bao gồm hệ thống lấy nước, thoát nước làm mát, châm Clorine, làm mát mạch kín

+ Hệ thống cấp nước dịch vụ, hệ thống nước sinh hoạt và hệ thống xử lý nước khử khoáng

+ Hệ thống cấp nhiên liệu bao gồm nhiên liệu khí, dầu DO

+ Hệ thống châm hóa chất trong lò thu hồi nhiệt

+ Hệ thống xả lò thu hồi nhiệt

+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy

+ Hệ thống thông gió điều hòa không khí

+ Hệ thống sản xuất Hydro

+ Hệ thống không khí nén

+ Cầu trục và thiết bị nâng

+ Xưởng sửa chữa và nhà kho

+ Khu quản lý vận hành và nghỉ ca

+ Các công trình phụ trợ khác: Đường giao thông, nhà hành chính, nhà bảo vệ, phòng thí nghiệm hóa, hàng rào nhà máy,

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

+ Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải

+ Hệ thống nước làm mát

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tƣ

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 gồm 2 Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp với công suất mỗi nhà máy là 812 MW

Nhƣ vậy, Tổng công suất của dự án là 1624MW

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Quy trình công nghệ Chu trình hỗn hợp sản xuất điện: Khí thiên nhiên (hoặc dầu DO)

 Buồng đốt (kết hợp không khí nén áp suất cao)  Tuabin khí  Máy phát điện

Nhiệt dƣ từ khí thải của tuabin khí  Lò thu hồi nhiệt  Tuabin hơi  Máy phát điện

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình công nghệ hoạt động của nhà máy Thuyết minh

Dự án lựa chọn cấu hình tổ máy là cấu hình 1-1-1 đƣợc để xuất áp dụng cho Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 Theo đó, đối với công nghệ TBK thế hệ H dự kiến áp dụng cho dự án, hiệu suất thiết kế (LHV) (thô) của chu trình hỗn hợp là ≥63,35 %

Nhiên liệu khí/dầu sẽ được đốt cháy trong buồng đốt có áp suất cao trước khi đi vào tuabin khí giãn nở sinh công để chạy máy phát tuabin khí, sản xuất ra điện năng Khói thoát ra khỏi tuabin khi có nhiệt độ cao (600 – 700°C) sẽ đƣợc tận dụng trong lò thu hồi nhiệt (LTHN) Tại LTHN, quá trình trao đổi nhiệt giữa khỏi thoát ra khỏi tuabin khi và nước tuần hoàn trong LTHN để sinh ra hơi nước có áp suất cao và nhiệt độ cao Hơi nước sinh ra từ LTHN sẽ được đi vào tuabin hơi nước để giãn nở sinh công, sản xuất ra điện năng NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 áp dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp cho hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao nhất, giảm thiểu tác động đến môi trường

Do nhiên liệu khí có chất lƣợng cao, khói thải ra từ NMĐ đáp ứng yêu cầu môi trường về hàm lượng bụi, hàm lượng SO 2 và hàm lượng NOx

Các thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp nhƣ hình dưới bao gồm: tuabin khí, lò thu hồi nhiệt, tuabin hơi và máy phát điện

Do đặc thù của dự án đã lựa chọn EPC, theo đó cấu hình 1-1-1 đơn trục, loại tuabin khí 9HA.02 đƣợc áp dụng cho dự án Tuabin khí và máy nén sẽ đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo và đã đƣợc kiểm chứng Tuabin khí có khả năng vận hành an toàn, liên tục ở tốc độ trong khoảng 2.850 – 3.120 v/p (tương đương với dãy tần số từ 47,5 – 52Hz) Ngoài ra, rotor của tuabin khí và máy nén sẽ đƣợc thiết kế để chịu đƣợc vƣợt tốc khoảng 15%

Vật liệu của các cánh hướng gió (IGVs) và các tầng cánh đầu của máy nén khí là vật liệu chống ăn mòn

Vật liệu đƣợc chọn cho máy nén khí phải phù hợp để vận hành an toàn và liên tục dưới các điều kiện như khí hậu, dải tốc độ vận hành và tỉ số nén của máy nén khí theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Thiết kế các tầng cánh động và cánh tĩnh của máy nén khí phải đảm bảo chịu đựng đƣợc độ rung, ứng suất nhiệt, các tải trọng cơ học và khí động học đồng thời phải tránh được các tầng số cộng hưởng

Các thông số chính của tuabin khí tại điều kiện địa điểm dự kiến nhƣ sau:

Bảng 1.2 Các thông số chính của Tuabin khí 9HA02

STT Thông số Đơn vị Định mức theo điều kiện thiết kế

1 Nhiệt độ Nhiên liệu chính (Khí) °C 15

2 Lưu lượng Nhiên liệu chính (Khí) Kg/s 26,764

3 Nhiệt độ Nhiên liệu phụ (dầu) °C 30

4 Lưu lượng Nhiên liệu phụ (dầu) Kg/s 30,785

6 Lưu lượng Gió vào Kg/s -

STT Thông số Đơn vị Định mức theo điều kiện thiết kế

7 Tỉ số nén máy nén khí 23,5:1

9 Áp suất buồng đốt Bar 40

10 Nhiệt độ khói thoát tuabin khí °C 666,2

11 Lưu lượng khói thoát tuabin khí Kg/s 1000,9

(Nguồn: Thiết kế kỹ thuật Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4)

Tuabin khí cấp cho NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 sẽ bao gồm các thiết bị chính sau đây:

- Hệ thống máy nén khí;

- Hệ thống gió vào, bao gồm các ống dẫn gió vào, lưới chắn, phin lọc, thiết bị

- Hệ thống gió chèn và làm mát;

- Hệ thống dầu bôi trơn, quay trục;

- Hệ thống làm sạch máy nén khí;

- Hệ thống nhiên liệu mồi buồng đốt (nếu cần);

- Hệ thống phun nước buồng đốt để giảm NOx khi đốt dầu DO;

- Hệ thống khởi động và ngừng máy;

- Hệ thống điều tốc và bảo vệ ;

- Hệ thống thủy lực điều khiển và an toàn;

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu trên bệ máy;

- Hệ thống PCCC cho tổ máy tuabin khí và máy phát;

- Hệ thống nước làm mát cho hệ thống dầu bôi trơn TBK và làm mát máy phát;

- Vật tƣ thiết bị dự phòng đi kèm dự án

Lò thu hồi nhiệt đóng vai trò quan trọng trong nhà máy điện chu trình hỗn hợp, giữ vai trò tận dụng nhiệt từ chu trình khí sang chu trình hơi giúp tận dụng lƣợng nhiệt năng lớn từ khói sinh ra sau quá trình đốt nhiên liệu Sau khi nước được trao đổi nhiệt với khói sẽ chuyển hóa thành hơi, hơi bão hòa sau khi tách nước sẽ được chuyển đến các bộ quá nhiệt trước khi đưa sang tuabin hơi

Lò thu hồi nhiệt (HRSG) phải đƣợc thiết kế để khai thác năng lƣợng tối ƣu các khí thải của tuabin khí ở các điều kiện môi trường xung quanh tại Công trường HRSG phải đƣợc thiết kế và có khả năng tạo điều kiện xả toàn bộ tuabin khí trong quá trình khởi động nhanh từ lạnh mà không bị hạn chế Việc lựa chọn hệ thống áp suất HRSG, các mức áp suất và mức nhiệt độ chủ yếu phải dựa trên các yêu cầu liên quan đến hoạt động và các yêu cầu về hồ sơ tải và cũng nhƣ các điều kiện đối với tuabin hơi ở phần hơi của lò hơi

Mỗi một lò thu hồi nhiệt đƣợc kết hợp với một tuabin khí và có khả năng tự động khởi động hoặc ngừng máy Thiết kế của lò thu hồi nhiệt cho phép tất cả các điều kiện vận hành nhƣ khởi động, tải nền, non tải và thay đổi tải mà không có bất cứ vấn đề nào

Lò thu hồi nhiệt (HRSG) đƣợc thiết kế đặc biệt để phù hợp với các đặc tính vận hành của tuabin khí và mang lại hiệu suất tối ƣu cho tổng chu trình của nhà máy điện HRSG đƣợc thiết kế để tích hợp hoàn toàn vào hệ thống chu trình hỗn hợp và bao gồm hệ thống ống dẫn vào / ra cần thiết, giá đỡ kết cấu, đường ống và các phụ kiện

Các tính năng tiêu biểu của HRSG là:

- Khả năng khởi động và ngừng nhanh;

- Độ tin cậy và tính khả dụng cao;

- Đáp ứng tính linh hoạt theo nhiên liệu của tuabin khí

Bảng 1.3 Thông số thiết kế của Lò thu hồi nhiệt ở tải định mức ở điều kiện thiết kế

STT Thông số Đơn vị Giá trị

2 Nhiệt độ khí đầu vào ºC 666,2

3 Nhiệt độ khí đầu ra (đốt khí) ºC 80,8

4 Nhiệt độ khí đầu ra (đốt dầu) ºC 120,7

5 Lưu lượng khí đầu vào lò HRSG (đốt khí) kg/s

6 Lưu lượng khí đầu vào lò HRSG (đốt dầu) kg/s

7 Thông số hơi chính a Áp suất hơi chính bar 190,43 b Nhiệt độ hơi chính ºC 602,1

STT Thông số Đơn vị Giá trị

8 Thông số hơi tái sấy a Áp suất hơi tái sấy bar 36,7 b Nhiệt độ hơi tái sấy ºC 600,6

9 Thông số hơi sau bộ quá nhiệt LP a Áp suất hơi bar 6,83 b Nhiệt độ hơi ºC 311,3

(Nguồn: Thiết kế kỹ thuật nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4)

Ghi chú: Các thông số trên đây chỉ là giá trị thiết kế trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật Các thông số này sẽ được chuẩn xác lại trong giai đoạn thiết kế chi tiết

Lò thu hồi nhiệt sẽ sử dụng loại ngoài trời và dự kiến có những đặc điểm sau:

Lò thu hồi nhiệt, ngoài trời, không đốt bổ sung, có tái sấy, 3 cấp áp lực

Lò thu hồi nhiệt có những đặc điểm nhƣ quán tính nhiệt thấp cho phép lò khởi động nhanh từ lúc nguội đến khi đầy tải phù hợp với sự tăng tải của tuabin khí (TBK); chịu đƣợc sốc nhiệt gây ra do khởi động nhanh và dao động phụ tải của TBK; có khả năng thu hồi phần lớn nhiệt từ khói thải

Các lò thu hồi nhiệt phải đƣợc thiết kế cho việc vận hành lâu dài ở ngoài trời và phù hợp với các điều kiện khí hậu vùng, điều kiện tự nhiên địa điểm Toàn bộ các thiết bị và kết cấu phải đƣợc bảo vệ chống ăn mòn, chống bám bụi, chống ẩm và tránh bức xạ trực tiếp từ mặt trời Các thiết bị đo lường, các thiết bị xử lý tín hiệu và các tủ điện phải đƣợc che chắn mƣa, nắng

Phần áp lực của HRSG là một kết cấu đƣợc hàn hoàn toàn từ đầu vào của bộ tiết kiệm đến các đầu ra của bộ quá nhiệt ở mỗi phần áp suất

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên, nhiên liệu a Khí thiên nhiên Đặc tính nhiên liệu khí sử dụng cho Dự án là khí thiên nhiên (LNG sau tái hóa và khí tự nhiên khai thác nội địa) nhập qua chuỗi kho cảng LNG Thị Vải, khí tái hóa đƣa về trạm phân phối khí Phú Mỹ Khí sẽ đƣợc cấp đến điểm đấu nối tại hàng rào nhà máy, sau đó được dẫn bằng đường ống vào trạm hệ thống xử lý khí của Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Tại điểm đấu nối tại hàng rào, hệ thống xử lý khí của nhà máy sẽ tiếp nhận khí, xử lý và cung cấp khí đến các tuabin khí đảm bảo vận hành ổn định của nhà máy Tổng nhu cầu nhiên liệu tiêu khí của NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 vào khoảng 1,768 tỷ Sm 3 /năm (Tmax`00 giờ)

 Triết lý thiết kế Áp suất khí đƣợc cung cấp tại điểm đấu nối tối thiểu là 40 bar và tối đa là 60 bar Nhiệt độ khí tại điểm đấu nối cao hơn nhiệt độ tại điểm đọng sương của khí ít nhất 10°C với nhiệt độ tối đa của khí nhiên liệu tại điểm đấu nối là 60°C

Hệ thống cung cấp khí đốt sẽ đƣợc thiết kế với công suất đáp ứng yêu cầu của Tua bin khí (GT) Áp suất yêu cầu tại đầu vào tuabin khí theo đề xuất của nhà cung cấp khoảng từ 38,5 – 45 bar Nhiệt độ khí cấp cho tua bin khí trong trường hợp khởi động từ 27-93 o C và trong quá trình vận hành bình thường từ 177-315,6 o C

Từ điểm đấu nối tại hàng rào nhà máy, nhiên liệu khí đƣợc cấp tới trạm xử lý của NMĐ Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, sau đó đƣợc phân phối tới TBK Tại trạm xử lý khí sẽ bố trí van dừng khẩn cấp Nhiên liệu khí sau đó sẽ đƣợc xử lý, làm sạch, tách lỏng nhờ các bộ tách/lọc, và chất lỏng đƣợc thu hồi về bồn chứa chất ngƣng tụ (condensate) Sau khi đƣợc xử lý, khí đốt sẽ đƣợc đo đếm, lấy mẫu phân tích Khí sẽ đƣợc dẫn tới trạm giảm áp để điều chỉnh về áp suất phù hợp với yêu cầu tại tuabin khí Trước khi vào tua bin khí, khí đốt sẽ được xử lý và đo đếm một lần nữa lại hệ thống xử lý và đo đếm của hệ thống tuabin khí

Hệ thống cung cấp khí nhiên liệu cho mỗi nhà máy bao gồm và không giới hạn các thiết bị sau:

1) Hệ thống đường ống dẫn khí

Tất cả hệ thống đường ống phải được thiết kế và thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASME B31.1 Đoạn ống từ hàng rào đến bộ xử lý khí của tua bin khí sử dụng vật liệu là A106Gr.B có đường kính 400mm Chi tiết kích thước đường ống được trình bày trong phụ lục 5.1

2) Van dừng (ngắt) khẩn cấp (1x100%)

Van dừng khẩn cấp có chức năng ngắt nguồn cấp khí trong trường hợp rò rỉ, xuất hiện cháy trong nhà máy và các trường hợp tương tự khác Van này được điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm Van dừng khẩn cấp đƣợc thiết kế với cấu hình 1x100%

Hệ thống được trang bị hai van thường mở ở đầu và cuối van ngưng khẩn cấp, van này vận hành bằng tay sử dụng trong trường hợp bảo dưỡng hoặc thay thế van ngưng khẩn cấp

Van ngƣng khẩn cấp đƣợc thiết kế nhƣ một van cầu cơ cấu chấp hành kiểu khí nén lò xo phản hồi Áp lực bổ trợ cho cơ cấu chấp hành được lấy từ chính đường ống khí, tạp chất rắn và ẩm sẽ bị loại bỏ từ khí bổ trợ bởi hai cấp tách, cấp thứ nhất dùng chất hút ẩm để tách phần chất lỏng và cấp thứ hai phần chất rắn bị loại bỏ bởi bộ lọc Áp suất đường ống sẽ giảm nhờ bộ điều áp tới 8.0 bar và cấp cho cơ cấu chấp hành Vì lý do an toàn có lỗ thông khí trước bộ điều áp để xả khí áp lực cao tới không khí Áp lực bổ xung cấp tới cơ cấu chấp hành sẽ đƣợc điều khiển bởi van điện từ 24 VDC duy trì vị trí mở trong điều kiện bình thường Trong trường hợp van ngưng khẩn cấp dừng, nguồn 24 VDC sẽ ngắt và van điện từ sẽ đóng, áp lực trong cơ cấu chấp hành sẽ xả ra không khí và lò xo giãn nở sẽ đóng van Mỗi lần đóng xấp xỉ 14 giây

Một điểm thổi sạch bằng N2 cũng đƣợc trang bị cho van ngƣng khẩn cấp

3) Bộ lọc và phân tách khí 2x100%

Cấu hình trạm tách lọc đƣợc thiết kế là 2x100%, một làm việc và một dự phòng nóng Thiết bị lọc tách là loại tách lọc hai cấp được lắp đặt trên đường ống dẫn khí đến các tổ máy nhằm loại bỏ các tạp chất và tách ẩm để tránh làm nghẽn các vòi phun khí và/hoặc hỏng tác dụng của van điều khiển và các thiết bị đo lường (một làm việc và một dự phòng) Các phin lọc tách này là những thiết bị 2 ngăn, ngăn đầu để tách ẩm và tạp chất, ngăn sau để lọc tinh Các thiết bị lọc tách chất ngƣng tụ có hiệu suất 99,6% với các hạt có kích thước lớn hơn 5 micron

Các thiết bị lọc tách đều có thể xả tự động chất ngƣng tụ theo trọng lực Chất ngƣng tụ sẽ đƣợc gom lại trong bồn khí đọng ngƣng tụ chung cho cả hệ thống Mức chất ngƣng tụ cao trong các thiết bị lọc tách sẽ đƣợc báo động ở phòng điều khiển

4) Bình chứa khí đọng ngưng tụ;

Bồn chứa khí đọng ngƣng tụ đƣợc đặt xa nhà máy để đảm bảo an toàn cho khí ngƣng tụ thu đƣợc Bồn có thể đƣợc cách ly với thiết bị lọc bằng van chặn Dụng cụ đo mức lỏng cũng có thể đƣợc cách ly bằng van cách ly

Bồn chứa khí đọng ngƣng tụ cần có những cửa thông (manhole) phục vụ cho việc kiểm tra và bảo trì, thiết kế hệ thống làm sạch khí bằng nitơ

Thể tích của bồn chứa khí đọng ngƣng tụ cho khu vực hệ thống xử lý và phân phối khí là 7m 3 , thể tích bồn chứa khí đọng ngƣng tụ cho khu vực tuabin khí là 3m 3

5) Trạm đo đếm và phân tích khí (1x100%);

Bộ đo lưu lượng kiểu siêu âm với cấu hình 1x100% Lưu lượng dòng khí được đo đếm kiểu siêu âm và chuyển đổi tín hiệu gửi tới phòng điều khiển trung tâm

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: a Sơ đồ hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của công ty được xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước thải và bố trí âm dưới đất, dọc theo đường nội bộ của nhà máy Nước mưa từ mái khu vực nhà xưởng và văn phòng được thu gom bằng các ống PVCФ114 chảy xuống các hố ga kích thước 1m x 1m x 1,5m Nước mưa trên mặt đường nội bộ cũng được thu gom về các hố ga này

Nước mưa theo các cống bê tông cốt thép Ф300mm, Ф400mm và Ф500mm chảy vào hố ga đấu nối cống bê tông cốt thép Ф1000mm rồi dẫn vào 01 hố ga đấu nối để dẫn ra kênh thoát nước mưa hiện hữu của KCN Ông Kèo Tọa độ điểm đấu nối nước mưa của nhà máy ra kênh thoát nước mưa KCN Ông Kèo như sau: X76092; Y99729 (Theo hệ tọa độ VN2000, KTT 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )

Bảng 3.1 Bảng khối lượng mạng lưới thoát nước mưa

TT Hạng mục Vật liệu Đơn vị Khối lƣợng

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt

Nước mưa từ mái nhà

Kênh thoát nước mưa hiện hữu của KCN Ông Kèo Ống PVC/ Thép mạ kẽm Cống thoát nước mưa bằng BTCT/ Ống HDPE

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: a Sơ đồ hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của công ty được xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước thải và bố trí âm dưới đất, dọc theo đường nội bộ của nhà máy Nước mưa từ mái khu vực nhà xưởng và văn phòng được thu gom bằng các ống PVCФ114 chảy xuống các hố ga kích thước 1m x 1m x 1,5m Nước mưa trên mặt đường nội bộ cũng được thu gom về các hố ga này

Nước mưa theo các cống bê tông cốt thép Ф300mm, Ф400mm và Ф500mm chảy vào hố ga đấu nối cống bê tông cốt thép Ф1000mm rồi dẫn vào 01 hố ga đấu nối để dẫn ra kênh thoát nước mưa hiện hữu của KCN Ông Kèo Tọa độ điểm đấu nối nước mưa của nhà máy ra kênh thoát nước mưa KCN Ông Kèo như sau: X76092; Y99729 (Theo hệ tọa độ VN2000, KTT 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )

Bảng 3.1 Bảng khối lượng mạng lưới thoát nước mưa

TT Hạng mục Vật liệu Đơn vị Khối lƣợng

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt

Nước mưa từ mái nhà

Kênh thoát nước mưa hiện hữu của KCN Ông Kèo Ống PVC/ Thép mạ kẽm Cống thoát nước mưa bằng BTCT/ Ống HDPE

TT Hạng mục Vật liệu Đơn vị Khối lƣợng

12 Hố ga thu gom BTCT cái 193

MẶ T CẮ T DỌC MƯƠNG THOÁ T NƯỚ C ĐOẠN MƯƠNG CÓ MIỆ NG THOÁ T NƯỚ C

Hình 3.2 Cấu tạo và kích thước mương thoát nước mưa b Đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng nhà máy sẽ kéo theo đất, cát, chất cặn bã và dầu mỡ rơi vãi (nếu có) theo dòng nước

Nhà máy đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa riêng và cho đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN Ông Kèo sau khi qua hệ thống hố ga, các miệng hố ga đều có song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn Theo thiết kế hệ thống cống xả nước mưa, độ dốc dọc của cống là 0,2% Giữa các đoạn cống trên có bố trí các hố ga thu gom nước mưa khoảng cách từ 35-40 m/01 hố ga Hệ thống thu gom, tiêu thoát mƣa của nhà máy đã đƣợc tính toán thiết kế trong quá trình xây dựng, đảm bảo khả năng thoát nước mưa tốt trong trường hợp triều cường kết hợp với mưa lớn nhất

Theo “TCVN 7957:2008: Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế”, lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính toán như sau: Q = q x C x F (l/s)

- q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

- C: hệ số dòng chảy, đối với bề mặt thoát nước là mái nhà, mặt phủ bê tông, chu kỳ lặp lại trận mƣa tính toán P% năm, ta có C=0,88

- F: Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha), F = 57,6078 ha (diện tích Nhà máy)

Cường độ mưa tính toán được tính theo công thức: q

A, C, b, n: Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, có thể chọn theo Phụ lục B; đối với vùng không có thì tham khảo vùng lân cận  Theo phụ lục B, không có tỉnh Đồng Nai nên tham khảo tham số áp dụng cho địa phương là Tp Hồ Chí Minh, ta chọn được A = 11650, C=0,37, b2, n=0,95; P: Chu kỳ lặp lại trận mƣa tính toán (năm), áp dụng cho vùng tính toán là vùng ngập nước có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chọn P% (năm) t: Thời gian dòng chảy mƣa (phút), t = 150 -–180 phút, chọn t = 180 phút

 Thay số vào ta có q  109 (l/s.ha)

 Lưu lượng nước mưa chảy tràn tính toán được: Q = 5.526 l/s = 5,526 m 3 /s c Biện pháp kiểm soát nước mưa

 Khu vực sân bãi được xây dựng với độ dốc thích hợp để thoát nước nhanh, tránh tình trạng ứ đọng nước mưa trên mặt đất

 Nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng tuyến ống đứng thông qua các cầu thu nước mưa có gắn song chắn rác bằng inox để tách rác có kích thước lớn

 Hố thu nước mưa chảy tràn được thiết kế với song chắn rác bằng các tấm lưới inox trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa

 Cao độ và độ dốc của hệ thống thoát nước mưa đã được tính toán hoàn chỉnh để thoát ra KCN Ông Kèo

 Để hạn chế hàm lượng các thông số ô nhiễm trong nước mưa, toàn bộ sân bãi và đường nội bộ của nhà máy đã được bê tông hóa và Công ty có đội vệ sinh nhà máy thường xuyên quét dọn, vệ sinh sân bãi tại các nhà kho, sân bãi, đường nội Ca trực vận hành tăng cường công tác vệ sinh công nghiệp khu vực máy móc, thiết bị Khu vực bồn dầu, nhớt đều có đê bao, bể chống chảy tràn và bể tách lọc nhằm hạn chế nước mưa kéo theo các chất ô nhiễm như giấy, cát, đất, mảnh kim loại, dầu mỡ ; các hố ga trên tuyến thoát nước mưa sẽ được nạo vét thường xuyên để tránh tắc nghẽn về mùa mưa, tránh tình trạng ứ đọng nước mưa và nước thải trong khu vực Bùn cặn thu được trong quá trình nạo vét hệ thống thoát nước sẽ được công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom/xử lý đúng quy định

(Xem thêm Bản đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa được đính kèm phụ lục)

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

Nước thải phát sinh do hoạt động của nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 được chia làm 2 loại: Nước thải thường xuyên và không thường xuyên a Các nguồn nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải thường xuyên và không thường xuyên, lưu lượng xả thải trong 02 trường hợp đốt dầu và đốt gas được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp nhu cầu xả nước thải của Nhà máy

STT Hạng mục sử dụng Nhu cầu nước sử dụng (m 3 /ngày)

Ghi chú Đốt khí Đốt dầu

2 Nước thải từ phòng thí nghiệm 1 1

Thải vào bể chứa NT thường xuyên

Nước thải từ hệ thống lấy mẫu hơi nước của lò hơi

Thải vào bể chứa NT thường xuyên

Nước thải từ Hệ thống nước siêu tinh khiết (UPW)

Thải vào bể chứa NT thường xuyên

5 Nước thải từ lò thu hồi nhiệt 216 187

Thải vào bể chứa NT thường xuyên

6 Nước thải quá trình tái sinh khử khoáng 15 163

Thải vào bể chứa NT thường xuyên

7 Nước thải từ hệ thống lọc RO 69 781

Thải vào bể nước thải sau xử lý

8 Nước thải sinh hoạt công nhân viên 50 50

Thải vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Thải vào bể chứa NT thường xuyên

10 Vệ sinh khu vực không nhiễm dầu 63 63

11 Bộ trung hòa khí độc 216 216

12 Vệ sinh khu vực nhiễm dầu 33,4 33,4

Thải vào hệ thống xử lý

B Nước thải không thường xuyên

Nước mưa khu vực có dầu (Máy biến áp, bồn dầu ) (**)

Thải vào hệ thống xử lý

15 Nước thải phát sinh từ quá trình đại tu (*) 600 600

Thải vào bể chứa NT không thường xuyên Ghi chú:

(*): Nước thải phát sinh từ quá trình đại tu lò hơi với lưu lượng ước tính 600m 3 /lần xả lò và xả liên tục trong 10 giờ/ngày, trong 05 ngày (theo catalog của nhà sản xuất), tương đương 120m 3 /ngày xả Lượng nước này sẽ được đưa về bể chứa nước thải không thường xuyên và bơm dần vào bể chứa nước thải thường xuyên, sau đó được đưa về nhà máy xử lý nước thải của KCN Ông Kèo để xử lý

(**): Nước mưa nhiễm dầu từ các khu vực có dầu (Máy biến áp, bồn dầu, ) được tính toán theo công thức: Q=q.C.F, trong đó:

- q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

- C: hệ số dòng chảy, đối với bề mặt thoát nước là mái nhà, mặt phủ bê tông, chu kỳ lặp lại trận mƣa tính toán P% năm, ta có C=0,88

- F: Diện tích khu vực có dầu (ha), F = 1,23275 ha

Cường độ mưa tính toán được tính theo công thức: q

A, C, b, n: Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, có thể chọn theo Phụ lục B; đối với vùng không có thì tham khảo vùng lân cận  Theo phụ lục B, không có tỉnh Đồng Nai nên tham khảo tham số áp dụng cho địa phương là Tp Hồ Chí Minh, ta chọn được A = 11650, C=0,37, b2, n=0,95; P: Chu kỳ lặp lại trận mƣa tính toán (năm), áp dụng cho vùng tính toán là vùng ngập nước có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chọn P% (năm) t: Thời gian 01 cơn mƣa (phút), chọn t = 15 phút

 Thay số vào ta có q  102,3 (l/s.ha)

 Lưu lượng nước mưa chảy tràn tính toán được: Q = 11,82 m 3 /giờ = 283,7 m 3 /ngày mƣa

Lượng nước này sẽ được chứa trong bể xử lý nước thải nhiễm dầu và bơm dần vào bể chứa nước thải thường xuyên để tránh quá tải, sau đó thải ra hệ thống thoát nước của KCN Ông Kèo

 Như vậy, bằng việc kiểm soát lượng nước thải ra (theo mẻ) của nước thải quá trình đại tu từ bể không thường xuyên và nước mưa nhiễm dầu thì lưu lượng các loại nước thải tối đa phát sinh của Nhà máy nhƣ sau:

 Trong trường hợp nhiên liệu đốt là Khí (Gas)

+ Nước thải công nghiệp và sinh hoạt: 1.025 m 3 /ngày.đêm

+ Nước xả làm mát: 3.745.272 m 3 /ngày.đêm

 Trong trường hợp nhiên liêu đốt là Dầu

+ Nước thải công nghiệp và sinh hoạt: 1.856 m 3 /ngày.đêm

+ Nước xả làm mát: 3.740.933 m 3 /ngày.đêm

Sơ đồ cân bằng nước của nhà máy được trình bày ở hình sau:

Hình 3.3 Sơ đồ tính toán cân bằng nước của toàn Nhà máy trong trường hợp đốt khí

Nước thủy cục từ nhà máy nước

Vệ sinh khu vực không nhiễm dầu

Vệ sinh khu vực nhiễm dầu Pha loãng hóa chất

HTXL nước thải nhiễm dầu D Đơn vị chức năng thu gom Cặn dầu

Nước mưa từ khu vực có dầu (Bồn chứa dầu, máy biến áp, )

Gasifier RO MBP Bồn chứa nước

SX nước siêu tinh khiết CCW,

Bồn chứa nước xả lò thu hồi nhiệt

Làm mát nước xả lò

Nước pha loãng hóa chất

Bể chứa nước thải thường xuyên (1.050m 3 ) Điều chỉnh pH Điểm đấu nối hệ thống thoát nước dẫn về HTXLNT KCN Ông Kèo

Bể chứa nước thải không thường xuyên (2.420m 3 )

Nước thải giai đoạn đại tu nhà máy

Nước làm mát đầu vào sông Đồng Tranh

HT làm mát phụ trợ

Nước xả sau làm mát Sông Lòng

1 Nước xả lò thu hồi nhiệt dựa trên 3% mức bay hơi của IP/LP và của thiết bị bay hơi HP

2 Nước DeNOx không được tính trong trường hợp đốt Gas

3 Nước thải từ việc vệ sinh máy nén khí sẽ đƣợc thu gom bởi đơn vị chức năng

4 Lưu lượng các dòng tính cho 02 nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4

5 Nước thải sinh hoạt được tính dựa trên số lƣợng nhân viên hoạt động là 203 người

6 Bơm nước cứu hỏa có công suất là 500 m 3 /giờ

Hình 3.4 Sơ đồ tính toán cân bằng nước của toàn Nhà máy trong trường hợp đốt Dầu

Nước thủy cục từ nhà máy nước

Vệ sinh khu vực không nhiễm dầu

Vệ sinh khu vực nhiễm dầu Pha loãng hóa chất

HTXL nước thải nhiễm dầu D Đơn vị chức năng thu gom Cặn dầu

Nước mưa từ khu vực có dầu (Bồn chứa dầu, máy biến áp, )

Gasifier RO MBP Bồn chứa nước

SX nước siêu tinh khiết CCW,

Bồn chứa nước xả lò thu hồi nhiệt

Làm mát nước xả lò

Nước pha loãng hóa chất

Bể chứa nước thải thường xuyên (1.050m 3 ) Điều chỉnh pH Điểm đấu nối hệ thống thoát nước dẫn về HTXLNT KCN Ông Kèo

Bể chứa nước thải không thường xuyên (2.420m 3 )

Nước thải giai đoạn đại tu nhà máy

Nước làm mát đầu vào sông Đồng Tranh

HT làm mát phụ trợ

Nước xả sau làm mát Sông Lòng

1 Nước xả lò thu hồi nhiệt dựa trên 3% mức bay hơi của IP/LP và của thiết bị bay hơi HP

2 Nước tiêu thụ DeNOx được dựa trên việc đốt dầu của 01 GT và đốt khí 01 GT còn lại theo báo cáo ĐTM đƣợc phê duyệt

3 Nước thải từ việc vệ sinh máy nén khí sẽ đƣợc thu gom bởi đơn vị chức năng

4 Lưu lượng các dòng tính cho 02 nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4

5 Nước thải sinh hoạt được tính dựa trên số lƣợng nhân viên hoạt động là 203 người

6 Bơm nước cứu hỏa có công suất là 500 m 3 /giờ

1.2.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Nước thải công nghiệp và sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của Nhà máy đƣợc thu gom theo sơ đồ sau:

Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống thu gom và xả nước thải của nhà máy

Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống thu gom và xả nước làm mát của nhà máy

Nước làm mát bình ngƣng sau giải nhiệt

Cống hộp 4.150m Ống thép 323m và 403m

NTSH khu nhà hành chính, căn tin

NTSH từ nhà điều khiển trung tâm, nhà xưởng,

Nhà điều khiển HTXL nước, nhà bảo vệ

Nước thải phát sinh từ các nguồn sử dụng nước khử khoáng

Bể chứa nước thải thường xuyên 1.050 m 3

Nước thải trong quá trình đại tu lò

Bể chứa nước thải không thường xuyên

Nước thải phát sinh từ các nguồn sử dụng nước dịch vụ khác (vệ sinh xưởng, cho bộ đo Clo, pha loãng hóa chất )

Thuyết minh: a Nước thải sinh hoạt

- Từ các nhà vệ sinh của nhà hành chính, căn tin, phòng thí nghiệm : Nước thải sinh hoạt từ khu nhà hành chính, căn tin, phòng thí nghiệm phát sinh khoảng 30 m 3 /ngày.đêm đƣợc thu gom về bể tự hoại 3 ngăn đƣợc đặt ở các vị trí trong tòa nhà, riêng nước thải tại khu vực căn tin sẽ xử lý qua bể tách mỡ trước Nước thải sau khi đƣợc xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn và sau khi tách mỡ sẽ theo ống PVC DN40 với tổng chiều dài khoảng 500m, sau đó nước thải tiếp tục thông qua các hệ thống bơm chuyển tiếp được bơm về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 35 m 3 /ngày.đêm để xử lý trước khi đưa về bể chứa nước thải thường xuyên của nhà máy

- Từ các nhà vệ sinh của nhà điều khiển trung tâm, các nhà xưởng, nhà tuabin : Nước thải sinh hoạt tại các khu vực này phát sinh khoảng 20 m 3 /ngày.đêm được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn và được đặt ở các vị trí tại khu vực Nước thải sau khi đƣợc xử lý sơ bộ tại bể tự hoại 3 ngăn sẽ theo ống PVC DN40 với tổng chiều dài khoảng 200 m, sau đó nước thải tiếp tục thông qua các hệ thống bơm chuyển tiếp được bơm về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 30 m 3 /ngày.đêm để xử lý trước khi đưa về bể chứa nước thải thường xuyên của nhà máy

(Xem bản vẽ hệ thống thu gom thoát nước thải sinh hoạt tại phần phụ lục bản vẽ) b Nước thải công nghiệp

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

2.1 Các công trình biện pháp xử lý bụi và khí thải

Do nhà máy sử dụng nhiên liệu chính để phát điện là khí thiên nhiên và một phần dầu DO khi nguồn cung cấp khí không đảm bảo nên nồng độ các chất ô nhiễm chính nhƣ Bụi, NOx, CO, SO 2 phát sinh hầu nhƣ rất thấp Nhà máy áp dụng các biện pháp giảm thiểu nhƣ sau:

- Lắp đặt hệ thống phun nước vào buồng đốt làm giảm nồng độ NOx trong trường hợp khi đốt bằng dầu DO Khí NOx nhiệt tăng theo cấp số nhân theo nhiệt độ, nhiệt độ giảm nhỏ sẽ giảm đáng kể NOx Nước khử khoáng phun vào khu vực ngọn lửa phân tán nhiệt làm giảm nhiệt độ ngọn lửa và làm giảm sự hình thành khí NOx nhiệt Phun nước khử khoáng tương ứng lượng dầu DO trong quá trình vận hành dầu DO thì tỷ lệ lượng nước khử khoáng/ lượng dầu DO là 1.4 (Kg/s)/8.7 (Kg/s) Đây là công nghệ và dịch vụ xử lý của Toshiba (Nhật Bản) thực hiện và đạt hiệu quả cao

Nhiệm vụ: Hệ thống nước khử NOx được đưa vào dầu nhiên liệu ngay sau quá trình mồi lửa và trong suốt thời gian vận hành Tua-bin khí bằng nhiên liệu Dầu DO Nguồn nước để khử NOx là nước khử khoáng sử dụng 02 bơm đẩy từ bồn chứa nước khử khoảng 6.000 m 3 sang Tỉ lệ nước khử NOx được điểu khiển bởi ADVANT thông qua bộ điều khiển control van

- Thường xuyên giám sát vận hành để đảm bảo các tuabin hoạt động đúng theo thiết kế;

- Tuân thủ lịch bảo trì theo quy định của nhà sản xuất;

- Lắp đặt ống khói cao để các chất ô nhiễm trong khí thải phân tán nhanh vào không khí; Thông số các ống khói nhà máy nhƣ sau:

Bảng 3.12 Hệ thống các ống khói của nhà máy

Chiều cao (m) Đường kính ống khói (m)

Tọa độ VN2000, KTT 107 0 45’, múi chiếu 3 0 Đốt khí Đốt dầu X Y

3 Ống khói lò hơi phụ

(*): Lưu lượng được tính ở điều kiện thiết kế với:

+ Trường hợp đốt dầu: Nhiệt độ khói thoát ra là 120,7 0 C, thải lượng 993,8 kg/s, tỷ trọng khí thoát 0,95 kg/m 3

+ Trường hợp đốt khí: Nhiệt độ khói thoát ra là 80,8 0 C, thải lượng 1000,9 kg/s, tỷ trọng khí thoát 0,95 kg/m 3

+ Đối với lò hơi phụ: Nhiệt độ khói thoát ra là 425 0 C, thải lượng 5,5kg/s, tỷ trọng khí thoát 0,457 kg/m 3 Điểm lấy mẫu trên các ống khói đảm bảo quy định tại phụ lục 5, Thông tƣ số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoảng cách các điểm A ≥ 0,5D và B ≥ 2D), trong đó A=5m, BU tại ống khói chính và A=5m, B%m tại ống khói rẽ nhánh

Hình 3.13 Mặt cắt bố trí điểm lấy mẫu trên ống khói theo quy định

- Lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục khí thải để theo dõi các thông số ô nhiễm

- Lắp đặt thiết bị giám sát khói thải tự động tại đỉnh ống khói chính với các thông số giám sát: Nhiệt độ, lưu lượng, Bụi tổng, NO, NOx, SO 2 , CO, O 2 dư, áp suất và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai theo phương thức FPT bằng cáp quang

- Sử dụng nhiên liệu dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (≤ 0,25%);

2.2 Máy phát điện dự phòng

Nhà máy đã trang bị 01 máy phát điện dự phòng công suất 2875KVA sử dụng nhiên liệu chính là dầu Diesel (DO) để dùng cho các phụ tải chính của nhà máy trong trường hợp mất điện Không xây dựng các công trình xử lý khí thải cho máy phát điện, dầu DO đảm bảo chất lượng, khí thải phát sinh ra ngoài môi trường đạt quy chuẩn cho phép

2.3 Hệ thống quan trắc tự động, liên tục bụi, khí thải

Hệ thống quan trắc tự động khí thải tương tự có cấu trúc, cách thức nhận và truyền dự liệu như hệ thống nước thải Công ty lắp đặt thiết bị quan trắc tự động các hàm lượng ô nhiễm khí thải tại Nhà máy với các thông số: Lưu lượng, Nhiệt độ, áp suất, Bụi tổng,

O 2 , CO, SO 2 , NO, NO x và truyền dữ liệu về Hệ thống kiểm soát và giám sát của nhà máy (DCS)

Toàn bộ thiết bị của các trạm quan trắc tự động, liên tục khí thải đều đã đƣợc kiểm định định kỳ.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Công trình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 203 cán bộ công nhân viên nhà máy, rác sinh hoạt lọc ra khi lấy nước làm mát đầu vào với khối lượng ước tính khoảng 400 kg/ngày bao gồm các thành phần nhƣ hộp cơm, thức ăn thừa, giấy thải vụn, chai lọ, túi nilon, rác hữu cơ xác thực vật vớt từ nước sông,

- Đối với rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên đƣợc thu gom trong các thùng chứa rác dung tích 240 lít đặt tại các khu vực tập trung công nhân tại nhà máy nhƣ khu văn phòng hành chính, các phòng chức năng chuyên môn, dọc đường đi tại vị trí các hạng mục công trình nhà máy,

- Đối với rác thải của các máng lọc rác trong quá trình lấy nước làm mát đầu vào đƣợc phân loại đựng vào các thùng rác và tập kết tại sân bãi khu vực nhà đặt trạm bơm lấy nước

Việc thu gom rác đƣợc thực hiện 3 lần/tuần vào các thời điểm thích hợp để hạn chế gây mùi và mất mỹ quan

Khi đi vào vận hành thử nghiệm và thương mại, Công ty sẽ ký hợp đồng thu gom chất thải rắn sinh hoạt với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý theo đúng quy định

3.2 Công trình thu gom và xử lý bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải

Lượng bùn chủ yếu phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, tuy nhiên hệ thống xử lý có công suất nhỏ 30 m 3 /ngày.đêm và 35 m 3 /ngày.đêm nên bùn thải phát sinh rất ít, ƣớc tính khoảng 40kg/năm Nhà máy phân định các loại bùn thải phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải là chất thải nguy hại và giao cho đơn vị chức năng ký hợp đồng với nhà máy thu gom, xử lý theo đúng quy định

3.3 Công trình thu gom và xử lý các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường khác

Dựa trên quá trình hoạt động của các nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 liền kề không phát sinh chất thải công nghiệp thông thường, do đó hoạt động của Nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 cũng không phát sinh loại chất thải này

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (CTNH):

 Khối lượng CTNH phát sinh

Thành phần các loại chất thải phát sinh tại khu vực dự án nhƣ bụi lò hơi có chứa thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang, pin thải, bao bì dính hóa chất, Khối lƣợng trung bình các loại chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch

4 dựa trên các hoạt động nhà máy điện khí lân cận đƣợc thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.13 Ước tính thành phần, khối lượng CTNH phát sinh từ nhà máy

TT Tên chất thải Mã CTNH Trạng thái tồn tại

1 Bùn thải pha loãng có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh lò hơi 04 02 05 Bùn 50

2 Bụi lò hơi có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh lò hơi 04 02 01 Rắn 2.500

3 Bùn thải có thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải 04 02 04 Bùn 300

Phoi từ quá trình gia công tạo hình hoặc vật liệu bị mài ra lẫn dầu, nhũ tương hay dung dịch thải có dầu hoặc các thành phần nguy hại khác

5 Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại 07 04 01 Rắn 20

Cặn sơn, sơn và véc ni (loại có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác trong nguyên liệu sản xuất) thải

7 Các loại vật liệu cách nhiệt thải khác có hay bị nhiễm các thành phần nguy hại 11 06 02 Rắn 200

8 Nhựa trao đổi ion đã bão hòa hay đã qua sử dụng 12 06 01 Rắn 1.500

9 Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) 13 01 01 Rắn/lỏng 100

10 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 Rắn 500

11 Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có các thành phần nguy hại 16 01 09 Rắn/lỏng 200

12 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác 17 02 04 Lỏng 8.000

13 Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước 17 05 04 Lỏng 350

14 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải 17 06 01 Lỏng 1.300

15 Bao bì kim loại cứng bằng kim loại nhiễm thành phần nguy hại 18 01 02 Rắn 200

16 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải 18 01 03 Rắn 180

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chƣa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

18 Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện tử thải 19 02 06 Rắn 500

19 Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có chứa chất thải nguy hại 19 05 02 Rắn/Lỏng 400

TT Tên chất thải Mã CTNH Trạng thái tồn tại

20 Pin, Ắc quy chì thải 19 06 01 Rắn 300

21 Các loại pin, ắc quy khác 19 06 05 Rắn 200

22 Chất thải lẫn dầu từ quá trình vệ sinh bồn chứa 19 07 01 Rắn/Lỏng 2.500

23 Vật liệu lót và chịu lửa có các thành phần nguy hại không phải từ quá trình luyện kim 19 11 03 Rắn 150

24 Nước thải từ quá trình rửa máy nén tuabin khí 19 10 01 Lỏng 300

Khối lƣợng chất thải nguy hại đƣợc thống kê và đăng ký ở bảng trên là khối lƣợng trung bình phát sinh mỗi năm, trong năm thu gom có thể phát sinh khối lƣợng lớn hơn hoặc nhỏ hơn và loại chất thải có thể thay đổi theo số liệu đăng ký, việc cập nhật thay đổi khối lƣợng và chủng loại chất thải nguy hại sẽ đƣợc công ty thể hiện trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định tại khoản 2, điều 30, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ

 Khu vực lưu chứa CTNH

- Phương pháp lưu trữ: chất thải nguy hại được thu gom và chứa trong các thùng chứa chất thải nguy hại riêng biệt, có phân biệt màu sắc, có dán nhãn nguy hại và các loại chất thải nguy hại đƣợc đặt tại các vị trí khu vực nhất định trong kho chứa

- Vị trí lưu chứa: Nhà chứa rác riêng biệt được bố trí các thùng nhựa chứa rác nguy hại (loại 240 lít và 1.000 lít) để lưu chứa chất thải nguy hại Diện tích nhà lưu chứa là 400 m 2 (40mx10m, cao 6m) Kết cấu sàn bê tông, tường tôn và bê tông, mái tôn, tường và sàn được sơn epoxy kháng hóa chất, có khả năng lưu chứa khoảng 12 tấn rác thải nguy hại trong thời gian chờ thu gom, xử lý

- Xử lý: rác thải nguy hại chứa trong các thùng chứa định kỳ đƣợc đơn vị hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại đến thu gom và xử lý

- Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bằng bê tông bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và có gờ cao tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, có hố thu gom chất thải lỏng khi bị tràn đổ

- Ngoài ra, khu vực lưu giữ CTNH còn được trang bị như sau:

+ Bình chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy;

+ Trên các thùng có dán nhãn bao gồm các thông tin: Tên chất thải nguy hại, mã CTNH, dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa CTNH theo TCVN 6707:2009

 Biện pháp xử lý chất thải nguy hại

- Chất thải nguy hại của nhà máy được đưa đến lưu chứa tại khu vực kho chứa rộng

200 m 2 , CTNH đƣợc bỏ vào thùng chứa (dung tích 240 lít, 1000 lít), có dán nhãn CTNH

- Chất thải nguy hại được thu gom, lưu giữ tại khu vực chứa chất thải nguy hại, sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Các biện pháp nhà máy đƣợc áp dụng nhƣ sau:

- Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn: Lắp các bộ phận giảm thanh tại ống thoát, van xả, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và đảm bảo rằng thiết bị giảm âm luôn luôn hoạt động

- Cách ly các khu vực ồn (máy bơm, buồng khí nén, bằng các biện pháp kỹ thuật như tường gạch 100-200mm, trần bê tông (với biện pháp này giảm được tiếng ồn từ 6- 8dBA hoặc ốp thêm một lớp tường tôn 100mm, giữa đệm các vật liệu cách âm như bông thủy tinh, và làm trần bằng thạch cao (với giải pháp này sẽ giảm đƣợc tiếng ồn từ 12- 15dBA);

- Bố trí các máy móc hợp lý nhằm tránh tập trung các thiết bị có khả năng gây ồn trong khu vực hẹp;

- Đệm chống ồn đƣợc lắp đặt cho chân quạt và máy nén khí;

- Các thiết bị tạo độ rung cao sẽ đƣợc lắp đặt trên nền rộng và có móng sâu, có biện pháp giảm chấn;

- Kiểm tra độ mòn chi tiết máy và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay chi tiết hư hỏng nhằm hạn chế tiếng ồn;

- Tuân thủ các quy định kỹ thuật khi vận hành thiết bị;

- Cách âm các khu vực có nhân viên vận hành làm việc, trang bị thiết bị chống ồn cho công nhân như nút bị tai chống ồn và bắt buộc người công nhân phải sử dụng khi thao tác trong khu vực có mức ồn cao;

- Trang bị nút bịt tai chống ồn cho các công nhân làm việc tại các khu vực phát ra tiếng ồn lớn;

- Trồng cây xanh trong và xung quanh nhà máy để ngăn cản và giảm tiếng ồn

- Tiếng ồn tại các khu vực xung quanh bên ngoài hàng rào nhà máy đảm bảo đạt QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường) và độ rung đạt yêu cầu theo QCVN 27:2010/BTNMT.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

6.1 Sự cố cháy nổ, hỏa hoạn

Nhà máy đã đƣợc Cục cảnh sát PCCC và CNCH của Bộ Công An thẩm duyệt cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC số 1036/TD-PCCC ngày 28/4/2023 (Đính kèm phần phụ lục pháp lý)

 Nơi có thể xảy ra:

- Khu vực cảng dầu, bồn dầu;

- Khu vực hệ thống vận hành máy móc

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC;

- Lắp đặt hệ thống báo cháy, trang bị các phương tiện chữa cháy;

- Huấn luyện CBCNV hiểu biết nắm bắt mọi kế hoạch trong việc ứng phó, khắc phục sự cố có thể xảy ra

 Ứng phó và khắc phục sự cố môi trường:

- Khi phát hiện có cháy, người phát hiện bình tĩnh và ngay lập tức ứng phó theo quy trình Ứng cứu tình huống khẩn cấp

- Nhận định đám cháy lớn hay nhỏ để ứng phó cho hiệu quả

- Sử dụng phương tiện chữa cháy sẵn có như bình chữa cháy ứng phó kịp thời Thao tác nhanh gọn, dứt khoát để không làm vùng cháy lan rộng, luôn giữ khoảng cách an toàn với đám cháy

- Khi xảy ra chảy phải thực hiện gọi số khẩn cấp;

- Các thành viên đội PCCC tiến hành chữa cháy theo phương án chữa cháy đã được Công an PCCC phê duyệt Các thành viên tham gia chữa cháy phải sử dụng phương tiện bảo hộ đƣợc bố trí để đảm bảo sự an toàn khi tham gia hoạt động chữa cháy

- Báo ngay cho chính quyền đại phương, cơ quan tổ chức có liên quan

6.2 Sự cố chảy tràn dầu, hóa chất, rò rỉ hóa chất

Nhà máy đang trình Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

 Nơi có thể xảy ra sự cố:

- Khu vực xử lý nước khử khoáng

- Khu vực trạm bơm tuần hoàn

- Khu vực xử lý nước thải sinh hoạt

- Cô lập khu vực hóa chất tràn đổ, rò rỉ Chuẩn bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy

- Lên phương án bảo vệ khu vực sự cố, ngăn ngừa hóa chất loang rộng và thực hiện các phương án thu hồi hóa chất tràn

- Thông báo cho các cơ quan chức năng tại khu vực xảy ra sự cố để cùng tổ chức hỗ trợ ứng cứu

- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn hóa chất tràn đổ, rò rỉ Làm thông thoáng khu vực xảy ra sự cố

- Ngăn cấm mọi nguồn lửa và tia lửa khi xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ

 Ứng phó và khắc phục sự cố môi trường:

- Người phát hiện ra sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất ngay lập tức thông báo với Trưởng

Bộ phận, Đội PCCC chuyên ngành và cơ sở, người đứng đầu cơ sở, nhân viên đang làm việc xung quanh khu vực hóa chất tràn đổ, rò rỉ Khi tiếp nhận thông tin báo sự cố tràn, đổ, rò rỉ hóa chất Đội PCCC chuyên ngành và cơ sở tập trung lực lƣợng và đến ngay hiện trường sự cố

- Chọn thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp để xử lý với sự cố hóa chất

- Đối với sự cố hóa chất cần xác định rõ người bị nạn là 02 đối tượng: CBCNV xung quanh khu vực xảy ra cháy, nổ và người làm việc còn mắc kẹt trong cơ sở xảy ra cháy, nổ đó Do vậy, lực lƣợng Phòng cháy chữa cháy chuyên ngành và cơ sở cần thực hiện: Sơ tán đối với CBCNV làm việc tại cơ sở có thể tự mình thoát ra ngoài; tổ chức tìm kiếm và cứu người bị nạn còn mắc kẹt trong cơ sở; sơ cấp cứu cho người bị nhiễm độc, bị hóa chất bám, dính trên người; bàn giao người bị nạn cho lực lƣợng y tế

6.3 Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại trong quá trình thu gom, vận chuyển

 Nơi có thể xảy ra:

- Khu vực trong gian máy;

- Tuân thủ nghiêm ngặt, đúng quy định trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định của Công ty và đơn vị xử lý;

- Huấn luyện, đào tạo an toàn cho công nhân viên;

- Hướng dẫn quy trình làm việc;

- Kiểm tra thiết bị an toàn, bảo hộ lao động đầy đủ;

- Giám sát quá trình làm việc;

- Tuân thủ quy trình quản lý chất thải

 Ứng phó và khắc phục sự cố môi trường:

- Khi phát hiện xảy ra sự cố đổ, rơi vãi chất thải nguy hại cần liên hệ cho đơn vị tiếp quản trực tiếp, trưởng Bộ phận nhanh chóng có kế hoạch xử lý kịp thời;

- Chuẩn bị đồ bảo hộ trước khi xử lý đối với các chất thải sắc nhọn, dễ gây thương tích;

- Cảnh báo trực tiếp tới các nhân viên xung quanh và xử lý thu gom nhanh chóng

6.4 Sự cố gây ô nhiễm nguồn nước

6.4.1 Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy được phát sinh từ 03 nguồn chính, đó là:

- Nước thải nhiễm hóa chất

- Nước thải từ 03 nguồn trên, sau khi thực hiện xử lý tại các hệ thống riêng biệt sẽ được chuyển về bể chứa nước thải thường xuyên, sau đó nước thải được xử lý trung hòa pH và chứa trong bể chứa nước thải sau xử lý để đấu nối vào hệ thống thoát nước, dẫn về HTXLNT của KCN Ông Kèo Đối với hệ thống xử lý nước thải có thể chia thành 2 sự cố/bất thường chính:

 Bất thường về thiết bị

+ Các thiết bị đo lường quan trắc và thiết bị vận hành được vận hành, giám sát liên tục và được thiết kế dự phòng Trong trường hợp xảy ra bất thường thiết bị đang vận hành thì thiết bị dự phòng sẽ đƣợc đƣa vào vận hành thay thế, thiết bị hƣ hỏng sẽ đƣợc cô lập cách ly và xử lý ngay sau đó

+ Rò rỉ hoặc gãy vỡ đường ống thu gom

 Bất thường trong quá trình vận hành

+ Vận hành không hiệu quả ảnh hưởng đến thông số chất lượng nước vượt ngưỡng giới hạn, hệ thống sẽ tự động chạy tuần hoàn, khi đó, tùy vào thông số chất lƣợng nước mà có biện pháp phân tích kiểm tra và khắc phục

+ Công suất xử lý vƣợt công suất thiết kế làm giảm hiệu quả xử lý

6.4.2 Biện pháp phòng ngừa sự cố

- Lập sổ ghi chép, theo dõi lưu lượng nước thải nhằm kiểm soát kịp thời công suất xử lý nước thải

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo trì hệ thống thu gom và thoát nước thải Hiện nước thải trước và sau xử lý đều được chuyển trong đường ống kín PVC nên lượng nước thải sẽ không tăng đột biến do nhiễm nước mưa

- Vận hành hệ thống đúng quy trình kỹ thuật, định kỳ kiểm tra, bảo trì để kịp thời thay thế các chi tiết bị hƣ hỏng

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý nhằm phát hiện kịp thời các thông số ô nhiễm và sẽ tiến hành điều chỉnh hiệu quả xử lý của hệ thống

- Thành lập tổ chuyên trách để vận hành, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả

- Đầu tư 02 hệ thống vận hành luân phiên với công suất tương đương Khi 01 hệ thống gặp sự cố, sẽ vẫn còn 01 hệ thống hoạt động dự phòng

- Công ty quan trắc tự động, liên tục thông số Lưu lượng, Nhiệt độ, Clo dư đối với nước xả làm mát tại hố kiểm soát (outfall) trước khi xả ra sông Lòng Tàu

- Các thông số quan trắc tự động nước thải công nghiệp và sinh hoạt bao gồm: pH, lưu lượng

- Dữ liệu được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và KCN Ông Kèo theo phương thức FTP bằng cáp quang

- Đối với việc khai thác nước sông Đồng Tranh để làm mát bình ngưng và thiết bị phụ: Nhà máy dùng dung dịch Clorine châm đầu vào nước sông với mục đích diệt rong rêu và hệ thống châm Clorine của nhà máy đƣợc hoạt động và kiểm soát nhƣ sau:

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

7.1 Hệ thống nối đất, chống sét

Hệ thống nối đất là một lưới tạo bởi các dây (hoặc thanh) tiếp đất và cọc tiếp đất liên kết với nhau với các bước dây của lưới không lớn hơn 6m, được chôn sâu khoảng 0,8m so với cao trình san gạt nhà máy Vật liệu cho lưới nối đất có thể là đồng hay thép mạ kẽm

Thông số của hệ thống tiếp địa đƣợc xác định trên cơ sở tính toán độ bền nhiệt – cơ, điện áp tiếp xúc, điện áp bước theo IEEE 80 – 1986 và trị số tiếp địa của hệ thống không đƣợc lớn hơn 0,5Ω theo Quy phạm Việt Nam Nối đất an toàn và nối đất làm việc đƣợc liên kết trong cùng một hệ thống nối đất của nhà máy

Một hệ thống các kim thu sét và dây chống sét sẽ bảo vệ sét đánh trực tiếp cho các kết cấu công trình và thiết bị Sự bố trí và kích thước của hệ thống này sẽ được tính toán để đạt đƣợc phạm vi bảo vệ cần thiết và các yêu cầu khác của nhà máy Đối tƣợng bảo vệ chống sét đánh thẳng bao gồm toàn bộ các công trình xây dựng khu nhà máy, trạm phân phối 500 kV, các bồn chứa dầu, ống khói…

Hệ thống thu sét sẽ đƣợc liên kết với hệ thống nối đất của nhà máy

7.2 Trồng cây xanh Đảm bảo diện tích trồng cây xanh tại nhà máy đạt tỷ lệ tối thiếu 20% trên toàn diện tích khu đất Xung quanh khu vực nhà máy là một vành đai xanh có chức năng cải thiện môi trường khí hậu, tạo cảnh quan và tạo vùng cách ly xung quanh.

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Khi tiến hành triển khai thực tế, Dự án “Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4” đã có một số thay đổi về công trình bảo vệ môi trường so với nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường Cụ thể như sau:

Bảng 3.15 Các nội dung thay đổi so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

Hạng mục, công trình, nội dung thay đổi

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu quản lý vận hành công suất 4,6 m 3 /giờ tại KDC Long Thọ - Phước An

Do không xây dựng khu quản lý vận hành tại Khu dân cư Long Thọ - Phước An riêng mà tập trung toàn bộ công nhân viên làm việc tại các khu nhà hành chính và nhà điều khiển trung tâm nên sẽ xây dựng 02 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 35 m 3 /ngày.đêm và 30 m 3 /ngày.đêm (công nghệ không thay đổi) bên trong nhà máy, nước thải sau xử lý sẽ bơm về bể chứa nước thải thường xuyên

Lưu lượng khai thác nước mặt tối đa

Khi triều cường lên mực nước tăng cao thì lưu lượng bơm của các tổ máy sẽ tăng lên

3 Diện tích nhà máy 57,6075 ha 33,1146 ha

Khi đi vào hoạt động, các phần diện tích dùng chung với các nhà máy nhơn trạch 1 và

Hạng mục, công trình, nội dung thay đổi

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM

Nhơn trạch 2, diện tích bãi thi công, phần diện tích mặt nước, diện tích khu quản lý vận hành sẽ không thuộc phần sử dụng của nhà máy nên sẽ không đƣợc tính vào.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

Do nước thải sinh hoạt và Công nghiệp bên trong nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Ông Kèo để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường Do đó, Công ty đề nghị không cấp phép cho nước thải Sinh hoạt và công nghiệp cho nhà máy

Còn về nguồn nước xả làm mát sẽ xả trực tiếp ra sông Lòng Tàu, do đó sẽ đề nghị cấp phép Môi trường cho các nguồn phát sinh này theo điều 39, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020

1.1 Nguồn phát sinh nước thải:

1.2 Lưu lượng xả nước làm mát tối đa

Lưu lượng xả nước làm mát tối đa: 3.745.272 m 3 /ngày.đêm

1.3 Dòng nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

1.3.1 Nguồn tiếp nhận nước thải:

Sông Lòng Tàu, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Vị trí xả thải là sông Lòng Tàu, đoạn chảy qua xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai,

Tọa độ ống xả nước xả làm mát số 1: X75523, Y99706

Tọa độ ống xả nước xả làm mát số 2: X75502, Y99619

Tọa độ vị trí xả thải (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 0 ) Điểm xả nước làm mát sau xử lý có biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát xả thải

1.3.3 Lưu lượng xả nước lớn nhất:

Lưu lượng xả nước làm mát tối đa: 3.745.272 m 3 /ngày.đêm

1.3.4 Phương thức xả nước làm mát:

Nước làm mát được xả vào sông Lòng Tàu theo phương thức tự chảy, xả ngầm 1.3.5 Chế độ xả nước thải: Liên tục 24/24 giờ

1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước thải

Nước xả làm mát có thông số pH trong khoảng từ 6,0 đến 9,0; Clo dư không vượt quá 1,1mg/l; nhiệt độ chênh lệch không vượt quá 7 0 C so với nhiệt độ nước đầu vào (tại công trình khai thác) và tối đa không vượt quá 40 0 C trước khi xả ra Sông Lòng Tàu tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Tuabin khí sử dụng khí thiên nhiên (Natural gas) hoặc dầu Diesel (DO), lò hơi tận dụng nhiệt dƣ từ khí thải của tuabin khí; không có hệ thống xử lý khí thải, nhiên liệu sử dụng đáp ứng yêu cầu chất lƣợng theo quy định pháp luật về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, khí thải đầu ra đảm bảo các thông số đạt quy chuẩn môi trường

Ngoài ra, nhà máy có 01 máy phát điện dự phòng (2875KVA) sử dụng nhiên liệu dầu Diesel (DO), không có hệ thống xử lý khí thải, nhiên liệu sử dụng đáp ứng yêu cầu chất lƣợng theo quy định pháp luật về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, khí thải đầu ra đảm bảo các thông số đạt quy chuẩn môi trường

Vì vậy, nhà máy đề nghị không cấp phép đối với khí thải của nhà máy.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Tại Tuabin khí

- Nguồn số 02: Tại Tuabin hơi

- Nguồn số 03: Tại máy nén khí

- Nguồn số 04: Tại máy phát điện nhà máy Nhơn Trạch 3

- Nguồn số 05: Tại máy phát điện nhà máy Nhơn Trạch 4

- Nguồn số 06: Tại trạm bơm khai thác nước đầu vào từ Sông Đồng Tranh

- Nguồn số 07: Tại hệ thống xử lý nước khử khoáng (Máy bơm)

- Nguồn số 08: Tại hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 30m 3 /ngày.đêm (Máy thổi khí, máy bơm)

- Nguồn số 09: Tại hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 35m 3 /ngày.đêm (Máy thổi khí, máy bơm)

- Nguồn số 10: Tại bể chứa nước thải thường xuyên (máy bơm)

- Nguồn số 11: Tại bể chứa nước thải không thường xuyên (máy bơm)

- Nguồn số 12: Tại máy phát điện dự phòng

- Nguồn số 13: Tại nhà bơm dầu Diesel (máy bơm)

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung xung quanh nhà máy không vƣợt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BNTMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung QCVN 27:2010/BTNMT Cụ thể ở các bảng sau (bảng 4.1 và 4.2):

Bảng 4.1 Giá trị giới hạn tiếng ồn

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Bảng 4.2 Giá trị giới hạn độ rung

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dB)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dB)

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

- Theo quy định tại khoản 5, điều 21, thông tƣ số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 thì nhà máy không thuộc đối tƣợng quy định tại cột 3, phụ lục II (ngành nghề nguy cơ ô nhiễm môi trường mức lớn) kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên công tác vận hành thử nghiệm của nhà máy đƣợc thực hiện trong vòng 03 tháng (dự kiến từ tháng 04/2024-06/2024) và công tác quan trắc công trình xử lý chất thải đƣợc thực hiện trong 02 giai đoạn kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm nhƣ sau:

+ Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả công trình xử lý: 75 ngày

+ Giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý chất thải: 03 ngày liên tục

+ Công suất hoạt động dự kiến của cả nhà máy tại thời điểm kết thúc vận hành thử nghiệm: khoảng 60-100% công suất

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý các công trình, thiết bị xử lý chất thải

- Theo quy định tại điểm c và đ, khoản 1, điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ thì hệ thống kiểm soát khí thải sử dụng nhiên liệu là Gas và dầu DO, hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật thuộc đối tƣợng không phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

- Các công trình xử lý chất thải tại dự án phải vận hành thử nghiệm nhƣ sau: + Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp

+ Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu + Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 35 m 3 /ngày.đêm + Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 30 m 3 /ngày.đêm

- Thời gian và kế hoạch quan trắc lấy mẫu các công trình xử lý chất thải nhƣ bảng sau:

Bảng 5.1 Kế hoạch lấy mẫu quan trắc các công trình xử lý chất thải

STT Vị trí Thông số đo đạc Số mẫu Tần suất Thời gian lấy mẫu dự kiến

I Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả công trình xử lý chất thải (75 ngày)

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp

Tại bể chứa nước pH, nhiệt độ, 01 15 Tháng

STT Vị trí Thông số đo đạc Số mẫu Tần suất Thời gian lấy mẫu dự kiến thải thường xuyên

Amoni, COD, TSS, BOD 5 , As,

Fe, Tổng dầu mỡ khoáng, Tổng N, tổng

(mẫu tổ hợp) ngày/lần 02/2024

Tại vị trí bể chứa nước sau xử lý trước khi đấu nối với KCN Ông Kèo (đầu ra)

2 Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu

Tại bể chứa nước thải nhiễm dầu (đầu vào) pH, BOD 5 , COD, TSS, Dầu mỡ Tổng

Tại vị trí bể chứa nước thải sau tách dầu (đầu ra)

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 35 m 3 /ngày.đêm

Tại bể chứa nước thải trước xử lý (đầu vào)

Toàn bộ 11 thông số theo QCVN 14:2008/

Tại bể chứa nước thải sau xử lý (đầu ra)

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 30 m 3 /ngày.đêm

Tại bể chứa nước thải trước xử lý (đầu vào)

Toàn bộ 11 thông số theo QCVN 14:2008/

Tại bể chứa nước thải sau xử lý (đầu ra)

II Giai đoạn vận hành ổn định (03 ngày liên tục)

1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công pH, nhiệt độ, Amoni,

STT Vị trí Thông số đo đạc Số mẫu Tần suất Thời gian lấy mẫu dự kiến nghiệp COD, TSS,

Fe, Tổng dầu mỡ khoáng, Tổng N, tổng

2 Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu pH, BOD 5 , COD, TSS, Dầu mỡ Tổng

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 35 m 3 /ngày.đêm

Toàn bộ 11 thông số theo QCVN 14:2008/

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 30 m 3 /ngày.đêm

Toàn bộ 11 thông số theo QCVN 14:2008/

- Tổ chức đủ điều kiến hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch:

 Trung tâm phân tích và đo đạc Môi trường Phương Nam

+ Tên đơn vị: Trung tâm phân tích và đo đạc Môi trường Phương Nam

+ Đại diện: Ông Đinh Tấn Thu Chức danh: Giám đốc

+ Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đoàn Thị Điểm, phường 4, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Địa chỉ văn phòng chính: Số 14, đường số 4, KDC Bình Hưng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM Điều kiện năng lực:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ Quan trắc môi trường, số hiệu: VIMCERTS 075 do Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp.

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

2.1 Chương trình quan trắc nước thải

 Quan trắc định kỳ a Vị trí giám sát (Theo Tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )

+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực nhà máy: 01 vị trí bể chứa nước thải sau bể chứa nước thải thường xuyên của nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN Ông Kèo

+ Nước xả làm mát: 01 vị trí tại hố si phông

Tọa độ giám sát: X77073; Y99587 b Tần suất giám sát: 03 tháng/lần c Thông số giám sát:

+ Nước thải sinh hoạt và sản xuất: pH, nhiệt độ, Amoni, COD, TSS, BOD 5 , As,

Hg, Pb, Cd, Cr 6+ , Cr 3+ , Zn, Ni, Mn, Fe, Tổng dầu mỡ khoáng, Tổng N, tổng P, Clo dƣ

+ Nước xả làm mát: Lưu lượng, pH, nhiệt độ, Clo dư d Quy chuẩn so sánh:

+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp: Theo yêu cầu và điều kiện tiếp nhận của KCN Ông Kèo

+ Nước xả làm mát: pH trong khoảng từ 6,0 đến 9,0; Clo dư không vượt quá 1,1 mg/l; nhiệt độ chênh lệch không vượt quá 7 0 C so với nhiệt độ nước đầu vào (tại công trình khai thác) và tối đa không vượt 40 0 C trước khi xả ra Sông Lòng Tàu tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

 Quan trắc tự động, liên tục a Vị trí giám sát (Theo Tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )

+ Trạm quan trắc nước thải tự động nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại hố ga đấu nối nước thải với KCN Ông Kèo

Tọa độ trạm: X = 1176092; Y = 399675 + Trạm quan trắc tự động tại hố siphon

Tọa độ trạm: X = 1177052; Y = 399594 b Tần suất giám sát: 5 phút/lần, liên tục 24/24h c Thông số giám sát:

+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp: Lưu lượng, pH

+ Nước xả làm mát: Lưu lượng, pH, nhiệt độ, clo dư d Quy chuẩn so sánh:

+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp: Theo tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN Ông Kèo

+ Nước xả làm mát: pH trong khoảng từ 6,0 đến 9,0; Clo dư không vượt quá 1,1 mg/l; nhiệt độ chênh lệch không vượt quá 7 0 C so với nhiệt độ nước đầu vào (tại công trình khai thác) và tối đa không vượt 40 0 C trước khi xả ra Sông Lòng Tàu tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai e Dữ liệu quan trắc được truyền trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai để kiểm tra, giám sát

2.2 Chương trình quan trắc khí thải

 Quan trắc định kỳ a Vị trí giám sát: 02 vị trí

+ Ống khói nhà máy Nhơn Trạch 3

Tọa độ: X76951; Y99852 + Ống khói nhà máy Nhơn Trạch 4

(Theo Tọa độ VN2000, Kinh tuyến trục 107 0 45’, múi chiếu 3 0 )

Tùy vào điều kiện hoạt động thực tế của nhà máy tại thời điểm quan trắc mà thực hiện quan trắc tại các vị trí trên b Tần suất giám sát: 03 tháng/lần c Thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, bụi tổng, NOx, SO 2 , CO, Oxy dư d Quy chuẩn so sánh: QCVN 22:2009/BTNMT, cột B, Kp=0,85; Kv=0,8 và QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp=0,8; Kv=0,8

 Quan trắc tự động, liên tục

Nhà máy lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục tại 02 ống khói của Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 quan trắc các thông số: Nhiệt độ, lưu lượng, áp suất, Bụi tổng, SO 2 , NO 2 , NO, CO, O 2 dƣ

2.3 Chương trình quan trắc môi trường xung quanh

 Giám sát định kỳ nước mặt a Vị trí giám sát: 01 vị trí

+ Tại vị trí công trình khai thác lấy nước làm mát trên sông Đồng Tranh b Tần suất giám sát: 03 tháng/lần c Thông số giám sát: pH, Độ đục, BOD5, COD, Dầu mỡ, Nhiệt độ, Coliforms d Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2

 Giám sát tự động liên tục nước mặt a Vị trí giám sát

+ Tại vị trí công trình khai thác lấy nước làm mát trên sông Đồng Tranh b Tần suất giám sát: 5 phút/lần, liên tục 24/24 giờ c Thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, pH, Clo dư d Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

Dự trù kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm như bảng sau:

Bảng 5.2 Tổng hợp kinh phí thực hiện quan trắc hàng năm

STT Hạng mục công việc Đơn vị Số lƣợng Đơn giá dự tính (VNĐ)

I Lấy và phân tích mẫu 66.400.000

1 Lấy và phân tích mẫu định kỳ nước thải Mẫu/năm 12 1.800.000 21.600.000

2 Lấy và phân tích mẫu định kỳ khí thải Mẫu/năm 8 5.000.000 40.000.000

3 Lấy và phân tích mẫu nước mặt Mẫu/năm 8 600.000 4.800.000

Chi phí nhân công lấy mẫu (4 công/đợt x 4 đợt)

IV Tổng hợp báo cáo

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w